Bài tập học kỳ Dân sự 1 - Một số vấn đề về người không được quyền
hưởng di sản theo qui định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật dân sự
Chuyên mục Bài tập học kỳ, Luật Dân sự 1
Quan hệ về thừa kế là một trong những quan hệ quan trọng trong nhóm quan hệ tài sản của luật
dân sự. Pháp luật Việt Nam ghi nhận, tôn trọng và bảo vệ quyền thừa kế của công dân, trong đó
có quyền định đoạt di sản của mình cho những người còn sống và quyền được thừa kế. Chế
định về quyền thừa kế là một chế định quan trọng trong Bộ luật dân sự năm 2005 được Quốc
hội khóa 11 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6
năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2006. Trong những năm gần đây, số vụ
việc tranh chấp về thừa kế luôn chiếm tỷ trọng lớn trong các tranh chấp dân sự và có tính phức
tạp cao. Bởi vậy, nghiên cứu chế định thừa kế có ý nghĩa sâu sắc về lý luận và đời sống thực tế.
Trong đó có một số trường hợp về quyền thừa kế, có những di chúc bị vô hiệu một phần hoặc
toàn phần thì phần di sản liên quan đến phần di chúc vô hiệu sẽ được chia theo quy định của
pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những người có liên quan. Theo đó, có
một số trường hợp pháp luật tước quyền hưởng di sản của cá nhân, họ là những người đáng lẽ
được hưởng di sản nhưng lại có hành vi trái pháp luật, trái đạo đức. Để làm rõ hơn về vấn đề
này, em xin phép được chọn đề tài số 23: “Một số vấn đề về người không được quyền hưởng di
sản theo qui định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật dân sự” làm đề tài cho bài tập lớn học kì của
mình.
NỘI DUNG
I. Định nghĩa người không được quyền hưởng di sản.
Người không được hưởng di sản hay người bị tước quyền hưởng di sản được quy định trong
Điều 643 BLDS 2005 gồm cả người thừa kế theo pháp luật và người thừa kế theo di chúc. Đó là
những người đáng lẽ được hưởng di sản vì theo quy định của pháp luật vì họ là người thừa kế
của người để lại di sản hoặc đã được người lập di chúc cho họ hưởng di sản nhưng những
người này lại có hành vi trái pháp luật, trái đạo đức nên bị pháp luật tước đi quyền hưởng di sản
theo pháp luật cũng như theo di chúc.
II. Các trường hợp không được quyền hưởng di sản và hậu quả pháp lý tương ứng.
1. Điểm a khoản 1 điều 643 BLDS: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng,
sức khỏe hoặc có hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm
nghiêm trong danh dự, nhân phẩm của người đó.
Căn cứ pháp lý để tước quyền hưởng di sản của những người thừa kế khi họ có những hành vi
nằm trong điểm a khoản 1 điều 643 BLDS phải là một bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật.
Nghĩa là cho dù người thừa kế có hành vi nói trên nhưng không bị kết án bằng một bản án đã có
hiệu lực pháp luật thì họ vẫn hoàn toàn có quyền hưởng di sản. Với mục đích có những quyết
định chính xác những người có hành vi được nói đến ở trên không được hưởng di sản thì trong
từng trường hợp cụ thể cơ quan có thẩm quyền cần phải xác định rõ những vấn đề:
• Về hành vi xâm phạm đến tính mạng của người để lại di sản.
Theo điểm a khoản 1 Điều 643 BLDS thì hành vi cố ý giết người để lại di sản được hiểu là hành
vi cố ý tước đoạt tính mạng người để lại di sản một cách trái pháp luật, đồng thời cần phải phân
biệt với hành vi tước đoạt tính mạng của người để lại di sản nhưng trong trường hợp phòng vệ
chính đáng hoặc trong tình thế cấp thiết… Người có hành vi cố ý giết người để lại di sản và đã bị
kết án về hành vi đó thì không có quyền hưởng di sản. Tuy nhiên, nếu họ vô ý làm thiệt hại đến
tính mạng của người để lại di sản và dù đã bị kết án hình sự có hiệu lực pháp luật thì họ vẫn
không bị pháp luật tước đi quyền hưởng di sản. Pháp luật tôn trọng và bảo vệ lợi ích chính đáng
của công dân tuy nhiên nếy người nào có hành vi trái pháp luật thì tư cách chủ thể trong một số
quan hệ sẽ bị hạn chế hoặc bị tước theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, ta có một câu hỏi ở đây là: Hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng của người để lại di
sản ở đây phải là hành vi được thực hiện một cách trái pháp luật (để phân biệt với những hành
vi cố ý xâm phạm đến tính mạng của người khác trong trường hợp phòng vệ chính đáng hoặc
trong trường hợp thi hành pháp luật). Vì những lí do đó, liệu trong những trường hợp trên thì
việc xem xét hình thức lỗi của người có hành vi xâm phạm đến tính mạng của người để lại di
sản có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định người đó có được hưởng di sản hay không?
• Về hành vi ngược đãi, vi phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản.
Định nghĩa về ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản
là những đối xử trái pháp luật, trái đạo đức thường được thực hiện qua các hành động như:
chửi mắng, nhục mạ, bỏ mặc, bỏ đói, tra tấn… hay bất cứ hành vi trái đạo đức nào làm cho
người để lại di sản tổn thương, tủi nhục về mặt tinh thần, danh dự cũng như bị hành hạ dã man
dẫn tới những đau đớn thể xác.
