Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

hình tượng người phụ nữ trong thơ các dân tộc thiểu số việt nam hiện đại (khu vực phía bắc)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.15 KB, 139 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM







BÙI THU TRÀ





HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
(KHU VỰC PHÍA BẮC)








LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA SĨ NGỮ VĂN











THÁI NGUYÊN - 2011



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM







BÙI THU TRÀ




HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ

CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
(KHU VỰC PHÍA BẮC)


Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM

Mã số: 60.22.34




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA SĨ NGỮ VĂN





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ VIỆT TRUNG





THÁI NGUYÊN - 2011



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa có ai công bố trong
một công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 09 năm 2011
Tác giả luận văn




Bùi Thu Trà




















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CẢM ƠN



Với tấm lòng thành kính, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình
tới PGS. TS Trần Thị Việt Trung - ngƣời thầy hƣớng dẫn khoa học đã tận
tình chỉ bảo, giúp đỡ và hƣớng dẫn em trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại
học - trƣờng Đại học sƣ phạm Thái Nguyên, các thầy cô giáo công tác tại
Viện Văn học, các thầy cô giáo trƣờng Đại học sƣ phạm I - Hà Nội, các thầy
cô giáo trƣờng Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, đã giúp em hoàn thành
khóa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới BGH, bạn bè, đồng nghiệp
trƣờng THPT Cảm Ân, sở GD & ĐT tỉnh Yên Bái, cùng những ngƣời thân
yêu trong gia đình đã luôn giúp đỡ, quan tâm, động viên, chia sẻ và tạo mọi
điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt khóa học.

Thái Nguyên, tháng 09 năm 2011
Tác giả



Bùi Thu Trà





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i


MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục i
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 12
CHƢƠNG 1: VÀI NÉT VỀ THƠ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT
NAM HIỆN ĐẠI VÀ HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ 12
1.1. Vài nét về thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại 12
1.1.1 Giai đoạn 1945 - 1954 13
1.1.2 Giai đoạn 1954 - 1975 17
1.1.3 Giai đoạn sau 1975 21
1.2. Vài nét về hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong nền thơ ca dân tộc 28
CHƢƠNG 2: HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ MIỀN NÚI - MỘT VẺ
ĐẸP MANG ĐẬM BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC 43
2.1 Bản sắc văn hóa các dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số hiện đại. 43
2.1.1 Bản sắc văn hóa dân tộc 43
2.1.2 Bản sắc văn hóa dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số hiện đại. 45
2.2 Ngƣời phụ nữ miền núi với với vẻ đẹp khỏe mạnh, tự nhiên, đầy tính
phồn thực 49

2.3 Những con ngƣời lƣu truyền vẻ đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc 54
2.3.1.Vẻ đẹp trong trang phục truyền thống dân tộc 54
2.3.2.Vẻ đẹp trong lối ứng xử văn hóa dân tộc 62
CHƢƠNG 3: NGÔN NGỮ THƠ GIÀU CHẤT TẠO HÌNH - MỘT NÉT
ĐẶC SẮC TRONG NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA HÌNH TƢỢNG
NGƢỜI PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ 81

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
3.1 Tính tạo hình trong ngôn ngữ thơ 81
3.2 Ngôn ngữ tạo hình -nét đặc sắc trong nghệ thuật khắc họa hình tƣợng
ngƣời phụ nữ dân tộc thiểu số 83
3.2.1 Hệ thống từ vựng giàu tính tạo hình 83
3.2.2 Các phƣơng tiện và biện pháp tu từ 92
PHẦN KẾT LUẬN 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
PHẦN PHỤ LỤC 121





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1

PHẦN MỞ ĐẦU

1- Lý do chọn đề tài
1.1 Nhƣ chúng ta đã biết, ngƣời phụ nữ có một vai trò vô cùng quan
trọng trong cuộc sống của con ngƣời. Chiếm một nửa nhân loại, chính họ là

ngƣời bảo tồn, tái sinh và luân chuyển sự sống. Trong đời sống văn hóa của
dân tộc ta, với sự tồn tại của chế độ Mẫu hệ, với tục thờ Mẫu từ xa xƣa,
ngƣời phụ nữ đã tạo cho mình một vị thế quan trọng. Còn trong lĩnh vực nghệ
thuật, ngƣời phụ nữ luôn là biểu tƣợng cho cái Thiện, cái Mỹ. Nhƣng trong xã
hội Việt Nam xƣa – một xã hội phong kiến chịu ảnh hƣởng nặng nề của đạo
Nho với quan điểm “trọng nam, khinh nữ” - ngƣời phụ nữ đã phải chịu bao
cay đắng, thiệt thòi. Họ bị đè nén bởi nhiều tầng áp bức, bị khoác lên đầu bao
thứ lễ nghi, tập tục nặng nề, lạc hậu, bị xếp vào bậc thang cuối cùng của xã
hội Có lẽ vì vậy mà con ngƣời và số phận của họ luôn là nguồn cảm hứng
vô tận cho các nghệ sĩ sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật mang giá trị
nhân văn, nhân bản sâu sắc, làm rung động lòng ngƣời.
Trong lĩnh vực văn chƣơng, đặc biệt trong lĩnh vực thơ ca - hình tƣợng
ngƣời phụ nữ luôn là hình tƣợng trung tâm. Họ luôn là đối tƣợng thẩm mỹ
của mọi thế hệ các nhà thơ; và hầu nhƣ những bài thơ hay nhất, những tác
phẩm thơ làm rung động lòng ngƣời nhất cũng chính là những bài thơ viết về
hình tƣợng ngƣời phụ nữ. Có thể nói, ngƣời phụ nữ đã trở thành một hình
tƣợng nghệ thuật đẹp đẽ, tiêu biểu cho nền văn học dân tộc - một nền văn học
mang đậm chất nhân văn, nhân đạo. Viết về ngƣời phụ nữ với thái độ yêu
thƣơng, trân trọng, đầy tính ngợi ca là một việc làm có ý nghĩa và có tính tƣ
tƣởng cao đối với các nhà thơ. Do đó, nghiên cứu về hình tƣợng ngƣời phụ nữ
chính là nghiên cứu phần đặc trƣng, phần tinh túy nhất, cũng nhƣ phần thành
công nhất của nền thơ Việt Nam nói chung và thơ ca hiện đại nói riêng.
1.2 Văn học thiểu số Việt Nam hiện đại là một bộ phận đặc sắc, độc
đáo góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền văn học Việt Nam hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
đại. Trải qua gần bẩy mƣơi năm phát triển, thơ ca các dân tộc thiểu số Việt
Nam hiện đại nói riêng cũng nhƣ thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung - đã
khẳng định đƣợc vẻ đẹp cùng những sắc thái riêng của một nền thơ ca giàu

