TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI
CỤM 1 ( 1; 2; 3; 4; 5 )
CÂU 1: Triết học là gì? Vấn đề cơ bản của triết học là gì? Tại sao lại gọi đó là vấn đề cơ bản của triết
học?
* Định nghĩa:
Định nghĩa:Triết học là hệ thống tri thức chung nhất của con người về thế giới và vai trò của con người trong
thế giới ấy.
Đặc trưng:
- Mang tính hệ thống, liền mạch với nhau.
- Tính lý luận bằng nguyên lý, quy luật, các cặp phạm trù thì lý giải về thế giới, đời sống XH, làm cho Triết
học khó chịu đến nhiều người , gây khó hiểu.
- Mang tính chung nhất, khái quát nhất vì ti thức TH là Tri thức khái quát toàn bộ XH, tri thức KQ chung ây
rất khó hiểu, mang tính trừu tượng.
Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của triết học MÁc - Lê nin là giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
trên lập tường duy vật triệt để và nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. (Hay
nói ngắn gọn là toàn bộ Thế giới)
+Thế giới vật chất là một thực tại tồn tại hoàn toàn khách quan độc lập với tư tưởng của con người , có con
người hay không thế giới vật chất cũng tồn tại. Không có gì sinh ra và bị diệt đi trong thế giới vật chất mà vật
chất chỉ thay đổi trạng thái từ dạng này sang dạng khác mà thôi, sự thay đổi trạng thái đó liên tục và mãi mãi
gọi là trường vận động, và theo quy luật riêng của nó. Con người cũng thuộc về thế giới vật chất, vì thân con
người không hoạt động được nữa thì gọi là chết và theo quy luật tự nhiên thay đổi. Tinh thần của con người
là một dạng vật chất vi tế, tinh thần đó mất đi khi não bộ ngưng hoạt động . Sự hoạt động của bộ não thì gọi
là Tuần Hoàn Não. Khi tuần hoàn não não ngưng thì con người không có ý thức nữa gọi là chết .
nắm được quy luật vđ chung nhất của tg trang bị cho người học cái nhìn tg wanccu phương tiện xd pp
luận kh
PP nghiên cứu: Triết học trang bị Thế giới quan và PP luận khoa học để từ đó xây dựng các pp định hướng
hành động.có 2 pp :siêu hình và biện chứng
+ppsh: nghiên cứu đ/t trong sự cô lập tách rời.No cứu đ/t trong sự tĩnh tại, ko vđ, ko phát triển
Vd:No 1 ng có 1 căn nhà và có trình độ thấp thì 20 năm sau họ vẫn chỉ có 1 căn nhà và trình độ vẫn thấp kém
+ppbc:No cứu vđ,đ/t trong mlh hữu cơ , bc.No cứu đ/t trong sự vđ, phát triển của họ
THMLN “là 1 hình thái YTXH, là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức tồn tại
ấy, của thai 1độ con người đối với TG ;là KH về những QL vận động và phát triển chung nhất của TN, XH và
TD
* Vấn đề cơ bản của triết học:
Là gì? là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất ( thế giới) và ý thức (con người). Hay nói
chung là toàn bộ XH.
Tại sao?
- Trong thế giới này vô vàn SV thuộc vật chất hoặc thuộc về tinh thần nên mqh VC - YT bao trùm thế giới
này, đối tượng nghiên cứu là toàn bộ TG, nó phù hợp với đối tượng nghien cứu.
- Là cơ sở mở ra giải quyết những vấn đề còn lại của TH.
- Phân biệt CNDV và CNDT.
2 mặt VĐCB của TH:
- Mặt 1: Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? > Giải quyết
bằng tường phái duy vật và duy tâm.
- Mặt 2: Con người có khả năng nhận thức được thế giới không? Có khả năng phản ánh đúng đắn hiện thực
không? Enghen gọi đó là vấn đề tính đồng nhất giữa tư duy và tồn tại theo ngôn ngữ triết học. Có hai cách trả
lời: a) Tuyệt đại đa số các nhà triết học (cả các nhà duy vật lẫn các nhà duy tâm) đều khẳng định là có, song ở
đây có sự khác nhau căn bản giữa các nhà duy vật và các nhà duy tâm, đó là: thế giới là thế giới nào? Thế
giới vật chất, hiện thực hay thế giới tinh thần > theo thuyết khả tri. b) Một số nhà triết học mà tiêu biểu là
Hium (D. Hume) và Kantơ (E. Kant) không thừa nhận là có thể nhận thức được thế giới một cách đầy đủ.
Những người này được gọi là những người theo thuyết bất khả tri. Sự phát triển của thực tiễn đã bác bỏ quan
điểm sai lầm của họ.
+ Trên thực tế những hiện tượng chúng ta gặp hàng ngày hoặc là hiện tượng vật chất tồn tại
bên ngoài ý thức của
chúng ta, hoặc là hiện tượng tinh thần tồn tại trong ý thức của chúng ta, không có bất kỳ hiện tượng nào nằm
ngoài hai lĩnh vực ấy.
+ Bất kỳ trường phái triết học nào cũng phải đề cập và giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại
và tư duy.
+ Kết quả và thái độ của việc giải quyết vấn đề đó quyết định sự hình thành thế giới quan và
phương pháp luận của nhà nghiên cứu, xác định bản chất của các trường phái triết học đó, cụ thể:
- Căn cứ vào cách trả lời câu hỏi thứ nhất để chúng ta biết được hệ thống triết học này, nhà triết học này là duy vật
hay là duy tâm, họ là triết học nhất nguyên hay nhị nguyên.
- Căn cứ vào cách trả lời câu hỏi thứ hai để chúng ta biết được nhà triết học đó theo thuyết khả tri hay bất khả tri.
+ Đây là vấn đề chung, nó mãi mãi tồn tại cùng con người và xã hội loài người.
* CNDV-CNDT:
CNDV: Những người theo chủ nghĩa duy vật thì cho rằng vật chất có trước và vật chất quyết định ý thức. Còn
ý thức là sự phản ánh VC vào trong bộ não con người, đồng thời khẳng định con người có khả năng nhận
thức được TG VC.
Chủ nghĩa duy vật có ba hình thức cơ bản tương ứng với ba trình độ phát triển của nhận thức: một là,
chủ nghĩa duy vật ngây thơ (hay tự phát) của các nhà triết học cổ Hi Lạp và La Mã; hai là, chủ nghĩa duy vật
siêu hình thế kỉ 17 - 18:đó là quan điểm cho các SVHT trong TG không liên hệ, không vận động, không biến
đổi, không phát triển ; ba là, chủ nghĩa duy vật biện chứng : Khoa học , cách mạng, sáng tạo, là cơ sở thế giới
quan và pp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn do Mac, Enghen xây dựng nên và Lênin phát triển.
CNDT: Những người theo chủ nghĩa duy tâm lại quả quyết rằng, ý thức có trước vật chất, quyết định vật chất,
suy đến cùng là thừa nhận sự sáng tạo ra thế giới bằng cách này hay cách khác.
Chủ nghĩa duy tâm có hai phái:
- một là, chủ nghĩa duy tâm chủ quan: cũng cho ý thức có trước quyết định vật chất và ý thức ấy là ở
trong đầu óc con người. Nó quyết định TGVC : các SVHT trong TGVC chỉ tổng hợp của những cảm giác
chủ quan của con người.
- hai là, chủ nghĩa duy tâm khách quan cho YT có trước, quyết định VC, nhưng YT ấy tồn tại ở TG bên
kia với tên là TG của ý nghiệm hay ý nghiệm tuyệt đối. Chính sự tha hóa của ý nghiệm tuyệt đối hay cái
bóng của TG ý nghiệm là TGVC này.
Vd:thờ cúng ông bà, thờ anh hung là cndv thể hiện sự hiếu thảo, nhớ nguồn gd thế hệ sau
Đ ta chủ trương chủ wan duy ý chícndt chủ wan
Xem bói ,mê tín dị đoancndt
* Phái khả tri - bất khả tri: Trả lời cho câu hỏi : con người có khả năng nhận thức được thế giới không? Có
khả năng phản ánh đúng đắn hiện thực không? Enghen gọi đó là vấn đề tính đồng nhất giữa tư duy và tồn tại
theo ngôn ngữ triết học. Có hai cách trả lời: a) Tuyệt đại đa số các nhà triết học (cả các nhà duy vật lẫn các
nhà duy tâm) đều khẳng định là có, gọi là quan điểm khả tri, song ở đây có sự khác nhau căn bản giữa các
nhà duy vật và các nhà duy tâm, đó là: thế giới là thế giới nào? Thế giới vật chất, hiện thực hay thế giới tinh
thần. b) Một số nhà triết học mà tiêu biểu là Hium (D. Hume) và Kantơ (E. Kant) không thừa nhận là có thể
nhận thức được thế giới một cách đầy đủ. Những người này được gọi là những người theo thuyết bất khả tri.
Sự phát triển của thực tiễn đã bác bỏ quan điểm sai lầm của họ.
Câu 2: Trình bày nội dung và ý nghĩa định nghĩa vật chất của Lênin?
* Ý 1: Định nghĩa vật chất
+ Theo các nhà triết học duy vật thời cổ đại quy vật chất về các vật thể cụ thể, do cảm tính của con người cảm
nhận được ( họ cảm nhận từ giác quan) như: nước , lửa, không khí, ngũ hành…
+ Theo các nhà triết học duy vật siêu hình, máy móc thì quy vật chất về vật thể cụ thể ( là nguyên tử), đồng
nhất với các vật thể ( không còn cảm tính nữa), mang tính siêu hình; vì vật chất là vô cùng vô tận , tồn tại
vĩnh viễn, không được sinh ra và không bị mất đi. Trong thế giới không có gì khác ngoài quá trình vật chất
đang biến đổi và chuyển hoá lẫn nhau, là nguồn gốc, là nguyên nhân và kết quả của nhau. Quy cái vô hạn
thành cái có hạn nên là siêu hình. Họ áp dụng một cách máy móc các phương pháp nghiên cứu của các ngành
khoa học cụ thể vào triết học nên mang tính máy móc.
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng, bằng sự phát triển lâu dài của bản thân triêt học và sự phát triển của khoa
học đã chứng minh rằng bản chất của thế giới là vật chất.
+ Theo định nghĩa V.I. Lênin thì: Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại ko lệ
thuộc vào cảm giác.
* Ý 2 : Nội dung định nghĩa của vật chất Lênin (phân tích trong tài liệu thảo luận)
+ Phạm trù triết học: là những khái niệm chung nhất, khái quát nhất, trừu tượng nhất, rộng nhất, phản ánh
những thuộc tính chung, mối liên hệ chung, phổ biến của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan
+ Dùng để chỉ thực tại khách quan: những gì có thật tồn tại khách quan ở bên ngoài ý thức không phụ thuộc
vào ý thức , nó là vật chất thuộc về vật chất và nằm trong phạm trù vật chất. Thực tại khách quan là thuộc
tính cơ bản của vật chất, nhờ đó mà phân biệt được với ý thức.
+ Được đem lại cho con người trong cảm giác: vật chất có trước, cảm giác ý thức có sau, vật chất quyết định
nội dung, cảm giác, ý thức của con người.
+ Được cảm giác chép lại, chụp lại, phản ánh lại, con người có thể nhận thức được thế giới vật chất.
+ Tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác: vật chất là tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con
người. vật chất tồn tại khách quan nhưng không phải là vô hình, trừu tượng mà tồn tại cụ thể, khi tác động
đến giác quan con người thì tạo nên cảm giác ở con người và con người hoàn toàn có thể nhận thức được về
vật chất.
Như vậy, về nguyên tắc, đối với thế giới vật chất thì chỉ có cái con người chưa thể nhận thức được chứ không
thể có cái con người không thể nhận thức được.
* Ý 3: Ý nghĩa của định nghĩa vật chất (them trong vở)
+ Định nghĩa về vật chất của Lênin đã khắc phục được hạn chế của thế giới duy vật; nó bác bỏ quan điểm duy
tâm các loại cho rằng ý thức có trước, quyết định vật chất; bác bỏ thuyết bất khả tri, phủ nhận khả năng nhận
thức của con người.
+ Định nghĩa về vật chất của Lênin đã chỉ ra được thuộc tính cơ bản và phổ biến của vật chất là thực tại khách
quan, đây chính là tiêu chuẩn để phân biệt giữa vật chất và ý thức, phân biệt được đâu là chủ nghĩa duy vật,
đâu là chủ nghĩa duy tâm.
+ Định nghĩa về vật chất của Lênin đã góp phần quyết định hình thành 1 thế giới quan duy vật cho các nhà
khoa học, cho các ngành khoa học nói chung để đi vào khám phá thế giới vật chất cực kì đa dạng phong phú
gồm cả TNXH
Câu 3 : Trình bày nguồn gốc , bản chất của ý thức ? Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý
thức ? Ý nghĩa phương pháp luận ?
1.đn:“Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con
người trong cảm
giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
1
.
Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức của con người là sản phẩm của quá trình phát triển tự
nhiên và lịch sử - xã hội. Do đó, cần xem xét nguồn gốc của ý thức trên cả hai mặt tự nhiên và xã hội.
2.NGUỒN GỐC
Theo quan niệm duy vật biện chứng cho rằng: ý thức có nguồn gốc từ vật chất . Đó là quá trình phát triển của
tự nhiên gắn liền với thuộc tính phản ánh từ thấp đến cao theo những quy luật khách quan và làm xuất hiện ý
thức , năng lực phản ánh của bộ não người . Thế giới vật chất với tính cách là nguồn gốc và đối tượng của
phản ánh , bộ não con người là cơ quan phản ánh của ý thức , một mặt gắn liền với sự phát triển của lịch sử
tự nhiên , nhưng mặt khác nó gắn liền với sự phát triển của lịch sử xã hội . Trong đó, yếu tố quyết định sự ra
đời của ý thức chính là lao động . Vì vậy , ý thức có nguồn gốc từ tự nhiên và nguồn gốc xã hội .
*Nguồn gốc tự nhiên :(thêm đc
Sự phát triển của khoa học đã khẳng định : trái đất của chúng ta đã từng tồn tại rất lâu dài , không có con
người do đó không có ý thức . Nhờ quá trình vận động và biến đổi, phát triển của trái đất, các giống loài từ từ
xuất hiện đi từ thấp lên cao và đỉnh cao nhất của sự tiến hóa ấy là con người .
