Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bộ câu hỏi theo năng lực Hóa học 8 CHƯƠNG 6 DUNG DỊCH HÓA HỌC 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.17 KB, 13 trang )

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 6 DUNG DỊCH HÓA HỌC 8
A. DUNG DỊCH
I. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ
1. Dung dịch, dung môi, chất tan
- Dung môi: là chất có khuếch tán chất khác để tạo thành dung dịch.
- Chất tan: là chất có thể tan trong dung môi.
- Dung dịch: là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan.
VD: Hòa tan muối ăn vào nước thì:
- Muối ăn là chất tan
- Nước là dung môi.
- Hỗn hợp nước và muối gọi là dung dịch.
2. Dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa
- Ở một nhiệt độ nhất định:
+ Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch vẫn có thể hòa tan thêm chất tan.
+ Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
* Lưu ý: Độ bão hòa của một dung dịch thay đổi theo nhiệt độ (toC), P (áp suất) và tùy thuộc
vào chất tan rắn, lỏng hay chất dễ bay hơi.
VD: Ở 20oC, 100 g nước hòa tan được tối đa 39,5 g muối ăn để tạo thành dung dịch bão hòa.
Nếu tăng nhiệt độ lên dung dịch trên trở thành dung dịch chưa bão hòa.
3. Biện pháp để chất rắn tan nhanh trong dung môi
- Khuấy dung dịch.
- Đun nóng dung dịch.
- Nghiền nhỏ chất rắn.
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1. Hãy điền những từ hay những cụm từ thích hợp như:
độ tan; dung dịch bão hòa; dung dịch chưa bão hòa; chất tan; nhiệt độ; áp suất
vào những chỗ trỗng dưới đây:
a. Dung dịch .........................là dung dịch có thể hòa tan thêm...................... chất tan ở nhiệt độ
xác định. Dung dịch................................... là dung dịch không thể hòa tan
thêm ........................ ở nhiệt độ xác định.
b. Ở nhiệt độ xác định, số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành .................


.......... được gọi là ......................... của chất.
c. Yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của đa số chất rắn là ........................., độ tan của chất khí
trong nước sẽ tăng lên nếu ta................. và tăng ....................


Bài 2. Dung dịch là:
A. hỗn hợp gồm dung môi và chất tan
B. hợp chất gồm dung môi và chất tan
C. hỗn hợp đồng nhất gồm nước và chất tan
D. hỗn hợp đồng nhất gồm dung môi và chất tan
Hãy chọn phương án đúng.
Bài 3. Dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa ? Hãy dẫn ra những thí dụ để minh họa.
Bài 4. Em hãy mô tả những thí nghiệm chứng minh rằng muốn hòa tan nhanh một chất rắn
trong nước ta có thể chọn những biện pháp: nghiền nhỏ chất rắn, đun nóng, khuấy dung dịch.
Bài 5. Em hãy mô tả cách tiến hành những thí nghệm sau:
a. Chuyển đổi từ một dung dịch NaCl bão hòa thành một dung dịch chưa bão hòa (ở nhiệt độ
phòng).
b.Chuyển đổi từ một dung dịch NaCl chưa bão hòa thành một dung dịch bão hòa (ở nhiệt độ
phòng).
Bài 6. Cho biết ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 20oC) 10 gam nước có thể hòa tan tối đa
20 gam đường; 3,6 gam muối ăn.
a. Em hãy dẫn ra những thí dụ về khối lượng của đường, muối ăn để tạo ra những dung
dịch chưa bão hòa với 10 gam nước.
b. Em có nhận xét gì nếu người ta khuấy 25 gam đường vào 10 gam nước; 3,5 gam muối ăn
vào 10 gam nước (nhiệt độ phòng thí nghiệm) ?
Bài 7. Trộn 1 ml rượu etylic (cồn) với 10 ml nước cất. Câu nào sau đây diễn đạt đúng:
A. Chất tan là rượu etylic, dung môi là nước.
B. Chất tan là nước, dung môi là rượu etylic.
C. Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc là dung môi.
D. Cả hai chất nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi.