bản sắc. Một trong những thành tựu nổi bật của nền văn học các dân tộc thiểu
số Việt Nam hiện đại chính là ở thể loại thơ. Các nhà thơ dân tộc thiểu số Việt
Nam đã tạo nên một nền thơ ca riêng - nhƣ một vƣờn hoa đầy hƣơng sắc, một
tấm thổ cẩm rực rỡ - và cũng đã dần khẳng định đƣợc mình khi góp một tiếng
nói riêng, một thế giới nghệ thuật thơ riêng giàu bản sắc văn hóa dân tộc, góp
phần tạo nên sự phong phú đa dạng cho nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Nổi bật
trong thế giới hình tƣợng nghệ thuật thơ dân tộc thiểu số là hình tƣợng ngƣời
phụ nữ dân tộc thiểu số. Đây là một hình tƣợng nghệ thuật lớn, có vai trò
quan trọng trong sáng tác của các nhà thơ, nó có ý nghĩa lớn về tƣ tƣởng nghệ
thuật và phong cách nghệ thuật của các nhà thơ. Do đó, nghiên cứu về hình
tƣợng ngƣời phụ nữ dân tộc thiểu số trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam
hiện đại cũng chính là nghiên cứu phần thành tựu tiêu biểu, nét đặc sắc của
thơ ca dân tộc, nghiên cứu một phần chân dung, nhân cách con ngƣời và đặc
điểm văn hóa của dân tộc ta trong quá trình tồn tại và phát triển của mình.
1.3 Việc nghiên cứu thơ các dân tộc thiểu số nói chung, trong đó có
việc nghiên cứu về hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong thơ các dân tộc thiểu số
nói riêng - cho tới nay có thể thấy: vẫn chƣa thực sự thu hút đƣợc sự chú ý
xứng đáng của giới nghiên cứu, phê bình và cả của đông đảo bạn đọc. Cho
nên, mặc dù đã có hàng chục cuốn sách nghiên cứu về thơ các dân tộc thiểu
số nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cũng nhƣ chƣa xứng với tầm, với
vai trò quan trọng của nó cũng nhƣ với những thành tựu mà nó đã đạt đƣợc.
Các công trình nghiên cứu nói chung về vấn đề này mới chỉ dừng lại ở một số
nhận định, đánh giá ở những phƣơng diện nhất định về hình tƣợng quan trọng
này. Vì vậy, việc nghiên cứu, chỉ ra và khẳng định những giá trị to lớn của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
hình tƣợng văn học đặc sắc này trong văn học dân tộc thiểu số là một vấn đề
vừa có tính cấp thiết, vừa có ý nghĩa khoa học và vừa có ý nghĩa về mặt lý
luận và thực tiễn.

Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Hình tƣợng ngƣời phụ
nữ trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại” (khu vực phía Bắc
Việt Nam) để nghiên cứu. Thực hiện đề tài này, chúng tôi sẽ cố gắng chỉ ra
nét đặc trƣng cơ bản về hình tƣợng ngƣời phụ nữ dân tộc miền núi; đồng thời
khẳng định: Chính hình tƣợng nghệ thuật này đã góp phần quan trọng trong
việc phản ánh bản sắc dân tộc, ý nghĩa nhân văn cao cả của văn học các dân
tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Từ đó góp phần làm sáng tỏ thêm các giá trị
của nền thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam. Công trình nếu đƣợc hoàn thành
sẽ là một tài liệu tham khảo có ích cho việc giảng dạy và học tập về bộ phận
văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam trong các trƣờng phổ thông, cao đẳng,
đại học
2. Lịch sử vấn đề
Theo tìm hiểu, nghiên cứu bƣớc đầu của chúng tôi thì trong một thời
gian khá dài văn học các dân tộc thiểu số chƣa thực sự đƣợc quan tâm, nghiên
cứu một cách đúng mức, xứng với vị trí quan trọng và tầm vóc của nó. Tuy
nhiên, trong khoảng mƣời năm trở lại đây với những chủ trƣơng, chính sách
đúng đắn của Đảng và nhà nƣớc đối với mảng văn học này tình hình nghiên
cứu văn học thiểu số đã đƣợc cải thiện. Đã có khá nhiều công trình nghiên
cứu, những bài nghiên cứu khá công phu và có một số thành tựu nhất định, rất
đáng trân trọng về vấn đề này.
Trong những công trình nghiên cứu mang tính chất tập hợp, tuyển chọn
và giới thiệu thơ văn các dân tộc thiểu số các tác giả đã đƣa vào khá nhiều bài
thơ viết về hình tƣợng ngƣời phụ nữ miền núi nhƣ trong: “Hợp tuyển thơ
văn các dân tộc thiểu số Việt Nam 1945 – 1985” (Nxb Văn hóa, 1981);