Sự ra đời của ý thức phải có thuộc tính phản ánh của vật chất . Phản ánh là năng lực tái hiện , lưu giữ những
đặc điểm , những dấu vết của một kết cấu vật chất này ở trong một kết cấu vật chất khác sau khi có sự tương
tác qua lại giữa chúng . Thế giới vật chất luôn phát triển từ thấp lên cao , cho nên năng lực phản ánh của nó
cũng đi từ thấp lên cao như ta thấy ở thế giới vô cơ (vật chất có tổ chức thấp) sự phản ánh của nó là hoàn toàn
thụ động như là gió thổi thì mây bay . Nhưng ở thế giới thực vật, sự phản ánh diễn ra cao hơn , nó mang tính
kích thích có sự chọn lọc như là lá cây thường hay hướng về ánh sáng mặt trời, rễ cây thường hay hướng về
phía nơi có đất tốt .Còn ở thế giới động vật , sự phản ánh còn cao hơn nữa . Nó mang tính cảm ứng rồi phản
xạ, trong đó phản xạ từ không điều kiện đến có điều kiện , rồi cao nhất ở động vật là tâm lý động vật như con
chó nó biết biểu hiện vui buồn thật sự .
Sự phản ánh cao nhất chính là sự phản ánh của bộ óc con người .Óc người cũng là một kết cấu vật chất nhưng
là kết cấu vật chất đặc biệt có tổ chức cao , vô cùng tinh vi và hoàn thiện và cũng là chức năng phản ánh thế
giới khách quan . Khi thế giới khách quan tác động vào các giác quan của con người . Sự phản ánh của bộ óc
có thể hiện sự hiểu biết của con người về thế giới xung quanh . Bộ óc bình thường thì ý thức bình thường , bộ
óc không bình thường thì ý thúc rối loạn , không có bộ óc thì không có ý thức .
*Nguồn gốc xã hội :(thêm đc
Ở nguồn gốc xã hội , ý thức có nguồn gốc từ lao động và ngôn ngữ .
Lao động là hoạt động cơ bản đầu tiên của con người . Nhờ có con người , xã hội loài người xuất hiện hình
thành nên hoạt động sản xuất ra của cải vật chất . Qúa trình lao động là quá trình con người không ngừng tác
động vào tự nhiên , tác động vào xã hội để tạo ra của cải vật chất. Chính sự tác động này của con người đã
làm cho tự nhiên và xã hội bộc lộ các thuộc tính , đặc điểm , mối liên hệ, tính chất . Chúng được các giác
quan con người thu nhận đưa vào trong bộ óc và nhào nặn trong đó , sau vô số lần lắp đi lắp lại con người thu
được những hiểu biết cả về tự nhiên và xã hội .
Qúa trình lao động còn hoàn thiện các giác quan vào bộ óc của con người . Nhờ đó mà năng lực phản ánh của
nó đầy đủ , đúng đắn và sâu sắc hơn .Cũng giống như một người giáo viên , sau nhiều năm giảng dạy khi
nhìn vào lớp sẽ biết được lớp học như thế nào . Lao động còn là quá trình tạo ra các phương tiện , các công
cụ …nhờ đó mà nối dài các giác quan của con người để nhận thức thế giới sâu hơn , xa hơn đầy đủ hơn .
Cũng như khi con người lớn tuổi sẽ có những biểu hiện rõ hơn về cuộc sống , về thế giới xung quanh mình .
Lao động còn làm ra nguồn thực phẩm phục vụ cho cuộc sống của con người , nhờ đó mà bộ óc của các gíac
quan này ngày càng hoàn thiện .
Bên cạnh lao động thì ngôn ngữ cũng là vật chất . Ngôn ngữ gồm có tiếng nói và chữ viết. Từ trong lao động ,
trong sinh hoạt giao tiếp một nhu cầu khách quan nảy sinh là con người phải nói chuyện với nhau . Đáp ứng
yêu cầu ấy , cái vòm miệng , cái thanh quản , bộ óc con người dần dần hoàn thiện và tiếng nói ra đời . Đến
đây, ý thức xuất hiện . Cũng từ trong lao động , trong giao tiếp , trong cuộc sống một nhu cầu khách quan nảy
sinh là cần phải có những ký hiệu nào đó để ghi lại những sự hiểu biết của con người , nhờ đó mà giao tiếp
lưu truyền những hiểu biết ấy . Đáp ứng yêu cầu đó , chữ viết ra đời . Đến đây, ý thức thật sự xuật hiện .
nguồn gốc trực tiếp và wan trọng quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lđ, la 2thu7c5 tiễn xh
BẢN CHẤT
Còn về bản chất của ý thức , theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng : bản chất của ý thức là sự
phản ánh mang tính tích cực , năng động và sáng tạo của bộ não con người về hiện thực khách quan . Ý thức
là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan , là sự phản ánh thế giới khách quan thông qua “lăng kính chủ
quan của mỗi con người”. Ý thức lấy cái khách quan làm tiền đề . Nội dung ý thức là do thế giới khách quan
qui định . Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan có nghĩa ý thức là sự phản ánh sáng tạo , tích
cực thế giới khách quan . Ý thức là sự thống nhất của khách quan và chủ quan .
Phản ánh ý thức là sáng tạo , do nhu cầu thực tiễn quy định , đòi hỏi chủ thể phải nhận thức được cái phản ánh
. Sự sáng tạo của ý thức là sự sáng tạo của phản ánh dựa trên cơ sở phản ánh . Phản ánh bao giờ cũng dựa
trên hoạt động thực tiễn xã hội và là sản phẩm của các quan hệ xã hội . Ý thức chịu sự chi phối của các quy
luật xã hội , do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của con người . Vì vậy, ý thức
mang bản chất xã hội
Ý thức có kết cấu phức tạp , bao gồm nhiều thành tố có quan hệ với nhau như tri thức , tình cảm , niềm tin , ý
chí …của con người . Để phát huy được vai trò trên , con người phải nâng cao trình độ , ý chí , niềm tin …
MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
Trước đây , chủ nghĩa duy tâm đã tuyệt đối hóa vai trò của ý thức , xem ý thức là cái có trước , cái sinh ra vật
chất và quyết định vật chất . Còn chủ nghĩa duy vật siêu hình đã thấy được vai trò quyết định của vật chất đối
với ý thức nhưng lại được hiểu theo nghĩa trực quan , máy móc , mặt khác không hiểu được vai trò của ý thức
. Cho đến khi chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời đã thấy được rằng vật chất có vai trò quyết định đối với ý
thức , và vai trò đó đã được thể hiện ở 4 mặt sau :
-Vật chất là nguồn gốc của ý thức . Có nghĩa là vật chất có trước , ý thức có sau . Vật chất thì tồn tại khách
quan , độc lập với ý thức . Vật chất là tính thứ nhất , ý thức là tính thứ hai .
-Vật chất là nội dung của ý thức . Vì ý thức là hình ảnh của vật chất, vật chất sinh ra ý thức , ý thức là chức
năng của óc người – dạng vật chất có tổ chức cao nhất của thế giới vật chất . Ý thức tồn tại và phụ thuộc vào
hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình phản ánh thế giới khách quan như biểu hiện : buồn , vui ,
mừng , giận , yêu , thương …được dựa trên cơ sở gắn liền với quan hệ vật chất nhất định như đời sống.
-Vật chất quyết định sự biến đổi của ý thức . Vì khi điều kiện vật chất thay đổi thì đời sống tinh thần thay đổi
theo , cũng như con người khi giàu sang , phú quý thì hay sinh ra lễ nghĩa .
-Vật chất là điều kiện để biến tư tưởng , ý thức thành hiện thực . vì vật chất là kết quả để thực hiện những
đường lối , chủ trương . Hay mọi đường lối , chính sách đều phải xuất phát từ vật chất chứ không phải trong
đầu óc của con người
Bên cạnh đó , ý thức có tính độc lập tương đối , tác động trở lại vật chất . Ý thức có tính độc lập tương đối so
với vật chất, ý thức có tính năng động , sáng tạo nên có thể tác động trở lại vật chất. Tác động này cực kỳ
quan trọng góp phần cải biến thế giới khách quan thông qua hoạt động của con người . Có thể thúc đẩy hoặc
kìm hãm sự biến đổi của những điều kiện vật chất với một mức độ nào đó.Nếu ý thức phản ánh đúng hiện
thực khách quan thì có tác dụng thúc đẩy hoạt động thực tiễn của con người , còn nếu phản ánh không đúng
thì có thể kìm hãm hoạt động thực tiễn của con người . Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông
qua hoạt động của con người . Con người dựa trên tri thức của mình về thế giới khách quan , sự hiểu biết về
quy luật khách quan mà đề ra mục tiêu , phương hướng thực hiện ; xác định các phương pháp và bằng ý chí
thực hiện mục tiêu ấy.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong đời sống xã hội là mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội ,
trong đó tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và ý thức xã hội có tính độc lập tương đối tác động trở lại tồn
tại xã hội .
Ngoài ra , mối quan hệ giữa vật chất và ý thức còn là cơ sở để xem xét các mối quan hệ khác như : chủ thể và
khách thể , lý luận và thực tiễn , điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan .
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN .
Với những vấn đề nêu trên ta hiểu được rằng : vật chất quyết định ý thức , ý thức là sự phản ánh của vật chất .
Cho nên đây là cơ sở để xây dựng quan điểm khách quan trong nhận xét , trong đánh giá . Không được đem
nhận thức chủ quan gán cho sự vật, hiện tượng . Trong hoạt động thực tiễn phải luôn luôn xuất phát từ thực tế
, tôn trọng và hành động theo các quy luật khách quan .
Quan điểm khách quan trong nhận thức và trong hành động là hệ quả tất yếu của quan điểm duy vật biện
chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức . Vì vật chất quyết định ý thức , ý thức là sự phản ánh thực tế
khách quan cho nên trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn phải đảm bảo tính khách quan . Nguyên tắc
này đòi hỏi chúng ta trong nhận thức và hành động phải xuất phát từ bản thân sự vật, hiện tượng thực tế
khách quan , không được xuất phát từ ý muốn chủ quan , không lấy ý muốn của mình định ra chính sách , áp
đặt cho thực tế . Cần nắm vững nguyên tắc khách quan , đòi hỏi phải trung thực , tôn trọng sự thật, cần phải
chống bệnh chủ quan , duy ý chí , nóng vội , định kiến , không trung thực .
Vì vậy , khi con người nếu muốn thực hiện được mong muốn của mình đều phải dựa trên những điều kiện vật
chất quy định , mà vật chất là khách quan , nếu không dựa trên vật chất sẽ vi phạm quy luật khách quan , sẽ
rơi vào chủ quan , duy ý chí . Từ nhận thức và vận dụng vào đúng điều thực tiễn chúng ta sẽ tạo cho những
khả năng thuận lợi phát triển , hạn chế những khả năng có hại .
Như chúng ta đã biết , từ năm 1975 đế 1985, chúng ta đã duy ý chí , không tôn trọng quy luật khách quan ,
muốn xóa bỏ ngay nền kinh kế tư bản chủ nghĩa , áp đặt nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã xây dựng quan hệ
sản xuất cao hơn lực lượng sản xuất - không tôn trọng quy luật là QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển
của LLSX - chúng ta đã nóng vội, muốn xóa bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần đã làm cho đất nước rơi
vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng . Vì vậy , trong Đại hội lần thứ VII của Đảng đã rút ra bài học
quan trọng là “Mọi đường lối , chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”
. Với bài học đó , Đảng và nhà nước đã đổi mới , tôn trọng các quy luật khách quan , đưa đất nước thoát khỏi
khủng hoảng kinh tế xã hội , đã làm thay đổi bộ mặt của đất nước và đời sống của nhân dân , củng cố vững
chắc độc lập và chế độ xã hội chủ nghĩa , nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
Với việc ý thức có tính độc lập tương đối , tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con người .
Chúng ta cần phải phát huy tính tích cực của ý thức bằng cách nâng cao năng lực nhận thức các quy luật
khách quan và vận dụng chúng trong hoạt động thực tiễn của con người . Ta hiểu rằng , các sự vật , hiện
tượng đều có quy luật riêng của nó ta cần phải nắm bắt đúng những quy luật thì mới thúc đẩy được sự vận
động và phát triển của xã hội . Điển hình là Bác Hồ đã nắm bắt đúng quy luật phát triển của xã hội , vận dụng
chủ nghĩa Mác – Lênin vào tình hình cách mạng Việt Nam nên đã giành được chính quyền trong cả nước qua
cuộc cách mang tháng 8 /1945.
Như vậy , nên cần phát huy tính sáng tạo của ý thức bằng cách nâng cao trình độ tri thức khoa học cho nhân
dân và cán bộ , đảng viên …Nhất là trong điều kiện hiện nay , phải củng cố , bồi dưỡng ý chí cách mạng cho
nhân dân , rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ , đảng viên nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa tri thức và
khoa học . Chống lại tư tưởng bảo thủ , trì trệ, thụ động , chủ quan, giáo điều, xa rời thực tiễn .
Cần chống lại bệnh chủ quan , duy ý chí cũng như thái độ thụ động , chờ đợi vào điều kiện vật chất , hoàn
cảnh khách quan quan . Đây là một căn bênh gây tác hại khá nghiêm trọng dối với sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội , điển hình là sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu trong thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90.
Bệnh chủ quan , duy ý chí có nguồn gốc từ nhận thức , sự yếu kém về tri thức khoa học , tri thức lý luận ,
không đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn . ngoài ra còn do cơ chế quan liêu , bao cấp cũng tạo diều kiện cho sự ra
đời của bệnh quan liêu , duy ý chí . Để khắc phục , chúng ta phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp. Trước hết
là phải đổi mới tư duy , lý luận , nâng cao năng lực trí tuệ và trình độ lý luận của Đảng . Trong hoạt động
thực tiễn phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan , phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế , đổi
mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị , chống bảo thủ, trì trệ, quan liêu .
Câu 4: Trình bày cơ sở lý luận và nội dung của quan điểm toàn diện – lịch sử cụ thể ?
1cơ sở lý luậndựa trên mối liên hệ phổ biến (trong vở)
2.nội dung của nguyên lý (trong vờ)
3.ý nghĩa của nguyên lý (trong vở)
khi xem xét giải quyết vđcần có quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể
QĐTD là qđ khi xxet và nghiên cứu sv phải nghiên cứu tất cả các mặt,các y/t, kể các khâu trung gian, gián
tiếp có liên wan đến sv
QĐLS cụ thể là qđ khi xxet sự vật phải nghiên cứu nó trong đk thời gian va không gian nhất định.Phải nghiên
cứu qt vđ của nó trong quá khứ hiện tại và dự kiến tương lai
4. tại sao?phải có wan điểm toàn diện
Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các
yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả
mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật. Chẳng
hạn, muốn nhận thức đúng và đầy đủ tri thức của khoa học triết học, chúng ta còn phải tìm ra mối liên hệ của
tri thức triết học với tri thức khoa học khác, với tri thức cuộc sống và ngược lại, vì tri thức triết học được khái
quát từ tri thức của các khoa học khác và hoạt động của con người, nhất là tri thức chuyên môn được chúng
ta lĩnh hội.
Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối liên hệ, phải biết chú ý đến các
mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên để hiểu rõ bản chất
của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của bản
thân. Đương nhiên, trong nhận thức và hành động, chúng ta cần lưu ý tới sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các
mối liên hệ ở những điều kiện xác định. Trong quan hệ giữa con người với con người, chúng ta phải biết ứng
xử sao cho phù hợp với từng con người. Ngay cả quan hệ với một con người nhất định ở những không gian
khác nhau hoặc thời gian khác nhau, chúng ta cũng phải có cách giao tiếp, cách quan hệ phù hợp như ông cha
đã kết luận: “đối nhân xử thế”.
Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật, chúng ta không những phải
chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự
vật khác. Đồng thời chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác
động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Để thực hiện mục tiêu : “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh”, một mặt chúng ta phải phát huy nội lực của đất nước ta; mặt khác phải biết tranh thủ thời cơ,
vượt qua thử thách do xu hướng quốc tế hoá mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và toàn cầu hoá kinh tế đưa lại.
Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều
kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra tồn tại và phát triển. Một luận điểm
nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này nhưng sẽ không phải là luận điểm khoa học trong điều kiện
khác. Chẳng hạn, thường thường trong các định luật của hoá học bao giờ cũng có hai điều kiện: nhiệt độ và
áp suất xác định. Nếu vượt khỏi những điều kiện đó định luật sẽ không còn đúng nữa. Trong lịch sử triết học
khi xem xét các hệ thống triết học bao giờ chúng ta cũng xem xét hoàn cảnh ra đời và phát triển của các hệ
thống đó .
Tóm lại:
Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể, quan
điểm phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực,
cải tạo chính bản thân chúng ta. Song để thực hiện được chúng, mỗi chúng ta cần nắm chắc cơ sở lý luận của
chúng - nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, biết vận dụng chúng một cách sáng
tạo trong hoạt động của mình. Đối với sinh viên, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, vẫn có thể sử
dụng các nguyên tắc phương pháp luận đó vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình góp phần xây
dựng đất nước ngày càng phồn vinh, xã hội ta ngày càng tươi đẹp.
Câu 5: Phân tích nội dung và ý nghĩa P
2
luận của quy luật mâu thuẫn?
A.NỘI DUNG CỦA QUY LUẬT MÂU THUẪN
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là hạt nhân của phép biện chứng
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là quy luật về nguồn gốc,động lực cơ bản,phổ biến
của mọi quá trình vận động và phát triển.Theo quy luật này nguồn gốc và động lực cơ bản phổ biến của mọi
quá trình vận động,phát triển chính là mâu thuẫn khách quan,vốn có của sự vật hiện tượng. Quy luật thống
nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập có các nội dung sau:
+ Khái niệm mâu thuẫn : dùng để chỉ mối lien hệ thống nhất,đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối
lập của mỗi sự vật,hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau.
Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập .
+ Các tính chất chung của mâu thuẫn :
Mâu thuẫn có tính khách quan và phổ biến.như vậy sự sống cũng là mâu thuẫn tồn tại trong bản than các sự
vật và các quá trình,mâu thuẫn thường xuyên nảy sinh và tự giải quyết, và khi mâu thuẫn chấm rứt thì sự
sống sẽ không còn nữa.
Mâu thuẫn không những có tính khách quan,phổ biến mà còn đa dạng,phong phú.Tính đa dạng của mâu
thuẫn biểu hiện ở chỗ:mỗi sự vật hiện tượng,quá trình đều có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác
nhau,biểu hiện khác nhau trong những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau,chúng giứ vị trí vai trò khác nhau
đối với sự tồn tại,vận động và phát triển của sự vật.Đó là mâu thuẫn bên trong và bên ngoài cơ bản và không
cơ bản,chủ yếu và thứ yếu.
+Quá trình vận động của mâu thuẫn:Trong mâu thuẫn các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau,vừa
đấu tranh với nhau
-Mỗi sự vật, hiện tượng đều tồn tại sự thống nhất của những mặt đối lập. Các mặt đối lập quy định lẫn
nhau hay nói cách khác, sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, quy định lẫn nhau của
các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm điều kiện tồn tại của mình, có mặt này mới có mặt kia và ngược lại.
-Các mặt đối lập của sự vật còn luôn diễn ra sự đấu tranh với nhau. Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự
bày trừ nhau, gạt bỏ nhau, phủ định nhau của chúng. Chính đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc , động
lực của quá trình vận động và phát triển của sự vật.
-Phép biện chứng duy vật chỉ rõ : Các sự vật bao giờ cũng là thể thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập. Các mặt đối lập tồn tại bên trong của sự vật, chúng vừa liên hệ , ràng buộc , phụ thuộc vào nhau để tồn
tại, vừa tác động qua lại , bài trừ , gạt bỏ nhau, xâm nhập vào nhau để phát triển. Trong cuộc sống có nhiều
mâu thuẫn, nếu không giải quyết thì sẽ đứng im, không phát triển được.
-Qúa trình đấu tranh của các mặt đối lập trải qua các thời kỳ, các giai đoạn khác nhau rất phức tạp. Biểu
hiện là lúc đầu đấu tranh giữa các mặt đối lập không gay gắt lắm và tiếp theo là ngày càng gay gắt, quyết liệt
hơn, cuối cùng là khi cuộc đấu tranh lên đến đỉnh cao nhất của nó, mâu thuẫn sẽ được giải quyết. Khi ấy sự
vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời. Sự vật mới là 1 thể thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập mới và quá
trình trên lại diễn ra. Đây là sự chuyển hóa của các mặt đối lập.
- Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập,sự đấu tranh giữa chúng là tuyệt đối,còn sự thống
nhất giữa chúng là tương đối,có điều kiện tạm thời, trong sự thống nhất đã có sự đấu tranh,đấu tranh trong
tính thống nhất của chúng.
Phân tích mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trên , ta thấy:
Thống nhất của các mặt đối lập cũng là khách quan, là tất yếu, thống nhất là điều kiện của đấu tranh , không
có thống nhất thì không có đấu tranh không có gì tồn tại. Còn đấu tranh của các mặt đối lập sẽ phá vỡ sự
thống nhất ấy, làm cho sự vật tăng trưởng, biến đổi , chuyển hóa thành sự vật khác. Như vật đấu tranh của
các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự phát triển.
Một số loại ><
Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:
Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.
Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng
B.Ý nghĩa phương pháp luận
- Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật nên trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn chúng ta phải biết tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật bằng cách phân tích
sự vật tìm ra những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau và mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa chúng
chứ không được che dấu mâu thuẫn.(>< là kh wan,phổ biến ở sv>< chi phối sự vđ,phát triển của svgiải
quyết >< sẽ thúc đẩy phát triển sv
- Mâu thuẫn có tính đa dạng phong phú do vậy trong nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta phải biết phân
biệt các loại mâu thuẫn để đánh giá đúng vai trò, vị trí của từng loại mâu thuẫn, không được coi chúng đồng
loạt như nhau mới có thể giải quyết một cách đúng đắn mâu thuẫn.Nhận định không đúng về mâu thuẫn sẽ
a. Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:
b. Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.
c. Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
a. Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:
b. Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.
c. Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
dẫn đến những quyết định và hành động sai lầm > ko được coi chúng là đồng loạt
- Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn (ko điều hòa ><)giải quyết >< mới làm cho sv vđ phát
triểnko tạo ra nguồn gốc,động lực cho sv phát triển: Phù hợp với từng loại mâu thuẫn, trình độ phát triển
của mâu thuẫn, không được điều hòa mâu thuẫn.
-hiệu wa giải quyết >< (ko chủ wan nóng vội trong việc giải quyết >< Phải tìm ra nguồn lực tối ưu phương
thức tối ưu, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn khi điều kiện đã chín muồiphải tuân theo qđ
toàn diện,lịch sử cụ thể (ko dc cào bằng) nhưng đợi đk chin muồi (ko dc nóng vội)
Vd:đảng có nhiều >< dc xđ trong dh 4:quan lieu, tham nhũnglàm giảm lòng tin
CỤM 2 ( 1;2;3;4;5
Câu 1 : Bản chất nhận thức là gì ?
Quan điểm trước triết học Mác : Có 2 giai đoạn khác nhau.
a. Quan điểm duy vật : cho v/chất có trước là tính thứ 1, là Q/định ý thức .Trong l/sử Q/đ duy vật trải qua 3
hình thái :
+ Duy vật chất phát cổ đại : Với đặc trưng có khuynh hướng quy v/c vào một dạng cụ thể như v/chất là
nước,lửa,nguyên tử
+ Duy vật siêu hình thế kỳ 17,18: Quan điểm cho các sự vật và hiện tượng trong thế giới không liên hệ,không
vận động,kh6ng biến đổi
+ Duy vật biện chứng của Mác:
b. Quan điểm duy tâm: Cho ý thức có trước là tính thứ nhất.Duy tâm có 2 loại
+ Duy tâm khách quan:cho ý thức có trước quyết định vật chất nhưng ý thức ấy tồn tại ở thế giới bên kia với
tên là thế giới của ý niệm hay ý niệm tuyệt đối
+ Duy tâm chủ quan: Cũng cho ý thức có trước quyết định vật chất và ý thức ấy là ở trong đầu óc con
người.Nó q/định thế giới vật chất ở chỗ.các sự vật, hiện tượng trong thế giới chỉ là tổng hợp,phức hợp của
những cảm giác chủ quan của con người
- Quan điểm bất khả tri: Không nhận thức được
- Quan điểm khả tri: con người có thể nhận thức được thế giới,chỉ có cái chưa nhận thức được nhưng rồi
sẽ nhận thức được,không có cái con người chưa nhận thức được
* Quan điểm triết học Mác về nhận thức: (đề cương)
- Quan điểm Mác khẳng định: Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng HTKQ bởi chủ thể nhận thức là
con người trên cơ sở thực tiễn cải tạo tự nhiên,XH
• Nguyên tắc 1: Triết học Mác thừa nhận sự tồn tại KQ cảu thế giới vật chất.Nhận thức chỉ là sự
phản ánh thế giới vật chất vào đầu óc của con người
• Nguyên tắc 2: Triết học Mác thừa nhận năng lực nhận thức của con người không có gì tồn tại
trong thế giới này mà con người lại không thể nhận thức được chỉ có những cái chưa biết chứ không
có cái không thể biết
• Nguyên tắc 3: Nhận thức là một qáu trình biện chứng vì:
+ Thứ nhất: Nhận thức là một quá trình.Đó là quá trình đi từ chưa biết đến biết,từ hiện tượng đến bản
chất,từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện
Vd: GV mới ra trường khi lên lớp dạy những buổi đầu tiên rất run sợ.vì mới ra trường kiến thức còn hạn
chế chưa sâu,nhưng qua một thời gian kiến thức sẽ có nhiều hơn và sâu hơn cũng như có được kinh
nghiệm.Từ từ GV lên lớp sẽ không còn run sợ nữa
+ Thứ hai: Nhận thức là qúa trình biện chứng
- Nhận thức nằm trong mối liên hệ
- Nhận thức nằm trong sự vận động và phát triển
VD: Nhận thức của con người luôn luôn phát triển không ngừng
Nguyên tắc 3 này nó khắc phục của quan điểm chủ nghĩa duy vật siêu hình
VD: Trong thời kỳ đất nước ta chưa có gì cả(Công nghệ TT,các phương tiện nghe nhìn… )thì chúng ta chỉ
nghiên cứu đọc sách là phương pháp tối ưu.còn bây giờ chúng ta có rất nhiều loại phương tiện.Vì vậy chúng
ta phải thay đổi phương pháp dạy cho phù hợp
• Nguyên tắc 4: Nhận thức trên cơ sở thực tiễn .Thực tiễn chính là nguồn gốc động lực ,mục đích
và tiêu chuẩn của nhận thức
Tri thức luôn luôn phải thay đổi để bắt kịp được sự phát triển của xã hội.
CÂU 2. Thực tiễn là gì? Phân tích vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhận thức? ý nghĩa pp luận?
( thêm đề cương)
1/ Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và
xã hội
HĐTT của con người rất đa dạng, phong phú nhưng HĐTT có 3 hình thức cơ bản:
-HĐSX ra của cải vật chất, là HĐ sớm nhất của con người nhưng mang tính cơ bản vì HĐ này quyết định sự
tồn tại và phát triển của XH vì con người trước hết phải sống và tồn tại mà muốn sống và tồn tại phải đảm
bảo nhu cầu tối thiểu bản năng là ăn,ở. Do vậy con người buộc phải lao động
- HĐ đấu tranh chính trị. Đây là dạng HĐTT cao nhất của con người, thông qua HĐ này con người trực tiếp
cải tiến vào các mối quan hệ xã hội từ đó thúc đẩy XH phát triển
- HĐ thực nghiệm khoa học là hoạt động thông qua môi trường nhân tạo, con người tiến hành hoạt động thực
nghiệm để kiểm chứng lại quá trình đúng đắn của nó.Đây là hoạt động đặc biệt giúp tìm hiểu quy luật.
2/ Vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhận thức
@ Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của quá trình nhận thức:
- Là cơ sở vì thông qua hoạt động sản xuất ra của cải vật chất, hiện thức khách quan bộc lộ ra
những thuộc tính , bản chất, kết cấu, quy luật của nó. Trải qua nhiều lần như vậy, các giác quan của con
người ghi nhận lại và hiểu biết ngày càng nhiều hơn.
Vd: người nông dân, qua quá trình trồng trọt có thể có cách để nâng cao năng suất cây trồng.
