Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Ngữ pháp TOEIC bài 2 cấu trúc của chủ ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.25 KB, 6 trang )

Ngữ pháp TOEIC
Bài 2: Cấu trúc của chủ ngữ
Bài này sẽ nói về cấu trúc của chủ ngữ, cụ thể là nói về những thành phần trong
chủ ngữ, cùng với vị trí và chức năng của những thành phần này.

Xin chào các bạn.
Trong bài này mình sẽ nói về cấu trúc của một câu trong tiếng Anh. Một câu
trong tiếng Anh bao gồm những thành phần chính nào? Những thành phần này
đóng vai trò gì trong câu? Vị trí của chúng trong câu như thế nào? Biết được
những kiến thức này thì khả năng hiểu và sử dụng tiếng Anh của các bạn trở
nên tốt hơn rất nhiều. Từ đó, kỹ năng làm bài TOEIC của các bạn cũng được
nâng cao, đặc biệt là trong phần đọc. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem một
câu tiếng Anh bao gồm những thành phần nào.

Chủ ngữ và vị ngữ
Câu tiếng Anh, cũng như câu tiếng Việt, luôn luôn có hai thành phần chính: chủ
ngữ và vị ngữ. Trừ những câu đặc biệt ra, đa số thì sẽ có hai thành phần chính
này.

Chủ ngữ là thành phần làm chủ của câu, và câu sẽ nói về thành phần này. Do
chủ ngữ chỉ một cái gì đó trong câu, nên nó đồng thời cũng là một cụm danh từ.
Nó có thể là một cụm gồm nhiều từ khác nhau, nhưng chung quy nó đóng vai trò
của một danh từ, tức là nó chỉ một cái gì đó.
Còn vị ngữ là gì? Nó là thành phần đem lại mùi vị cho một câu. Tức là nó làm
mùi vị và mô tả cho chủ ngữ. Nó nêu lên hành động hay tính chất của chủ ngữ.
Ta thấy vị ngữ đồng thời cũng là một cụm động từ. Nó có thể là nhiều từ ghép lại
với nhau thành một cụm, nhưng chung quy nó hoạt động như một động từ, chỉ
một hành động nào đó.


Các thành phần của cụm danh từ


Trong bài này, trước tiên, chúng ta sẽ cùng xét xem là cụm danh từ bao gồm
những thành phần nào.

Danh từ chính
Đầu tiên, chúng ta cần có một từ làm nhân vật chính trong cụm danh từ này. Tức
là thành phần quan trọng nhất.

Các bạn có thể tưởng tượng cụm danh từ giống như một hệ mặt trời. Nó có một
mặt trời ở chính giữa và xung quanh là các hành tinh. Các hành tinh này vây
quanh mặt trời và mô tả cho mặt trời này, và chúng phụ thuộc vào mặt trời. Mặt
trời của cụm danh từ là một danh từ chính. Ví dụ trong câu muốn nói về con mèo
thì danh từ chính là cat.

Danh từ ghép

Vệ tinh đầu tiên của chúng ta có thể là một danh từ đứng phía trước mô tả cho
chữ cat. Ví dụ như house. House và cat đều là danh từ. Và house bổ nghĩa
cho cat. Tức con mèo này là “con mèo nhà”, không phải là mèo hoang. Cái này
được gọi là danh từ ghép. Các bạn có thể gặp trường hợp giống như là student
book – cuốn sách dùng cho học sinh. Student bổ nghĩa cho book.

Tính từ

Vệ tinh tiếp theo có thể có là một tính từ đứng phía trước, mô tả danh từ chính
của chúng ta. Ví dụ như chữ beautiful là một tính từ, nó mô tả và nêu tính chất
của con mèo: “con mèo đẹp”.

Trạng từ



Tính từ này có thể có một trạng từ đứng phía trước nữa. Ví dụ như: really
beautiful house cat. Bài trước mình đã có nói trạng từ đóng vai trò là gì rồi.
Chữ really này là một vệ tinh không phải mô tả cho danh từ chính, nhưng nó mô
tả cho chữ beautiful. Nó là vệ tinh của chữ beautiful.

Từ hạn định

Trước đó nữa, chúng ta có một loại từ gọi là từ hạn định (các bạn có thể coi lại
bài trước). Một từ hạn định như chữ my giúp xác định con mèo này là con mèo
của ai. Từ hạn định này cũng là một vệ tinh nó mô tả cho danh từ chính của
chúng ta.
Đây là những từ đứng trước danh từ chính.

Cụm giới từ

Vậy còn đứng phía sau danh từ chính chúng ta sẽ có gì? Thứ nhất, bây giờ mình
muốn nói là con mèo này nó ở đâu? Thì có một loại từ để chỉ mối quan hệ thời
gian hay nơi chốn, hay là mối quan hệ với một cái gì đó, được gọi là giới từ (các
bạn có thể coi lại bài trước). Ví dụ muốn nói con mèo này “ở trên giường” thì
mình nói là on the bed. Đây là một cụm giới từ, bao gồm một giới từ ở phía trước
là on và một cụm danh từ ở phía sau là the bed. Cụm giới từ on the bed này
bám vào phía sau mặt trời chính là cat. Nó mô tả cho danh từ chính.

