Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ MÀN HÌNH CẢM ỨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.47 KB, 21 trang )

QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
MÀN HÌNH CẢM ỨNG
GVHD:
Lớp:
Nhóm:
Môn:
I.
1.

Đổi mới công nghệ
Khái niêm về đổi mới công nghệ
“Đổi mới công nghệ là việc chủ động thay thế tầm quan trọng (cơ
bản, cốt lõi) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công
nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn.”

2.

3.

Mục tiêu của đổi mới
-

Đổi mới công nghệ có thể chỉ nhằm giải quyết các bài toán tối ưu
các thông số sản xuất như năng suất, chất lượng, hiệu quả….
(Đổi mới quá trình) hoặc có thể nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch
vụ mới phục vụ thị trường (đổi mới sản phẩm).

-

Đổi mới công nghệ có thể là đưa ra hoặc ứng dụng những công
nghệ hoàn toàn mới (ví dự, sáng chế công nghệ mới) ch ưa có trên


thị trường công nghệ hoặc là nơi sử dụng nó lần đầu và trong
một hoàn cảnh hoàn toàn mới (ví dụ, đổi mới công nghệ nhờ
chuyển giao công nghệ theo chiều ngang.

Phân loại đổi mới công nghệ


Theo tính sáng tạo.
-

Bao gồm đổi mới gián đoạn: thể hiện sự đột phá về sản ph ẩm
và quá trình, tạo ra những ngành mới hoặc làm thay đ ổi nh ững
ngành đã chin muồi. Đổi mới này tạo nên lợi thế cạnh tranh
cho doanh nghiệp trên thị trường mới


-



Đổi mới liên tục: nhằm cải tiến sản phẩm và quá trình để duy
trì vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường hiện có.

Theo sự áp dụng.
Nếu xem công nghệ gồm công nghệ sản phẩm và công nghệ
quá trình thì đổi mới công nghệ bao gồm đổi mới sản phẩm (sản
phẩm gồm hàng hoá và dịch vụ) và đổi mới quá trình.

4.


5.

-

Đổi mới sản phẩm : Đưa ra thị trường một loại sản phẩm mới
(mới về mặt công nghệ)

-

Đổi mới quá trình : Đưa vào doanh nghiệp hoặc đưa ra thị
trường một quá trình sản xuất mới (mới về mặt công nghệ)

-

Đổi mới sản phẩm và quá trình có thể đổi mới gián đoạn hay
liên tục.

Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ
-

Thị trường: thị trường sản phẩm mở rộng thúc đẩy đổi mới,
khía cạnh marketing rất quan trọng

-

Nhu cầu: các yếu tố chính trị, xã hội, kinh tế, công nghệ… làm
xuất hiện nhu cầu; nhu cầu của người tiêu dùng thúc đẩy đ ổi
mới

-


Hoạt động R&D: chủ động của doanh nghiệp

-

Cạnh tranh: để doanh nghiệp tồn tại và phát triển

-

Hổ trợ từ chính sách quốc gia

Tác động của đổi mới công nghệ
-

Đối với năng suất: giảm chi phí sản suất, tính linh hoạt cao,
đáp ứng nhanh nhu cầu thị trường…


6.

-

Đối với chất lượng sản phẩm: các công nghệ sản suất với sự
hổ trợ của máy tính hoạt động hổ trợ SPC (statistical process
control) giúp hoạt động quản trị chất lượng tốt hơn

-

Đối với chu kỳ sống sản phẩm: rút ngắn chu kỳ sống sản
phẩm


-

Đối với chiến lược kinh doanh: thay đổi năng lực sản
xuất/công nghệ, thay đổi năng lực về thị trường/khách hàng

-

Đối với việc làm: phải nâng cao kỹ năng người lao động (huấn
luyện, đào tạo) hoặc người lao động mất việc phải chuy ển
sang việc làm m trình đổi mới công nghệ ở phạm vi quốc gia .

