Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

ĂN-DẶM-KIỂU-NHẬT-ĐÚNG-CHUẨN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.44 KB, 44 trang )

ĂN DẶM KIỂU NHẬT ĐÚNG CHUẨN

LỜI MỞ ĐẦU
---------------------Cho trẻ ăn dặm, có thể được coi là vấn đề đau đầu nhất của các bà mẹ hiện nay.
Khi chưa nắm rõ được những nguyên tắc và hiểu đúng về ĂN DẶM.
Tài liệu dưới đây, 100% là nguyên văn của chị Cáo Em – Mẹ Michan – một người
bạn của mẹ Shi đi học và soạn ra. Chị Cáo Em hiện sinh sống và làm việc tại Nhật
Bản. Vì vậy toàn bộ tài liệu đều có cơ sở, chính xác, khoa học. Các mẹ đừng so
sánh khi có nhiều điểm khác với cuốn Ăn Dặm Kiểu Nhật các mẹ mua trong nhà
sách. Có nhiều điểm khác lắm các mẹ ạ.
Hy vọng các mẹ đọc và hiểu từng bài trong tài liệu này, nó sẽ giúp ích cho các mẹ
rất nhiều trong hành trình ĂN DẶM của con. Con có cả đời để ăn, nhưng chỉ có 3
năm đầu đời để được hoàn thiện và hướng dẫn đúng đắn mọi mặt. Và phúc lộc của
con đều nằm trong tay cha mẹ, cố gắng lên vì tương lai nhàn tênh như mẹ Shi và
hàng ngàn mẹ khác đã đi đúng hướng.
Hãy đưa luôn tài liệu cho ba, ông bà của bé đọc để hiểu và hợp tác cùng với mẹ
trong hành trình thú vị này các mẹ nhé.
Cuối cùng, mẹ Shi mong rằng nếu các mẹ có bê tài liệu đi đâu, cho ai thì ghi rõ
nguồn giùm mẹ Shi, bởi để soạn ra được 1 loạt tài liệu bổ ích như này là rất nhiếu
công sức và tâm huyết của chị Cáo Em.
Xin trân trọng!

NGƯỜI SOẠN: CÁO EM – MẸ MICHAN


ĂN DẶM KIỂU NHẬT ĐÚNG CHUẨN

HIỂU VỀ HỆ TIÊU HÓA CỦA BÉ KHI ĂN DẶM
-------------------------Mẹ Michan viết bài về hệ tiêu hoá của trẻ khi bắt đầu ăn dặm để mẹ hiểu hơn về
bé, hệ tiêu hoá của trẻ, yên tâm hơn trong việc chăm sóc con nhỏ.


1. Trẻ ăn dặm bắt đầu ăn cháo loãng tỉ lệ 1.10 ( trẻ ăn dặm kiểu nhật )

2. Giai đoạn của bé ăn dặm kiểu nhật như sau 5-6 ăn thực phẩm từ lỏng đến đặc

3. Giai đoạn của bé ăn dặm kiểu nhật 7-8 bé ăn từ nát đến thô bắt đầu là thô cỡ hạt
mè và đến to khoảng hạt đậu xanh

4. Giai đoạn của bé ăn dặm kiểu nhật 9-11 là giai đoạn bé học cầm nắm, thực phẩm
ở dạng hình que, thanh dài để bé cầm cắn, thịt băm viên dạng hambuger, cơm nắm

5. 1-1.5 tuổi bé học cách tự xúc ăn cầm thìa muỗng và nĩa

6. Trẻ khi mới bắt đầu ăn dặm bé đi ngoài ra nguyên lá rau cà rốt thực phẩm bé đã
ăn là bình thường, vì hệ tiêu hoá của trẻ lúc này vẫn đang còn trong giai đoạn hoàn
thiện

7. Khi trẻ không còn tình trạng ăn gì đi nấy nghĩa là cơ thể trẻ báo hiệu cho mẹ biết
hệ tiêu hoá của bé đã hoàn thiện hoàn chỉnh và sẵn sàng ăn thức ăn vật phẩm nêm
như cha mẹ.

