Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Hình tượng tác giả nữ trong thơ Vi Thùy Linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.4 KB, 66 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

********

LÊ THỊ KIM OANH

HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ NỮ
TRONG THƠ VI THÙY LINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý Luận văn học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

ThS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy
cô giáo của khoa Ngữ văn nói chung và các thầy cô trong tổ Lý luận Văn học
nói riêng đã tận tình dạy dỗ tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học
tập và nghiên cứu đề tài.
Em cũng xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Vân Anh, ngƣời đã
tận tình hƣớng giúp dẫn em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè luôn đồng hành, tạo điều kiện giúp đỡ
để em hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2017
Sinh viên



Lê Thị Kim Oanh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các dẫn chứng và kết quả trong khóa luận đều chính xác, trung thực, chƣa
công bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Lê Thị Kim Oanh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5
6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 6
7. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 6
8. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 6
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ NỮ TRONG THƠ
TRỮ TÌNH ........................................................................................................ 8
1.1.

Khái niệm hình tƣợng tác giả .................................................................. 8


1.2.

Đặc điểm của hình tƣợng tác giả ............................................................ 9

1.2.1. Tự biểu hiện của chính tác giả ................................................................ 9
1.2.2. Cái nhìn nghệ thuật ............................................................................... 11
1.2.3. Giọng điệu nghệ thuật ........................................................................... 12
1.3.

Hình tƣợng tác giả nữ và một số biểu hiện đặc thù .............................. 13

1.3.1. Khái niệm hình tượng tác giả nữ .......................................................... 13
1.3.2. Đặc tính của hình tượng tác giả nữ ...................................................... 13
Chƣơng 2. VAI GIAO TIẾP CỦA HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ NỮ TRONG
THƠ VI THÙY LINH ..................................................................................... 17
2.1. Hình tƣợng tác giả nữ trong vai giao tiếp “ta” – nhân danh giới nữ........ 17
2.2. Hình tƣợng tác giả nữ trong vai ngƣời mẹ ............................................... 22
2.3. Hình tƣợng tác giả nữ trong vai ngƣời yêu .............................................. 25
2.4. Hình tƣợng tác giả nữ trong vai ngƣời con .............................................. 28


2.5. Hình tƣợng tác giả nữ và ý thức về nét đẹp bản thể giới ......................... 30
2.5.1. Vẻ đẹp ngoại hình.................................................................................. 30
2.5.2. Vẻ đẹp phẩm chất .................................................................................. 33
Chƣơng 3. PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ NỮ
TRONG THƠ VI THÙY LINH ...................................................................... 37
3.1. Tự biểu hiện của hình tƣợng tác giả nữ ................................................... 37
3.2. Những biểu tƣợng thể hiện cái nhìn nữ tính ............................................ 39
3.2.1. Biểu tượng “cái tôi” ............................................................................. 40

3.2.1. Biểu tượng tình yêu. ............................................................................. 43
3.1.2. Biểu tượng thời gian.............................................................................. 48
3.3. Giọng điệu ................................................................................................ 51
3.3.1. Giọng điệu trầm tư, sâu lắng ................................................................ 51
3.3.2. Giọng điệu cuồng nhiệt ......................................................................... 53
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tác giả có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình văn học. Tác
giả là ngƣời sáng tạo ra tác phẩm. Trong quá trình tồn tại, tác phẩm có ý nghĩa
khách quan. Song, chúng ta không thể không thừa nhận vai trò của chủ thể
sáng tạo. Dù cố ý hay vô ý thì trong tác phẩm, tác giả bao giờ cũng sẽ lƣu lại
dấu ấn nhân cách, quan điểm thẩm mỹ,... ở nội dung và hình thức của tác
phẩm. Hình tƣợng tác giả có vai trò, vị trí, đặc điểm riêng trong hệ thống hình
tƣợng của tác phẩm. Hình tƣợng tác giả liên quan đến vai giao tiếp nghệ thuật
đƣợc nghệ sĩ chọn để tác động đến độc giả qua tác phẩm.
Đặc điểm giới tính có ảnh hƣởng không nhỏ đến hành trình sáng tạo
của nghệ sĩ. Cùng tìm hiểu hình tƣợng tác giả nữ trong thơ là giúp chúng ta
hiểu sâu sắc hơn những đóng góp của thơ nữ trong nền văn học.
1.2. Vi Thùy Linh là một những cây bút trẻ thuộc thế hệ 8X, chịu ảnh
hƣởng của nhiều luồng văn học trên thế giới, có những nét phá cách và có
nhiều thể nghiệm mới mẻ. Cùng với hành trình tìm cho mình phong cách thơ
mới định hình, thơ của tác giả đang có những bứt phá mới. Vi Thùy Linh đã
trở thành “một hiện tƣợng của thơ ca Việt Nam hiện đại” với sức sáng tạo khá
sung mãn. Đọc thơ Vi Thùy Linh, ngƣời đọc trở về với những gì chân thật
nhất, đời thƣờng nhất: đó là tình yêu trần thế, bản chất giới tính, sự tồn tại
mang giá trị nhân văn… Bằng cá tính thơ của mình, cây bút trẻ này đã bộc lộ

cái tôi, thổi vào văn đàn một luồng gió mới. Cũng từ đó, một phong cách thơ
nữ hình thành với gƣơng mặt riêng, không trộn lẫn trong nền thơ ca đƣơng
đại. Nhờ không ngừng nỗ lực phƣơng diện sáng tạo nội dung lẫn thi pháp, Vi
Thùy Linh đƣợc coi là một trong những nhà thơ trẻ góp phần tạo ra diện mạo
mới của thơ đƣơng đại.

