Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cách làm bài thi TOEIC bài 29 tránh nhầm lẫn adv với adj – p4 sau trợ động từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.4 KB, 3 trang )

Bài 29: tránh nhầm lẫn Adv với Adj – P4: sau trợ
động từ
Nhiều bạn hay mất điểm TOEIC đáng tiếc vì cứ nhầm trạng từ với tính từ ở vị trí
sau trợ động từ. Hãy xem ngay Bài ngắn này để tránh nhé!

Trong bài thi TOEIC có một dạng dễ gây nhầm lẫn như dạng sau.
Như câu này, bạn có thể dịch you will là “bạn sẽ”. Rồi ở chỗ trống giữa you
will và receive là bốn đáp án mang nghĩa “tự động”. Chúng ta có automatic là “tự
động”. Bạn đọc tiếp sẽ thấy receive là “nhận”. Câu You will —— receive
update thì bạn dịch ra tiếng Việt là “Bạn sẽ tự động nhận…”. Rồi bạn thấy chỗ
trống đang cần chữ có nghĩa là tự động. Bạn thấy đáp án (D) automatic – chữ
này dịch ra tiếng việt rõ ràng là “tự động”. Có một số bạn chọn luôn đáp án này
vào. Thế là bạn chọn trúng ngay đáp án sai. Lý do sai là vì sao?
Ví dụ như hai câu tiếng Việt như thế này. Câu này nghĩa là “Cánh cửa sẽ tự
động đóng lại”. Rồi câu này là “Đây là một cánh cửa tự động”. Thì bạn thấy trong
câu đầu tiên, chữ “tự động” đang mô tả cho hành động “đóng lại”: “Cánh cửa tự
động đóng lại” hay “nó đóng lại một cách tự động”. “Tự động” là một chữ mô tả
cho động từ thì nó phải là trạng từ. Cho nên đối với câu này mình dịch ra tiếng
Anh thì nó sẽ như thế này: The door – “cánh cửa”, “sẽ tự động đóng lại”
là willautomatically close. Câu tiếng Anh là như thế này: The
door will automatically close – “Cánh cửa sẽ tự động đóng lại”. Chính xác là
“Cánh cửa sẽ đóng lại một cách tự động”. Automatically là trạng từ được chúng
ta dùng để mô tả cho động từ “đóng lại”.
Rồi còn câu dưới đây: “Đây là một cánh cửa tự động”. Chữ “tự động” này lại mô
tả cho chữ “cánh cửa” – “cánh cửa tự động”. “Cánh cửa” có tính chất “tự động”.
Chữ mô tả cho một danh từ thì nó là tính từ. Đối với câu này nếu chúng ta dịch
ra tiếng Anh là: This is an automatic door – “Đây là một cánh cửa tự
động”. Automatic door là “cánh cửa tự động” – chúng ta dùng tính
từ automaticđể mô tả cho danh từ door.
Cho nên bạn thấy được điều sau đây: Trong tiếng Anh, khi chữ đó mô tả cho
động từ thì nó là trạng từ. Khi nó mô tả cho danh từ thì nó là tính từ. Và dạng


của nó phải được phân biệt rõ ràng: Trạng từ phải có -ly, còn tính từ là đuôi -ic –
đuôi của tính từ. Trong khi đó trong tiếng Việt, bạn thấy dù nó là tính từ hay trạng
từ thì nó cũng có thể được ghi bằng một chữ giống nhau. Chúng đều có thể
được ghi bằng chữ “tự động” y như nhau và người Việt Nam đọc vào thì có thể
tự hiểu. Người Việt Nam không có phân biệt rõ ràng, không thêm –ly gì hết. Cho
nên nó sẽ khiến bạn dễ gây nhầm lẫn. Nó dễ gây nhầm lẫn như thế nào?