Quá trình đổi mới công nghệ ở phạm vi quốc gia




Bao gồm các bước sau:
-

Nhập công nghệ để thỏa mãn nhu cầu tối thiểu

-

Tổ chức cơ sở hạ tầng kinh tế ở mức tối thiểu để tiếp thu
công nghệ

-

Tạo nguồn công nghệ từ nước ngoài thông qua lắp ráp sản

phẩm

-

Phát triển công nghệ thông qua mua lience

-

Thích nghi,cải tiến công nghệ nhập khẩu .Tiến hành đổi mới
công nghệ nhờ R&D

-

Khẳng định vị thế trên thị trường công nghệ thế giới nhờ đầu
tư cao cho nghiên cứu cơ bản.

Mô hình đổi mới công nghệ:
- Mô hình tuyến tính:

Nghiên
cứu và
triển khai

Chế tạo

Tiếp thị

Nhu cầu thị
trường



Mô hình tuyến tính sức đẩy của khoa học, trong mô hình này thì
khoa học là cơ sở là nền tảng tạo ra công nghệ.
Mô hình tuyến tính sức kéo của thị trường:

Nghiên cứu và
triển khai

Chế tạo

Tiếp thị

Nhu cầu thj
trường

Trong mô hình này thì thị trường là tác nhân khởi thủy của các ý
tưởng đổi mới.
Trong cả hai mô hình này cả người tiêu dùng và nhà sản xuất đều
tham gia vào đổi mới công nghệ.Đối với mô hình sức đấy của nhà
khoa học thì người sản xuất đóng vai trò quan trọng hơn .Còn đối
với mô hình sức kéo của thị trường thì vai trò của người tiêu dùng
đóng vait rò quan trọng hơn.


Mô hình tương tác kết hợp:
Mô hình chỉ tập trung vào các vai trò của các tác nhân kích
thích đổi mới đầu tiên.Trong mô hình tương tác ,cho thấy kết quả
của việc phối hợp đồng thời các bộ phận chức năng sẽ thúc đ ẩy đ ổi
mới,nhấn mạnh vai trò của sự đổi mới.


II.

Công nghệ màn hình cảm ứng của công ty LG Display
Màn hình cảm ứng là loại màn hình có thể đáp ứng lại s ự điều
khiển của người dùng thông qua thao tác tiếp xúc của ngón tay hay
những chiếc bút cảm ứng.


Hiện nay, màn hình cảm ứng đa điểm tương ứng giao diện
người dùng được xem như một công cụ chính giúp con người có th ể
tương tác với các thiết bị kỹ thuật số. Theo dự đoán của các chuyên
gia, đây sẽ là xu hướng chủ đạo chi phối sự phát triển c ủa các thi ết
bị điện tử và sự hiện diện của chuột, bàn phím cũng sẽ dần lu m ờ.
Màn hình cảm ứng đã dần thống trị thế giới thiết bị di động và còn
sẵn sàng được áp dụng cho nhiều thiết bị khác. Các thiết bị ngày
càng tinh vi và hiện đại hơn, đòi hỏi cách thức tương tác v ới ng ười
dùng qua màn hình cảm ứng ngày càng tinh tế và chính xác h ơn.

1.

Màn hình cảm ứng đầu tiên 1960


Màn hình cảm ứng là một loại màn hình hiển thị có thể nhận
diện cử chỉ chạm từ tay người dùng hoặc bút stylus. Màn hình
cảm ứng đang là một trong các loại giao diện người dùng dễ sử
dụng và trực quan nhất, cho phép người dùng có th ể điều khi ển
thiết bị điện tử chỉ bằng cách chạm vào các biểu tượng và đường
dẫn trên màn hình.




