Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

bt thxh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.48 KB, 3 trang )

I.
1.

2.

Xác định vấn đề và phân tích đối tượng đích
Xác định vấn đề
Hiện nay ở nước ta, vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tinh thần cho
người dân ngày càng được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ
em và thanh thiếu niên. Trong thời gian gần đây, trên các trang wed điện
tử cũng như các phương tiện thông tin đại chúng, đã có nhiều bài báo đề
cập đến việc học sinh bắt nạt nhau, trong đó có những trường hợp đã gây
ra hậu quả nghiêm trọng và hết sức thương tâm.
Vấn đề học sinh bắt nạt nhau đã rung nhiều hồi chuông báo động trong
xã hội. Điều đặc biệt là, những học sinh này đều đang ở trong độ tuổi
thanh thiếu niên - độ tuổi mà các em đang hình thành và phát triển nhân
cách. Vấn đề bắt nạt đã để lại hậu quả nặng nề cho cả những học sinh bắt
nạt và những học sinh bị bắt nạt.
Tại VN, theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong một năm học,
toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh (HS) đánh nhau ở trong và
ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày); cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị
buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có HS đánh
nhau [1]. Tuy nhiên, đây chỉ là đỉnh của tảng băng trôi BLHĐ. Phần còn
lại của nó xảy ra lén lút và nhận được ít sự quan tâm từ gia đình, trường
học và XH. Chúng được gọi là bắt nạt học đường.
Phân tích vấn đề
a. Phân tích mức độ nghiêm trọng của vấn đề:
- Một cuộc khảo sát do khoa Xã hội học, trường ĐHKH XHNV
(ĐHQG HN) thực hiện vào năm 2008 tại 2 trường THPT thuộc
quận Đống Đa (Hà Nội) về tình trạng bạo lực học sinh nữ đã cho
thấy nhiều kết quả đang lo ngại. Cụ thể, có đến 96,7% số học sinh


trong mẫu được hỏi cho rằng, ở trường các em có xảy ra hiện
tượng nữ sinh đánh nhau. Mức độ bạo lực trong nữ sinh là 44,7%
rất thường xuyên; 38% thường xuyên; và 17,3% không thường
xuyên.
Một NC của UNICEF tiến hành năm 2003 cho thấy bắt nạt rất phổ
biến tại các trường ở ba tỉnh An Giang, Lào Cai và Hà Nội, với
24,8% số người được hỏi nói rằng họ đã bị bắt nạt [15]. Đây là một
con số đáng báo động của sự phổ biến của bắt nạt ở trẻ em VN.
- Đối tượng học sinh đi bắt nạt: bị nhiều bạn bè xa lánh, kết quả học
tập giảm sút, khó kết bạn với người khác, luôn coi mình là anh


3.

hùng, là người mạnh hơn người khác, không tôn trọng người khác,
hay giận dữ, bốc đồng và thích bạo lực.
- Đối tượng học sinh bị bắt nạt: hậu quả khá nặng nề và kéo dài, nó
đe dọa tinh thần của các em, khiến các em này không yên tâm học
tập, thậm chí là không dám đi học, hoặc bỏ học, kết quả học tập
giảm sút, các em bị bắt nạt sẽ thêm nhút nhát, bi quan, trở nên xa
lánh người khác, không hòa đồng, thu mình trước mọi người, tủy
thân và hay tự ái, dẫn tới những vấn đề về tâm lý như tự ti, tự kỷ,
trầm cảm, tự cô lập mình, trở nên điên loạn, và có thể dẫn đến tự
tử…
- Đối với gia đình: Cha mẹ, người thân gặp khó khăn trong việc hiểu
con em mình, không biết nguyên nhân vì sao mà con em mình
khác thường. Từ đó đưa ra những cách thức tìm hiểu làm tổn
thương các em, tình cảm, hòa khí trong gia đình bị rạn nứt.
- Đối với nhà trường: Hành vi bạo lực học đường làm cho các hoạt
động giáo dục của nhà trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thay vì

tổ chức các hoạt động giáo dục đầy ý nghĩa thì nhà trường phải tổ
chức các Hội đồng kỷ luật, các cuộc họp phụ huynh và học sinh để
giải quyết hệ quả của các em. Thầy cô, bạn bè lo lắng, mất tinh
thần học tập, tinh thân đoàn kết, giúp đỡ nhau bị rạn nứt.
- Đối với bạn bè:
- Đối với xã hội: Bạo lực học đường giống như những hồi chuông
cảnh báo cho toàn thể xã hội về một bộ phân thế hệ trẻ đang “lệch
lạc” giữa ngã ba đường đời tuổi mới lớn, nó ảnh hưởng nghiêm
trọng tới trật tự an toàn xã hội.
b. Quần thể đích chịu ảnh hướng vấn đề này là học sinh bị bắt nạt.
c. Một số đặc điểm chung của quần thể đích: Đối với trẻ bị bắt nạt, đa số
các em có tính thụ động, dễ bị khống chế, thiếu khả năng xã hội hoặc
yếu đuối về thể chất hoặc ít bạn bè, các em có những yếu tố bất lợi về
thể hình hoặc xuất thân. Tùy vào những tình huống cụ thể, trẻ bị bắt
nạt có thể có biểu hiện thường xuyên bị trêu chọc theo cách xấu như
bị gọi tên xấu, thô tục, bị coi là ngu ngốc, bị sai khiến, bị đe dọa, bị lờ
đi,… trẻ bị bắt nạt thường xuyên bị thâm tím, bị xé rách quần áo, bị
thương mà không rõ nguyên nhân hoặc không thể đưa ra giải thích, bị
mất cắp đồ hoặc luôn bị phá hỏng đồ đạc.
Phân nhóm và phân tích đối tượng đích


a.
b.
c.
d.

e.

f.

g.

Phân nhóm đối tượng theo những tiêu chí vị thế xã hội.
Xác định đối tượng đích là: học sinh bị bắt nạt
Kiến thức của đối tượng về vấn đề: chưa hiểu đúng về hiện tượng,
hình thức, hành vi bắt nạt trong học đường.
Thái độ và niềm tin của đối tượng liên quan đến vấn đề này :
- Thái độ chưa quan tâm đúng mức.
- Niềm tin: coi vấn đều này là chuyện bt
Đối tượng hành vi nguy cơ:
- Nhà trường chưa phối hợp chặt chẽ việc trao đổi thông tin của học
sinh với phụ huynh.
- Giáo viên chưa thật sự quan tâm học sinh. Đối xử mất công bằng.
- Việc học tập trong chương trình còn nặng nề.
Thói quen tiêu dùng của đối tượng đích:
Đối tượng biết gì về lợi ích nếu họ thay đổi hành vi:
- Thành tích học tập của học sinh tăng.

4.

- Trường lớp và giáo viên được khen thưởng, tăng uy tín
h. Những rào cản làm cho đối tượng khó thay đổi hành vi:
- Lịch giảng dạy bận rộn
- Khoảng cách giáo viên và học sinh.
- Giáo viên chưa có nhiều kiến thức về bắt nạt học đường
i. Kênh truyền thông mà đối tượng ưa thích:
- Poster, sách mỏng, lịch….
Phân tích yếu tố bên ngoài
- Ai là đối tác:
- Nhiệm vụ của họ:

- Ai là nhà tài trợ:
- Tài trợ gì:



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×