Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Nghiên cứu về đặc điểm hình thái và giải phẫu loài bồ hòn (Sapindus saponaria Line) tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 43 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

======

PHẠM THỊ THÚY NGÂN

NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ
CẤU TẠO GIẢI PHẪU LOÀI BỒ HÒN
(SAPINDUS SAPONARIA Line)

TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINHVĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. Đỗ Thị Lan Hƣơng

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Đỗ Thị Lan Hƣơng đã
tận tình hƣớng dẫn em để hoàn thành khoá luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ Thực vật, khoa Sinh –
KTNN, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong
quá trình làm đề tài và hoàn thành khóa luận này.
Vì lần đầu tiên bƣớc vào làm nghiên cứu nên không tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn sinh
viên để khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017


Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Thúy Ngân


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của Tiến sĩ Đỗ Thị
Lan Hƣơng.
Tôi xin cam đoan:
- Đây là kết quả của tôi nghiên cứu.
- Kết quả này không trùng với kết quả nghiên cứu của bất kì tác giả nào
đã đƣợc công bố.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Thúy Ngân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.......................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2
4. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 2
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1. Lịch sử nghiên cứu hình thái và giải phẫu thực vật trên thế giới .............. 3
1.2. Quá trình nghiên cứu hình thái giải phẫu thực vật ở Việt Nam ................. 6

1.3. Những nghiên cứu về loài Bồ hòn Sapindus saponaria L. ........................ 7
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc .......................................... 7
1.3.2. Sơ lƣợc về Họ Bồ hòn ( Sapindaceae) ................................................. 7
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 9
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................. 9
2.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................. 9
2.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 9
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 9
2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa ............................................................................ 9
2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực địa ....................................................... 9
2.4.3. Phƣơng pháp ngâm mẫu tƣơi.............................................................. 10


2.4.4. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm................................................... 10
2.5. Giới thiệu chung về khu vực nghiên cứu ................................................. 11
2.5.1. Vị trí địa hình ...................................................................................... 11
2.5.2. Địa chất và thổ nhƣỡng....................................................................... 12
2.5.3. Khí hậu - thủy văn .............................................................................. 12
2.5.4. Thảm thực vật ..................................................................................... 12
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 14
3.1. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu rễ cây Bồ hòn (Sapindus
sapnoria L.) ..................................................................................................... 14
3.1.1 Đặc điểm hình thái của rễ .................................................................... 14
3.1.2 Cấu tạo giải phẫu của rễ ...................................................................... 14
3.2. Đặc điểm hình thái và giải phẫu của thân loài Bồ hòn (Sapindus sapnoria
L.) .................................................................................................................... 15
3.2.1. Đặc điểm hình thái của thân ............................................................... 15
3.2.2. Cấu tạo giải phẫu của thân loài Bồ hòn .............................................. 16
3.3. Đặc điểm hình thái và giải phẫu của lá Bồ hòn (Sapindus sapnoria L.) . 19

3.3.1. Đặc điểm hình thái của lá ................................................................... 19
3.3.2. Cấu tạo giải phẫu của lá...................................................................... 20
3.4. Đặc điểm hình thái cơ quan sinh sản của loài Bồ hòn ............................. 25
3.4.1 Đặc điểm hình thái của hoa ................................................................. 25
3.4.2 Đặc điểm hình thái của quả ................................................................. 26
3.5. Giá trị tài nguyên của loài Bồ hòn .......................................................... 26
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 31


1. Kết luận ....................................................................................................... 31
1.1. Hình thái ................................................................................................ 31
1.2. Giải phẫu................................................................................................ 31
2. Ý kiến đề xuất ............................................................................................. 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 33


DANH MỤC CÁC HÌNH
Ảnh 1: Rễ thu đƣợc tại địa điểm lấy mẫu thuộc TĐD Sinh học Mê Linh ...... 14
Ảnh 2: Cấu tạo rễ thứ cấp của loài Bồ hòn (Sapindus saponaria L.) .............. 15
Ảnh 3: Thân chính và một cành nhỏ của loài Bồ hòn tại điểm thu mẫu......... 16
Ảnh 4: Thân khi bóc vỏ ................................................................................... 16
Ảnh 5: Lát cắt ngang thân sơ cấp của loài Bồ hòn ......................................... 16
Ảnh 6: Một phần của thân sơ cấp.................................................................... 17
Ảnh 7: Một phần thân sơ cấp. 1.Lông đơn bào ............................................... 17
Ảnh 8: Đỉnh sinh trƣởng của loài Bồ hòn ....................................................... 17
Ảnh 9: Lát cắt ngang thân thứ cấp của loài Bồ hòn ........................................ 18
Ảnh 10: Một phần thân thứ cấp của loài Bồ hòn ............................................ 19
Ảnh 11: Hình thái lá kép và lá chét của loài Bồ hòn ...................................... 19
Ảnh 12: Cành lá thu đƣợc tại điểm lấy mẫu ................................................... 20
Ảnh 13: Lá non có lông phủ mặt dƣới ............................................................ 20