- Là nguồn gốc vì hoạt động thực tiễn thông qua lao động rèn luyện các giác quan của con người , nhờ đó các
năng lực phản ánh của nó ngày càng hoàn thiện hơn
VD: Người thợ sửa xe có thể chỉ nghe tiếng máy xe nổ để xác định chiếc xe ấy bị hỏng ở chỗ nào
- Hoạt động thực tiễn còn chế tạo ra các công cụ để nối dài các giác quan với thế giới khách quan, làm tăng
khả năng nhận thức của con người
VD:kính viễn vọng để nhìn xa hơn, điện thoại để nghe xa hơn,…
Từ đó, con người có nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ, đúng đắn hơn, làm cho nhận thức hoàn thiện hơn nên nói
rằng thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của quá trình nhận thức
@ Thực tiễn là động lực của quá trình nhận thức:
Vì hoạt động thực tiễn làm xuất hiện các mâu thuẫn giữa đúng và sai, biết và chưa biế…Giải quyết vấn đề này
chính là động lực thúc đẩy nhận thức phát triển
VD:Trong xã hội ta từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp,xảy ra khủng hoảng kinh tế, vì vậy trong thực tiễn
đòi hỏi ta phải nhận thức đúng đắn để đi đến đổi mới thành công. Từ đó cho thấy rằng thực tiễn là động lực
của nhận thức
@ THực tiễn là mục đích của quá trình nhận thức
Nhận thức cuối cùng là để phục vụ cho hoạt động thực tiễn, kết quả là hướng dẫn hoạt động thực tiễn, nhằm
mục đích là cải tạo thế giới quan. Nhận thức chỉ có giá trị khi áp dụng được vào thực tiễn
VD: Học không chỉ dừng lại để biết mà thông qua việc học tập để thúc đẩy cộng việc được tốt làm cải tạo xã
hội phát triển
@ Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý:
( chân lý là những tri thức phản ánh đúng sự vật và được thực tiễn kiểm nghiệm)
Thông qua hoạt động của thực tiễn sẽ khẳng định được nhận thức nào là đúng, là sai, đúng sai đến mức độ
nào. Phải thông qua thực tiễn mới chứng minh được nhận thức đúng hay sai.
VD: Trong khủng hoảng kinh tế xã hội của thực tiễn đất nước từ trước 1986, đòi hỏi ta phải nhận thức để đi
đến đổi mới, thực tế hiện nay chứng minh là nhận thức của Đảng và nhà nước ta đã đúng đắn, thành công. Từ
đó cho thấy thực thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lí
3/ Ý nghĩa phương pháp luận
Trong hoạt động nhận thức –lí luận nói chung, chúng ta phải có quan điểm thực tiễn
Quan điểm thực tiễn là phải luôn bám sát, gắn bó, không xa rời với thực tiễn. Thường xuyên tổng kết, khái
quát từ thực tiễn nhằm bổ sung, sửa chữa những nhận thức cho phù hợp với thực tiễn mới, nâng nhận thức
lên thành lí luận. Cần tổ chức hoạt động thực tiễn có kết quả. Tránh thái độ xem nhẹ thực tiễn sẽ dẫn đến các
bệnh chủ quan, giáo điều, lý luận suông…
Chúng ta phải bám sát, gắn bó,không xa rời với thực tiễn vì thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của quá trình nhận
thức và thực tiễn luôn luôn vận động và phát triển, nếu không bám sát thực tiễn thì chúng ta không thấy được
những thay đổi mà trong quá trình hoạt động đã tác động lên nó.
VD: mô hình HTX trong thời chiến đã phát huy tác dụng rất cao, nó tạo điều kiện cho việc tập trung được sức
người, sức của đồng thời tiến hành hai cuộc CM trên hai miền của đất nườc đang tạm thời bị chia cắt:
CMXHCN ở M Bắc và CMGPDT ở M Nam. Tuy nhiên trong thời kì quá độ đi lên XHCN nó không còn phù
hợp với thực tiễn nữa, từ đó chúng ta cần phải thay đổi cho phù hợp.
Chúng ta cần thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm thành bài học, từ đó nâng lên thành lí luận để quay lại
định hướng cho thực tiễn phát triển. Cần có phương hướng , đổi mới của đất nước hiện nay đã xác định:”
Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN. Đó là mô
hình K tế tổng quát của nước ta trong thời kì quá độ lên CNXH”( Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ IX)
Vì mục đích cuối cùng của lí luận là thực tiễn, thực tiễn trong hoạt động sẽ xác định lý luận đúng hay sai . Bên
cạnh đó , chúng ta cần chống bệnh kinh nghiệm chủ quan, giáo điều, lý luận suông. Bệnh kinh nghiệm là chỉ
dựa vào kinh nghiệm, dừng lại ở trình độ đó, thỏa mãn với vốn kinh nghiệm của bản thân, tuyệt đối hóa kinh
nghiệm mà coi nhẹ lý luận, không chịu vươn lên để nắm lý luận, không tổng kết kinh nghiệm thành lý luận.
Bác Hồ đã nói: “ có kinh nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắt sáng, một mắt mờ”Cò bệnh giáo
điều là tuyệt đối hóa lý luận, coi lý luận là bất di, bất dịch, nắm lý luận ở những nguyên lý chung, trừu tượng,
không căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Câu 3: Phương thức sản xuất là gì?Vai trò của PTSX đối với sự tồn tại và phát triển của XH?Ý nghĩa
phương pháp luân của vấn đề này. ( Dàn ý )
Chủ đề: bài 5
Trọng tâm: - Khái niêm PTSX(gồm:LLSX – QHSX )
-Vai trò của PTSX
-Ý nghĩa phương pháp luận
Dàn ý:
Khái niêm:
- PTSX: là cách thức mà con người dung để làm ra của cải VC cho XHtrong 1 giai đoạn lịch sử nhất
định.PTSX là thể thống nhất giữa LLSX và QHSX
• LLSX: là biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất.Nghĩa là
trong quá trình thực hiện sản xuất XH ,con người chinh phục giới tư nhiên bằng tổng hợp các
sức mạnh hiện thực của mình, sức mạnh đó được CNDV lịch sử khái quát trong khái niệm LLSX
*LLSX bao gồm:
- Người LĐ: với những tri thức và kỹ năng LĐ,người LĐ là nhân cơ bản ,hàng đầu,quyết định của
LLSX bởi vì con người là chủ thể sử dung5TLSX tác động trực tiếp vào TLSX để làm ra sản
phẩm
- Tư liệu SX bao gồm:tư liệu LĐ,đối tương LĐ
+Tư liệu LĐ:- công cụ LĐ:là yếu tố động ,cách mạng nhất ,quyết định trự tiếp năng xuất
LĐ
-Phương tiện LĐ:hệ thống sân bay,bến cảng,kho hang
+Đối tựợng LĐ:-Lần 1:có sẳn trong tự nhiên
-Đối tượng LĐ mới(đã qua chế biến)iua1 gạo của người nông dân là đối tượng
của người công nhân
*Tính chất của LLSX được biểu hiện ở 2 mức độ :cá nhân và xã hội(tập thể)
*Trình độ của LLSX: thể hiện ở trình độ của người lao động(người lao động có tay nghể
cao,được đào tạo),trình độ của công cụ LĐ,trình độ của tổ chức LĐ XH,trình độ ứng dụng khoa học
vào sản xuất,phân phối LĐ
• QHSX:là quan hệ giữa người với người trong quan hệ SX,mối quan hệ này quyết định các
mối quan hệ khác,nó quyết định bản chất của chế độ XHQHSX do con người tạo ra,song nó tuân
theo quy luật tất yếu,khách quan của sự vận động trong đời sống XH,tương ứng với 1 loại QHSX
gọi là thành phần KT
*QHSX gồm 3 mặt thống nhất với nhau:
+Quan hệ giữa người với người về TLSX,đây là mặt quan trọng nhất quyết định các mặt khác vì
người nắm TLSX thì sẽ nắm quyền tổ chức,quyền phân phối sản phẩm
+Quan hệ giữa người với người về tổ chức quản lý sản xuất
+Quan hệ giữa người với người về phân phối sản phẩm làm ra
Vai trò của PTSX đối với sự tồn tại và phát triển của XH:thêm đề cương
Trong 3 yếu tố cấu thành tồn tại XH(môi trương địa lý ,dân số, PTSX) thì PTSX là nhân tố quyết định sự
tồn tại và phát triển XH.XH tồn tại và phát triển trước hết là nhờ sản suất vật chất,lịch sử của XH là lịch
sử của SX vật chất
- PTSX quyết định tồn tại của XH vì: nhờ có LĐ SX mà con người tạo ra cái ăn ,ở,mặc và các
nhu cầu cần thiết khác
- PTSX quyết định sự phát triển của XH vì:sự tác động cảu LLSX và QHSX theo qui luật,là
qui luật chung và phổ biến nhất của XH, .Nghĩa là trong mọi chế độ XH cụ thể ,lá sự tác động của
PTSX ,là sự thể hiện của qui luật QHSX phù hợp với trình độ ,tính chất của LLSX thì sẽ làm cho SX
phát triển,đi từ phương thức SX này tới PTSX khác cao hơn,tương ứng với PTSX ấy là những kiến
trúc thương tầng khác nhau từ thấp đến cao thông qua các cuộc CM XH
Khuynh hướng của SX XH là không ngừng biến đổitheo chiều tiến bộ.Sự biến đổi đó bao giờ
cũng bắt đầu từ sự biến đổi và phát triển của LLSX ,trước hết là công cụ lao động,LLSX là yếu tố có
tác dụng quyết định đối với sự biến đổi của PTSX.PTSX sau bao giờ cũng cao hơn PTSX trước đó do
trình độ của LLSX nói lên khả năng của con người qua việc sử dụng công cụ lao động.Trình độ văn
minh của con người qua quá trình lịch su73trai3 qua 4 phương thức SX:: công xã nghuyên thuỷ ,chiếm
hữu nô lệ,phong kiến,TBCN
Thông qua SX tạo ra của cải nuôi sống con người và XH,nếu ngừng SX vật chất thì XH không thể
tồn tại được.Đó cũng chính là vấn đề của các nước trên thế giới cũng phải quan tâm đến vấn đề an
ninh lương thực
PTSX còn taio5 ra nền tảng mà trên đó hình thành mọi mặt của đời sống XH.cho nên PTSX thay đởi
thì mọi mặt của đời sống XH cũng thay đổi theo.Lịch sử loài người xét đến cùng là kế tiếp nhau của
PTSX
Ý nghĩa phương pháp luận:
- Nghiên cứu vai tró quyết định của PTSX đối với sự tồn tại và phát triển XH là cơ sở khoa học để
chúng ta xây dựng quan điểm duy vật lịch sử(Quan điểm lịch sử cho rằng: vật chất chính là nề tảng
của XH.PTSX nó quyết định sự tồn tại và phát triển của XH.Do vậy muốn giải thích mọi mặt của đời
sống XH phải căn cứ vào nền SX vật chất và PTSX của nó)- nghĩa là muốn hiểu các mặt XH lấy
PTSX để giải thích ,là tiêu chuẩn thước đo trình độ văn minh
- Khi hiểu vai trò của 3 yếu tốn tại XH và tôn giáo khi giải thích đời sống XH có cơ sở lý luận để đấu
tranh với quan điểm duy tâm (Quan điểm duy tâm cho rằng :ý thức quyết định vật chất ,phủ nhận quá
trình LĐ Sx của on người) và những quan điểm sai lầm khác về lịch sử XH (như tôn giáo giải thích :
mọi SV HT đều do thần thánh tạo nên).Từ đó có đánh giá đúng về sự phát triển và là chìa khoá để mở
cánh cửa phức tạp của XH
- Vai trò của 3 yếu tố Xh có ý nghĩa là cơ sở cho các chính sách của Đảng và nhà nước :phát triển dân
số phù hợp ,cân đối,đào tạo nâng cao trình độ dân trí để phục vụ cho giai đoạn phát triển kinh tế hiện
nay là công nghiệp hoá – hiện đại hoá.Từ đó, các chính sách về giáo dục,đào tạo con người mới phù
hợp với sự phát triển XH,ý thức chấp hành pháp luật
- Khi PTSX thay đổi dẩn đến mọi mặt của XH cũng thay đổi theo,do đó muốn thay đổi mọi mặt của
XH thì phải thay đổi PTSX
Nhất là trong công tác nâng cao trình độ dân trí,đào tạo nguồn nhân lực lao động có trình độ,tay nghề cao xử lý
các phương tiện máy móc hiện đại, có tác phong công nghiệp…có các chính sach về giáo dục đào tạo con
người mới phù hợp với sự phát triển của xh,có ý thức chấp hành luật pháp
Câu 4: Phân tích nội dung và ý nghĩa của quy luật QHSX phù hợp với trình độ của LLSX? Liên hệ việc
vận dụng quy luật này ở nước ta?
I / Phân tích nội dung và ý nghĩa của quy luật QHSX phù hợp với trình độ của LLSX.
1/ LLSX:
-LLSX thể hiện mqh giữa con người với TN trong QHSX, nói lên năng lực của con người trong việc
tác động vào TN đến đâu, ntn?
-LLSX mang tính khách quan
-Ngày nay, KH trở thành LLSX trực tiếp ( vì gía trị của một sản phẩm phần quan trọng nhất là ở trí
tuệ không phải là nguyên vật liệu hay cơ bắp)
Các yếu tố của LLSX gồm
• Người lđ ( với các phẩm chất như thể lực, kinh nghiệm, tay nghề, tri thức và lợi ích) . Đây là
yếu tố quyết định trong LLSX
• TLLĐ CCLĐ ( là yết tố đắt, mang tính cách mạng, thường xuyên thay đổi )
Các phương tiện LĐ, hệ thống đường giao thông, sân bay, bến cảng, kho tàng, bể
chứa, sân phơi,…
Đối tượng LĐ Lần 1 ( có sẵn trong TN: cá dưới biển, đất, khoáng sản dưới
lòng đất, ánh nắng mặt trời,…
ĐTLĐ mới: đã qua chế biến: lúa – gạo xuất khẩu, KS trở
thành đối tượng LĐ mới của công nhân luyện kim
Phân công lao động sâu sắc bao nhiêu sẽ cho ra nhiều sản phẩm bấy nhiêu
2/ QHSX:
-QHSX là qh giữa người với người trong QTSX. MQH này quyết định các mqh khác và do đó quyết
định bản chất của một chế độ.
-QHSX tồn tại KQ
-QHSX bao gồm 3 mặt thống nhất với nhau
• QH giữa người với người vê sở hữu TLSX: Đây là mặt quan trọng, quyết định các mặt khác.
• QH giữa người với người về tổ chức , quản lí SX
• QH giữa người với người về phân phối sản phẩm làm ra.
3/ Quy luật QHSX phù hợp với trình độ của LLSX
Quy luật này có 2 nôi dung:
+ LLSX quyết định QHSX.
-PTSX là một thể thống nhất BC giưa LLSX và QHSX trong đó LLSX là nội dung còn QHSX là hình
thức của QTSX ấy. Nội dung quyết định hình thức.
VD : Trong 1 đơn vị Sx, TLSX ( người LĐ, máy móc, nhà xưởng, vốn liếng, nguyên vât liệu,…) là nội
dung của QTSX.