1


Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Hình tượng
tác giả nữ trong thơ Vi Thùy Linh”. Tiếp cận thơ Vi Thùy Linh theo hƣớng
này, chúng tôi hi vọng có cái nhìn sâu sắc hơn đối với thế giới nghệ thuật của
một nhà thơ. Đây cũng là một đề tài nghiên cứu chứa nhiều tƣ liệu hữu ích,
đáp ứng ham muốn tìm hiểu thơ của sinh viên Văn và những ai quan tâm đến
thơ nữ trẻ Việt Nam thời kỳ đổi mới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Từ góc độ lý luận phê bình
Đầu thế kỷ XX, các nhà phê bình chƣa có những nghiên cứu tập trung
về hình tƣợng tác giả nữ. Tuy nhiên, đâu đó vẫn xuất hiện những bài nhận xét
chung về mối quan hệ giữa văn chƣơng gắn liền với tài năng của các nữ thi sĩ.
Năm 1987, trong bài viết: Một vài suy nghĩ về thơ tình trong những
năm gần đây, Hà Minh Đức nhận xét: “Thơ chị là tiếng nói của trái tim xúc
động, da diết, chân thực. Nếu xem tình cảm sâu lắng chân thực nhƣ một phẩm
chất quan trọng của thơ tình thì chính thơ tình của các tác giả nữ sẽ ƣu trôi
hơn về phƣơng diện này” [8;528].
Năm 1993, trong bài Văn chương nữ giới – một cách thể hiện ở đời
Huỳnh Nhƣ Phƣơng đã nhận xét: “Ngƣời phụ nữ đem tính nữ của mình phả
lên mặt giấy thì cũng chính là họ tìm cách đƣa tính nữ đó vào cuộc sống. Do
vậy văn chƣơng nữ giới là văn chƣơng của sự quân bình và hài hòa - quân
bình và hài hòa giữa động và tĩnh, giữa dƣơng và âm, giữa lý trí và tình cảm”

[28;137].
Tạp chí văn học số 6/1996 đăng tải nhiều ý kiến đóng góp của các nhà
phê bình: Lại Nguyên Ân, Phạm Xuân Nguyên, Vƣơng Trí Nhàn, Văn Tâm,
Đặng Anh Đào,… về Phụ nữ và văn chương các tác giả đã đề cấp đến nhiều
vấn đề về nữ giới trong đó nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào cho rằng: “Phụ nữ
thƣờng mạnh ở chỗ họ đƣa tất cả tâm hôn và cuộc đời vào trong sách”
[27;129].

2


Sách Nữ văn sỹ Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX do Mai Hƣơng biên soạn
và tuyển chọn (1997) đã giới thiệu 16 gƣơng mặt nữ nghệ sĩ tiêu biểu và
khẳng định “Các tác giả nữ đã tạo thành một mảng riêng, hài hòa trong bức
tranh văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ”.
Gần đây nhất trong công trình Lý Luận phê bình văn học Việt Nạm đầu
thế kỷ XX, nhà nghiên cứu Trần Mạnh Tiến khẳng định: “cái nhìn mới mẻ về
tiềm năng của ngƣời phụ nữ” trong văn học đầu thế kỷ XX.
2.2. Những nghiên cứu về thơ Vi Thùy Linh
Ngay từ tập thơ đầu tiên, Vi Thùy Linh đã tạo nên sự chú ý từ công
chúng. Chỉ riêng ở khía cạnh tiếp nhận thơ, có thể thấy hai hƣớng phân lập rất
rõ: khen ngợi, tôn vinh khẳng định và phủ nhận, phê phán, tẩy chay. Vi Thùy
Linh trở thành “Một hiện tƣợng của thơ ca Việt Nam hiện đại” [39].
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã thấy một “Hiện tƣợng Vi Thùy Linh”
(in trong báo Sinh viên Việt Nam, 9.2003) “Nhiều ngƣời nói với tôi rằng Vi
Thùy Linh là biểu tƣợng sex trong thơ. Tôi không thấy thế. Vi Thùy Linh là
một biểu tƣợng trong trắng đấy chứ Vi Thùy Linh là một hiện tƣợng trong thơ
Việt Nam. Một tiếng thơ lạ” [45].
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên khi đọc tập Đồng tử thấy
Linh là “Ngƣời “tận lực tham ô tuổi trẻ” để sống thơ” [24] “Vẫn một niềm

khao khát của Linh nhƣ ngày nào, khao khát vừa ngây thơ vừa đau đớn mà
hạnh phúc. Tôi (và ta) gặp lại ở đây những khát vọng cháy bỏng và thăng hoa
trong thơ Linh về tình yêu. “Chân lý” bị khƣớc từ ở đây là những con mắt đạo
đức giả, những rao giảng tới điều nhàm chán cũ rích, những sự bất lực, những
chân lý lỗi thời. Mặc tất! - vì tình yêu mạnh hơn và sinh tạo ra những chân lý
đẹp nhất, đó là phát minh vĩ đại nhất của mọi thời đại… Thế là đủ cho Linh
hát ca và hoan lạc. Một niềm hoan lạc sống đời thơ” [4].

3


Nguyễn Việt Chiến khi đọc tập thơ này đã viết bài Thơ Vi Thùy Linh
cơn cuồng lưu từ những mê - lộ - chữ và nhận thấy “Vi Thùy Linh có một đời
sống nồng cháy đam mê và nhiều nỗi đau mờ, nhiều nỗi đau. Trong những bài
thơ định mệnh của mình, Vi Thùy Linh nhƣ một ngƣời dệt tầm gai nhẫn nại
đan dệt những cảm xúc của mình với nỗi đau vô hình trong tay - ngôn - ngữ
luôn bị trầy xƣớc, rớm máu bởi những nỗi đau vô hình trong thi ca và hữu
hình trong tình yêu, đời sống con ngƣời” [46].
Nhà thơ, dịch giả Dƣơng Tƣờng khẳng định: “Vi Thùy Linh là một cơn
lốc - lốc ý tƣởng, lốc chữ (chứa chất nổ), lốc tình (đôi khi là khoái cảm). Cơn
lốc không kiềm chế đó đƣơng nhiên gây sốc, khiến nhiều ngƣời ngộ nhận
những cố gắng trong thơ cô và lầm lẫn cho sự bất chấp những ƣớc lệ và kiêng
kị và phạm húy. Với tôi, Vi Thùy Linh là một biểu tƣợng giải phóng phụ nữ
trong thơ” [49].
Trần Đăng Khoa trong bài viết Đọc lại thơ Vi Thùy Linh đã đƣa ra một
cái nhìn tổng thể, khẳng định cá tính, sức sống của thơ Vi Thuỳ Linh: “Thơ
Vi Thùy Linh là thế. Ngổn ngang và rậm rạp trong những suy nghĩ trăn trở
của ngày hôm nay… Phải nói Vi Thùy Linh là ngƣời dũng cảm, tự tin. Thơ
chị có nội lực. Chị vin vào nội lực ấy mà đứng dậy trên hai chân của mình và
sáng bằng nƣớc mắt. Đọc chị, ta luôn có cảm giác rợn ngợp nhƣ đang đứng