Vào năm 1965- 1967, E.A. Johnson được cho là người đ ầu tiên
phát triển công nghệ màn hình cảm ứng. Ông đã áp dụng màn
hình cảm ứng lên một chiếc máy tính bảng và xin cấp bằng sáng
chế cho sản phẩm này vào năm 1969, sản phẩm của E.A. Johnson
lúc này mới chỉ có khả năng nhận diện cảm ứng đơn điểm. Máy
được sử dụng trong phòng kiểm soát không lưu vào năm 1995.




Năm 2007 công nghệ màn hình cảm ứng thực sự "cất cánh" khi
Apple giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên.

2. Màn hình cảm ứng điện dung 1965


Cảm ứng điện dung là công nghệ cảm ứng dựa trên nh ững thay
đổi của điện tích trên màn hình khi tay người, hoặc các vật có tích
điện chạm nhẹ vào. Công nghệ này ra đời như một sự kế tục của
các công nghệ cảm ứng trước đó như cảm ứng hồng ngoại, cảm
ứng sóng âm bề mặt và cảm ứng điện trở.



Phân loại:
- Về bản chất, cảm ứng điện dung có thể chia thành 2 loại:
+ Cảm ứng đơn điểm, chỉ nhận được tối đa 1 chạm trong quá
trình thao tác;

+ Cảm ứng đa điểm (multi-touch), nghĩa là cho phép người
dùng thực hiện được nhiều thao tác chạm cùng một lúc.



Cấu tạo màn hình cảm ứng điện dung
- Cảm biến gắn rời (discrete sensor)
Ban đầu, công nghệ cảm ứng điện dung được phát triển
để dùng trong một cách triển khai gọi là "cảm biến gắn rời".
Lớp cảm biến sẽ được gắn vào bên trên lớp hiển thị (display,
có thể là tấm LCD hoặc OLED) rồi cuối cùng người ta đậy lớp
kính riêng lên. Cả khối này tạo thành một cái "màn hình" nói
chung và được đem gắn vô thân điện thoại hoặc máy tính
bảng.


-

Cảm biến trên kính (Sensor On Lens - SoL)
Đây là một kĩ thuật mới hơn so với cảm biến gắn r ời.
Như cái tên đã gợi ý, kĩ thuật này sẽ tích hợp các cảm biến vào
mặt kính bảo vệ, tức là chỉ còn có 2 lớp thôi, giảm một lớp so
với discrete sensor. Nhờ việc gộp chung lớp kính và lớp cảm
biến mà các thiết bị sử dụng màn hình SoL có thể mỏng hơn
tối đa 1mm so với màn hình discrete sensor.

Màn

-


hình On-Cell


Về cơ bản thì màn hình On-Cell cũng giống như SoL,
cũng có 2 lớp, nhưng các cảm biến được tích hợp vào bề
mặt của lớp hiển thị chứ không phải là tích hợp trên lớp kính
như SoL. Ngoài ra, On-Cell cho phép các nhà sản xuất tích h ợp
thêm những tính năng khác vào màn hình, gọi là display
integration.
-

Màn hình In-Cell
Với màn hình On-Cell, cảm biến nằm bên trên bề
mặt của lớp hiển thị. Còn ở màn hình In-Cell, các cảm biến này
được tích hợp vào thẳng bên trong lớp hiển thị này luôn, và
điều đó đòi hỏi kĩ thuật còn cao hơn nữa. Nhà sản xuất sẽ ph ải
tinh chỉnh rất nhiều thông số, từ khả năng tải điện dung, th ời
gian hiển thị cho đến thời gian phản hồi để có được kết quả
tốt nhất. Bù lại, chúng ta có màn hình đẹp hơn, độ nh ạy tốt
hơn, giảm độ phản chiếu (bằng hoặc hơn On-Cell), còn độ
sáng có thể tăng lên thêm tối đa 10%.