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
“Tuyển tập văn học các dân tộc thiểu số” (Nxb Văn hóa, 1995) “Thơ các
dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX” (Nxb Văn hóa dân tộc, 2000); “Tinh
tuyển văn học Việt Nam” (Nxb KHXH, 2002); “Tuyển tập văn học dân tộc

và miền núi”(Nxb Giáo dục, 2007)…Bên cạnh đó có một số các công trình
nghiên cứu, đánh giá về văn học các dân tộc thiểu số trong đó có hình tƣợng
ngƣời phụ nữ dân tộc nhƣ: “Một vƣờn hoa nhiều hƣơng sắc” (Nxb Văn hóa,
1977); “40 năm văn hóa nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (1945-
1985) (Nxb văn hóa,1985) của GS Phong Lê; “Văn hóa các dân tộc - từ một
diễn đàn(1999) của hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam;
“Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại” (Nxb Văn hóa dân tộc,
1995); “Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam” (NXb Văn hóa dân tộc,
1997”; “Về một mảng văn hóa dân tộc” (Nxb Văn hóa dân tộc, 1999);
“Tiếp cận văn học dân tộc thiểu số” (Nxb Thanh niên, 2011) của Lâm Tiến;
“Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại” (Nguyễn Duy Bắc,
1998) “Vấn đề đặt ra với các nhà thơ dân tộc thiểu số” (Lò Ngân Sủn,
2002); “Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam – Đời và văn” (2003,
2004); “Văn hóa các dân tộc thiểu số - Từ một góc nhìn” (Nxb Văn hóa
dân tộc,2004) của Vi Hồng Nhân; “Gƣơng mặt các văn nghệ sĩ dân tộc
thiểu số” (Nxb Văn hóa dân tộc, 2007) “Bản sắc dân tộc trong thơ các dân
tộc thiểu số Việt Nam hiện đại” (Trần Thị Việt Trung, 2010)…Ngoài ra còn
phải nhắc tới một số các bài nghiên cứu in trên các tạp chí, các báo văn nghệ
trung ƣơng và địa phƣơng nhƣ: “Văn học thiểu số trƣớc thềm thế kỷ XXI”
của Mai Liễu; “Bản sắc dân tộc - nỗi lo của ngƣời cầm bút” của Triệu Kim
Văn; “Nét mới của văn học các dân tộc thiểu số” của Dƣơng Thuấn; “Nhìn
lại văn nghệ các dân tộc thiểu số” của Nông Quốc Bình
Có thể nói rằng, văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại cũng
đã thu hút đƣợc sự quan tâm nhất định của các nhà nghiên cứu, phê bình văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
học. Tuy nhiên, so với các công trình nghiên cứu đồ sộ về thơ Việt Nam hiện
đại nói chung - thì số lƣợng tác phẩm, công trình tổng kết, đánh giá về văn
học các dân tộc thiểu số Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn, trong đó số lƣợng

các bài viết, các công trình nghiên cứu về hình tƣợng ngƣời phụ nữ dân tộc
thiểu số lại càng ít ỏi hơn. Những công trình, chuyên đề, bài viết trên đây đã
nêu đƣợc những thành tựu, những đóng góp của văn học nói chung, của thơ
ca các dân tộc thiểu số nói riêng và có đề cập đến hình tƣợng con ngƣời miền
núi - trong đó có hình tƣợng ngƣời phụ nữ nhƣng cũng mới chỉ dừng lại ở
những nhận định về những sáng tác của từng tác giả hoặc trong từng tác phẩm
cụ thể mà thôi.
Ví dụ: trong cuốn “Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại”,
nhà phê bình văn học Lâm Tiến đã viết: “Với “Vợ lính ngụy mong chồng” và
“Gái thời giặc” Cầm Biêu đã khắc họa số phận đau khổ của ngƣời phụ nữ
dân tộc dƣới thời Pháp chiếm đóng”. [70,tr. 104]
“Pờ Sảo Mìn hát về dân tộc mình với âm hƣởng lãng mạn, lạc quan
hơn là kể về nỗi khổ, chịu đựng của dân tộc…Ngƣời con gái miền núi thì đẹp
nhƣ: “Một bông hoa rừng ngây ngất hƣơng bay (Xuân nhớ về thăm vợ), với
“Mắt em xanh mơ màng mắt lá” (Cô gái Mèo).[70,tr. 157 -158]
Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Bắc đã khẳng định: “Bản sắc dân tộc
trong thơ các dân tộc thiểu số biểu hiện rõ nhất trong sự mô tả đời sống tâm
hồn, tính cách, tình cảm của con ngƣời dân tộc.” [4, tr. 12]
Cuốn sách “Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam–đời và văn”
(2003- 2004) giới thiệu 87 gƣơng mặt nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam, qua
lời tự bạch, nhà văn dân tộc thiểu số nào cũng gắn bó với dân tộc, với quê
hƣơng và con ngƣời miền núi - trong đó có những ngƣời phụ nữ miền núi
thân yêu của họ. Họ lấy đó làm đề tài sáng tác chủ yếu của mình.
Lò Ngân Sủn trong cuốn “Vấn đề đặt ra với các nhà thơ dân tộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
thiểu số” đã nhận định: “Tình yêu đôi lứa của những ngƣời phụ nữ dân tộc
thiểu số thật là đằm thắm, thiết tha, dữ dội, hoang dã, nhƣ bão nổi, nhƣ lốc
quấn, nhƣ lửa bốc…”[65,tr. 58]

Thu Huyền đã viết về nhà thơ ngƣời dân tộc Mƣờng - Bùi Thị Tuyết
Mai nhƣ sau: “Hình ảnh đẹp nhất và cũng độc đáo nhất chị tạo dựng đƣợc
trong thơ của mình ấy là hình ảnh ngƣời phụ nữ Mƣờng dịu dàng, nữ tính,
giàu tình thƣơng yêu. Thơ chị khiến ngƣời đọc hình dung thật rõ nét, sinh
động về phụ nữ Mƣờng với những công việc dệt vải, ƣơm tơ… nhƣng hơn hết
là những tình cảm sáng trong, nồng nàn đối với mọi sự vật xung quanh Chị
viết về tuổi mình, về ngƣời đàn bà với những hình ảnh lạ lẫm mà nhiều ẩn
ý…”[19]
Trong “Thơ Y Phƣơng” (2002) Phạm Hổ khẳng định: “Y Phƣơng càng
thành công hơn trong những bài thơ viết về tình yêu, tình vợ chồng. Viết về
ngƣời phụ nữ, ngƣời mẹ…”[58, tr. 252]
Lê Kim Vinh giới thiệu về Mã A Lềnh trong cuốn “Nhà văn dân tộc
thiểu số Việt Nam đời và văn”(2003) đã viết: “ Mã A Lềnh viết chƣa nhiều.
Nhƣng ở mỗi trang viết đều thể hiện sự cố gắng của anh trong việc miêu tả
cảnh sắc, con ngƣời miền núi (đặc biệt là ngƣời phụ nữ) với những đặc điểm
riêng với cách thức của riêng anh.”.[ 41, tr. 231]
Cũng trong cuốn sách này Trần Mạnh Hảo giới thiệu về Lò Ngân Sủn:
“Đối với Lò Ngân Sủn, cái đẹp đã phục sinh cái chết, ngƣời đàn bà đã, đang
và sẽ phục sinh lại cả thế giới đầy chết chóc của chiến tranh và phái
mạnh.[41, tr. 505]
Năm 2006, trong “Bàn Tài Đoàn - tuyển tập thơ văn” Bàn Minh
Đoàn đã viết: “ Về lao động sản xuất ông đã lột tả đặc điểm những con ngƣời
lao động ở miền núi bằng nhiều hình tƣợng sâu sắc và đẹp đẽ mang bản sắc
dân tộc nhất là phụ nữ đồng bào Dao nói riêng phụ nữ các dân tộc thiểu số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
nói chung. Họ là ngƣời hiền hòa, cần cù chịu khó lao động, sản xuất, thủy
chung với gia đình”[14, tr. 846]
Ths Đỗ Thị Thu Huyền trong bài viết “Thơ ca Tày hiện đại qua một