Ảnh 14: Lát cắt ngang phiến lá ....................................................................... 20
Ảnh 15: Lát cắt ngang đoạn phình to của cuống lá chính ............................... 22
Ảnh 16: Lát cắt ngang cuống lá phần phía trên đoạn cuống phình ................ 22
Ảnh 17: Lát cắt ngang cuống lá chét............................................................... 23
Ảnh 18: Lát cắt ngang gân chính của lá chét .................................................. 23
Ảnh 19: Một phần gân chính của lá chét ........................................................ 24
Ảnh 20: Hoa bồ hòn ........................................................................................ 25
Ảnh 21: Quả bồ hòn xanh và quả bồ hòn chín ................................................ 26
Ảnh 22: Chiết suất quả Bồ hòn làm chất tẩy rửa (Nguồn: internet) ............... 29


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TĐD

Trạm Đa dạng

P.T.T.Ngân

Phạm Thị Thúy Ngân

Tr

Trang

NXB

NHÀ XUẤT BẢN



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Họ Bồ hòn (Sapindaceae Juss. 1789) là họ thực vật có nhiều cây ăn quả
quen thuộc với ngƣời Á Đông nói chung và ngƣời Việt nói riêng nhƣ: Vải,
Nhãn, Chôm chôm, … Trong đó có cây Bồ hòn còn đƣợc gọi là Bòn hòn, Vô
hoạn tử; tên khoa học là Sapindus saponaria. Quả Bồ hòn là loại quả hạch
khi chín thịt quả mềm nhƣ đƣờng mạch nha, có hoạt tính nhƣ xà phòng, đƣợc
ngƣời dân nhiều nƣớc Châu Á sử dụng. Quả đƣợc dùng làm chất tẩy rửa, dầu
gội đầu. Thịt quả có hàm lƣợng saponin cao, có tính kháng khuẩn, và là tác
nhân sủi bọt nhẹ và tẩy rửa. Nhiều nƣớc trên thế giới dùng quả Bồ hòn để làm
nguyên liệu tẩy trong chăm sóc da, tóc và cho các hiệu giặt. Chính saponin
trong thịt quả giúp ích cho việc tẩy các vết bẩn khỏi lòng bàn tay, làm giảm
nhẹ bệnh chàm, bệnh vảy nến, và đƣợc dùng nhƣ một chất bổ trợ trong ngành
dệt và sản xuất kem đánh răng. Nó cũng đƣợc dùng làm chất long đờm, gây
nôn, ngừa thai, chữa chứng động kinh, chứng đau nửa đầu, trị chấy, ngứa
ngáy, mẫn cảm da và điều chỉnh chứng chảy nƣớc bọt thái quá. Cũng có nơi,
quả Bồ hòn đƣợc dùng điều trị nhiều bệnh khác nhƣ cảm lạnh, mụn nhọt,
động kinh, táo bón, nôn mửa… Một số nghiên cứu cho thấy nó còn có tác
dụng ngăn ngừa sự phát triển các tế bào u bƣớu.
Ở nhiều nƣớc phƣơng Tây (Canada, Mỹ, Anh…), quả Bồ hòn đƣợc
xem là nguyên liệu chính để sản xuất xà phòng thân thiện môi trƣờng, không
độc hại, không gây ảnh hƣởng xấu cho sức khỏe cộng đồng, và họ đã trồng
rừng bồ hòn để sản xuất một loại bột giặt nổi tiếng có tên là Bohdi Soap Nuts.
Chính vì quả Bồ hòn có rất nhiều điểm đặc biệt nhƣ vậy nên nó đƣợc
xem là cây quan trọng nhiều mặt ở nhiều nƣớc Châu Á. Hiện nay, cây Bồ hòn
đƣợc trồng ở một số địa phƣơng để lấy quả. Để giúp ngƣời trồng và nghiên
cứu xác định chính xác cây Bồ hòn, cung cấp thêm dẫn liệu về giải phẫu của

1



loài Bồ hòn chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu về đặc
điểm hình thái và giải phẫu loài Bồ hòn (Sapindus saponaria Line) tại
Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc”
2. Mục đích nghiên cứu
- Mô tả đặc điểm hình thái, giải phẫu cơ quan sinh dƣỡng và đặc điểm
hình thái cơ quan sinh sản của loài Bồ hòn thu đƣợc ở Trạm Đa dạng sinh học
Mê Linh- tỉnh Vĩnh Phúc.
- Giá trị tài nguyên của loài Bồ hòn.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học về hình thái và giải phẫu loài
Bồ Hòn để phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu về hình thái, giải phẫu sẽ giúp dễ dàng nhận biết loài Bồ
hòn trong thực tế thiên nhiên và nhiều nghiên cứu liên quan.
4. Bố cục khóa luận
Khóa luận gồm 43 trang, 22 ảnh. Khóa luận đƣợc chia thành các phần
chính với số trang nhƣ sau: mở đầu 2, tổng quan tài liệu 7, đối tƣợng – địa
điểm – thời gian và phƣơng pháp nghiên cứu 5, kết quả nghiên cứu 17, kết
luận và kiến nghị 2, tài liệu tham khảo: 3 và các phần phụ gồm 7 trang cả bìa.