Dẫu vậy, pháp luật định nghĩa hành vi ngược đãi thế nào thì được coi là vi phạm nghiêm trọng
thì pháp luật dân sự Việt Nam chưa quy định và giải thích cụ thể bằng văn bản. Theo pháp luật
quy định thì người có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người để
lại di sản chỉ bị tước quyền hưởng di sản khi hành vi đó đã bị kết án bằng một bản án có hiệu
lực pháp luật. Tuy nhiên, ta có thể hiểu rằng khi những hành vi nói trên thỏa mãn đầy đủ các dấu
hiệu của cấu thành tội phạm và đã bị kết án thì hành vi đó đã hàm chứa trong đó tính chất
nghiêm trọng. Các cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết việc thừa kế trong trường hợp này
không cần xác định tính nghiêm trọng của các hành vi đó nữa mà có quyền tuyên bố những
người có hành vi đó không được quyền hưởng di sản ngay lập tức.
2. Điểm b khoản 1 điều 643 BLDS: Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để
lại di sản.
Theo điểm b khoản 1 Điều 643 BLDS, người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người
để lại di sản cũng sẽ không có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật di sản của người được nuôi
dưỡng. Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ giữa người để lại di sản với người thừa kế theo pháp
luật khi người để lại di sản còn sống. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng giữa các cá nhân không chỉ là
nghĩa vụ luật định mà nó còn thể hiện truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta. Quan hệ nuôi
dưỡng phổ biến nhất là quan hệ giữa những người trong gia đình giữa cha mẹ - con cái, giữa vợ
- chồng, anh chị em ruột với nhau, ông bà nội ngoại với các cháu…Vợ chồng có nghĩa vụ nuôi
dưỡng nhau khi một bên không có khả năng lao động hay kể cả khi đã li hôn thì một bên vẫn
phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho bên kia khi có yêu cầu và được tòa án chấp nhận.
Theo Điều 152 BLHS: “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện
việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà
cố ý từ chối hoặc chốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt
hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai
năm hoặc phạt tù từ hai tháng đến ba năm”. Điều đó nghĩa là những người vi phạm điều này sẽ
vừa phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình vừa bị tước quyền hưởng thừa kế theo
pháp luật dân sự.
Người bị coi là có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng là người được pháp luật
hôn nhân và gia đình xác định là có nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản nhưng họ không
thực hiện nghĩa vụ đó. Theo quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (LHNGĐ 2000)
thì người thừa kế được xác định là người có nghĩa vụ cấp dưỡng người để lại di sản trong
những trường hợp sau:
a. Người để lại thừa kế là cha, mẹ của họ:
Khoản 2 điều 36 LHNGĐ 2000: “Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc
biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật; trong trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải
cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ”.
Nghĩa là bổn phận và nghĩa vụ của con cái là phải chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ trong mọi
trường hợp, bất kể tình trạng kinh tế và sức khỏe của cha mẹ như thế nào. Do đó, nếu con cái
không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ trong mọi trường hợp thì khi cha, mẹ chết, theo
pháp luật đương nhiên người con đó không được hưởng di sản thừa kế của cha, mẹ theo pháp
luật và kể cả nếu cha, mẹ có di chúc lại cho người con đó được hưởng di sản thừa kế của cha,
mẹ thì pháp luật cũng tước đi quyền hưởng di sản đó.
b. Người để lại thừa kế là con của họ:
Cha mẹ chỉ có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con khi con chưa thành niên hoặc con đã thành
niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để
tự nuôi mình (khoản 1 điều 36 LHNGĐ 2000). Do đó, cha mẹ luôn là người thừa kế theo luật đối
với di sản do con để lại. Tuy nhiên, cha mẹ sẽ không được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với
di sản của con nếu cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con khi người con đó trong
tình trạng nêu trên.
Tương tự như vậy, một người khi đã có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc trên 15 tuổi nhưng có
sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ có thể lập di chúc để định đoạt tài sản. Do đó, cha
mẹ có thể là người thừa kế theo di chúc của con trong ba trường hợp sau: con đã thành niên có
năng lực hành vi dân sự, con đã tròn 15 tuổi, con đã thành niên nhưng tàn tật (không mất năng
lực hành vi dân sự) lập di chúc và chỉ định cha, mẹ là người thừa kế di sản của người con đó.
Trong đó, cha mẹ chỉ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con trong hai trường hợp là: con đã tròn 15 tuổi
hoặc con đã thành niên nhưng tàn tật (không mất năng lực hành vi dân sự). Như vậy, chỉ có thể
tước quyền hưởng di sản theo di chúc của cha, mẹ đối với di sản thừa kế của con nếu họ không
thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con trong hai trường hợp đã nêu.
c. Người để lại thừa kế là anh, chị hoặc em của họ:
Điều 48 LHNGĐ 2000: “Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có
nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ
không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con”.
Theo như điều luật trên, trong trường hợp anh chị hoặc em của người để lại di sản không thực
hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng với người để lại di sản trong trường hợp nêu trên thì họ không có
quyền được thừa kế di sản do anh, chị hoặc em họ để lại theo di chúc lẫn pháp luật (chỉ trong
trường hợp hàng thừa kế thứ nhất không còn ai sống).
d. Người để lại thừa kế là ông, bà của họ:
Khoản 2 điều 47 LHNGĐ 2000 “Cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà
nội, ông bà ngoại”.
Như vậy, nếu người thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật là cháu mà không thực
hiện nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà thì họ không có quyền hưởng di sản do ông bà để lại. Cũng
như phải có bổn phận kính trọng, chăm sóc ông bà. Điều này cũng có ý nghĩa tương đương như
điều 48 LHNGD 2000.
e. Người để lại thừa kế là cháu của họ:
Khoản 1 điều 47 LHNGĐ 2000 quy định: “Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền trông
nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Trong trường
hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự,
không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi
dưỡng theo quy định tại Điều 48 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi
dưỡng cháu”.