Các TLSX đó của ai, tổ chức, phân phối ra sao là hình thức
-LLSX phải là nội dung của QTSX, là yếu tố động thường xuyên thay đổi rõ rệt nhất là CCLĐ. CCLĐ
luôn luôn được con người tìm tòi, sang chế, phát minh ( vì con người tính đến hiệu quả của QTSX).
Còn QHSX tức là hình thức của QTSX cũng thay đổi nhưng sự thay đổi đódiễn ra chậm hơn, có
khuynh hướng ổn định và lạc hậu hơn so với sự phát triển của LLSX.
Như vậy, giữa LLSX và QHSX vốn là một mâu thuẫn và mâu thuẫn ấy ngày càng diễn ra gay gắt tới 1
giới hạn nhất định, sự phát triển của LLSX ( ND) đòi hỏi phải phá vỡ QHSX (HT) không còn phù hợp
với nó nữa và xác lập HT mới thích hợp thúc đẩy LLSX phát triển và quá trình trên lại diễn ra.
VD : 10 năm trước. ĐTDĐ như một cục gạch, to cồng kềnh, chỉ có những chức năng nghe, gọi,
Hiện nay, ĐTDĐ rất đẹp, thiết kế nhỏ gọn, sang trọng, nhiều chức năng hơn… QT này không ngừng cải
tiến công nghệ, theo nhu cầu của con người
-LLSX như thế nào thì QHSX như thế ấy, LLSX thay đổi, kéo theo sụ thay đổi của QHSX, LLSX
quyết định QHSX
+ QHSX tác động trở lại LLSX
-Tuy bị LLSX quyết định nhưng QHSX không thụ động là thường xuyên, liên tục tác động trở lại
LLSX. Sự tác động trở lại này có thể diễn ra với 2 khuynh hường cơ bản là:
• Thúc đẩy LLSX, giải phón LLSX, làm cho LLSX phát triển nhanh chóng
• Kìm hãm , cản trở sự phát triển của LLSX rất nặng nề
VD: Trước 1986, các chủ sở hữu phâ n phối cào bằng thấp kém, tổ chức tập thể, quốc doanh. Sở hữu
dưới 2 HT quốc doanh và hợp tác xã chính vì làm không tốt nên cản trở sự phát triển của LLSX . Cho đến
giờ, các cuộc đình công, rơi vào các doanh nghiệp tư nhân, phần lới là rơi vào PPSP không công bằng,
không hợp lí.
Sau 1986 đến nay, hợp tác xã về cơ bản đã giải tán, các xí nghiệp quốc doanh cơ bản còn lại những xí nghiệp
lớn, nếu XN nhà nước làm ăn không hiệu quả thì sẽ tiếp tục cổ phần hóa.
Sở dĩ QHSX có vai trò quan trọng như nói ở trên là bởi vì QHSX quy định về mục đích của một nền SX, quy
định hệ thống tổ chức quản lí, quy định về cơ cấu của nền SX ấy. Trên cơ sở những quy định như thế sẽ hình
thành một hệ thống các nhân tố tác động ngược trơ lại LLSX ( đương nhiên sự cản trở mang tính tạm thời ) .
Người LĐ có năng lưc, sở trường đặt đúng vị trí sẽ phát huy sự phát triển, người sở hữu không sử dụng đúng
người LĐ sẽ kìm hãm sự phát triển
4/Ý nghĩa PP luận
-Là cs kh để xd quan điểm lịch sử về sự hình thành, tồn tại và phát triển của lịch sử.Bác bỏ quan điểm
sai lầm về lịch sử xh
-Là ql phổ biến chi phối toàn bộ qt phát triển
-Về nguyên tắc, muốn làm SX phát triển, KT phát triển thì trước hết phải chú ý phát triển đồng bộ các
yếu tố của LLSX, măt khác phải thường xuyên phát hiện và giải quyết mâu thuẫn giữa LLSX và
QHSX
-Đây cũng là cơ sở lí luận KH để Đảng xây dựng chính sách kinh tế trên đất nước ta. Việc xác lập các
thành phần KT, các hình thức sở hữu tổ chức kinh doanh và phân phối như thế nào không được chủ
quan, nóng vội mà phải căn cứ vào trình độ của LLSX.
II/ Liên hệ việc vận dụng quy luật này ở nước ta ( Vở ghi chép )
CÂU 5 . Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng? Ý nghĩa
phương pháp luận? Liên hệ?
Trả lời
1.Khái niệm về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:
a. Cơ sở hạ tầng (CSHT): là toàn bộ những QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế – xã hội
nhất định.
Khái niệm CSHT phản ánh chức năng xã hội của các QHSX với tư cách là cơ sở kinh tế của các hiện
tượng xã hội. CSHT của một xã hội cụ thể bao gồm những QHSX thống trị, những QHSX là tàn dư của xã
hội trước và những QHSX là mầm mống của xã hội sau. Trong một CSHT có nhiều thành phần kinh tế, nhiều
QHSX thì kiểu QHSX thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các thành phần kinh tế và các kiểu
QHSX khác; nó quy định và tác động trực tiếp đến xu hướng chugn của toàn bộ đời sống kinh tế xã hội.
Trong xã hội có đối kháng giai cấp, tính chất giai cấp của cơ sở hạ tầng là do kiểu QHSX thống trị quy định.
Tính chất đối kháng giai cấp và sự xung đột giai cấp bắt nguồn từ ngay trong CSHT.
b. Kiến trúc thượng tầng (KTTT): là toàn bộ những quan điểm tư tưởng xã hội, những thiết chế tương ứng
và những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
KTTT của xã hội có đối kháng giai cấp bao gồm: hệ tư tưởng và thể chế giai cấp thống trị, tàn dư của các
quan điểm của xã hội trước để lại; quan điểm và tổ chức của các giai cấp mới ra đời; quan điểm và tổ chức
của các giai cấp trung gian. Tính chất hệ tư tưởng của giai cấp thống trị quyết định tính chất cơ bản của
KTTT trong một hình thái xã hội nhất định. Trong đó bộ phận mạnh nhất của KTTT là nhà nước – công cụ
của giai cấp thống trị tiêu biểu cho chế độ xã hội về mặt chính trị, pháp lý. Chính nhờ có nhà nước mà tư
tưởng của giai cấp thống trị mới thống trị được toàn bộ đời sống xã hội.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT:
a. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng:
CSHT với tư cách là cơ cấu kinh tế của hiện thực của xã hội sản sinh kiến trúc thượng tầng tương ứng với qui
định tính chất của KTTT. Tính chất của CSHT như thế nào thì KTTT như thế ấy, QHSX nào giữa địa vị
thống trị sẽ tạo KTTT tương ứng. Giai cấp nào thống trị về xã hội về kinh tế cũng chiếm địa vị thống trị xã
hội về chính trị. Tất cả những yếu tố của KTTT đều trực tiếp hoặc giáng tiếp phụ thuộc vào CSHT, do CSHT
quyết định.
Nếu CSHT thay đổi thì sự thay đổi của KTTT sớm hay muộn cũng sẽ diễn ra. Sự thay đổi đó không chỉ
diễn ra từ xã hội này sang XH khác mang tính cách mạng, mà còn diễn ra ngay trong một xã hội, như lịch sử
phát triển của Xh đã minh chứng. Khi CSHT cũ mất đi thì KTTT mới phù hợp vói nó cũng xuất hiện.
Sự thay đổi của CSHT dẫn đến sự thay đổi của KTTT là quá trình diễn ra hết sức phức tạp, có những yếu tố
của KTTT cũ còn tồn tại dai dẳng sau khi CSHT sinh ra nó đã bị diệt vong; có những yếu tố cũng được xây
dựng trên KTTT mới. Sự biến đổi đó, xét đến cùng, là do sự phát triển của LLSX qui định. Song sự phát triển
của LLSX chỉ trực tiếp gây ra sự biến đổi của CSHT và tác động đến sự biến đổi của KTTT thông qua
CSHT.
b.Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT:
Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định KTTT có vai trò vô cùng quan trọng thường xuyên lên tục tác động trở
lại CSHT. Trong đó, bộ phận tác động mạnh mẽ nhất, quan trọng nhất là Đảng, hệ tư tưởng chính trị, nhà
nước và pháp quyền (tác động trực tiếp?
Nếu KTTT tác động trở lại CSHT đúng với quy luật khách quan của xã hội, sẽ thúc dẩy CSHT, thúc đẩy
LLSX thì XH phát triển. Còn KTTT tác động trái quy luật khách quan thì XH sẽ cản trở sự phát triển của XH
một cách nặng nề(có gió hạn nhất định
3.Ý nghĩa phương pháp luận:
-là cs lý luận để xd qđ dv lịch sử về sự vđ, phát triển của hình thái xh.Mối quan hệ bc kìm hãm hay
thúc đẩy xh phát triển
-Là cs llkh để đ ta hoạch định đường lối,chính trị ,tư tưởng ,văn hóa của xh
-Khi xem xét về mối quan hệ giữa CSHT và KTTT sẽ cho ta quan điểm duy vật về lịch sử.Bác bỏ những quan
điểm duy tâm về lịch sử.Quan điểm duy tâm giải thích vận động của đời sống kinh tế-xã hội bằng những
nguyên nhân thuộc về ý thức tư tưởng hoặc về vai trò của nhà nước pháp quyền.Chủ nghĩa Mác khẳng
định :quan hệ kinh tế,quan hệ sản xuất và những quan hệ xã hội cơ bản quyết định mọi quan hệ về chính trị
và,pháp luật và tư tưởng …Giai cấp chiếm địa vị thống trị về kinh tế thù cũng chiếm địa vị thống trị về xã hội
-Khẳng định việc xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên đất
nước ta là rất quan trọng
-Có cơ sở lí luận để nghiên cứu,giải thích được sự vận động và phát triển của xã hội.Hiểu được chức năng
nhiệm vụ của KTTT nói chung và đặc biệt là hiểu được chức năng KTTT của ta như các chính sách của Đảng
và nhà nước,các bộ máy của ta:phát triển kinh tế,cải thiện đời sống nhân dân,hội nhập quốc tế…
Vd:các văn kiện,chính sách,cải cách bộ máy nhà nước,đổi mới chính trị nhưng phải dựa trên hiệu wa đổi mới
kt
4.Vận dụng vào đất nước ta:
-KTTT có nhiệm vụ duy trì CSHT sinh ra nó và chống lại các CSHT khác.Trong XH ta KTTT XHCN đặc
biệt là nhà nước giữ vai trò quan trọng.Không có chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
thì không thể xây dựng được CSHT XHCN.Nhà nước XHCN là công cụ đắc lực để cải tạo và xóa bỏ CSHT
cũ xây dựng CSHT mới.Vì vậy ta cần phải cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước,phat huy dân chủ
,tăng cường pháp chế
-Nền kinh tế nước ta hiện nay có nhiều thành phần theo định hướng XHCN.CSHT kinh tế của nước ta hiện
nay là kết cấu kinh tế đa thành phần gồm:kt nhà nước,kt tập thể,kt tư bản nhà nước,kinh tế tư nhân,kinh tế có
100% vốn nước ngoài.Tính chất đan xen quá độ về kết cấu làm cho nền kinh tế sống động ,phong phú.Đặt ra
nhu cầu khách quan là KTTT phải đổi mới để đáp ứng đòi hỏi của kt”xây dựng một nền hành chính nhà nước
dân chủ,trong sạch vững mạnh,từng bước hiện đại hóa.Điều chỉnh chức năng và cải tiến phương thức hoạt
động của chính phủ theo hướng thống nhất quản lí vĩ mô việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị,kinh tế,văn
hóa,xã hội,quốc phòng,an ninh và đối ngoại trong cả nước bằng hệ thống pháp luật,chính sách hoàn
chỉnh,đồng bộ… “
-Xây dựng KTTT lấy chủ nghĩa Mác LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng.Xây dựng hệ
thống chính trị XHCN mang tính giai cấp công nhân,phục vụ lợi ích nhân dân lao động.Cần đa dạng hóa các
tổ chức hiệp hội,đoàn thể…nhằm qui tụ sức mạnh của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
Sản Việt Nam chỉ có như vậy KTTT mới có sức mạnh đáp ứng kịp thời đòi hỏi của CSHT.Như vậy chỉ cần
có môt đảng là Đảng Cộng Sản vẫn thực hiện được mục tiêu dan giàu,nước manh,xã hội công bằng văn minh
*Những đặc điểm của CSHT và KTTT ở nước ta hiện nay:
-CSHT:CSHT kinh tế trong thời kì quá độ của nước ta hiện nay gồm những thành phần kinh tế :nhà nước,tập
thể,tư bản nhà nước,tư nhân(cá thể,tiểu chủ ,tư bản tư nhân),kinh tế có vốn nước ngoài…Đó là kiểu quan hệ
sản xuất gắn liền với các hình thức sở hữu khác nhau,thậm chí đối lập nhau cùng tồn tại trong một cơ cấu
kinh tế quốc dân thống nhất.Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành trong cơ chế thị
trường,theo định hướng XHCN
+Do sự không đồng nhất về bản chất kinh tế nên có nhiều qui luât kinh tế cùng tác động.Đó là hệ thống kinh
tế XHCN phát sinh trên cơ sở QHSX XHCN ,hệ thống qui luật sản xuất của nền sản xuất hàng hóa nhỏ và hệ
thống qui luât kinh tế TBCN
-KTTT:chủ nghĩa Mác LêNin ,tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của
Đảng ta và của cách mạng Việt Nam
+Xây dựng hệ thống chính trị XHCN mang bản chất GC công nhân,do ĐCS lãnh đạo ,nhà nước quản lí bảo
đảm quyền làm chủ của nhân dân
+Các tổ chức chính trị xã hội hoạt động vì mục tiêu chung,lợi ích chung
+Nhà nước ta là nhà nước của dân,do dân vì dân thực hiện theo phương thức dân biết ,dân bàn dân làm
chủ,dân kiểm tra
- Phát triển kinh tế nhiều thành phần không nhất thiết phải đa nguyên chính trị tuy nhiên yêu cầu khách quan
đặt ra là KTTT nước ta phải đổi mới phát triển theo hướng nâng cao chất lượng hoàn thành chức năng xã hội
của mình.
