Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Chuyển thể sáng tác văn học sang tác phẩm điện ảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 56 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
***************

CAO THỊ SEN

CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC
SANG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH
(TỪ BA TÁC PHẨM VĂN HỌC SỐ ĐỎ, KỸ NGHỆ LẤY TÂY,
CƠM THẦY CƠM CÔ ĐẾN TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH TRÒ ĐỜI)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THỊ KIỀU ANH

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo của khoa Ngữ
Văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, đã hết sức nhiệt tình trong quá trình
giảng dạy, giúp tôi có những kiến thức quý giá phục vụ trực tiếp cho quá
trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Kiều Anh, ngƣời đã
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận, từ việc định hƣớng,
lựa chọn đề tài đến việc xây dựng đề cƣơng và triển khai khóa luận. Cô đã có
những góp ý cụ thể và luôn luôn động viên để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm
vụ của mình.
Đề tài của tôi chắc hẳn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn


chế. Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành của thầy cô cùng các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Cao Thị Sen


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp “Chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm
điện ảnh (Từ ba tác phẩm văn học Số đỏ, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô
đến tác phẩm điện ảnh Trò đời)” đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn trực
tiếp của TS. Nguyễn Thị Kiều Anh. Tôi xin cam đoan các số liệu và tài liệu
sử dụng trong khóa luận là trung thực và có xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Cao Thị Sen


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Mục đích, ý nghĩa đề tài ................................................................................ 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 5
7. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 5
8. Quy cách trình bày ........................................................................................ 5

NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC CHUYỂN THỂ ........................ 6
TÁC PHẨM VĂN HỌC SANG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH ............................. 6
1.1. Thuật ngữ văn học, điện ảnh và vấn đề chuyển thể. ................................. 6
1.1.1. Thuật ngữ văn học ................................................................................... 6
1.1.2. Thuật ngữ điện ảnh.................................................................................. 7
1.1.3. Phim chuyển thể - sản phẩm của sự giao thoa giữa văn học và điện ảnh
........................................................................................................................... 9
1.2. Văn học – điện ảnh mối quan hệ tƣơng đồng và khác biệt ...................... 10
1.2.1. Sự tƣơng đồng giữa hai loại hình nghệ thuật văn học – điện ảnh......... 10
1.2.2. Văn học và điện ảnh mối quan hệ khác biệt ......................................... 16
CHƢƠNG 2: SỰ CHUYỂN THỂ BỘ BA TÁC PHẨM VĂN HỌC ............ 21
SỐ ĐỎ, KỸ NGHỆ LẤY TÂY, CƠM THẦY CƠM CÔ ĐẾN TÁC PHẨM
ĐIỆN ẢNH TRÒ ĐỜI ..................................................................................... 21
2.1. Những bộ phim chuyển thể qua các thời kì của điện ảnh Việt Nam. ...... 21
2.2. Chuyển thể tiểu thuyết Số đỏ, phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm
cô – sang tác phẩm điện ảnh Trò đời .............................................................. 23
2.2.1. Tóm lƣợc nội dung văn học và nội dung phim điện ảnh ...................... 23


2.2.2. Sự tƣơng đồng giữa ba tác phẩm văn học với phim truyện chuyển thể 27
Trò đời ............................................................................................................. 27
2.2.3. Sự khác biệt giữa tác phẩm văn học với phim truyện chuyển thể Trò đời
......................................................................................................................... 36
2.3. Thành công và hạn chế của bộ phim truyện chuyển thể Trò đời ............. 46
2.3.1.Thành công của tác phẩm chuyển thể .................................................... 46
2.3.2. Một số hạn chế của tác phẩm chuyển thể ............................................. 47
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh đã và đang là hiện tƣợng
hết sức phổ biến trong đời sống văn hóa nghệ thuật ở cả Việt Nam và trên thế
giới. Chƣa ai có thể thống kê đƣợc con số khổng lồ về các tác phẩm văn học
đã chuyển thể thành phim. Chỉ biết rằng: hầu hết các tác phẩm văn chƣơng
ƣu tú của các dân tộc ở mọi thời đại đã một lần, thậm chí hơn một lần đƣợc
chuyển thể thành những bộ phim rất nổi tiếng. Từ những thiên anh hùng ca,
truyền thuyết, thần thoại... trong kho tàng văn học dân gian nhƣ: anh hùng ca
Iliat và Odixe, thần thoại Hy Lạp,... đến những tác phẩm văn học cổ điển
nhƣ: Đôn Kihôtê (M.d. Cervantes, 1605, văn học Tây Ban Nha), Những
người khốn khổ (V. Huygo, 1962, văn học Pháp), Chiến tranh và hòa bình
(L.N. Tônxtôi, 1865, văn học Nga), Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung,
thế kỉ thứ XIV, văn học Trung Quốc), Tây du kí (Ngô Thừa Ân, xuất bản
những năm 1590, văn học Trung Quốc), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần, thế
kỉ thứ XVIII, văn học Trung Quốc),... và những tác phẩm văn học hiện đại
nhƣ: bộ truyện Hary Potter (J.K. Rowling, xuất bản từ 1997 đến 2007, văn
học Anh), Mật mã Davinci (D. Brown, 2003, văn học Mỹ), bộ ba tiểu thuyết
Chạng Vạng – Trăng non – Nhật thực, (S. Meyer, 2005, văn học Anh).... Qua
đây, đã phần nào nói lên đƣợc vị trí quan trọng của các phim chuyển thể từ
tác phẩm văn học trong thành tựu chung của nghệ thuật điện ảnh. Các tác
phẩm văn học là nguồn tƣ liệu hấp dẫn cho các đạo diễn điện ảnh, các nhà
biên kịch.
Trong nền điện ảnh nƣớc nhà, không thể không kể đến những đóng
góp đáng tự hào của những bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học nhƣ:
Lục Vân Tiên (1957, dựa theo truyện Nôm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình
Chiểu), Vợ chồng A Phủ (1961, chuyển thể từ truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