2


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử nghiên cứu hình thái và giải phẫu thực vật trên thế giới
Thực vật có vai trò vô cùng quan trọng đối với con ngƣời cũng nhƣ các
sinh vật khác trên trái đất: điều hòa khí hậu, cung cấp khí oxi cho sự sống và

lƣơng thực, thực phẩm, dƣợc liệu,... Để tận dụng đƣợc những lợi ích mà thực
vật đem lại, con ngƣời ngày càng có nhu cầu hiểu biết nhiều hơn về nó. Hình
thái giải phẫu học thực vật là bộ môn khoa học chuyên nghiên cứu về hình
dạng bên ngoài và cấu tạo bên trong cơ thể thực vật. Ngay từ thời cổ đại, các
nhà khoa học đã nghiên cứu vấn đề này. Cho đến nay hình thái giải phẫu học
thực vật vẫn đang đƣợc tiếp tục nghiên cứu để làm rõ thêm các quy luật về
hình thái và cấu tạo cơ thể thực vật trong quá trình phát triển, thích nghi với
môi trƣờng sống. Tuy nhiên, giới thực vật vô cùng phong phú, khả năng thích
nghi với môi trƣờng tự nhiên của chúng thật đa dạng, điều này đã tạo nên
nguồn gen quý, sự đa dạng sinh học cho hành tinh chúng ta.
Thực vật học là bộ môn khoa học xuất hiện tƣơng đối sớm. Cách đây
gần 3000 năm, một trong những công trình đầu tiên có tính chất khoa học mà
ngày nay ngƣời ta biết đƣợc là của Theophraste (317-286 trƣớc công nguyên)
đã viết nhiều sách về thực vật nhƣ "Lịch sử Thực vật", "Nghiên cứu về cây
cỏ". Trong các sách đó, lần đầu tiên đề cập đến các dẫn liệu có hệ thống về hình
thái, cấu tạo cơ thể thực vật cùng với cách sống, cách trồng, cũng nhƣ công dụng
của nhiều loại cây.
Thế kỷ XVI-XVII, Caesalpine, Rivenus, Tournefort... đã xây dựng hệ thống
phân loại thực vật dựa trên cơ sở đặc tính hình thái của hạt, phôi và cánh hoa.
Năm 1703, John Ray đã phân biệt sự khác nhau giữa cây Một lá mầm
và cây Hai lá mầm, tách chúng ra thành 2 nhóm phân loại lớn.

3


Thời kỳ phục hƣng, nguồn lợi từ thực vật đối với việc phát triển của
chủ nghĩa tƣ bản với tƣ cách là một loại hàng hoá đã đƣợc đặc biệt chú ý.
Kiến thức về thực vật do đó cũng đƣợc tăng lên nhanh chóng. Nhiều hệ thống
phân loại ra đời, nhƣng phải kể đến ở đây là Linnê (1707-1778), ông đã mô tả
10.000 loài và xếp chúng vào một hệ thống nhất định. Hình thức ông dùng để

phân loại thực vật dựa vào hình thái cơ quan sinh sản mà trong đó chủ yếu là nhị
và một phần lá noãn.
Sau Linnê có một số nhà bác học nhƣ Tutxiơ, Ađanxơn, Oguxt,
Đơcanđôn, Anphônxơ đã có nhiều đóng góp cho phân loại hình thái và hệ
thống thực vật thông qua phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái và cấu
tạo giải phẫu thực vật.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu phân loại hình thái học thực vật của các nhà
khoa học đã nêu trên chỉ dựa vào việc quan sát đặc điểm hình thái của cây để
làm tiêu chuẩn.
Năm 1838, Robert Hook (Anh) đã phát minh ra kính hiển vi mở đầu cho
một giai đoạn mới nghiên cứu cấu trúc bên trong cơ thể thực vật.
Thế kỷ XVII - XVIII, nhờ sự phát triển của nhiều ngành khoa học nhƣ
vật lý, hóa học,... ngƣời ta đã thu đƣợc khá nhiều dẫn liệu quan trọng về cấu
tạo bên trong cơ thể thực vật, nên việc nghiên cứu thực vật không còn bó hẹp
trong việc sƣu tầm mô tả nữa mà phƣơng pháp thực nghiệm đƣợc sử dụng.
Hàng loạt các công trình khoa học đã ra đời, trong đó có:
+ "Giải phẫu thực vật" của M. Malpighi (Ý), (1675-1679).
+ "Anatomy of vegetables" của Grew (Anh), (1652).
Những nghiên cứu này có thể đƣợc xem là mở đầu cho khoa học giải
phẫu thực vật ngày nay.
Đầu thế kỷ XIX, các nhà khoa học đã tìm ra mối liên quan giữa cấu
trúc và một số chức năng cơ bản trong đời sống của thực vật nhƣ quang hợp,

