Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Phương thức chuyển thể từ tác phẩm văn học sang kịch bản cải lương pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.72 KB, 19 trang )


Phương thức chuyển thể từ tác phẩm văn học sang kịch bản cải lương
Phương thức chuyển thể các tác phẩm văn học sang kịch bản cải
lương là phương thức rất phổ biến trong việc xây dựng kịch bản cải lương
trước năm 1945. Trong số 137 vở cải lương mà chúng tôi sưu tầm được, có
97 vở cải lương sử dụng phương thức này, chiếm tỷ lệ 75.36%. Như vậy,
đây là tỷ lệ không nhỏ. Theo chúng tôi nguyên nhân làm cho số lượng kịch
bản cải lương thời kỳ đầu sử dụng phương thức chuyển thể nhiều là:
Thứ nhất, trong tình hình bấy giờ, các tác phẩm văn học, đặc biệt là
tiểu thuyết Trung Quốc và kịch nói phương Tây ồ ạt được dịch ở nước ta.
Trong khi đó, cải lương lại là một loại hình nghệ thuật mới, có sự ảnh hưởng
của sân khấu phương Tây nên dễ dàng sử dụng các tác phẩm văn học đó để
chuyển thể và đưa lên sân khấu.
Thứ hai, việc đưa những tác phẩm văn học lên sân khấu sẽ giúp cho
đông đảo quần chúng, những người không có điều kiện tiếp cận những tác
phẩm văn học do không biết chữ quốc ngữ hoặc tiếng Pháp hoặc không có
nhiều thời gian đọc sách sẽ có điều kiện hiểu được phần nào nội dung những
tác phẩm văn học đó thông qua việc xem biểu diễn trên sân khấu.
Thứ ba, việc chuyển thể tác phẩm văn học lên sân khấu cũng sẽ dễ
dàng hơn trong điều kiện cải lương vừa hình thành và phát triển, có nhiều
nơi mời trình diễn nên việc chuyển thể sẽ dễ dàng và nhanh chóng đáp ứng
nhu cầu của công chúng hơn là việc sáng tác một tác phẩm mới.
Các loại hình nghệ thuật được chuyển thể thành kịch bản cải lương
trước 1945 gồm có: truyện thơ, tiểu thuyết, truyện kể dân gian, các điển tích
điển cố và các kịch bản của các loại hình nghệ thuật khác, được thể hiện
bằng biểu đồ sau:
Đơn vị: %
Tiểu
thuyết
Truyện
Nôm


Truyện kể
dân gian
Điển
tích
điển
cố
Các loại hình
nghệ thuật
(NT) khác
82.47

5.16

4.12

3.09

5.16


Hình : Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các loại hình nghệ thuật được chuyển thể
Đặc điểm đầu tiên của phương thức chuyển thể các loại hình nghệ
thuật sang kịch bản cải lương trước 1945 rất dễ nhận thấy là sự kết hợp của
hai yếu tố xung đột và trữ tình trong một đoạn trích hay một tác phẩm nào
đó được lựa chọn. Chẳng hạn, soạn giả Phạm Đình Khương đã lựa chọn khai
thác xung đột giữa chữ hiếu và chữ tình ở đoạn đầu trong Truyện Kiều
chuyển thể thành vở Kiều du thanh minh. Và cũng chính trong đoạn này, yếu
tố trữ tình được bộc lộ rất rõ. Đó là tâm sự của Thúy Kiều về cái chết của
Đạm Tiên, về tình cảm với Kim Trọng, về bổn phận của người con gái lớn
trong gia đình…