trƣớc một ngọn núi lửa mới tuôn trào với một sức mạnh không thể ngăn cản
nổi. Lẫn trong ngổn ngang đất đỏ, nham thạch là không ít những thỏi quặng
quý” [2].
Đài AFI, chƣơng trình tết Đinh Hợi (2007) có nhận xét: “Vi Thùy Linh
là nhà thơ trẻ Việt Nam có nội lực mạnh nhất hiện nay. Cô sở trƣờng nhất
trong đề tài tình yêu. Nói đến Vi Thùy Linh, là nói đến những bài thơ tình yêu
không thể trộn lẫn của cô” [7].

4


Nhƣ vậy qua khảo sát các bài viết và công trình nghiên cứu trên đây, có
thể thấy các nhà nghiên cứu mới chỉ gợi hoặc nêu ra đƣợc một vài nhận xét sơ
bộ về hình tƣợng tác giả nữ trong văn học hay trong thơ Vi Thùy Linh mà
chƣa có công trình nào tập trung nghiên cứu về vấn đề này. Đây là một
khoảng trống thôi thúc để chúng tôi thực hiện đề tài.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của khóa luận đƣợc chúng tôi xác định ở
đây là: Sự biểu hiện cụ thể của hình tƣợng tác giả nữ trong thơ Vi Thùy Linh.
3.2. Phạm vi khảo sát của khóa luận
Thực hiện đề tài nghiên, chúng tôi tập trung khảo sát ba tập thơ tiêu
biểu của Vi Thùy Linh: Khát (Nxb Hội nhà văn, 1999), Linh (Nxb Thanh
Niên, 2000) và Đồng tử (Nxb Văn nghệ, 2005).
4. Mục đích nghiên cứu
Đi sâu tìm hiểu là lý giải nét riêng về hình tƣợng tác giả nữ trong thơ
Vi Thùy Linh nhƣ: Cái nhìn nghệ thuật, giọng điệu nghệ thuật, sự thể hiện vai
giao tiếp của hình tƣợng tác giả. Trên cơ sở đó, chúng tôi muốn tham góp một
hƣớng tiếp cận mới về thơ Vi Thùy Linh, đồng thời nêu lên những đóng góp
của chị trong nền văn học Việt Nam đƣơng đại.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Chỉ ra các biểu hiện, những đặc điểm của hình tƣợng tác giả nữ trong
thơ Vi Thùy Linh đặc biệt qua ba tập thơ Khát, Linh và Đồng tử.
- Chỉ ra những biểu hiện, những đặc điểm của hình tƣợng tác giả qua
các phƣơng diện nghệ thuật.
- Nêu lên ý nghĩa của việc nghiên cứu hình tƣợng tác giả trong văn
học đồng thời chỉ ra những đóng góp của Vi Thùy Linh trong nền văn học
Việt Nam đƣơng đại.

5


6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã vận dụng một số phƣơng
pháp nghiên cứu cơ bản nhƣ sau:
- Phương pháp khảo sát văn bản
Đề tài nghiên cứu “Hình tƣợng tác giả nữ trong thơ Vi Thùy Linh”
phạm vị nghiên cứu là ba tập thơ Khát, Linh, Đồng Tử với ba tập thơ gồm rất
nhiều bài nhƣ vậy, tôi cần phải sử dụng phƣơng pháp này để phát hiện bài thơ
thực sự cần để phục vụ cho đề tài nghiên cứu đƣợc tác giả thể hiện trong tập thơ
- Phương pháp hệ thống
Hệ thống lại những luận điểm, những vấn đề đã đặt ra trong quá trình
nghiên cứu hình tƣợng tác giả
- Phương pháp phân tích tổng hợp
Để làm sáng rõ các luận điểm cần triển khai trong bài luận văn, tôi sẽ đi
vào phân tích các dẫn chứng bằng một số bài thơ tiêu biểu, sau đó tôi tiến
hành tổng hợp khái quát lại và đi đến khẳng định vấn đề.
7. Đóng góp của khóa luận
- Xác định những quan niệm về hình tƣợng tác giả. Từ đó, lập một cách
hiểu thống nhất về hình tƣợng tác giả; chỉ ra các dấu hiệu nhận diện hình tƣợng

tác giả trong thơ, làm cơ sở cho việc khảo sát các hiện tƣợng văn học cụ thể.
- Lần đầu tiên hình tƣợng tác giả nữ trong thơ Vi Thùy Linh đƣợc
nghiên cứu một cách hệ thống. Theo đó, một số yếu tố căn cốt liên quan đến
hình tƣợng tác giả cũng sẽ đƣợc làm sáng tỏ nhƣ: Cái nhìn nghệ thuật, giọng
điệu, vai giao tiếp nghệ thuật, hệ thống các biểu tƣợng,…
- Cung cấp thêm một số tài liệu tham khảo cho ngƣời đọc, ngƣời dạy, và
những độc giả quan tâm thơ ca đƣơng đại nói chung thơ Vi Thùy Linh nói riêng.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thƣ mục tham khảo, Nội dung của
khóa luận đƣợc triển khai thành 3 chƣơng:

6


Chương 1: Khái quát về hình tƣợng tác giả nữ trong thơ trữ tình
Chương 2: Vai giao tiếp của hình tƣợng tác giả nữ trong thơ Vi Thùy Linh
Chương 3: Phƣơng thức thể hiện hình tƣợng tác giả nữ trong thơ Vi
Thùy Linh

