Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Cách viết một mở bài hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.01 KB, 6 trang )

Với môn Ngữ văn, làm thế nào để
viết được mở bài hay?
Đầu xuôi thì đuôi khắc lọt, viết được mở bài hay thì kiểu gì thân
bài cũng chỉ là chuyện nhỏ thôi!
Khó nhất khi phải viết một bài tập làm văn đối với bạn là gì? Chính là viết mở bài đó!
Nhiều khi cứ cắn bút mãi mà không thể viết được một câu nào - điều này chắc chắn ai
cũng từng trải qua rồi này. Đầu xuôi thì đuôi khắc lọt, nếu biết cách để viết một mở bài
hay thì kiểu gì thân bài cũng chỉ là chuyện nhỏ mà thôi! Tham khảo những gợi ý dưới đây
xem sao:
1. Muốn viết được mở bài hay, phải viết mở bài đúng cái đã!
Mở bài là gì nào? Chính là phần đặt vấn đề cho toàn bộ bài văn, thế nên trước khi nghĩ ra
mở bài nào đó thật bay bổng, trau chuốt và độc đáo, cứ tập trung vào việc nêu được vấn
đề đi đã. Bạn có thể nêu vấn đề trực tiếp hoặc gián tiếp, đơn giản hay sáng tạo ra một mở
bài sáng tạo - gì cũng được - miễn là đừng quá lan man, sáo rỗng mà không nhắc được
trọng tâm vấn đề.


2. Chú ý cách mở bài khác nhau với mỗi kiểu bài
Bài văn nghị luận, hay văn phân tích, cảm thụ... mỗi kiểu bài đều cần có một cách mở bài
khác nhau để đúng và hay. Sau khi xác định được vấn đề cần đề cập tới, và kiểu bài cần
triển khai, bạn hãy chọn một cách mở bài đáp ứng được 2 yêu cầu đó. Dẫn dắt như thế
nào để vừa ra được vấn đề, lại không bị sai dạng bài.
Một số ví dụ:


- Với nghị luận xã hội: Không nên đi thẳng trực tiếp vào vấn đề nghị luận vì rất dễ bị khô
khan, hãy liên hệ từ những hiện tượng xã hội hoặc danh ngôn/ triết lý có liên quan, đi từ
rộng đến hẹp, khái quát đến cụ thể... Cách này tuy phổ biến nhưng luôn đạt được hiệu
quả.
- Với nghị luận văn học: Đi từ đề tài, chủ đề; rồi tới tác phẩm (thông thường sẽ khẳng
định đó là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất, ý nghĩa nhất với đề tài này); sau đó


đề cập tới đoạn văn/ đoạn thơ/ vấn đề cần nghị luận.



Đối với kiểu bài phân tích đoạn văn, thơ, việc quan trọng nhất cần làm chính là khái quát
được giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn đó.
Còn với đề bài yêu cầu so sánh 2 đoạn văn/ đoạn thơ, hãy đi từ điểm chung của 2 tác
phẩm (chủ đề, đề tài, thời kỳ,...), sau đó khéo léo đề cập đến đối tượng cần phân tích. Có
một điểm các bạn nên lưu ý là cố gắng đừng viết mở bài quá dài đối với yêu cầu này.
Một dạng bài hay gặp nữa là đề bài sẽ dẫn một đoạn văn/ đoạn thơ dài, rồi đưa ra yêu
cầu. Nhiều bạn phạm phải lỗi sai là trích nguyên văn đoạn văn đó vào phần mở bài, vừa
tốn thời gian lại rất ít được điểm. Nên nếu gặp dạng bài này, hãy dẫn dắt bằng cách khái
quát nội dung của đoạn văn bản đó. Việc này đòi hỏi khả năng phân tích nhanh và nắm
được nội dung.


3. Nếu có thể, hãy cứ sáng tạo theo cách của mình
Chỉ cần đảm bảo được việc đặt ra vấn đề, và đặt đúng vấn đề, còn lại thì cứ thoải mái
sáng tạo và để lại dấu ấn cho người đọc thôi. Giữa hàng chục cái mở bài ai cũng theo
công thức giống nhau, chỉ cần thêm một chút mới mẻ, phá cách là bạn đã ăn điểm. Ngữ
văn mà, không bao giờ giới hạn sự sáng tạo của bạn đâu!



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×