Nguyên nhân khi lựa chọn chuyển thể một tác phẩm nào đó, các soạn
giả đều chú ý đến yếu tố xung đột và trữ tình là vì cải lương là loại hình sân
khấu kịch hát nên bên cạnh yếu tố kịch tính của sân khấu nói chung còn có
những giai điệu mượt mà, tha thiết trong những điệu nhạc của người phương
Nam. Chính hai yếu này đã tạo nên đặc trưng riêng cho sân khấu cải lương.
Đặc điểm thứ hai khi chuyển thể một loại hình nghệ thuật sang kịch
bản cải lương trong giai đoạn trước 1945 là hầu hết các soạn giả đều lựa
chọn và chuyển thể những tác phẩm nổi tiếng, có một vị trí nhất định trong
lịch sử văn học hoặc trong thời điểm hiện tại khi được lựa chọn chuyển thể.
Đó là Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu,
Tam Quốc Chí, Tây Du ký…Việc lựa chọn những tác phẩm này sẽ thu hút rất
nhiều khán giả đến rạp vì sự tò mò và khán giả cũng dễ hiểu tác phẩm khi nó
được trình diễn trên sân khấu cải lương do ít nhiều họ đã biết đến nó khi ở
dạng nguyên bản.
Đặc điểm thứ ba khi chuyển thể một loại hình nghệ thuật sang kịch
bản cải lương trong giai đoạn trước 1945, dù là truyện thơ, truyện kể dân
gian, tiểu thuyết hay kịch bản…đều có sự thay đổi, sắp xếp lại nội dung cho
phù hợp với ý đồ của soạn giả, làm cho tác phẩm được chuyển thể có tính
sân khấu hơn: tức là có xung đột, có hành động, có tình huống thúc đẩy kịch
bản và phải có cách giải quyết tình huống hợp lý. Ví dụ câu chuyện về Võ
Tòng, một trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc trong Thủy Hử truyện có
nhiều tiểu truyện rất hay như: Võ Tòng đả hổ, Võ Tòng sát tẩu…Soạn giả
Ngô Vĩnh Khang đã chọn đưa lên sân khấu vở cải lương: Võ Tòng sát tẩu
với những tình tiết, chi tiết thay đổi và kết thúc đúng lúc, đúng với phần cởi
nút của một vở cải lương. Đó là bắt đầu từ lúc Võ Đại Lang và Kim Liên nói
chuyện với nhau. Đoạn này thể hiện được mối quan hệ của hai vợ chồng
nhất là trong cách xưng hô giữa Đại Lang và Kim Liên. Kim Liên nói với
chồng mà như nói với đầy tớ:
Bữa rày sao đi bán về trưa
Mau lấy bạc đặng đưa cho tao xài

Bằng không tao đánh liền tay,
Kịp đưa lại cho tao đi đánh bài.
1

Sau khi Đại Lang nhân nhượng, ăn vội rồi ra chợ bán đậu, Kim Liên
đã thay đổi giọng điệu:
Chàng sửa soạn kiếp mau lên đàng
Việc ở nhà mặt thiếp lo toan.
2

Đoạn cuối của vở cải lương không kết thúc như trong truyện ( Võ
Tòng ép Kim Liên khai nhận tội giết chồng dưới sự chứng kiến của ba người
hàng xóm, rồi mổ bụng, cắt đầu ả,…tế vong linh Đại Lang và trốn thoát
trong quá trình lưu đày vì tội giết người) mà có sự kết thúc đúng lúc, thể
hiện được cách giải quyết xung đột trọng tâm của vở kịch. Đoạn bắt Kim
Liên khai nhận tội chỉ có bốn người là Kim Liên, Vương Bà, Hà Thúc Cửu
và Võ Tòng, trong đó Kim Liên và Vương Bà là hai người có tội. Đích thân
Võ Tòng là người tháo gỡ xung đột chứ không phải nhờ sự trợ giúp từ bên
ngoài. Vở cải lương kết thúc trong cảnh Võ Tòng vật Kim Liên trước bàn

1
Ngô Vĩnh Khang, (1928), Võ Tòng sát tẩu, Nxb Phạm Văn Thình, [tr.4]
2
Ngô Vĩnh Khang, (1928), Võ Tòng sát tẩu, Nxb Phạm Văn Thình, [tr.6]
thờ Đại Lang (chứ không phải là cảnh tượng trưng đã mổ bụng, cắt đầu ả…)
rồi ca:
Đứa bội phu loài gian dâm
Thấy sắc trai vội phụ nghĩa chồng
Chẳng biết hổ học đòi bướm ong
Bại tục đồi phong huyết nhiễm hồng

Đao sát hạ danh Võ Tòng
Gái trắc nết hồn về chính sông
Lẽ trời rất công
Thần đao sát xong dâm phụ.
3

Như vậy, việc không sử dụng hình ảnh giết người chị dâu một cách dã
man trên sân khấu cải lương phần nào cho thấy được giá trị nhân đạo của tác
giả. Tuy nhiên, không phải vì thế mà ông dung thứ cho tội giết chồng của
Kim Liên. Lời ca đầy oán trách của Võ Tòng chính là lời kết tội một cách
nặng nề nhất.
Đặc điểm thứ tư khi chuyển thể một loại hình nghệ thuật sang kịch
bản cải lương trong giai đoạn trước 1945 là đối với tiểu thuyết và truyện
Nôm, các soạn giả chỉ chọn lấy một đoạn trích nào đó để khai thác, để đưa
lên sân khấu cải lương chứ không phải là toàn bộ câu chuyện.
Tóm lại, mặc dù cải lương là loại hình nghệ thuật truyền thống của
Việt Nam nhưng về mặt kịch bản, nó vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc cấu
trúc của một kịch bản như trên đã nêu.