1



của nhà văn Tô Hoài), Chị Tư Hậu (1963, chuyển thể từ tác phẩm Một
chuyện chép ở bệnh viện của nhà văn Bùi Đức Ái), Chị Dậu (1980, chuyển
thể từ tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố), Làng Vũ Đại ngày ấy
(1983, chuyển thể từ ba tác phẩm: Sống mòn, Lão Hạc, Chí Phèo của nhà văn
Nam Cao), Đêm hộ Long Trì (1989, đƣợc chuyển thể từ tác phẩm cùng tên
của nhà văn Nguyễn Huy Tƣởng), Tướng về hưu (1988) và Những người thợ
xẻ (1998) – chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Huy Thiệp, Mùa
len trâu (2004, dựa theo hai truyện ngắn: Một cuộc bể dâu và Mùa len trâu
của nhà văn Sơn Nam), Trăng nơi đáy giếng (2008, chuyển thể từ truyện
ngắn cùng tên của nữ nhà văn Trần Thùy Mai), Cánh đồng bất tận (2010,
chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tƣ), hay Trò
đời (2013, chuyển thể từ ba tác phẩm: Số đỏ, Cơm thầy cơm cô, Kỹ nghệ lấy
Tây của nhà văn Vũ Trọng Phụng)... Ngoài ra, còn rất nhiều các tác phẩm có
giá trị mà không thể điểm hết ở đây.
Thành tựu của phim chuyển thể từ văn học đã góp phần thúc đẩy sự
hình thành phát triển của nghệ thuật điện ảnh trên thế giới và Việt Nam. Số
lƣợng phim chuyển thể từ tác phẩm văn học trên thế giới và Việt Nam ngày
càng nhiều và luôn đƣợc ngƣời xem chào đón rất nhiệt tình. Có nhiều nguyên
nhân đem lại thành công cho phim chuyển thể nhƣng một nguyên nhân nổi
bật không thể phủ nhận là tác phẩm văn học đã mang đến cho phim truyện
chuyển thể một sức mạnh nội tại, sức mạnh tƣ tƣởng của bộ phim.
Điện ảnh vừa “chịu ơn” các tác phẩm văn học, vừa có công chắp cánh
cho các tác phẩm văn học thăng hoa. Chọn đề tài: Chuyển thể tác phẩm văn
học sang tác phẩm điện ảnh (Từ ba tác phẩm văn học Số đỏ, Cơm thầy cơm
cô, Kỹ nghệ lấy Tây đến tác phẩm điện ảnh Trò đời), chúng tôi mong muốn
nâng cao giá trị của phim truyện chuyển thể, để điện ảnh nƣớc nhà ngày càng

2



có nhiều phim truyện điện ảnh thành công trong xu hƣớng hội nhập quốc tế
hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mối quan hệ mật thiết, đa chiều giữa văn học và điện ảnh là một thực
tiễn sống động, không thể phủ nhận, chúng có mối quan hệ đặc biệt ngay từ
những ngày đầu điện ảnh mới hình thành. Điều đó đƣợc thể hiện trong các
cuốn sách của các nhà phê bình, nghiên cứu điện ảnh nhƣ: Văn học với điện
ảnh của Vai – Sphen, M. Rôm, I. Khâyphítxơ, E. Gabơrilôtritru, Tiết diện
vàng màn ảnh của X. Prêilich, 20 bài học điện ảnh của LarentnnTirad, Nhận
thức với điện ảnh của Trần Luân Kim....
Vấn đề này cũng đƣợc các nhà văn, đạo diễn và giới chuyên môn trao
đổi qua các bài viết tâm huyết nhƣ: Nguyễn Mai Loan với bài: Phim chuyển
thể - Những khái niệm (Tạp chí điện ảnh nghệ thuật, số 123 năm 2005),
Hoàng Lan với bài Điện ảnh không thể tách rời các nghệ thuật khác (Tạp chí
điện ảnh nghệ thuật, số 114 năm 2004), Thăng Long với bài Nhà văn Ma Văn
Kháng: Điện ảnh và văn học cần có sự kết hợp (Tạp chí điện ảnh nghệ thuật,
số 9 năm 2002)...
Trong kỉ yếu hội thảo quốc tế Những lằn ranh văn học năm 2011 do
ĐHSP. TPHCM tổ chức, có những bài viết phân tích mối quan hệ giữa văn
học và điện ảnh qua bộ phim truyện chuyển thể Cánh đồng bất tận và Cuộc
đối thoại giữa văn học và điện ảnh của Lê Thị Dƣơng, Nhìn lằn ranh giữa
văn học và điện ảnh qua Sắc, Giới của Phan Thu Vân...
Những công trình bài viết trên chủ yếu chỉ ra những nét khái quát về
mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh, đặc biệt là vai trò giữa văn học với
điện ảnh, có phân tích ít nhiều đến sự chuyển thể từ tác phẩm văn học sang
phim điện ảnh. Vì vậy, để có đƣợc một cái nhìn tƣơng đối đầy đủ về sự

3



chuyển thể từ tác phẩm văn học sang phim điện ảnh là một điều tƣơng đối
khó khăn đối với chúng tôi khi thực hiện đề tài này.
Mặt khác, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy chƣa có một công trình nào
nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về bộ phim chuyển thể Trò đời
của đạo diễn Nhuệ Giang. Có chăng cũng chỉ là những bài viết đăng trên các
báo, tạp chí, suy nghĩ của ngƣời xem về bộ phim. Lịch sử vấn đề nhƣ vậy quả
là thách thức đối với chúng tôi.
3. Mục đích, ý nghĩa đề tài
Từ việc phân tích đặc điểm của văn học và điện ảnh cũng nhƣ mối quan
hệ đa chiều giữa văn học và điện ảnh, chúng tôi muốn tìm hiểu sự biến thể
của văn học khi đi vào tác phẩm điện ảnh. Qua đó chỉ ra những điểm tƣơng
đồng và khác biệt của tác phẩm văn học với phim truyện điện ảnh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu khảo sát sự chuyển thể bộ ba tác phẩm văn học
Số đỏ, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô sang tác phẩm điện ảnh Trò đời.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu

Tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
Phóng sự Kĩ nghệ lấy Tây và Cơm thầy cơm cô của nhà văn Vũ Trọng
Phụng.
Phim truyện chuyển thể từ tác phẩm văn học: phim Trò đời.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu đặc điểm, mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh.
Tìm hiểu về tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng và phóng sự
Kĩ nghệ lấy Tây và Cơm thầy cơm cô của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
Tìm hiểu về phim truyện chuyển thể từ tác phẩm văn học: phim Trò đời.

4


So sánh hai thể loại và thấy đƣợc sự tƣơng đồng, khác biệt của tác phẩm
văn học và phim truyện chuyển thể Trò đời.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nhằm chỉ ra những điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa tác phẩm văn học
và phim điện ảnh, chúng tôi đã kết hợp sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên
cứu sau:
- Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp.
- Phân tích phân loại – thống kê.
- Phƣơng pháp khảo sát – so sánh.
- Phƣơng pháp mô tả.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài gồm 2 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của việc chuyển thể tác phẩm văn học sang điện
ảnh.
Chƣơng 2: Sự chuyển thể bộ ba tác phẩm văn học Số đỏ, Kỹ nghệ lấy Tây,
Cơm thầy cơm cô đến tác phẩm điện ảnh Trò đời.
8. Quy cách trình bày
- Tên các loại tác phẩm: in nghiêng không in đậm.
- Viết tắt NXB = Nhà xuất bản.
- LHP = Liên hoan phim.
- NSƢT = Nghệ sĩ ƣu tú.
- Thông tin trong ngoặc vuông thứ tự là: số thứ tự tài liệu đã dẫn.