4


hô hấp,...Năm 1874, Svendener đã chú ý đến việc áp dụng chức năng sinh lý
khi nghiên cứu giải phẫu thực vật. Năm 1884, Haberland đã phát triển hƣớng
nghiên cứu này trong cuốn sách "Giải phẫu - Sinh lý thực vật".
De Barry (1877) cho ra đời cuốn "Giải phẫu so sánh các cơ quan dinh

dƣỡng", trong đó phân biệt các loại mô, túi tiết, mạch, ống nhựa mủ,...Cách
phân biệt của ông tuy còn mang tính chất nhân tạo nhƣng cũng đánh dấu một
bƣớc tiến bộ trong nghiên cứu cấu trúc của cơ thể thực vật.
Vào nửa sau thế kỷ XX, việc nghiên cứu hình thái, giải phẫu thực vật
ngày càng đƣợc đẩy mạnh và đƣợc ứng dụng cho một số ngành khác nhau nhƣ
sinh lý, sinh thái học thực vật, phân loại,... Các kết quả nghiên cứu trên đƣợc tập
hợp trong một số sách về giải phẫu thực vật của nhiều tác giả trên thế giới, nhƣ:
"Giải phẫu các họ cây Hai lá mầm và Một lá mầm" của Metcalfe và Chalk
(1950, 1960, 1961) là một công trình có giá trị, tập hợp đợc kết quả nghiên
cứu của nhiều tác giả trên thế giới.
Katherine Esau (1956) đã đề cập đến cấu tạo giải phẫu của một số cây leo
Hai lá mầm. Theo tác giả thân cây Hai lá mầm thuộc thân thảo không có sinh
trƣởng cấp hai. Hệ thống mạch cấp một bao gồm các dải xếp sát nhau, có kích
thƣớc thay đổi nhƣ: bí ngô (Cucurbita); mộc hƣơng (Aristolochia). Còn cây Một
lá mầm thuộc thảo trong các lát cắt ngang của lóng có thể nhìn thấy ba hệ
thống mô thông thƣờng, là biểu bì, mô cơ bản và mô dẫn. Các bó dẫn này
thƣờng đƣợc phân bố theo hai mặt phẳng cơ bản, hoặc chúng nằm thành hai
vòng, một vòng bao gồm những bó nhỏ hơn, còn vòng kia gồm những bó lớn
hơn nằm sâu trong thân,...[9] [10].
Kixeleva (1977) mô tả khá kỹ cấu tạo giải phẫu cây Một lá mầm, cây Hai
lá mầm và một số hình thức biến thái của thân. Theo tác giả những cây leo có
thân dài và mềm dẻo. Tính mềm dẻo của chúng là do cấu tạo độc đáo của gỗ mà
ra. Gỗ ở cây leo không tạo thành vòng dày đặc thống nhất, mà bị phân cắt ra bởi

5


các tia tuỷ hay bởi các phần libe thành những vùng riêng biệt [18].
1.2. Quá trình nghiên cứu hình thái giải phẫu thực vật ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu hình thái giải phẫu thực vật chỉ thực sự

phát triển vào khoảng 30 năm trở lại đây. Tuy nhiên, cũng nhƣ hầu hết các
công trình nghiên cứu trên thế giới, phần lớn đều đi sâu quan sát mô tả cấu tạo
cơ quan dinh dƣỡng, mô tả cấu tạo của cơ thể thực vật một cách chung chung.
Những năm gần đây, một số tác giả trong nƣớc đã quan tâm nghiên cứu
một số loài, chi hay họ thực vật Hạt kín nhƣ:
Phan Nguyên Hồng (1970) mô tả hình thái và cấu tạo giải phẫu một số
cơ quan của các loài cây ngập mặn theo hƣớng thích nghi [12].
Nguyễn Bá (1974) nghiên cứu khá kĩ hình thái, cấu tạo các cơ quan
trong cơ thể thực vật nhƣng lĩnh vực hình thái giải phẫu theo hƣớng thích
nghi thì lại chƣa đƣợc đề cập nhiều [1].
Hoàng Thị Sản, Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Tề Chỉnh (1980) và
Hoàng Thị Sản, Trần Văn Ba (1998) đều đề cập đến đặc điểm cấu tạo, sự phát
triển chung của cơ thể thực vật nhƣng cũng chƣa đƣa ra đƣợc nhiều dẫn
chứng cụ thể về đặc điểm hình thái và giải phẫu thích nghi của loài [23].
Nguyễn Tề Chỉnh (1980) với đề tài nghiên cứu “Góp phần tăng cường
tính thực tiễn trong giáo trình giải phẫu và hình thái thực vật qua nghiên cứu
cấu tạo giải phẫu cơ quan dinh dưỡng một số cây hạt kín ở Việt Nam”. Số
lƣợng mẫu tác giả làm giải phẫu khá nhiều và phong phú trong đó có đề cập
qua một số loài: bầu bí, khoai lang, bìm bìm... Tuy nhiên, trong đề tài này chỉ
mô tả cấu trúc giải phẫu đơn thuần, chƣa chỉ ra đƣợc những đặc điểm sai khác
giữa các loài nghiên cứu và vấn đề cấu tạo giải phẫu theo hƣớng thích nghi
hoàn toàn không đề cập đến.
Đỗ Thị Lan Hƣơng (2012) trong luận án tiến sĩ “Nghiên cứu đặc điểm
hình thái và cấu tạo giải phẫu của một số loại cây dây leo thuộc miền bắc

6


Việt Nam” đã tìm ra đặc điểm thích nghi của một số loài cây Bầu bí trong
điều kiện khác nhau [14].