3
Ngô Vĩnh Khang, (1928), Võ Tòng sát tẩu, Nxb Phạm Văn Thình, [tr.59]
Trong sách Nghệ thuật cải lương của Tuấn Giang, ở chương ba:
Phương pháp chuyển thể những tác phẩm văn học sang cải lương, ông chia
tác phẩm văn học được chuyển thể làm ba loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch
nói. Cách chia như vậy vô tình bỏ sót một thể loại được sử dụng để chuyển
thể khá phổ biến cho sân khấu cải lương thời kỳ đầu: đó là truyện thơ. Bên
cạnh đó, mục Chuyển thể truyện ngắn được ông trình bày khá dài trong đó
ông đã đưa ra một số lý giải và nguyên tắc để chuyển thể loại tác phẩm này.
Trước hết, ông lý giải nguyên nhân truyện ngắn ít được chuyển thể
thành sân khấu cải lương (thời kỳ đầu chỉ chuyển thể khoảng 1, 2 truyện và

thời hiện đại khoảng 4,5 truyện) là vì: truyện ngắn dung lượng quá nhỏ so
với một đêm diễn cải lương, nên khi chuyển thể, soạn giả nào cũng buộc
phải thay đổi nhiều điều kiện của một tác phẩm [ tr.336]. Theo chúng tôi,
quan niệm này hơi khiên cưỡng bởi vì nếu nói dung lượng truyện ngắn quá
nhỏ so với một đêm diễn cải lương là không đúng bởi vì những tác phẩm
tiểu thuyết hay những tác phẩm truyện thơ Nôm được chuyển thể sang kịch
bản cải lương cũng chỉ lấy một phần của tác phẩm chứ không chuyển thể
toàn bộ tiểu thuyết hay truyện thơ. Do vậy, theo chúng tôi, nguyên nhân
truyện ngắn ít được chuyển thể là do nó ít phù hợp với đặc trưng thẩm mỹ
của cải lương. Kịch bản cải lương tuy cũng có xung đột, cao trào, thắt nút,
mở nút…nhưng vấn đề chính không nằm ở hành động hay xung đột mà ở
tâm lý nhân vật. Bên cạnh đó, cải lương lại đậm chất trữ tình chứ không cô
đọng, súc tích như truyện ngắn. Đó là lý do truyện ngắn ít được chuyển thể
thành kịch bản cải lương.
Ngoài nêu lên quan niệm về việc chuyển thể, Tuấn Giang cũng đưa ra
hai nguyên tắc chung để chuyển soạn một truyện ngắn sang sân khấu cải
lương. Đó là:
- Chuyển thể nên trung thành với nội dung và ý tưởng tác phẩm.
- Chuyển thể nhằm mục đích phổ cập một giá trị nghệ thuật, văn hóa
tinh thần, ý tưởng thẩm mỹ của tác phẩm văn học.
4

Theo chúng tôi, nguyên tắc mà Tuấn Giang nêu ra là áp đặt cho loại
hình nghệ thuật cải lương và coi cải lương như một sự minh họa cho tác
phẩm văn học. Thứ nhất, khi chuyển thể, soạn giả có thể trung thành với ý
tưởng của tác phẩm văn học (bởi vì chuyển thể cũng là một dạng thức vay
mượn ý tưởng) nhưng không nhất thiết phải trung thành với nội dung. Soạn
giả cải lương có thể xuất phát từ ý tưởng của một tác phẩm nào đó rồi thêm
thắt các tình huống, tổ chức lại các sự kiện, cấu trúc, sắp đặt…cho phù hợp
với kịch bản cải lương. Thứ hai, nếu việc chuyển thể là nhằm mục đích phổ