số gƣơng mặt tiêu biểu” Tạp chí NCVH số 5/2008 có viết: “Bƣớc sang thời
kỳ kháng chiến chống Mỹ, gƣơng mặt thơ Tày tiêu biểu phải kể đến Y
Phƣơng…Ông viết rất hay về hình ảnh ngƣời phụ nữ, đậm chất vùng cao và
qua đó chứa đựng những ƣu ái đặc biệt”[ 18]
Năm 2010, công trình nghiên cứu công phu, dày dặn: “Bản sắc dân
tộc trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại” của PGS.TS Trần
Thị Việt Trung (chủ biên) đã ra đời, góp phần “xóa đi một khoảng phần còn
trắng trong nghiên cứu khoa học văn chƣơng” bởi đây là một công trình “đầu
tiên khảo sát một cách cách toàn diện và có tính hệ thống, bề thế, dày dặn về
bản sắc dân tộc trong thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại”. [87, tr.
8]. Trong công trình này, nhóm tác giả đã làm sáng rõ vấn đề: Bản sắc dân tộc
trong văn chƣơng các dân tộc thiểu số thể hiện qua nhiều yếu tố nhƣ việc sử
dụng chất liệu, ngôn ngữ dân tộc; phản ánh thiên nhiên, cuộc sống, con ngƣời
vùng núi cao…Đặc biệt, hình tƣợng ngƣời phụ nữ các dân tộc là hình tƣợng
trung tâm, hình tƣợng đẹp đẽ thể hiện rõ bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số
Việt Nam. “Hình ảnh những con ngƣời miền núi mà nổi bật lên là hình ảnh
ngƣời phụ nữ với vẻ đẹp khỏe mạnh, rực rỡ, đầy sức sống luôn đạp lên mọi
nỗi vất vả, khổ đau để làm tròn trách nhiệm ngƣời vợ, ngƣời mẹ…luôn là hình
ảnh trung tâm đƣợc các tác giả thơ dân tộc thiểu số dành nhiều tâm huyết để
miêu tả, thể hiện chân thực và sống động” [ 87,tr. 431- 432]. Đó là những cô
gái Thái “xinh đẹp, khéo léo, dịu dàng nhƣ dòng suối trong lành không bao
giờ vơi cạn” là “hình tƣợng tiêu biểu, nổi bật của ngƣời dân tộc Thái” [87, tr.
249]; đó là: “Hình ảnh những cô gái Mông với đôi gò má ửng hồng…với bắp
chân to khỏe và dáng đi uyển chuyển mềm mại trong chiếc váy Mông rực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
rỡ…” [87, tr. 311]; đó là ngƣời phụ nữ Giáy và Pa Dí đẹp: “tự nhiên, hồn
nhiên - nhƣ thiên nhiên, nồng nàn dữ dội đầy cuốn hút…” [87, tr. 420]. Cùng
viết về hình tƣợng những ngƣời phụ nữ nhƣng mỗi nhà thơ lại có một phong

cách riêng. Với nhà thơ Mai Liễu thì: „Có lẽ hình tƣợng ngƣời mẹ trong thơ
Mai Liễu mới là hình tƣợng sâu đậm, đặc trƣng rõ nét nhất cái thần thái, hồn
cốt của quê hƣơng. Mai Liễu viết nhiều về mẹ với một tâm trạng thƣơng nhớ
day dứt cùng những hồi ức đầy xúc động về mẹ.” [87, tr. 224]; với Lò Ngân
Sủn và Pờ Sảo Mìn thì: “Khi viết về những ngƣời phụ nữ miền núi - Lò Ngân
Sủn và Pờ Sảo Mìn - thƣờng có một cảm hứng mãnh liệt, một sức sáng tạo bất
ngờ” [ 87, tr. 417]
Có thể nói rằng: Các ý kiến trên đây đã là những gợi ý hết sức quý báu
cho chúng tôi khi thực hiện luận văn này bởi các nhà nghiên cứu đã đề cập tới
vấn đề hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong sáng tác của các nhà thơ ngƣời dân tộc
thiểu số ở các mức độ và các phƣơng diện khác nhau. Cụ thể là các vấn đề
sau: Hình tƣợng ngƣời phụ nữ miền núi là nguồn cảm hứng lớn trong thơ của
các nhà thơ dân tộc thiểu số - đây là một trong những hình tƣợng trung tâm
luôn đƣợc các nhà thơ tập trung khai thác; những ngƣời phụ nữ hiện lên trong
các bài thơ mang một vẻ đẹp khỏe mạnh, đầy sự chất phác, hồn nhiên. Họ có
một sức sống mãnh liệt; có một vẻ đẹp đầy tính phồn thực và đặc biệt là rất
thủy chung, hy sinh hết lòng vì gia đình (bố mẹ, chồng con…), làng bản và
quê hƣơng. Hình tƣợng này góp phần phản ánh một cách sinh động cụ thể đời
sống tâm hồn, tâm linh, những phong tục tập quán và cuộc sống sinh hoạt của
các dân tộc miền núi.
Tuy vậy, các công trình nghiên cứu kể trên vẫn chƣa phải là những
chuyên đề nghiên cứu mang tính chuyên biệt về hình tƣợng ngƣời phụ nữ dân
tộc thiểu số. Ở đó, các tác giả mới chỉ nghiên cứu một số khía cạnh về hình
tƣợng ngƣời phụ nữ trong thơ của một số dân tộc thiểu số nhƣ (Thái, Mông,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Tày, Pa Dí, Giáy…). Cho đến nay, theo thống kê của chúng tôi - chƣa có công
trình nghiên cứu một cách hệ thống và thấu đáo về hình tƣợng ngƣời phụ nữ
trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Do đó, chúng tôi đã lựa