Nhƣ vậy, việc nghiên cứu hình thái giải phẫu thích nghi phù hợp với
chức năng của các cơ quan dinh dƣỡng bƣớc đầu đƣợc nghiên cứu một cách
cụ thể. Các công trình khoa học đƣợc nghiên cứu trên đối tƣợng là cây nội địa
chƣa đƣợc nhiều. Do đó, dẫn chứng minh họa thực tế còn hạn chế.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu hình thái, giải phẫu thích nghi
phù hợp với chức năng bƣớc đầu đã đƣợc nghiên cứu một cách cụ thể.
1.3. Những nghiên cứu về loài Bồ hòn Sapindus saponaria L.
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
- Trong nước: Một số công ty đã nghiên cứu và chiết suất từ quả bồ
hòn để làm ra nhƣng sản phẩm thiên nhiên an toàn và thân thiện với môi
trƣờng.Ví dụ nhƣ: sản phẩm dầu gội đầu, nƣớc rửa kính, làm sạch trang sức,
quả giặt bồ hòn an toàn cho cả da em bé, vv…
- Ngoài nước: Ở các nƣớc Châu Á việc sử dụng quả Bồ hòn làm xà
phòng đã đƣợc ứng dụng từ xa xƣa. Ở nhiều nƣớc phƣơng Tây (Canada, Mỹ,
Anh…), quả Bồ hòn đƣợc xem là nguyên liệu chính để sản xuất xà phòng
thân thiện môi trƣờng, không độc hại, không gây ảnh hƣởng xấu cho sức khỏe
cộng đồng, và họ đã trồng rừng bồ hòn để sản xuất một loại bột giặt nổi tiếng
có tên là Bohdi Soap Nuts. Ở Ấn Độ, vỏ quả nghiền bột trộn với mật ong
chữa viêm phổi; ở Nepal dùng vỏ quả giã nát đắp hàng ngày chữa bệnh nấm
da, ghẻ; vỏ quả còn đƣợc phơi khô, tán nhỏ thổi vào họng chữa họng tắc
không nuốt đƣợc; hạt tán bột ngậm (nhổ nƣớc) chữa hôi miệng và sâu răng.
1.3.2. Sơ lược về Họ Bồ hòn ( Sapindaceae)
Là một họ thực vật trong Bộ Bồ hòn (Sapindales). Họ này có khoảng
140-150 chi và 1.400-2.000 loài.
Chúng là các loại cây thân gỗ, cây bụi, cây thân thảo và dây leo sinh

7


sống trong vùng ôn đới và nhiệt đới trên toàn thế giới. Nhiều loài là các

loại "cây tiết sữa", tức là chúng chứa nhựa cây giống sữa, và nhiều loài chứa
các sanponin có độ độc tính vừa phải trong lá hoặc trong hạt. Lá của chúng
thƣờng là lá kép lông chim.
Hoa nhỏ, mọc thành cụm hình xim (ít khi là hoa đơn độc), thƣờng kèm
theo lá bắc. Các hoa cái chủ yếu ở gốc của cụm hoa còn hoa đực ở trên đỉnh
cụm. Có 5 đài hoa (đôi khi 4), rời hoặc hợp. Số lƣợng cánh hoa là 5 (đôi khi
là 4 hoặc không cánh), thƣờng là rời, cũng có khi là hợp gốc. Thƣờng có 8 nhị
hoa, đƣợc phân bổ thành hai vòng, mỗi vòng 4 nhị, nhƣng số lƣợng nhị cũng
có thể là từ 4 đến 10 hoặc nhiều hơn. Các chỉ nhị thƣờng có lông tơ.
Quả là loại có cùi hoặc khô, nứt ra hoặc không; phôi nhờn hoặc có tinh
bột, không có nội nhũ. Quả có thể là loại quả nang, quả hạch, quả hạt, quả
mọng, quả nứt hay quả cánh. Các hạt có vỏ hạt. Phôi mầm uốn cong hay cuộn
xoắn.