-

Công nghệ màn hình TDDI (Touch and Display Driver IC)
Năm 2011, Synaptics giới thiệu công nghệ TDDI. Công
nghệ này tích hợp bộ điều khiển cảm ứng (touch controller)
và bộ điều khiển màn hình (DDI) vào chung một con chip. Màn
hình TDDI có toàn bộ những lợi điểm của màn hình In-Cell,

nhưng nhờ sự tích hợp nói trên mà nó còn giúp giảm chi phí
sản xuất, giảm thời gian phản hồi với thao tác chạm, đồng
thời cần ít không gian hơn để triển khai chức năng cảm ứng.



Cách thức hoạt động của màn hình cảm ứng điện dung
Màn hình cảm ứng điện dung sử dụng một tấm kiếng được phủ
ion kim loại giúp cho ánh sáng đi qua nhiều hơn đến 90%. Nh ờ đó
mà hình ảnh hiển thị rõ ràng hơn. Lớp ion kim loại trên bề mặt kính
sẽ tạo ra mạng lưới các tụ điện trên màn hình. Các tụ điện này sẽ b ị
mất điện tích khi tay người hay các vật có điện chạm vào, nh ờ đó h ệ
thống chứa màn hình sẽ xác định được sự thay đổi này diễn ra ở đâu
và tiến hành cách thao tác theo ý người sử dụng. Nhờ vậy, màn hình
cảm ứng dạng này có thể được điều khiển bởi những "cái chạm" rất
nhẹ từ ngón tay, tuy nhiên thường thì bạn không thể sử dụng được
với đồ cứng hay đeo găng tay.
Màn hình cảm ứng điện dung có độ chính xác và tin c ậy cao nên
được dùng rộng rãi trong loại điện thoại và máy tính bảng hiện nay.
Cảm ứng điện dung là không cần lực tác động lên lớp cảm ứng nên
rất nhạy và cảm nhận được nhiều điểm cùng tại một thời điểm.



Ưu và nhược điểm của cảm ứng điện dung
- Ưu điểm:
+ Màn hình có thể chống trầy, chống mồ hôi và bụi bẩn.


+Cảm ứng điện dung là cảm ứng dựa vào sự tích điện ở bàn tay

và điểm chạm trên màn hình nên nhẹ nhàng, nhanh và nhạy h ơn.
+ Có thể phát triển đa điểm.
+ Tuổi thọ của màn hình cao.
+ Cho độ sáng tốt hơn.
-

Nhược điểm:
+ Chi phí cao.
+ Không thể sử dụng những vật cứng để chạm vào, như cây bút,
cây tăm...hoặc khi đeo găng tay cũng không thể tác động.

3.

Cảm ứng điện trở 1970
Cảm ứng điện trở là công nghệ cảm ứng dựa trên áp lực c ủa
tay, bút cảm ứng hay bất kì vật nhọn nào tác động lên màn hình.


Cấu tạo:
Gồm một tấm kính hoặc nhựa acrylic mỏng bao phủ hai lớp
tương tác là lớp dẫn xuất điện và lớp cảm biến điện trở. Hai lớp
này được phân tách bởi một lớp đệm gồm các điểm và khoảng
trống mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Trên bề mặt


của mỗi lớp tương tác được phủ một hợp chất gọi là ITO (oxit
thiếc và Indi), dòng điện với các mức điện thế khác nhau sẽ đ ược
truyền qua hai lớp này.




Phân loại:
Màn hình cảm ứng điện trở được chia làm ba công nghệ chính
là 4,5 và 8 dây, trong đó loại 5 giây được sử dụng nhiều nh ất. Bên
cạnh đó, người ta còn chế tạo ra loại màn hình có 3 lớp nhằm
nâng tuổi thọ của loại màn hình này lên 35 triệu lần ch ạm thay vì
1 triệu lần chạm như loại 2 lớp truyền thống.



Vận hành:
Trong quá trình sử dụng, khi có sự tác động lên màn hình, hai
lớp tương tác sẽ “chạm” nhau và mạch điện sẽ được kết nối đồng
thời cường độ dòng điện chạy qua mỗi lớp cũng sẽ thay đổi. L ớp
phía trên sẽ lấy điện thế từ lớp phía dưới và ngược lại l ớp phía
dưới sẽ lấy điện thế của lớp phía trên để từ đó bộ điều khiển xác
định được tọa độ xy của điểm cảm ứng.






