Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Tìm hiểu tập thơ Anh đom đóm của nhà thơ Võ Quảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.77 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
----------

BÙI THỊ PHƯƠNG THẢO

TÌM HIỂU TẬP THƠ ANH ĐOM
ĐÓM CỦA NHÀ THƠ VÕ QUẢNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

Người hướng dẫn khoa học:

Th.S Nguyễn Ngọc Thi

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn
nhiệt tình, chu đáo của thầy giáo - Th.S - NGƯT - Nguyễn Ngọc Thi, các thầy
cô giảng dạy bộ môn văn học thiếu nhi, các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục
Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Tác giả khóa luận xin được bày tỏ lòng biết ơn trân trọng nhất tới các
thầy cô, đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Ngọc Thi - người đã trực tiếp hướng
dẫn chỉ bảo tận tình để em hoàn thành khóa luận này.
Do thời gian nghiên cứu và năng lực hạn chế, khóa luận khó tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn
để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017


Sinh viên thực hiện

Bùi Thị Phương Thảo


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số
liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực. Đề tài
chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện

Bùi Thị Phương Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
7. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 4
CHƯƠNG 1. NỘI DUNG TẬP THƠ ANH ĐOM ĐÓM.............................. 5
1.1. Thế giới thiên nhiên sinh động và mới lạ hấp dẫn ..................................... 5
1.2. Thế giới loài vật đáng yêu, ngộ nghĩnh .................................................. 11
1.3. Cuộc sống chân thực giản dị của trẻ thơ. ................................................ 20
1.4. Ý nghĩa của tập thơ trong việc giáo dục trẻ thơ ....................................... 22
Tiểu kết ........................................................................................................... 25

CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT TẬP THƠ ANH ĐOM ĐÓM..................... 26
2.1. Thể thơ ..................................................................................................... 26
2.2.1. Thể thơ 3 chữ ........................................................................................ 26
2.2.2. Thể thơ 4 chữ ........................................................................................ 28
2.1.3. Thể thơ 5 chữ ........................................................................................ 29
2.1.4. Thể thơ tự do ......................................................................................... 31
2.2. Biện pháp tu từ ......................................................................................... 32
2.2.1. Biện pháp nhân hóa ............................................................................... 32
2.2.2. Biện pháp so sánh.................................................................................. 35
2.2.3. Nghệ thuật miêu tả ................................................................................ 37
Tiểu kết ........................................................................................................... 41
KẾT LUẬN .................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Lí do khách quan
Văn học thiếu nhi là một bộ phận có vị trí đặc biệt trong nền văn học
của dân tộc. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và hoàn thiện
nhân cách của con người ngay từ thuở ấu thơ, là hành trang trong suốt cuộc
đời. Trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam có rất nhiều nhà thơ nổi tiếng có
tên tuổi như Phạm Hổ, Trần Đăng Khoa…. nhưng không thể không nhắc đến
Võ Quảng- nhà văn của tuổi thơ, nhà thơ của tuổi hoa. Gần 50 năm gắn bó với
văn học thiếu nhi Võ Quảng đã để lại cho nền văn học thiếu nhi nhiều tác
phẩm có giá trị. Võ Quảng đã đến với các em thiếu nhi bằng cả thơ, truyện,
kịch bản phim nhưng có lẽ lắng đọng sâu nhất trong tâm hồn của các em là
các bài thơ hay.
Nhà nghiên cứu Phong Lê đã nhận xét: “Thơ Võ Quảng ít nói điều gì

cao xa to tát, trừu tượng, ông chỉ nói những chuyện nhỏ nhẹ bình thường với
giọng vui hóm hỉnh, ngộ nghĩnh nhưng thơ ông rất giàu ý nghĩa giáo dục”
[5,357]. Ông đã có rất nhiều tập thơ hay để lại cho kho tàng văn học thiếu nhi
như Gà mái hoa (1957), Thấy cái hoa nở (1962), Nắng sớm (1965), Anh đom
đóm (1970). Thơ Võ Quảng mang đến cho các em những rung cảm tinh tế,
qua thế giới sinh động của cỏ cây hoa lá , những con vật nhỏ bé, Võ Quảng
dạy cho các em khám phá thế giới xung quanh và có tình yêu với cuộc sống
thiên nhiên cây cỏ. Đó là điểm nổi bật trong thơ Võ Quảng có tác dụng giáo
dục thẩm mỹ , bồi dưỡng hình thành nhân cách cho học sinh lứa tuổi tiểu học.
Nhiều nhà văn nhà phê bình đã nhận xét và nêu nét độc đáo trong sự
nghiệp thơ văn của Võ Quảng . Nhà nghiên cứu Phong Lê gọi Võ Quảng là
người “hết mình và trọn đời cho thiếu nhi”.