cập một giá trị nghệ thuật, văn hóa tinh thần, ý tưởng thẩm mỹ của tác phẩm
văn học thì có nghĩa cải lương chính là sự minh họa tác phẩm văn học, trình
diễn lại tác phẩm văn học trên sân khấu. Điều này cũng đồng nghĩa việc
chuyển thể trong cải lương chỉ là một hình thức bổ trợ cho văn học. Theo
chúng tôi quan niệm này hoàn toàn sai lầm bởi vì cải lương là loại hình nghệ
thuật sân khấu. Do đó, nó có ý nghĩa nhất định và độc lập với các loại hình
nghệ thuật khác. Chính vì vậy, các soạn giả cải lương tuyệt đối không nên
dùng sự chuyển thể để diễn lại văn học trên sân khấu bởi vì như vậy sẽ giết
chết sự sáng tạo đồng thời giết chết đặc trưng thẩm mỹ của sân khấu cải
lương.

4
Tuấn Giang, (2006), Nghệ thuật cải lương, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh , [tr.336]


Theo chúng tôi, một vở cải lương chuyển thể thành công là một vở cải
lương thể hiện được trên sân khấu những điều mà tác phẩm văn học không
làm được trên trang giấy. Mỗi loại hình nghệ thuật có thế mạnh riêng của nó
nên không thể coi cái nào là minh họa của cái nào. Cái hay của cải lương là
có thể cụ thể hóa những mô tả về nhân vật bằng lời ca, tiếng nhạc, bằng
những dòng tâm tình, bằng ngôn ngữ cử chỉ…để làm cho khán giả cảm nhận
sâu hơn về nhân vật.
Tài liệu tham khảo
1. Đỗ Dũng, (2003), Sân khấu cải lương Nam Bộ 1918-2000, Nxb Trẻ, TP
Hồ Chí Minh
2. Tuấn Giang, (2006), Nghệ thuật cải lương, Nxb Đại học Quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh
3. Lê Thanh Hiền, (2005), Sơ bộ về tác giả kịch bản cải lương Nam Kỳ nửa
đầu thế kỷ 20 (1900-1945), Tạp chí Sân khấu, Số 1+2, Tr.72-73
4. Hoàng Như Mai (1982), Trần Hữu Trang – soạn giả ca kịch cải lương,

Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
5. Hoàng Như Mai, (1986), Nhận định về cải lương, Nxb Mũi Cà Mau
6. Huỳnh Công Minh, (2006), (3 tập) Vang bóng một thời sân khấu cải
lương Sài Gòn, Nxb Văn hoá Sài Gòn, TP Hồ Chí Minh
7. Nguyễn Thị Minh Ngọc, Đỗ Hương, (2007), Sân khấu cải lương ở thành
phố Hồ Chí Minh, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Văn Hóa
Sài Gòn
8. Lê Thị Hoài Phương, (2010), Truyện Kiều với nghệ thuật sân khấu
truyền thống Việt Nam, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 307
9. Tất Thắng, (1996), Diện mạo sân khấu – nghệ sĩ và tác phẩm, Nxb Sân
khấu, Hà Nội
10. Nguyễn Phan Thọ, (1994), Sân khấu và thị hiếu người xem, Nxb Sân
khấu, Hà Nội
11. Sỹ Tiến, (1984), Bước đầu tìm hiểu sân khấu cải lương, Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh
12. Trương Bỉnh Tòng, (1997), Nghệ thuật cải lương - những trang sử, Nxb
Viện Sân khấu, Hà Nội
13. Hoàng Trinh (1964), “Về vấn đề hành động trong kịch và vấn đề sáng
tạo tính cách nhân vật trong kịch nhân xem vở cải lương Hoàng Diệu”,
Tạp chí Văn học, số 3, tr.43-52
Danh mục kịch bản cải lương đã khảo sát
TT TÊN KỊCH BẢN TÁC GIẢ KHUYNH
HƯỚNG
DỰA THEO GHI CHÚ
1. Lưu Yến Ngọc cứu cha
đại hiếu
Trương Duy Toản Dựa vào tiểu
thuyết chương hồi
Trung Quốc
Tái sanh duyên



2. Nữ Trưng Vương Đặng Thúc Liêng Đề tài lịch sử Hai Bà Trưng
3. Một lượng sóng tình Nguyễn Thành Long Tự sáng tác
4. Tình là bể khổ Nguyễn Thành Long Tự sáng tác
5.
Chung Voâ Dieäm
Nguyễn Thành Long Dựa vào tiểu
thuyết chương hồi
Trung Quốc
Chung Vô Diệm (Tô
Chẩn)