4.

Ưu điểm:
-

Giá thành của màn hình điện trở là khá rẻ, rẻ hơn 50% so v ới
màn hình điện dung cùng cỡ


-

Màn hình điện trở dễ thay thế bảo trì

-

Độ bền và khả năng hoạt động tốt trong môi trường -15°C đến
+45°C. Do đó nó vẫn được sử dụng trong các thiết bị công
cộng, ATM, các thiết bị cảm ứng ở vùng lạnh, các máy tính xách
tay cảm ứng chuẩn quân đội...

Nhược điểm :
-

Lớp màn điện trở làm cho màn hình cảm ứng điện trở bị giảm
30% độ sáng do đó khi ra nắng rất khó đọc được nội dung

-

Một lý do khác khiến các nhà sản xuất loại bỏ đần các loại
màn hình cảm ứng điện trở ra khỏi các thiết bị đi động là kh ả
năng cảm ứng đa điểm của nó rất kém khi ghi nhận cảm cảm
ứng 2 điểm trở lên trên màn hình dường như gặp độ trễ khá
cao. Do đó, nó không thể thích hợp trong các trò ch ơi đòi h ỏi
nhiều điểm một lúc.

-

Vì cần một lực tác động "mạnh" để 2 "lớp" có thể chạm vào

nhau để màn hình có thể ghi nhận được vị trí đang nhấn do
đó lâu dần, ở các vị trí được sử dụng nhiều nó sẽ tạo ra các
vết "hằn" xuống rất xấu. Tình trạng này có thể được khắc
phục khi các nhà sản xuất chuyển màn hình nhựa sang màn
hình kính.

-

Vệ sinh: vì có thể dùng móng tay hoặc bút để tác động nên có
thể bị để lại dấu tay, bã nhờn và mầm bệnh.

Màn hình cảm ứng đa điểm 1982
Năm 1982, công nghệ cảm ứng đa điểm bắt đầu xuất hiện, khi
các kỹ sư ở Đại học Toronto (Canada) phát triển thành công chiếc
MHCU đa điểm đầu tiên.


Năm 2007 apple cho ra mắt chiếc điện thoại IPHONE được
xem là thiết bị di động tiên phong tích hợp công ngh ệ màn hình
cảm ứng đa điểm mở ra trao lưu bùng nổ cho các thiết bị di động
thông minh được tích hợp công nghệ này ( tuy nhiên chiếc tho ại
đầu tiên sử dụng công nghệ màn hình này là Prada của LG )

-

Cấu tạo:
Màn hình cảm ứng đa điểm được chế tạo với lớp vỏ ngoài
được phủ bằng nhựa PET, lớp điện dẫn ở bên trong và kế tiếp
là lớp cảm ứng, trong cùng là lớp các điểm cách điện.


-

Cách vận hành:
Màn hình cảm ứng điện dung sử dụng một tấm kiếng được
phủ ion kim loại giúp cho ánh sáng đi qua nhiều h ơn đến 90%.
Nhờ đó mà hình ảnh hiển thị rõ ràng hơn. Lớp ion kim loại
trên bề mặt kính sẽ tạo ra mạng lưới các tụ điện trên màn
hình. Các tụ điện này sẽ bị mất điện tích khi tay người hay các


vật có điện chạm vào, nhờ đó hệ thống chứa màn hình sẽ xác
định được sự thay đổi này diễn ra ở đâu và tiến hành cách thao
tác theo ý người sử dụng


Ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ Màn hình rõ nét sang mịn, có độ sáng cao
+ Điều khiển thuận tiện dễ dàng chỉ bằng những cái chạm tay
nhẹ
+ Màn hình có thể chống trầy, chống mồ hôi và bụi bẩn
+ Tuổi thọ của màn hình cao.
- Nhược điểm:
+ Chi phí cao.
+ Không thể sử dụng những vật cứng để chạm vào, như cây bút,
cây tăm...hoặc khi đeo găng tay cũng không thể tác động.