Hãy chọn câu trả lời đúng:
LỜI GIẢI VÀ ĐÁP ÁN
Bài 1.
a. Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan ở nhiệt độ xác định.
Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan ở nhiệt độ xác định.
b. ở nhiệt độ xác định, số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão
hòa được gọi là độ tan của chất.
c. Yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của đa số chất rắn là nhiệt độ, độ tan của chất khí trong nước
sẽ tăng lên nếu ta.giảm nhiệt độ. và tăng áp suất.
Bài 2.


Đáp án: D đúng
Bài 3.
Dung dịch là hỗn hợp đồng chất của dung môi và chất tan. Dung dịch chưa bão hòa là dung
dịch có thể hòa tan thêm chất tan. Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm
chất tan.
(Học sinh tự cho ví dụ)
Bài 4.
+ Trong thí nghiệm, cho một ít muối ăn (sử dụng muối đã nghiền nhỏ) vào dung dịch nước, ta
sẽ thấy muối được nghiền nhỏ sẽ tan nhanh hơn so với loại chưa được nghiền.
+ Trong thí nghiệm, cho một thìa nhỏ đường vào cốc nước nóng, đường sẽ tan mạnh hơn so
với cho vào cốc nước lạnh vì ở nhiệt độ càng cao, phân tử nước chuyển động càng mạnh làm
tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước với bề mặt chất rắn.
+ Cũng với thí nghiệm trên nhưng khi cho chất tan vào dung dịch, ta khuấy dung dịch lên thì
tốc độ hòa tan cũng sẽ tăng lên.
Bài 5.
a. Ta có dung dịch NaCl đã bão hòa trong ống nghiệm, ta cho thêm vào ống nghiệm một lượng
nước nữa và có được dung dịch NaCl chưa bão hòa.
b. Thêm NaCl vào dung dịch NaCl chưa bão hòa khuấy kĩ tới khi dung dịch không hòa tan

thêm được NaCl. Lọc qua giấy lọc. Nước lọc là dung dịch NaCl bão hòa ở nhiệt độ phòng.
Hoặc có thể đun nóng dung dịch NaCl chưa bão hòa cho đến khi có muối NaCl kết tinh ở đáy
cốc. Để cốc này trở lại nhiệt độ phòng rồi lọc qua giấy lọc. Nước lọc là dung dịch NaCl bão
hòa ở nhiệt độ phòng.
Bài 6.
a. Hòa tan một lượng đường dưới 20 gam; hay một lượng muối ăn dưới 3,6 gam trong 10 gam
nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm ta được dung dịch chưa bão hòa.
b. Nếu người ta khuấy 25 gam đường vào 10

gam nước thì chắc chắn rằng lượng đường

sẽ không hòa tan hết sẽ còn lại 25 - 20 = 5 g;
Hòa tan 3,5 gam muối ăn vào 10 gam nước ta sẽ được dung dịch chưa bão hòa vì dung dịch
còn có thể hòa tan thêm một lượng muối ăn nữa (3,6 - 3,5 = 0,1 g)
Bài 7.
Vì rượu etylic tan vô hạn trong nước, hay nước tan vô hạn trong rượu etylic. Ta có thể tích
rượu etylic (1 ml) ít hơn thể tích nước (10 ml) nên câu A: đúng.
B.ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC
I. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ
1. Chất tan và chất không tan
- Nếu 100 gam nước hòa tan:
> 10 gam chất tan → chất dễ tan hay chất tan nhiều.


< 1 gam chất tan → chất tan ít.
< 0,01 gam chất tan → chất thực tế không tan.
2. Tính tan của các hợp chất trong nước
- Bazơ: phần lớn các bazơ không tan, trừ NaOH, KOH, Ba(OH) 2.
- Axit: hầu hết các axit tan được, trừ H2SiO3.
- Muối: Các muối nitrat đều tan.