8


CHƢƠNG II:
ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Loài Bồ hòn (Sapindus sapnoria L.) đƣợc trồng ở khắp các tỉnh miền
Bắc nƣớc ta nhƣ Cao Bằng, Lạng Sơn (Than Mọi), Bắc Cạn, Thái Nguyên,
Quảng Ninh, Hà Tây, Phú Thọ. Mẫu thu tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh Vĩnh Phúc.
- Ngoài ra, chúng tôi còn phân tích các mẫu vật thuộc loài này hiện đƣợc
lƣu giữ tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật để xây dựng bản mô tả loài
này ở Việt Nam.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
- Phòng thí nghiệm thực vật học của trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2.
Phòng Thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

- Đề tài đƣợc nghiên cứu tại Tram Đa dạng Sinh học Mê Linh, xã Ngọc
Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.3. Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 08/2016- 05/2017
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa
Kế thừa các kết quả về thông tin, số liệu và những tƣ liệu, kết quả liên
quan đến đề tài mà các công trình nghiên cứu đã báo cáo tổng kết công khai,
công bố, đăng tải trên các phƣơng tiện thông tin chính thức về đặc điểm hình
thái của loài Bồ hòn.
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa
+ Cách lấy mẫu: Chụp ảnh, thu mẫu cành có hoa.

9


+ Đánh số hiệu; cố định mẫu trong dung dịch đã chuẩn bị sẵn. Mẫu vật
đƣợc lƣu trữ ở Phòng thí nghiệm Thực vật học của Trƣờng Đại học Sƣ phạm
Hà Nội 2.
2.4.3. Phương pháp ngâm mẫu tươi
Ngâm mẫu tƣơi trong hỗn hợp dung dịch: 400ml rƣợu etylic 96%, 80ml
formol, 40ml axit axetic 40%, 280ml nƣớc cất (theo phƣơng pháp của
Pauseva, 1974). Dung dịch này giữ cho mẫu thực vật tƣơi lâu, để giữ mẫu
tƣơi lâu cần thay dung dịch 4 tháng 1 lần.
2.4.4. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
* Làm tiêu bản giải phẫu tƣơi bằng dao lam cắt tay để quan sát cấu trúc cơ
quan cần nghiên cứu.
Làm tiêu bản cố định theo phƣơng pháp của R.M. Klein và D.T. Klein
(1979) [19, 20], Trần Công Khánh (1981).
Lát cắt đƣợc nhuộm kép với xanh metylen và cacmin. Các bƣớc tiến hành:

 Mẫu vi phẫu sau khi cắt đƣợc ngâm ngay vào nƣớc Javen 15–30 phút
để loại hết nội chất của tế bào.
 Rửa sạch Javen bằng nƣớc cất rồi ngâm mẫu vào nƣớc có pha axit
axetic trong 5 phút để loại hết nƣớc Javen còn dính lại.
 Rửa hết axít axetic bằng nƣớc cất.
 Nhuộm màu trong dung dịch cacmin khoảng 30 phút.
 Rửa lại trong nƣớc cất.
 Nhuộm mẫu trong dung dịch xanh metylen (1-2 phút).
 Lấy vi mẫu ra, rửa sạch bằng nƣớc cất rồi đƣa lên kính quan sát với
nƣớc hoặc dung dịch glyxerin (với nƣớc sẽ quan sát mẫu tƣơi, còn với dung
dịch glyxerin quan sát tƣơi nhƣng có thể để đƣợc trong thời gian vài ngày).
*Bóc biểu bì lá để quan sát cấu tạo hiển vi: Đun mẫu lá 1-2 phút trong
dung dịch HNO3 loãng cho đến khi lá có màu vàng nhạt và có nhiều bọt khí

10


trên bề mặt lá thì dừng lại. Lấy mẫu ra rửa sạch bằng nƣớc cất, tách biểu bì
trên và biểu bì dƣới. Đặt mẫu lên lam kính rồi dùng bút lông đánh nhẹ để thịt
lá trôi đi rồi quan sát.
Ghi lại hình ảnh quan sát đƣợc bằng máy ảnh kỹ thuật số nối với kính
hiển vi quang học OLIMPIA.
Quan sát, đo, đếm mẫu vật qua kính hiển vi quang học. Sử dụng trắc vi
vật kính và trắc vi thị kính để xác định kích thƣớc tế bào và mẫu vật cần đo
theo phƣơng pháp của Pauseva (1974)
- Thu thập, xử lý mẫu theo phƣơng pháp nghiên cứu đa dạng thực vật về
thành phần loài.
- Phân loại theo phƣơng pháp hình thái so sánh và phƣơng pháp giải
phẫu.
- Phƣơng pháp làm tiêu bản giải phẫu đƣợc thực hiện theo các bƣớc xử lí

mẫu, cắt tiêu bản, nhuộm kép, quan sát, chụp ảnh trên kính hiển vi. Phân tích
giải phẫu cơ quan sinh dƣỡng: thân, lá, rễ; và cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt.
2.5. Giới thiệu chung về khu vực nghiên cứu
2.5.1. Vị trí địa hình
Trạm đa dạng sinh học Mê Linh thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh
vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nằm trên địa bàn xã
Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Giáp ranh với Vƣờn quốc gia
Tam Đảo theo hƣớng Đông, đó cũng chính là lí do vì sao Trạm còn đƣợc coi
là hành lang xanh của Vƣờn quốc gia này.
Khu vực Trạm có tọa độ: 21o23’57’’ – 21o23’35’’ vĩ độ Bắc
105o42’40’’ – 105o46’65’’ kinh độ Đông
Nằm ở độ cao gần 500m so với mực nƣớc biển, tổng diện tích của Trạm
là 170,3 ha, trong đó chiều dài khoảng 300m, chiều rộng trung bình khoảng
550m (chỗ rộng nhất khoảng 800m, chỗ hẹp nhất khoảng 300m), bao gồm