Trong trường hợp này, khi mà người để lại di sản là cháu và ở tình trạng trên mà ông, bà là
người thừa kế nhưng không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu thì họ sẽ không được quyền
hưởng di sản thừa kế của cháu. Tuy nhiên em cũng xin được nói thêm là trong thực tế có những
trường hợp cháu có đủ năng lực hành vi dân sự để lập di chúc và trong di chúc đó, ông, bà là
người được chỉ định hưởng di sản thừa kế nhưng sau đó vì những lí do khách quan lẫn chủ
quan mà người cháu lại lâm vào tình trạng cần được nuôi dưỡng và ông, bà là người có nghĩa
vụ đó nhưng lại không thực hiện thì ông, bà cũng không được hưởng di sản theo di chúc của
cháu theo pháp luật đã quy định tại khoản 1 điều 47 LHNGĐ 2000.
f. Người để lại thừa kế là vợ hoặc chồng của họ:
LHNGĐ 2000 không xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa vợ chồng mà chỉ xác định nghĩa vụ cấp
dưỡng lẫn nhau sau khi họ ly hôn. Trong trường hợp vợ chồng đã được tòa án cho ly hôn bằng
một bản án đã có hiệu lực pháp luật mà một bên chết thì người kia không còn là người thừa kế
theo pháp luật của người chết nữa, nhưng họ vẫn có thể là người thừa kế theo di chúc. Trong
trường hợp này, nếu sau khi ly hôn, người còn sống (chồng hoặc vợ) có nghĩa vụ cấp dưỡng
người để lại di sản theo di chúc mà vi phạm nghĩa vụ đó thì cũng sẽ bị tước quyền hưởng di sản
theo di chúc.
3. Điểm c khoản 1 điều 643 BLDS: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người
thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền
hưởng:
Đối với điểm c của khoản 1 Điều 643 thì người mà có hành vi “cố ý” xâm phạm tính mạng người
thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
Ở đây, người thừa kế khác được hiểu là những người thừa kế cùng hàng với người có hành vi
vi phạm hoặc là người thừa kế khác hàng nhưng bắt buộc người có tính mạng bi xâm phạm
phải là người thừa kế ở hàng thừa kế liền trên với người có hành vi xâm phạm và những người
đó không có người thế vị. Cũng chỉ có thể tước quyền hưởng di sản của người thừa kế khi hành
vi xâm phạm đến tính mạng của người thừa kế khác của họ là hành vi cố ý và đã bị tòa án kết
án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ là nếu người nào chỉ vô ý
làm chết người thừa kế khác hoặc cố ý xâm phạm nhưng không phải với mục đích chiếm đoạt
một phần hoặc toàn bộ di sản thì không chịu sự ràng buộc bởi quy định này.
4. Điểm d khoản 4 điều 643 BLDS: Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để
lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng
một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi
chết. Vì di chúc là sự thế hiện ý chí của người có di sản nên được pháp luật Việt Nam tôn trọng
và bảo vệ ý chí của người lập di chúc. Việc lập di chúc là việc làm nhân văn, không chỉ thể hiện
tình cảm và nguyện vọng của chúng ta trước lúc qua đời mà còn tránh cho những người thân
thích còn sống phát sinh những mâu thuẫn không đáng có. Một di chúc được coi là hợp pháp
phải hội đủ các điều kiện sau đây: (i) người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di
chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép; (ii) nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo
đức xã hội; và (iii) hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. Di chúc phải được lập
thành văn bản, hoặc có thể di chúc miệng trong các trường hợp đặc biệt.
Sự tự do về mặt ý chí trong khi lập di chúc của người có tài sản là một quyền được pháp luật
bảo hộ. Do đó, những hành vi cản trở đối với người lập di chúc là hành vi trái pháp luật và
những người này rất có thể sẽ bị tước quyền hưởng di sản thừa kế của người để lại di sản.
Theo điểm d khoản 1 Điều 643 BLDS có thể thấy:
− Người có hành vi giả mạo di chúc được hiểu là người có hành vi mạo danh người để lại di
chúc, lập một bản di chúc không theo ý chí của người để lại di sản hoặc làm cho những người
thừa kế khác tưởng rằng người chết có để lại di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di
sản. Người thực hiện hành vi này có thể là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản,
có thể là người ngoài diện thừa kế theo pháp luật và có tên trong di chúc được lập do lừa dối mà
có được. Với trường hợp thứ nhất, người thực hiện hành vi lừa dối là người thừa kế theo pháp
luật của người để lại di sản thì dĩ nhiên tòa án sẽ tuyên bố tước bỏ quyền hưởng thừa kế theo
pháp luật của người đó với di sản của người chết. Ở trường hợp còn lại, người thực hiện hành
vi lừa dối là người ngoài diện thừa kế theo pháp luật và có tên trong di chúc thì tòa án sẽ tuyên
di chúc vô hiệu và di sản được chia cho những người thừa kế theo pháp luật.
− Hành vi cưỡng ép, ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc là hành vi tác động đến
tâm lý, tinh thần của người để lại di sản buộc họ phải lập một di chúc để định đoạt di sản của
mình trái với ý nguyện đích thực của họ.
− Hành vi sửa chữa di chúc là hành vi của một người trong việc thay đổi một phần hoặc toàn bộ
nội dung của di chúc với mục đích nhằm hưởng phần di sản nhiều hơn so với phần di sản mà
người lập di chúc định đoạt cho mình hoặc nhằm hưởng toàn bộ di sản của người lập di chúc.
− Người có hành vi giả mạo di chúc được hiểu là người có hành vi lập một di chúc mạo danh
người để lại di sản khiến cho những người khác tưởng lầm rằng người chết có để lại di chúc
(mặc dù người chết không hề để lại di chúc) nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với
ý chí của người để lại di sản.
− Hủy di chúc là hành vi của người đã tiêu hủy di chúc của người để lại di sản làm cho những
người thừa kế khác tưởng rằng người chết không để lại di sản hoặc theo mong muốn có lợi cho
người có hành vi hủy di chúc đó.