5.

Màn hình cảm ứng ngày nay

Hiện nay, đa phần smartphone đều sử dụng công nghệ cảm
ứng điện dung, trước đó là công nghệ cảm ứng điện trở. Hãng Apple
trong vài năm trở lại cũng đã phát triển cô ng nghệ cảm ứng lực 3D
touch trên những chiếc Iphone của mình.



Công nghệ cảm ứng lực 3D Touch


Công nghệ cảm ứng lực 3D Touch là công nghệ cảm ứng cho
phép người dùng nhấn với lực khác nhau để truy cập nhanh vào
một tính năng hay xem trước mail, tin nhắn một cách nhanh
chóng mà không cần phải mở ứng dụng một cách rườm rà. Ví dụ
như bạn muốn chụp ảnh selfie trên Iphone 6s, bạn chỉ việc ấn
mạnh vào ứng dụng camera và chọn chụp ảnh tự sướng (Take
Selfie).
Hiện tại, công nghệ 3D Touch được trang bị trên những
chiếc Iphone 6s và 6s Plus.Chiếc Iphone 7 và Iphone 7 Plus vừa
mới ra mắt cũng được trang bị công nghệ này với nhiều tính năng
thú vị hơn.


Cấu tạo
Màn hình công nghệ 3D Touch được chia thành 3 lớp. Trong đó,
Apple đã khéo léo làm cho mặt kính của iPhone có một độ đàn hồi
nhất định để khi người dùng nhấn mạnh vào đó, điểm tiếp xúc sẽ
chạm vào cảm biến giúp iPhone hiện ra được những nội dung tùy
chọn khác nhau trong một ứng dụng.





Vận hành:
Màn hình công nghệ 3D Touch sẽ xem bạn chạm vào chúng với
lực mạnh hay nhẹ, từ đó truyền thông tin vào bộ xử lí và hi ển th ị
những tùy chọn phù hợp với lực chạm.

Thêm vào đó, khi nhấn với một lực nhất định vào màn hình,
chiếc iPhone sẽ rung lên để báo cho người dùng chính xác về
cường lực độ nhấn của họ. Khi chạm mạnh vào màn hình, iPhone
cho phản hồi vô cùng nhanh chóng. Apple đã rất khéo léo khi ra
mắt một công nghệ giúp người dùng có trải nghiệm khi sử dụng
rõ ràng và chân thực hơn.

Ví dụ: Tính năng công nghệ 3D Touch về cơ bản sẽ bao gồm
hai trải nghiệm đa chạm mới là Peek và Pop.

Nếu bạn chạm nhẹ (Peek) vào màn hình, điện thoại sẽ mở ứng
dụng, hình ảnh, tính năng... theo các bước như bình th ường.

Nếu bạn nhấn lực mạnh hơn (Pop), thì máy sẽ hiển thị toàn bộ
thông tin hoặc hiện thêm 1 bảng tuỳ chọn để người dùng có th ể
thao tác nhanh những tùy chọn mà không cần phải truy cập vào
ứng dụng.

6.

Màn hình cảm ứng tương lai



Không khí và sương mù
Nếu như kế hoạch của các công ty như Displair được thực
hiện thành công, màn hình của tương lai sẽ không còn là… màn
hình, mà sẽ là các hình ảnh tương tác động trôi nổi giữa không
gian.


