Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

công tác phòng chống bệnh răng miệng ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.52 KB, 2 trang )

Công tác phòng chống bệnh răng miệng ở Việt Nam
Phòng ngừa kiểm soát bệnh răng miệng cũng chính là phòng ngừa kiểm soát mảng
bám cho cá nhân hay cho cộng đồng tức là ngăn chặn mảng bám trên nướu thành mảng
bám dưới nướu, duy trì sức khỏe mô răng miệng. Ăn các thực phẩm nhiều bột đường hay
ăn nhiều lần trong ngày làm gia tăng lượng mảng bám [1], [2]. Trong những năm gần đây,
do đời sống được nâng cao, người dân sử dụng nhiều đường, nước ngọt, công tác phòng
bệnh chưa tốt nên tỷ lệ sâu răng cao. Do đó làm tốt công tác phòng bệnh để giảm tỷ lệ
bệnh răng miệng là rất cần thiết. Việt nam chưa có điều kiện để fluo hóa nước sinh hoạt
toàn quốc (cả nước duy nhất chỉ có thành phố Hồ Chí Minh) và có tới 80% dân số sống ở
nông thôn, miền núi không có nước máy. Theo nghiên cứu của Viện răng hàm mặt thì
lượng fluo trong nước tự nhiên thấp [3], [4], vì vậy cần cho học sinh súc miệng fluo tại
trường.Hiện nay tỷ lệ bệnh răng miệng cao nhưng chưa được mua sắm trang thiết bi
(thường là đắt và phải nhập ngoại), thiếu cán bộ chuyên khoa. So với tỷ lệ bác sĩ răng
hàm mặt trên dân số thì nước ta thiếu cán bộ nghiêm trọng, cứ 1 bác sĩ nha khoa phục vụ
cho 25.000 – 30.000 dân. Trong khi đó tỷ lệ này trên thế giới và khu vực là 2.000 –
5.000, thấp hơn 10 lần so với thế giới [5]. Bên cạnh đó, sự phân bố cán bộ răng hàm mặt
lại không đồng đều.

Hiện nay tại một số trường tiểu học đã áp dụng kỹ thuật ART, đang là một kỹ
thuật chữa răng đơn giản, ít tốn kém và hiệu quả cao, thích hợp điều tri cho trẻ từ 6
– 9 tuổi, cho phép áp dụng rộng rãi từ thành thi đến nông thôn. Hiện nay phương
pháp này đã được áp dụng nhanh chóng ở các tỉnh thành phía Nam trong chương
trình NHĐ [6], [7], [8]. Kỹ thuật này nên được áp dụng rộng rãi trong cộng đồng,
nhất là chương trình NHĐ trong cả nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1)

Khoa Giáo trình Nha Công Cộng - Tập I, II ; Bộ môn Nha Khoa Công Cộng /
Khoa RHM / Đại học Y dược - 1999.


2)

Giáo trình Nha Khoa Phòng Ngừa ; Bộ môn Nha khoa Công cộng / Khoa RHM
/ Đại học Y dược -1999.

3)

Trinh Đình Hải. Xác định nhu cầu dùng nước sức miệng fluo phòng sâu răng ơ
trẻ em. Tạp chí y học thực hành số 12/1998, tr16.


4)

Đỗ Quang Trung. Fluo ơ các nguồn nước xã Tam Điệp, Vĩnh Quỳnh, Định
Công và Vạn Phúc huyện Thanh Trì – Hà Nội, tạp chí y học Việt Nam số 10,
11/1999, tr 36 – 39.

5)

Viện răng hàm mặt Hà Nội, kết quả thực hiện nha học đường năm 1998, tr 1, 2,
3.

6)

Phùng Thi Thu Hà, Lương Thi Minh Hằng (2013). “Đánh giá hiệu quả lâm sàng
của Fuji VII trong trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng trên các răng hàm lớn thứ
nhất ở trẻ em từ 6 đến 9 tuổi”.
Lê Đình Giáp và cộng tác viên. Kết quả sau ê năm áp dụng kỹ thuật trám răng
không sang chấn để phòng ngừa và điều tri sâu răng cho học sinh ở trường
học.Viện RHM TP Hồ Chí Minh. Kỷ yếu CTKT (1994 – 2000, tr 41, 42, 43).

Trường đại học Y dược TP Hồ Chí Minh. Cập nhật nha khoa 1998. Khoa RHM.

7)

8)



×