6. Phàn Lê Huê phá trận
hồng thủy
Nguyễn Thành Long Dựa vào tiểu
thuyết chương hồi
Trung Quốc
Tiết Đình San chinh
Tây

7. Bạch Viên xuất thế Nguyễn Thành Long Dựa vào văn học
Việt Nam
Lâm tuyền kỳ ngộ
(Bạch viên Tơn Các)
Truyện thơ
Nơm
8. Vợ Ngũ Văn Thiệu bị
tên
Nguyễn Thành Long Dựa vào tiểu

thuyết chương hồi
Trung Quốc
Thuyết Đường
9. Mã Thành Long Nguyễn Thành Long Dựa vào tiểu
thuyết chương hồi
Trung Quốc
Phong thần diễn nghĩa
10. Địch Thanh kết dun
Thoại Ba cơng chúa
Nguyễn Thành Long Dựa vào tiểu
thuyết chương hồi
Trung Quốc
Vạn H Lầu
11. Thái sư Văn Trọng
giáng thập điều
Nguyễn Thành Long Dựa vào tiểu
thuyết chương hồi
Trung Quốc
Phong thần diễn nghĩa
12.
Mạnh Lệ Quân thoát
hài
Trương Quang Tiền Dựa vào tiểu
thuyết chương hồi
Trung Quốc
Tái sanh dun (Tình sử
Mạnh Lệ Qn – Mộng
Bình Sơn: dịch



13.
Phụng Nghi Đình
Trương Quang Tiền Dựa vào tiểu
thuyết chương hồi
Trung Quốc
Tam Quốc diễn nghĩa
14.
Hoạn Thơ tróc Kiều
Trương Quang Tiền Dựa vào truyện thơ
Nơm Việt Nam
Truyện Kiều, Nguyễn
Du

15.
Triệu Khuông Dẫn đưa
Triệu Kinh Vương
Trương Quang Tiền Dựa vào tiểu
thuyết chương hồi
Trung Quốc
Phi Long diễn nghĩa
16.
Mạnh Lệ Quân chấm
trường thi gặp chồng
Trương Quang Tiền Dựa vào tiểu
thuyết chương hồi
Trung Quốc
Tái sanh dun (Tình sử
Mạnh Lệ Qn – Mộng
Bình Sơn: dịch



17.
Tây Thi gặp Phù Ta
Trương Quang Tiền Điển tích, điển cố Điển tích Tây Thi
18.
Mạnh Lệ Quân chẩn
mạch Đông Bình
Vương
Trương Quang Tiền Dựa vào tiểu
thuyết chương hồi
Trung Quốc
Tái sanh dun (Tình sử
Mạnh Lệ Qn – Mộng
Bình Sơn: dịch


19.
Hồng y hiệp nữ
Trương Quang Tiền Tự sáng tác
20.
Duyên chò tình em
Trương Quang Tiền Tự sáng tác
21.
Điên vì tình
Trương Quang Tiền Tự sáng tác
22.
Phụng cầu hoàng
duyên
Trương Quang Tiền Tự sáng tác
23.

Tứ đổ tường
Trương Quang Tiền Tự sáng tác
24. Mạnh Lệ Qn giả trai Trương Quang Tiền Dựa vào tiểu
thuyết chương hồi
Trung Quốc
Tái sanh dun (Tình sử
Mạnh Lệ Qn – Mộng
Bình Sơn: dịch


25. Chiêu Qn lầm kế gian
thần
Trương Quang Tiền Điển tích điển cố Vương Chiêu Qn
26. Chiêu Qn giáp mặt
Hán Hồng
Trương Quang Tiền Điển tích điển cố Vương Chiêu Qn
27.
Hỏa thiêu Hồng Liên
tự
Trương Quang Tiền Tự sáng tác
28. Giọt máu chung tình Trương Quang Tiền Dựa vào Tiểu
thuyết Việt Nam
Giọt máu chung tình,
Tân Dân Tử

29. Cửu - Nhĩ mạo Châu - Lê Văn Tiếng Dựa vào Tiểu Truyện Vạn H Lầu
diễn nghĩa (khuyết

Kỳ thuyết Trung Quốc danh), Mộng bình Sơn
dịch

30. ác bộc thọ hình Lê Văn Tiếng Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Truyện Quần Anh Kiệt
(dịch giả Thanh Phong)

