Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Nhận định và bài tập TỐ TỤNG DÂN SỰ về Chủ thể và Thẩm quyền có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.09 KB, 12 trang )

CHƯƠNG 2: CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

I/ Nhận định
1. Chủ thể tiến hành tố tụng dân sự là những người có quyền tham
gia, giải quyết vụ việc dân sự.
Nhận định ĐÚNG
Chủ thể tiến hành tố tụng dân sự là những cơ quan, người có chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn tham gia, giải quyết vụ việc dân sự. Những người này bao
gồm:
- Cơ quan và cá nhân tham gia thực hiện việc xét xử vụ việc dân sự: Tòa
án, Viện kiểm sát, Chánh án Tòa án, Thẩm phán,…
- Cơ quan và cá nhân tham gia thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong việc giải quyết vụ việc dân sự: Viện kiểm sát, Viện trưởng
Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, …
CSPL: Điều 46 BLTTDS 2015
2. Hội thẩm nhân dân có quyền tham gia vào việc giải quyết vụ án dân
sự.
Nhận định SAI
Hội thẩm nhân dân chỉ có quyền tham gia vào việc giải quyết vụ án dân sự
ở giai đoạn sơ thẩm và thủ tục thông thường. Trường hợp giải quyết vụ án dân
sự theo thủ tục rút gọn, Hội thẩm không có quyền tham gia.
Ngoài ra, việc giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn phúc thẩm, giám đốc
thẩm, tái thẩm Hội thẩm cũng không có quyền tham gia.
CSPL: Khoản 1 Điều 11 BLTTDS 2015


3. Thẩm phán phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu là
người thân thích của người đại diện đương sự.
Nhận định SAI
Không có căn cứ từ chối tiến hành tố tụng, BLTTDS 2015 chỉ quy định
Thẩm phán phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu là người thân


thích của đương sự.
CSPL: Điều 52, Điều 53 BLTTDS 2015
4. Thẩm phán là người ghi biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp,
tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Nhận định SAI
Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận,
công khai chứng cứ và hòa giải.
CSPL: Điểm b Khoản 1 Điều 209 BLTTDS 2015
5. Đương sự là cá nhân chết thì Tòa án phải triệu tập người thừa kế
của họ tham gia tố tụng.
Nhận định SAI
Đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài
sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng. Nếu họ chỉ có
quyền, nghĩa vụ về nhân thân thì quyền nghĩa vụ này không được thừa kế, Tòa
án không phải triệu tập người thừa kế của họ tham gia tố tụng.
CSPL: Khoản 1 Điều 74 BLTTDS 2015
6. Người khởi kiện là nguyên đơn trong vụ án dân sự.
Nhận định SAI.
Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan,
tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải
quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm


phạm. Như vậy, người khởi kiện chưa chắc đã là nguyên đơn mà có thể họ khởi
kiện thay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Ví dụ: Hội Liên hiệp phụ nữ khởi kiện lên Tòa án yêu cầu buộc B là con
của A - người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện
nghĩa vụ đó vì cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của A bị xâm phạm thì:
- Người khởi kiện trong trường hợp này là Hội liên hiệp phụ nữ - người
nộp đơn khởi kiện

- Nguyên đơn trong trường hợp này không phải Hội liên hiệp phụ nữ mà
là A. Bởi lẽ, A là người được Hội liên hiệp phụ nữ nộp đơn khởi kiện để yêu cầu
Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi Hội liên hiệp phụ nữ cho rằng quyền và lợi
ích hợp pháp của A bị xâm phạm.
CSPL: Khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015.
7. Người không gây thiệt hại cho nguyên đơn không thể trở thành bị
đơn.
Nhận định SAI
Bị đơn không nhất thiết phải gây thiệt hại cho nguyên đơn mà chỉ cần là
người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do
BLTTDS 2015 quy định khởi kiện vì cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của
nguyên đơn bị họ xâm phạm. Còn thực tế họ có gây thiệt hại cho nguyên đơn
hay không thì phải đợi có bản án, quyết định của Tòa án.
CSPL: Khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015
8. Người chưa thành niên không thể trở thành người làm chứng trong
tố tụng dân sự.
Nhận định SAI
Pháp luật chỉ quy định người mất năng lực hành vi dân sự không thể là
người làm chứng, người chưa thành niên vẫn có thể trở thành người làm chứng