Tuy nhiên, pháp luật luôn luôn tôn trọng ý chí của người để lại di sản, cụ thể, theo khoản 2 Điều
643 BLDS thì những người có hành vi vi phạm vẫn có thể được hưởng di sản theo di chúc nếu
người để lại di sản biết hành vi của họ mà vẫn thể hiện ý chí là cho những người này được
hưởng trong di chúc.
Theo quy định này pháp luật Việt Nam đã thể hiện rõ sự nhân đạo và phù hợp với truyền thống
của nhân dân ta, giúp cho những người có hành vi vi phạm thấy được sự nhân ái của người để
lại di sản mà tự mình sửa chữa, cải tạo để trở thành một công dân tốt.
III. Thực tiễn áp dụng điều 643 BLDS và một số tranh chấp thực tế liên quan đến người không
được hưởng di sản theo pháp luật.
1. Thực tiễn về vấn đề thừa kế liên quan đến người không có quyền hưởng di sản.
Trong thực tiễn có rất nhiều trường hợp con cháu vi phạm nghĩa vụ đạo lý đối với cha mẹ, ông
bà…Vì vậy cần phải hạn chế quyền lợi của những người có hành vi vi phạm đó, những người
này bị pháp luật tước quyền thừa kế di sản (Điều 643 BLDS năm 2005). Quy định này hoàn toàn
phù hợp với đạo lí, phong tục tập quán của nhân dân ta. Tuy nhiên, trong điều luật trên vẫn còn
tồn tại những nội dung chưa đầy đủ, chưa rõ ràng dẫn đến việc áp dụng giải quyết các tranh
chấp về thừa kế giữa các tòa án không thống nhất giữa các tòa án.
Việc áp dụng các trường hợp người thừa kế bị tước quyền hưởng di sản theo quy định của
pháp luật có một số vấn đề sau:
Theo điểm a khoản 1 Điều 643 BLDS, điều kiện tiên quyết là người có hành vi vi phạm phải bị
kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật. Do vậy nếu người không bị truy cứu trách nhiệm
hình sự hoặc không bị kết án vê hành vi “cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi
ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiên trọng danh dự nhân
phảm của người đó” thì không chịu sự điều chỉnh của điều luật này.
Theo điểm b khoản 1 Điều 643 BLDS, nghĩa vụ nuôi dưỡng phải được pháp luật quy định một
cách chính thức chứ không phải nghĩa vụ đạo đức thuần túy. Vi phạm nghĩa vụ phải có tính chất
nghiêm trọng, thực tiễn xét xử cho thấy việc đánh giá lại hoàn toàn phụ thuộc vào cảm tính của
thẩm phán. Điều này làm mất đi sự khách quan của pháp luật.
Theo nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Tòa án nhân dân tối cao, để ngăn ngừa tình
trạng tùy tiện Tòa án nhân dân tối cao đã giải thích việc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi
dưỡng là “Có khả năng thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng mà không thực hiện làm cho người cần
được nuôi dưỡng lâm vào tình trạng khổ sở, nguy hiểm đến tính mạng”. Ngoài ra sự việc còn
phải được diễn ra trong khoảng thời gian 3 năm trước khi thừa kế được mở. Từ đó có thể thấy,
việc quy định điều luật này chủ yếu mang ý nghĩa đạo lí bởi lẽ đơn giản là khi một người đã phải
phụ thuộc vào người khác khi còn sống khó có thể để lại tài sản giá trị hay quan trọng khi chết
đi.
Cơ sở để áp dụng các quy định của pháp luật theo điểm c khoản 1 Điều 643 BLDS là phải
chứng minh được động cơ phạm tội của người có hành vi vi phạm tức là việc vi phạm phải
nhằm mục đích chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa kế có tính mạng bị
xâm phạm đáng lẽ được hưởng nếu còn sống.
Thứ nhất, hành vi vi phạm phải được xảy ra trước thời điểm mở thừa kế. Sau khi thừa kế được
mở mỗi người thừa kế trở thành chủ sở hữu phần tài sản thừa kế của mình, nếu một người
thừa kế chết thì phần di sản mà đáng lẽ khi còn sống họ được hưởng sẽ do người thừa kế thế vị
của họ hưởng (Điều 677 BLDS), trường hợp người chết không có người thừa kế thế vị hoặc
phần di sản thừa kế của họ được định đoạt bởi một bản di chúc có hiệu lực pháp luật và người
“cố ý tước đoạt tính mạng người thừa kế” cũng nằm trong số những người có quyền hưởng
thừa kế của người bị giết thì trường hợp này sẽ áp dụng điểm a khoản 1 Điều 643. Việc áp dụng
nguyên tắc này chỉ được áp dụng trong trường hợp người vi phạm hành động với mục đích làm
tăng phần thừa kế của mình một cách “trực tiếp” trong phần di sản mà họ và người có tính mạng
bị xâm phạm có quyền thừa kế chung.
Thứ hai, trong mỗi một vụ án, động cơ phạm tội phải được ghi nhận trong bản án kết án của
người có hành vi vi phạm. Sẽ không hợp lí nếu kết án một người có ý định chiếm đoạt một tài
sản không tồn tại vào thời điểm phạm tội và cả ở thời điểm xét xử mà chỉ có thể được tuyên sau
khi đã mở thừa kế, vì lí do này mà bản án sẽ không thể tuyên trước khi mở thừa kế.
Thứ ba, hành vi vi phạm thường chỉ xảy ra đối với những người thừa kế có quyền hưởng di sản
theo pháp luật, ít khi xảy ra đối với những người được chỉ định trong di chúc. Tuy nhiên cũng có
một vài trường hợp ngoại lệ như khi một người biết được nội dung của di chúc là để lại toàn bộ
di sản cho hai người thừa kế cùng hàng là người đó và một người nữa (trường hợp chỉ có hai
người này là hai người thừa kế duy nhất ở hàng đó) thì một người có thể xâm phạm tính mạng
người thừa kế kia với mục đích chiếm một phần di sản hoặc toàn bộ di sản nếu người thừa kế
kia không có người thế vị.