31. Án Trầm Quấc Thanh Lê Văn Tiếng Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Truyện Vạn Huê Lầu
diễn nghĩa (khuyết
danh), Mộng bình Sơn
dịch

32. án Bàng Quý Phi Lê Văn Tiếng Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Truyện Vạn Huê Lầu
diễn nghĩa (khuyết
danh)

33. Cây quạt hại người Lê Văn Tiếng Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Anh Hùng Náo (Tam
môn giai), Tô Chẩn dịch

34. Án Quách Hòe Lê Văn Tiếng Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Truyện Vạn Huê Lầu
diễn nghĩa (khuyết
danh), Mộng bình Sơn
dịch


35. Quách Hoè mưu sát thái
tử
Lê Văn Tiếng Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Truyện Vạn Huê Lầu
diễn nghĩa (khuyết
danh), Mộng bình Sơn
dịch

36. Nghĩa bộc minh oan Lê Văn Tiếng Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Anh Hùng Náo (Tam
môn giai), Tô Chẩn dịch

37. Đắc Kỷ nhập cung Trần Phong Sắc Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Phong thần diễn nghĩa,
Hứa Trọng Lâm, hồi 4

38. Quang Công thất thủ hạ

Trần Phong Sắc Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Tam Quốc chí, La Quán
Trung

39. Hạng Võ biệt Ngu Cơ Trần Phong Sắc Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Hán Sở tranh hùng
40. Khương Hậu thọ oan Trần Phong Sắc Dựa vào Tiểu

thuyết Trung Quốc
Phong thần diễn nghĩa,
hồi 7

41. Nguyệt Kiều xuất gia Trần Phong Sắc Dựa vào các loại
hình nghệ thuật
khác
Tuồng San Hậu
42. Tam tạng xuất thế Trần Phong Sắc Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Tây Du Ký, Ngô Thừa
Ân

43. Sát thê cầu tướng Trần Phong Sắc Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Chung Vô Diệm (Tô
Chẩn)

44. Nguyệt Hà tầm phu Trần Phong Sắc Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Quần anh kiệt
45. Trảm Trịnh Ân Trần Phong Sắc Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Bắc Tống
46. Ai là bạn chung tình Huỳnh Thủ Trung Tự sáng tác
47. Khúc oan vô lượng Huỳnh Thủ Trung Tự sáng tác
48. Lỡ tay trót đã nhúng
chàm
Huỳnh Thủ Trung Tự sáng tác
49. Tội của ai Nguyễn Thành Châu Tự sáng tác

50. Giấc mộng cô đào Nguyễn Thành Châu Tự sáng tác
51. Tề Thiên Đại Thánh
loạn thiên đình
Ngô Vĩnh Khang Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Tây du ký, Ngô Thừa
Ân

52. Đường thế dân treo
ngọc đái
Ngô Vĩnh Khang Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Thuyết Đường
53. Kim tinh nương xuất thế Ngô Vĩnh Khang Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Dương Văn Quảng Bình
Nam, Tô Chẩn dịch

54. Võ tòng sát tẩu Ngô Vĩnh Khang Dựa vào Tiểu Thủy hử truyện, Thi Nại
thuyết Trung Quốc Am
55. Huất trì giả điên Ngô Vĩnh Khang Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Thuyết Đường
56. Linh đình vì lượng sóng
tình
Ngô Vĩnh Khang Tự sáng tác
57. Thôi tử thí tề quân Ngô Vĩnh Khang Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Đông Chu Liệt Quốc
58. La Thành Thọ Tiễn Ngô Vĩnh Khang Dựa vào Tiểu

thuyết Trung Quốc
Thuyết Đường
59. Hiệp nữ báo phụ cừu Ngô Vĩnh Khang Dựa vào văn học
Việt Nam

60. Dương Hoài Ân Ngô Vĩnh Khang Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Dương Văn Quảng Bình
Nam

61. Quá quan trảm tướng Ngô Vĩnh Khang Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Tam Quốc Chí
62. Một mối tử thù Ngô Vĩnh Khang Tự sáng tác
63. Vị quốc ly hương lá gan
liệt nữ
Ngô Vĩnh Khang Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Tiểu thuyết nhà Thanh
64. Vì nước liều mình Ngô Vĩnh Khang Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Tống Từ Vân
65. Bạc tình là thói hướng
nhan
Ngô Vĩnh Khang Tự sáng tác
66. Dụng sắc phục thù: lá
gan liệt nữ
Ngô Vĩnh Khang Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Tiểu thuyết nhà Thanh

