Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.44 KB, 2 trang )
Chế độ của giáo viên mầm non nghỉ thai sản
trùng với nghỉ hè
Trường hợp giáo viên nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè
Bà Hoàng Thị Dung là Phó Hiệu trưởng trường mầm non tỉnh Lai Châu. Bà sinh con vào
tháng 5/2017, như vậy thời gian nghỉ hè của giáo viên (tháng 6 và tháng 7) trùng với thời
gian bà Dung đang nghỉ thai sản.
Thời gian nghỉ hè cũng là thời gian nghỉ phép của giáo viên nên bà Dung muốn được biết,
bà có được tính nghỉ phép bù trước và sau khi nghỉ thai sản không? Nếu không thì bà có
được hưởng tiền bồi dưỡng không?
Trả lời:
Thời gian nghỉ hè của giáo viên mầm non:
Thời gian nghỉ hàng năm của giáo viên mầm non được quy định tại Khoản 2, Điều 3
Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong
đó, thời gian nghỉ hè của giáo viên là 8 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp,
trợ cấp (nếu có).
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu
trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
Chế độ thai sản do Bảo hiểm xã hội chi trả:
Theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1; khoản 4 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
thì lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 6 tháng. Theo quy định tại
Điều 157 Bộ Luật Lao động năm 2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2013, nếu lao
động nữ đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định của Luật BHXH
thì được nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao
động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm
1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.
Ngoài ra, Điều 35 Luật BHXH quy định, mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền
lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Hỗ trợ tiền bồi dưỡng khi không bố trí được việc nghỉ phép