BÀI THU HOẠCH LỚP TRUNG CẤP CHÍNH TRỊ CHỦ ĐỀ KHIẾU
NẠI TỐ CÁO
1
A. Më ®Çu
Khiếu nại, tố cáo là những quyền cơ bản của công dân được quy định
trong Hiến pháp, Luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Đây là căn cứ
pháp lý quan trọng để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình,
của nhà nước khi bị xâm hại, đồng thời là biểu hiện tính dân chủ trong hệ
thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Điều 30 Hiến pháp năm 2013 khẳng định
là: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
Nhà nước thông qua việc tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo có thể
kiểm tra, giám sát, việc chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá
nhân và phát hiện những việc làm sai trái để kịp thời khắc phục, chấn chỉnh
và xử lý những vi phạm. Thực hiện tốt công tác tiếp dân và giải quyết khiếu
nại, tố cáo là cơ sở quan trọng để Đảng và Nhà nước ta nhận định đánh giá
đúng tình hình thực hiện, thi hành chính sách, pháp luật của các cấp các
ngành. Đánh giá đúng năng lực, phẩm chất của cán bộ công chức trong việc
thực thi nhiệm vụ, công vụ được giao, từ đó đưa ra những biện pháp hữu hiệu
trong việc thực hiện chính sách, pháp luật trong quá trình thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước.
Với ý nghĩa trên, trong những năm qua công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói chung, xã ….nói riêng luôn được chú
trọng, qua đó đã phát huy được tính dân chủ trong đời sống xã hội, phát hiện
ra nhiều tiêu cực, những bất cập, kẽ hở trong cơ chế, chính sách của Nhà
nước. Thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã góp phần khôi phục
lại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thu hồi tiền, tài sản bị thất thoát
về cho Nhà nước, tập thể và công dân bị chiếm đoạt trái phép, xử lý kỷ luật
cán bộ sai phạm, củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân với Đảng và Nhà
nước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội thúc đẩy phát
triển kinh tế. Bên cạnh những việc đã làm được trong công tác giải quyết
khiếu nại tố cáo ở địa bàn xã đến nay vẫn còn bộc lộ những hạn chế, cần phải
được nghiên cứu để đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng
giải quyết khiếu nại trong thời gian tới
2
B. Néi Dung
Chương I: C¬ së lý luËn
1. Khái niệm khiếu nại, tố cáo và quyền khiếu nại, tố cáo
1.1. Khái niệm, khiếu nại, tố cáo
+ Khái niệm khiếu nại:
Theo khoản 1 Điều Luật khiếu nại 2011: “Khiếu nại là việc công dân,
cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định,
đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành
chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có
thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán
bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp
luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.
+ Khái niệm tố cáo:
Tại khoản 1 Điều 2 của Luật Tố cáo năm 2011 quy định: " tố cáo là
việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ
chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
1.2. Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo
: “Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền năng của các chủ thể, là khả
năng xử sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của mình, của các cơ quan, tổ chức và công dân”.
2. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu
nại tố cáo
2.1. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại
Theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011 thì: người khiếu nại là
“công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu
nại”, người bị khiếu nại là: “cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có
thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính,
hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có
3
quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại”. Các chủ thể của pháp luật
khiếu nại khi tham gia vào quan hệ pháp luật khiếu nại có những quyền và
nghĩa vụ nhất định.
2.1.1 Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại
2.1.1.1 Quyền của người khiếu nại:
- Tự mình khiếu nại.
- Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại
để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham
gia đối thoại;
- Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải
quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí
mật nhà nước;
- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý
thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu
đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho
người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
- Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn
cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành
chính bị khiếu nại;
- Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về
chứng cứ đó;
- Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết
định giải quyết khiếu nại;
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi
thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
- Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy
định của Luật tố tụng hành chính;
- Rút khiếu nại.
2.1.1.2 Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
4
- Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
- Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp
lý của việc khiếu nại;
- Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu
nại trong thời gian khiếu nại,
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu
lực pháp luật.
- Người khiếu nại thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định
của pháp luật.