- Trước sự yếu kém của nền hành chính nước ta hiện nay, Chính phủ đã đưa ra mục tiêu“xây dựng một nền
hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu quả”. Trong một
số năm gần đây, cải cách hành chính (CCHC) đã được triển khai trên cả 4 nội dung: cải cách thể chế; cải cách
tổ chức bộ máy hành chính công; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
- Tuy nhiên, tốc độ CCHC còn chậm, chưa nhất quán, hiệu quả còn thấp. Nền hành chính có chuyển biến song
vẫn tụt hậu so với tốc độ và yêu cầu cải cách của nền hành chính hiện đại và hội nhập kinh tế quốc tế. Tình
trạng chung là nhiều cán bộ lãnh đạo và cán bộ công chức ngại thực hiện cơ chế một cửa, do ngại bị bó buộc,
ngại bị rút bớt quân số và lợi ích cục bộ… Mặt khác, trình độ công chức, cán bộ ở bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả còn nhiều bất cập, tỷ lệ đạt chuẩn thấp, nhiều nơi chỉ đạt 20-30%. Trên thực tế, tuy là “một cửa”
nhưng vẫn còn nhiều “ổ khóa” do không ít cán bộ, công chức tiêu cực, nhũng nhiễu tạo ra nên người dân
chưa hết phiền hà. Trong khi đó, sự chỉ đạo thực hiện cải cách lại thiếu kiên quyết và nhất quán ở các cấp,
các ngành; tiền lương mới chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu đời sống của cán bộ, công chức. Hội nghị đã tập
trung thảo luận các giải pháp đẩy mạnh CCHC giai đoạn 2, từ 2006-2010.
Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước được bắt đầu từ năm 1986, tính đến nay đã gần
20 năm. Trong khoảng thời gian đó, đồng thời với việc đổi mới về kinh tế thì cải cách hành chính cũng được
tiến hành. Cuộc cải cách hành chính được thực hiện từng bước thận trọng và đã thu được nhiều kết quả rất
đáng khích lệ. Cải cách hành chính đang thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong việc đẩy nhanh sự phát
triển đất nước.
CỤM 3 ( 1;2;3;4;5;6 )
Câu 1: phân tích nội dung và ý nghĩa định nghĩa giai cấp của Lê- nin?
1-Định nghĩa giai cấp
-“Người ta gọi là giai cấp,những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệt
thống sản xuất XH nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ. (thường thường thì những quan hệ
này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong sản xuất
lao động XH ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này thì có thể
chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác,do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ KT XH
nhất định.”
4 đặc điểm cơ bản của giai cấp:
1. các giai cấp có địa vị khác nhau trong một hệ thống SX XH nhất định trong LS
-đặc trưng này chỉ có địa vị của các GC trong XH không giống nhau, các GC giữa vị trí thống trị và có GC địa
vị lại là bị trị trong XH.
2. các GC có quan hệ khác nhau về sở hữu tư liệu SX nghĩa là có GC nào ở địa vi thống trị thì được quyền
nắm giữ TLSX chủ yếu và GC bị trị nắm giữ về TLSX thứ yếu. Đặc trưng này quyết định việc hình thành
GC mà nó còn chi phối các đặc trưng khác.
3. các giai cấp có quan hệ khác nhau trong việc quản lý phân công LĐSX
-đặc trưng này chỉ rõ vai trò của các GC trong quá trình SX không giống nhau,có GC được quyền đứng ra tổ
chức quản lý phân công LĐSX và có GC lại phải chịu sự phân công LĐXH
VD: GCTS quản lý công nhân. Thu nhập của nhà tư sản là giá trị thặng dư biểu hiện dưới hình thức lơi
nhuận.Thu nhập của địa chủ phong kiến là phát canh và thu tô.
GCCN chịu sự phân công quản lý GCTS. Thu nhập của người nông dân là một phần sản phẩm còn lại sau
khi nộp tô cho địa chủ.
-Các giai cấp có quan hệ khác nhau trong việc phân phối SP làm ra:
VD: GCTS nắm quyền điều phối SP cho GCCN
-Đặc trưng này chỉ rõ việc phân phối SP LĐXH và có giai cấp lại chịu sự phân phối SP LĐXH
4. khác nhau về thu nhập
- Do điều kiện dẫn đến sự khác biệt về phương thức thu nhập và phần của cải thu nhập. GC địa chủ dưới hình
thức địa vị tô đã thu về phần lớn của cải từ quần chúng ND để làm giàu. GC tư sản có được tài sản kếch xù
nhờ lợi nhuận, còn người công nhân chỉ có thể thu nhập lại một phần của cải do chính mình làm ra dưới mọi
hình thức tiền công.
+ Định nghĩa GC của Lê-nin còn vạch rõ thực chất của quan hệ GC trong các hệt thống KT, có các quan hệ
bóc lộ, và bị bọc lột
VD: GC địa chủ bóc lột GCCN qua việc người ND làm thuê với sự trả công rẻ mạc.
2. Nguồn gốc ra đời của giai cấp
-nguồn gốc sâu xa dẫn đến hình thành GC trong XH là do sự phát triển của LLSX tạo ra SP dư thừa,còn
nguồn gốc trực tiếp để hình thành GC là do chế độ tư hữu về TLSX
- quá trình hình thành GC trong XH dẫn theo 2 con đường
- trình độ LLSX sinh ra tư hữu SX ( điều kiện cho sự phân hóa giàu nghèo ) muốn xóa bỏ giai cấpphải
xóa bỏ tư hữu TLSX LLSX phải phát triển
- trình độ SX còn thấp săn bắt hái lượmquan hệ SX: làm đồng hưởng thụ năng xuất LĐ thấp
+những người có chức quyền trong bộ tộc giàu cóGC bóc lột( còn có những người giàu có khác nhau
trong công xã) GC thống trị
+tù binh bị bắt trong chiến tranhnô lệ+người nghèo khác( do vay nợ không trả được)nghèo khổGC nô
lệ
3. kết cấu giai cấp:
- trong XH có GC thì kết cấu GC trong XH bao gồm GC cơ bản và GC không cơ bản
-GC cơ bản: là GC trực tiếp được sinh ra từ phương thức SX chiếm địa vị thống trị trong XH, dựa trên chế độ
tư hữu về TLSX,2 GC cơ bản có địa vị đối lập nhau.
- GC không cơ bản: là nhưng GC gắn với PTSX cũ của nó là mầm móng của PTSX mới.
Tóm lại :
- Ngoài 2 GC trên thì bất cứ XH có GC nào cũng có một tầng lớp trung gian là SP của chính PTSX đang
thống trị như tầng lớp bình dân trong XH chiếm hữu nô lệ, tầng lớp tiểu TS thành thị và nông thôn trong XH
TBXH, đồng thời bất cứ XH có GC nào cũng tồn tại tầng lớp trí thức,tầng lớp này được hình thành từ nhiều
GC khác nhau và họ có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển KT VH CTR XH .
** ý nghĩa PP luận:
-Những luận điểm chủ nghĩa Mác-lê-nin về GC cung cấp cơ sở khoa học cho việc xem xét sự phân chia GC
trong XH. Cơ sở đó là những quan hệ KT mà trước hết là quan hệ giữa các GC trong việc sở hữu những
TLSX chủ yếu của SX tuy nhiên, không nên xem GC chỉ thuần túy về mặt KT,nó có sự khác nhau về lối
sống, tâm lý và tư tưởng, những yếu tố nảy sinh từ những yếu tố KT và phụ thuộc vào yếu tố KT.
Ví dụ:…………….
-Đó là những luận điểm quan trọng làm cơ sở cho việc hoặc định đường lối, chính sách của Đảng cộng sản và
công nhân quốc tế, vì vậy nó là cơ sở giúp việc hiểu và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và nhà
nước.
Ví dụ:Đảng ta khẳng định hiện nay và cả trong thời kỳ quá độ của nước ta còn tồn tại khách quan các giai cấp
và đấu tranh giai cấp.Đấu tranh GC ở nước ta hiện nay diễn ra trong điều klie65n mới cới những nội dung
mới và hình thức mới. Đất tranh trên cả 3 lĩnh vực: KT, C.Tr, VH tư tưởng.
Nội dung đấu tranh GC của nước ta hiện nay:
-Đấu tranh với xu hướng phát triển tự phát xa rời mục tiêu CNXH- TBCN.
-Đất tranh thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH theo định hướng XHCN, khắc phục tình trạng nước
nghèo kém phát triển, thực hiện công bằng XH chống áp bức bóc lột.
-Đấu tranh ngăn chạn và khắc phục tiêu cực, sai trái, tham nhũng.
-Đấu tranh chống các thế lực thù địch chống phá CM VN, bảo vệ độc lập dân tộc và xay dựng CNXH ở VN.
Cho nên một trận tuyến đấu tranh GC ở nước ta được xác định: Một bên là quần chúng nhân dân lao
động, các lực lượng đi theo con đường CNXH, đoàn kết thành một khối dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN.
Câu 2 .Đấu tranh giai cấp là gì? Tại sao nói đấu trang giai cấp trong XH có đối kháng giai cấp là động
lực cơ bản thúc đẩy XH phát triển? liên hệ đấu tranh giai cấp hiện nay ở VN
Sự hình thành các giai cấp cũng là sự hình thành các lợi ích giai cấp khác nhau. Trong XH chiếm hữu nô lệ,
người nô lệ coi như “công cụ biết nói” và bị buôn bán như súc vật, bị bóc lột dã man nhất trong lịch sử
.Trong lợi ích giai cấp có lợi ích cơ bản và lợi ích không cơ bản. Lợi ích cơ bản chi phối sự vận động và phát
triển của giai cấp.Lợi ích cơ bản của công nhân đòi hỏi phải thực hiện phân phối theo giá trị lao động còn nhà
tư bản đòi hỏi lợi nhuận tối đa, điều đó khiến cho lợi ích của công nhân và nhà tư bản đối lập nhau Mâu
thuẫn ấy không thể giải quyết, được trong chế độ kinh tế TBCN. Vì vậy, tất yếu dẫn tới đấu tranh giai
cấp.Lênin định nghĩa “ đấu tranh giai cấp là đấu tranh của một bộ phận nhân dân này chống lại một bộ
phận khác, cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền
đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô
sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản”. Như vậy, cuộc đấu tranh giai cấp thực chất là cuộc đấu
tranh giữa các giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập nhau.
Đấu tranh giai cấp có nguyên nhân khách quan, từ sự mâu thuẫn giữa một bên là giai cấp CM, tiến bộ đại
diện cho PTSX mới với một bên là giai cấp thống tri, bóc lột, đại biểu cho những lợi ích gắn với QHSX lỗi
thời, lạc hậu. Sự lien kết giữa các giai cấp khác nhau để phấn đấu cho mục tiêu chung là lien minh giai cấp.
Có những hoàn cảnh buộc các giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập nhau phải lien minh với nhau để đối phó vớ
kẻ thù chung hay vì mục tiêu chung tạm thời nào đó. Sự lien minh đó có tính sách lược chứ không có tính lâu
dài. Các giai cấp bóc lột khi đã lỗi thời thường liên minh với các lực lượng phản động để chống lại các lực
lượng tiến bộ của XH. Giai cấp công nhân, nông dân, tri thức thường liên minh với nhau trong cuộc CM của
giai cấp vô sản và nó trở thành nguyên tắc của cuộc CM này, bảo đảm cho cuộc CM có thể giành được thắng
lợi toàn diện, triệt để.
Tất nhiên, đấu tranh giai cấp không phải là động lực duy nhất. Nhu cầu ngày càng tăng của con người, sự phát
triển của KHKT, cả những nhân tố tư tưởng, đạo đức…đều là những động lực thúc đẩy XH phát triển. Đấu
tranh giai cấp là động lực cơ bản của sự phát triển XH đặc trưng cho các XH có giai cấp đối kháng. Đấu
tranh giai cấp chẳng những có tác dụng cải tạo XH, xóa bỏ các lực lượng XH phản động, kìm hãm XH phát
triển mà còn có tác dụng cải tạo bản than các giai cấp CM. Trong XH có mâu thuẫn đối kháng, thì trước hết
phải giải quyết mâu thuẫn giữa LLSX mới và QHSX cũ, giữa CSHT và KTTTtrong một hình thái kinh tế
XH. CM luôn đại diện cho sự phát triển của LLSX mới, ngược lại những giai cấp bóc lột thống trị đã lạc hậu
hoặc lỗi thời thì đại diện cho những QHSX cũ. Mâu thuẫn đó được giải quyết bằng cuộc CMXH.
VD: CM tư sản giải quyết mâu thuẫn cơ bản của chế độ địa chủ PK, CM vô sản giải quyết mâu thuẫn cơ bản
của CNTB
Như vậy thực chất quá trình đấu tranh giai cấp khi giải quyết những mâu thuẫn của hình thái kinh tế -XH khác
nhau là phương thức dẫn đến sự thay đổi chuyển hóa các hình thái kinh tế -XH có giai cấp theo nhưng qui
luật khách quan vốn có của nó. Đấu tranh giai cấp trong XH có giai cấp còn cải tạo bản thân các giai cấp CM
và quần chúng lao động nhằm gột rửa cho họ tinh thần nô lệ và những tập quán xấu do chế độ người bóc lột,
áp bức sinh ra. Đấu tranh giai cấp không chỉ là động lực trực tiếp của lịch sử trong thời kì CM mà còn là
động lực phát triển mọi mặt của đời sống XH trong thời kì phát triển bình thường của các XH có giai cấp. Nó
thúc đẩy XH phát triển về mọi mặt, ngay cả khi qhsx phù hợp với llsx. Dưới chế độ TBCN, nhờ cuộc đấu
tranh giai cấp của mình dưới nhiều hình thức, giai cấp công nhân và nhân dân lao động mới dành được những
thành quả dân chủ, mới thúc đẩy giai cấp tư sản đổi mới phương thức quản lí, cải tiến, sử dụng kĩ thuật công
nghệ mới. VD:Giai cấp tư sản muốn có lợi nhuận tối đa nên luôn tìm cách bốc lột càng nhiều giá trị thặng dư
của công nhân ngày càng nhiều. Vì vậy nó đối lập với lợi ích căn bản của công nhân, tất yếu dẫn đến đấu
tranh. Vai trò đấu tranh giai cấp phụ thuộc vào tính chất, trình độ phát triển của các cuộc đấu tranh. Những
cuộc đấu tranh mang tính chất quần chúng rộng lớn do lực lượng tiên tiến của XH lãnh đạo. Ngay nay đấu
tranh giai cấp đã có những hình thức, nội dung mới nhưng bản chất của nó vẫn không thay đổi và đấu tranh
giai cấp vẫn diễn ra gay gắt. Với những việc không đảm bảo lợi ích cũng như quyền lợi của công nhân như
không trả lương, không bảo đảm an toàn lao động, không bảo đảm sức khỏe cho công nhân, …dẫn đến
những cuộc đình công của công nhân. Luận điểm của Mác về vai trò đấu tranh giai cấp vẫn giữ nguyên giá
trị, nó vẫn là cơ sở KH để nhận thức đúng đắn nguồn gốc, động lực, khuynh hướng vận động, phát triển của
XH trong giai đoạn hiện nay. Đây còn là vũ khí lí luận để đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái phủ
nhận, tuyệt đối hóa vai trò của đấu tranh giai cấp. Lịch sử nhan loai đã chứng minh vai trò to lớn của đấu
tranh giai cấp. Cuối XHPK, các phong trào đấu tranh giai cấp do giai cấp tư sản lãnh đạo đã dẫn đến cuộc
CMTS trong các thế kỉ XVI, XVII, XVIII làm sụp đổ chế độ PK, đưa XH cuyển sang thời đại tư sản. Cuộc
đấu tranh do giai cấp công nhân tiến hành để giải phóng toàn XH khỏi áp bức bốc lột. Vì vậy đây là một quá
trình đấu tranh rất lâu dài và phức tạp. Cuộc đấu tranh giai cấp phát triển tất yếu đến CMVS. Sauk hi giai cấp
công nhân giành được chính quyền, đấu tranh giai cấp chưa biến mất mà vẫn diễn ra gay go, phức tạp trong
điều kiện mới. Trong thời kì quá độ lên CNXH, mục tiêu của đấu tranh giai cấp là củng cố chính quyền của
nhân dân lao động, xây dựng thành công CNXH, trọng tâm là xây dựng kinh tế. Trong điều kiện nắm chính
quyề, giai cấp công nhân sử dụng tổng hợp, linh hoạt các hình thức đấu tranh mới, trong đó có đấu tranh bằng
bạo lực, bằng hòa bình, bằng thuyết phục,…. Cuộc đấu tranh vì CNXH lâu dài, phức tạp thế nào tùy điều
kiện lịch sử cụ thể của từng nước.