VD: A có hai người con là B và C. B có con là D. A chết có để lại di chúc cho B và C mỗi người
một nửa di sản của mình. C biết được việc đó trước khi A chết nên đã giết B nhằm chiếm đoạt
một phần di sản thừa kế của B mà đáng lẽ nếu còn sống thì B sẽ được hưởng. Phần di chúc có
liên quan đến B sẽ bị vô hiệu, theo đó sẽ được chia lại theo pháp luật cho những người có
quyền hưởng là C và B, nhưng do B đã chêt trước A nên phần di sản đó sẽ do con của B là D
hưởng theo nguyên tắc thừa kế thế vị (D chỉ được hưởng ½ di sản mà B đáng lẽ được hưởng
nếu còn sống, C được hưởng ½ di sản của A và thêm ½ phần di sản mà nếu còn sống B sẽ
được hưởng). trong trường hợp trên, nếu B không có con thì C sẽ được hưởng toàn bộ di sản
của A.
Theo điểm d khoản 1 Điều 643 BLDS, các hành vi như sử dụng di chúc giả, giấu giếm di chúc,
làm giả di chúc… nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý muốn của người lập di
chúc có thể được xử lí theo nguyên tắc áp dụng tương tự. Nhưng nếu người lập di chúc bị
cưỡng ép hoặc ngăn cản trong trong khi lập di chúc thì người đó có thể sử dụng quyền truất
quyền hưởng di sản của người đó hoặc có thể lập một bản di chúc khác theo ý chí của mình,
bản di chúc lập sau cùng mới là bản được dùng làm căn cứ phân chia tài sản. Còn nếu việc
cưỡng ép hoặc ngăn cản có dấu hiệu của bạo lực nghiêm trọng thì có thể áp dụng theo điểm a
khoản 1 Điều 643 BLDS.
2. Một số tranh chấp thực tế
Vụ án tranh chấp quyền thừa kế quyền sử dụng đất và nhà ở tại Trần Cao Vân, thành phố Đà
Nẵng.
Năm 1955, Vợ chồng Ông Võ Văn Khôi bà Bùi Thị Út, sống tại Cầu Đỏ, huyện Hòa Vang, TP Đà
Nẵng. Có hai con là bà Võ Thị Xuân và bà Võ Thị Hương. Năm 1970, ông Khôi sống chung với
bà Nguyễn Thị Liễu và có 2 người con là Nguyễn Thị Thu và Võ Ngọc Thanh.
Ngôi nhà số 189 (số mới) 79 (số cũ) Trần Cao Vân - Đà Nẵng hiện ông Khôi đang quản lý do bà
Út mua vào năm 1968 (lúc này ông Khôi đang sống với bà). Năm 1989, UBND TP Đà Nẵng công
nhận quyền sở hữu ngôi nhà trên đứng tên bà Bùi Thị Út . Năm 1978 bà Liễu chết, ông Khôi đưa
các con về sống chung lại với bà Út tại ngôi nhà số 189 (số mới) 79 (số cũ) Trần Cao Vân - Đà
Nẵng. Bà Út và các con riêng của chồng sống với nhau rất tốt Năm 1990, bà Bùi Thị Út chết.
Tháng 9-2006, bà Võ Thị Xuân yêu cầu Tòa án chia thừa kế theo di chúc của bà Bùi Thị Út để lại
ngày 22-5-1984. Trong bản di chúc bà Út để lại di sản thừa kế cho 4 người con gái và 2 cháu
trai. Về phía bị đơn và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan cho rằng: Bản di chúc do bà
Xuân xuất trình là giả mạo và yêu cầu chia thừa kế theo luật. Và theo Thông báo ngày 28-22007 của Tổ chức giám định Công an TP Đà Nẵng đã xác định “chữ ký và con dấu của người
xác thực di chúc là giả”
Trong vụ án :
− Nguyên đơn : Bà Võ Thị Xuân.
− Bị đơn : Ông Võ Ngọc Khôi.
Như vậy, trong trường hợp này việc chia di sản thừa kế tuân theo pháp luật vì bà Bùi Thị Út
không để lại di chúc hoặc di chúc bị thất lạc.
Tòa án nhân dân quận TK đã xử và quyết định:
1. Bác toàn bộ yêu cầu đòi chia di sản và tước quyền thừa kế theo luật của bà Võ Thị Xuân đối
với di sản.
2. Công nhận sự thỏa thuận về việc chia di sản thừa kế như sau: 44,21m2 đất tại số 189 Trần
Cao Vân có giá trị 120.000.000đ là di sản thừa kế do bà Bùi Thị Út để lại được giao ông Võ
Ngọc Khôi quản lý sử dụng và ông Nguyễn Văn Nghĩa từ chối nhận di sản thừa kế nên ông Khôi
phải trích trả kỉ phần thừa kế cho những người sau: Trả cho ông Võ Ngọc Thanh, bà Nguyễn Thị
Thu, bà Võ Thị Hương mỗi người là 30.000.000đ.