2.1.2 Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại
2.1.2.1 Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:
- Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi
hành chính bị khiếu nại;
- Được biết, đọc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ do người
giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu
thuộc bí mật nhà nước;
- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý
thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu
đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao cho người
giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
- Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
2.1.2.2 Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
- Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham
gia đối thoại;
- Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cơ quan, đơn
vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;
- Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, giải
trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành
chính bị khiếu nại khi người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị kiểm
tra, xác minh yêu cầu trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có yêu cầu;
5
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu
lực pháp luật;
- Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành
chính bị khiếu nại;
- Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành
chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật về trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước.
- Người bị khiếu nại thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy
định của pháp luật.
2.2. Quyền, nghĩa vụ của người tố cáo và người bị tố cáo
Theo quy định của Luật tố cáo năm 2011 thì: người cáo là “công dân
thực hiện quyền tố cáo”, người bị tố cáo là: “cơ quan, tổ chức, cá nhân có
hành vi bị tố cáo”. Các chủ thể tố cáo và bị tố cáo có những quyền và nghĩa
vụ sau:
2.2.1 Quyền, nghĩa vụ của người tố cáo
+ Người tố cáo có các quyền sau đây:
- Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật;
- Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân
khác của mình;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc
thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có
thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
- Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy
định mà tố cáo không được giải quyết;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe
dọa, trả thù, trù dập;
- Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
+ Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
6
- Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
- Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu
liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;
- Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây
ra.
2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo
+ Người bị tố cáo có các quyền sau đây:
- Được thông báo về nội dung tố cáo;
- Đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự
thật;
- Nhận thông báo kết luận nội dung tố cáo;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố
cáo sai sự thật, người cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật;
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi,
cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố
cáo không đúng gây ra.
+ Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
- Giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài
liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền;
- Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây
ra.
3. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại của chính quyền cấp
xã
Điều 17 của Luật Khiếu nại quy định: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã); thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban
nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết
7
khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của
người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp”.
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại ở cấp xã (giải quyết khiếu nại lần
đầu) do Luật khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011,
Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại quy định và được hướng dẫn cụ
thể tại Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh
tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính. Theo quy
định này, quy trình, thủ tục giải quyết khiếu nại gồm 03 bước: thụ lý, chuẩn bị
xác minh nội dung khiếu nại; tiến hành xác minh nội dung khiếu nại và kết
thúc giải quyết khiếu nại.
4. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết tố cáo.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Luật Tố cáo thì thẩm quyền giải
quyết tố cáo của UBND xã, phường, thị trấn được quy định như sau: “Chủ
tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có
thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện
nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp”.
Trong trường hợp tố cáo về hành vi vi phạm nhiệm vụ, công vụ của
Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì vụ việc không thuộc thẩm quyền của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã mà thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Đối với những tố cáo về hành vi phạm tội thì không thuộc thẩm quyền
giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước nói chung và của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã nói riêng; trong trường hợp nhận được những tố cáo
này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển cho cơ quan điều tra
hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết theo thời hạn quy định.
Trong quá trình xem xét, giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của mình,
nếu phát hiện hành vi vi phạm về nhiệm vụ, công vụ có dấu hiệu phạm tội thì
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cũng phải chuyển vụ việc, các thông tin, tài
liệu có được cho cơ quan chức năng giải quyết theo trình tự, thủ tục luật định.
8
Thủ tục giải quyết.
Trình tự thủ tục giải quyết tố cáo theo quy định của Luật tố cáo số
03/2011/QH13 ngày 11/11/2011, Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày
03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố
cáo và Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 của Thanh tra Chính
phủ quy định quy trình giải quyết tố cáo. Quy trình giải quyết tố cáo gồm 03
bước:
+ Tiếp nhận và xử lý đơn tố cáo:
+ Giải quyết tố cáo
+ Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo:
HƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA
CHÍNH QUYỀN XÃ ….
1. Đặc điểm tình hình
1.1. Điều kiện tự nhiên
Minh Côi là xã miền núi, cách Thị trấn Hạ Hòa 7km về phía Đông
Nam, Phía Đông tiếp giáp với xã Tuy Lộc huyện Cẩm Khê, Phía Nam giáp xã
Tiên Lương huyện Cẩm Khê, Phía Tây giáp xã Văn Lang, Phía Bắc giáp xã
Mai Tùng huyện Hạ Hòa.