1


Đến với tập thơ chọn lọc Anh Đom Đóm của nhà thơ Võ Quảng với
việc tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật , tôi mong muốn sẽ hiểu rõ hơn về
nhà thơ cả cuộc đời dành cho thiếu nhi nhằm làm rõ lên nét đặc sắc trong nội
dung và nghệ thuật của tập thơ.
1.2. Lý do sư phạm
Thơ ca được coi như một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ
em đặc biệt là học sinh tiểu học. Thơ ca chứa đựng tình cảm và đi vào tâm
hồn trẻ thơ làm cho các em có tình yêu với cuộc sống. Là một giáo viên trong
tương lai tôi rất mong muốn giúp cho các em nắm được cái hay cái đẹp của
thơ ca từ đó làm cho tâm hồn các mầm non nảy nở. Vì vậy tôi đã chọn đề tài
“Tìm hiểu tập thơ Anh Đom Đóm của nhà thơ Võ Quảng”.
2. Lịch sử vấn đề
Có rất nhiều công trình nghiên cứu , các nhận định của nhiều tác giả về
thơ Võ Quảng nói chung và các tập thơ của ông như Gà mái hoa, Anh đom

đóm, Thấy cái hoa nở … Với tập thơ chọn lọc Anh Đom Đóm cũng có nhiều
nhận xét , đánh giá nhưng còn tản mạn.
Nhà văn, nhà thơ Phạm Hổ, người bạn của Võ Quảng trên con đường
văn học thiếu nhi đã nói lên cảm nghĩ của mình khi đọc thơ Võ Quảng: “ Thơ
Võ Quảng thường có những cái hay trong sự mộc mạc, hồn nhiên có khi đến
vụng về, một sự vụng về rất đáng yêu . Và như Pi - cát - xô đã nói- có đôi khi
chính sự vụng về kia là một yếu tố góp phần tạo nên phong cách”[9, 991]
Trong bài Võ Quảng- ông già nhân hậu viết cho thiếu nhi có viết: “
Võ Quảng chuyên viết thơ cho lứa tuổi nhi đồng. Những bài thơ của ông bao
giờ cũng xinh xắn nhẹ nhàng truyền đến cho các em lòng yêu thương thế giới
cỏ cây loài vật để từ đó hướng tới mục tiêu lớn là yêu điều thiện, yêu cái đẹp
trong cuộc sống”. [11]
Ngô Quân Miện cho rằng: “ Đọc thơ Võ Quảng viết cho thiếu nhi, ta
luôn luôn bắt gặp những con vật và những cỏ cây. Có thể nói, trong thơ Võ

2


Quảng, có cả một thế giới loài vật và cỏ cây. Nói một cách khác, trong thơ
anh có một mảng vườn bách thú và bách thảo mà những em bé nào may mắn
được vào đều say mê và yêu thích”. [9, 993]
Nhà thơ Nguyễn Biểu khi đọc những tác phẩm thơ của Võ Quảng đã có
cảm nhận về phong cách thơ: “ Võ Quảng có phong cách rõ nét. Thơ của anh
linh hoạt, nhiều động tác, vần điệu phóng túng. Nhờ có con mắt quan sát tinh
tế, nên cuộc sống và nhất là thiên nhiên trong anh thật đa dạng và sinh động”
[9, 625]
Nói về cách sử dụng từ ngữ của Võ Quảng, nhà văn Nguyễn Minh
Châu có viết: “ Vốn từ vựng trong thơ Võ Quảng là những từ ngữ thông dụng,
ít có từ khó hiểu đối với các em . Đó chính là cái giỏi của nhà thơ viết cho
thiếu nhi. Chúng tôi nhấn mạnh từ “ giỏi” ở đây là vì : trẻ em được sống trong

một thế giới sống động của truyện cổ tích, ca dao. Với khả năng tư duy của
mình, các em tri thức thế giới xung quanh đơn giản, có phân biệt rõ
bạn,không bạn như bạn gà bạn thỏ nhưng chuột, cáo thì không bao giờ là bạn.
Võ Quảng đã hiểu đúng các em , nắm bắt được cái nên thơ trong tâm lý trẻ để
đưa vào thơ, và vì thế thơ của anh được các em yêu thích cách dùng từ lặp,
câu lặp trong thơ là một thủ pháp hợp với khả năng nhớ của trẻ.”[10, 192]
Như vậy những lời nhận xét trên vẫn còn mang tính khái quát, đề cập tới
thơ Võ Quảng nói chung, chưa bàn cụ thể về tập thơ Anh Đom Đóm của nhà
thơ Võ Quảng. Những nhận xét đánh giá trên gợi ý cho tôi trong việc “Tìm
hiểu tập thơ Anh đom đóm của nhà thơ Võ Quảng” để hiểu rõ hơn về nội dung
và nghệ thuật của tập thơ.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật tập thơ Anh Đom Đóm của Võ Quảng.
- Đánh giá nội dung và nghệ thuật tập thơ đối với việc giáo dục học
sinh tiểu học.

