Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Ngữ pháp TOEIC bài 3 cấu trúc của vị ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.25 KB, 8 trang )

Ngữ pháp TOEIC – Bài 3: Cấu trúc của vị ngữ
Bài này sẽ nói về cấu trúc của vị ngữ, cụ thể là nói về những thành phần trong
vị ngữ, cùng với vị trí và chức năng của những thành phần này.

Chào các bạn! Trong bài hôm trước mình đã nói về chủ ngữ của câu, những
thành phần của nó, và những thành phần đó có mối quan hệ gì với nhau, có
chức năng gì và vị trí như thế nào.
Trong bài này chúng ta sẽ nói qua về vị ngữ, là thành phần diễn tả hành động và
tính chất của chủ ngữ.

Vị ngữ là một cụm động từ
Hôm trước mình có nói chủ ngữ là một cụm danh từ, thì vị ngữ là một cụm động
từ.

Mình cũng nói là chủ ngữ hay một cụm danh từ thì giống như một hệ mặt trời, có
một danh từ chính làm mặt trời ở giữa và xung quanh có những cái hành tinh
quay quanh và bổ nghĩa cho danh từ chính.
Tương tự như vậy, cụm động từ cũng giống như một hệ mặt trời. Mặt trời ở giữa
là một động từ chính, và có những thứ quay xung quanh bổ nghĩa và mô tả cho
nó.
Hôm trước chúng ta đang nói về con mèo này. Bây giờ chúng ta cần một cái vị
ngữ để diễn tả hành động của con mèo đó.


Ví dụ chúng ta có động từ chính là eats – “ăn” hoặc là smiles – “cười”. Những
thành phần nào bổ nghĩa cho động từ chính như thế này?

Cụm danh từ

Thứ nhất, chúng ta có thể nói là “ăn cái gì đó”, thì phía sau chữ “ăn” chúng ta sẽ
cần một “cái gì đó”, tức là một cụm danh từ. Ví dụ như chữ fish – con mèo này


“ăn cá”. Chữ fish mô tả cho hành động ăn. Ăn cái gì? Ăn cá. Chữ fish là một cái
gì đó đứng phía sau chịu ảnh hưởng của hành động này. Nó bị con mèo nó ăn.
Vậy đây là một danh từ mô tả, làm rõ cho hành động này.

Cụm giới từ
Chú ý là không phải lúc nào chúng ta cũng cần một danh từ phía sau mô tả cho
hành động này. Ví dụ như động từ smiles – “cười”. Chúng ta có thể nói là ăn cá,
ăn bánh, ăn mì… Nhưng mà smiles – “cười”, chúng ta không thể nói là “cười cá”
được. Có những động từ gọi là nội động từ – động từ ở bên trong. Chúng không
có tác động ra bên ngoài giống như eats (ngoại động từ). Nội động từ không có
danh từ ở phía sau.

Nhưng nếu bạn muốn nói “cười với ai đó” thì sao? “Với ai đó” – sau chữ “với” là
một danh từ. Nhưng danh từ này không chịu ảnh hưởng trực tiếp của hành động
“cười”, mà nó đã có chữ “với” là một giới từ phía trước.
Vì smiles là một nội động từ. Bạn có thể hiểu là giống như tự một mình chúng ta
cười và chúng ta hướng nụ cười về người ta, chứ không phải chúng ta tác động


trực tiếp lên người ta. Vì smiles là nội động từ nên không có cái gì trực tiếp ở
phía sau được. Nếu muốn nói cười đối với ai đó thì chúng ta cần một cái giới từ
ở đây. Trong tiếng Anh thì giới từ tương đương là giới từ at. Ví dụ như là at the
dog – “với con chó”. Con mèo này “cười với con chó”.
Vậy thành phần này là gì? Bài trước chúng ta đã có nói qua rồi, nó giống như on
the bed. Nó là một cụm giới từ. Nó có thể mô tả cho động từ.
Chúng ta còn có những trường hợp nào nữa?

Linking verb và tính từ
Có một loại động từ gọi là linking verb – tức là động từ dùng để “nối”.


Chúng ta một danh từ (N), một động từ (V) và một tính từ (Adj). Loại động từ này
có tác dụng nối danh từ và tính từ lại với nhau.
Những động từ tiêu biểu của loại này như là look – “trông”. Ví dụ như look
happy – “trông có vẻ vui”. Sau động từ look là một tính từ. Một ví dụ khác nữa
là seem, cũng có nghĩa là “trông có vẻ”.
Hoặc là một động từ rất quen thuộc với mọi người – động từ to be. Động từ to
be khi chia ở những thì hay thể khác nhau thì sẽ có nhữg dạng khác nhau. Ví dụ
như số nhiều ở hiện tại là are.


Ví dụ như ở trên chúng ta có con mèo thì động từ to be sẽ là is. Như mình nói,
nó có thể kết nối với một tính từ, ví dụ như là cute – “dễ thương”. “Con mèo dễ
thương”.
Vậy nếu một động từ là động từ kết nối – linking verb, thì phía sau nó có thể có
một tính từ hay là một cụm tính từ bổ nghĩa cho nó.