5


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC CHUYỂN THỂ
TÁC PHẨM VĂN HỌC SANG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH
“Văn học là nhân học” (M. Gorki) là câu chuyện về cuộc đời, về cõi
nhân sinh. Cùng hình thái ý thức nghệ thuật với văn học, ngay từ khi mới ra
đời, điện ảnh đã sử dụng nguồn tƣ liệu quý giá từ tƣ liệu văn học trong kho
tàng văn học của nhân loại, để làm nên những bộ phim truyện kinh điển và
bằng cách đó góp phần phát triển nghệ thuật điện ảnh: “Mọi loại hình nghệ
thuật đều phản ánh cuộc sống, đều biểu hiện các tư tưởng tình cảm của con
người, nên đều có nội dung chung nhưng khác nhau về hình thức thể hiện”.
[14, tr.94].
1.1. Thuật ngữ văn học, điện ảnh và vấn đề chuyển thể.
1.1.1. Thuật ngữ văn học
Nếu chất liệu của hội họa là màu sắc và đƣờng nét, của âm nhạc là tiết
tấu và âm thanh, của vũ đạo là thể hình và động tác.... tức đều tồn tại dƣới
trạng thái vật chất thì chất liệu của văn học là ngôn từ: “Văn học là nghệ thuật
ngôn từ hay văn học là loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ” [13,
tr.275]. Nhƣ vậy, văn học lấy ngôn từ làm chất liệu để phản ánh đời sống xã
hội, thể hiện sự nhận thức và sáng tạo con ngƣời. Tuy nhiên, cần phải thấy rõ
chất liệu nghệ thuật của ngôn từ đó là ngôn ngữ hay nói cách khác là ngôn từ.
Những từ ấy tồn tại khách quan trong đời sống hằng ngày bởi vậy nếu chúng
ta không biết thứ ngôn ngữ viết trong tác phẩm văn học thì chúng ta sẽ không
thể nào hiểu đƣợc nội dung của nó.
Bản chất xã hội lịch sử của văn học với tƣ cách là hình thái ý thức xã
hội đặc thù đƣợc xác định bằng khái niệm nhƣ “tính hiện thực”, “tính nhân
loại”, “tính giai cấp”, “tính tƣ tƣởng”.... Nhƣng văn học khác với hình thái ý

thức xã hội nhƣ: chính trị, triết học, đạo đức... còn ở đối tƣợng nhận thức và

6


nội dung của nó. Văn học là sự phản ánh đời sống nên văn học lấy con ngƣời
làm đối tƣợng nhận thức trung tâm. Văn học nhận thức con ngƣời trong tính
tổng hợp, toàn vẹn, sống động trong các mối quan hệ đời sống phong phú và
phức tạp của nó trên các phƣơng diện thẩm mỹ. Trong các tác phẩm văn học
nhà văn không chỉ đƣa ra những nhận thức khách quan mà còn bộc lộ tƣ
tƣởng, tình cảm, ƣớc mơ, khát vọng của mình đối với con ngƣời và cuộc
sống. Do đó, nội dung của văn học là sự thống nhất, biện chứng và phƣơng
diện khách quan. Đối tƣợng và nội dung đặc thù đòi hỏi văn học phải có
phƣơng thức chiếm lĩnh và biểu đạt riêng, đó là hình tƣợng nghệ thuật. Hình
tƣợng nghệ thuật làm cho văn học gần gũi với các loại hình khác. Tuy nhiên,
do mỗi loại hình sử dụng một chất liệu khác nhau nên hình tƣợng của chúng
có những điểm riêng biệt.
1.1.2. Thuật ngữ điện ảnh
Tính đến năm 2016, điện ảnh đã có 120 năm tuổi, sự ra đời của điện
ảnh đã làm cho nghệ thuật có những biến động và khởi sắc, nó tạo tác động to
lớn đến đời sống tinh thần của nhân loại. Ngƣời ta không khỏi bất ngờ trƣớc
diện mạo mới mẻ và trẻ trung của nó. Nhƣng điện ảnh là gì thì vẫn chƣa có
một khái niệm nhƣ văn học. Để hiểu đƣợc khái niệm điện ảnh một cách tƣơng
đối đầy đủ cần phải có một cái nhìn toàn diện về những thuộc tính của nó.
“Có nhiều quan niệm khác nhau về đặc trưng điện ảnh. Song hiện nay quan
niệm phổ biến nhất cho rằng điện ảnh có 8 thuộc tính cơ bản: điện ảnh là một
nghệ thuật tổng hợp, có tinh chất quần chúng, tính dân tộc và tính quốc tế,
tính giải trí, tính kinh tế thương mại và mang giá trị tư tưởng nhân sinh sâu
sắc. Điện ảnh là con đẻ của khoa học kĩ thuật – công nghệ và nằm trong cấu
trúc văn hóa, truyền thống đại chúng”. [2, tr.16]

Điện ảnh là một ngành nghệ thuật tổng hợp bởi nhiều nguyên nhân sau.
Thứ nhất, điện ảnh tiếp thu văn học ở đề tài, cốt truyện, tƣ tƣởng, lời thoại và