Mệnh đề quan hệ
Chúng ta còn có thể có một thành phần gọi là mệnh đề quan hệ, bắt đầu bằng
những đại từ quan hệ như which, who, when…
Mình muốn nói sơ qua về mệnh đề quan hệ. Thế nào là mệnh đề quan hệ?


Có ba con mèo mình đã vẽ sẵn đây. Ví dụ, con mèo ở giữa nó vừa ngủ, nó vừa

cười. Hai con mèo hai bên không ngủ và không cười.
Bây giờ nếu mình muốn nói câu the cat smiles – “con mèo cười”. Có ba con mèo
lận nên mình không biết con nào cười. Cho nên, mình muốn nói rõ là con mèo
ngủ nó mới cười, chứ không phải con mèo nào cũng cười. Do đó, mình muốn
làm rõ cho the cat này, nên mình đưa thêm câu the cat sleeps vào.

Mình muốn câu the cat sleeps làm rõ cho con mèo thì mình biến chữ the
cat thành đại từ quan hệ which. Chữ which thay cho the cat. “Con mèo mà nằm
ngủ thì cười” – the cat which sleeps smiles. Which sleeps là một câu bám theo,
giống như là một vệ tinh bám theo danh từ chính và nêu rõ cho danh từ chính,
tức là làm rõ con mèo nào ngủ.

Mệnh đề quan hệ là một câu. Ở đây sleeps là một vị ngữ, một động từ. Mệnh đề
quan hệ which sleeps đi theo danh từ chính và làm rõ cho danh từ chính.

Cụm động từ nguyên mẫu có to
Chúng ta còn có một vệ tinh phía sau danh từ chính nữa. Nhưng loại này ít gặp
trong bài thi TOEIC. Nhưng nó cũng là một thành phần trong câu nên chúng ta
cũng cần phải biết.

Ví dụ như a cake – “một cái bánh”. Và mình muốn nói mục đích của cái bánh này
là để làm gì thì sẽ ghi như vậy: a cake to eat – “một cái bánh để ăn”. To eat là


mục đích và nhiệm vụ của cái bánh này. Đó là cụm động từ nguyên mẫu có to –
tức là to infinitive. Nó là một động từ ở dạng nguyên mẫu không có biến đổi gì
cả. Phía trước nó có chữ to và nguyên cụm này chỉ mục đích cho danh từ – “một
cái bánh để ăn”.

Hoặc ví dụ mình muốn nói “con mèo của tui dùng để ôm” – my cat to hug. To

hug là một cụm động từ nguyên mẫu có to, bổ nghĩa cho danh từ chính của
chúng ta là cat.

Tóm tắt
Đó là những thành phần chính trong cụm danh từ. Đồng thời chúng cũng có thể
cùng nhau tạo thành chủ ngữ cho câu.
Để mình tóm gọn lại nó bao gồm những thành phần nào.

Thứ nhất là một danh từ làm nhân vật chính. Phía trước có thể có một danh từ
(N) mô tả cho danh từ chính. Phía trước nữa có thể có một tính từ (Adj). Mình để
trong ngoặc tức là có thể có hoặc không có cũng được. Tính từ đó mô tả cho
danh từ chính. Tính từ này có thể có một trạng từ (Adv) mô tả cho nó. Phía trước
nữa có thể có một từ hạn định (Determiner / Det) mô tả cho danh từ chính.
Còn phía sau thì có thể một có cụm giới từ – bao gồm một giới từ và một cụm
danh từ phía sau, có thể có một mệnh đề quan hệ, hoặc có thể có một cụm động
từ nguyên mẫu có to.

Hai câu hỏi
Một câu hỏi mà các bạn có thể đặt ra là: có bắt buộc phải có những thành phần
này không? Thì mình đã trả lời là chúng nằm trong ngoặc hết – tức là không bắt
buộc phải có những cái này. Vì đây là những thành phần phụ mô tả cho danh từ
chính, nên có cũng được, không có cũng không sao, tùy vào nhu cầu mình muốn
làm rõ cho danh từ chính như thế nào. Nhưng mà danh từ chính bắt buộc phải
có vì chúng ta đang nói về nó.


Còn một câu hỏi các bạn có thể hỏi nữa là: có phải là chỉ cần một cụm giới từ ở
đây hay không? Chỉ có thể có một tính từ ở đây hay không hay là nhiều cái? Câu
trả lời là có thể có vô số cái cũng được. Có thể có rất nhiều tính từ ở phía trước
cùng bổ nghĩa cho danh từ chính. Hoặc các bạn có thể có rất nhiều cụm giới từ

ở phía sau bám theo danh từ chính. Ví dụ như trong câu ở trên này, mình muốn
mô tả thêm cho cái giường – cái giường nằm giữa những cái bàn. Mình sẽ thêm
vào: between the tables, là một cụm giới từ để mô tả cho cái giường. Nếu ở phía
sau những cái bàn – tables, mình muốn thêm vào những cái khác nữa để mô tả
cho nó thì cũng có thể được luôn.
Đó là những thành phần chính trong cụm danh từ. Bài tiếp theo chúng ta sẽ nói
về cụm động từ.



×