11


hần 70ha rừng thứ sinh, 30ha rừng trồng, hơn 60ha cây bụi, ao suối và 3ha
dành cho khu nhà làm việc tại Trạm.
Đây thuộc vùng bán sơn địa phía Bắc huyện Mê Linh, là phần kéo dài về
phía Đông Nam của dãy Tam Đảo, có địa hình đồi và núi thấp xu hƣớng thấp
dần từ Bắc xuống Nam [11].
2.5.2. Địa chất và thổ nhưỡng
Đất gồm 2 loại chủ yếu là đất Feralit màu vàng và đất Feralit màu vàng
đỏ. Nhìn chung các loại đá mẹ khá cứng, thành phần khoáng có nhiều thạch
anh, Muscovit, khó phong hóa, hình thành nên các loại đất có thành phần cơ
giới nhẹ, cấp hạt thô, dễ bị rửa trôi và xói mòn, nhất là những nới dốc cao bị
xói mòn mạnh để trở lại phần đá rất cứng (điển hình là khu vực từ độ cao 300440m) [11].
2.5.3. Khí hậu - thủy văn

Đây là vùng nhiệt đới gió mùa, nằm rong vùng khí hậu chung của đồng
bằng Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình hằng năm là 22-23oC, tập trung không đều,
tháng có nhiệt độ cao là tháng 6, tháng 7 và tháng 8. Còn mùa lạnh vào các
tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Lƣợng mƣa từ 1100-1600 mm/năm, phân bố
không đều [11].
2.5.4. Thảm thực vật
Theo các tài liệu đã thống kê, TĐD Sinh học Mê Linh có 171 họ thực vật
với 699 chi và 1126 loài. Trong đó:
+ Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) 2 họ, 3 chi, 6 loài.
+ Cỏ tháp bút (Equisetophyta) 1 họ, 1 chi, 1 loài.
+ Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) 19 họ, 34 chi, 64 loài.
+ Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) 147 họ, 693 chi, 1151 loài.
+ Các họ khác có nhiều loài là: Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 67 loài;
Cà phê (Rubiaceae) 35 loài, Lan (Orchidaceae) 38 loài; Cói (Cyperaceae) 35

12


loài; Đậu (Fagaceae) 35 loài; Gừng (Zingiberaceae) 20 loài; Ráy (Araceae) 22
loài; Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) 21 loài; Đơn nem (Myrsinaceae) 20 loài; Cúc
(Asteraceae) 29 loài; Dâu tằm (Moraceae) 21 loài [21][24].
Hệ thực vật ở Trạm đƣợc chia thành các bộ, gồm bộ thực vật trên núi
đất, thực vật trên núi đá, thực vật hạt trần, bộ tre trúc, thực vật ƣa ẩm, thực
vật thủy sinh…
Hệ sinh thái của Trạm giờ đây không chỉ có các loài cây địa phƣơng mà
còn đƣợc bổ sung 88 loài thực vật trên khắp đất nƣớc nhƣ: Kim giao, Nghiến,
Sƣa, Sao đen, Nhội, Lát hoa, Vàng anh, Kháo, Chò nâu,... [11].

13



CHƢƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu rễ cây Bồ hòn (Sapindus
sapnoria L.)
3.1.1 Đặc điểm hình thái của rễ
Qua quan sát tại địa điểm lấy mẫu
chúng tôi thấy cây Bồ hòn có rễ cọc, rễ
chính to, dài, đâm sâu trong lòng đất. Rễ
bên nhỏ hơn mọc xung quanh tạo thành
một thể thống nhất bám chắc vào đất,
giúp cây đứng vững trong không gian.
Rễ của cây có chức năng chính là hút
nƣớc, ion khoáng và giữ chặt cây vào Ảnh 1: Rễ thu được tại địa điểm lấy
mẫu thuộc TĐD Sinh học Mê Linh
đất.
Quan sát mẫu thu đƣợc, rễ rất cứng

(Nguồn: P.T.T.Ngân)

do các thành phần cấu tạo đã hóa gỗ và
vỏ ngoài màu nâu, xuất hiện nốt sần.
3.1.2 Cấu tạo giải phẫu của rễ
Cấu tạo thứ cấp của rễ cây bồ hòn đƣợc hình thành do sự hoạt động của
2 tầng phát sinh là tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.


Phần vỏ

Tầng bần gồm 2-3 lớp tế bào hình phiến, kích thƣớc tƣơng đối đồng đều,

xếp sít nhau tạo thành vòng bao quanh rễ. Vách tế bào hóa bần do thấm chất
suberin, làm cho tế bào mất nội chất sống và có màu vàng. Bần có đặc tính
không thấm nƣớc và khí nên có tác dụng bảo vệ cho cây khỏi bị mất nƣớc,

14


ngoài ra còn bảo vệ cho các mô ở bên trong không bị phá hoại. Bên ngoài rễ
còn có rất nhiều nốt sần nhỏ đó là lỗ vỏ. Dƣới bần là 3-5 lớp tế bào mô mềm
vỏ có kích thƣớc đều nhau, xếp thành các vòng liên tục, không có khoảng
gian bào.