Diện tích đất tự nhiên 962,1ha, địa hình đồi núi chiếm 50% diện tích
đất tự nhiên của xã và thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam. Diện tích: đất
cây lúa chiếm 140,34ha, đất nông nghiệp chiếm 189,5ha, đất nuôi trồng thủy
hải sản là 68,1ha, đất rừng 345,97ha, diện tích đất ở, đất chưa sử dụng, đất phi
nông nghiệp là 358,53ha.
Được sự quan tâm giúp đỡ của Huyện ủy, UBND huyện, sự cố
gắng nỗ lực của Đảng bộ và chính quyền địa phương đã lãnh đạo, tổ chức
thực hiện hoàn thành Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2010-2015 đã
đề ra.
9
Đảng bộ xã có 218 đảng viên, sinh hoạt ở 10 chi bộ (trong đó có 07 chi
bộ khu dân cư, 01 chi bộ trường học, 01 chi bộ Trạm y tế, 01chi bộ cơ quan).
Tỷ lệ đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ đạt từ 97% trở lên trong đó
đảng viên hoàn đủ tư cách hoàn thành tốt nhệm vụ hàng năm từ 74,3-81% tỷ
lệ chi bộ đạt trong sạch vững mạnh đạt 50,26%, Đảng bộ 3/5 năm hoàn thành
tốt nhiệm vụ.
Công tác xây dựng, củng cố chính quyền được quan tâm chỉ đạo, nâng
cao chất lượng hoạt động của HĐND, UBND. Tổng số cán bộ, công chức có
20 đồng chí. Trình độ Đại học, cao đẳng chiếm 23,8%, trung cấp chiếm
71,4%, sơ cấp 4,8%. Trình độ lý luận chính trị 95% cán bộ, công chức có
bằng trung cấp lý luận.
Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân được tăng cường và
từng bước đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt, đã tạo được nhiều phong
trào hoạt động của quần chúng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở
địa phương. Kết quả hoạt động trong 5 năm qua các đoàn thể xếp loại vững
mạnh xuất sắc. Đã tích cực tham gia xây dựng chính quyền, công tác tuyên
truyền vận động đoàn viên, hội viên gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ ở
cơ sở góp phần xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh.
2. Kết quả giải quyết công tác khiếu nại, tố cáo của xã Minh Côi,
huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
2.1 Kết quả đạt được
Từ năm 2012 khi Luật Khiếu nại, tố cáo có hiệu lực dưới sự chỉ đạo
của Huyện ủy, UBND huyện, cấp ủy và chính quyền địa phương làm tốt công
tác triển khai Luật khiếu nại, tố cáo, đồng thời coi công tác tiếp dân và giải
quyết khiếu nại, tố cáo là công tác trọng tâm của địa phương để đảm bảo ổn
định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội.
Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền đã có nhiều cố gắng trong
công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, đã bố trí phòng tiếp dân tại
trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, niêm yết lịch tiếp dân, nội quy tiếp dân. Để nâng
10
cao chất lượng cán bộ làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo,
chính quyền xã thường xuyên cử cán bộ tham gia học các lớp về công tác
quản lý nhà nước, tham gia các lớp tập huấn về công tác tiếp dân giải quyết
khiếu nại, tố cáo. Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tuyên truyền phổ
biến pháp luật, đặc biệt là Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật đất đai.
Tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại tố cáo phức tạp,
tồn đọng kéo dài.
Việc giải quyết đơn thư khiếu nại thuộc thẩm quyền có sự tham gia của
các ban ngành đoàn thể, đặc biệt có sự phối hợp của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
tham gia ý kiến xem xét giải quyết một cách thấu đáo khách quan, đúng pháp
luật, phù hợp với tình hình thực tế do đó làm tăng hiệu quả trong việc giải
quyết khiếu nại.