7


Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ NỮ
TRONG THƠ TRỮ TÌNH
1.1. Khái niệm hình tƣợng tác giả
Văn học cũng nhƣ mọi loại hình nghệ thuật khác là hình ảnh chủ quan
của thế giới quan. Tác phẩm văn học là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, là đối
tƣợng tiếp nhận của bạn đọc, là yếu tố trung tâm của hoạt động văn học. Tác
phẩm là quá trình tƣ duy nghệ thuật của tác giả. Do vậy, vai trò của sáng tạo

cá nhân đƣợc đề cao hơn bao giờ hết. Thuật ngữ “hình tƣợng tác giả” ra đời
để chứng minh điều đó.
Khái niệm “hình tƣợng tác giả” cho tới nay vẫn chƣa có sự thống nhất
cao trong giới nghiên cứu. Có nhiều ý kiến khác nhau về thuật ngữ này từ các
nhà nghiên cứu văn học nƣớc ngoài nhƣ M.Bakhtin, V.Viongradov, Ivan
Franko,…
Thuật ngữ “hình tƣợng tác giả” đƣợc M. Bakhtin sử dụng lần đầu tiên
trong bài viết Mỹ học sáng tạo ngôn ngữ (viết từ những năm 1920 – 1940
nhƣng phải đến năm 1986 mới xuất bản), khi lý giải “tác giả và nhân vật trong
hoạt động thẩm mỹ”. Sau M. Bakhtin, nhiều nhà nghiên cứu đã chú ý đến
“hình tƣợng tác giả”, V. Viongradov cho rằng: “Việc nghiên cứu tính đặc thù
của hình tƣợng tác giả, vai trò của hình tƣợng tác giả trong văn học là vấn đề
trung tâm của tu từ học và thi pháp học” [28;326].
Ở Việt Nam, khái niệm “hình tƣợng tác giả” cũng đã đƣợc nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, một trong số những quan niệm đƣợc xem là
tiêu biểu nhất là quan niệm của Trần Đình Sử. Khái niệm này xuất hiện trong
mục từ của Từ điển thuật ngữ văn học (1922) do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi làm chủ biên. Trong đó, Trần Đình Sử khẳng định: “Nhà
văn xây dựng một văn bản đồng thời với việc xây dựng ra một hình tƣợng

8


ngƣời phát ngôn văn bản ấy với một giọng điệu nhất định” [9;149]. Trong
cuốn 150 thuật ngữ văn học (1995), Lại Nguyên Ân cũng cho rằng: “Hình
tƣợng tác giả - ngƣời trần thuật với tƣ cách là hình thức có mặt gián tiếp của
tác giả ngay bên trong tác phẩm của mình. Nói hình tƣợng tác giả là nói đến
dấu ấn cá nhân của những lớp ngôn từ nghệ thuật mà ngƣời ta không thể nào
gán cho các nhân vật chính hoặc ngƣời kể chuyện hƣ cấu. Có thể coi hình
tƣợng tác giả là hình tƣợng lời nói” [1;146]. Trong công trình Dẫn luận thi

pháp học, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã nêu rõ “Hình tƣợng tác giả cũng
là một hình tƣợng đƣợc sáng tạo trong tác phẩm, hình tƣợng nhân vật theo
một quy tắc khác. Nếu hình tƣợng nhân vật xây dựng theo nguyên tắc hƣ cấu,
đƣợc miêu tả theo một quan niệm nghệ thuật về con ngƣời và theo tính cách
nhân vật, thì hình tƣợng tác giả đƣợc thể hiện theo nguyên tắc tự biểu hiện sự
cảm nhận và thái độ thẩm mỹ đối với thế giới xung quanh” [34;137].
Khái niệm “hình tƣợng tác giả” vẫn đang là vấn đề nghiên cứu còn gây
nhiều tranh luận. Kế thừa những nghiên cứu trên chúng tôi muốn xác lập rõ
nội hàm của khái niệm này nhằm tránh những sự nhầm lẫn đáng tiếc trong
quá trình nghiên cứu.
1.2. Đặc điểm của hình tƣợng tác giả
Hình tƣợng tác giả là một phạm trù của thi pháp học, đặc điểm của hình
tƣợng tác giả trong những sáng tác văn học cụ thể cũng là vấn đề đang cần
đƣợc nghiên cứu. Có nhiều ý kiến về những đặc điểm của hình tƣợng tác giả
trong tác phẩm văn học cụ thể. Tuy nhiên theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử
thì hình tƣợng tác giả đƣợc biểu hiện qua ba góc cạnh: Sự tự thể hiện của tác
giả, cái nhìn nghệ thuật, giọng điệu tạo thành hình tƣợng.
1.2.1. Tự biểu hiện của chính tác giả
Hình tƣợng tác giả cũng là một hình tƣợng đƣợc sáng tạo trong tác phẩm
và nó đƣợc biểu hiện một cách đặc biệt. Có rất nhiều trƣờng hợp tác giả tự

9


hình dung về mình, tự biểu hiện chính mình thành hình tƣợng trong tác phẩm.
Hình tƣợng tác giả đƣợc biểu hiện tùy thuộc vào thể loại tác phẩm. Sự tự biểu
hiện của tác giả cũng phụ thuộc vào thể loại tác phẩm. Với những tác phẩm
trữ tình, hình tƣợng tác giả đƣợc bộc lộ rõ hơn, đầy đủ hơn. Nhà thơ Đức
I.W.Gớt nhận xét: “Mỗi nhà văn bất kể muốn hay không muốn đều miêu tả
chính mình trong tác phẩm của mình một cách đặc biệt” [50;14]. Nhƣ vậy, sự

tự thể hiện của tác giả thành hình tƣợng luôn có trong tác phẩm nhƣng ở mức
độ đậm nhạt của hình tƣợng tác giả trong mỗi thể loại văn là khác nhau
Nhà nghiên cứu L.Ghindơnbua nghiên cứu tác giả trong thơ trữ tình và
nhận thấy: “Nhà thơ thƣờng xuyên hình dung về mình, tự giới thiệu về
mình”[50;15].
Chẳng hạn khi Thế Lữ viết:
“Tôi là kẻ bộ hành phiêu lãng
Đƣờng trần gian xuôi ngƣợc để vui chơi”
(Cây đàn muôn điệu)
Hay khi Xuân Diệu viết:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hƣơng đƣờng bay đi”
(Vội Vàng)
thì hình tƣợng nhà thơ đƣợc thể hiện ra trong tác phẩm. Các tác giả tùy bút,
bút ký, ký sự, tiểu thuyết,… cũng không ít những trƣờng hợp miêu tả mình
trong tác phẩm. Chẳng hạn, trong truyện ngắn Lão Hạc, Nam Cao đã miêu tả
chính mình thông qua nhân vật “ông Giáo” - đóng vai trò vừa là ngƣời dẫn
chuyện, đối thoại với bạn đọc vừa là một nhân vật sống thực, có số phận, tâm
tƣ, nỗi niềm. Ông Giáo làm độc giả liên tƣởng đến chính tác giả là Nam Cao.