chọn vấn đề này để nghiên cứu nhằm mục đích: Chỉ ra những sáng tạo độc
đáo của các nhà thơ dân tộc thiểu số trong việc xây dựng hình tƣợng ngƣời
phụ nữ trong các tác phẩm thơ của mình (ở cả hai bình diện: nội dung phản
ánh và nghệ thuật thể hiện). Từ đó, khẳng định những đóng góp quan trọng
của các nhà thơ dân tộc thiểu số trong việc hoàn chỉnh bức chân dung ngƣời
phụ nữ Việt Nam, cũng nhƣ góp phần vào việc khẳng định vẻ đẹp mang tính
truyền thống của bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam trong thời kỳ
hiện đại.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện luận văn này này chúng tôi nhằm đạt đƣợc các mục đích sau:
1. Nghiên cứu và chỉ ra những đặc điểm nổi bật về mặt nội dung phản
ánh và nghệ thuật thể hiện hình tƣợng ngƣời phụ nữ miền núi trong thơ ca các
dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
2. Khẳng định vai trò của các nhà thơ ngƣời dân tộc thiểu số trong việc
bảo tồn và phát huy những nét đẹp của văn hóa các dân tộc trong thời kỳ hiện
đại thông qua việc họ đã thể hiện hình tƣợng ngƣời phụ nữ miền núi một cách
hết sức đặc sắc, độc đáo trong các tác phẩm thơ của mình.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là: Hình tƣợng ngƣời phụ nữ
trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về hình tƣợng ngƣời phụ nữ dân tộc thiểu số trong thơ các
dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại là một đề tài có phạm vi nghiên cứu khá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
rộng. Do đó, chúng tôi chỉ nghiên cứu những sáng tác thơ của các nhà thơ
ngƣời dân tộc thiểu số ở một phạm vi: khu vực miền núi phía Bắc. Đồng thời
đi sâu vào nghiên cứu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Cụ thể là các tác giả

sau: Y Phƣơng, Mai Liễu, Dƣơng Thuấn, Triệu Kim Văn, Lò Ngân Sủn, Pờ
Sảo Mìn, Bùi Thị Tuyết Mai. Để có thể chỉ ra những đặc điểm nổi bật về nội
dung và nghệ thuật biểu hiện hình tƣợng ngƣời phụ nữ dân tộc trong thơ của
các nhà thơ dân tộc - chúng tôi sẽ đọc, tham khảo, nghiên cứu những công
trình phê bình thơ có nói về hình tƣợng ngƣời phụ nữ miền núi. Ngoài ra,
chúng tôi cũng sẽ tham khảo một số sách lý luận để làm cơ sở lý thuyết của đề
tài.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng một số phƣơng
pháp nghiên cứu chính nhƣ sau:
1. Phƣơng pháp thống kê, phân loại.
2. Phƣơng pháp phân tích.
3. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu
Và một số phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành khác nhƣ: văn hóa, lịch sử…
6. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong thơ các dân tộc thiểu số
Việt Nam hiện đại chúng tôi hy vọng sẽ đem lại một cái nhìn tƣơng đối hệ
thống và toàn diện về hình tƣợng ngƣời phụ nữ dân tộc miền núi trong thơ các
dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
Khẳng định những nét đặc sắc trong hình tƣợng ngƣời phụ nữ dân tộc
thiểu số; những đóng góp quan trọng và phong cách nghệ thuật của các nhà
thơ dân tộc trong nền thơ hiện đại Việt Nam.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận phần nội dung chính của luận văn sẽ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
đƣợc triển khai trong 3 chƣơng chính sau:
Chƣơng 1:Vài nét về thơ các dân tộc thiểu số hiện đại và hình tƣợng
ngƣời phụ nữ trong thơ

Chƣơng 2: Hình tƣợng ngƣời phụ nữ miền núi – một vẻ đẹp mang đậm
bản sắc văn hóa dân tộc
Chƣơng 3: Ngôn ngữ thơ giàu chất tạo hình – một nét đặc sắc trong
nghệ thuật khắc họa hình tƣợng ngƣời phụ nữ dân tộc thiểu số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
VÀI NÉT VỀ THƠ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
VÀ HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ

1.1. Vài nét về thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
Có nguồn mạch từ thơ ca dân gian, thơ ca các dân tộc thiểu số Việt
Nam hiện đại thực sự đƣợc hình thành và phát triển từ sau 1945. Trƣớc thời
gian này, cũng đã xuất hiện một số nhà thơ ngƣời dân tộc Tày và dân tộc
Thái. Họ đã sáng tác khá nhiều tác phẩm và đƣợc nhân dân lƣu truyền. Từ thế
kỷ V, ngƣời Tày có Cố hƣơng từ của Lê Thế Khanh và vào cuối thế kỷ XVI
đầu thế kỷ XVII đã có bản trƣờng ca Tam nguyên luận và Lƣợn tứ quý của Bế
Văn Phủng và Nông Quỳnh Văn. Tuy nhiên những tác phẩm này còn mang
đậm dấu vết của văn học dân gian nên chƣa đủ điều kiện hình thành một nền
văn học các dân tộc thiểu số bên cạnh nền văn học của dân tộc Kinh.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, mầm mống của văn học thiểu số hiện
đại đã xuất hiện qua sáng tác của một số tác giả: Ngần Văn Hoan, Hoàng Đức
Hậu, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Đình Giong Các tác phẩm trong thời gian này
có tính trữ tình, hiện thực và cách mạng.
Cho đến nay, hầu hết các nhà nghiên cứu phê bình đều thống nhất rằng:
năm 1945 chính là mốc ra đời của văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện
đại. Trƣớc cách mạng tháng 8 năm 1945, văn học các dân tộc thiểu số chủ yếu

