Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Bài tập tình huống luật kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.65 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1 – 3 - 5
Giảng viên hướng dẫn :
Nhóm thực hiện

:

3

Lớp học phần

: 1702TLAW0311

Môn học

: LUẬT KINH TẾ

Thương Mại - 2017


GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
LUẬT KINH TẾ
Tình huống thảo luận 1
Hải, Hồng và Công cùng tham gia thành lập công ty TNHH Vinh Quang
vào tháng 07 năm 2015, ngành nghề kinh doanh là sản xuất và mua bán đồ nhựa
với số vốn điều lệ là 2 tỷ đồng. Hải vốn là nhân viên của một Công ty TNHH X,
Hồng là chủ của một doanh nghiệp tư nhân Y, còn Công là nhân viên hợp đồng
của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Z.


Tình huống 1:
Tình tiết bổ sung 1: Trong thỏa thuận góp vốn, các bên thỏa thuận Hải góp vốn
500 triệu đồng (chiếm 25% vốn điều lệ), Hồng góp vốn 1 tỷ đồng (chiếm 50%
vốn điều lệ) và Công góp vốn 500 triệu đồng (chiếm 25% vốn điều lệ). Trong
bản Điều lệ được các thành viên soạn thảo và nhất trí thông qua thì Hồng giữ
chức Giám đốc Công ty kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên. Các nội dung khác
của bản Điều lệ tương tự như các quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc góp vốn
của các thành viên trong công ty có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
Trả lời:
− Căn cứ khoản 1, 2 Điều 18: Quyền thành lập, góp vốn mua cổ phần,
mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp ( Luật doanh nghiệp 2014)
“1. Tổ chức cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam
theo quy định của luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này.


2. Tổ chức cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghệp tại
Việt nam:
a. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để
thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
b. Cán bộ công viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức viên
chức.
c. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc
phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ
những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của
Nhà nước tại doanh nghiệp.
d. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những
người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà
nước tại doanh nghiệp khác;
đ. Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc; người

bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, nguời
đang bị quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục
bắt buộc hoặc người đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ
hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa
án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống
tham nhũng.


→ Hải và Công không thuộc 2 trường hợp trên do đó họ có quyền thành lập,
quản lý doanh nghiệp và việc góp vốn của các Hải và Công trong công ty là hợp
pháp.
− Căn cứ khoản 4 Điều 183 Doanh nghiệp tư nhân ( Luật doanh nghiệp
2014).
“4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ
phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc
công ty cổ phần”.
→ Do Hồng là chủ của một doanh nghiệp tư nhân Y nên theo khoản 4 Điều 183
thì hồng không được quyền góp vốn thành lập công ty TNHH. Và không phải là
người đại diện theo pháp luật của công ty.
Kết Luận: Việc góp vốn của các thành viên trong công ty là không hợp pháp.
Tình tiết bổ sung 2:
Sau khi Công ty TNHH Vinh Quang đi vào họat động được 5 tháng, 3 thành viên
ký kết hợp đồng với Dương, trong đó các thành viên thỏa thuận kết nạp Dương
làm thành viên của Công ty. Tài sản góp vốn của Dương là chiếc ô tô tải được
các bên định giá 300 triệu đồng. Nhưng do khó khăn trong việc làm thủ tục
chuyển sở hữu chiếc ô tô sang cho Công ty, giấy tờ xe ô tô lại đang đứng tên vợ
chồng Dương nên tất cả các thành viên thỏa thuận rằng khi nào thuận lợi thì sẽ
chuyển sở hữu và làm thủ tục đăng ký theo quy định. Công ty đã quyết định chi
100 triệu đồng để sữa chữa xe ô tô đều mang tên Công ty TNHH Vinh Quang.

Chiếc xe ô tô cũng được sơn tên và lô gô của Công ty TNHH Vinh Quang.
Dương đã trở thành thành viên hợp pháp của công ty chưa? Căn cứ pháp lý?