67. Tài tử ngộ giao nhân Ngô Vĩnh Khang Tự sáng tác
68. Lưu Bị cầu hôn giang tả Nguyễn Hiền Phú Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Tam Quốc chí
69. Tiết Ứng Luôn kết
duyên thần nữ
Nguyễn Hiền Phú Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Tiết Đình San chinh tây
70. Chung Vô Diệm hội kỳ
bàn
Nguyễn Hiền Phú Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Chung Vô Diệm
71. Triệu Khuông Dẫn gặp
Hàng Tố Mai
Nguyễn Hiền Phú Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Phi Long diễn nghĩa
72. Huất Trì Cung cứu giá
Đường Thế Dân
Nguyễn Hiền Phú Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Thuyết Đường
73. Lý Ngươn bá xé văn võ
thành đô
Nguyễn Hiền Phú Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Thuyết Đường
74. Sở Vân té lầu Nguyễn Hiền Phú Dựa vào Tiểu

thuyết Trung Quốc
Anh hùng náo tam môn
giai

75. Gái trả thù cha Nguyễn Hiền Phú Dựa vào các loại
hình NT khác
Tuồng hát bóng Huê Kỳ
76. Tình nặng cừu sâu Nguyễn Hiền Phú Dựa vào các loại
hình NT khác
Tuồng hát bóng Huê Kỳ
77. Nam sử Võ Đông Sơ
thám sơn động
Nguyễn Hiền Phú Dựa vào tiểu
thuyết Việt Nam
Giọt máu chung tình,
Tân Dân Tử

78. San hà xã tắc Nguyễn Hiền Phú Dựa vào truyền
thuyết dân gian
Trung Quốc
Đông Phương Sóc, Hà
Tiên Cô

79. Hiệp nữ thù tính Nguyễn Hiền Phú Dựa vào các loại
hình nghệ thuật
khác
Tuồng hát bóng Huê Kỳ
80. Xích Mi lão tổ bắt tội
Lưu Kim Đính
Nguyễn Hiền Phú Dựa vào Tiểu

thuyết Trung Quốc
Tam Hạ Nam Đường
81. Tần Thúc Bảo đả đồng
kỳ
Nguyễn Văn Năm Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Thuyết Đường
82. Lưu Đình Kiên thọ tam
ban trào diễn
Nguyễn Văn Năm Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc

83. Ngũ Tân từ biệt vợ cất
binh
Nguyễn Khắc Dụng Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Chung Vô Diệm
84. Dư Hồng trù Lưu Kim
Đính
Lâm Hoài Nghĩa Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Tam Hạ Nam Đường
85. Lưu Kim Đính giải giá
Thọ Châu
Lâm Hoài Nghĩa Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Tam Hạ Nam Đường
86. Nam Dương thọ khổn Lâm Hoài Nghĩa Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Thuyết Đường

87. Tiết giao đoạt ngọc Nguyễn Công Mạnh Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Phản Đường
88. Mổ tim tỷ can Nguyễn Công Mạnh Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Phong thần diễn nghĩa
89. Tam hạp bửu kiếm hậu
hớn
Nguyễn Công Mạnh Tự sáng tác
90. Tang Đại giả gái Mộng Trần Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Anh hùng náo tam môn
giai

91. Mai Trần tái ngộ Mộng Trần Dựa vào truyện
Nôm Việt Nam
Nhị độ mai
92. Tang Đại cầu hôn Mộng Trần Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Anh hùng náo tam môn
giai

93. Bửu cảnh trùng duyên Mộng Trần Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Phản Đường
94. Nhị độ mai Mộng Trần Dựa vào truyện
Nôm Việt Nam
Nhị độ mai
95. Tống Từ Vân Mộng Trần Dựa vào Tiểu Tống Từ Vân
thuyết Trung Quốc

96. Tiểu anh hùng Võ Kiết Võ Anh Điểu Dựa vào tiểu
thuyết Việt Nam
Tiểu anh hùng Võ Kiết,
Phú Đức

97. Bội phu quả báo Phạm Công Bình Tự sáng tác
98. Tiết nhơn quý thiên lao
thọ khốn
Lâm Vân Kim Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Tiết Đình San chinh
Tây