là văn học dân gian. Văn học dân gian các dân tộc thiểu số gắn liền với đời
sống sinh hoạt của nhân dân lao động. Văn học dân gian các dân tộc thiểu số
đa dạng và phong phú không kém gì nền văn học dân gian của ngƣời Kinh với
đủ các loại hình nhƣ: tục ngữ, đồng dao, hát ru, câu đố, dân ca, truyện lịch sử,
sử thi, truyện thơ Nhiều tác phẩm văn học dân gian các dân tộc thiểu số có
tên trong những đỉnh cao của văn học dân gian Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Trong mảng thơ ca cách mạng của cả nƣớc những năm 1930 - 1945 có
đóng góp của các nhà thơ dân tộc nhƣ Nhắn bạn của Hoàng Văn Thụ; Lùa
chó dậy của Cầm Biêu; Mƣa gió, Khóc đồng chí của Nông Quốc Chấn; Dặn
vợ, dặn con của Bàn Tài Đoàn
1.1.1 Giai đoạn 1945 - 1954
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thơ ca Việt Nam phát triển với một
tốc độ khá mau lẹ. Trong không khí chung ấy, phong trào sáng tác thơ ca ở
miền núi phía Bắc cũng phát triển mạnh với các giả tiêu biểu nhƣ: Nông Quốc
Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, Lƣơng Quy Nhân, Cầm Biêu,
Hoàng Nó, Bàn Tài Đoàn. Đây cũng chính là những nhà thơ có công đầu
trong việc khai sinh nền thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
Tâm hồn thi sĩ và tinh thần yêu nƣớc của các nhà thơ thời kỳ mở đƣờng
cho thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại đều đƣợc nuôi dƣỡng bởi
mạch nguồn văn hóa dân gian dân tộc miền núi. Hầu hết họ đều xuất thân từ
những gia đình lao động nghèo ở các bản làng miền núi xa xôi nên am hiểu và
gắn bó với đời sống nhân dân. Các nhà thơ đầu tiên của dân tộc thiểu số lại
đƣợc giác ngộ và hăng hái đi theo cách mạng từ rất sớm. Nông Quốc Chấn
tham gia cách mạng từ năm 1941, Bàn Tài Đoàn đã tham gia hoạt động cách
mạng bí mật ở địa phƣơng từ năm 1942, Lƣơng Quy Nhân tìm đến với Việt
Minh trƣớc năm 1945 Những tác phẩm của họ gắn bó chặt chẽ với những sự
kiện chính trị lớn lao của tổ quốc, với đời sống tâm hồn con ngƣời miền núi.

Nhƣ vậy, văn hóa dân gian dân tộc miền núi, quê hƣơng, con ngƣời miền núi
và cách mạng đã là nguồn mạch cảm hứng nuôi dƣỡng và phát triển thơ ca
dân tộc thiểu số những năm tháng đấu tranh cách mạng trong cuộc kháng
chiến vĩ đại của dân tộc.
Trong thời gian này, các nhà thơ chủ yếu sử dụng tiếng dân tộc để ghi
lại những tâm sự, những suy nghĩ, tình cảm chân thành và cảm động của bản
thân, của dân tộc mình với Đảng, cách mạng và Bác Hồ. Những bài thơ này

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
có giá trị cao trong việc tuyên truyền, giác ngộ quần chúng đấu tranh chống
lại những đè nén, áp bức của thực dân Pháp và bọn tay sai.
Kế thừa và phát huy vốn văn hóa văn học dân gian cùng với lòng yêu
nƣớc, yêu quê hƣơng, lòng tự tôn dân tộc các tác phẩm thơ của thời kỳ này
mang đậm tính nhân dân, thể hiện chất dân tộc đậm đặc, ghi lại thành công
hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp, cuộc sống gian khổ, nhiều mất mát
hy sinh của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Thơ ca dân tộc thiểu số giai đoạn 1945-1954 phải kể đến các tác giả,
tác phẩm sau: Nông Quốc Chấn với các bài thơ Việt Bắc đánh giặc (1948),
Khâu áo (1948), Dọn về làng (1950), Đi Béc Linh về (1951), Đời chúng em
(1952), Nói với các anh (1953), Thƣ lên Điện Biên (1954); Nông Minh Châu
có Đêm Ba Khe (1952), Ngƣời thanh niên giữ Đèo Giàng (1953), Gửi anh
bạn Triều Tiên (1953), Hai lời gửi mẹ (1954); Nông Viết Toại có Nói chuyện
cũ (1954), Ăn cơm mới (1954); Cầm Biêu có Vợ lính ngụy mong chồng
(1949), Gái thời giặc (1950), Mƣờng Muổi yên vui (1954); Lƣơng Quy Nhân
có Cán bộ với dân Mƣờng (1947); Hoàng Nó có Tội ác giặc Pháp ở đồn Bom
Nghê (1948); Bàn Tài Đoàn có Dặn vợ, dặn con (1944), Chiến thắng Nghĩa
Lộ (1952), Mừng thủ đô giải phóng (1954)
Hình tƣợng bao trùm thơ ca dân tộc thiểu số giai đoạn 1945-1954 chính
là hình tƣợng nhân dân - những con ngƣời vƣợt qua khổ đau, tăm tối để đến

