Tải bản đầy đủ (.ppt) (58 trang)

Slide bài giảng lập dự án đầu tư chương 1 + 2 + 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.21 KB, 58 trang )

Chương I: Đối tượng và nhiệm
vụ nghiên cứu học phần
I. Đối tượng nghiên cứu:
-Xem xét trình tự, nội dung trong quá trình soạn
thảo dự án đầu tư
-Xem xét công tác soạn thảo dự án, xem xét nội
dung, phương pháp phân tích, đánh giá các khía
cạnh trong giai đoạn nghiên cứu khả thi
-Xem xét các điều kiện vĩ mô, thị trường, tài chính,
kinh tế xã hội, kĩ thuật … tác động đến sự hình
thành và thực hiện dự án đầu tư


Chương I: Đối tượng và nhiệm vụ
nghiên cứu học phần
II. Nhiệm vụ nghiên cứu học phần:
- Làm rõ những vấn đề lý luận chung về đầu tư
phát triển, về dự án đầu tư phát triển, làm cơ sở
khoa học cho việc phải đầu tư theo dự án.
- Làm rõ trình tự, nội dung nghiên cứu và công tác
tổ chức soạn thảo dự án.
- Làm rõ nội dung về việc phân tích các chỉ tiêu
phản ánh về thị trường, kỹ thuật, tài chính, kinh
tế xã hội của dự án.
- Vận dụng các vấn đề lý luận, phương pháp luận
của học phần vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam


Chương I: Đối tượng và nhiệm vụ
nghiên cứu học phần
III. Phương pháp nghiên cứu:


- Là môn khoa học kinh tế nên coi chủ nghĩa duy
vật biện chứng là cơ sở phương pháp luận và
sử dụng các phương pháp của thống kê học,
toán kinh tế, phân tích hệ thống… để nghiên cứu
học phần.


Chương II: Những vấn đề lý luận
chung về đầu tư và dự án đầu tư
I .Đầu tư phát triển:
Đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực ở
hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu
được kết quả hay những mục tiêu nhất định
trong tương lai.Thông thường người ta chia
đầu tư ra làm 2 loại ( theo quan hệ quản lý
của chủ đầu tư): Đầu tư trực tiếp và đầu tư
gián tiếp
Đầu tư gián tiếp: là hình thức đầu tư trong đó
người bỏ vốn không trực tiếp tham gia quản
lí, điều hành quá trình thực hiện và vận hành
kết quả đầu tư.


Chương II: Những vấn đề lý luận
chung về đầu tư và dự án đầu tư
Đầu tư trực tiếp: là hình thức đầu tư trong đó
người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lí, điều
hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả
đầu tư.
Chú ý: Đầu tư phát triển là một phương thức của

đầu tư trực tiếp. Hoạt động đầu tư này nhằm
duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất
kinh doanh và sinh hoạt đời sống của xã hội. Và
đóng vai trò quan trọng đối với việc tăng trưởng,
phát triển kinh tế tại mỗi quốc gia.


Chương II: Những vấn đề lý luận
chung về đầu tư và dự án đầu tư
Vai trò của đầu tư:
- Vĩ mô:
 Đầu tư là nhân tố quan trọng để tăng trưởng
kinh tế
 Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
 Đầu tư làm thay đổi khả năng công nghệ ( giá trị
máy móc thiết bị trong đầu tư 28% và xây dựng
60%)
 Đầu tư tác động đến tổng cầu của nền kinh tế


Chương II: Những vấn đề lý luận
chung về đầu tư và dự án đầu tư
Vai trò của đầu tư:
- Vi mô:
 Quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của
các đơn vị sản xuất, cung ứng dịch vụ


Chương II: Những vấn đề lý luận
chung về đầu tư và dự án đầu tư

Nguồn vốn cho đầu tư phát triển:
Góc độ vĩ mô:
- Nguồn vốn trong nước ( nguồn vốn nhà nước,
dân doanh). Trong đó vốn nhà nước chiếm tỷ lệ
cao trong tổng cơ cấu vốn đầu tư ( 50-60%).
- Nguồn vốn ngoài nước ( nguồn vốn ODA, FDI)


Chương II: Những vấn đề lý luận
chung về đầu tư và dự án đầu tư
Góc độ vi mô:
- Nguồn vốn tự có: như vốn chủ sở hữu, thu nhập
giữ lại, khấu hao tài sản cố định)
- Nguồn vốn vay: như vay từ các tổ chức ngân
hàng thương mại, vay thông qua phát hành trái
phiếu.