Trong tình huống trên, ta thấy được rằng bà Xuân đã có hành vi cung cấp di chúc giả được xác
nhận theo thông báo của Tổ chức giám định Công an thành phố Đà Nẵng “chữ kí và con dấu
của người xác thực di chúc là giả”. Như vậy theo quy định của pháp luật thì bà Bùi thị Út chết
không để lại di chúc và di sản của bà Út sẽ được chia theo pháp luật. Tuy nhiên, bà Xuân đã có
hành vi “sử dụng” di chúc giả, từ chi tiết này em nhận thấy vẫn còn khúc mắc trong vụ án mà toà
án chưa giải quyết một cách minh bạch rõ ràng. Đó là về ý thức chủ quan của bà Xuân khi sử
dụng di chúc giả, ở đây là ý nghĩa hành vi của bà Xuân là do là vô ý hay cố ý sử dụng bản di
chúc giả đó nhằm chiếm một phần hoặc toàn bộ di sản. Nếu xác định được bà Xuân cố ý lập di
chúc giả nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản của bà Út thì căn cứ theo điểm d khoản 1
Điều 643 BLDS: “Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong
việc lập di chúc, giả mạo, hủy di chúc, sửa chữa di chúc, nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di
sản trái với ý chí của người để lại di sản", bà Xuân sẽ bị tước quyền hưởng di sản và bản án sơ
thẩm của Tòa án nhân dân quận TK đã xử lý chính xác. Nhưng nếu trong trường hợp bà Xuân
không cố ý đưa ra di chúc giả, nghĩa là bản di chúc đó là giả nằm ngoài nhận biết của bà Xuân,
bản thân bà không biết nó là giả và tin nó là di chúc thật thì ta không thể tước quyền thừa kế của
bà Xuân. Toà án cần xử lý xác đáng và rõ ràng hơn tránh gây hiểu nhầm.
3. Một số ý kiến cá nhân về vấn đề người không được quyền hưởng di sản theo pháp luật.
Trong tiến trình tìm hiểu và thực hiện đề tài “Một số vấn đề về người không được quyền hưởng
di sản theo qui định tại khoản 1 điều 643 Bộ luật dân sự” em có một số ý kiến đóng góp và nhận
xét như sau:
Trước hết, theo quy định của pháp luật thì một người chỉ có thể bị tước quyền hưởng di sản theo
pháp luật khi đã có một bản án của Tòa án kết án về hành vi của họ, vấn đề ở đây là trong điều
luật không nói rõ là “đã từng bị kết án” hay “bị Tòa án kết án và vẫn còn án tích” bởi theo quy
định của Điều 63 BLHS năm 1999 “người được xóa án tích coi như chưa bị kết án và được Tòa
án cấp giấy chứng nhận”. Theo đó, nếu như hiểu các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 643
BLDS áp dụng cho các trường hợp đã từng bị kết án về hành vi vi phạm của mình thì cho dù họ
đã được xóa án tích thì họ vẫn bị tước quyền hưởng di sản, nếu hiểu theo nghĩa là bị Tòa án kết
án và vẫn còn án tích thì họ sẽ chỉ bị tước quyền hưởng di sản khi còn mang án tích và đương
nhiên họ cũng sẽ được khôi phục lại quyền hưởng thừa kế của mình khi họ đủ điều kiện để
được xóa án tích.
Thứ hai là về việc có nên tính người bị tước quyền hưởng di sản là một nhân suất khi tính một
suất thừa kế theo pháp luật không? Suy nghĩ về quan điểm này, em đồng ý khi cho rằng, họ là
những người lẽ ra được hưởng di sản nhưng do có những hành vi trái đạo đức, trái pháp luật
nên đã bị tước đi quyền hưởng di sản. Vì thế nên họ không còn là người thừa kế theo pháp luật
của người để lại di sản. Vì lẽ đó ta không được tính họ vào nhân suất để xác định một suất theo
luật. Bởi lẽ cách tính một suất thừa kế là trong trường hợp không có di chúc, tức là chia di sản
theo pháp luật, mà họ là những người không có quyền hưởng di sản theo pháp luật tức là bị
pháp luật tước quyền hưởng thừa kế, nếu di sản được chia theo pháp luật thì họ không có
quyền hưởng. Do đó, ta không nên tính những người đó là một nhân suất khi xác định một suất
thừa kế theo pháp luật.
Thêm vào đây là theo ý kiến của TS. Nguyễn Minh Tuấn, trường đại học Luật Hà Nội thì “ngoài
các hành vi được quy định trong khoản 1 Điều 643 BLDS, cần phải xem xét một hành vi nguy
hiểm của người thừa kế khác như hành vi che giấu tôi giết người để lại di sản. Khi người thừa
kế biết rõ ràng là người thừa kế khác giết người để lại di sản nhưng không tố giác hành vi đó
mà còn che giấu tội phạm đặc biệt nguy hiểm. Hành vi của người thừa kế không những vi phạm
pháp luật nghiêm trọng mà còn vi phạm đạo đức xã hội. Người đã thực hiện hành vi che giấu tội
phạm xâm phạm tính mạng của người để lại di sản thừa kế nên không xứng đáng nhận di sản
của người đó để lại”. Em nghĩ chúng ta ai cũng có thể thấy rằng đây là vấn đề liên quan đến
pháp luật mà người vi phạm không trực tiếp xâm phạm tính mạng người để lại di sản nên không
đến mức phải tước quyền thừa kế của họ. Chính bởi những người trong diện được hưởng thừa
kế thường có quan hệ gần gũi với nhau như bố mẹ - con cái, vợ - chồng, anh, chị - em,… nên
việc không tố giác hành vi xâm phạm có thể không bị coi là phạm tội theo quy định của BLHS.
Lẽ đơn giản vì ai cũng là con người, có cảm xúc và mối quan hệ gắn bó với nhau, pháp luật tuy
nghiêm khắc và phải khách quan nhưng cũng là những điều được tạo ra để bảo vệ mối quan hệ
giữa con người với con người cho nên cũng cần xét đến cảm tính để có những quyết định cuối
cùng vừa hợp tình, vừa hợp lý.