Trả lời:
− Căn cứ điểm a khoản 1 điều 36: Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn.(
Luậ doanh nghiệp 2014)
“Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì
người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử
dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền”
− Căn cứ Khoản 1, Điều 51 Luật Doanh Nghiệp năm 2014 quy định về
Nghĩa vụ của thành viên.( Luật doanh nghiệp 2014)
“Góp đủ, góp đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ
và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty,
trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 48 của Luật này”
→ Chia thành 2 trường hợp;
Trường hợp 1: Nếu đã chuyển sở hữu và làm thủ tục đăng ký theo quy định thì
Dương trở thành thành viên hợp pháp của công ty.
Trường hợp 2: Nếu chưa chuyển sở hữu và chưa làm thủ tục đăng ký theo quy
định thì Dương vẫn chưa là thành viên hợp pháp của công ty.
Tình tiết bổ sung 3: Sau một thời gian họat động, Công ty kinh doanh thua lỗ và
đã xảy ra những tranh cãi giữa các thành viên về phương án kinh doanh của
Công ty. Không bằng lòng với những tranh cãi trên, trong một lần đi giao hàng
Dương đã giữ lại 100 triệu đồng tiền hàng của Công ty và tuyên bố rằng đây là
lợi nhuận đáng được hưởng của mình, sau đó tuyên bố rút khỏi Công ty và đơn
phương rút lại chiếc xe ô tô của mình. Dương có được hưởng khoản lợi nhuận
trên không? Vì sao?


Trả Lời:

− Căn cứ khoản 2 Điều 51 Nghĩa vụ của thành viên (Luật doanh nghiệp
2014)
“ Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp
quy định tại các Điều 52, 53,54 và 68 luật này.
− Căn cứ vào Điều 69 Điều kiện để chia lợi nhuận. (Luật doanh nghiệp
2014)
“ Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi kinh doanh có lãi, đã
hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp
luật và đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi chia
lợi nhuận”
→ Chia thành 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Nếu Dương không là thành viên hợp pháp của công ty.
Dương chưa làm thủ tục chuyển quyền sở hữu chiếc ô tô sang công ty do đó
Dương không là thành viên công ty nên không có quyền hưởng lợi nhuận phát
sinh từ hoạt động kinh doanh của công ty và không được hưởng 100 triệu.
Trường hợp 2: Nếu Dương là thành viên hợp pháp của công ty.
Khi Dương đã làm thủ tục chuyển nhượng tài sản ô tô của mình cho công ty thì
Dương sẽ được chia lợi nhuận theo Điều 67 Điều kiện chia lợi nhuận. Tuy nhiên
trong tình huống này Dương đã tự ý giữ lại 100 triệu đồng tiền hàng của công ty
và tuyên bố lợi nhuận đáng được hưởng. Vì vậy Dương không được hưởng 100
triệu vì thuộc phần tài sản của công ty mà phải chia lợi nhuận theo điều khoản
trên.


Tình tiết bổ sung 4: Hồng nộp đơn ra tòa với tư cách người đại diện theo pháp
luật của Công ty kiện đòi Dương chiếc xe ô tô là tài sản của Công ty và 100 triệu
đồng mà Hồng cho là Dương đã chiếm đọat của Công ty. Hồng có quyền khởi
kiện không? Việc xử lý tài sản đối với chiếc xe ôtô, 100 triệu tiền nâng cấp xe,
và 100 triệu tiền Dương đang nắm giữ được thực hiện như thế nào?
Trả Lời:

− Theo tình tiết số 1 do Hồng không là thành viên hợp pháp của công ty,
nên Hồng không có quyền khởi kiện vụ việc.
− Xử lý tài sản đối với ô tô, 100 triệu tiền nâng cấp xe, 100 triệu tiền
Dương đang nắm giữ như sau:
Trường hợp 1: Dương không là thành viên hợp pháp của công ty.
+ Dương phải hoàn trả 100 triệu đồng mà Dương đã lấy của công ty.
+ Chiếc ô tô thuộc quyền sở hữu của vợ chồng Dương và cũng chưa
chuyển quyền sở hữu nên nên công ty không được quyền đòi lại. Nhưng
phải trả lại 100 triệu tiền công ty đã nâng cấp cho xe ô tô của Dương.
Trường hợp 2: Dương là thành viên hợp pháp của công ty.
+ Tiền hàng 100 triều Dương sẽ phải trả cho công ty mà không có quyền
chiếm đoạt.
+ Tài sản đối với ô tô cũng thuộc quyền sở hữu của công ty vì Dương đã
góp vốn.
Tình tiết bổ sung 5: Tòa án nhân dân Thành phố Z đã thụ lý hồ sơ. Việc thụ lý
vụ án của Tòa án nhân dân thành phố Z có hợp pháp không?
Trả Lời:


− Căn cứ theo khoản 3 và khoản 4 Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự quy định
về Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án
3. “ Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên của công ty, nhưng có giao
dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.”
4 “Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa
công ty với người quản lý trong công ty TNHH hoặc thành viên Hội đồng quản
trị, giám đốc, tổng giám đốc trong CTCP, giữa các thành viên của công ty với
nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động giải thể, sáp nhập, hợp nhất,chia
tách bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức của công ty.”
Căn cứ khoản 2 điều 37 Luật tố tụng dân sự (2015) Thẩm quyền của tòa án

nhân dân cấp tỉnh quy định:
“Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm
những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp
huyện quy định tại điều 35 của bộ luật này mà tòa án nhân dân cấp tỉnh tự
mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của tòa án
nhân dân cấp huyện”
=> như vậy tòa án nhân dân Z có quyền thụ lí vụ án hồ sơ.

TÌNH HUỐNG 3


CTCP xây dựng A mua của CTTNHH xi măng B 100 tấn xi măng loại 1 với giá
1,5 triệu đồng/tấn. Theo thỏa thuận trong hợp đồng, Công ty A tạm ứng trước
25% giá trị hợp đồng ngay sau khi ký hợp đồng. Đúng thời hạn, Công ty A đã
tạm ứng đủ số tiền cho công ty B, đồng thời công ty B cũng giao hàng đúng và
đủ số xi măng của đợt 1 là 30 tấn. Đến đợt giao hàng thứ 2 theo Hợp đồng, Công
ty B chỉ giao 30/70 tấn nhưng yêu cầu công ty A phải thanh toán toàn bộ số tiền
đượt 1. Khi nhận hàng đợt 2, công ty A phát hiện khoảng 20% số xi măng không
đúng chủng loại như hợp đồng và bị ẩm. Công ty A yêu cầu công ty B phải thay
xi măng như thỏa thuận nhưng công ty B lấy lý do gặp mưa lớn nên không hạn
chế được, hơn nữa hàng đã giao cho bên mua nên bên mua phải chịu rủi ro. Bên
A từ chối thanh toán cho đợt 1 và đợt 2, đồng thời buộc B phải trả tiền phạt 5%
giá trị hợp đồng như đã thỏa thuận. Hỏi:
1.Hợp đồng trên có chịu sự điều chỉnh của BLDS 2015 và Luật thương mại 2005
không? Tại sao?
Trả Lời :
Hợp đồng trên có chịu sự điều chỉnh của cả luật dân sự 2015 và Luật thương mại
2005. Luật dân sự được dùng để điều chỉnh trong hợp đồng trên như:
Điều 386. Đề nghị giao kết hợp đồng
1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu

sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ
thể.
2. Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên
đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề
nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được
giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
Điều 388. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực
1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:
a) Do bên đề nghị ấn định;


b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ
khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó.
2. Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:
a) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được
chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;
b) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;
c) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các
phương thức khác.
Điều 389. Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng
1. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp
đồng trong các trường hợp sau đây:
a) Nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề
nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;
b) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị
có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.
2. Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đề nghị đó được coi là đề
nghị mới.
Điều 390. Huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng
Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền huỷ bỏ đề nghị

do đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị và
thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước
khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Điều 391. Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận;
2. Hết thời hạn trả lời chấp nhận;


3. Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;
4. Khi thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực;
5. Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ
bên được đề nghị trả lời.
Điều 392. Sửa đổi đề nghị do bên được đề nghị đề xuất
hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới. Khi bên được
đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có nêu điều kiện
Điều 393. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với
bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
Điều 394. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng
1. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có
hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng
nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị
mới của bên chậm trả lời.
Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do
khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông
báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả
lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.
2. Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại
hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp

nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời.
3. Quy định tại khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp
đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được, nhưng phần
còn lại của hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý.


Luật Thương Mại được dùng để điều chỉnh trong hợp đồng trên như :
Điều 34. Giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa
1. Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng,
chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.
2. Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và
chứng từ liên quan theo quy định của Luật này.
Điều 35. Địa điểm giao hàng
1. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận.
2. Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng
được xác định như sau:
a) Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại
nơi có hàng hoá đó;
b) Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán
có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
c) Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu
vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa
điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại
địa điểm đó;
d) Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh
của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú
của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.
Điều 36. Trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển
1. Trường hợp hàng hóa được giao cho người vận chuyển nhưng không được xác
định rõ bằng ký mã hiệu trên hàng hóa, chứng từ vận chuyển hoặc cách thức

khác thì bên bán phải thông báo cho bên mua về việc đã giao hàng cho người
vận chuyển và phải xác định rõ tên và cách thức nhận biết hàng hoá được vận
chuyển.