Chương II: Những vấn đề lý luận
chung về đầu tư và dự án đầu tư
II. Dự án đầu tư : là tập hợp các đề xuất bỏ vốn
trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu
tư gắn với một địa điểm cụ thể trong một khoảng
thời gian nhất định
Về mặt hình thức: là tập hợp hồ sơ tài liệu trình
bày chi tiết, có hệ thống về các hoạt động và chi
phí liên quan đến dự án đầu tư.
Về mặt quản lí: là công cụ quản lí sử dụng vốn, vật
tư, lao động để tạo ra kết quả tài chính, kinh tế
xã hội trong một thời gian nhất định.



Chương II: Những vấn đề lý luận
chung về đầu tư và dự án đầu tư
Về mặt nội dung:
Là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết,
được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch
thời gian và địa điểm xác định để tiến hành các
hoạt động đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đã đề
ra.


Chương II: Những vấn đề lý luận
chung về đầu tư và dự án đầu tư
II. Dự án đầu tư :
Như vậy một dự án đầu tư phải hội tụ được 4 yếu
tố sau đây:
 Mục tiêu của dự án: dự án phải có mục tiêu cụ
thể ( Đóng góp vào mục tiêu chung của quốc gia
và mục tiêu trực tiếp của chủ đầu tư)
 Hoạt động của dự án: là nhiệm vụ với lịch trình
và sự phân công trách nhiệm cụ thể của các bộ
phận thực hiện để tạo thành kế hoạch làm việc
của dự án.


Chương II: Những vấn đề lý luận
chung về đầu tư và dự án đầu tư
II. Dự án đầu tư :
Như vậy một dự án đầu tư phải hội tụ được 4 yếu

tố sau đây:
 Nguồn lực của dự án: Để thực hiện được dự án
thì phải cần vật chất, tài chính, con người để tiến
hành các hoạt động của dự án.
 Kết quả của dự án: dự án phải có kết quả cụ
thể và có thể định lượng được.


Chương II: Những vấn đề lý luận
chung về đầu tư và dự án đầu tư
II. Dự án đầu tư :
Yêu cầu của dự án đầu tư:
- Tính khoa học: đòi hỏi người xây dựng dự án
phải nghiên cứu tỉ mỉ, kĩ lưỡng, nghiên cứu
chính xác từng nội dung của dự án, đặc biệt là
với những nội dung phức tạp như phân tích khía
cạnh tài chính, kĩ thuật… cần có sự tư vấn của
cơ quan có chuyên môn về dịch vụ đầu tư trong
quá trình soạn thảo dự án.


Chương II: Những vấn đề lý luận
chung về đầu tư và dự án đầu tư
II. Dự án đầu tư :
Yêu cầu của dự án đầu tư:
- Tính thực tiễn: muốn đảm bảo tính thực tiễn các
nội dung của dự án phải được nghiên cứu và
xác định trên cơ sở những điều kiện và hoàn
cảnh cụ thể có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới
hoạt động đầu tư.



Chương II: Những vấn đề lý luận
chung về đầu tư và dự án đầu tư
II. Dự án đầu tư :
Yêu cầu của dự án đầu tư:
- Tính pháp lí: dự án cần có cơ sở pháp lí vững
chắc, tức là dự án phải chứa đựng những nội
dung mà ở đó phù hợp với chủ trương, chính
sách và pháp luật của nhà nước do vậy người
xây dựng dự án phải nghiên cứu kĩ chủ trường
đường lối, các văn bản pháp quy liên quan đến
hoạt động của dự án đầu tư


Chương II: Những vấn đề lý luận
chung về đầu tư và dự án đầu tư
II. Dự án đầu tư :
Yêu cầu của dự án đầu tư:
- Tính thống nhất: để đảm bảo tính thống nhất của
dự án dự án được xây dựng phải tuân thủ các
quy định chung của cơ quan chức năng về hoạt
động đầu tư và những quy định chung mang tính
quốc tế. Có đảm bảo yêu cầu này mới tạo điều
kiện cho các đối tác nước ngoài hiểu và từ đó
quyết định lựa chọn dự án đầu tư, các tổ chức
tài chính quốc tế quyết định tài trợ hay cho vay
vốn.