7


các thủ pháp nghệ thuật. Điện ảnh còn tiếp thu ở hội họa và các loại hình nghệ
thuật khác nhƣ điêu khắc, kiến trúc... để tạo ra những thành tố cho một bộ
phim. Mỗi bộ phim giống nhƣ một tác phẩm hội họa mà ở đó dƣới sự chỉ đạo
của ngƣời đạo diễn, sự bày trí của ngƣời họa sĩ, cách đặt máy quay của ngƣời
quay phim, diễn xuất của diễn viên hay một cảnh thiên nhiên tĩnh lặng ... đều
là một tác phẩm hội họa có bố cục, có màu sắc... có chủ điểm ý tƣởng mà
những ngƣời làm phim muốn gửi đến. Điện ảnh còn tiếp thu âm nhạc và đƣa
âm nhạc vào phim không chỉ để phụ họa làm nền mà còn làm tăng tính chất
trữ tình và thi vị cho bộ phim...
Những gì mà điện ảnh tiếp nhận ở những loại hình nghệ thuật khác đã
tạo nên tính tổng hợp của nghệ thuật điện ảnh. Bởi vậy, nói về điện ảnh có
nhà nghiên cứu đã phải khẳng định rằng: “Điện ảnh là một nghệ thuật tổng
hợp, mang đến cho hàng triệu người xem ngôn từ của nhà văn, tranh của họa
sĩ, diễn xuất của diễn viên, giai điệu của nhạc sĩ.... Đây là nghệ thuật liên kết
hội họa và kiến trúc, âm nhạc và văn học. Phim có âm thanh và màu sắc, khổ
rộng và lập thể - đây quả thực là một nghệ thuật tổng hợp” [7, tr.17]. Với tính
tổng hợp về ngôn ngữ biểu hiện nhƣ vậy, điện ảnh có thể phản ánh đời sống
một cách phong phú,hiện thực hơn tất cả các loại hình nghệ thuật khác. Tuy
nhiên, sẽ rất sai lầm nếu nghĩ điện ảnh chỉ là sự hòa lẫn các loại hình nghệ
thuật khác nhau. Điện ảnh hoàn toàn là một loại hình độc lập, tính chất độc
lập của nó không kém gì so với các loại hình nghệ thuật khác. Nó chỉ sử dụng
một cách sáng tạo kinh nghiệm phong phú của quá trình phát triển nghệ thuật
trƣớc kia chứ không phải là sự liên kết các loại hình nghệ thuật khác nhƣ một
con số cộng.

Nói đến nghệ thuật ngƣời ta thƣờng nói đến cái đẹp. Nhƣng nghệ thuật
điện ảnh không chỉ mang những vẻ đẹp của loại hình nghệ thuật thời thƣợng
bậc nhất mà nó còn có kinh tế thƣơng mại cao. Điện ảnh vừa là một loại hình

8


nghệ thuật đồng thời cũng vừa là một ngành công nghiệp: công nghiệp điện
ảnh.
1.1.3. Phim chuyển thể - sản phẩm của sự giao thoa giữa văn học và điện
ảnh
Chuyển thể là một trong những hoạt động điển hình trong sự giao lƣu
văn học và điện ảnh, mô tả sự chuyển hóa tiểu thuyết, kịch cùng những nguồn
văn học khác của phim. Dù thuật ngữ này đôi khi chỉ dẫn tới một hoạt động
sao chép kém sáng tạo, thì cũng cần nhớ rằng ngay cả những tác phẩm điện
ảnh và văn học nguyên bản nhất cũng có thể đƣợc coi là chuyển thể những tƣ
liệu từ nguồn này sang nguồn khác. Không chỉ những tác phẩm văn học nổi
tiếng nhƣ vở kịch của Shakespeare hay Ulysses của James Joy, lấy nguồn từ
tài liệu lịch sử hay những tƣ liệu văn học ban đầu mà ngay cả tác phẩm có vẻ
nguyên bản nhất cũng xây dựng hoặc chuyển thể thông tin hay tài liệu từ
những cuộc thảo luận, báo chí, từ những giấc mơ hay sự kiện lịch sử.
Các tác phẩm nổi tiếng của văn học kinh điển (nhƣ Hamlet hay Mobby
Dick) có thể thừa nhận sự quen thuộc của ngƣời xem với bản gốc, và tác
phẩm chuyển thể có thể đề cập tới nhận thức và sự công nhận của công chúng
với tác phẩm gốc đó thông qua sự thay đổi hay lƣợc bỏ. Ngƣợc lại, có nhiều
tác phẩm phim chuyển thể từ một tác phẩm văn học lạ lẫm hay ít đƣợc biết
đến và mặc nhiên nó đƣợc coi nhƣ một khía cạnh vô hình của bộ phim mà
nhiều độc giả không biết mà cũng chẳng cần biết. Những vấn đề nói trên và
những điều kì vọng của khán giả vào bộ phim chuyển thể cần đƣợc cân nhắc
với bất cứ nhà đạo diễn nào.

Các tác phẩm văn học đƣợc chuyển thể sang phim điện ảnh dƣới khá
nhiều hình thức và mức độ. Tuy nhiên về cơ bản có 2 hình thức chuyển thể,
đó là chuyển thể theo sát nguyên bản và chuyển thể không theo sát nguyên
bản. Trong hình thức chuyển thể theo sát nguyên bản văn học, bộ phim sẽ

9


bám sát tác phẩm văn học từ tên tác phẩm, cốt truyện, hệ thống nhân vật, ý
tƣởng chủ đề đến hình thức, ngôn ngữ... Tất nhiên, sự theo sát này cũng chỉ là
tƣơng đối mà thôi. Bản chất của quá trình chuyển thể này là dựa hoàn toàn
vào nguồn nguyên liệu của văn học, không đặt ra thêm vấn đề gì ngoài những
cái đã có. Thực chất đây là hình thức chọn từ tác phẩm văn học những cái tốt
nhất, phù hợp nhất cho sự vận động cũng nhƣ hiệu quả hành động, kịch tính...
Không hiếm các bộ phim đã “đọc” một cách trung thành những tác phẩm văn
học nổi tiếng và có chỗ đứng vững chắc trong đời sống phim ảnh quốc tế. Với
hình thức không thể theo sát nguyên bản văn học, tức là chuyển thể tự do thì
tác phẩm văn học chỉ góp một phần hoặc chỉ là cái cớ để cho ra đời một bộ
phim điện ảnh. Ở Việt Nam, hình thức “dựa theo” tác phẩm văn học có vẻ
phổ biến hơn vì đó là hình thức mà tác giả phim thấy tƣơng đối “thoải mái”
khi sử dụng cốt truyện, cấu trúc, nhân vật, lời thoại và chất liệu khác từ văn
học.
Cả hai hình thức cơ bản vừa nêu trên đều gặp những thuận lợi và khó
khăn nhất định trong quá trình chuyển thể. Không ít bộ phim hay đƣợc tạo
nên từ tác phẩm văn học và cũng khá nhiều tác phẩm văn học nhờ đƣợc
chuyển thể thành phim ảnh mà đƣợc rất nhiều công chúng biết đến. Rõ ràng,
văn học và điện ảnh đã phối hợp, kế thừa nhau, dựa vào nhau để tồn tại và cao
hơn để sáng tạo.
1.2. Văn học – điện ảnh mối quan hệ tƣơng đồng và khác biệt
1.2.1. Sự tương đồng giữa hai loại hình nghệ thuật văn học – điện ảnh

Văn học và điện ảnh là những loại hình nghệ thuật đồng nhất về ý thức
thẩm mỹ, ý thức nghệ thuật trong phản ánh những vấn đề của đời sống xã
hội. Từ đó, dẫn đến tƣơng đồng về nội dung tƣ tƣởng và thể loại trong tác
phẩm văn học và điện ảnh.