Trong những năm qua nhờ sự chỉ đạo sâu sắc của cấp ủy Đảng, sự vào
cuộc chính quyền địa phương, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể, công
tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trên địa bàn xã thu được nhiều kết quả
quan trọng. Dưới sự chỉ đạo của phòng Tư pháp huyện và đặc biệt là sự quan
tâm chỉ đạo trực tiếp của thường vụ Đảng uỷ xã thông qua sinh hoạt đảng ở
các chi bộ, đảng bộ tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật đến
với các đảng viên. Phối hợp với UB MTTQ cùng đoàn thể nhân dân phát
động và tổ chức các phong trào thi đua yêu nước kết hợp với tuyên truyền
giáo dục pháp luật trong toàn thể nhân dân như: Hội thi“Tìm hiểu pháp luật
về an toàn giao thông”, do huyện tổ chức. Phối hợp với các phòng, các ban,
ngành đoàn thể huyện tổ chức lễ mít tinh, tuyên truyền, cổ động về Luật giao
thông đường bộ, (bắt buộc đội mũ Bảo hiểm khi tham gia giao thông). Tham
gia đầy đủ các hội thi tìm hiểu về pháp luật do Tỉnh, huyện tổ chức và tổ chức
các Hội diễn văn nghệ với chủ đề về tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học
sinh, cho Đoàn viên Thanh niên trong toàn xã; treo bằng cờ, khẩu hiệu hưởng
ứng các cuộc vận động lớn do các cấp, các ngành tổ chức.
Cấp ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều cố gắng trong công tác
tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tại trụ sở UBND xã bố trí phòng tiếp
11
dân, có niêm yết lịch tiếp dân, nội quy tiếp dân. Hàng tuần Chủ tịch UBND
xã, cùng cán bộ Tư pháp tiếp dân vào 2 ngày trong tuần là thứ 3 và thứ 6. Cán
bộ tiếp dân đã qua trình độ đại học và qua khoá học về quản lý Nhà nước,
nắm vững về pháp luật. Xã đã có hệ thống theo dõi, quản lý tiếp dân thông
qua sổ sách ghi chép thời gian, nội dung các cuộc tiếp dân.
2.2. Hạn chế của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thứ nhất, Sự phối hợp giữa Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân để
giải quyết khiếu nại, tố cáo có lúc chưa tốt, còn có hiện tượng đùn đẩy trách
nhiệm, chuyển đơn lòng vòng, trả lời thiếu thống nhất. Việc cung cấp số liệu
liên quan tới công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn chậm, chưa đầy đủ.
Thứ hai, Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật
về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nói riêng chưa thường xuyên,
liên tục, nội dung, hình thức chưa phong phú nên hiệu quả đạt được chưa cao.
Chương trình, nội dung tuyên truyền giáo dục pháp luật còn nghèo nàn, chủ
yếu là thuyết trình mang tính chất một chiều. Công tác tuyên tuyền giáo dục
về pháp luật chưa được chú trọng còn mang tính hình thức đặc biệt là việc
tuyên truyền phổ biến pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền và trách nhiệm
của công dân còn thiếu và yếu. Là xã thuần nông, kinh phí phục vụ cho các
hoạt động của địa phương còn nhiều khó khăn do đó kinh phí phục vụ công
tác tuyên tuyền phổ biến pháp luật chưa đáp ứng được. Trình độ của các báo
cáo viên tuyên truyền về pháp luật của địa phương còn thiếu, và yếu.
Thứ ba, việc tiếp dân của lãnh đạo xã chưa được quan tâm đúng mức,
còn mang tính hình thức, thiếu sự đối thoại với người khiếu nại.
Thứ tư: Công tác xử lý đơn thư còn có bất cập, thiếu chặt chẽ, việc
phân loại đơn còn có trường hợp không chính xác dẫn đến tình trạng chuyển
đơn lòng vòng. Tình trạng hướng dẫn công dân gửi đơn không đúng nơi quy
định chưa được khắc phục, vẫn còn hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm lên cấp
trên.