Ví dụ như bạn nhìn vào câu You will —— receive… thì bạn sẽ có xu hướng dịch
thành “Bạn sẽ tự động nhận…”. Rồi bạn thấy chữ “tự động” này là
chữ automatic. Nhưng bạn nhầm rồi. Chữ “tự động” ở đây có chức năng là trạng
từ để mô tả cho hành động “nhận” – “nhận một cách tự động”. Cho nên đáp án
phải là trạng từ automatically – có đuôi -ly. Bạn cứ nghĩ là chữ automatic thì bạn
đã nhầm. Vì trong tiếng Việt, trạng từ và tính từ “tự động” cũng như nhau cho
nên coi chừng khi bạn dịch chữ “tự động”, bạn thấy giống như tính từ nên bạn
chọn thành tính từ là sai. Thực chất trong tiếng Anh, chỗ trống đó phải là trạng
từ.
Cho nên các bạn rút kinh nghiệm như thế này. Kinh nghiệm thứ nhất là khi gặp
câu từ loại này, bạn đừng dịch nghĩa đáp án. Bạn có thể dịch nghĩa câu này
nhưng đừng dịch nghĩa đáp án. Bạn dịch như thế này: You will —— receive
update… – “Bạn sẽ … nhận cái gì đó”. Rồi bạn thấy câu đầy đủ rồi: You will ——
receive update… – “Bạn sẽ nhận cái gì đó” – đủ nghĩa rồi. Bây giờ ở đây chúng
ta đang cần một chữ để mô tả thêm cho câu này: You will —— receive update –
“Bạn sẽ nhận như thế nào”. Rõ ràng chỗ trống này mô tả cho hành
động receive – “nhận”. Chữ mô tả cho hành động thì rõ ràng nó phải là trạng từ.
Nên bạn chọn đáp án trạng từ automatically. Chứ chỗ trống đó không phải là tính
từ. Bạn đừng dịch đáp án để đỡ nhầm lẫn.
Kinh nghiệm thứ hai là các bạn có thể nhớ bài hôm trước mình đã nói rồi. Chỗ
trống nằm giữa một trợ động từ với động từ thì chắc chắn 100% chỗ trống này là
trạng từ. Chúng ta không cần dịch.

Ví dụ như You will —— receive update. You will là “bạn sẽ”. Chắc chắn
chữ receive là động từ đi với chữ will này: “Bạn sẽ làm gì đó”. Will chính là trợ
động từ. Còn receive là động từ chính. Giữa trợ động từ và động từ thì chắc
chắn chúng ta chọn trạng từ. Chúng ta chọn trạng từ automatically không cần
phải suy nghĩ.
Rồi chúng ta làm một vài ví dụ.
Ví dụ như câu này. Bạn thấy can là “có thể”. Be reached là động từ to be đi với
động từ dạng V-ed– thể bị động. Can —— be reached là “có thể được người ta
làm gì đó”. Chúng ta đọc thấy đầy đủ rồi. Chỗ trống này đang cần chữ để mô tả
thêm: “có thể được gì đó như thế nào”. Rõ ràng chỗ trống này cần chữ mô tả
cho be reached: “được làm việc đó như thế nào”. Chữ mô tả cho động từ thì nó
là trạng từ. Chúng ta chọn trạng từ easily. Còn không thì chúng ta thấy can là trợ
động từ, be là động từ chính. Giữa trợ động từ và trạng từ thì chúng ta chọn
trạng từ.
Chứ câu này các bạn đừng dịch ra tiếng Việt là “có thể”, rồi đối với đáp án các
bạn dịch là “dễ dàng”: “Có thể dễ dàng được gì đó”. Bạn thấy chỗ trống đó cần
chữ có nghĩa là “dễ dàng”. Coi chừng bạn chọn trúng tính từ easy có nghĩa là


“dễ dàng” này vào là sai. Vì trong tiếng Việt, trạng từ easily hay tính từ easy đều
dịch là “dễ dàng” nên coi chừng bạn chọn sai.
Ví dụ thêm câu này, chúng ta dịch does not là “không”. Does not have là “không
có cái gì đó”. Câu này đầy đủ rồi: Does not —— have – “không có như thế nào”.
Rõ ràng chỗ trống này cần chữ mô tả cho hành động “có” nên nó phải là trạng
từ. Còn không thì đơn giản là bạn thấy does ở đây là trợ động từ, còn have là
động từ chính. Giữa trợ động từ và động từ chính thì chúng ta chọn trạng từ.
Chứ các bạn đừng dịch câu này ra tiếng Việt là “không cần thiết có kinh nghiệm
gì đó”. Bạn thấy chỗ trống đó là chữ “cần thiết”. Coi chừng bạn chọn trúng tính
từ necessary – “cần thiết”. Như lúc nãy mình nói, trong Tiếng Việt thì trạng
từ necessarily và tính từ necessary đều dịch là “cần thiết”. Coi chừng bạn dịch là

“cần thiết”. Bạn tưởng chỗ trống đó là tính từ, bạn chọn necessary là sai. Thực
chất chỗ đó trong tiếng Anh phải là trạng từ: Does not necessarily have – “không
có cái gì đó một cách cần thiết”. Câu này là vậy.



×