Chương II: Những vấn đề lý luận
chung về đầu tư và dự án đầu tư
II. Dự án đầu tư :
Công dụng
 Đối với cơ quan quản lí và các định chế tài chính
thì DAĐT là cơ sở để cấp giấy phép đầu tư,sử
dụng vốn nhà nước hay quyết định tài trợ vốn
hay cho vay vốn đối với dự án
 Đối với chủ đầu tư:
- Là căn cứ để quyết định bỏ vốn đầu tư
- Là cơ sở xin phép được đầu tư và cấp giấy
phép hoạt động


Chương II: Những vấn đề lý luận
chung về đầu tư và dự án đầu tư
II. Dự án đầu tư :
Công dụng:
 Đối với chủ đầu tư:
- Là cơ sở để nhập thiết bị, các khoản ưu đãi
trong đầu tư
- Là phương tiện để tìm đối tác liên doanh
- Là cở sở để các tổ chức tín dụng cấp vốn
- Là căn cứ để giải quyết các tranh chấp về quyền
lợi và nghĩa vụ giữa các bên tham gia liên doanh
dự án


Chương II: Những vấn đề lý luận
chung về đầu tư và dự án đầu tư

II. Dự án đầu tư :
Đặc trưng:
 Dự án có mục đích và mục tiêu rõ ràng
 Dự án có chu kì phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu
hạn
 Dự án có sự tham gia của nhiều bên như chủ đầu tư,
nhà thầu, nhà quản lí, nhà liên doanh, nhà cung cấp thiết
bị phục vụ cho dự án
 Sản phẩm của dự án mang tính chất đơn chiếc và độc
đáo
 Môi trường hoạt động của dự án có sự phối kết hợp
giữa các bộ phận liên quan


Chương II: Những vấn đề lý luận
chung về đầu tư và dự án đầu tư
II. Dự án đầu tư :
Chu kì dự án đầu tư: chu kì của dự án đầu tư là
các bước hay các giai đoạn mà một dự án phải
trải qua bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là ý tưởng
cho đến khi dự án hoàn thành và chấm dứt hoạt
động


Chương II: Những vấn đề lý luận
chung về đầu tư và dự án đầu tư
II. Dự án đầu tư :
Chu kì dự án đầu tư

Ý

tưởng
về
dự
án
đầu


Chuẩn
bị
đầu


Thực
hiện
đầu


Vận
hành
kết
quả
đầu


Ý
tưởng
về dự
án
đầu
tư mới



Chương III: trình tự và nội dung nghiên
cứu của qúa trình soạn thảo dự án đầu tư
I.

Quá trình hình thành và thực hiện một dự án
đầu tư:
1. Nghiên cứu cơ hội đầu tư:
Để phát hiện cơ hội đầu tư cần lưu ý:
 Chiến lược, quy hoạch phát triển KT-XH của
ngành, địa phương, vùng, đất nước và chiến
lược phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ
của cơ sở
 Nhu cầu thị trường trong nước và trên thế
giới về sản phẩm nào đó


Chương III: trình tự và nội dung nghiên
cứu của qúa trình soạn thảo dự án đầu tư
I.

Quá trình hình thành và thực hiện một dự án
đầu tư:
1. Nghiên cứu cơ hội đầu tư:
Để phát hiện cơ hội đầu tư cần lưu ý:
 Thực trạng sản xuất về mặt hàng đó ở trong
nước và trên thế giới
 Tiềm năng có thể khai thác về tài nguyên
thiên nhiên, lao động, tài chính, quan hệ… để

sản xuất hoặc tiến hành các hoạt động dịch
vụ
 Những kết quả tài chính, kinh tế xã hội sẽ đạt
nếu thực hiện đầu tư


Chương III: trình tự và nội dung nghiên
cứu của qúa trình soạn thảo dự án đầu tư
I.

Quá trình hình thành và thực hiện một dự án
đầu tư:
2. Nghiên cứu tiền khả thi:
Nội dung:
 Nghiên cứu khía cạnh kinh tế, xã hội, pháp lí
ảnh hưởng tới quá trình thực hiện, vận hành,
khai thác của dự án
 Nghiên cứu thị trường: phân tích thị trường,
dự báo khả năng thâm nhập thị trường


×