Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ văn 7 bài VIẾT số 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.18 KB, 7 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DẦU TIẾNG
ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 7 HKI
I/ XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ
- Đánh giá năng lực của học sinh sau khi học xong chương trình Ngữ văn 6, văn miêu tả.
- Nắm vững kiến thức ở các nội dung Đọc – hiểu, Tập làm văn.
- Khả năng vận dụng kiến thức Đọc – hiểu, Làm văn vào việc tiếp nhận văn bản và tạo lập văn bản.
- Hình thức đánh giá: Tự luận
II/ XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CẦN ĐẠT
1. KIẾN THỨC
- Nhận biết được tác giả, tác phẩm.
- Nhận biết được nghĩa của từ ghép, từ láy.
- Xác định được nội dung của các văn bản nhật dụng, ca dao, các bài thơ. Vận dụng được những hiểu biết của bản thân
về thiên nhiên, đất nước, con người bằng một đoạn văn
- Nắm được cách viết một bài văn miêu tả kết hợp với yếu tố tự sự.
2. KĨ NĂNG
- Học sinh có kĩ năng Đọc – hiểu văn bản biểu cảm, biết nhận diện tác giả, tác phẩm, nghĩa của từ và hiểu được nội
dung của các văn bản nhật dụng, ca dao, các bài thơ.
- Biết viết đoạn văn có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
- Học sinh có kĩ năng làm một bài văn miêu tả, có bố cục rõ ràng, kết hợp với yếu tố tự sự.
- Văn viết trong sáng, lưu loát, giàu hình ảnh, cảm xúc, không mắc lỗi hành văn.
3. THÁI ĐỘ:
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa; Tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước; Lòng tự hào
dân tộc, ý chí tự lập tự cường, …
- Giáo dục cho học sinh trách nhiệm công dân, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc.
III/ LẬP BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC.
MA TRẬN TỔNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2017-2018
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7
Nội dung
Nhận biết
I. Đọc
hiểu



Mức độ cần đạt
Thông hiểu

- Nhận diện: - Nêu chủ đề/ nội dung chính/
Câu 1
- Ngữ liệu: văn bản nghệ Tác giả, tác vấn đề chính mà văn bản đề
phẩm
cập.
thuật/ văn bản nhật dụng.

Tổng số
Vận dụng

Vận dụng
cao


Tổng
II. Tập
làm văn
Tổng
Tổng
cộng

Liên quan đến các tác phẩm
như:
+ Cổng trường mở ra
+ Mẹ tôi
+ Cuộc chia tay của những

con búp bê
+ Ca dao, dân ca
+ Những câu hát về tình yêu
quê hương, đất nước, con
người
- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:
+ 02 câu thơ.
+ Độ dài 14 chữ.
+ Tương đương với văn bản
HS đã được học chính thức
trong chương trình lớp 7.
+ Độ dài 5 – 7 câu
Câu 2:
- Ngữ liệu: 1 đoạn văn
- Tiêu chí lựa chọn:
Liên quan đến các kiến thức:
+ Từ ghép.
+ Từ láy.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Văn miêu tả:
Viết một văn bản miêu tả.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ


- Chỉ ra chi
tiết/
hình
ảnh/
biện
pháp tu từ,...
nổi bật trong
một
văn
bản.

- Hiểu được quan điểm/ tư
tưởng của tác giả.
- Hiểu được ý nghĩa/ tác dụng
của việc sử dụng thể loại/
phương thức biểu đạt/ từ
ngữ/ chi tiết/ hình ảnh/ biện
pháp tu từ,... trong văn bản.
- Hiểu được và lí giải được
một số kiến thức tiếng Việt cơ
bản.

2
1
10%

2
2
20%


2
1
10%

2
2
20%

4
3
30%
Viết một
bài văn
miêu tả
1
7
70%
1
7
70%

1
7
70%
5
10
100%


KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2017-2018

MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7
Nội dung
Mức độ cần đạt
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
- Nhận diện tác giả, -Nội dung của
I. Đọc
Câu 1
tác phẩm, hoàn cảnh đoạn văn
hiểu
- Ngữ liệu: Đoạn văn
- Tiêu chí lựa chọn ngữ sáng tác.
liệu:
+ 2 câu văn.
+ Độ dài 14 chữ.
Câu 2
- Ngữ liệu: đoạn văn.
- Tiêu chí lựa chọn:
- Hiểu được xác định
Đoạn văn liên quan đến được Từ láy.
- Nêu tác dụng
Từ láy.
của từ láy đó.
2
2
Tổng
Số câu
1

2
Số điểm
10%
20%
Tỉ lệ
II. Tập
Văn miêu tả
Viết một bài văn
làm văn
Tả một cảnh đẹp mà em
đã gặp trong mấy tháng
hè.
Tổng
Số câu
1
Số điểm
7
Tỉ lệ
70%
2
2
Tổng cộng Số câu
1
1
2
Số điểm
7
10%
20%
Tỉ lệ