3


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nội dung và nghệ thuật các bài thơ trong tập thơ chọn lọc Anh Đom Đóm.
- Từ đó nêu ra giá trị nội dung và nghệ thuật của tập thơ mang lại cho
việc giáo dục học sinh tiểu học.
Văn bản khảo sát: Anh Đom Đóm , Tập thơ chọn lọc - Nhà xuất bản
Kim Đồng, Hà Nội, 2000.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Qua việc khảo sát thấy được những đặc trưng về nội dung và nghệ
thuật tập thơ Anh Đom Đóm của Võ Quảng.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, thống kê.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, nội dung chính của khóa luận gồm 2
chương:
Chương 1: Nội dung tập thơ Anh Đom Đóm
Chương 2: Nghệ thuật tập thơ Anh Đom Đóm

4


CHƯƠNG 1. NỘI DUNG TẬP THƠ ANH ĐOM ĐÓM
1.1. Thế giới thiên nhiên sinh động và mới lạ hấp dẫn
Đọc thơ Võ Quảng viết cho thiếu nhi ta luôn bắt gặp những con vật và
những cây cỏ. Có thể nói trong thơ ông có cả một thế giới loài vật và cây cỏ,
hay thơ ông như một vườn bách thảo và bách thú mà những em bé nào vào
đây thì đều say mê và yêu thích. Đó là thiên nhiên quen thuộc của nông thôn
Việt Nam, ông đưa các em vào thế giới cỏ cây xung quanh mình, tìm ra
những bất ngờ lí thú và có nhiều nét đáng yêu.
Mùa xuân cả đất trời như bừng tỉnh, tràn đầy sức sống, thi nhau đâm chồi
nảy lộc:
Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn.
(Mầm non)
Rồi cả đất trời xôn xao, chim muông ríu rít báo hiệu mùa xuân,khe suối róc
rách mừng làm cho mầm non cũng bật dậy trong không khí tràn đầy sức sống:
Mầm Non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời

Khoác áo màu xanh biếc.
(Mầm non)
Mùa nào cũng đẹp và giản dị, nó đến rồi đi như một quy luật của tự
nhiên. Võ Quảng cho rằng không có mùa nào xấu, mùa nào cũng rất đẹp.
Cuối xuân trời nắng ấm một tiết trời đẹp mang theo bao cái rét đi:
Cuối xuân anh Nắng ấm
Đuổi hết rét về rừng
(Nắng ấm)
5


Để rồi những cơn rét cuối cùng phải chạy vào hang hốc để nhường chỗ
cho mùa hạ:
Bọn rét phút cuối cùng
Chạy vào hang vào hốc
Hoặc cùng nhau tức tốc
Chui rừng sến rừng lim,
Rừng bạch đàn thâm nghiêm
Nơi tối mò tối mịt
Nơi chỉ nghe gió rít
Chỉ có thác gầm gào
Chỉ tiếng hùm báo hao
Chỉ khỉ ho, cò khóc.
(Nắng ấm)
Các em nhỏ luôn luôn thắc mắc về các hiện tượng thời tiết, buổi chiều
đến các em lại thắc mắc ráng chiều đi đâu? Câu hỏi ngô nghê đã được Võ
Quảng giải đáp qua một bài thơ
Đầu tiên tác giả miêu tả cảnh chiều hôm:
Mặt trời xuống đến núi
Tỏa ráng đỏ chiều hôm

Chân trời màu xanh lam
Bỗng sáng lên đỏ rực
Cả ao hồ sông nước
Nhuốm màu đỏ, màu vàng.
(Ráng chiều đi đâu)
Khi mặt trời xuống núi thì cả bầu trời sáng rực lên ánh màu đỏ, tất cả
cảnh vật đều bị nhuốm màu đỏ, màu vàng. Rồi bỗng cả bầu trời trở tối mịt.
Lúc này câu hỏi thắc mắc mới đặt ra, ráng chiều đã chui mất đi đâu:

