Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 12 - Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.95 KB, 4 trang )

BÀI 39. VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ
Câu 1. Vùng Đông Nam Bộ bao gồm mấy tỉnh, thành phố?
A. 5.

B. 6.

C.7.

D. 8

Câu 2. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?
A. Bình Phước.

C. Đồng Nai.

B. Tây Ninh.

D. Long An.

Câu 3. Ý nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ?
A. Diện tích vào loại nhỏ so với các vùng khác.
B. Số dân vào loại trung bình.
C. Dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp.
D. Gía trị hàng xuất khẩu công nghiệp đứng thứ hai ở nước ta.
Câu 4. Ý nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ?
A. Có nền kinh tế hàng hóa phát triển muộn.
B. Đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài
C. Có vị trí địa lí thuận lợi
D. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao.
Câu 5. Loại đất chiếm tỉ lệ lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là:
A. Đất cát.



B. Đất badan.

C. Đất xám.

D. Đất phù sa.

Câu 6. Huyện đảo thuộc vùng Đông Nam Bộ là
A. Vân Đồn

B. Phú Quý.

C. Côn Đảo

D. Phú Quốc

Câu 7. Cây công nghiệp quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là
A. Cà phê

B. Chè

C. Cao su

D. Dừa

Câu 8. Đông Nam Bộ không giáp với vùng nào sau đây?
A. Tây Nguyên

B. Bắc Trung Bộ


C. Duyên hải Nam Trung Bộ

D. Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 9. Hồ Thủy lợi lớn nhất Đông Nam Bộ là
A. Trị An

B. Dầu Tiếng

C. Kẻ Gỗ

D. Bắc Hưng Hải

Câu 10. Khoáng sản có vai trò đặc biệt quan trọng ở Đông Nam Bộ là
A. Dầu khí

B. Than

C. Bôxit

D. Thiết

Câu 11. Nông nghiệp ở Đông Nam Bộ không có thế mạnh về
A. Trồng cây lương thực

B.Trồng cây công nghiệp lâu năm
1


C. Trồng cây công nghiệp hàng năm D. Trồng cây ăn quả

Câu 12. Tỉnh có thế mạnh để phát triển du lịch biển ở Đông Nam Bộ là
A. Bà Rịa – Vũng Tàu.

B. Bình Dương

C. Tây Ninh

D. Bình Phước

Câu 13. Để khắc phục hạn chế do mùa khô kéo dài, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp,
vấn đề quan trọng hàng đầu cần quan tâm ở Đông Nam Bộ là
A. Cải tạo đất, thay đổi cơ cấu cây trồng
B. Phát triển thủy lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng
C. Thay đổi cơ cấu cây trồng, chống xói mòn
D. Áp dụng kĩ thuật canh tác tiên tiến, thủy lợi
Câu 14. Để đẩy mạnh khai thác theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ vấn
đề…..là quan trọng hàng đầu.
A. Phát triển cơ sở năng lượng
B. Đa dạng các ngành sản xuất
C. Xây dựng các công trình thủy lợi lớn
D. Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.
Câu 15. Ý nào sau đây không phải là mục đích của khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam
Bộ.
A. Đẩy mạnh đầu tư vốn, công nghệ

B. Đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng cao

C. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội

D. Khai thác tốt nhất các nguồn lực sẵn có


Câu 16. Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát thuộc tỉnh/ thành phố nào?
A. Đồng Nai.

B. Bình Phước.

C. Tây Ninh.

D. TP. Hồ Chí Minh

Câu 17. Đường dây cao áp 500 KV nối
A. Hòa Bình – Phú Mĩ.

B. Hòa Bình – Phú Lâm

C. Hòa Bình – Tp. Vũng Tàu

D. Hòa Bình – Biên Hòa

Câu 18. Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn thứ mấy của cả
nước?
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4

Câu 19. Vườn Quốc gia Cát Tiên thuộc tỉnh/ thành phố nào của Đông Nam Bộ?

A. Đồng Nai.

B. Bình Phước.

C. TP. Hồ Chí Minh

D. Tây Ninh
2


Câu 20. Diện tích và sản lượng cây cao su của Đông Nam Bộ đứng thứ mấy cả nước?
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4

Câu 21. Ngành nào sau đây đang góp phần làm thay đổi mạnh mẽ nhất cơ cấu kinh tế của
Đông Nam Bộ?
A. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

B. Công nghiệp khai thác dầu khí

C. Công nghiệp đóng tàu.

D. Công nghiệp chế biến thủy sản.

Câu 22. Ở Đông Nam Bộ, để tránh mất nước ở các hồ chứa, giữ được mực nước ngầm, cần:

A. Phục hồi và phát triển các rừng ngập mặn.
B. Sử dụng nước tiết kiệm, chống ô nhiễm nguồn nước.
C. Bảo vệ vốn rừng trên vùng thượng lưu các sông.
D. Phát triển thủy lợi kết hợp với thủy điện.
Câu 23. Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ nằm ở tỉnh, thành phố nào sau đây?
A. Thành Phố hồ Chí Minh

B. Bà Rịa - Vũng Tàu

C. Bình Thuận

D. Long An

Câu 24. Với số dân khoảng 12 triệu người (2006), diện tích khoảng 23,6 nghìn km2 , mật độ
dân số trung bình của vùng Đông Nam Bộ đạt khoảng:
A. 508,5 người/km2

B. 50847 người/km2

C. 1225 người/km2

D. 1011 người/km2

Câu 25. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết tên khu kinh tế cửa khẩu
nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?
A.Hoa Lư.

B.Xa Mát.

C. Vĩnh Xương.


D. Mộc Bài.

Câu 26. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào
có qui mô trên 120 nghìn tỉ đồng của vùng Đông Nam Bộ?
A.Biên Hòa.

B. Thủ Dầu Một.

C. TP.Hồ Chí Minh.

D. VũngTàu.

Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23+29, cho biết tuyến đường ô tô nào nối
liền vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên?
A. Quốc lộ 14 và 20.

B. Quốc lộ 13 và14.

C. Quốc lộ 1và14.

D. Quốc lộ 1 và13.

Câu 28. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết trong các trung tâm công
nghiệp sau đây, trung tâm công nghiệp nào không nằm ở vùng Đông Nam Bộ?
3


B. Vũng Tàu.


A. Thủ Dầu Một.

C. Biên Hòa.

D. Tân An.

Câu 29: Cho bảng số liệu sau:
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ (ĐV: Tỉ đồng)
Giá trị sản xuất công nghiệp

1995

2005

Nhà Nước

19607

48058

Ngoài nhà nước

9942

46738

Khu vực có vốn đầu tư nước

20959


104826

ngoài
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo
thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ.
A. Miền

B. Cột

C. Tròn

D. Đường

Câu 30: Cho biểu đồ sau:
20000
15000
10000

Sản lượng (nghìn tấn)

5000
0
1986

1990

1995

2000


2002

2005

Biểu đồ trên thể hiện:
A. Cơ cấu giá trị sản xuất dầu thô của nước ta.
B. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô của nước ta qua các năm.
C. Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất dầu thô của nước ta qua các năm.
D. Sản lượng khái thác dầu thô của nước ta qua các năm.

4



×