Ở VN, đấu tranh giai cấp trong giai đoạn quá độ hiện nay cũng là tất yếu. Thực chất đấu tranh giai cấp hiện
nay ở VN là đấu tranh chống khuynnh hướng tự phát TBCN & các thế lực thù địch với độc lập dân tộc &
CNXH.Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH theo
định hướng XHCN, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển, thực hiện công bằng XH, chống áp bức
bất công, đấu tranh ngăn chặn, khác phục những tư tưởng & hành động tiêu cực, sai trái, đấu tranh làm thất
bại mọi âm mưu & hành động chống phá các thế lực thù địch, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành
nước XHCN phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.Cuộc đấu tranh giai cấp hiện nay không còn trực diện như thời
kì đấu tranh giải phóng dân tộc mà nó ẩn dấu đàng sau qua các cuộc đấu tranh về kinh tế, văn hóa, tư tưởng.
Đấu tranh giai cấp đang diễn ra trong những điều kiện mới như nước ta đang ở trong thời kì quá độ chứ chưa
thật sự trên con đường CNXH;CNTB vẫn đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới; xu thế hội nhập khu vực và
thế giới ngày càng tăng. Vì vậy để thực hiện được mục tiêu của mình, bằng mọi cách chúng ta phải phát huy
sức mạnh của các tầng lớp trong XH hướng vào nhiệm vụ trung tâm là giành thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH
đất nước. Đồng thời Đảng ta khẳng định : động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đoàn kết toàn dân trên
cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá
nhân tập thể & XH, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế.Ở VN hiện nay tồn tại
nhiều thành phần kinh tế, tồn tại nhiều giai cấp khác nhau nhưng vẫn nằm dưới sự quản lí chung của nhà
nước. Giai cấp công nhân vẫn là lực lượng đông đảo, giữ sứ mệnh của lịch sử tiếp tục xây dựng đất nước lên
CNXH. Ngày nay, đấu trang giai cấp là đấu tranh giữa tiến bộ và lạc hậu, Thục tiễn CMVN chứng minh rằng
sau khi giai cấp VS dành được chính quyền, cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra rất gay gắt trên tất cả mọi mặt
của đời sống XH. Hình thức đấu tranh cũng rất đa dạng, phong phú như cạnh tranh, thi đua trong kinh tế, giải
quyết các lợi ích kinh tế, trấn áp bọn phản động kết hợp cải tạo với xây dựng, GD. Ngày nay, mối quan hệ
giữa các giai cấp, các tầng lớp chủ yếu là mối quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân nhằm tăng
cường đoàn kết trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lợi ích giai cấp
công nhân thống nhất với lợi ích toàn dân tộc trong mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
dân giàu nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh. Cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con
đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa gắn liền với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, chống áp bức
bất công, chống bóc lột chống nghèo nàn lạc hậu đấu tranh chống tình trạng đói nghèo, kém phát triển. Vì
vậy, nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay ở nước ta là thực hiện thắng lợi sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN, khắc phục tình trạng nước nghèo kém phát
triển, thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công, đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những tư tưởng và
hành động tiêu cực, sai trái, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù
địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh
phúc. Đồng thời Đảng ta cũng khẳng định: Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân
trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá
nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội.
Câu 3: Cách mạng xã hội là gì? Nguyên nhân của cách mạng xã hội? Tính chất của cách mạng xã hội?
Phân tích điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của cách mạng xã hội?
* Cách mạng xã hội là sự biến đổi sâu sắc, căn bản, triệt để trong đời sống chính trị, kinh tế, tinh thần của xã
hội khi chuyển từ một hình thái kinh tế - xã hội này sang một hình thái kinh tế - xã hội khác tiến bộ hơn.
* Nguyên nhân sâu xa của CMXH là do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đã phát triển với những quan hệ
sản xuất cũ đã lỗi thời. Về mặt chính trị, mâu thuẫn nói trên thể hiện ở cuộc đấu tranh giai cấp của các giai
cấp cách mạng, chống giai cấp thống trị mưu toan bảo vệ và duy trì chế độ xã hội đang tồn tại vì lợi ích của
giai cấp mình.
* Tính chất của mỗi cuộc CMXH là do đối tượng và nhiệm vụ của cuộc cách mạng ấy quyết định. Nhiệm vụ
của cách mạng là giải quyết mâu thuẫn cơ bản của xã hội, mâu thuẫn giữa lực lượng xã hội và quan hệ sản
xuất đã lỗi thời.
* Phân tích điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của cách mạng xã hội (quan hệ giữa điều kiện
khách quan và nhân tố chủ quan trong cách mạng xã hội).
+ Điều kiện khách quan của cách mạng xã hội
Cách mạng xã hội chỉ có thể nổ ra, việc giành chính quyền chỉ trở thành nhiệm vụ trực tiếp, khi đã có những
điều kiện khách quan cần thiết đã chín muồi tạo thành tình thế cách mạng.
Tình thế cách mạng là sự chín muồi của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, của mâu
thuẫn giai cấp trong xã hội dẫn tới những đảo lộn trong nền tảng kinh tế - xã hội, tạo nên một cuộc khủng
hoảng chính trị sâu sắc khiến cho việc thay thế thể chế chính trị đó bằng thể chế chính trị khác tiến bộ hơn
như là một thực tế không thể đảo ngược.
Kinh nghiệm lịch sử đã chứng minh rằng nếu chưa có những điều kiện khách quan cho một cuộc cách mạng
xã hội thì không có một nỗ lực nào của người cách mạng có thể đưa cách mạng đến thắng lợi. Nhưng một khi
điều kiện khách quan cho cuộc cách mạng đã chín muồi, thì vận mệnh của một cuộc cách mạng lại hoàn toàn
tùy thuộc vào nhân tố chủ quan và lúc đó nhân tố chủ quan là nhân tố chủ đạo.
Muốn cho cách mạng xã hội nổ ra và giành thắng lợi, ngoài tình thế cách mạng, còn phải có sự chín muồi của
nhân tố chủ quan và sự kết hợp đúng đắn nhân tố chủ quan với điều kiện khách quan.
+ Nhân tố chủ quan của cách mạng xã hội
Sự chín muồi của nhân tố chủ quan trong cách mạng xã hội biểu hiện ở trình độ cao của tính tổ chức, ở mức
độ quyết tâm đến đỉnh điểm của giai cấp cách mạng sẵn sàng tiến hành những hoạt động cách mạng mạnh mẽ
nhất, kiên quyết nhất để lật đổ chính quyền đương thời, xác lập chính quyền cách mạng do giai cấp đó làm
chủ thể. Nhân tố chủ quan gắn liền với mỗi kiểu cách mạng xã hội và mức độ phát triển của nó trong mỗi
kiểu cách mạng cũng rất khác nhau.
Cách mạng xã hội không thể nổ ra và thắng lợi khi điều kiện khách quan không cho phép. Nhưng giai cấp
cách mạng không thể thụ động ngồi chờ, mà phải chuẩn bị lực lượng và phải tác động làm cho điều kiện
khách quan chín muồi. Và khi điều kiện khách quan đã chín muồi, tình thế cách mạng xuất hiện thì giai cấp
cách mạng phải kịp thời chớp lấy thời cơ, phát động quần chúng đứng lên làm cách mạng, giành chính quyền
về tay. V.I.Lênin nhắc nhở người mácxít chân chính phải biết kết hợp “tính sáng suốt khoa học hoàn toàn
trong việc phân tích tình hình khách quan và sự tiến hóa khách quan, với việc thừa nhận một cách hết sức dứt
khoát tác dụng của nghị lực cách mạng, tính sáng tạo cách mạng và tính chủ động cách mạng của quần
chúng, - và dĩ nhiên là cả của những cá nhân, những tập đoàn, những tổ chức và những chính đảng biết phát
hiện ra và thực hiện sự liên kết với những giai cấp này hoặc giai cấp khác”./.
Câu 4. Quần chúng nhân dân là gì? Phân tích vai trò của quần chúng nhân dân trong sự vận động và
phát triển của lịch sử? Ý nghĩa?
Căn cứ vào điều kiện lịch sử xã hội và những nhiệm vụ đặt ra của mỗi thời đại mà quần chúng nhân dân bao
gồm những thành phần, tầng lớp xã hội và giai cấp khác nhau. Như vậy, quần chúng nhân dân là một bộ phận
có cùng chung lợi ích căn bản, bao gồm những thành phần, những tầng lớp và những giai cấp, liên kết lại
thành tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân, tổ chức hay đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế,
chính trị, xã hội của một thời đại nhất định.
Khái niệm quần chúng nhân dân được xác định bởi nội dung sau:
Thứ nhất, những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần, đóng vai trò là hạt nhân
cơ bản của quần chúng nhân dân.
Thứ hai, những bộ phận dân cư chống lại giai cấp thống trị áp bức, bóc lột, đối kháng với nhân dân.
Thứ ba, những giai cấp, những tầng xã hội thúc đẩy sự tiến bộ xã hội thông qua hoạt động của mình, trực tiếp
hoặc gián tiép trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Do đó, quần chúng nhân dân là một phạm trù triết học dùng để chỉ những cộng đồng ngườirộng lớn, thay đổi
trong lịch sử bao gồm tất cả các giai cấp, những tầng lớp, các lực lượng xã hội mà bằng hoạt động thực tiễn
của mình thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Vai trò của quần chúng nhân dân: Các trường phái triết học trước Mác đều chưa nhận thức được vai trò của
quần chúng nhân dân. Tư tưởng tôn giáo cho rằng mọi sự thay đổi trong lịch sử xã hội là do ý chí của đấng
tối cao, do mệnh trời tạo nên, và trao quyền cho các cá nhân thực hiện. Chủ nghĩa duy tâm trong triết học đề
cao vai trò của các vĩ nhân, còn quần chúng nhân dân chỉ là công cụ, phương tiện để sai khiến. Chủ nghĩa
duy vật trước Mác vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm của xã hội khi cho rằng, nhân tố quyết định sự
phát triển của xã hội là tư tưởng, đạo đức, là các vĩ nhân và chỉ có họ mới sớm nhận thức được chân lý vĩnh
cửu. Có nhà tư tưởng lại đề cao vai trò của quần chúng nhân dân, phủ nhận vai trò của các vĩ nhân hoặc
không lý giải được một cách khoa học vai trò quần chúng nhân dân.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử. Bởi vì,
mọi lý tưởng giải phóng xã hội, giải phóng con người chỉ được chứng minh thông qua sự tiếp thu và hoạt
động của quần cúng nhân dân. Hơn nữa, tư tưởng tự nó không làm biến đổi xã hội mà phải thông qua hành
động cách mạng, hoạt động thực tiễn của quần chúng nhân dân, để biến lý tưởng ước mơ thành hiện thực
trong đời sống xã hội.
Vai trò quyết định lịch sử của quần chúng nhân dân được biểu hiện ở ba nội dung sau:
Thứ nhất, quần chúng nhân dân là lực lượng sản suất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất,
là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Con người muốn tồn tại phải có các điều kiện vật chất cần
thiết, mà những nhu cầu đó chỉ có thể đáp ứng được thông qua sản xuất. Lực lượng sản xuất cơ bản là đông
đảo quần chúng nhân dân lao động bao gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc. Cách mạng khoa học kĩ
thuật hiện nay có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Song vai trò của khoa học chỉ
có thể phát huy thông qua thực tiễn sản xuất của quần chúng nhân dân lao động, nhất là đội ngũ công nhân
hiện đại và trí thức trong nền sản xuất xã hội, của thời đại kinh tế tri thức. Điều đó khẳng định rằng hoạt động
sản xuất của quần chúng nhân dân là điều kiện cơ bản để quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Thứ hai, quần chúng nhân dân là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Lịch sử đã chứng minh
rằng, không có cuộc chuyển biến cách mạng nào mà không là hoạt động đông đảo của quần chúng nhân dân.
Họ là lực lượng cơ bản của cách mạng, đóng vai trò quyết định thắng lợi của mọi cuộc cách mạng xã hội.
Trong các cuộc cách mạng làm chuyển biến xã hội từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã
hội khác, nhân dân lao động là lực lượng tham gia đông đảo. Cách mạng là ngày hội của quần chúng nhân
dân, là sự nghiệp của quần chúng. Tất nhiên, suy đến cùng, nguyên nhân của mọi cuộc cách mạng là bắt đầu
từ sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến mâu thuẫn với quan hệ sản xuất, nghĩa là bắt đầu từ hoạt động
sản xuất vật chất của quần chúng nhân dân. Bởi vậy, nhân dân lao động là chủ thể của các quá trình kinh tế,
chính trị, xã hội, đóng vai trò là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.