6


Ráng chui vào cành cây
Thắp lên những quả đỏ?
Thắp bông hoa lớn nhỏ
Đủ màu đỏ, màu vàng?
Ráng chui vào cành bàng
Cành bàng đỏ như lửa?
Ráng chui vào bông lúa,
Làm lúa chín vàng hơn?
(Ráng chiều đi đâu)
Khi ráng chiều đi trốn để nhường lại cho bóng tối và khi ấy ngàn sao
xuất hiện. Ngắm nhìn trời sao, người xưa và nay tưởng tượng thành bao câu
chuyện đẹp với những vần thơ hay. Võ Quảng đã góp tiếng nói riêng của
mình qua khám phá! Ngôi sao sáng lung linh đang lao động, đang vui làm
việc đến lúc hừng đông mới về nghỉ. Bài thơ giàu ý nghĩa giáo dục nhưng
không phải là bài học lí thuyết:
Sao Thần Nông tỏa rộng
Một chiếc vó bằng vàng
Đón những sao dọc ngang

Như tôm cua bơi lội
Phía đông nam rời rợi
Ai đặt một chiếc nơm
Rờ rỡ ngôi Sao Hôm
Như đuốc đèn soi cá

Bên trời thêm rộn rã
Cả nhóm Đại Hùng Tinh

7


Buông gàu bên sông Ngân
Suốt đêm lo tát nước.
(Ngàn sao làm việc)
Khi đọc bài thơ thì trẻ cũng biết được tên các vì sao, nhưng ẩn chứa ở
đó lại là những con người lao động. Những vì sao đó thật đẹp, vui vẻ làm việc
khi màn đêm buông xuống.
Vườn thơ của Võ Quảng còn có nhiều bức tranh lộng lẫy của cảnh vật.
Cảnh hồ sen mùa hạ được vẽ nên bằng những nét bút cổ điển, gợi một không
khí yên bình thoáng đãng trong lành:
Hoa sen đỏ rực
Như ngọn lửa hồng
Một chú bồ nông
Mải mê đứng ngắm
Đầm sâu thăm thẳm
Lồng lộng mây trôi
Một cánh sen rơi
Long lanh bóng nước.
(Có một chỗ chơi)

Một cánh sen rơi, một cái động chạm rất nhẹ cũng đủ làm mặt nước
rung rinh gợn sóng. Tiếng động của cánh sen rơi càng làm tăng thêm sự tĩnh
lặng của hồ nước. Không gian yên tĩnh trong lành như được ướp hương sen và
chú bồ nông như được thôi miên bởi cảnh sắc này nên cứ “Mải mê đứng
ngắm”. Bài thơ không chỉ miêu tả cảnh đẹp mà còn giới thiệu cho các em một
địa điểm vui chơi thú vị và hấp dẫn.
Khi giới thiệu về bốn mùa trong năm Võ Quảng đã gọi bốn mùa như
bốn người, đó có thể là bốn chị em mỗi người một sắc thái khác nhau, ai cũng
đẹp, mỗi người một vẻ, mỗi người có những nhiệm vụ khác nhau, luôn có

8


trách nhiệm đổi nhau làm việc để đổi mới non sông, làm cho thiên nhiên tươi
đẹp hơn. Mùa xuân xung phong lên trước làm cho chồi lộc xanh tươi và sắc
màu rực rỡ. Người thứ hai được nói đến chính là mùa hạ, em hạ đến làm cho
cả cánh đồng nhuốm màu lục, hoa thì đỏ rực làm rực đỏ cả vùng trời:
Giục chim làm tổ
Nhuộm lục cánh đồng
Thắp đỏ hoa vông,
Thổi vùng lưới lửa.
(Bốn người)
Khi mùa hạ đi đổi ca cho mùa thu đến thì cây cối bắt đầu đơm quả, khi đó
những chiếc lá vàng rụng xuống và nhường chỗ cho những chiếc lá đỏ. Dòng
nước trong xanh hơn.Có thể các em đã biết được đặc điểm thiên nhiên qua các
mùa nhưng với cách miêu tả của tác giả thì trẻ em thấy mới lạ và hấp dẫn hơn.
Đặc biệt nhất là khi đông đến cũng chính là lúc người thứ tư xuất hiện:
Giăng mây mù mịt
Vặt trụi cành bàng
Rải khắp non ngàn

Mưa phùn gió bấc
(Bốn người)
Khi thay đổi mùa thì cả đất trời cả thiên nhiên cũng thay đổi theo, mỗi
người trong bốn chị em Xuân, Hạ, Thu, Đông làm việc là thiên nhiên lại có
màu sắc riêng biệt nhưng nó thật đẹp.
Mùa thu là mùa của các em nhỏ được vui tết trung thu, được rước đèn
ông sao, được vui phá cỗ. Mùa thu thật đẹp, nó không chỉ đẹp trong mắt thi sĩ
mà nó còn đẹp trong mắt người đọc. Mùa thu đất trời hiền hòa, trăng thu tươi
cười, vạn vật cũng nhô lên để ngắm nhìn những cảnh vật lạ mắt đầy ấn tượng:
Trăng Trung Thu tươi cười.