KẾT LUẬN
Những vấn đề xác định những người nào không được quyền hưởng di sản của người để lại di
sản là những vấn đề quan trọng trong khi chia thừa kế đối với di sản của người chết. Cùng
những hiểu biết về vấn đề này sẽ giúp cho Tòa án, cá nhân có thẩm quyền có những phán xử
vừa chính xác đúng với quy định của pháp luật vừa phù hợp với đạo đức xã hội. Ngoài những ý
nghĩa trên, quy định của pháp luật về người không được quyền hưởng di sản còn có tính kỉ
cương, làm gương đối với mọi người về hậu quả pháp lý mà họ sẽ phải nhận nếu thực hiện
những hành vi trái pháp luật cũng như đạo đức xã hội. Tuy nhiên, cũng còn một số điểm cần
phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với bối cảnh xã hội phát triển đa dạng như bây giờ. Em
mong rằng trong lần sửa đổi kế tiếp, bộ luật dân sự có thể hoàn thiện hơn nữa các quy định về
thừa kế nói chung cũng như người không được quyền hưởng di sản nói riêng. Cuối cùng, do
những hạn chế về nhận thức và cách thức tiếp cận vấn đề, và đây là một lĩnh vực lớn cần sự
am hiểu sâu rộng về điều luật và thực tế xã hội, toà án, cho nên bài tập của em còn những hạn
chế nhất định, em rất mong nhận được sự cảm thông, góp ý của các thầy cô và các bạn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật dân sự năm 2005
2. Luật thừa kế Việt Nam – TS Phùng Trung Tập – NXB Hà Nội
3. Giáo trình Luật dân sự Việt Nam – TS Lê Đình Nghị - NXB Giáo dục Việt Nam.
4. TS. Nguyễn Minh Tuấn, Pháp luật thừa kế của Việt Nam những vấn đề lí luận và thực tiễn,
Nxb. Lao động – Xã hội.
5. TS. Phùng Trung Tập, Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay,
Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2004.
6. Nguyễn Ngọc Điện, Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật dân sự Việt Nam, Nxb. Trẻ, TP.
HCM, 2001.
7. Một số ý kiến từ Diễn đàn Pháp Luật Việt Nam cùng tư liệu, nhận xét từ các trang web khác.
Nếu muốn download không mất phí, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01
bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm vào email hoặc inbox
facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link
download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!
Để download, xin vui lòng điền vào form tại Tải bài tập Luật miễn phí và gửi tối thiểu 01 bài tập đạt trên 7
điểm và chưa từng đăng tại web Thư viện bài tập trường ĐH Luật Hà Nội vào email
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ
CHUYÊN MỤC
• 10 phút Tiếng Anh mỗi ngày dành cho sinh viên Luật (2)
• Bài giảng (28)
• Bài nghiên cứu Luật (39)
• Bài tập cá nhân (209)
• Bài tập học kỳ (727)
• Bài tập nhóm (238)
• Bình luận Bộ luật Hình sự (81)
• Bình luận Bộ luật Tố tụng hình sự (10)
• Câu hỏi bán trắc nghiệm (1)
• Câu hỏi tham khảo (2)
• Chính sách và Pháp luật Kinh tế đối ngoại của Việt Nam (1)
• Chuyện nghề Luật (2)
• Công chứng chứng thực (8)
• Công pháp quốc tế (57)
• Đại cương văn hóa VIệt Nam (11)
• Đề cương môn học (5)
• Đề cương ôn tập (149)
• Đề thi (12)
• Đề thi vấn đáp (23)
• Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam (7)
• Giáo dục thể chất (2)
• Giáo trình (75)
• Hợp đồng thương mại quốc tế (2)
• Hợp đồng trong thương mại (1)
• Khoa học điều tra hình sự (2)
• Khoa học điều tra tội phạm (3)
• Khóa luận tốt nghiệp (3)
• Khoa Luật ĐH Quốc gia HN (1)
• Khoa Luật ĐH Vinh (2)
• Kinh tế học đại cương (12)
• Kinh tế vi mô (9)
• Kinh tế vĩ mô (4)
• Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật (2)
• Kỹ năng đàm phán ký kết điều ước quốc tế (4)
• Kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại (1)
• Kỹ năng giao tiếp nghề luật (6)
• Kỹ năng luật sư trong tố tụng hình sự (1)
• Kỹ năng soạn thảo hợp đồng thương mại (1)
• Kỹ năng thẩm định kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (2)
• Kỹ năng tổ chức công sở (11)
• Kỹ năng tư vấn pháp luật Dân sự (2)
• Lễ tân ngoại giao (11)
• Lịch sử Nhà nước và Pháp luật thế giới (22)
• Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam (38)
• Lịch sử văn minh thế giới (11)
• Lịch thi (1)
• Logic học đại cương (1)
• Luật An sinh xã hội (6)
• Luật Bảo vệ môi trường (3)
• Luật Biển quốc tế (6)
• Luật Bình đẳng giới (11)
• Luật Cạnh tranh (9)
• Luật chứng khoán (17)
• Luật Dân sự 1 (108)
• Luật Dân sự 2 (84)
• Luật Doanh nghiệp (1)
• Luật Đất đai (40)
• Luật Đấu thầu (1)
• Luật Đầu tư (8)
• Luật Hành chính (62)
• Luật Hiến pháp (40)
• Luật Hình sự 1 (95)
• Luật Hình sự 2 (76)
• Luật Hình sự một số nước trên thế giới (1)
• Luật Hôn nhân và gia đình (34)
• Luật Lao động (53)
• Luật Môi trường (7)
• Luật Ngân hàng (14)
• Luật Ngân sách Nhà nước (6)
• Luật Người khuyết tật (4)
• Luật Nhà ở (9)
• Luật Phá sản (3)
• Luật Phòng chống mua bán người (1)
• Luật So sánh (19)
• Luật Sở hữu trí tuệ (11)
• Luật Tài chính (48)
• Luật Tài chính doanh nghiệp (3)
• Luật thi hành án dân sự (4)