10


Điều đáng lƣu ý là không nên đồng nhất hình tƣợng tác giả với bản thân tác
giả ngoài đời. Có thể hình tƣợng tác giả phản ánh một đặc điểm nào đó của
bản thân tác giả ngoài đời, nhƣng không phải bất cứ cái gì ngoài đời đều đƣợc
thể hiện trong hình tƣợng tác giả trong sáng tác.
Có thể khẳng định rằng: khi đặt bút sáng tác, chủ thể sáng tạo dù vô tình

hay cố ý đều sẽ để lại dấu ấn riêng của chính mình trong tác phẩm. Nhƣ vậy,
vấn đề tự biểu hiện của tác giả thành hình tƣợng cũng là một biểu hiện của
hình tƣợng tác giả trong tác phẩm.
1.2.2. Cái nhìn nghệ thuật
Cái nhìn của tác giả về con ngƣời về cuộc sống là một phƣơng diện
quan trọng hơn cả. Nó quy định phong cách nghệ thuật của nhà văn đồng thời
chi phối toàn bộ hành trình sáng tạo của tác giả. Mỗi một tác phẩm văn học
đều thể hiện cách nhìn, thái độ của chính tác giả đối với cuộc sống. Khi
nghiên cứu cá tính sáng tạo của nhà văn, M.B. Khrapchenco đã chỉ ra: “chân
lý của cuộc sống trong sáng tác nghệ thuật không tồn tại bên ngoài cái nhìn
nghệ thuật có tính cá nhân đối với thế giới, vốn có ở từng nghệ sĩ” [34;66].
Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học, Trần Đình Sử khẳng định: “cái nhìn là
một năng lực tinh thần đặc biệt của con ngƣời, nó có thể thâm nhập vào sự
vật, phát hiện đặc điểm của nó mà vẫn ở ngoài sự vật, bảo lƣu toàn vẹn thẩm
mỹ của sự vật, do đó cái nhìn đƣợc vận dụng muôn vẻ trong nghệ thuật”.
Cái nhìn nghệ thuật không chỉ biểu hiện cá tính sáng tạo mà còn thể
hiện chiều sâu tƣ tƣởng và sự nhạy bén của nghệ sĩ. Cái nhìn nghệ thuật là sự
khám phá tìm tòi của nhà văn đối với những hiện tƣợng của đời sống. Cùng
với một sự việc nhƣng nhà văn khác nhau thì cho ra cái nhìn khác nhau. Cái
nhìn thể hiện sự nhận thức của tác giả, mà đã là nhận thức thì sẽ có nhận thức
đúng đắn và nhận thức sai lệch, có cái nhìn sâu sắc thì cũng có cái nhìn hời
hợt. Cái nhìn nghệ thuật biểu hiện rõ tƣ tƣởng của nhà văn. Điều này M.B.

11


Khrapchenco đã nhận xét: “Cái nhìn của nhà văn càng tinh bao nhiêu thì anh
ta càng thâm nhập sâu vào thực chất của sự vật, những khái quát nghệ thuật
của anh ta, những khám phá sáng tạo của anh ta càng lớn bấy nhiêu” [22]
Nhƣ vậy, cái nhìn nghệ thuật của tác giả không phải là biểu hiện cá tính

sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ mà nó là thƣớc đo để đánh giá chiều sâu tƣ tƣởng
và khả năng nhạy bén trong nhận thức của nhà văn đối với vấn đề cuộc sống.
Trong nghệ thuật, tác giả thƣờng đem cách nhìn, sự quan sát của mình ra giao
tiếp, tác động đến độc giả. Vì vậy mà toàn bộ thế giới nghệ thuật trong tác
phẩm đều thấm đƣợm cái nhìn cảm quan của tác giả.
1.2.3. Giọng điệu nghệ thuật
Giọng điệu là một yếu tố vô cùng quan trọng để tạo lập vị thế và phong
cách riêng cho tác giả. Do đó, giọng điệu trong tác phẩm văn học cũng là một
phƣơng tiện quan trọng biểu hiện hình tƣợng của tác giả.
Theo Từ điển tiếng Việt: “Giọng điệu là giọng nói, lối nói biểu thì một
thái độ nhất định” [52]. Trong văn chƣơng “giọng điệu đƣợc xem là nơi biểu
thị thái độ cảm xúc, tƣ thế của chủ thể phát ngôn qua lời văn nghệ thuật”.
Theo Trần Đình Sử: “Giọng điệu là một yếu tố đặc trƣng của hình
tƣợng tác giả trong tác phẩm mang nội dung tình cảm, thái độ, ứng xử trƣớc
các hiện tƣợng đời sống không chỉ biểu hiện bằng cách xƣng hô, trƣờng từ
vựng mà còn hệ thống tƣ thế, cử chỉ biểu cảm trong tác phẩm. Giọng điệu có
cấu trúc của nó. Xét lời văn trong quan hệ với ngƣời đọc ngoài văn bản thì có
ngữ điệu. Sự thống nhất hai yếu tố này tạo nên giọng điệu” [33;132]. Nhà
nghiên cứu Lại Nguyên Ân cũng khẳng định khả năng của giọng điệu bộc lộ
đƣợc “thái độ, lập trƣờng, tƣ tƣởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tƣợng
đƣợc miêu tả. Nó thể hiện trong lời văn quy định cách xƣng hô, gọi tên, dùng
từ, sắc diện tình cảm, cảm thụ xa, gần, thân xơ, thành kính, suồng sã, ngợi ca
hay châm biếm” [1;152].

12


Mỗi nhà văn cần tạo ra cho mình một giọng điệu riêng, không hòa lẫn,
trộn lẫn với ai, nếu nhƣ trong đời sống có thể nhận ra ai đó qua lời nói thì
trong văn học có thể nhận ra nhà văn qua giọng điệu.