9


Nhô lên sau đồi cỏ
Các ao hồ lớn nhỏ
Đều tràn ngập ánh trăng!
(Mời xuống đây chơi)
Ánh trăng mùa thu làm vạn vật trở nên tươi tắn, và đẹp lung linh:
Trăng đùa sóng lăn tăn
Trăng rải vàng rải bạc
Trăng thổi làn gió mát
Trăng phủ lụa xóm làng
Đồng quê trở mơ màng
Đẹp như trong thần thoại
(Mời xuống đây chơi)
Khi đọc các bài thơ viết cho thiếu nhi ta hay bắt gặp hình ảnh chị gió
hay anh gió, ở bài “ Gió” ta lại gặp bạn gió , bạn gió này có rất nhiều bạn và
dạy gió học thổi sáo, đánh đàn. Bạn Trúc Xanh thì tặng chiếc sáo, Ve thì tặng
chiếc phong cầm, bạn Lá Mầm thì tặng bài hát, gió còn được tặng nhiều loại

đàn. Các bạn ấy thật tốt bụng sẵn sàng dạy cho gió học. Võ Quảng đã rất nhí
nhảnh trong việc miêu tả các hoạt động của gió như kiểu gió đang chơi các
loại nhạc cụ. Gió thổi vào đâu thì mọi vật như reo vui:
Thổi vào cây thông
Thông reo vi vút!
Thổi vào cây mít,
Mít nổi lào rào!
Vỗ sóng xôn xao,
Thổi còi huýt huýt!
Gảy cây đàn nguyệt,
Tưởng có mưa sa.

10


Đánh đàn ghi ta.
Tưởng chừng xuân đến.
Tiếng nhị trìu mến
Như tiếng mẹ ru,
Như vầng trăng thu
Vàng gieo bến nước.
(Gió)
Thiên nhiên thật bình dị nhưng dưới ngòi bút của Võ Quảng nó thật
sinh động và hấp dẫn khiến các em nhỏ đều luôn hứng thú và tò mò để được
khám phá.
1.2. Thế giới loài vật đáng yêu, ngộ nghĩnh
Có thể nói Võ Quảng đã rất thành công khi viết về thế giới loài vật. Đó
là những con vật gần gũi với con người như gà, vịt, chó, trâu, lợn… là những
con chim như cò, vạc,vàng anh, bói cá… là những con vật trong rừng như voi,
nai, thỏ, cáo…là những con vật quen thuộc khác như cóc, châu chấu…. Tất cả

tạo thành một xã hội chim thú rất đông vui và nhộn nhịp giống như thế giới
trẻ thơ đầy ắp tiếng cười, tiếng hát nhộn nhịp đáng yêu. Dưới con mắt ngây
thơ tất cả các con vật, đồ vật đều biết nói, có tâm hồn và các em coi những
con vật đó như là người bạn thân thiết của mình.
Qua mỗi bài thơ, Võ Quảng giới thiệu đến bạn đọc nhỏ tuổi một thế
giới vô cùng mới lạ. Mỗi loài vật được khắc họa chân dung sinh động có hình
dáng và tính cách khác nhau.
Những con vật xung quanh mình có nét hồn nhiên ngộ ngĩnh:
Một chú chó vàng
Tính hay tinh nghịch
Giữ nhà không thích,
Thích bỏ đi rông.
(Một chú chó vàng)

11


Rồi chú chó tinh nghịch ấy lại trêu chị gà mái cứ như đứa trẻ tinh
nghịch hay trêu đùa bạn:
Gặp chị gà mái
Vàng ngoặm lấy chân
Gà kêu thất thanh:
- “ Oang oác! Oang oác!”
(Một chú chó vàng)
Có những chú vịt ham ăn chạy đến xếp hàng xung quanh chuồng lợn
đòi ăn:
Thét: Chia cám! Chia cám!
(Như thuyền lướt)
Võ Quảng gắn cho con vật của mình nét hồn nhiên, ngây thơ ngộ
nghĩnh phù hợp với tâm lí trẻ em. Đó là hình ảnh của chú bé hiếu động, hay

nghịch và thích tò mò khám phá thế giới xung quanh.
Chú chó vàng thật tinh nghịch, đã trêu chọc chị gà mái rồi lại vẫn chưa
yên, vẫn sủa, vẫn trêu chọc, nhưng chẳng may cho chú là chọc phải tổ ong
nhưng chú lại nghĩ đấy là đám ruồi để rồi kết quả là mình mấy sưng bầm:
Sủa toáng hồi lâu
Chồm lên táp táp

Tức thì lớp lớp
Ruồi nọ xông ra,
Chúng xỉa vào da
Chúng đâm vào mặt
Vàng nghe tối mặt
Buốt quá tên đâm!