99. Triệu tử đoạt ấu chúa Lê Sơn Tòng Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Tam Quốc chí
100. Triệu Tử phò á đẩu Lê Sơn Tòng Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Tam Quốc chí
101. Tiết Đình San cầu Phan
Lê Huê
Song Nguyệt Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Tiết Đình San chinh
Tây

102. Hồng phấn phiêu lưu Vương Gia Bật Dựa vào tiểu
thuyết Việt Nam
Hồng phấn phiêu lưu
103. Bên tình bên nghĩa Trần Quang Hiển Tự sáng tác

104. Bạch nương túy tửu Nguyễn Hữu Chẩn Dựa vào truyền
thuyết Trung Quốc
Thanh xà Bạch xà
105. Nặng nghiệp phong trần Nguyễn Hữu Chẩn Dựa vào truyền
thuyết Trung Quốc
Thanh xà Bạch xà
106. Bao công tra án Quách
Hòe
Nguyễn Bá Thọ Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Vạn Huê Lầu
107. Sĩ long bội ước Trịnh Thiên Tư Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Long Đồ công án
108. Vương sô phối hiệp Trịnh Thiên Tư Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Long Đồ công án
109. Tống tửu đơn hùng tín Lưu Quang Mùi Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Thuyết Đường
110. Nghĩa hiệp Thâu Hoàn
Ngọc tại nhà Lệ Thuỷ
Trần Tr. Cảnh Dựa vào tiểu
thuyết Việt Nam
Châu về hiệp phố
111. Lý Thái Tôn bình
Chiêm thành; Vương
Phi Miê vì nước liều
mình
Liễu Thanh Bần Dựa vào lịch sử

Việt Nam
Lý Thái Tông
112. Quả báo kỳ duyên Phạm Thị Phượng Tự sáng tác
113. Xử bá đao Từ Hải thọ Phạm Thị Phượng Tự sáng tác
114. Hồ khuê cắt đầu thủ bị Phạm Văn Thình Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Phấn trang lầu
115. La Côn lâm nạn Trần Hoàng Nam Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Phấn trang lầu
116. Bên tình bên hiếu Trần Hoàng Nam Tự sáng tác
117. Tình hiếu vẹn hai Trần Hoàng Nam Tự sáng tác
118. Bá Ngọc Sương kiên
trinh tự tử
Trần Hoàng Nam Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Phấn trang lầu
119. Nước đời cay đắng Nguyễn Văn Tệ Tự sáng tác
120. Châu Trần tiết nghĩa Nguyễn Văn Tệ Tự sáng tác
121. Thị Kính hàm oan Lê Văn Lưu Dựa vào truyện
Nôm Việt Nam
Quan âm Thị Kính
122. Trần Nhựt Chánh chưng
con bướm
Nguyễn Thanh Sử Dựa vào loại hình
NT khác
Tuồng: Trần Nhựt
Chánh

123. Kiều du thanh minh Phạm Đình Khương Dựa vào truyện

Nôm Việt Nam
Truyện Kiều
124. Bạch Loan Anh thọ tiễn Nguyễn Hoài Ngân Dựa vào Tiểu
thuyết Trung Quốc
Đấu phá thương khung


125. Nghĩa nặng tình sâu Hoàng Tăng Bý Tự sáng tác
126. Tam đồng trung liệc Trương Học Thới Đề tài lịch sử Đời nhà Nguyễn
127. Kết nghĩa phi tình Bùi Tấn Phước Tự sáng tác
128. Trinh nữ sự nhị phu Dương Bá Tường Dựa vào VHDG
Trung Quốc
Trinh nữ sự nhị phu
129. Cô Ba Ghi nết Cử Hành Sơn Tự sáng tác
130. Nữ quân tử Bạch phù
dung
Lý Văn Đạo Tự sáng tác
131. Tô Ánh Nguyệt Trần Hữu Trang Tự sáng tác
132. Đời cô Lựu Trần Hữu Trang Tự sáng tác
133. Bóng người trong sương Bảy Muôn Tự sáng tác
134. Huyền Trân công chúa Bảy Muôn Đề tài lịch sử
135. Trưng Nữ vương khởi
nghĩa
Kim Chung Đề tài lịch sử
136. Tấm gương liệt nữ - Gia
Long tẩu quốc
Tân Dân Tử Đề tài lịch sử
137. Khi người điên biết yêu Trần Hữu Trang,
Nguyễn Thành Châu,
Lê Hoài Nở

Tự sáng tác

×