2. Trường hợp bên bán có nghĩa vụ thu xếp việc chuyên chở hàng hoá thì bên
bán phải ký kết các hợp đồng cần thiết để việc chuyên chở được thực hiện tới
đích bằng các phương tiện chuyên chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo
các điều kiện thông thường đối với phương thức chuyên chở đó.
3. Trường hợp bên bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá trong quá
trình vận chuyển, nếu bên mua có yêu cầu thì bên bán phải cung cấp cho bên
mua những thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá và việc vận chuyển hàng
hoá để tạo điều kiện cho bên mua mua bảo hiểm cho hàng hoá đó.
Điều 37. Thời hạn giao hàng
1. Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp
đồng.
2. Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời
điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào
trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.
3. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao
hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.
Điều 38. Giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận
Trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có
quyền nhận hoặc không nhận hàng nếu các bên không có thoả thuận khác.
Điều 39. Hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
1. Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là
không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp
sau đây:
a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng
chủng loại;

b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán
biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;


c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã
giao cho bên mua;
d) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại
hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong
trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.
2. Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp
đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 40. Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với hàng hóa không
phù hợp với hợp đồng được quy định như sau:
1. Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu
vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm
khuyết đó;
2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo
quy định của Luật này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết
nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường
hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;
3. Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau
thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.


2.Ý kiến của công ty B về chuyển rủi ro đối với hàng hóa như trên có đúng pháp
luật không? Vì sao?
3. Anh/ chị hãy xác định trách nhiệm của các bên đối với hành vi vi phạm trên?
Trả lời :

 TH1: 20% số xi măng không đúng chủng loại như hợp đồng không phải vì lí do
gặp mưa lớn
Theo Điều 39 Bộ Luật Thương Mại 2014 quy định về hàng hóa không phù hợp
với hợp đồng như sau:
“Điều 39. Hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
1. Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là
không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp
sau đây:
a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng
chủng loại;
b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán
biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã
giao cho bên mua;
d) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại
hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong
trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.


2. Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp
đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này.”
Khi nhận hàng đợt 2, công ty A đã phát hiện khoảng 20% số xi măng không đúng
chủng loại như hợp đồng và đã bị ẩm. Nếu công ty A chứng minh được khoảng
20% số xi măng đó không đúng chủng loại như hợp đồng đã ký kết thì có nghĩa
là công ty B đã giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo khoản c Điều
39 Luật TM 2014: “Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng
hóa mà bên bán đã giao cho bên mua.”
Theo Điều 40 và Điều 41 Luật TM 2014 quy định về trách nhiệm đối với hàng
hóa không phù hợp với hợp đồng và khắc phục trong trường hợp giao hàng thiếu,
giao hàng không phù hợp với hợp đồng như sau:

“Điều 40. Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với hàng hóa không
phù hợp với hợp đồng được quy định như sau:
1. Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu
vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm
khuyết đó;
2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo
quy định của Luật này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết
nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường
hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;
3. Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau
thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.


Điều 41. Khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp
với hợp đồng
1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao
hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng trước
khi hết thời hạn giao hàng và giao thiếu hàng hoặc giao hàng không phù hợp với
hợp đồng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng
hoá cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá
trong thời hạn còn lại.
2. Khi bên bán thực hiện việc khắc phục quy định tại khoản 1 Điều này mà gây
bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền
yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.”
Theo Điều 318 Luật TM 2014 Thời hạn khiếu nại như sau:
“Điều 318. Thời hạn khiếu nại
Trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 237 của Luật này, thời hạn
khiếu nại do các bên thỏa thuận, nếu các bên không có thoả thuận thì thời hạn
khiếu nại được quy định như sau:

1. Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;
2. Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hoá;
trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ
ngày hết thời hạn bảo hành;
3. Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng
hoặc trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với
khiếu nại về các vi phạm khác.”
 Khoảng 20% số xi măng không đúng với chủng loại như hợp đồng và đã
bị ẩm do công ty B đã giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng nên kể


cả trường hợp hàng hóa đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro thì
công ty B vẫn phải chịu trách nhiệm với số hàng hóa đó và khắc phục
bằng cách thay thế hàng hóa cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự
không phù hợp của 20% số xi măng đó trong thời hạn còn lại. Tuy nhiên
công ty B không những không khắc phục mà còn yêu cầu công ty A phải
chịu rủi ro là hoàn toàn bất hợp lý.
 TH2: 20% số xi măng không đúng hợp đồng là do trong quá trình vận chuyển
có mưa lớn
Nhưng nếu đúng là 20% số xi măng trong quá trình vận chuyển do mưa lớn nên
20% số xi măng đấy đã bị hư hỏng và không còn giống với chủng loại như hợp
đồng đã ký kết thì theo Điều 60 Luật TM 2014 như sau:
“Điều 60 . Chuyểm rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường
vận chuyển
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá
đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được
chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.”
Đây là trường hợp mà đối tượng của hợp đồng là hàng hóa đang trên đường vận
chuyển, khi đó rủi ro sẽ được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp
đồng. Vì đối tượng của hợp đồng là số xi măng trong đó có 20% số xi măng

trong quá trình vận chuyển đã bị hư hỏng do mưa lớn. Trường hợp này, số xi
măng bị hư hỏng được xác định là sự kiện bất khả kháng, sự kiện này xảy ra sau
khi ký hợp đồng, không phải do lỗi của bất kỳ bên tham gia hợp đồng nào, mà
xảy ra ngoài ý muốn và các bên không thể dự đoán trước, cũng như không thể
tránh và khắc phục được, dẫn đến không thể thực hiện được hoặc không thể thực


hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ, bên chịu sự cố này có thể được miễn trừ trách nhiệm
của hợp đồng hoặc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng.
Sự kiện bất khả kháng có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên
tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần, thời tiết quá xấu…
hoặc cũng có thể là những hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn,
đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của Chính phủ…
20% số xi măng trong quá trình vận chuyển do gặp mưa lớn (thời tiết xấu) nên bị
hỏng, đây chính là sự kiện bất khả kháng do thiên nhiên gây ra (thiên
tai) mà cả hai bên đều không thể dự đoán trước dẫn đến sự cố công ty B
không thể thực hiện đúng chất lượng đã giao kết trong hợp đồng với
công ty A.
: Vì là sự kiện bất khả kháng, rủi ro trong quá trình vận chuyển là do mưa lớn
nên sau khi hàng đã giao cho công ty A thì công ty A phải chịu rủi ro và
công ty B được miễn trừ trách nhiệm của hợp đồng.
Vì vậy công ty A phải chịu rủi ro và công ty B được miễn trừ trách nhiệm của
hợp đồng.
 Trong trường hợp này ý kiến của công ty B về chuyển rủi ro đối với hàng
hóa như trên là đúng pháp luật.


TÌNH HUỐNG 5
Ngày 1/10/2016, bà Hương- Giám đốc Công ty cổ phần thương mại M
(ngành nghề kinh doanh sản xuất hàng điện tử điện lạnh) gọi điện cho giám đốc

công ty TNHH Hà Nội – Chợ Lớn (siêu thị HC) về việc bán 50.000 chiếc điều hòa
hiệu Nagakawa NS-C102 với giá 3trđ/chiếc, giao hàng vào ngày 7/10/2016.
Ngoài những nội dung chi tiết khác, khi thương thảo qua điện thoại, hai bên đã
thỏa thuận: "Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ
được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)".
Ngày 5/10/2016, do giá điều hòa trên thị trường tăng cao, bà Hương gửi
công văn thông báo cho siêu thị HC về việc công ty M sẽ không thực hiện hợp
đồng trên, với lý do hợp đồng này vô hiệu toàn bộ (do hợp đồng không phải bằng
hình thức văn bản). Siêu thị HC yêu cầu công ty M phải thực hiện hợp đồng theo
đúng thỏa thuận, nhưng công ty M không thực hiện. Sau khi thương lượng không
thành, Siêu thị HC đã làm đơn khởi kiện công ty M tại Trung tâm Trọng tài Quốc
tế VN (VIAC) yêu cầu công ty M phải (1) tiếp tục thực hiện hợp đồng, (2) bồi
thường thiệt hại cho siêu thị HC 2 tỷ đồng (tiền lãi mà siêu thị HC dự tính sẽ có
được từ việc kinh doanh số điều hòa trên cơ sở so sánh giá mua và giá bán trên thị
trường vào thời điểm nhận hàng), (3) yêu cầu công ty M nộp phạt 8% giá trị hợp
đồng.
Anh chị hãy cho biết vụ kiện trên thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan
nào? Nêu quan điểm của anh chị về hướng giải quyết vụ việc.
Trả Lời :
1, Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Theo khoản 1 Điều 24 Luật thương mại 2005 có quy định về hình thức hợp đồng
mua bán hàng hóa:
“1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc
được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được
lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.”
Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa bà Hương và giám đốc công ty Chợ Lớn
được thành lập.