12


Mình mẩy sưng bầm
Té ra ong chích!
(Một chú chó vàng)
Thật đáng thương cho chú chó vàng luôn trêu chọc người khác để rồi bị
sưng bầm người.
Có chú nghé con luôn nhảy nhót kêu la, chú thích chạy, thích húc, thích
kéo cày
Bờ tre bóng mượt
Dậy tiếng chim ca
Nghé nằm duỗi ra,
Ngủ ngon một giấc.
Việc nghé thích nhất
Là được kéo cày.

(Con nghé)
Võ Quảng đã thành công trong việc dựng lên những hoạt cảnh vui tươi
sống động, ở đó có những con vật hiện ra với những hoạt động và động tác
riêng biệt.
Chú thỏ con thì ngô nghê tới mức khi nhìn rừng lá mùa thu chuyển
sang màu đỏ thì chú tưởng đám cháy và kêu la mọi người dập cháy, cũng như
các em nhỏ hiểu biết của các em về thế giới còn ít nên các em đã không biết
được các hiện tượng của tự nhiên. Và thỏ mẹ đã mỉm cười vì sự ngây thơ của
con mình, đã ân cần chỉ cho con biết đó không phải là đám cháy mà là rừng
bàng chuyển sang thu:
Nhìn ra chỗ cháy
Thỏ mẹ mỉm cười:
- “ Con của tôi ơi!
Phải nhìn cho rõ

13


Lửa kia rực đỏ
Là những rừng bàng
Tiết thu vừa sang
Nhuốm thành màu lửa!”
(Thỏ con)
Bên cạnh sự ngô nghê đó là sự hấp tấp vội vàng của chú bé nhưng thật
đáng yêu.
Dưới ngòi bút tài tình của Võ Quảng hiện lên hình ảnh chú voi con đi
khám bệnh sao mà ngộ nghĩnh đáng yêu đến thế cũng như những em bé lần
đầu đi khám bệnh nhút nhát nhưng vô cùng dễ thương:
Một chú voi con
Đi khám sức khỏe

(Chú voi con)
Bác sĩ khám họng, nhịp tim, khuỷu chân,hông, nước tiểu, máu cho voi
con rồi kết luận sức khỏe voi con rất tốt, hơn cả bò tót:
Kết quả số liệu
Càng thấy rõ ra
Sức khỏe voi ta
Còn hơn bò tót!
(Chú voi con)
Khi được bác sĩ hỏi bí quyết mà voi ta có sức khỏe như thế thì voi ta đã
trả lời:
Voi cười: Bấy lâu
Tôi chăm thể dục!
(Chú voi con)
Bài thơ Chú voi con không chỉ tái hiện lại hình ảnh chú voi con đi
khám sức khỏe mà còn có ý nghĩa giáo dục các em nhỏ phải chăm sóc sức
khỏe để có cơ thể khỏe mạnh như voi con.

14


Hay ở trong khu rừng nhỏ cuộc sống của các con vật thật vui vẻ giàu
lòng hiếu khách:
- Cốc , cốc, cốc!
- Ai gọi đó?
- Tôi là Thỏ
Cho xem tai

- Cốc, cốc, cốc!
- Ai gọi đó?
- Tôi là Nai

- Thật là Nai
Cho xem gạc

- Cốc, cốc, cốc!
- Ai gọi đó?
- Tôi là Vạc
- Đúng là vạc
Cho xem chân

- Cốc, cốc, cốc!
-Ai gọi đó?
- Tôi là gió
Xin mời vào…
(Mời vào)
Bằng một loạt câu hỏi đối thoại tuy ngắn gọn nhưng lại làm nổi bật
hình ảnh những con vật với những đặc điểm tiêu biểu của nó. Con Thỏ thì có
cái tai vênh lên, con Nai thì vênh gạc, con Vạc thì co chân.