Theo nhà thiết kế Max Kamanin, người sáng lập ra Displair,
màn hình hi-tech tạo thành từ các lớp sương ẩm và không khí
là "bước tiếp theo trong công nghệ hình ảnh".
Giải pháp của anh là chiếu hình ảnh 3D lên các "lớp" s ương
mỏng, tạo ra ảo ảnh tương tác. "Một luồng không khí sẽ được tạo
ra từ những giọt nước siêu nhỏ, giống như những giọt nước trong
đám mây. Các giọt nước này nhỏ tới mức chúng gần như không tạo
ra độ ẩm: bạn có thể thử trên giấy và trên kính, tờ giấy và của bạn
không bị ướt và sương mù cũng không xuất hiện trên kính của bạn.
Sau đó, chúng ta sẽ nhìn thấy hình ảnh được chiếu lên các giọt
nước siêu nhỏ này",

Khác với nhiều công nghệ màn hình khác, người tiêu dùng sẽ
không cần nhờ tới các loại kính đặc biệt khi sử dụng Displair.
Hình ảnh sẽ được hiển thị lên một màn hình "vô hình", và màn
hình này sẽ có thể nhận diện khoảng 1.500 cử chỉ cảm ứng một
cách "trực quan". Trong đó có nhiều cử chỉ cảm ứng giống như
trên các thiết bị di động, ví dụ như kéo thả hay kéo-để-zoom.

Hiện tại, một số công ty như Google, Coca-Cola và Pepsi đã s ử
dụng công nghệ này trong quảng cáo, song Displair còn có th ể
được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác, ví dụ như y tế.

Theo Kamanin, trong tương lai đội ngũ của anh cũng sẽ thử
nghiệm với mùi hương để tạo ra một trải nghiệm đa-giác-quan.


Tuy vậy, hiện tại Kamanin vẫn sẽ phải tiếp tục hoàn thi ện ch ất
lượng hình ảnh và tốc độ tương tác cho Displair.
 Bức tường trong suốt

Các nhà khoa học Hàn Quốc mới đây đã phát triển loại màn
hình cảm ứng 2 mặt trong suốt, cho phép nhiều người s ử dụng
cùng lúc.

-

Cấu tạo: Gồm 1 màn hình 3 chiều mỏng kẹp giữa 2 tấm mica.
Sau đó họ thêm các cảm biến, kết hợp với bộ chuyển đổi bề
mặt và micro truyền rung động và âm thanh từ 2 phía.

-

Vận hành: Hình ảnh sẽ được chiếu lên tấm kính từ máy chiếu
ở cả 2 phía của màn hình, cho phép nhiều người dùng chạm
vào 1 điểm cùng lúc mà không cần bất kỳ sự can thiệp vật lý
nào. Bộ chuyển đổi bề mặt sẽ giúp tăng thêm trải nghiệm sinh
động bằng cách chuyển rung động và âm thanh từ bề mặt này
sang bề mặt kia.
Chỉ bằng cách di chuyển ngón tay trên bức tường kính,
người dùng ở 2 phía khác nhau có thể truyền và nhận hình
ảnh cũng như âm thanh.



-

Ứng dụng: “Bức tường trong suốt” có thể được ứng dụng rộng
rãi với nhiều mục đích khác nhau. Không chỉ dùng trong các gia
đình, thiết bị này hứa hẹn sẽ trở thành một phương tiện giải
trí hiệu quả ở nơi công cộng như nhà ga, bến tàu, bảo tàng hay
trung tâm mua sắm. Thay vì treo lên tường, nó sẽ được đ ặt ở
trung tâm của không gian công cộng. Mọi người có th ể xem và
chạm vào các hình ảnh trực quan hoặc chơi điện tử ngay trên
bức tường này.

 Màn hình cảm ứng siêu linh hoạt “co dãn”

Các hãng smartphone lớn trên thế giới như Samsung hay
LG đều đang nghiên cứu công nghệ màn hình có thể uốn cong,
từ đó tạo ra những chiếc smartphone thế hệ mới linh hoạt
hơn và thậm chí có thể đeo trên cổ tay. Tuy nhiên các nhà khoa
học Canada đã chế tạo thành công một loại màn hình cảm ứng
“co dãn”, có thể làm được nhiều thứ hơn cả màn hình uốn
cong.
-

Cấu tạo: Màn hình cảm ứng mới được chế tạo từ một loại vật
liệu siêu linh hoạt, làm cho chúng giống như một lớp da. Bạn
không chỉ có thể uốn cong, mà còn có thể kéo dãn chiếc màn
hình này như một tấm cao su. Và tất nhiên nỗi lo vỡ màn hình
chỉ còn là dĩ vãng.
Chiếc màn hình này còn sử dụng một loạt vật liệu đặc biệt,
được tạo ra từ một loại gel dẫn điện giữa các lớp silicon.