Cụm động từ nguyên mẫu có to

Còn trường hợp này nữa. Ví dụ chúng ta muốn nói: “con mèo cố gắng cười”. Có
hai hành động “cố gắng” – tries và “cười” – smile. Chúng ta thấy động từ “cười”
diễn tả mục đích của động từ “cố gắng” (cố gắng để mà cười). Để chỉ mục đích
thì chúng ta dùng một cái mà bài trước mình có nói rồi, đó là cụm nguyên mẫu
động từ có to. “Cố gắng cười” – tries to smile. To smile là một cụm động từ
nguyên mẫu có to. Tức là nó là một cụm gồm chữ to đầu tiên và sau đó là một
động từ nguyên mẫu, tức là động là ở dạng không có biến đổi gì cả. Nó diễn tả
mục đích – cố gắng để làm cái gì đó.

Trợ động từ
Tiếp theo còn có thành phần nào nữa? Nhiều khi là trong vị ngữ không chỉ có
một hành động mà còn có động từ đứng trước động từ chính. Người ta gọi nó là

trợ động từ. Trợ động từ là gì?

Có những trường hợp chúng ta cần có một động từ ở phía trước, ví dụ như is
doing. Như các bạn đã biết, đây là cấu trúc của thì hiện tại tiếp diễn. Chữ is có
thể hiểu nghĩa là “đang”. Nó là trợ động từ, tức là một động từ dùng để hỗ trợ
cho động từ chính doing, để nói tạo ra nghĩa “đang làm”.
Một số trợ động từ khác như have trong have done – “đã làm”. Chữ have này là
trợ động từ, có nghĩa đại khái là “đã”. Hoặc một trợ động từ khác là can – “có
thể”. Can do – “có thể làm cái gì đó”.
Is, have, và can là những trợ động từ đứng trước động từ chính. Những
chữ doing, done, do mới là động từ chính tạo nên nghĩa cho câu. Trợ động từ


đứng trước chỉ để hỗ trợ, nói cho chúng ta biết động từ đang ở thì gì
như is hay have, hay diễn tả khả năng như can…

Ví dụ nếu như ta muốn nói: “con mèo đang ăn cá”, thì ta sẽ thêm một trợ động
từ is đứng trước, nghĩa là “đang” và đổi chữ eats thành eating. Thì is là trợ động
từ đứng trước danh từ chính, bổ nghĩa cho nó.

Trạng từ
Chúng ta còn một thành phần rất quan trọng là trạng từ. Như trong Bài 1 mình có
nói trạng từ có thể mô tả cho động từ. Vậy trong một cụm động từ thì trạng từ
đứng ở đâu? Trạng từ có thể ở rất nhiều vị trí khác nhau.

Thứ nhất, ví dụ như có một trạng từ happily – “một cách vui vẻ”. “Đang ăn một
cách vui vẻ” – is happily eating. Trạng từ có thể đứng giữa trợ động từ và động
từ chính như vậy.
Trạng từ cũng có thể đứng sau ngay động từ chính.
Trạng từ cũng có thể đứng giữa động từ to be và một tính từ. Nhưng trạng từ

này không phải mô tả cho động từ giống những trạng từ ở trên. Mà ở đây nó là
đang mô tả cho tính từ. Really cute ở đây người ta gọi là một cụm tính
từ. Really mô tả cho cute. Really cute – “thật sự dễ thương”. Chứ không
phải really mô tả cho động từ to be.


Trạng từ có thể đứng sau động từ như to smile hay đứng sau at the dog ở cuối
câu.

Một câu hỏi quan trọng là nó có thể chui vào giữa động từ eating và danh
từ fish không? Thì nguyên tắc là ta không được đưa một trạng từ vào giữa một
động từ và một danh từ. Nguyên tắc ngữ pháp là như vậy. Trạng từ không thể
đưa vào giữa động từ và cái chịu ảnh hưởng của động từ ở phía sau (tân ngữ).

Tóm tắt
Bây giờ chúng ta cùng tóm tắt lại xem cụm động từ làm vị ngữ của chúng ta bao
gồm những thành phần nào?

Thứ nhất, chúng ta có một động từ chính đứng ở giữa làm mặt trời – cái trung
tâm. Xung quanh nó có những hành tinh nào quay quanh? Phía trước có trợ
động từ (Aux) hỗ trợ cho động từ chính của chúng ta. Phía sau chúng ta có thể
có cụm danh từ (N) chịu ảnh hưởng của động từ chính. Chúng ta có thể có một
cụm giới từ, cụm tính từ (Adj), cụm động từ nguyên mẫu có to – diễn tả mục
đích. Và xung quanh có thể có trạng từ (Adv). Trạng từ có thể có rất nhiều vị trí:
giữa trợ động từ và động từ chính, đứng sau cùng, sau động từ. Chú ý là trạng
từ không được đứng giữa động từ chính và danh từ ở phía sau. Đó là những
thành phần chính của cụm động từ.
Một câu hỏi các bạn có thể đặt ra là: liệu có bắt buộc phải có chỉ một trong
những thành phần trên không? Câu trả lời là không.



Ví dụ như ở ví dụ trên mình có thể đặt at the dog nằm sau to smile. At the dog lại
là một cụm giới từ bổ nghĩa cho to smile. Tức là chúng ta có thể có nhiều thành
phần cùng một lúc, nằm trong cùng một câu, không nhất thiết là chỉ có một trong
những cái này thôi.
Tóm lại, chúng ta có chủ ngữ gồm những thành phần này, đồng thời cũng là một
cụm danh từ:

Và vị ngữ gồm những thành phần này, đồng thời cũng là một cụm động từ.

Chỉ cần nhớ như vậy là các bạn đã có thể tăng cường khả năng đọc hiểu của
các bạn rất nhiều.
Hẹn gặp lại các bạn trong bài sau.




×