với cách mạng. Trƣớc cách mạng những ngƣời dân tộc thiểu số phải chịu
đựng ách thống trị dã man, tàn bạo của thực dân, phong kiến miền núi. Vì
vậy, tiếng nói tâm hồn chủ đạo của đồng bào các dân tộc thiểu số trong thơ
thời kỳ này là lòng căm thù, lên án sự tàn bạo của bọn cƣớp nƣớc; niềm vui
mừng, sự tin tƣởng khi đƣợc đi theo Đảng, Cách mạng và Bác Hồ.
Cuộc sống của những ngƣời dân tộc thiểu số trƣớc cách mạng là những
ngày tháng đói nghèo, khốn khổ. Nhà thơ ngƣời Dao - Bàn Tài Đoàn đã kể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
chuyện đời mình mà chính là chuyện đời của những ngƣời dân tộc thiểu số
trƣớc khi đƣợc đến với cách mạng:
Ngƣời dân bụng đói và áo rách
Dốt đặc chẳng biết chữ nào chơi
Có hai mắt mà nhƣ mù cả
Có tai nhƣ điếc cả cuộc đời
(Kể chuyện đời - Bàn Tài Đoàn)
Cuộc sống của ngƣời dân lại càng khó khăn hơn khi bị mất tự do, mất
quyền tự chủ: „Ta làm ra lúa, lúa không phải của ta/ Ta nuôi trâu, trâu đầy
rừng không phải trâu của ta” (Dƣới cờ Đảng - Lƣơng Quy Nhân)
Hình tƣợng nhân dân đƣợc các nhà thơ khắc họa khá sinh động trong
thời kỳ này: đó là những con ngƣời có lòng yêu nƣớc, căm thù giặc, một lòng
tin tƣởng đi theo cách mạng nhƣ Đi bộ đội (Nông Viết Toại); đó là tình cảm
thắm thiết, tin tƣởng của đồng bào với bộ đội Cụ Hồ, với Đảng và chính phủ
Khâu áo (Nông Quốc Chấn), Vợ lính ngụy mong chồng, Mƣờng Muổi yên vui
(Cầm Biêu)
Trong chiến tranh, ngƣời phụ nữ bao giờ cũng là nạn nhân chịu nhiều
bi thảm nhất. Hình tƣợng này xuất hiện trong nhiều bài thơ với nội dung biểu
hiện phong phú: Cầm Biêu lên án hành động dã man của thực dân Pháp khi
bắt lính, bắt phu đặc biệt là bắt phụ nữ Thái đi hầu rƣợu: “Pha Mò tiếng súng

dọa bắt lính/ Pha Xạ tiếng kêu giục bắt phu/ Và giữa chợ, tiếng còi dồn gái đi
hầu rƣợu nha, phìa” (Mƣờng Muổi yên vui - Cầm Biêu)
Cuộc sống của ngƣời phụ nữ dân tộc trong chiến tranh không một phút
giây bình yên:
Gái nhỏ thời sợ quan
Gái tơ thời sợ lính( )
Gái “dú khuống” đông vui dƣới trăng rằm
Chúng đến phá chạy tán loạn nhƣ bầy hƣơu rã đám.
(Gái thời giặc - Cầm Biêu)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Chiến tranh đã cƣớp đi những ngƣời thân yêu của họ, song họ vẫn kiên
cƣờng vƣợt qua số phận với sức chịu đựng bền bỉ:
Súng nổ kìa! Giặc Tây lại đến làng
Mẹ địu con chạy tót lên rừng
Lẩn đi trƣớc, mẹ vẫy gọi con sau lƣng
Tay dắt bà, vai đeo đẫy nải( )
Mẹ ngồi khóc con cúi đầu cũng khóc( )
Mẹ kéo khăn phủ mặt cho chồng
Con cởi áo liệm thân cho bố!
(Dọn về làng - Nông Quốc Chấn)
Một trong những điều làm nên sức mạnh để con ngƣời vƣợt qua những
thử thách, khó khăn trong thời kỳ này là niềm tin vào Đảng và Bác Hồ:
“Chính phủ Cụ Hồ rất thƣơng dân/ Có chính sách khoan dung với ngƣời lầm
đƣờng lạc lối” (Vợ lính ngụy mong chồng- Cầm Biêu).
Với cảm hứng yêu nƣớc, căm thù giặc nhiều nhà thơ đã lên án tội ác
của bọn thực dân và phong kiến miền núi: Tội ác giặc Pháp ở đồn Pom Nghê
(Hoàng Nó), Xem quan đi kinh lý (Nông Quốc Chấn) Ngƣời ghi lại thành
công những mốc lịch sử cách mạng và kháng chiến ở miền núi là nhà thơ

Nông Quốc Chấn. Bộ đội Ông Cụ và Dọn về làng là hai bài thơ hay và tiêu
biểu cho thời kỳ này.
Về nghệ thuật thơ ca dân tộc thiểu số thời kỳ này có sự ảnh hƣởng và
kế thừa thơ ca dân gian truyền thống. Thể thơ 7 chữ đƣợc các nhà thơ thƣờng
xuyên sử dụng. Giọng điệu thơ chủ yếu là giọng tâm tình, kể lể. Thơ ca giai
đoạn này chủ yếu phản ánh cuộc sống, con ngƣời miền núi nhằm phục vụ chủ
trƣơng, chính sách của Đảng và nhà nƣớc với đồng bào dân tộc thiểu số vùng
cao nên nhiều bài thơ viết còn đơn giản, tự phát.
Tuy vậy, thơ ca giai đoạn này vẫn có sự vận động, phát triển. Đội ngũ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
các nhà thơ dần đông đảo, các tác phẩm vận động theo hƣớng hiện đại. Giọng
điệu thơ khá phong phú. Ngoài những bài thơ có mang giọng điệu tâm tình
trong truyện thơ Thái của Cầm Biêu, những bài thơ đậm chất tự sự của Bàn
Tài Đoàn, ta thấy giọng điệu thơ đa dạng trong thơ Nông Quốc Chấn: trào
lộng, mỉa mai trong Xem quan đi kinh lý, lối nói giản dị trong Bộ đội Ông
Cụ Hai bài thơ Em tắm của Bạc Văn Ùi và Nhớ vợ của Cầm Vĩnh Ui là hai
bài thơ hay trong văn học dân tộc thiểu số hiện đại bởi giọng thơ chân thành,
hồn nhiên của tác giả
Giá trị nổi bật của thơ ca giai đoạn này là các nhà thơ đã phản ánh
đƣợc thế giới tâm tƣ tình cảm và con ngƣời miền núi trong một giai đoạn lịch
sử. Những con ngƣời vƣợt lên hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn để chiến đấu
cho cuộc sống tự do với một lòng căm thù giặc, với tin với Đảng, Cách mạng
và Bác Hồ.
1.1.2 Giai đoạn 1954 - 1975
Sau 1954, đời sống cách mạng của đất nƣớc ta có nhiều thay đổi: miền
Bắc đƣợc giải phóng, đất nƣớc ta bƣớc vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nƣớc nhà. Ngƣời dân tộc thiểu số
đƣợc thoát khỏi kiếp nô lệ lầm than. Họ có điều kiện đƣợc tiếp xúc, giao lƣu