Mỗi giai đoạn, mỗi thời đại văn học lại có giọng điệu khác nhau.
Giọng điệu chịu sự tác động chi phối bởi các chủ thể sáng tạo. Tuy nhiên,
chính chủ thế sáng tạo cũng bị chi phối ngƣợc trở lại tùy vào bối cảnh thời
đại. Mặt khác, đặc điểm của thể loại văn học cũng có ảnh hƣởng, chi phối đến
giọng điệu. Từ đây, có thể khẳng định rằng: giọng điệu là một trong những
yếu tố quan trọng làm nên đặc điểm của hình tƣợng tác giả trong tác phẩm.
1.3. Hình tƣợng tác giả nữ và một số biểu hiện đặc thù
Thuật ngữ “hình tƣợng tác giả nữ” đƣợc sử dụng trong khóa luận phần
nào để chỉ những chủ thể sáng tác là ngƣời nữ. Hình tƣợng tác giả nữ mang
những đặc trƣng phái tính mà chỉ ngƣời nữ mới có qua cái nhìn, giọng điệu,…
Điều này làm nên sự độc đáo của văn chƣơng.
1.3.1. Khái niệm hình tượng tác giả nữ
Khái niệm “hình tƣợng tác giả nữ” cho đến nay vẫn chƣa xác lập một
cách hiểu thống nhất. Tuy nhiên, mỗi tác phẩm ra đời đều ít nhiều mang dấu
ấn riêng của chính chủ thể sáng tạo, đặc biệt là dấu ấn về giới. Vì vậy: “Hình
tƣợng tác giả nữ là một bộ phận của hình tƣợng tác giả nói chung, hình tƣợng
tác giả nữ là một kiểu hình tƣợng văn học đặc thù, thể hiện đƣợc ý thức về vị
thế của chủ thể sáng tạo đối với thế giới nghệ thuật” [23;50].
1.3.2. Đặc tính của hình tượng tác giả nữ
1.3.2.1. Dấu ấn giới tính
Dấu ấn giới tính trong sáng tạo cũng đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm, đặc biệt là giới nữ. So với các nhà văn nam, nữ văn sĩ bao giờ cũng
mang những nét đặc trƣng cả về mặt sinh học lẫn các biểu hiện về tâm lý, xã
hội và văn hóa:

13


Về mặt sinh học, ngƣời phụ nữ khi sinh ra đã mang hình thể bẩm sinh
phù hợp với thiên chức làm mẹ, duy trì thế hệ nối tiếp cho xã hội. Bộ ngực

ngƣời phụ nữ đƣợc thiết dựng để nuôi dƣỡng trẻ sơ sinh và tạo mối giao cảm
gia đình. Các cấu tố gen và hóc-môn cũng gắn liền với cấu trúc cơ thể học
ngƣời phụ nữ tạo nên giới tính nữ chuyên biệt. Vì vậy, phụ nữ ý thức về diện
mạo bản thân từ đó, đề cao vẻ đẹp hình thể. Từ ý thức sâu sắc này, các
nhà thơ nữ đã không ngần ngại phô diễn vẻ đẹp của mình và phái mình trong
văn chƣơng
Do đặc trƣng về giới mà phụ nữ “nhanh già” hơn nam giới, vì vậy phụ
nữ đặc biệt nhạy cảm với thời gian với họ thời gian làm phai nhạt đi nét xuân,
sợ những đôi chân chim in hằn lên khóe mắt, sợ mái tóc điểm trắng trên mái
tóc, sợ làn da sạm đi… Những điều đó chỉ có tâm hồn phụ nữ ý thức sâu sắc
vẻ đẹp cơ thể mới cảm nhận đƣợc thay đổi nhỏ nhƣ vậy. Điều đó khó có thể
thấy đƣợc trong các sáng tác của nam giới.
Do tố chất bẩm sinh “bé gái ít nói lắp, giọng nhẹ nhàng, trong trẻo”
[25;450] đây là yếu tố tác động đến giọng điệu, cách nói của giới nữ cũng
mang nét riêng khác với nam giới. Khi là một ngƣời mẹ thì nhẹ nhàng, điềm
đạm qua những lời ru con ngọt ngào, thủ thỉ. Khi là ngƣời vợ thì ân cần, sâu
sắc, khi là một ngƣời tình thì thỏ thẻ, dịu dàng, khi là một ngƣời con thì nũng
nịu để đƣợc nuông chiều. Điều này dẫn đến trong văn chƣơng “Giọng đặc
trƣng của nữ giới thƣờng là giọng trữ tình đằm thắm hay các cung bậc của lời
ru con cũng đã đi vào thơ nhƣ một biểu hiện của tâm hồn đằm thắm trữ tình
của giới nữ” [23;53].
Về mặt xã hội, là phụ nữ họ phải buộc mình vào nhiều mối quan hệ:
quan hệ trong gia đình (vợ - chồng, bố mẹ chồng – nàng dâu, họ hàng nội –
ngoại) mối quan hệ với làng xóm, láng giềng… Điều đó buộc ngƣời phụ nữ
phải khéo léo, mềm mỏng để chu toàn mọi việc. Ngày nay, phụ nữ có nhiều

14


mối quan hệ hơn thế, tuy nhiên cái nhìn của xã hội có phần thoáng hơn trƣớc.

