TIẾT 19
BÀI 18: BIẾN DẠNG CỦA THÂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
• Nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của một số
loại thân biến dạng qua quan sát vật mẫu, tranh ảnh.
• Nhận dạng được một số loại thân biến dạng trong thiên nhiên.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng quan sát mẫu thật, nhận biết kiến thức qua quan sát so sánh.
3. Thái độ:
Giáo dục lòng say mê môn học, yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh phóng to H.18.1 và H.18.2 SGK
- Vật mẫu : một số loại thân biến dạng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn đònh lớp: kiểm tra sỉ số HS.
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Hãy mô tả lại thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng.
+ Mạch rây có chức năng gì? Tại sao em biết?
3. Bài mới:
• Giới thiệu: chúng ta đã biết chức năng chính của thân là vận chuyển các chất đi nuôi cơ thể
nhưng một số thân cây lại biến dạng để làm chức năng khác. Ta hãy quan sát một số thân
biến dạng và tìm hiểu chức năng của chúng qua bài 18.
• Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loại thân biến dạng
-GV hướng dẫn HS mang các loại mẫu vật để
trên tờ bìa đặt lên bàn.
-GV treo tranh H.18.1, yêu cầu kiểm tra các loại
củ xem chúng có những đặc điểm gì chứng tỏ là
thân? Chúng có chồi ngọn, chồi nách, lá không?
-Thảo luận:
+Thân củ có đặc điểm gì? Chức năng của thân
củ đối với cây?
+Kể tên 1 số cây thuộc loại thân củ và công
dụng của chúng?
+Thân rễ có đặc điểm gì? Chức năng của thân
rễ đối với cây?
+Kể tên 1 số cây thuộc loại thân rễ và nêu công
dụng, tác hại của chúng?
-Yêu cầu HS chia củ thành nhiều nhóm dựa vào
-Các nhóm HS mang các loại mẫu : củ khoai
tây, củ su hào, củ gừng, củ dong ta…ra quan sát
đối chiếu với tranh, trả lời.
-Quan sát các loại củ, tìm những đặc điểm chứng
tỏ chúng là thân.
+Thân củ: to, tròn, giống củ, chứa chất dự trữ.
+Khoai tây, su hào, củ dền, củ chuối, khoai
môn… làm thức ăn cho người.
+Thân rễ: hình dạng giống rễ. Chứa chất dự trữ.
+Củ gừng, củ nghệ, củ riềng, dong ta…. Làm gia
vò, làm thuốc, làm thức ăn cho người và gia súc.
Cỏ cú, cỏ tranh….làm thuốc chữa bệnh. Tuy
nhiên, các loại cỏ thường khó diệt, tranh giành
chất dinh dưỡng của cây trồng.
hình dạng và vò trí của chúng so với mặt đấtø.
-Thảo luận tìm ra điểm giống và khác nhau giữa
các loại củ: dong ta, khoai tây , su hào?
-GV bóc vỏ củ dong ta, gừng… tìm dọc củ có
những mắt nhỏ, đó là chồi nách, còn các vỏ
(vảy) chính là lá.
-GV cho HS so sánh:củ khoai tây và củ khoai
lang. Vì sao khoai tây gọi là thân, khoai lang gọi
là rễ.
-GV phân tích: củ khoai lang do những rễ bên
của dây khoai lang đâm xuống đất, lúc đầu nhỏ
sau to dần do tích lũy tinh bột mà thành, còn củ
khoai tây có những cành ở gần gốc khi bò vùi
xuống đất sẽ phát triển thành củ. Nếu củ khoai
tây bò lộ ra trên mặt đất, chúng sẽ có màu xanh
do có chất diệp lục như cành và thân cây.
*Liên hệ thực tế: các loại củ kể trên dùng làm
thực phẩm rất đa dạng trong đời sống con người.
Ngoài ra còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh,
làm thức ăn cho gia súc…
-Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét:
+Điểm giống nhau: đều là những loại thân biến
dạng và đều chứa chất dự trữ cho cây.
+Điểm khác nhau:
. Củ dong ta là dạng thân rễ nằm ở dưới mặt đất.
. Củ khoai tây: là dạng thân củ, nằm dưới mặt
đất.
. Củ su hào: là dạng thân củ, nằm trên mặt đất.