Thứ năm: Việc thu thập thông tin, xác minh, thụ lý Việc thực hiện quy
trình, thủ tục khiếu nại chưa được thực hiện nghiêm túc. Chi phí tài chính
12
đảm bảo hoạt động cho tất cả giải quyết đơn tại cơ sở không có gây khó khăn
cho việc đi lại, sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng xác minh – kiểm tra thu
thập chứng cứ. Việc cung cấp số liệu liên quan tới công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo còn chậm, chưa đầy đủ, thiếu thống nhất. Việc kiểm tra trách
nhiệm của lãnh đạo địa phương trong việc chấp hành pháp luật về khiếu nại
chưa được tiến hành thường xuyên.
Số lượng đơn thư khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai , đền bù giải
phóng mặt bằng chiếm hơn 70% chính quyền địa phương đã xem xét giả quyết kịp
thời xong việc khắc phục hậu quả, tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết
khiếu nại có hiệu lực vẫn chưa được quan tâm đúng mức do đó vẫn còn một số
những đơn thư phản ánh tranh chấp đất đai chưa giải quyết dứt điểm, đây cũng là
nguyên nhân phát sinh khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện
đông người phức tạp.
2.3. Nguyên nhân
2.3.1. Nguyên nhân của ưu điểm
Được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, sự phối hợp
của các phòng, ban, cơ quan của huyện góp phần giúp cho địa phương làm tốt
công tác khiệu nại tố cáo không để xảy ra điểm nóng khiếu kiện đông người
phức tạp;
Cấp ủy, chính quyền địa phương coi trọng việc giải quyết khiếu nại tố
cáo, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc xây dựng
chính quyền góp phần đảm bảo an ninh trật tự của địa phương. Chỉ đạo kịp
thời giải quyết kịp thời các vụ việc phát sinh ở địa phương
Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác tiếp nhận và giải quyết đơn có
trình độ, am hiểu pháp luật, đã qua lớp quản lý nhà nước, có tinh trách nhiệm
với công việc.
2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế
Hệ thống pháp luật của Nhà nước ta đang trong quá trình hoàn thiện
nên một số chính sách chưa nhất quán lại thay đổi thường xuyên, nhất là
chính sách đền bù giải phóng mặt bằng dẫn tới nhận thức khác nhau trong
13
công tác quản lý, chỉ đạo thiếu thống nhất từ trên xuống dưới gây khó khăn
trong trong công tác quản lý ở địa phương, làm nảy sinh khiếu nại.
Trách nhiệm của cán bộ giải quyết khiếu nại, tố cáo bị hạn chế bởi quá
nhiều văn bản quy định khác liên quan, không tạo được cơ chế linh hoạt trong
quá trình giải quyết vụ việc dẫn tới chất lượng công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo chưa cao, thụ động trong khi giải quyết vụ việc. Khi phát sinh khiếu
nại, tố cáo việc xem xét tìm hiểu nguyên nhân của khiếu nại tố cáo chưa thấu
đáo, chưa làm tròn trách nhiệm của mình, thiếu quan tâm giải quyết từ gốc
đến nơi phát sinh khiếu nại, tố cáo, có nhiều vụ việc giải quyết chậm, thẩm
tra, xác minh sơ sài, thu thập chứng cứ không đầy đủ, kết luận thiếu chính
xác, áp dụng pháp luật cứng nhắc, phương án giải quyết thiếu thuyết phục,
dân không đồng tình, tiếp tục khiếu nại lên cấp trên.
Việc tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục, hướng dẫn người
khiếu nại, tố cáo và công tác hòa giải, công tác dân vận ở địa phương chưa
được quan tâm thực hiện, nhận thức về pháp luật của người dân chưa cao nên
có những vụ việc đơn giản vẫn phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp.
Chi phí tài chính đảm bảo cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở
cơ sở không có gây khó khăn cho việc đi lại, sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất
lượng xác minh, kiểm tra thu thập chứng cứ giải quyết khiếu nại tố cáo của
chính quyền địa phương.
Việc xử lý các cán bộ có hành vi vi phạm pháp luật chưa triệt để, việc
khắc phục hậu quả, việc khắc phục hậu quả đảm bảo quyền lợi của người
khiếu nại, tố cáo còn chậm. Một số kết luận, quyết định giải quyết khiếu nại,
tố cáo còn chưa khả thi gây khó khăn cho công tác tổ chức thực hiện.