1
2

Ảnh 2: Cấu tạo rễ thứ cấp
của loài Bồ hòn (Sapindus
saponaria L.)

3
4
5
6
7


(Nguồn: P.T.T.Ngân)
1.
2.
3.

4.
5.
6.
7.

Bần
Mô mềm vỏ
Gỗ
Lỗ vỏ
Tầng sinh trụ
Mô mềm ruột
Libe

Miền trụ giữa

Trụ giữa chiếm 3/5 diện tích mặt cắt ngang của rễ. Tế bào vỏ trụ (1-2
lớp) dạng hình phiến, kích thƣớc đều nhau, xếp thành vòng liên tục. Hệ dẫn
của rễ tạo thành các bó xếp chồng, libe ở ngoài, gỗ nằm trong. các mạch gỗ
hình tròn hoặc hình trứng kích thƣớc khá lớn. Tế bào libe khi nhuộm kép bắt
màu hồng, hình đa giác, kích thƣớc nhỏ, xếp sít nhau.
Nằm trong cùng của lát cắt là mô mềm gỗ, với các dãy tế bào hình chữ
nhật nằm xen giữa mạch gỗ. Tiếp đến là mô mềm ruột với các tế bào có hình
đa giác gần tròn, số lƣợng ít, kích thƣớc không đều và xếp lộn xộn.
3.2. Đặc điểm hình thái và giải phẫu của thân loài Bồ hòn (Sapindus
sapnoria L.)
3.2.1. Đặc điểm hình thái của thân
Thân loài Bồ hòn thuộc dạng thân gỗ, cao tới 25 m, đƣờng kính tới 56

15



cm. Khi còn non, phần vỏ thân tại các đỉnh sinh trƣởng tính từ ngọn xuống
khoảng 25-30 cm có màu lục (cành lộc non), quan sát kỹ bằng kính lúp chúng
tôi thấy phần trồi ngọn và lá non có lông đơn bào bao phủ. Khi sang giai đoạn
thứ cấp, phần vỏ thân có màu nâu xen lẫn màu lục đậm. Thân chính, các cành
già vỏ sần sùi, màu nâu, không có lông bao phủ.

Ảnh 3: Thân chính và một cành nhỏ

Ảnh 4: Thân khi bóc vỏ

của loài Bồ hòn tại điểm thu mẫu

(Nguồn: P.T.T.Ngân)

(Nguồn: P.T.T.Ngân)
3.2.2. Cấu tạo giải phẫu của thân loài Bồ hòn
Cấu tạo giải phẫu thân Bồ hòn có dạng điển hình của thân cây Hai lá
mầm, gồm cấu tạo sơ cấp và cấu tạo thứ cấp. Ở các địa hình khác nhau cấu
tạo chung của thân là không thay đổi mà chỉ có những thay đổi nhỏ về kích
thƣớc tế bào.
 Phần sơ cấp
Lát cắt ngang thân cây của loài Bồ hòn gần đỉnh ngọn từ ngoài vào trong
gồm:
1
2
3

Ảnh 3: Lát cắt ngang thân
sơ cấp của loài Bồ hòn

(Nguồn: P.T.T.Ngân)

4

1. Biểu bì 2. Mô mềm vỏ
3. Bó dẫn 4. Mô mềm ruột

16


Nằm ngoài cùng là lớp tế bào biểu bì có hình phiến, xếp sít nhau. Biểu
bì đƣợc phủ tầng cuticun có tác dụng làm giảm bớt sự thoát hơi nƣớc, bảo vệ
cây tránh khỏi sự xâm nhập của vi sinh vật. Ngoài ra còn có một số tế bào
biểu bì kéo dài tạo thành các lông che chở có tác dụng bảo vệ cho các mô bên
trong và hạn chế sự thoát hơi nƣớc.
Vỏ sơ cấp nằm giữa biểu bì và mô dẫn gồm: mô dày, mô mềm vỏ. Mô
dày nằm ngay sát biểu bì, 3- 4 lớp tế bào, chủ yếu là mô dày góc. Thành tế
bào thấm xellulozo không đồng đều về các phía.

6
1
2

3
4
5

Mô cứng
Libe
Tầng sinh trụ

Gỗ
Tinh thể canxi
Oxalat
6. Ống tiết
1.
2.
3.
4.
5.

Ảnh 4: Một phần của thân sơ cấp
(Nguồn: P.T.T.Ngân)
1

1

Ảnh 7: Một phần thân sơ cấp.

Ảnh 8: 1. Đỉnh sinh trưởng của loài

1.Lông đơn bào

Bồ hòn

(Nguồn: P.T.T.Ngân)

(Nguồn: P.T.T.Ngân)
17



×