rộng rãi ở mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội Tầm nhìn đƣợc mở
rộng, trình độ đƣợc nâng cao, các nhà thơ ngƣời dân tộc thiểu số đã đƣa văn
học dân tộc thiểu số sau 1954 bƣớc vào một giai đoạn mới với khá nhiều
thành tựu.
Đây là thời kỳ mà thơ ca các dân tộc thiểu số đƣợc ví nhƣ mùa xuân
thứ nhất bởi sự ra đời của nhiều bông hoa trong vƣờn thơ nhiều hƣơng sắc.
Đó là các tập thơ của Nông Quốc Chấn: Ngƣời núi hoa (1958), Tiếng ca
ngƣời Việt Bắc (1959), Đèo gió (1968), Dám kha Pác Bó (1972); Triều Ân có
Tiếng hát rừng xa (1974), Nắng ngàn (1974); Hoàng Nó có Tiếng hát mƣờng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Hoa Ban; Vƣơng Trung có Ing Éng (1967); Mã A Lềnh có Rừng sáng (in
chung); Bàn Tài Đoàn có Xuân về trên núi (1963), Một giấc mơ (1964), Kể
chuyện đời (1968), Rừng xanh (1973), Sáng cả hai miền (1975)
Các nhà thơ hƣớng ngòi bút của mình vào sự đổi thay lớn lao của quê
hƣơng và bày tỏ tâm trạng phấn khởi của mình trƣớc cuộc sống mới tràn đầy
niềm vui, niềm hạnh phúc. Họ tự hào và vui mừng khi thấy quê hƣơng giàu
đẹp:
Em ơi ! Việt Bắc đẹp giàu
Núi rừng trùng điệp muôn màu cỏ hoa
Trên Phja Dạ mây mù buông chƣớng
Dƣới đất kia: quặng, sắt, bạc, vàng
Đi thuyền Ba Bể dọc ngang
Xem ngƣời đánh cá, xem nàng hái ngô
Hoa sơn, hoa nở bốn mùa
Hoa kêu chim hót, ƣớc mơ phặc phiền
(Tiếng ca ngƣời Việt Bắc - Nông Quốc Chấn)
Quê hƣơng Việt Bắc đã thay đổi: hoàn toàn sạch bóng quân thù: “Đầu
mƣờng hết giặc phản/ Cuối bản hết giặc Tây/ Dƣới chân cầu thang đã sạch

bóng giặc Mỹ” (Biên giới lòng ngƣời - Lƣơng Quy Nhân).
Những đổi thay về phƣơng thức sản xuất, cảnh lao động tập thể trong
không khí lao động khẩn trƣơng sôi nổi, tinh thần đoàn kết xây dựng quê
hƣơng cũng là một cảm hứng lớn trong thời kỳ này. Đối tƣợng mà các nhà
thơ phản ánh ngợi ca là những con ngƣời đang trực tiếp hoặc gián tiếp phục
vụ sự nghiệp chung của của cả dân tộc: đó là những ngƣời lính canh giữ biên
thùy, là ngƣời công nhân làm đƣờng, là ngƣời nông dân một nắng hai sƣơng
trên ruộng đồng Từ cảm hứng về cuộc sống mới, hình tƣợng con ngƣời, đặc
biệt là ngƣời phụ nữ cũng đã đƣợc khắc họa cụ thể hơn. Ngƣời phụ nữ không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
còn mang thân phận bị phụ thuộc, giờ đây họ có một vị thế mới: những ngƣời
tự do đƣợc làm chủ cuộc đời mình và tham gia tích cực vào công tác xã hội.
Họ tham gia lao động trong hợp tác xã, trong các tổ đổi công, bộc lộ tài năng,
sự khéo léo của mình trong hội cấy thi, vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất. Họ đã trở thành hoa trong mƣờng:
Mẹ chờ con trai lại
- Tay mày sờ máy, mở tao nhìn
Mẹ nhìn con gái đến
- Tay mày cầm súng cầm có hay
Con gái xòe hai bàn tay
Con trai xòe hai bàn tay
(Hoa trong mƣờng - Vƣơng Anh)
Nhiều cô gái đã trở thành ngƣời công nhân lao động xây dựng chủ
nghĩa xã hội: “Khăn Piêu nhuộm nắng mƣa sa/ Sánh vang nam giới, ca vang
một lời/ Vì chị là ngƣời/ Công nhân trẻ tuổi.” (Chị em công nhân cầu đƣờng –
Hoàng Nó)
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đem lại cho nhân dân những
biến đổi lớn lao trong cuộc sống. Trƣớc cuộc sống tự do hạnh phúc hiện tại,

đồng bào các dân tộc thiểu số luôn bày tỏ lòng biết ơn Đảng, Bác Hồ. Cầm
Biêu viết: Muốn nhìn thấy Đảng (1958), Công Đảng, công Bác (1960); Bàn
Tài Đoàn viết Muối của cụ Hồ; Lƣơng Quy Nhân viết Dƣới cờ Đảng, Ơn
Đảng, Lò Văn Cậy viết Hạt tình
Cuộc chiến tranh chống Mỹ và đấu tranh thống nhất nƣớc nhà cũng là
một nội dung quan trọng trong thời kỳ này. Đồng bào các dân tộc thiểu số
luôn hƣớng về miền Nam ruột thịt với tình cảm chân thật, thiết tha. Nông
Quốc Chấn viết Tiếng ca ngƣời Việt Bắc; Vƣơng Anh viết Mây khói Trƣờng
Sơn, Nửa đêm nghe tiếng sấm, Theo những dấu chân, Chở xác máy bay ;

×