Thứ ba, quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra những giá trị văn hoá tinh thần. Quần chúng nhân dân đóng
vai trò to lớn trong sự phát triển của khoa học, nghệ thuật, văn học, đồng thời áp dụng những thành tựu đó
vào hoạt động thực tiễn. Những sáng tạo về văn học, nghệ thuật, khoa học, y học, quân sự, kinh tế, chính trị,
đạo đức của nhân dân vừa là cội nguồn, vừa là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển nền văn hoá tinh thần của
các dân tộc trong mọi thời đại. Hoạt động của quần chúng nhân dân từ trong thực tiễn là nguồn cảm hứng vô
tận cho mọi sáng tạo tinh thần trong đời sống xã hội. Mặt khác, các giá trị văn hoá tinh thần chỉ có thể trường
tồn khi được đông đảo quần chúng nhân dân chấp nhận, lưu trữ và truyền bá sâu rộng, trở thành giá trị phổ
biến.
Tóm lại, xét từ kinh tế đến chính trị, từ hoạt động vật chất đến hoạt động tinh thần, quần chúng nhân dân luôn
đóng vai trò quyết định trong lịch sử. Tuy nhiên, tuỳ vào điều kiện lịch sử mà vai trò chủ thể của quần chúng
nhân dân cũng biểu hiện khác nhau. Chỉ có trong chủ nghĩa xã hộ, quần chúng nhân dân mới có đủ điều kiện
để phát huy tài năng và trí sáng tạo của mình. Do đó mọi chủ trương đường lối,chính sách và toàn bộ hoạt
động của Đảng phải xuất phát từ nhu cầu , nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân. Mặt khác cần
phải gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, dựa vào nhân dân, tin tưởng
ở sức mạnh của nhân dân. Mặt khác cũng cần chăm lo bồi dưỡng sức dân, thường xuyên nâng cao đời sống
vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân, chống bệnh quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu dâ, xa rời nhân
dân.
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân, như Nguyễn Trãi đã
nói: “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân, thuận lòng dân thì sống, nghịch lòng dân thì chết”.
Đảng Cộng sản Việt Nam cũng khẳng định rằng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân và quan
điểm “lấy dân làm gốc” trở thành tư tưởng thường trực nói lên vai trò sáng tạo ra lịch sử của nhân dân Việt
Nam.
Câu 5 . Phân tích bản chất,nguồn gốc,kết cấu ,tính chất của ý thức xã hội?
* Ý thức xh:
YTXH là sự phản ánh tồn tại XH trong những giai đoạn lịch sử nhất định,bao gồm tình cảm,tập quán,truyền
thống ,quan điểm,tư tưởng,lí luận…
*Nguồn gốc của YTXH:
-Quan điểm duy vật lịch sử khẳng định nguồn gốc của YTXH là từ tồn tại XH.YTXH là sự phản ánh tồn tại
XH,tồn tại XH thế nào thì YTXH thế ấy.Khi tồn tại Xh thay đổi thì YTXH sớm hay muộn cũng thay đổi theo
-Biện chứng là như thế nào?Khi tìm hiểu nguồn gốc của YTXH ngoài việc tìm từ trong tồn tại xã hội thì
chúng ta còn phải tìm từ tính độc lập tương đối của YTXH tức là tìm trong từ những qui luật của bản thân đời
sống YTXH mới có thể lí giải được về nguồn gốc của 1 hiện tượng YTXH nào đó
*Kết cấu của YTXH
YTXH bao gồm 2 bộ phận:YTXH thông thường và ý thức lí luận
-YTXH thông thường:là toàn bộ những hiểu biết thông thường của con người,thu được trực tiếp từ cuộc
sống,từ hoạt động thực tiễn phản ánh tồn tại Xh 1 cách trực tiếp và tự phát
Vd:tâm lí XH :buồn ,vui,hờn ,giận…
-Đặc trưng của YTXH thông thường là tính tự phát và trực tiếp trong sự phản ánh của nó:
+Tính trực tiếp trong sự phản ánh nghĩa là nó chưa thông qua quá trình tư duy trừu tượng sâu sắc của các nhà
tư tưởng ,các nhà lí luận.Nó mới phản ánh cái hiện tượng ngẫu nhiên,cái bề ngoài của sự vật
+Tính tự phát nó tản mạn,rời rạc,ngẫu nhiên thiếu logic,thiếu hệ thống
-Bộ phận thể hiện rõ nhất tính trực tiếp và tính tự phát trong sự phản ánh của YTTT đó là tâm lí xh
+Tâm lí xh là toàn bộ những tình cảm tâm trạng,truyền thống,tập quán thói quen của con người trong giai
đoạn lịch sử nhất định
+Đặc điểm của tâm lí xh là được hình thành 1 cách tự phát dưới sự ảnh hưởng của điều kiện sinh sống hằng
ngày,thường ghi lại những mặt bề ngoài của TTXH.Nó không đi sâu vào bản chất của các mối quan hệ,nó
còn mang tính kinh nghiệm chưa thể hiện về mặt lí luận
-YTTT không phải là cái tầm thường thấp kém giá trị mà nó là những hiểu biết thông thường của con người
thu được từ cuộc sống và nó cũng hướng dẫn hoạt động của con người trong các mối quan hệ ứng xử với tự
nhiên xh.Mặt khác nó chính là nguồn nguyên vật liệu để các nhà tư tưởng,các nhà khoa học có thể khái quát
lên thành các học thuyết,các lí thuyết
*YT lí luận
-YTLL là toàn bộ những quan điểm quan niệm,những tư tưởng đã được hệ thống hóa,khái quát hóa thành các
học thuyết,các lí thuyết khác nhau về tự nhiên và xã hội,nó phản ánh 1 cách gián tiếp và tự giác
-Như vậy đặc trưng của YTLL là phản ánh tồn tại xh 1 cách trực tiếp,tự giác
Tính tự giác có tính hệ thống,tính logic rất chặt chẽ,nó thể hiện và bảo vệ lợi ích của những giai cấp của
những lực lượng xh nhất định
-Bộ phận thể hiện rõ rệt nhất tính gián tiếp và tự giác trong sự phản ánh của ý thức lí luận là hệ thống tư tưởng
chính trị
-Hệ tư tưởng chính trị là toàn bộ những quan điểm,quan niệm về đời sống chính trị xh đã được hệ thống hóa
khái quát hóa thành các học thuyết các lí thuyết khác nhau về đời sống chinh trị xh.Nó thể hiện và bảo vệ lợi
ích cơ bản và trực tiếp của những giai cấp ,những lực lượng xh nhất định nó phản ánh tồn tại xh gián tiếp và
tự giác
=>Mối quan hệ giữa ý thức thông thường và ý thức lí luận
-đây là 2 trình độ phản ánh khác nhau của YTXH,chúng có mối quan hệ biện chứng,YTTT là nguồn “nguyên
vật liệu” để khái quát nên thành ý thức lí luận.Ngược lại,YTLL tác động trở lại YTTT,nó chỉ ra YTTT nào là
đúng,các nào là sai,đúng sai ở mức độ nào?duy trì cái nào,loại bỏ cái nào
-Giữa YTTT và YTLL khong phải là tác đông với nhau theo quan hệ sản sinh mà đó là trình độ phản ánh khác
nhau
-Vậy không được coi thường phủ nhận hay tuyệt đối hóa 1 bộ phận nào
*Tính chất giai cấp của YTXH:
-YTXH là sự phản ánh điều kiện sinh hoạt vật chất của xh.Trong xh có giai cấp ,mỗi gc có những đk sinh hoạt
vc riêng ,có địa vị và lợi ích riêng vì thế YT của gc cũng khác nhau,đối lập nhau.Điều này diễn ra trong cả
YTTT và YTLL,cả ở tâm lí xh và hệ tư tưởng
-Trong xh có gc đối kháng,tư tưởng thống trị bao giờ cũng là tư tưởng của gc thống trị về kinh tế và chính trị
của xh đó
-Mặc dù chịu ảnh hưởng của gc thống trị song gc thống trị cũng có ý thức tư tưởng của gc mình đối lập với ý
thức của gc thống trị .Mâu thuẫn giữa YT của gc thống trị với YT gc bị trị tỉ lệ thuận với mâu thuẫn trong
lĩnh vực kinh tế .Tư tưởng tiến bộ cách mạng phản ánh nhu cầu ,lợi ích của gc cách mạng ngày càng xâm
nhập vào quần chúng lao động,tạo nên sức mạnh đấu tranh chống lại gc thống trị
-Tính gc của YTXH không phủ nhận đặc điểm ,vai trò của YT cá nhân cũng như những giá trị mang tính nhân
loại của YTXH
*Ý nghĩa phương pháp luận:
-Hiểu dúng đắn về nguồn gốc của YTXH,chống quan điểm duy tâm cũng như quan điểm duy vật tầm thường
-Hiểu đúng kết cấu của YTXH cũng như mối quan hệ giữa YT lí luận và YT thông thường,tâm lí xh và hệ tư
tưởng
-Hiểu rõ tính giai cấp của YT tư tưởng hiện nay,chống mơ hồ về cuộc đấu tranh gc
Câu 6 .Phân tích tính độc lập tương đối của YTXH? Ý nghĩa phương pháp luận?
Có 5 biểu hiện
1/ YTXH thường lạc hậu hơn so với TTXH
-TTXH đã thay đổi nhưng YTXH do nó sinh ra vẫn còn tồn tại trong XH mới
YTXH phụ thuộc TTXH, YTXH phản ánh TTXH, trong đời sống tinh thần XH, TTXH thay đổi, YTXH thay
đổi không kịp nên vẫn còn tồn tại.
_ TTXH mới xuất hiện nhưng YTXH phản ánh về nó chưa hình thành kịp, chưa đầy đủ.
Nguyên nhân YTXH lạc hậu hơn so với TTXH
+ YTXH là cái phản ánh, TTXH là cái được phản ánh, Theo quy luật này, TTXH thay đổi trước,YTXH thay
đổi theo
+ Do sức mạnh của thói quen tập quán
+ Do các LLXH, các giai cấp lỗi thời lạc hậu luôn duy trì YTXH cũ vì lợi ích của mình.
Ý nghĩa PP luận
+ Trong thời kì lên CNXH ở nước ta, YTXH lạc hậu vẫn còn tốn tại là một tất yếu KQ.
+ Trong quá trình xây dựng XH mới, ta kiên quyết đấu tranh để loại bỏ những YTXH cũ lạc hậu nhưng
không được nóng vội, chủ quan, phải kiên trì nhẫn nại
+ YTXH cũ không thể mất đi một cách dễ dàng, phải qua quá trình cải tạo lâu dài, phức tạp. Do vậy, trong sự
nghiệp xây dựng XH mới phải tăng cường công tác tư tưởng,
“ Nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác tư tưởng, lí luận”
2/ Tính vượt trước của những tư tưởng khoa học cách mạng
+ Những tư tưởng KHCM có thể phản ánh đúng bản chất, quy luật vận động và phat triển của SVHT, từ đá
vạch ra được khuynh hướng phát triển tất yếu của SVHT, dự báo được tương lai, phản ánh vượt trước TTXH
+ Để dự báo đúng TTXH mới, YTXH phải lấy TTXH hiện thực làm căn cứ, phản ánh chính xác. sâu sắc
TTXH.
Ý nghĩa phương pháp luận
+ Khi vận dụng những tư tưởng KHCM cần tránh bệnh giáo điều
VD: CN mác lê nin là KHCM nhưng khi vận dụng, Đảng ta đã vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với tình
hình đất nước.
+ Tôn trọng tri thức KH, thấy được tầm quan trọng của việc trang bị tri thức KH cho nhân dân
VD : Vận động quần chúng nhân dân phòng bệnh Tay- chân – miệng. Nếu chỉ bằng băng rôn, khẩu hiệu, tờ
rơi thì chẳng có tác dụng vì người dân chỉ đọc thoáng qua hoặc không đọc, khi có bệnh vẫn không biết cách
chữa dẫn đến nhiều trường hợp tử vong.
Nhưng nếu QCND đã được trang bị KT về căn bệnh này thì khi gặp bệnh, họ sẽ biết cách xử lí, tìm cách chữa
trị đúng,
3/ Tính kế thừa trong sự phát triển của YTXH
+ YTXH của một thời đại bao giờ cũng phản ánh đời sống VC của thời đại đó, đồng thời cón là sự kế thừa
sáng tạo những tư tưởng, quan niệm của thời đại trước.
+ Trong XH có giai cấp, sự kế thừa của YTXH bao giờ cũng phụ thuộc vào lợi ích giai cấp.
Ý nghĩa PP luận:
+ Không chỉ căn cứ vào TTXH của một thời đại để giải thích nội dung của YTXH mà [hải căn cứ vào sự kế
thừa những tư tưởng của thời đại trước
+ Cần phải thực hiện nguyên tắc kế thừa trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới XHCN, tránh khuynh
hướng phủ định sạch trơn, kế thừa mù quáng.
VD: Hiện nay Đảng ta đang xây dựng nền văn hóa “ tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” ( giải thích cụm từ )
“ Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc VN, tiếp thu những tinh hoa văn hóa
nhân loại”
4/ Sự tác động qua lại lẫn nhua giữa các hình thái của YTXH
+ YTXH phản ánh TTXH ở nhiều phương diện khác nhau được chia thành các HT YTXH như: YT chính trị,
YT pháp quyền YT đạo đức, YT tôn giáo YT nghệ thuật YT khoa học,…giữa chúng có sự chi phối, ảnh
hưởng, tác động qua lại lẫn nhau.
+ Trong XH có giai cấp, YTXH có ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ đến các HT YTXH
Ý nghĩa PP luận:
+ Khi xem xét một HT YTXH nào đó, chúng ta phải nghiên cứu cả những ảnh hưởng của các HT YTXH khác
đối với nó.
+ Ở nước ta hiện nay, các hoạt động trong lĩnh vực tư tưởng như TH, VH, NT,…tất cả phải gắn với hệ tư
tưởng chính trị
VD : Tôn giáo cũng phải hoạt động trong khuôn khổ chính trị.
4/ Sự tác động trở lại của YTXH đối với TTXH :
+ YTXH phản ánh đúng bản chất, quy luật của XH sẽ thúc đẩy XH phát triển và ngược lại.
+ Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển XH phụ thuộc vào 3 yếu tố
-Giai cấp đề ra tư tưởng đó.
-Mức độ phù hợp của tư tưởng đối với hiện thực
-Mức độ thâm nhập tư tưởng đó vào quần chúng
Ý nghĩa PP luận:
+ Là cơ sỏ lí luận để xây dựng quan điểm DVBC về LS.
+ Trong quá trình xây dựng CNXH phải tiến hành đồng bộ việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
nhân dân.