Ngƣời đàn ông có thể san sẻ gánh lo bớt cho ngƣời phụ nữ, ngƣời phụ nữ có
quyền “chủ động” hơn trong mọi việc cả trong chuyện gia đình lẫn công việc
cả trong những vấn đề xã hội. Nhƣng nhƣ một “lối mòn” trong suy nghĩ và
trách nhiệm họ sẵn sàng nhận phần thiệt thòi về mình để có thể bảo vệ, giữ
gìn tình yêu đôi lứa, hạnh phúc gia đình. Do vậy, nữ giới thƣờng rất nhạy
cảm, dễ xúc động trƣớc sóng gió cuộc đời để rồi trong những trang thơ họ lại
cất lên tiếng nói tỏ bày với những vất vả, lo toan bộn bề của cuộc sống.
Những đặc điểm giới tính nhƣ một phần bản chất của chủ thể sáng tạo
đã để lại dấu vết trong hình tƣợng tác giả nữ, nghệ sĩ sống trong cùng một
thời đại, tồn tại bên cạnh những đặc điểm chung của giới
1.3.2.2. Vai giao tiếp nghệ thuật
Bên cạnh nhập vai tƣ cách công dân, tƣ cách chủ thể giao tiếp, các tƣ
tƣởng, quan niệm xã hội thẩm mỹ của hình tƣợng tác giả còn hóa thân vào
những nhân vật trữ tình đầy nữ tính
Dấu ấn nữ tính còn đƣợc biểu hiện trong cách xƣng hô của vai giao tiếp
trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình trong sáng tác còn dựa vào vị thế của chủ
thể để đƣa ra cách xƣng hô phù hợp. Những đại từ nhân xƣng thƣờng đƣợc sử
dụng là “chị”, “mẹ”, “con”…
Có thể thấy trong thơ trữ tình nữ, rất ít khi nhà văn nữ hóa thân vào vai
khác giới. Khác với các nhà văn nữ, nhà văn nam thƣờng sử dụng nhân vật trữ
tình nhập vai ngƣời nữ để đồng cảm, sẻ chia những tình cảm, tƣ tƣởng với
giới nữ. Hình tƣợng tác giả nữ thƣờng chọn vai giao tiếp cùng giới để qua đó
bộc bạch những nỗi lòng, có đôi khi là tâm trạng của chính nhà thơ gửi gắm
vào nhân vật, có khi là đồng cảm, xót thƣơng cho chính giới mình. Chính vì lẽ
đó mà ngƣời nữ khi đọc thơ do chính các tác giả nữ sáng tác sẽ cảm thấy nhƣ
tác phẩm viết về số phận của chính mình.

15



Các vai giao tiếp trong thơ nữ có sự đan xen, hòa quyện với phẩm chất
của con ngƣời gia đình, con ngƣời xã hội, hình tƣợng tác giả nhập vai vào
ngƣời mẹ, ngƣời vợ, ngƣời con, ngƣời tình,…
Dựa trên dấu ấn giới tính và vai giao tiếp nghệ thuật của hình tƣợng tác
giả nữ có thể nói rằng: “Hình tƣợng tác giả trong thơ nữ là một kiểu loại thuộc
hình tƣợng tác giả của thơ trữ tình nói chung” [23;57]. Vì thế nó hội tụ đầy đủ
những đặc trƣng của loại hình thể loại của hình tƣợng tác giả nói chung và
những đặc điểm về giới. Đây là nét riêng cho thấy ở hình tƣợng tác giả nữ.

16


Chƣơng 2
VAI GIAO TIẾP CỦA HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ NỮ
TRONG THƠ VI THÙY LINH
2.1. Hình tƣợng tác giả nữ trong vai giao tiếp “ta” – nhân danh giới nữ
Hình tƣợng tác giả nữ trong vai giao tiếp “ta”- nhân danh giới nữ là
biến thể độc đáo của hình tƣợng tác giả trong thơ Vi Thùy Linh. Tiếp cận thơ
Vi Thùy Linh, ta thấy ý thức giới thể hiện rõ ở phƣơng thức “kể chuyện” từ
ngôi thứ nhất, nhân vật tôi kể chuyện mình, chuyện giới mình,… qua cái nhìn
của phụ nữ. Họ tự đứng lên, nói lên tiếng nói của chính giới mình:
“Em giải phóng chính em trong thế giới tâm hồn
Hỡi ngƣời phụ nữ, hãy yêu và sống đến cùng nhƣ mình muốn
Đừng mặc cảm đừng che giấu! Nín đi! Bắt đầu cuộc sống không cần
chịu đựng chờ chiếu cố”
(Yêu cùng George Sand)
Vi Thùy Linh tha thiết mong muốn phụ nữ hãy tận hƣởng cuộc sống
của mình, tận hƣởng mọi khoảnh khắc ta có đƣợc trên cõi đời này. Hãy để
tiếng cƣời tràn ngập mỗi ngày và đừng cố kìm nén những cảm xúc, hãy thể
hiện chúng bằng cách “em giải phóng chính em trong thế giới tâm hồn”. Phụ

nữ phải học cách yêu chính mình, dành thời gian chăm chút cho bản thân, bởi
phụ nữ khi biết cách yêu mình mới biết cách yêu ngƣời xung quanh, biết lo
cho mình mới là ngƣời biết làm cho gia đình mình hạnh phúc. Phụ nữ hãy tập
rũ bỏ những lo toan, bộn bề, biết nâng niu cảm xúc của bản thân thì mới có đủ
năng lƣợng và tình cảm dành yêu thƣơng cho gia đình và ngƣời thân yêu
quanh mình “hãy yêu và sống đến cùng nhƣ mình muốn”, tin vào cảm xúc của
chính bản thân mình, và nâng niu mỗi cảm nhận của đời sống này và đừng
quan tâm quá nhiều đến cảm nhận của ngƣời khác. Không sống dựa dẫm và

17


trông chờ vào ngƣời khác “bắt đầu cuộc sống không cần chịu đựng chờ chiếu
cố”. Để bản thân để trở thành ngƣời phụ nữ tự lập, vui vẻ.
Vi Thuỳ Linh muốn thay đổi suy nghĩ của giới mình bằng những câu
thơ dữ dội, cái dữ dội khác xa với hình ảnh quen thuộc của ngƣời con gái Việt
Nam vốn dịu dàng, e ấp. Phụ nữ hãy khẳng định, trực tiếp bày tỏ tình yêu,
trực tiếp nhìn nhận, trực tiếp đối diện với cuộc sống, hƣớng tới khát khao về
tự do bình đẳng trong cuộc sống, hòa hợp khoáng đạt trong tình yêu:
“Khi yêu nhau chúng mình đã thoát khỏi thế giới hỗn mang này,
kiến tạo một thế giới khác, chỉ có anh và em, chỉ có anh và em
Một thế giới hòa hợp và hứng khởi, bởi sự khám phá không ngừng
Bắt đầu từ khi mình biết vƣợt qua những bức tƣờng rêu kiên cố
Đó là ý nghĩa của ngày mai đƣợc đón đợi”
(Linh)
Với Vi Thùy Linh, phụ nữ cần phải đề cao tuổi trẻ, tuổi trẻ không nhất
thiết phải gắn liền với sức khỏe và vẻ đẹp hình thể, mà lại gắn với ý chí mạnh
mẽ, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc
sống. Không ai già đi vì tuổi tác, chúng ta chỉ già đi khi để tâm hồn mình héo
hon.Vì vậy, phụ nữ dù đang ở dù đang ở tuổi nào hãy sống hết mình vì ƣớc