• Luật Thuế (3)
• Luật Thương mại 1 (72)
• Luật Thương mại 2 (47)
• Luật Thương mại quốc tế (4)
• Luật Tố tụng Dân sự (63)
• Luật Tố tụng Hình sự (69)
• Luật Tố tụng Lao động (1)
• Luật Trách nhiệm bồi thường (1)
• Lý luận Nhà nước và pháp luật (64)
• Mỹ học (3)
• Nghe-luat-va-phuong-phap-hoc-luat (2)
• Nghiên cứu khoa học (1)
• Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin (28)
• Pháp luật bảo hiểm dân sự (1)
• Pháp luật bồi thường giải phóng mặt bằng (16)
• Pháp luật chống bán phá giá (1)
• Pháp luật cộng đồng ASEAN (37)
• Pháp luật hải quan trong kinh doanh xuất nhập khẩu (2)
• Pháp luật kinh doanh bảo hiểm (17)
• Pháp luật kinh doanh bất động sản (8)
• Pháp luật liên minh châu Âu (1)
• Pháp luật quảng cáo hội chợ triển lãm (4)
• Pháp luật quốc tế về quyền con người (6)
• Pháp luật vận chuyển hàng không quốc tế (1)
• Pháp luật về quyền nhân thân (4)
• Pháp luật về quyền trẻ em (2)
• Phương pháp học đại học ngành Luật (1)
• Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành Luật (1)
• Quan hệ kinh tế quốc tế (12)
• Quản lí thương mại (1)
• Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại. (3)
• Quản trị doanh nghiệp (7)
• Sách hay nên đọc (1)
• Sách Tiếng Anh chuyên ngành Luật (7)
• Tài chính học (1)
• Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (1)
• Tạp chí khoa học pháp lý (2)
• Tạp chí Luật học (2)
• Tạp chí Nghề luật (1)
• Tạp chí nghiên cứu lập pháp (26)
• Tạp chí Thanh tra (1)
• Tâm lý học đại cương (33)
• Tâm lý học tội phạm (2)
• Tâm lý học tư pháp (6)
• Thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo (7)
• Thủ tục đặc biệt trong Tố tụng Dân sự (2)
• Thủ tục đặc biệt trong Tố tụng Hình sự (9)
• Tiếng Anh (7)
• Tin tuc (26)
• Tòa án Hình sự quốc tế (1)
• Tổ chức và hoạt động Interpol (6)
• Tội phạm học (21)
• Tổng hợp bài tập (7)
• Tổng quan về kinh doanh quốc tế (5)
• Tư pháp quốc tế (55)
• Tư tưởng Hồ Chí Minh (25)
• Tư vấn hợp đồng lao động (4)
• Văn bản pháp luật (1)
• Vieclam (66)
• Việc làm thêm cho sinh viên (15)
• Xã hội học đại cương (10)
• Xã hội học pháp luật (10)
• Xây dựng văn bản pháp luật (38)
Bài đăng phổ biến
•
Bài tập học kỳ Lịch sử Nhà nước pháp luật Việt Nam - Đặc điểm của hình phạt
trong hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam
Trong lịch sử tồn tại và phát triển của các nhà nước phong kiến Việt Nam, pháp
luật luôn giữ một vai trò quan trọng trong việc giúp các nh...
•
Nguyên tắc bảo đảm tuân thủ thẩm quyền khi xây dựng văn bản pháp luật - Bài
tập học kỳ Xây dựng văn bản pháp luật
Xây dựng văn bản pháp luật là hoạt động mang tính chuyên môn do nhiều cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện bằng việc xác lập những hìn...
•
Vai trò của các yếu tố đối với sự trình hình thành và phát triển nhân cách - Bài
tập học kỳ Tâm lý học đại cương
Sự hiểu biết về nhân cách con người là tiền đề để điều khiển hoạt động của họ
một cách có hiệu quả, đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi ...
•
Đề cương ôn tập Lịch sử văn minh thế giới có đáp án - Phần 2
Câu 11 Sự ra đời và phát triển của đạo Ky tô thời cổ trung đại ở châu Âu 1. Sự ra
đời: Theo truyền thuyết, người sáng lập ra đạo Kit...
•
Phân tích vai trò của yếu tố giao tiếp đối với sự hình thành, phát triển nhân cách
- Bài tập học kỳ Tâm lý học đại cương - 9 điểm
Theo tâm lý học nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lí của một cá nhân
biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy. Con người...
•
Sự vận dụng nguyên tắc chủ nghĩa Mác – Lênin giải quết vấn đề tôn giáo của
Đảng và nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Bài tập học kỳ Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin. Việt Nam là
quốc gia có nhiều tôn giáo, có tôn giáo du nhập từ bên n...
•
Cafe Sữa Lúa 108B Vạn Phúc tuyển Nhân viên phục vụ bàn cafe
Việc làm thêm cho sinh viên Vị trí tuyển dụng: Nhân viên phục vụ bàn cafe Hình
thức làm việc: Bán thời gian cố định Mức lương: 1 -...
•
So sánh sự giống và khác nhau giữa cao trào cách mạng 1930 – 1931 và phong
trào dân chủ 1936 – 1939
Bài tập học kỳ Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam. Cách mạng tháng
Tám năm 1945 thắng lợi là một bước ngoặt lớn trong lịch sử ...
•
Câu hỏi và Đáp án ôn tập Luật Hành chính (Phần 2)
Câu 11: Bất cứ cá nhân nào đang ở trên lãnh thổ nước ChxhcnVN hay người ở
nước ngoài ,Không quốc tịch... đều là đối tượng của pháp luật x...
•
Phân tích những phẩm chất đạo đức cơ bản của người Việt Nam mới theo tư
tưởng Hồ Chí Minh - Bài tập học kỳ Tư tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về đạo đức và thực hành đạo đức. Ở
Người, đạo đức đã đạt tới một sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm,...
Tổng số lượt xem trang
Copyright © 2015 BÀI TẬP LUẬT - Template by Arlina Design - Sponsored by
Caramenghilangkanmembuat