trong tố tụng dân sự. Ngoài ra, Điều 78 BLTTDS có quy định về người làm
chứng là người chưa thành niên.
CSPL: Điều 78, Điều 78 BLTTDS 2015
9. Khi có đương sự là người dân tộc, người nước ngoài tham gia tố
tụng, bắt buộc phải có người phiên dịch cho họ.
Nhận định SAI
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì người tham gia tố tụng
trong đó có đương sự có quyền dùng tiếng nói của dân tộc mình trong quá trình
tố tụng nhưng bắt buộc phải có người phiên dịch. Nhưng nếu như đương sự là

người dân tộc, người nước ngoài tham gia tố tụng và họ có thể hiểu, sử dụng
được tiếng Việt và họ dùng tiếng Việt tham gia tố tụng thì trường hợp này không
cần phải có sự tham gia của người phiên dịch.
CSPL: Điều 20 BLTTDS
10. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ được yêu
cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác khi được
đương sự ủy quyền.
Nhận định SAI
Khi đã trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì
người đó sẽ tự mình có quyền được thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người
tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định, BLTTDS 2015
không bắt buộc họ phải được đương sự ủy quyền.
CSPL: Khoản 4 Điều 76 BLTTDS 2015.
II/ Bài tập
Bài tập 1. Anh/ chị hãy nhận xét hành vi tố tụng trên của Tòa án phúc
thẩm?
Hành vi trên của Tòa án phúc thẩm là SAI.
Thẩm phán B đã tham gia giải quyết vụ việc dân sự giữa ông A, ông M và


đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Tuy nhiên, đây là trường hợp 2 vụ án
khác nhau (tư cách nguyên đơn, bị đơn thay đổi dù có đối tượng tranh chấp
giống nhau). Theo quy định tại Khoản 3 Điều 53 BLTTDS 2015 thì thẩm phán B
không thuộc trường hợp phải từ chối hoặc bị thay đổi nên thẩm phán B vẫn tiếp
tục giải quyết vụ án đó lần 2 là không vi phạm thủ tục tố tụng. Bản án sơ thẩm bị
hủy là SAI theo Điều 310 BLTTDS 2015.
CSPL: Khoản 3 Điều 53, Điều 310 BLTTDS 2015.
Bài tập 2. Anh/ chị hãy nhận xét hành vi tố tụng trên của Tòa án phúc
thẩm?
Hội đồng xét xử Tòa án phúc thẩm tuyên bố hoãn phiên tòa để thực hiện

việc thay đổi Thẩm phán B là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Thẩm phán B là người được phân công giải quyết sơ thẩm vụ án của bà T
và bà H. Tuy nhiên, B chỉ mới ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án chứ
không ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Và sau đó B điều chuyển công tác
về tỉnh P, vụ án được giao cho thẩm phán khác giải quyết. Như vậy, tuy thẩm
phán B đã tham gia vào việc giải quyết vụ án giữa bà T và bà H nhưng đã không
đáp ứng điều kiện là đã ra một trong những bản án, quyết định quy định tại
Khoản 3 Điều 53 BLTTDS, B không thuộc trường hợp phải bị thay đổi trong
phiên tòa phúc thẩm.
CSPL: Khoản 3 Điều 53 BLTTDS 2015.
Bài tập 3
a. Xác định tư cách đương sự:
- Nguyên đơn: chị Tiên
Trong vụ án, chị Tiên khởi kiện ra Tòa án yêu cầu ly hôn và giải quyết
tranh chấp về con cái và tài sản chung giữa vợ và chồng. Chị Tiên là nguyên đơn
trong vụ án này.
CSPL: Khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015.