Thậm chí màn hình cảm ứng linh hoạt này còn có thể
nhận diện các chuyển động phía trên, mà không cần chạm
ngón tay lên màn hình.
-

III.

Ứng dụng: Công nghệ màn hình mới này không chỉ được áp
dụng cho những thiếu bị di động như smartphone trong tương
lai, ứng dụng của nó là rất rộng. Chúng ta có thể tạo ra nh ững
màn hình cảm ứng rất mỏng được dán lên tường, lên bề mặt
cơ thể, tạo ra những chiếc TV có thể cuộn lại như một tờ báo,
màn hình cảm ứng linh hoạt này còn có thể sử dụng để làm
lớp da nhân tạo cho các robot trong tương lai. Bởi chúng m ềm
mại và có thể phát hiện nếu tiếp xúc vào con người, nhờ đó có
thể cảnh báo nếu chúng đi quá giới hạn.

Kết luận
Như chúng ta đã biết, công nghệ là một sản phẩm của con
người và nó cũng tuân theo quy luật chu trình sống của sản phẩm.
Tức là nó được sinh ra, phát triển và cuối cùng là suy vong. Bất kỳ
một doanh nghiệp nào nếu không có những hoạt động nhằm đổi
mới công nghệ thì chắc chắn hệ thống công nghệ, dây chuy ền sản
xuất, máy móc, trang thiết bị… sẽ trở nên lạc hậu, hiệu quả kinh tế
thấp, dẫn đến bị đào thải, làm cho sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp bị đe doạ. Do đó, đổi mới công nghệ là tất y ếu và phù
hợp với quy luật phát triển. Tính tất yếu của đổi mới công nghệ còn



xuất phát từ các lợi ích khác nhau mà đổi mới công nghệ đem laị cho
doanh nghiệp cũng như cho toàn xã hội nói chung.
Đổi mới công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp, nhà sản xuất cải
thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, củng cố, duy trì và m ở r ộng
thị phần của sản phẩm; đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, giảm tiêu
hao nguyên, nhiên liệu; cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao m ức
độ an toàn sản xuất cho người và thiết bị, giảm tác động xấu đến
môi trường. Đặc biệt, về mặt lợi ích thương mại, nhờ đổi mới công
nghệ, chất lượng sản phẩm được nâng lên rõ rệt.
Đổi mới công nghệ sẽ mang lại hiệu quả rất thiết thực, nhất là
trong bối cảnh hiện nay thì công nghệ được xem là vũ khí cạnh tranh
mạnh mẽ nhất. Bởi thế giới thay đổi từng ngày và nếu không có s ự
đổi mới công nghệ thì sẽ LG DISPLAY sẽ bị tụt hậu so với th ế gi ới. và
cuối cùng là không thể tồn tại được.
Đổi mới công nghệ sẽ tạo ra những sản phẩm tiên tiến hơn,
chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn, năng suất cao hơn, chi phí sản xuất
giảm, hạ được giá thành sản phẩm, ưu thế cạnh tranh trên th ị
trường ngày càng tốt hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ng ười
tiêu dùng.
Nhận thức được điều đó, LG DISPLAY đã và đang tung ra các
sản phẩm màn hình cảm ứng chất lượng hơn đến tay người tiêu
dùng và hứa hẹn sẽ mang đến cho người tiêu dùng những sản ph ẩm
tốt nhất.



×