15


Chỉ bằng những nét phác họa, Võ Quảng đã dựng lên một khung cảnh
vui tươi nhộn nhịp bởi tiếng kêu của ếch, nhái, ễnh ương… sau cơn mưa đều
inh ỏi như tiếng trẻ thơ đầy ắp tiếng nói cười cùng nhau học bài. Tiếng kêu
đặc trưng của các con vật trò chuyện với nhau, cùng bảo ban nhau học bài:
Sau cơn mưa giông
Nước hồ tràn ngập,
Xóm thôn dồn dập
Tiếng nhái, ễnh ương,
Vang động chiều sương

Ôn bài học tập,
Nhái học:
- Ọc, học, ọc học!
Ếch đọc:
- Học tốt, học tốt!
Nhặt khoan ngoài rộc
Tiếng chú ễnh ương:
- Trò ngoan, trò ngoan!
Tiễng chũ chẫu chàng
Trong ao rau rút:
- Ọc, uộc, học thuộc!
(Chăm học)
Đó dường như là tiếng kêu của những chú ếch, chú ễnh ương,nhái,
chẫu chàng khi trời mưa nhưng tác giả lại gắn chúng vào như là một lớp học,
các bạn chăm chỉ đua nhau học bài. Các em nhỏ sẽ rất tò mò về các con vật
này và sẽ cố gắng chăm chỉ học bài như những con vật đó.
Thế giới của các con vật dưới nước cũng thật sinh động, không chỉ có
ếch, ễnh ương mà còn nhiều con vật khác. Đó là một thế giới nhỏ xinh nhưng

16


chỉ quanh cái hồ sen hiện lên với dáng vẻ phong phú, màu sắc rộn rã, đó là âm
thanh của những chú nhái, ếch, ễnh ương, chẫu chàng, niềng niễng, rùa, nòng
nọc. Nhưng qua đôi mắt ngây thơ của các em nó đã trở thành một thế giới
sinh động. Đó là hình ảnh chú Chẫu Chàng đang ngồi trên chiếc lá sen ngắm
nhìn hồ nước và thấy cảnh tượng rất đẹp: “ Thấy trời lộn ngược/ Mây trắng
rung rinh”, chú bé này thật đáng yêu nhìn dưới mặt hồ nước mà cứ như đang
mơ tưởng. Cũng trong cái thế giới đó có chị Niềng Niễng đang hì hục dưới
bùn, Anh Chuồn Chuồn đang bay là là ở mặt nước, chú Nòng Nòng thì mải

ngọ nguậy cái đuôi, bác Cá Trôi thì đang xòe cái vây quạt quạt. Không gian
ấy thật yên tĩnh bỗng bị phá vỡ bởi tiếng kêu “ Cạc, cạc, cạc!” của đàn vịt làm
cho chú Chẫu Chàng biến mất:
Chợt: Cạc, cạc, cạc!
Có tiếng đàn vịt….
Chú Chẫu Chàng
Nhanh như chớp,
Đánh một phóc
Vụt biến mất!
(Chú Chẫu Chàng)
Bạn đọc sẽ như được lạc vào rạp xiếc khi bắt gặp một số hình ảnh của
những chú ngỗng cao cổ, thỏ, vịt, chim, qua cách miêu tả của Võ Quảng thì
các em thấy thật bất ngờ và thú vị:
Làm xiếc tuyệt mỹ
Có Ngỗng cổ cao,
Nhào lộn xuống ao
Không hề gãy cổ!
Hay:
Nhiều tài xuất sắc

17


Là các chú Chim
Đàn hát liên miên
Đủ làn đủ điệu.
(Những nghệ sĩ)
Các em như được đi vào rạp xiếc để xem các con vật diễn xiếc, chúng
thật tài năng và xuất sắc. Những đặc điểm bên ngoài đặc trưng hay những
năng khiếu bẩm sinh của những con vật đã tạo nên một buổi diễn xiếc thật

hay và thú vị.
Nổi bật nhất trong thế giới loài vật có lẽ là anh Đom Đóm tuy rất lặng lẽ
hàng đêm cần mẫn làm việc khi mọi người đã say giấc ngủ. Khi màn đêm
buông xuống, mọi người về nhà nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc thì
ở nơi đây lại có hoạt động của những con vật giống như hoạt động của những
con vật hàng ngày. Anh Đóm Đóm như người bảo vệ canh gác cho mọi người:
Mặt trời gác núi
Bóng tối lan dần
Anh Đóm chuyên cần
Lên đèn đi gác…

Theo làn gió mát
Đóm đi rất êm
Đi suốt ngày đêm
Lo cho người ngủ.
(Anh Đom Đóm)
Những chú chim non, những bé cò con đang say giấc ngủ, tiếng chị Cò
Bợ đang ru con ngủ. Ở đâu đó thì có những con người lao động đang cần mẫn:
Ngoài sông thím Vạc
Lặng lẽ mò tôm,