+Phần lớn các muối clouaa và sunfat tan được, trừ AgCl, PbSO4, BaSO4.
+ Phần lớn muối cacbonat không tan trừ Na2CO3, K2CO3.
Ta có bảng tính tan của một số hợp chất (sgk)
3. Độ tan của một chất trong nước
a. Định nghĩa
- Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo
thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
VD: ở 25oC :
+ SNaCl = 36 g
+ S đường mía= 204 g
b. Yếu tố ảnh hưởng tới độ tan
- Độ tan của chất rắn trong nước: khi nhiệt độ tăng thì độ tan tăng và ngược lại.
- Độ tan của chất khí trong nước: độ tan của chất khi trong nước sẽ tăng nếu ta giảm nhiệt độ
và áp suất.
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1. Hãy chọn câu trả lời đúng.
Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là:
A. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung dịch
B. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước.
C. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung môi để tạo thành dung dịch bão hòa.
D.Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.
Bài 2. Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước:
A. Đều tăng
B. Đều giảm
C. Phần lớn là tăng
D. Phần lớn là giảm
E. Không tăng và cũng không giảm.


Bài 3. Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước:

A. Đều tăng
B. Đều giảm
C. Có thể tăng và có thể giảm
D. Không tăng và cũng không giảm.
Bài 4. Dựa vào đồ thị về độ tan của các chất rắn trong nước (hình 6.5), hãy cho biết độ tan của
các muối NaNO3, KBr, KNO3, NH4Cl, NaCl, Na2SO4 ở nhiệt độ 10oC và 60oC.
Bài 5. Xác định độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 180C. Biết rằng ở nhiệt độ này khi hòa
tan hết 53 g Na2CO3 trong 250 g nước thì được dung dịch bão hòa.
LỜI GIẢI VÀ ĐÁP ÁN
Bài 1.
Đáp án : D đúng.
Bài 2.
Đáp án : C đúng
Bài 3.
Đáp án : A đúng
Bài 4.
Từ điểm nhiệt độ 10oC và 60oC ta kẻ những đoạn thẳng song song với trục độ tan (trục đứng),
tại giao điểm của những đoạn thẳng này với các đồ thị ta kẻ những đoạn thẳng song song với
nhiệt độ (trục ngang) ta sẽ đọc được độ tan của các chất như sau:
+ Độ tan NaNO3: ở 10oC là 80 g, ở 60oC là 130 g
+ Độ tan KBr: ở 10oC là 60 g, ở 60oC là 95 g
+ Độ tan KNO3: ở 10oC là 20 g, ở 60oC là 110 g
+ Độ tan NH4Cl: ở 10oC là 30 g, ở 60oC là 70 g
+ Độ tan NaCl: ở 10oC là 35 g, ở 60oC là 38 g
+ Độ tan Na2SO4: ở 10oC là 60 g, ở 60oC là 45 g
Ta có thể kẻ bảng:

C.NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH



I/ Nồng độ phần trăm: (C%)
Nồng độ phần trăm của dd cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dd
-

Khối lượng chất tan là mct

-

Khối lượng dd là mdd

-

Nồng độ phần trăm là C%

=>

C%= (mct.100):mdd

Ví dụ 1: Hoà tan 10 gam đường vào 40 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dd thu được.
Giải:
mdd = mdm + mct = 40+10=50 gam
C% = (mct.100): mdd
= (10.100) : 50
= 20%
Ví dụ 2: Tính khối lượng NaOH có trong 200 gam dd NaOH 15%
Giải:
mNaOH = (C%.mdd):100
=15.200:100
=30 gam
Ví dụ 3: Hoà tan 20 gam muối vào nước được dd có nồng độ 10%

a)