10


1.2.1.1. Nội dung tư tưởng
Nhà văn, biên kịch, đạo diễn, quay phim, nhạc sĩ là những ngƣời nghệ
sĩ có cùng sự đa cảm, trí tƣởng tƣợng và sự tinh nhạy điêu luyện các giác
quan thẩm mỹ (thính giác, thị giác....). Cho nên, tƣ duy của ngƣời nghệ sĩ
sáng tạo tác phẩm nghệ thuật khác hẳn với tƣ duy nhà nghiên cứu thuộc lĩnh
vực khoa học – kỹ thuật. Hình thức của tƣ duy nghệ thuật là sự phản ánh hiện
thực theo quy luật của cái đẹp, là một mô hình đặc biệt nhằm tái hiện và tái
tạo một cách sinh động hiện thực cuộc sống với những nhu cầu và khát vọng
của con ngƣời.
Tƣ duy của nhà biên kịch, đạo diễn gần gũi với tƣ duy của nhà văn nên
khi tiếp cận tác phẩm văn học, các tác giả điện ảnh dễ thẩm thấu tƣ tƣởng,
tình cảm của nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. Sự “đồng thanh tƣơng ứng” đã
làm nên tiếng nói chung trong xây dựng hình tƣợng nghệ thuật. Sáng tạo
nghệ thuật là lĩnh vực của cảm xúc, là sự mách bảo của con tim nên tâm hồn
nghệ sĩ thƣờng gặp nhau qua tác phẩm. Nhà văn khi viết tác phẩm không hề
nghĩ “đứa con tinh thần” của mình sẽ có đời sống thứ hai trên màn ảnh, các
tác giả điện ảnh đã tìm thấy sự đồng điệu của “trái tim” qua các tác phẩm văn
học và mong muốn biến lời ca “tiếng hát của tâm hồn” hiện hữu lên màn ảnh.
Nhƣ vậy, từ tình cảm chân thành với những tác phẩm văn học, các tác
giả điện ảnh đã có cơ sở vững chắc về tƣ tƣởng tình cảm để sáng tạo nên
những kịch bản văn học điện ảnh chất lƣợng và một bộ phim giá trị trong
tƣơng lai. Trong nghệ thuật, tình cảm bao giờ cũng chứa đựng tƣ tƣởng, và tƣ

tƣởng bao giờ cũng thấm đƣợm tình cảm, đó là mối quan hệ biện chứng
không thể tách rời. Với ý nghĩa đó, tƣ tƣởng trong tác phẩm đã trở thành sự
nung nấu dằn vặt, là ngọn lửa tình yêu mà ngƣời nghệ sĩ gửi gắm trong tác
phẩm làm nên vẻ đẹp, sức hấp dẫn cho tác phẩm và do đó thuyết phục ngƣời
xem.

11


Qua những trang viết của mình, nhà văn lớn M. Gorki đã thổi vào văn
học luồng gió mới, buộc những ngƣời cầm quyền đƣơng thời phải thay đổi
những suy nghĩ đã thành nếp về con ngƣời, về cuộc đời. Bằng trái tim nhân
đạo cách mạng, M. Gorki mô tả cuộc sống bị đàn áp, đói khổ của các tầng lớp
dƣới đáy xã hội, đồng thời thấu hiểu ánh sáng lƣơng tâm trong tâm hồn. Nhà
văn cho rằng: “Nghệ thuật căn bản là một cuộc đấu tranh hoặc là để tán
thành hoặc là để phản đối, chứ không có và không thể có một nền nghệ thuật
bàng quan, bởi vì con người không phải là một chiếc máy ảnh, con người
không ghi chép hiện thực mà hoặc là xác nhận, hoặc là thay đổi” [6, tr.17].
Nội dung tƣ tƣởng ấy hiện diện trong hầu hết các tác phẩm của ông. Trong tài
sản gần 20 tác phẩm văn học bao gồm cả tiểu thuyết, truyện ngắn và kịch của
M. Gorki đã đƣợc chuyển thể sang điện ảnh. Tiêu biểu nhất là bộ phim câm
Người mẹ.
Nội dung tƣ tƣởng trong tác phẩm nghệ thuật rõ ràng có một vai trò
quan trọng đối với toàn bộ cơ cấu của tác phẩm, đƣợc quyết định bởi tƣ
tƣởng tác giả. Tƣ tƣởng tác phẩm có thể sâu sắc hay nông cạn, đúng hay sai
lầm, khẳng định hay phủ định. Tất cả đều phụ thuộc vào sự lĩnh hội nhận
thức thế giới của ngƣời nghệ sĩ, liên quan mật thiết với tƣ tƣởng, thế giới
quan, lý tƣởng xã hội thẩm mỹ. Nhà nghiên cứu Biêlinxki nhận định: “Trong
tác phẩm nghệ thuật chân chính, tư tưởng đâu phải là một khái niệm trừu
tượng được thể hiên một cách giáo điều, mà nó là linh hồn của chúng, nó

chan hòa trong chúng như ánh sáng chan hòa trong pha lê” [3, tr.132].
Trong tác phẩm nghệ thuật, từ ngôn ngữ đến các phƣơng tiện nghệ
thuật đều mang dấu ấn của tƣ tƣởng, đƣợc ngƣời nghệ sĩ thể hiện qua các
hiện tƣợng, sự kiện, nhân vật, chi tiết... theo khuynh hƣớng tƣ tƣởng – thẩm
mỹ nhất định. Tất cả hợp thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt các chủ đề, làm nền
tảng cho tác phẩm. Đúng nhƣ các nhà nghiên cứu đã khẳng định: “Trong tác