18


Bên cạnh Sao Hôm
Long lanh đáy nước
(Anh Đom Đóm)
Qua bài thơ ta thấy được sự tinh tế trong miêu tả của tác giả đã để lại ấn
tượng cho các em, đó còn là bài học giáo dục cho các em về tình cảm của cha
mẹ dành cho con, để cho con có cuộc sống ấm no thì cha mẹ đã làm lụng vất

vả cả ngày và đêm.
Thế giới loài vật nhưng cũng chính là thế giới của trẻ thơ, trong đó trẻ
có tình yêu của gia đình, đó là tiếng ru của mẹ “ Ru hỡi! Ru hời!” hay tình
thương của bố dành cho con. Các chú bói cá là lời khuyến khích động viên
của bố với đàn con khi nhào lộn:
Bố gục: tờ - rít!
Nhào lộn tao xem!
(Các chú bói cá)
Bài Phải chung màu lại là cuộc nói chuyện của các con vật để vẽ bức
tranh sao cho đẹp phải đủ màu sắc. Nhưng mỗi người chỉ có một màu thì sao
mà ra được bức tranh muôn màu muôn sắc được. Và đâu đó có anh Bách
Thanh có ý kiến là muốn vẽ tranh đẹp thì phải chung màu lại:
Chợt đâu dìu dặt
Tiếng anh Bách Thanh:
“ Muốn vẽ lên tranh
Phải chung màu lại!
Tiếng reo: “ Phải, phải!”
Vang cả núi rừng
Các chim vui mừng
Pha chung màu sắc
(Phải chung màu lại)

19


Tất cả mọi người đều đồng ý là chung màu lại, khi mọi người cùng
đoàn kết hợp sức lại thì sẽ tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp. Đó dường như
cũng là lời giáo dục các em phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau.
1.3. Cuộc sống chân thực giản dị của trẻ thơ.
Tập Anh Đom Đóm có bài nói về cuộc sông đời thực xung quanh trẻ

thơ nhưng nó không hề nhàm chán bởi lối viết dí dỏm kết hợp với tình cảm
chân thực của tác giả. Bàn tay mẹ làm lụng suốt ngày, những công việc nhà
như nấu cơm, bế em, khâu vá, băm bèo, nuôi heo, cuốc đất… những công
việc đó tưởng chừng như đơn giản nhàn nhã nhưng một ngày mẹ đã phải tất
bật mới xong:
Mẹ làm suốt ngày
Đôi tay không ngớt
Một tay đun bếp,
Một tay bế em
Một tay cào rơm
Một tay cấy mạ
Một tay khâu vá
Một tay băm bèo
Một tay nuôi heo
Một tay cuốc đất.
Một tay đắp đập
Một tay khai mương
Một nắng hai sương
Mẹ làm không ngớt.
(Đôi tay mẹ)

20


Với điệp từ “ đôi tay” cùng với nhịp thơ dồn dập đã nói lên sự vất vả
của mẹ, mẹ đã làm lụng để chăm lo bữa cơm cho con, lo cuộc sống cho con vì
thế Võ Quảng cũng muốn nhắc nhở các em hãy yêu quý và trân trọng tình
cảm của mẹ và hãy giúp đỡ mẹ những việc nhà.
Những em bé cảm thấy rất là thú vị khi được bố dẫn vào một nhà máy
sửa chữa ô tô để xem, lần đầu tiên em bé thấy được những thứ máy móc hiện

đại làm việc liên hoàn, em bé đã tả rất chi tiết tiếng kêu của các loại máy to
nhỏ đấy, đó là một trải nghiệm trong cuộc sống của bé, lần đầu tiên em bé biết
được những cái tên lạ:
Nhiều tên nghe lạ
Tên là “ pít tông”
“Thanh trượt”, “xy lanh”,
“Bi ênh”, “ bánh vít”
( Trong một nhà máy)
Em bé thấy mê tít khi ngắm nhìn các loại máy móc và có thể sau này
lớn lên em sẽ có một mơ ước là trở thành một kĩ sư để thiết kế được các loại
máy móc hiện đại hơn để góp phần làm phát triển nền công nghiệp nước nhà.
Tuổi thơ của chúng ta hay có trò chơi gấp thuyền để mang đi thả, ta lại
gặp hình ảnh ấy trong bài Thả thuyền, dăm bảy đứa trẻ ra bến nước thả
thuyền, rồi gió đưa những con thuyền ấy đi xa, những con thuyền ấy mang
theo những ước mơ những hi vọng để ra tận hải đảo xa xôi chào những anh bộ
đội. Tuổi thơ có biết bao kỉ niệm đẹp như trong Có một chỗ chơi ở bên một
góc ở đầm làng là nơi để các em bé ra đây chơi mỗi buổi trưa hè, nhưng có
được chỗ chơi như ngày hôm nay thì biết bao anh hùng đã đổ xương máu. Võ
Quảng như nhắc nhở các em hãy biết trân trọng và biết ơn những người anh
hùng đã hi sinh để đem lại cuộc sống ấm no cho các em.

21


×