Tính khối lượng dd nước muối thu được

b) Tính khối lượng nước cần dựng cho sự pha chế
Giải:
a) mdd=(mmuối.100):C%
=20.100:10
=200 gam
b) mnước=mdd-mmuối
=200-20
=180 gam
II. Nồng độ mol của dd
Nồng độ mol của dd cho biết số mol chất tan cú trong một lit dd
CM=n:Vdd
Trong đó:
CM là nồng độ mol


n là số mol chất tan
Vdd là thể tích dd (lit)
Ví dụ 1: Trong 200 ml dd có hoà tan 16 gam NaOH. Tính nồng độ mol của dd.
Giải:
Đổi: 200ml=0,2lit
nNaOH=16:40=0,4 mol
CM=n:V=0,4:0,2=2M
Ví dụ 2:
Tính khối lượng H2SO4 có trong 50ml dd H2SO4 2M
Giải:
Tính số mol H2SO4 có trong dd H2SO4 2M

= CM.V=2.0,05 =0,1mol
= n.M=0,1.98=9,8 gam
III. Bài tập vận dụng
Bài tập 1:
Trộn 50 gam dd muối ăn có nồng độ 20% với 50 gam dd muối ăn 5%. Tính nồng độ phần
trăm của dd thu được?
Bài tập 2: Để hoà tan m gam kẽm cần vừa đủ 50 gam dd HCl 7,3%
a)

Viết PTPƯ

b) Tính m?
c)

Tính thể tích khí thu được (ở đktc)

d) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng
Bài tập 3:
Hoà tan 6,5 gam kẽm cần vừa đủ Vml dd HCl 2M
a)

Viết ptpư

b) Tính V
c)

Tính thể tích khí thu được (ở đktc)

d) Tính khối lượng muối tạo thành sau p/ư
Bài 4: Trộn 2,5 lit dd đường 0,5M với 3 lit dd đường 1M. Tính nồng độ mol của dd sau khi

trộn
Bài 5: Để hòa tan hết m (g) kẽm cần dùng vừa đủ 50g dung dịch HCl 7,3%.
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra.


b. Tính thể tích H2 thu được (đktc).
c. Xác định giá trị m.
LỜI GIẢI VÀ ĐÁP ÁN
Bài 1:
- Tính khối lượng chất tan trong dd 1
mmuối (1)= (C%*mdd):100=(20*50):100=10 gam
- Tính khối lượng chất tan trong dd 2
mmuối (2)= (C%*mdd):100=(5*50):100=2,5 gam
- Tính khối lượng chất tan trong dd 3
mmuối (3)= mmuối (1) + mmuối (2)=10+2,5=12,5 gam
- Tính khối lượng dd 3
mdd (3)= mdd(1) + mdd (2)= 50+50=100 gam
- Tính nồng độ phần trăm của dd 3:
C%(3)=(mct(3)*100):mdd(3)
=12,5 %
Bài 2:
Bài giải:
Zn + 2HCl---> ZnCl2 + H2
mHCl=(C%.mdd):100
=(50.7,3):100
=3,65 gam
=> nHCl= 3,65:36,5
=0,1 mol
Theo PTPƯ:
nZn=nZnCl2=nH2=1/2.nHCl=0,1:2=0,05 mol

b) m = mZn= 0,05.65 = 3,25 gam
c) VH2 = 0,05.22,4 = 1,12 lit
d) mZnCl2 = 0,05.136= 6,8 gam
Bài 3:
Zn+2HClà ZnCl2 +H2
nZn= 6,5:65=0,1 mol
b) Theo pthh


nHCl=2nZn=.0,1 =0,2 mol
Và Vdd HCl=n:cM=0,2:2=0,1 lit =100 ml
c) Theo pthh
nH2=nZnCl2= nZn=0,1 mol
VH2=0,1 . 22,4 =2,24 lit
d) mZnCl2=0,1.136=13,6 gam
Bài 4:
-

Tính số mol đường có trong dd 1:

n1=CM 1.Vdd 1=0,5.2=1 mol
-

Tính số mol đường có trong dd 2:

n2=CM 2.Vdd 2 =1.3=3 mol
-

Tính số mol đường có trong dd 3:


n3=n1+n2=1+3=4 mol
-

Tính thể tích dd 3

Vdd 3=Vdd 1 +Vdd 2=2+3=5 lit
-

Tính nồng độ mol dd 3

CM=n:V=4:5=0,8 M
Bài 5:
a.