Trình độ am hiểu về pháp luật của người dân ở địa phương vẫn còn
nhiều hạn chế, bất cập do đó việc giải quyết những khiếu nại, tố cáo của nhân
dân gặp nhiều khó khăn. Trên địa bàn xã trong giai đoạn 2010 đến nay có 02
dự án lớn được triển khai đó là dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, dự án
đường tránh lũ trong quá trình giải phóng mặt bằng, thi công sảy ra nhiều mâu
thuẫn phát sinh do số lượng đơn khiếu nại tăng.
14
Đội ngũ cán bộ được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau trình độ
chuyên môn, am hiểu pháp luật còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của nhiệm
vụ được giao
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
1. Giải pháp
Một là, Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục chính sách pháp
luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các Hội nghị tập
huấn các cuộc họp khu hành chính. Đặc biệt là các bộ luật, các nghị định,
thông tư hướng dẫn thi hành các luật liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người dân như Luật đất đai, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Bộ
Luật dân sự, Luạt Hôn nhân và gia đình…
Hai là, Tiếp tục củng cố, chấn chỉnh công tác tiếp dân trên cơ sở
nguyên tắc: Tôn trọng quyền khiếu nại, tố cáo của công dân; khách quan,
công khai dân chủ và thận trọng. Người cán bộ tiếp dân phải có thái độ ứng
xử đúng mức, niềm nở, chân tình, chu đáo và có khả năng phán đoán sự việc
và phát hiện diễn biến sự việc, gợi mở và hướng dẫn công dân trình bày vào
bản chất, nội dung của sự việc.
Ba là, Bố trí, sắp xếp cán bộ trực tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo
có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị. Chú trọng tới công tác đào tạo bồi
dưỡng cán bộ làm công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nâng cao
nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ làm công tác tiếp dân và giải quyết khiếu
nại, tố cáo. Thực hiện áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, lưu
trữ hồ sơ cũng như trong việc khai thác cơ sở dữ liệu của hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật.
Bốn là, Thường xuyên giao ban, nghe báo cáo về công tác tiếp dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo để kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc
trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. Kịp thời có biện pháp khắc phục
15
khó khăn vướng mắc tránh để khiếu kiện kéo dài, trở thành đểm nóng gây bức
xúc trong nhân dân.
Năm là, Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cơ quan tiếp dân và
giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đồng thời có chính sách khuyến khích những cán
bộ, công chức của cơ quan, tổ chức có thành tích trong công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo
Sáu là, Tuân thủ nghiêm các quy định, trình tự, tiến độ và thời gian
theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Nâng cao chất lượng, tiến độ
việc khắc phục hậu quả các kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Bảy là, Xử lý nghiêm minh đối với những tập thể, cá nhân lợi dụng dân
chủ, lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo xúc giục, kích động đông người tham
gia khiếu kiện gây mất trật tự an ninh xã hội, làm giảm niềm tin của quần
chúng nhân dân đối với cơ quan công quyền.
Tám là, Tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở thực hiện tốt
công tác hoà giải ở khu dân cư, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường
phối hợp giữa chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, và các tổ chức đoàn thể để
nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo ở cơ sở. Kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời cán bộ có khuyết
điểm, vi phạm pháp luật, cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác
tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân, hoặc chậm chễ trong việc tổ
chức thực hiện quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật.
3. Kiến nghị
- Đối với cấp tỉnh
Chỉ đạo đài phát thanh và truyền hình tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên
tuyền, phổ biến các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu
nại tố cáo, xây dựng chuyên mục tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo
trên trang thông tin điện tử của UBND tỉnh nhằm cung cấp thông tin pháp
luật, tiếp nhận, giải đáp luật về lĩnh vực này cho nhân dân trên địa bàn toàn
tỉnh. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính.