Theo như thỏa thuận của 2 bên: "Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến
hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam
(VIAC)".
Theo khoản 1 điều 5 luật Trọng tài thương mại: “tranh chấp được giải quyết bằng
Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trong tài. Thỏa thuận bằng trọng tài có thể
được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.”
Nhưng theo khoản 2 điều 16 luật Trọng tài thương mại thì:
“Điều 16. Hình thức thoả thuận trọng tài
2. Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa
thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex,
thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các
bên;
c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi
chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận
trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự
khác;
đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của
thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.”
Theo đó việc thỏa thuận trọng tài của 2 bên là chỉ là thỏa thuận trên điện thoại
nên chua được xác lập.
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 39 Luật Tố tụng dân sự về Thẩm quyền của Tòa án
theo lãnh thổ:
“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định
như sau:


a)


Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị
đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết
theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và
32 của Bộ luật này;”

Theo đó nếu khi xảy ra tranh chấp, 2 bên không có thỏa thuận gì thêm về nơi thụ
ký vụ án thì vì Công ty Chợ Lớn làm đơn kiện Công ty M nên Tòa án nơi Công
ty M sẽ thụ lý và có thẩm quyền giải quyết vụ án này.
2. Hướng giải quyết vụ việc
Theo Điều 310 Luật thương mại về Đình chỉ thực hiện hợp đồng:
“Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, đình
chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp
đồng;
2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.”
Do một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng (bà Hương đơn phương chấm
dứt việc bán điều hòa cho công ty Chợ Lớn) dẫn đến việc hợp đồng bị đình chỉ
thực hiện. Tại đây, bà Hương đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng nên bên bị vi phạm
là công ty Chợ Lớn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Điều 311 Luật
TM.
3.
Siêu thị HC yêu cầu công ty M phải thực hiện hợp đồng theo đúng thỏa
thuận, nhưng công ty M không thực hiện.
Theo Điều 297 Luật TM về Buộc thực hiện đúng hợp đồng:
“1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm
thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực
hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.

2. Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng
hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận


trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém
chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc
giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm
không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế
nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.
3. Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tại khoản 2
Điều này thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của
người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và
bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có
quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm
phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
4. Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao
dịch vụ, nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2
Điều này.
5. Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả
tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định
trong hợp đồng và trong Luật này.”
Vì thế, công ty M của bà Hương buộc phải thực hiện đúng hợp đồng và
phải chịu phí phát sinh.
Về việc siêu thị HC yêu cầu bồi thường thiệt hại: theoĐiều 303. Căn cứ phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại
“Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách
nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;
2. Có thiệt hại thực tế;
3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại”

Theo đây việc siêu thị HC yêu cầu bồi thường 2 tỷ đồng là hoàn toàn sai, vì 2 tỷ
đồng là số lãi mà siêu thị HC dự tính sẽ đạt được nếu không xảy ra vi phạm chứ
không phải thiệt hại thực tế. Nên siêu thị HC không có quyền yêu cầu công ty M
phải bồi thường 2 tỷ đồng.
- Về việc siêu thị HC đồi phạt vi phạm 8% giá trị hợp đồng:
Theo điều Điều 307. Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường
thiệt hại


“1. Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ
có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định
khác.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền
áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp
Luật này có quy định khác.”
Theo đây thì 2 bên không có thỏa thuận phạt vi phạm nên siêu thị HC không có
quyền yêu cầu phạt vi phạm
Hướng giải quyết, công ty mà phải có trách nhiệm thực hiện đứng hợp đồng,
trong trường hợp công ty M không thực hiện đứng hợp đồng ngây thiệt hại trực
tiếp cho siêu thị HC thì siêu thị HC có trách nhiệm xác minh thiệt hại xảy ra và
yêu cầu công ty M bồi thường.



×