Zn +

2HCl

à

ZnCl2 + H2

1 mol

2 mol

1 mol

0,05mol


0,1mol

0,05mol

b. VH2 = 0,05.22,4 = 11,2 (l)
c. m = 0,05.65 = 3,25 g

D.PHA CHẾ DUNG DỊCH
I.Pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước
Bước 1: Tính các đại lượng cần dùng
* Pha dung dịch nồng độ mol/l ( CM):
Pha chế V2 (ml) dung dịch A nồng độ (M) từ dung dịch A nồng độ (M)
- Tính số mol chất tan có trong dung dịch cần pha chế:
n = C1.V
- Tính thể tích dung dịch ban đầu


V1 =
* Pha dung dịch nồng độ phần trăm:
- Tính khối lượng chất tan cần pha chế
mct =
- Tính khối lượng nước cần pha chế
mnước = mdd - mct
Bước 2: Pha chế dd theo các đại lượng cần xác định
Ví dụ 1: Từ glucozo C6H12O6, nước cất và những dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và giới thiệu
cách pha chế:
a)50g dung dịch C6H12O6 có nồng độ 10%
b)50ml dung dịch C6H12O6 có nồng độ 0,5M
Giải:
a) Pha chế 50g dung dịch C6H12O6 có nồng độ 10%

*Tính toán:
- Tính khối lượng chất tan:
mct =
ð = = 5g
- Tính khối lượng dung môi:
mdm = mdd - mct
mnước = 50-5 = 45g
*Cách pha chế:
- Cân lấy 5g C6H12O6 cho vào cốc
- Cân lấy 45g (hoặc đong lấy 45ml) nước cất, rồi đổ dần dần vào cốc và khuấy nhẹ cho tan hết
=> Được 50g dung dịch C6H12O6 10%
b) Pha chế 50ml dung dịch C6H12O6 có nồng độ 0,5M
* Tính toán:
Số mol chất tan:
nct = CM.Vdd
= =0,025 mol
Khối lượng của 0,025 mol C6H12O6 :
= 180.0,025 =4,5 g
*Cách pha chế:


- Cõn ly 4,5g C6H12O6 cho vo cc thy tinh cú dung tớch 1000ml.
- dn dn nc ct vo cc cho n vch 50ml, khuy nh.
=>Ta c dung dch C6H12O6 0,5M
Vớ d 2: T mui n (NaCl), nc ct v cỏc dng c cn thit, hóy tớnh toỏn v gii thiu
cỏch pha ch:
a)

100 gam dd NaCl 20%


b) 50 ml dd NaCl 2M
Gii:
a) Pha chế 100 gam dd NaCl 20%
-

Tính toán:

mNaCl=(C%.mdd):100=(20.100):100=20 gam
mH2O=100-20=80 gam
-

Cách pha chế:

+ Cân 20 gam NaCl và cho vào cốc tt
+ Đong 80 ml nớc, rót vào cốc và khuấy đều để muối ăn tan hết
Đợc 100 gam dd NaCl 20%
b) Pha chế 50 ml dd NaCl 2M
-

Tính toán:

nNaCl= CM.V=2.0,05=0,1 mol
mNaCl=n.M=0,1.58,5 =5,85 gam
-

Cách pha chế:

+ Cân 5,85 gam NaCl cho vào cốc tt
+ Đổ từ từ nớc cất vào khuấy nhẹ
đủ 50 ml dd ta đợc dd NaCl 2M