16
Hướng dẫn cụ thể, chi tiết về áp dụng pháp luật trong việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo nói chung và khiếu nại tố cáo về quản lý Nhà nước nói riêng
trong việc áp dụng pháp luật đất đai hiện nay
Kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần ban hành quy định chế tài cụ thể để
xử lý nghiêm minh đối với các cá nhân có hành vi cố tình đeo bám khiếu kiện
hoặc cố tình không thực hiện kết luận, quyết định về giải quyết khiếu nại, tố
cáo đã có hiệu lực pháp luật.
- Đối với cấp huyện
Tăng cường chỉ đạo, phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn của
huyện với UBND các xã, thị trấn trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố
cáo. Chỉ đạo giải quyết dứt điểm khiếu kiện tập thể đông người ngay từ cơ sở.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trách nhiệm việc tiếp dân, xử
lý đơn thư khiếu nại tố cáo của UBND các xã thị trấn trên địa bàn huyện. Mở
các lớp tập huấn về công tác tiếp dân, công tác quản lý nhà nước cho cán bộ
công chức xã làm công tác tiếp dân giải quyết khiếu nại tố cáo. .
Nâng cao chất lượng, đổi mới nội dung và hình thức công tác tuyên
truyền truyền pháp luật nói chung, pháp luật về đất đai, khiếu nại, tố cáo nói
riêng, đến các tầng lớp nhân dân; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho
cán bộ và nhân dân, khắc phục tính hình thức, chiếu lệ trong công tác này.
- Đối với cấp xã
Áp dụng nghiêm chính sách pháp luật về tài chính, ngân sách, xây dựng
cơ bản, quản lý đất đai. Có những điều chỉnh, bổ sung phù hợp về bồi thường
hỗ trợ khi thu hồi đất, nhằm ngăn chặn những phát sinh KN,TC mới về đất
đai.
Tuân thủ nghiêm các quy định, trình tự, tiến độ và thời gian theo quy
định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Tạo điều kiện thuận lợi cho công dân,
cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại. Nâng cao chất lượng, tiến độ việc
khắc phục hậu quả các kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở thực hiện tốt công tác
hoà giải ở khu dân cư, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phối hợp
17
giữa chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, Hội nông dân, Hội phụ nữ và các tổ chức
thành viên để nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác tiếp dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo ở xã, thị trấn. Kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời cán
bộ có khuyết điểm, vi phạm pháp luật, cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm
trong công tác tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân, hoặc chậm chễ
trong việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật.
18
C. KẾT LUẬN
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo vì thế đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách pháp
luật trong lĩnh vực này và xác định giải quyết khiếu nại, tố cáo là trách nhiệm
của các cơ quan nhà nước; làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm
bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể và cá nhân góp phần giữ vững
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển,
bảo đảm pháp luật được thực thi nghiêm minh, tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa, góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng
cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Từ thực tế cho thấy nếu vụ việc xảy ra mà cấp cơ sở kịp thời xem xét
và giải quyết đúng chính sách, pháp luật, có lý, có tình thì người dân đồng
tình chấp thuận và chấm dứt khiếu nại ngay từ cơ sở. Nếu cấp cơ sở không
giải quyết hoặc giải quyết không đúng thì người dân khiếu nại lên cấp trên, sự
việc sẽ trở lên căng thẳng, phức tạp và khó giải quyết
Đối với xã Minh Côi, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, nhận thức được
tầm quan trọng của công tác tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với đời
sống của nhân dân địa phương. Trong những năm vừa qua, Đảng ủy, UBND
xã Minh Côi dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy, UBND huyện đã có
nhiều cố gắng, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn. Giai đoạn từ 2010 đến
nay công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của địa phương đã được
quan tâm chỉ đạo số đơn khiếu nại, tố cáo ở địa phương được giải quyết đạt
trên 90%, làm tốt công tác tuyên truyền do đó số đơn năm sau giảm hơn năm
trước. Các vụ việc được giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật gắn liền với
việc khôi phục quyền lợi của người dân. Xử lý nghiêm minh đối với những
đối tượng lợi dụng dân chủ, lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo xúi giục, kích
động đông người tham gia khiếu kiện. Củng cố niềm tin của nhân dân vào
đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; gây
dựng mối quan hệ gắn bó giữa nhân dân đối với chính quyền cơ sở.
19