Kết luận: Một số loại thân biến dạng làm chức
năng khác của cây như: thân củ (khoai tây, su
hào…), thân rễ (gừng, riềng, dong ta…) chứa chất
dự trữ cho cây dùng khi ra hoa tạo quả.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu thân mọng nước: Thân cây xương rồng
-GV hướng dẫn các nhóm mang cành xương
rồng để lên bàn. Quan sát thân, gai, chồi ngọn,
trả lời câu hỏi:
+Thân cây xương rồng chứa nhiều nước có tác
dụng gì?
+Sống trong điều kiện nào lá xương rồng biến
thành gai?
+Cây xương rồng thường sống ở đâu?
+Kể tên một số cây mọng nước?
-GV giải thích: cây mọng nước là những cây mà
thân chứa nhiều nước, có thể gặp ở nhiều họ
thực vật khác nhau nhưng chúng đều sống trong
điều kiện khô hạn. Nước cần hiểu theo nghóa
rộng gồm các chất dinh dưỡng có chứa nước và
các chất hữu cơ hoặc vô cơ, có màu hoặc không
màu.
-GV mở rộng: Cây chuối có phải là thân biến
dạng không?
-GV nhận xét: Cây chuối có thân củ nằm dưới
mặt đất, thân cây chuối trên mặt đất thực chất là
thân giả gồm các bẹ lá mọng nước. thân cây
chuối là thân biến dạng: thân củ có chứa chất dự
-HS quan sát thân, gai,chồi ngọn của thân cây
xương rồng 3 cạnh, thảo luậnđể trả lời.
-Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét.
+ Thân cây xương rồng chứa nhiều nước có tác
dụng dự trữ nước cho cây dùng trong điều kiện
khô hạn.
+ Sống trong điều kiện khô hạn lá cây xương
rồng biến thành gai.
+ Cây xương rồng thường sống ở nơi khô hạn.
+ Một số cây có thân mọng nước như: cây nha
đam, cây sừng hươu, cây thanh long…
Kết luận: Các loại cây như xương rồng, cành
giao, nha đam…thường sống ở nơi khô hạn, nên
thân của chúng dự trữ nước, đó là thân mọng
nước.
-HS trả lời. HS khác nhận xét.
trữ.
HOẠT ĐỘNG 3: HS tự rút ra Đặc điểm, chức năng của một số loại thân biến dạng.
-GV hướng dẫn HS liệt kê những đặc điểm của các loại thân biến dạng đã tìm hiểu được vào
bảng dưới đây.
-Hãy chọn những từ phù hợp sau để gọi đúng tên những thân biến dạng đó: thân củ, thân rễ,
thân mọng nước.
Tên vật mẫu Đặc điểm biến dạng
của thân
Chức năng đối với
cây
Tên thân biến dạng
Su hào Thân củ nằm trên mặt
đất
Dự trữ chất dinh
dưỡng
Thân củ
Củ khoai tây Thân củ nằm dưới
mặt đất
Dự trữ chất dinh
dưỡng
Thân củ
Củ gừng Thân rễ nằm trong đất Dự trữ chất dinh
dưỡng
Thân rễ
Củ dong ta Thân rễ nằm trong đất Dự trữ chất dinh
dưỡng
Thân rễ
Xương rồng Thân mọng nước, mọc
trên mặt đất
Dự trữ nước.
Quang hợp.
Thân mọng nước
4. Củng cố:
• Tìm những điểm giống và khác nhau giữa các củ: dong ta, khoai tây, su hào?
• Cây hành, tỏi, hẹ, kiệu…có phải là thân biến dạng không?
Trả lời : Hành, tỏi,hẹ, kiệu… thân của chúng có hình đóa, hơi phồng lên, phía trên có các
bẹ lá phình to chứa chất dự trữ, kẽ các bẹ lá là chồi nách; phía dưới có hệ rễ chùm phát
triển. Chúng là thân biến dạng: thân hành.
• Hãy đánh dấu
vào ô vuông đầu câu trả lời đúng:
Câu 1: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm nào gồm toàn cây có thân rễ:
a. Cây su hào, cây tỏi, cây cà rốt.
b. Cây dong ta, cây su hào, cây gừng.
c. Cây khoai tây, cây khoai lang, cây cải củ.
d. Cây cỏ tranh, cây nghệ, cây dong ta.
Câu 2: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm nào gồm toàn cây có thân mọng nước:
a. Cây xương rồng, cây nha đam, cây sừng hươu.
b. Cây mít, cây nhãn, cây xương rồng.
c. Cây giá, cây trường sinh, cây bàng.
d. Cây nhãn, cây cải, cây su hào.
5. Dặn dò:
• Học bài, trả lời câu hỏi.
• Đọc phần “Em có biết?”
• Chuẩn bò ôn tập.