II. Pha loóng mt dung dch theo nng cho trc
Pha V2 (ml) dung dch A cú nng C2(M) t dung dch A cú nng C1(M)
Bc 1:Tớnh toỏn
-Tỡm s mol cht tan cú trong V2 (ml) dung dch A nng C2(M):
n = C2.V2
-Tớnh th tớch dung dch A nng C1 (M):
V1 = ?
Bc 2: Pha ch dung dch


Ví dụ 1: Có nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế:
-

50 ml dd MgSO4 0,4M từ dd MgSO4 2M

-

50 gam dd NaCl 2,5% từ dd NaCl 10%

a) 50 ml dd MgSO4 0,4M từ dd MgSO4 2M
*Tính toán:
-

Tìm số mol chất tan có trong 50ml dd MgSO4 0,4M

nMgSO4=CM.V=0,4.0,05=0,02 mol
-

Thể tích dd MgSO4 2M trong đó chứa 0,02 mol MgSO4


Vdd = = = 0,01 lit =10ml
*Cách pha chế:
-

Đong 10 ml dd MgSO4 2M cho vào cốc có chia độ

Thêm từ từ nước cất vào cốc đến vạch 50 ml và khuấy đều à ta được 50ml dd
MgSO4 0,4M
b) 50 gam dd NaCl 2,5% từ dd NaCl 10%
*Tính toán:
-

Tìm khối lượng NaCl có trong 50 gam dd NaCl 2,5%

mNaCl = 1,25g
-

Tìm khối lượng dd NaCl ban đầu có chứa 1,25 gam NaCl

mdd = 12,5g
-

Tìm khối lượng nước cần dùng để pha chế

-

mH2O=50-12,5 =37,5 gam

*Cách pha chế:
-


Cân 12,5 gam dd NaCl 10%, đổ vào cốc chia độ

Đong 37,5 ml nước cất, đổ vào cốc đựng NaCl nói trên, khuấy đều, ta được 50 gam dd
NaCl 2,5%
III. Bài tập vận dụng
Bài 1: Đun nhẹ 40 gam dd NaCl cho đến khi nước bay hơi hết, người ta thu được 8 gam muối
NaCl khan. Tính nồng độ phần trăm của dd thu được?
Bài 2: Để pha 500ml dung dịch nước muối sinh lí (C=0,9%) cần lấy V (ml) dung dịch NaCl
3%. Tính giá trị của V?
Bài 3: Tính khối lượng chất tan cần dùng để pha chế 50g dung dịch MgCl 2 4%.
Bài 4: Cho 16g CuO tan hết trong dung dịch axit sunfuric 20% đung nóng vừa đủ. Sau đó làm
nguội đến 100C. Tính lượng tinh thể CuSO4.5H2O tách ra khỏi dung dịch, biết độ tan của
CuSO4 ở 100C là 17,4g.


Bài 5: Cân lấy 21,2 g Na2CO3 cho vào cốc chia độ có dung tích 500 ml. Rót từ từ nước cất vào
cốc cho đến vạch 200 ml. Khuấy nhẹ cho Na2CO3 tan hết, ta được dung dịch Na2CO3. Biết 1
ml dung dịch này cho khối lượng là 1,05 g. Hãy xác định nồng độ phần trăm (C%) và nồng độ
mol của dung dịch vừa pha chế được.
Bài 6: Hòa tan 15,5g Na2O vào nước được 0,5l dung dịch A
a)Tính nồng độ mol/l của dung dịch A
b)Tính thể tích dung dịch H2SO4 20%, khối lượng riêng là 1,14g/ml cần để trung hòa dung
dịch A
Đáp án
Bài 1: 20%
Bài 2: 150ml
Bài 3: 20g
Bài 4: 30,7g
Bài 5: C%10,10% ;CM = = 1M

Bài 6: CM NaOH = 1M; VH2SO4 = 0,107 l;



×