mơ, khám phá, phiêu lƣu, trái tim không ngừng cảm nhận những vẻ đẹp từ
cuộc sống mang lại. Nhất là trong tình yêu phụ nữ càng cần mạnh bạo hơn,
dám yêu dám đánh đổi, biết làm chủ trái tim mình. Thơ Vi Thùy Linh đã xây
dựng nên khu vƣờn địa đàng mà nơi đó có cả ngƣời nữ và ngƣời nam cùng
ngự trị, cùng vun đắp nên tình yêu ấy:
“Hãy vĩnh biệt cuộc đời tĩnh mịch đơn điệu
Chịu đựng nô lệ giới tính bằng bị động
Hãy yêu nhau đừng chần chừ nữa
Đừng giam đời trong hèn yếu, sợ đàm tiếu tiếng lên án từ

18


những kẻ vô hồn bạc nhƣợc
nào cùng đi”
(Bản đồ tình yêu)
Trong tình yêu, phụ nữ thƣờng bị động, dù đã yêu hay đang yêu thì họ
vẫn luôn tồn tại suy nghĩ “lo đƣợc sợ mất”. Sợ tình chƣa cạn mà duyên đã hết,
sợ tổn thƣơng, sợ chia ly, sợ dƣ luận và họ cũng hiểu đƣợc rằng ranh giới giữa
hạnh phúc và bất hạnh thật mong manh. Niềm hạnh phúc của tình yêu - con
ngƣời luôn mong ƣớc nó, nỗi bất hạnh - con ngƣời luôn tránh xa. Càng mong
ƣớc, mỗi ngƣời càng tha thiết bảo vệ, giữ gìn nó. Bên cạnh những phút giây
hạnh phúc là sự trăn trở, lo sợ hạnh phúc sẽ tuột khỏi tầm tay mình. Vì vậy
Linh muốn phụ nữ hay thôi những trăn trở đời thƣờng, thôi nghĩ suy những
điều chƣa xảy ra hãy mạnh mẽ nắm bắt cơ hội trong tình yêu tới hãy dũng
cảm nói: “vĩnh biệt cuộc đời tĩnh mịch đơn điệu” và “Hãy yêu nhau đừng
chần chừ nữa”. Yêu nhau hãy cứ bên nhau đến khi nào không thể và quan
trọng hơn cô gái ấy đã luôn hết mình với tình yêu này, để khi nghĩ lại sẽ
không bao giờ cảm thấy tiếc nuối.
Ngoài tình yêu thơ Vi Thùy Linh còn viết rất nhiều về tình dục. Đọc

thơ chị, ta bắt gặp ở đó bản năng phụ nữ của ngƣời làm thơ bùng nổ qua
những câu chữ ào ạt, say sƣa giãi bày, không tiết chế cảm xúc, muốn nói thật
lớn, thật to những đam mê, khao khát của mình, yêu hết mình và sẵn sàng
chết khi không đƣợc yêu:
“Khỏa thân trong chăn
Thèm chồng. Thèm có chồng ở bên.
Chỉ cần anh gối lên đùi
Mình ôm lấy Anh ôm mình
Biết sự bình yên của mặt đất”
(Chân dung)

19


Với Linh “Khỏa thân” để trở về sự bình yên, sự nguyên thủy nhất của
ngƣời phụ nữ. Và “Biết sự bình y n của mặt đất” tình yêu sẽ làm lắng lại tất
cả mọi bạo động của mặt đất này. Ngƣời nữ trong thơ Vi Thùy Linh dồi dào
cảm hứng lãng mạn. Khát vọng đó chính là khát vọng của tình yêu và tự do.
Yêu hết mình. Đốt cháy mình giải phóng
Nhìn từ một góc độ nào đó, những yếu tố tình dục trong thơ Vi Thuỳ
Linh nhƣ một sự khẳng định nhu cầu bản năng của con ngƣời là điều mà trƣớc
đây ít nữ thi sĩ nào “dám” nói ra. Bởi lẽ với phụ nữ điều đó cần giữ kín, và
điều chỉ đàn ông đƣợc nói. Nhƣng “tình dục” là nhu cầu tự nhiên mà con
ngƣời (không riêng đàn ông) phải có, đó là điều hết sức bình thƣờng. Vi Thùy
Linh đã từng ƣớc ao: “Tôi ƣớc ao chứng kiến một nụ hôn đẹp giữa một trời
không gian rộng lớn. Tại sao khi hôn nhau ngƣời ta cứ phải lén lút. Tôi rất
hãnh diện khi đi bên ngƣời yêu và đƣợc âu yếm bằng những cử chỉ văn hóa
chứ không phải cố gắng kìm nén để tìm một bụi dậm nào đó” [19]. Vì là phụ
nữ nên mong mỏi đó phải giấu kín, vì là phụ nữ nên điều đó không đƣợc nói
ra. Chính vì vậy mà thơ chị không ít lần xuất hiện những câu thơ nhƣ:

“Em công khai tình yêu
Nhƣ hôn anh bất cứ nơi nào em muốn”
(Pari đang y u)
Shakespeare từng nói: “Ngƣời ta không yêu kẻ chẳng thể hiện tình yêu”
với Linh yêu là nói là thể hiện bằng chính lời nói bằng chính hành động. Hãy
bày tỏ tình yêu bằng cách thể hiện hay chứng tỏ tình yêu ấy. Có nghĩa là ta để
cho hành động của ta nói lên lời yêu “hôn anh bất cứ nơi nào em muốn” hôn
là một hành động đẹp, cử chỉ thân mật của hai ngƣời yêu nhau. Cớ sao lại phải
giấu nhẹm khi hôn ngƣời yêu của mình. Hành động dám công khai tình yêu cho
cả thế giới còn cho thấy rằng ngƣời phụ nữ ấy cảm thấy tự hào vì đang có một
ngƣời đàn ông xứng đáng để yêu, xứng đáng để thể hiện tình yêu ấy.

20


×