- Bị đơn: anh Sỹ
Trong vụ án, anh Sỹ là chồng hợp pháp của chị Tiên, bị kiện đòi ly hôn và
giải quyết tranh chấp về con cái và tài sản chung giữa vợ chồng. Anh Sỹ là bị
đơn trong vụ án này.
CSPL: Khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: ông Hùng.
Trong vụ án, vợ chồng chị Tiên, anh Sỹ có nợ ông Hùng 2 tỷ đồng, ông
Hùng không khởi kiện cũng không bị kiện mà chỉ là người liên quan đến tài sản
chung đang tranh chấp của A và B, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ông Hùng,
ông Hùng cũng là người tham gia tố tụng vụ việc này. Ông Hùng là người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

CSPL: Khoản 4 Điều 68 BLTTDS 2015.
b. Nguyên đơn, bị đơn có quyền ủy quyền cho người khác tham gia tố
tụng không?
Nguyên đơn, bị đơn không có quyền ủy quyền cho người khác tham gia tố
tụng.
Căn cứ Khoản 4 Điều 85 BLTTDS 2015, đương sự không được ủy quyền cho
người khác thay mặt mình tham gia tố tụng đối với việc ly hôn, trừ trường hợp
cha, mẹ, người thân thích của họ sẽ là người đại diện theo Khoản 2 Điều 51 Luật
HNGD 2014.
CSPL: Khoản 4 Điều 85 BLTTDS 2015
`Bài tập 4.
a. Xác định tư cách của đương sự?
- Nguyên đơn: Bà Lan.


Bà Lan là người khởi kiện ông Tú ra tòa yêu cầu buộc ông Tú trả nợ cho
mình.
CSPL: Khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015.
- Bị đơn: ông Tú
Ông Tú bị bà Lan khởi kiện ra Tòa vì cho rằng ông Tú không trả nợ cho
bà Lan.
CSPL: Khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015.
b. Việc Tòa án giải quyết yêu cầu của ông Tú trong cùng vụ án do bà
Lan khởi kiện là đúng pháp luật không?
Việc Tòa án giải quyết yêu cầu của ông Tú trong cùng vụ án do bà Lan
khởi kiện là đúng pháp luật. Vụ án đã được thụ lý, ông Tú có các quyền và nghĩa
vụ của bị đơn theo quy định của pháp luật trong đó có quyền đề nghị đối trừ với
nghĩa vụ của nguyên đơn. Như vậy, yêu cầu bà Lan trả 40 triệu đồng tiền thức
ăn gia súc của ông Tú được giải quyết trong cùng một vụ án do bà Lan khởi kiện
là đúng pháp luật.

CSPL: Khoản 4 Điều 72 BLTTDS 2015.
c. Giả sử Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án là cháu rể của
ông Tú. Theo quy định của pháp luật, bà Lan cần làm gì để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình.
Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án là cháu rể của ông Tú thì có
thể thuộc trường hợp phải từ chối hoặc bị thay đổi với căn cứ tại Khoản 3 Điều
52 BLTTDS “Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư khi làm nhiệm
vụ”.
Bà Lan cần thực hiện quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng quy
định tại Khoản 14 Điều 70 BLTTDS 2015.


d/ Ông Tú có quyền ủy quyền cho Luật sư tham gia tố tụng không?
Ông Tú có quyền ủy quyền cho Luật sư tham gia tố tụng.
Pháp luật TTDS không cấm đương sự có quyền ủy quyền cho luật sư để
tham gia tố tụng trừ trường hợp vụ án ly hôn (Khoản 4 Điều 85 BLTTDS), chỉ
cần người đại diện đáp ứng các điều kiện của người đại diện theo ủy quyền theo
Bộ luật dân sự
CSPL: Điều 85 BLTTDS 2015


CHƯƠNG 3: THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
1. Chỉ có Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thụ lý, giải quyết
theo thủ tục sơ thẩm vụ án dân sự có đương sự ở nước ngoài.
Nhận định SAI
Không phải chỉ tòa án cấp tỉnh mới có thẩm quyền thụ lý và giải quyết
theo thủ tục sơ thẩm vụ án dân sự có đương sự ở nước ngoài mà tòa án cấp
huyện cũng có thể có thẩm quyền trong trường hợp sau đây: Việc hủy kết hôn
trái pháp luật, giải quyết việc li hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ
chồng, cha mẹ và con, về việc nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa

công dân Việt nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng
cùng cư trú ở khu vực biên giới của Việt Nam theo quy định của BLTTDS và
các quy định khác thì tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt
Nam sẽ có thẩm quyền thụ lý và giải quyết.
CSPL: Khoản 4 Điều 35 BLTTDS
2. Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất bắt buộc
phải qua thủ tục hòa giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có
đất tranh chấp trước khi khởi kiện tại Tòa án.
Nhận định SAI
BLTTDS không bắt buộc giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất phải
qua thủ tục hòa giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh
chấp trước khi khởi kiện tại Tòa án. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp
luật đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án vì vậy có thể khởi kiện trực
tiếp tại Tòa án không cần qua hòa giải trước.
CSPL: Khoản 9 Điều 26 BLTTDS 2015.
3. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn là Tòa án nơi bị đơn
cư trú.


Nhận định SAI.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn không chỉ là Tòa án nơi bị
đơn cư trú mà còn là Tòa án nơi bị đơn làm việc.
Ngoài ra, nếu các đương sự có thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu
Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn giải quyết tranh chấp thì Tòa án nơi
nguyên đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền.
CSPL: Điểm a, b Khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015
4. Các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ
giữa cá nhân, cơ quan, tổ chức với nhau là tranh chấp dân sự.
Nhận định SAI.
Không phải tất cả các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao

công nghệ giữa cá nhân, cơ quan, tổ chức với nhau đều là tranh chấp dân sự.
Những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyền giao công nghệ giữa cá nhân,
tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận thì đây là những tranh chấp về
kinh doanh, thương mại.
CSPL : Khoản 4 Điều 26, Khoản 2 Điều 30 BLTTDS.
5. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại
luôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Nhận định SAI.
TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt
động kinh doanh thương mại quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 30 BLTTDS.
Riêng tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại Khoản 1 Điều 30
thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện: “Tranh chấp phát sinh trong hoạt động
kinh doanh, thương mại gữa cá nhân, tổ chức có đăng kí kinh doanh với nhau và
đều có mục đích lợi nhuận”
CSPL: Điểm b, Khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015.


6. Đương sự có thể lựa chọn Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp
dân sự.
Nhận định SAI
Chỉ nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh
chấp dân sự và chỉ có thể lựa chọn khi thuộc các trường hợp quy định tại Điều
40 BLTTDS 2015
CSPL: Khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015
7. Sau khi thụ lý vụ án, thẩm quyền của Tòa án không thay đổi.
Nhận định ĐÚNG
Thẩm quyền của Tòa án được BLTTDS 2015 quy định. Nếu Tòa án có
thẩm quyền thì luôn có thẩm quyền. Nếu không có thẩm quyền thì dù đã thụ lý
vẫn không có thẩm quyền và phải chuyển cho Tòa án có thẩm quyền.
CSPL: Khoản 1 Điều 41 BLTTDS 2015.

8. Nếu đương sự trong vụ án là người Việt Nam định cư ở nước
ngoài có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ án dân sự thì vụ
án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Nhận định SAI.
Vụ án trên vẫn thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nếu có
tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm
quyền của nước ngoài.
Ngoài ra, cần xét đến loại tranh chấp, có một số tranh chấp chỉ có Tòa
cấp tỉnh có thẩm quyền như tranh chấp dân sự quy định tại Khoản 7 Điều 26,
tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 30
BLTTDS… thì TAND cấp huyện không thể có thẩm quyền.
CSPL: Điều 35, Điều 37 BLTTDS 2015.
9. Tranh chấp về bảo hiểm là tranh chấp kinh doanh thương mại
Nhận định SAI
Tranh chấp về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm
xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo
hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao
động thuộc tranh chấp về lao động.


CSPL: Điểm d Khoản 1 Điều 32 BLTTDS 2015
10. Tòa án cấp huyện không có quyền thụ lý, giải quyết yêu cầu công
nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước
ngoài.
Nhận định ĐÚNG
Thẩm quyền của TAND cấp huyện quy định tại Điều 35 BLTTDS 2015
không quy định cho TAND cấp huyện có quyền thụ lý, giải quyết yêu cầu công
nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài.

Các yêu cầu này đều thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh.
CSPL: Điều 35 BLTTDS 2015



×