12


phẩm tính tư tưởng không thể tách rời với tính nghệ thuật” [3, tr.242]. Điều
này làm nên thành công của những áng văn chƣơng và điện ảnh nổi tiếng trên
thế giới và Việt Nam.
Nhƣ vậy, một khi đã xác định đƣợc nội dung tƣ tƣởng, ngƣời nghệ sĩ
sẽ thổi những tƣ tƣởng, tình cảm ấy vào từng chi tiết, từng nội dung cụ thể
của tác phẩm và làm nên giá trị nghệ thuật cho tác phẩm.
1.2.1.2. Đề tài, chủ đề
Đề tài là “Khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu tả và
phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học” [7, tr.78]. Văn học đã trở thành
kho tàng bách khoa toàn thƣ về muôn mặt của cuộc sống xã hội. Từ những
hiện tƣợng của cuộc sống, ngƣời nghệ sĩ đã lĩnh hội và chọn lựa theo cảm
nhận của riêng mình. Đề tài mang dấu ấn rõ rệt của đời sống khách quan
nhƣng nó cũng là sự ghi nhận chủ quan của ngƣời sáng tác. Mỗi nghệ sĩ với
thế mạnh và khả năng riêng biệt về một đề tài tiêu biểu, đã tạo nên phong
cách độc đáo trong phản ánh hiện thực. Nhà biên kịch Nga nổi tiếng
Gabrilôvich nhận xét: “Không một bộ phim nào, dù quy mô đến đâu, lại có
thể tồn tại bên ngoài số phận con người, ngoài những quan hệ phức tạp của
con người, thậm chí hết sức phức tạp” [10, tr.123]. Cùng chọn con ngƣời và
xã hội làm đề tài phản ánh hiện thực, văn học và điện ảnh có sự gần gũi,
tƣơng đồng về đề tài.

Nhà văn Nguyễn Tuân nổi tiếng với khả năng sáng tạo, biến hóa tuyệt
vời với ngôn từ qua những tác phẩm nhƣ: Vang bóng một thời, Tùy bút Sông
Đà.... Cùng cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp đất nƣớc và con ngƣời qua tác phẩm của
nhà văn Nguyễn Tuân, nữ đạo diễn Việt Linh chọn Chùa đàn trong Vang
bóng một thời để phóng tác và cho ra đời bộ phim truyện nghệ thuật Mê Thảo
– Thời vang bóng.

13


Văn học Việt Nam trƣớc năm 1945, đề tài phản ánh hiện thực xã hội
đen tối, bất công đối với những con ngƣời cùng khổ đƣợc chú ý nhất, nhƣng
mỗi tác giả có cách phát hiện và ghi nhận hiện thực theo chủ quan riêng của
mình. Phạm vi hiện thực cuộc sống trong đề tài có thể hẹp hay rộng phụ
thuộc nhiều vào cảm hững sáng tạo, sở trƣờng và khả năng, trách nhiệm của
ngƣời nghệ sĩ trƣớc cuộc sống. Ở tác phẩm của nhà văn Nam Cao cũng là cái
đói, cái nghèo đeo đẳng, hành hạ con ngƣời đến cùng cực nhƣ Lão Hạc, kiếp
ngƣời vật vờ bị chà đạp, bị hủy hoại cả nhân hình và nhân tính nhƣ Chí Phèo,
hay cuộc sống quẩn quanh không lối thoát của giới giáo chức trong Sống
mòn. Từ yêu mến đề tài trong tác phẩm của Nam Cao, biên kịch Đoàn Lê và
đạo diễn Phạm Văn Khoa đã chuyển thể thành phim Làng Vũ Đại ngày ấy
năm 1983.Việc lựa chọn đề tài thể hiện khá rõ khuynh hƣớng tƣ tƣởng lập
trƣờng của ngƣời nghệ sĩ, vì vậy đề tài trong tác phẩm có quan hệ mật thiết
với chủ đề và tƣ tƣởng.
Chủ đề đƣợc hình thành và thể hiện trên cơ sở của đề tài, là yếu tố cấu
thành nội dung tƣ tƣởng của tác phẩm nghệ thuật. Chủ đề của tác phẩm luôn
là những vấn đề nảy sinh từ đời sống xã hội, thông qua khả năng khái quát
của nhà văn. Đó là những vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm đƣợc tác giả nêu
lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học.
Chủ đề có vai trò quan trọng trong phát hiện, đặt vấn đề và giải quyết

vấn đề trong tác phẩm. Nhƣng quan trọng hơn cả là sự tác động của tác phẩm
vào nhận thức tƣ tƣởng của ngƣời thƣởng thức. Cho nên, ngƣời nghệ sĩ sáng
tác trong quá trình xây dựng tác phẩm của mình thƣờng tập trung “trí và lực”
để nêu bật vấn đề mình muốn đề cập qua các hệ thống hình tƣợng cảm xúc,
hình tƣợng nhân vật, hoặc qua những biến cố, sự kiện khác thƣờng... Cũng có
khi thể hiện qua các chi tiết: tên tác phẩm, lời thoại của nhân vật hay lời bình
của tác giả.

14


Trong văn học và điện ảnh thế giới, rất nhiều tác phẩm nổi tiếng có chủ
đề thể hiện ngay ở tựa đề nhƣ: Chiến tranh và hòa bình của L. Tônxtôi, Tội
ác và trừng phạt của Đôstôievski, Số phận con người của Sôlôkhốp, Những
người khốn khổ của V.Huygô....
Điều này cũng thể hiện trong văn học và điện ảnh Việt Nam qua những
tiểu thuyết và phim truyện nhƣ: Xa và gần, Thời xa vắng... Ý nghĩa tựa đề
của mỗi tác phẩm đã mang đến cho ngƣời xem những cảm nhận đầu tiên, bao
quát về những vấn đề mà tác phẩm đặt ra. Nhƣ vậy, khi chuyển thể tác phẩm
văn học sang điện ảnh, các tác giả điện ảnh thƣờng chọn chủ đề gần gũi với
tác phẩm văn học gốc. Đó cũng là một lý do mà ngày càng nhiều tác phẩm
văn học có đời sống thứ hai trên màn ảnh.
1.2.1.3. Sự kiện, nhân vật
Thông qua các sự kiện, số phận và tính cách của hình tƣợng nhân vật
đƣợc bộc lộ và phát triển. Hiện thực khách quan với những quy mô xã hội
khác nhau trong đó con ngƣời tham gia các hoạt động xoay quanh các sự kiện
xã hội. Đó có thể là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của cuộc sống: cái tốt
và cái xấu, cái mới và cái cũ, sự sống và cái chết, tích cực và tiêu cực....
Những xung đột xã hội là môi trƣờng để tính cách nhân vật đƣợc bộc lộ và
tỏa sáng chủ đề, tƣ tƣởng của tác phẩm.

Tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố miêu tả sự kiện sƣu thuế nặng nề,
vô lý đè nặng lên đôi vai héo mòn của những ngƣời nông dân nghèo đói
những năm trƣớc Cách mạng tháng 8 năm 1945. Không có tiền nộp sƣu thuế
cho chồng và ngƣời em chồng đã chết, chị Dậu buộc lòng mang cái Tý và đàn
chó bán cho địa chủ Nghị Quế. Hình ảnh cái Tý bốc từng hạt cơm thừa của
đàn chó trên sân nhà địa chủ Nghị Quế, trong âm thanh, giọng nói chì chiết
của vợ chồng Nghị Quế trên phim khiến ngƣời xem uất nghẹn vì cảm thƣơng.
Đạo diễn Phạm Văn Khoa cùng đồng nghiệp đã chọn lọc những chi tiết điển

15


hình, những đoạn văn giàu ý nghĩa nhất để tái hiện chân thực sự kiện đau
thƣơng của dân tộc lên màn ảnh. Qua đó lột tả tính cách độc ác, vô lƣơng tâm
của tầng lớp thống trị mà vợ chồng địa chủ Nghị Quế là đại diện và tình cảnh
đáng thƣơng khốn cùng của những ngƣời dân vô tội nhƣ gia đình chị Dậu.
Mỗi sự kiện đƣợc xác định bởi tính lịch sử xã hội nhất định nên nó tƣơng ứng
với mẫu tính cách nhân vật phù hợp, bởi một tính cách là đại diện tron mức
độ nhất định của hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Tính cách chị Dậu là đại diện cho
những ngƣời phụ nữ, nông dân bần cùng, khốn khổ trƣớc năm 1945.
Nhƣ vậy, qua những ví dụ trên cho ta thấy nội dung tƣ tƣởng, đề tài,
chủ đề, sự kiện, nhân vật là những nội dung tƣơng đồng giữa tác phẩm văn
học và phim truyện chuyển thể.
1.2.2. Văn học và điện ảnh mối quan hệ khác biệt
1.2.2.1. Sự khác biệt về đặc trưng ngôn ngữ
Đặc trƣng hình thái học ngôn ngữ là đặc trƣng cơ bản nhất. Từ khác
biệt về đặc trƣng ngôn ngữ đã tạo nên sự khác biệt của hai hình tƣợng nghệ
thuật, hai loại tác phẩm và hai loại hình nghệ thuật khác nhau là văn học và
điện ảnh. Đồng thời cũng tạo nên hai dạng nghệ sĩ có tài năng khác nhau là
nhà văn và đạo diễn cùng ekip làm phim. Đặc trƣng ngôn ngữ của văn học là

loại hình nghệ thuật đơn với chất liệu duy nhất là ngôn từ. Ngôn từ văn học
gồm ngữ âm và ngữ nghĩa gắn liền với nhau để tạo nên ý nghĩa nội dung của
từ, câu, đoạn... Ngôn ngữ văn học có tính “phi vật thể” nên không bị hạn chế
trong miêu tả cái vi mô và vĩ mô. Văn học có khả năng hấp thụ vào tác phẩm
mọi vấn đề của cuộc sống xã hội từ cổ đại đến hiện đại. Từ những vấn đề lớn
lao của triết học, đạo đức học, xã hội học đến những lĩnh vực bao la rộng mở
của khoa học, nghệ thuật... và những sinh hoạt đời thƣờng trong cuộc sống.
Điện ảnh là nghệ thuật tổng hợp vì sử dụng một số hình thức ngôn ngữ
của các loại hình nhƣ văn học, nhiếp ảnh, hội họa, âm nhạc và diễn xuất để

16


sản xuất phim. Ngôn ngữ điện ảnh tuy cũng có khả năng phản ánh giống văn
học nhƣng bị hạn chế bởi tính ƣớc lệ, nên không thể chuyển thể tất cả những
gì văn học miêu tả lên phim, mà phải chọn nhƣng chi tiết phù hợp. Màn ảnh
dù là cỡ rộng, cũng chỉ có một khuôn khổ nhất định. Nó không thể chứa đựng
nổi cả một tiểu đoạn triển khai trên thực địa hoặc cả một tuyến tên lửa dài
hằng trăm cây số. Tập trung ngƣời, tập trung pháo để có cảnh quay nhƣ trong
đời sống thật là rất cần thiết vì màn ảnh tạo cho ngƣời xem trong giây lát một
cảm giác tƣơng đƣơng với cảm giác của ngƣời đang chứng kiến trên thực địa.
Tính tổng hợp của ngôn ngữ điện ảnh bao gồm nhiều bộ môn và diễn ra trực
tiếp ngay trƣớc mắt khán giả. Khi xem phim khán giả đƣợc thƣởng thức cùng
một lúc nhiều loại hình nghệ thuật: văn học, kịch nghệ, âm nhạc, hội họa,
kiến trúc. Các bộ môn nghệ thuật khi đến với điện ảnh phải kết hợp với nhau
chặt chẽ, nhuần nhuyễn. Sự tổng hợp đó nhằm tạo nên một hiệu quả, có ý
nghĩa nhất định về tƣ tƣởng cũng nhƣ về thẩm mĩ của phim. Điều đó giúp
ngôn ngữ điện ảnh rất gần với cuộc sống và có tính đại chúng .
Từ khác biệt về ngôn ngữ đã dẫn đến sự khác biệt về hình tƣợng nghệ
thuật. Lấy ngôn từ làm chất liệu, hình tƣợng văn học tác động vào tƣ duy, gợi

lên liên tƣởng và tƣởng tƣợng trong tâm trí ngƣời đọc, khi tiếp xúc với tác
phẩm văn học ngƣời đọc không thể nhìn thấy, nghe thấy, trực tiếp bằng thính
giác, thị giác nhƣng gì nhà văn miêu tả. Hình tƣợng văn học thiếu tính trực
quan nhƣng bù vào đó nó lại tác động vào thế giới tinh thần của con ngƣời,
kích thích sự liên tƣởng, tƣởng tƣợng... Khác với văn học, ngôn ngữ điện ảnh
sử dụng chất liệu nghe và nhìn nhƣ màu sắc, đƣờng nét, diễn viên,... để xây
dựng nên hình tƣợng. Những chất liệu ấy là những vật thể hữu hình có khả
năng tác động trực tiếp đến thị giác và thính giác của ngƣời xem. Hình tƣợng
văn học khi chuyển sang điện ảnh có đem lại cảm xúc cho ngƣời xem hay
không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố, nhƣng yếu tố quyết định là sự hóa thân