70%

Tổng số

4
3
30%

1
7
70%
5
10
100%


IV/ THIẾT KẾ ĐỀ KIỂM TRA DỰA TRÊN MA TRẬN.
PHÒNG GD&ĐT DẦU TIẾNG
TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM
ĐỀ KIỂM TRA 2 TIẾT-BÀI VIẾT SỐ 1
NĂM HỌC 2017 -2018
NGỮ VĂN LỚP 7
THỜI GIAN: 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1. ( 3 điểm) Cho đoạn văn sau và thực hiện các yêu câu bên dưới :
…Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi.
Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.
(SGK Ngữ Văn 7 - tập 1)
a. Hai câu văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Qua văn bản, tác giả muốn nhắn nhủ đến mọi người điều gì?
c. Hãy xác định các từ láy trong đoạn văn trên? Chỉ ra tác dụng của các từ láy đó?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng hè.
-

HẾT -


V/ XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 2 TIẾT- BÀI VIẾT SỐ 1
NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN NGỮ VĂN (7)
(Bản hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm
đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang
điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống
nhất trong Tổ bộ môn của trường.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00 điểm).
B. Hướng dẫn chấm:
Phần
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Điểm
I. ĐỌC- HIỂU ( 3,0 điểm)
I
1a
Tác phẩm: Cuộc chia tay của những con búp bê

0.5
Tác giả: Khánh Hoài
0.5
1b
Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng, mọi người hãy cố gắng giữ gìn đừng làm 1
tổn hại đến những tình cảm tự nhiên và trong sáng ấy.
1c
0.5
- Từ láy: bần bật, thăm thẳm
- Tác dụng của các từ láy: diễn tả tâm trạng buồn đau của nhân vật Thủy.

II

II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)
Tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng hè.
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn miêu tả: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài.
- Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh đẹp.
- Thân bài: Miêu tả cụ thể cảnh đẹp đó
- Kết bài: Cảm nghĩ về cảnh đẹp đó.
b. Xác định đúng cảnh đẹp, tình cảm của mình đối với cảnh đó.
c. Triển khai hợp lí nội dung các phần, các đoạn; kết hợp tốt các yếu tố tự sự.

0.5
7.0
0.5

0.5
5.0



Học sinh có thể trình bày các chi tiết theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những
ý cơ bản sau:
Mở bài: Giới thiệu về cảnh đẹp mà em định tả:
- Cảnh đẹp đó là cảnh nào, ở đâu?
- Nếu đó là một danh lam thắng cảnh nổi tiềng thì em đã đến đó trong dịp nào? Nếu đó là
một cảnh đẹp của quê hương thì đó có phải là cảnh tiêu biểu của quê hương em không?
Thân bài: Miêu tả cụ thể cảnh đẹp đó
* Nếu đó là danh lam thắng cảnh:
- Vị trí địa lí của địa danh: Nơi đó nằm ở đâu, tỉnh nào?
- Là miền biển hay đồi núi, đồng bằng?
- Có thuận lợi cho việc đi lại không?
- Cảnh đẹp trên đường đi: cảnh thiên nhiên, con người cũng như sự biến đổi của cảnh
vậy.
- Khung cảnh thiên nhiên nơi đó nhìn khái quát, tổng thể: từ xa đã thấy những ngôi nhà
mái đỏ lấp ló dưới những tán cây kề trên biển xanh tít tắp / những hòn đảo lô nhô/ những
ngọn núi xanh hùng vĩ,...
- Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó:đây là vùng biển / khu nghỉ mát đẹp nhất mà
em từng đến, đọng lại trong em nhiều cảm xúc...
* Nếu đó là cảnh đẹp của quê hương em:
-Tả bao quát khung cảnh thiên nhiên.
-Tả cụ thể cảnh vật thiên nhiên: hình dáng, màu sắc, sự biến đổi của cảnh vật thiên nhiên
(nếu có)
- Chẳng hạn: những ngọn núi được cây cối tươi xanh tô màu, (tả hình dáng, tư thế ngọn núi,
tả cây cối, chim chóc,...) / nước biển ttrong xanh như màu ngọc bích (sự biến đổi của màu
sắc nước biển trong ngày theo sự biến đổi của ánh sáng) / đồng lúa rập rờn tươi xanh,( tả
những bông lúa trĩu nặng, lá lúa ngả vàng, tiếng chim tu hú...),...
- Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó: đây là vẻ đẹp bình dị của quê hương mà em
gắn bó,...
Kết bài: Cảm nghĩ của em về cảnh đẹp đó
- Ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị của cảnh

đẹp đất nước.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa
của từ
e. Sáng tạo: trong cách miêu tả, kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố tự sự, biểu cảm. Lời văn
mạch lạc, trong sáng.
Tổng điểm

1

3

1
0.5
0.5
10.0


Lưu ý chung
1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội
dung lớn nhất thiết phải có.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng
thời phải diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án,
nhưng phải hợp lý.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ kể chung chung, sắp xếp ý lộn xộn.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.
.......HẾT.......




×