17


của diễn viên vào nhân vật. Ngƣời diễn viên góp phần quan trọng trong việc
khắc họa trong hình tƣợng nghệ thuật làm giàu cho tính cách nhân vật bằng
chính tâm hồn, khát vọng và cả con ngƣời họ.
1.2.2.2. Sự khác biệt về đặc trưng chủ thể sáng tạo
Tác giả theo nghĩa chung “là người sản xuất các sản phẩm sáng tạo trí
tuệ”[1, tr.284]. Trong văn học nhà văn là tác giả sáng tạo ra tác phẩm nghệ
thuật ngôn từ nhƣ truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết.... Trong nghệ thuật
điện ảnh, tác giả sáng tạo ra bộ phim truyện điện ảnh là một tập thể tác giả
gồm có biên kịch, đạo diễn, quay phim, diễn viên... trong đó đạo diễn là
ngƣời tổng chỉ huy, chịu trách nhiệm chính về chất lƣợng bộ phim. Nhƣng
khác hẳn với văn học, tập thể tác giả nghệ sĩ sáng tác điện ảnh chỉ có thể sáng
tạo khi có sự tham gia của nhà sản xuất và đội ngũ kĩ thuật trong quá trình
làm phim và thƣởng thức phim.
Chủ thể sáng tạo một tác phẩm văn học dƣờng nhƣ rất đơn giản đó là
nhà văn, trang giấy, cây bút, nhƣng để có một tác phẩm văn học đích thực,
công việc sáng tạo của nhà văn cực kì gian khổ. Họ đã lao động miệt mài để

dệt nên những áng văn thơ giá trị, làm phong phú cho đời sống tinh thần của
con ngƣời. Vì vậy, thành công của những tác phẩm văn học nổi tiếng mà các
nhà văn để lại thật vô giá đúng nhƣ Maiacopski từng ca ngợi: “Những chữ ấy
làm cho rung động triệu trái tim trong triệu năm dài” [4, tr.148].
Trong sản xuất phim truyện điện ảnh tác phẩm hay của nhà văn, nhà
biên kịch chuyển thành kịch bản và đạo diễn từ kịch bản tạo nên những bộ
phim hay. Tất cả cùng phối hợp để thể hiểu câu chuyện văn học lên màn ảnh
qua từng cảnh, từng khuôn hình của phim truyện điện ảnh chuyển thể.
Trong quá trình chuyển thể từ tác phẩm văn học sang kịch bản, nhà
biên kịch chỉ viết ra những gì có thể hiện diện trên màn ảnh. Trên cơ sở
những vấn đề trong tác phẩm văn học, nhà biên kịch sẽ đƣa vào kịch bản

18


phim với những câu chữ ngắn gọn, rõ ràng để sản xuất có thể hình dung ra
nhân vật, sự kiện, hiện tƣợng... trong phim trong một cách cụ thể nhất. Thông
qua tƣ duy nghệ thuật của ngôn ngữ điện ảnh, tác giả kịch bản xây dựng nên
những chi tiết độc đáo cho từng khung hình làm nên một bộ phim truyện. Tác
giả kịch bản có nhiệm vụ cung cấp một câu chuyện, còn công việc đƣa câu
chuyện đó lên màn ảnh là nhiệm vụ của đạo diễn, nên kịch bản là mẫu trên
giấy của bộ phim, trƣớc khi chuyển hóa thành “hình hài” trên màn ảnh.
Đạo diễn chính là tác giả trong quá trình biến ngôn ngữ viết trong kịch
bản thành một câu chuyện bằng hình ảnh và âm thanh để chiếu lên màn ảnh.
Muốn xây dựng thành công một bộ phim truyện nghệ thuật, đạo diễn phải tìm
ra những giải pháp về không gian, thời gian, tạo hình, tính cách nhân vật...
Đạo diễn và biên kịch phải có sự thống nhất một cách nhuần nhuyễn ở
từng tình huống, chi tiết trong kịch bản thì bộ phim tƣơng lai sẽ có một bố
cục chặt chẽ và tạo đƣợc ấn tƣợng sâu sắc đối với ngƣời xem.... Không chỉ
vậy, chủ thể sáng tạo nên bộ phim còn có diễn viên, họa sĩ thiết kế mỹ thuật,

các tác giả nghệ thuật khác nhƣ nhạc sĩ, các chuyên viên kỹ thuật về ánh
sáng, hình ảnh, âm thanh, kỹ xảo...
Nhƣ vậy, chủ thể sáng tạo tác phẩm văn học và phim truyện chuyển thể
điện ảnh là hoàn toàn khác nhau.
1.2.2.3. Khác biệt về phương thức tạo ra tác phẩm
Phƣơng tiện sáng tác của văn học là bút và giấy, sau khi viết xong sẽ
đƣa nhà xuất bản in và phát hành. Phƣơng tiện tạo ra tác phẩm điện ảnh là
một hệ thống cơ sở vật chất về khoa học kĩ thuật và công nghệ. Văn học là
con đẻ của ngôn ngữ viết, còn điện ảnh là con đẻ của khoa học kỹ thuật.
Không có khoa học kỹ thuật thì không có nghệ thuật thứ 7. Tuy nhiên, kĩ
thuật không quyết định toàn bộ chất lƣợng nghệ thuật điện ảnh, nhƣng góp
phần không nhỏ trong quá trình xây dựng, sản xuất và trình chiếu phim.

19


Bên cạnh các tác giả nghệ thuật, có một đội ngũ chuyên viên kỹ thuật
vừa làm công việc của nghệ thuật và kỹ thuật nhƣ: tổ quay phim, tổ ánh sáng,
tổ thiết kế mỹ thuật, đạo cụ, hóa trang... Điện ảnh lúc mới ra đời chỉ là những
hình ảnh chuyển động nối tiếp nhau. Dần dần, điện ảnh chinh phục âm thanh,
làm chủ màu sắc, mở rộng màn ảnh gấp đôi, gấp ba, tiến tới màn ảnh vòng
cung, màn ảnh toàn diện, âm thanh đa chiều... kỹ thuật số thúc đẩy điện ảnh
phát triển vƣợt bậc. Mỗi lần xuất hiện những thay đổi hoặc bổ sung kỹ thuật
mới nhƣ thế đều có ảnh hƣởng lớn đến ngôn ngữ điện ảnh.
Trong sáng tác văn học nhà văn không lệ thuộc vào vấn đề kinh tế,
nhƣng điện ảnh thì hoàn toàn khác, nếu không có kinh phí thì không thể sản
xuất phim. Trong quá trình làm phim nếu kinh phí phát sinh vì nhiều lý do
bất khả kháng, nhà sản xuất và biên kịch sẽ phải thay đổi kịch bản nhƣng vẫn
đảm bảo tính tƣ tƣởng nghệ thuật của phim.
Nhƣ vậy, sự khác biệt về hình thái ngôn ngữ, chủ thể sáng tạo, phƣơng

tiện tạo ra tác phẩm, là ba đặc trƣng khác biệt cơ bản giữa hai loại hình nghệ
thuật văn học và điện ảnh, cũng nhƣ giữa tác phẩm văn học và phim truyện
chuyển thể.

20


×