NGƯỜI SOẠN: CÁO EM – MẸ MICHAN


ĂN DẶM KIỂU NHẬT ĐÚNG CHUẨN

8. Khi trẻ trong thời gian ăn dặm đi phân lỏng và mềm ( với em bé bú mẹ hoàn
toàn ) thức ăn không thay đổi so với mọi ngày nghĩa là cơ thể trẻ đang báo cho mẹ
biết, bé đang chuyển sang thời kì phát triển mới, cơ quan hoàn thiện hơn lớn hơn
và cần thời gian để bé thích nghi, thường thời gian này kéo dài từ 2-3 tuần bé sẽ lại
đi ổn định.


9. Bé ăn dặm khi ăn thực phẩm quá nhiều đạm, uống không đủ nước sẽ xảy ra tình
trạng táo bón, mẹ nên cho bé uống nhiều nước hơn, canh rau súp, ăn rau lá mềm,
ăn nhiều bí đỏ khoai lang, cho bé uống nước cam pha loãng tỉ lệ 1.4. Với những bé
có tiền sử bú mẹ mà nhiều ngày không đi thì khi trẻ ăn dặm mẹ cần phải kĩ lưỡng
mẹ cần sắm 1 cuốn sổ tay nhỏ, khi cho bé ăn các món đơn vị ( như cháo loãng, cà
rốt ) từng món 1 thì ghi phân lượng bao nhiêu, xem con đi ngoài thế nào ổn không,
và khi kết hợp phân con thế nào, cần phải theo dõi sát sao vì sự hoàn chỉnh của các
bé này lâu hơn nên người mẹ cần phải để tâm và chú ý hơn nữa.

10. Trẻ khi bắt đầu ăn dặm thì phân bé sẽ từ từ cứng hơn và thành khuôn, như dạng
của người lớn, lượng đạm và thức ăn càng nhiều sữa mẹ ít đi thì phân trẻ sẽ có mùi
hôi hơn tanh hơn, cho nên quan niệm ngày xưa trẻ con 3 tháng phân đi thành
khuôn là do em bé bị dặm bột từ quá sớm, lượng tinh bột can thiệp vào sẽ làm phân
trẻ thành khuôn, cho nên điều này áp dụng cho em bé ngày nay bú mẹ hoàn toàn
trong 6 tháng đầu đi hoa cà hoa cải là bất hợp lý. Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn
đi hoa cà hoa cải, có ngày lỏng ngày đặc có ngày tanh ngày bọt cũng là bình
thường, em bé đang là cơ thể sinh học đang trong quá trình hoàn thiện sự thay đổi
diễn ra nghĩa là bé đang lớn.

11. Thực phẩm trẻ ăn khi khởi đầu ăn dặm thường là lá thật mềm như cải bó xôi
( tiện cho mẹ chế biến và tiện cho bé nuốt dễ dàng ) quan niệm cũ của vn cho trẻ ăn
rau ngót là bất hợp lý, rau ngót có thể tốt với người lớn nhưng không phù hợp cho
em bé ở giai đoạn mới tập ăn, rau cứng và dai chưa phù hợp.
12. Bầu bí mướp su su đây là các dạng củ quả màu xanh chứa rất nhiều nước
không nên cho trẻ ăn khi mới tập ăn dặm không phải vì nó gây dị ứng hoặc cứng
dai mà trẻ không ăn dược, đơn giản đây là thực phẩm mềm chứa nhiều nước khi
NGƯỜI SOẠN: CÁO EM – MẸ MICHAN



ĂN DẶM KIỂU NHẬT ĐÚNG CHUẨN
nấu và rây nhuyễn cho cùng vào cháo thành phẩm thu được ko có xơ mà chỉ là
nước càng làm cho cháo loãng hơn cháo 1.10 đã nấu. Cho nên thực phẩm này để
dành cho giai đoạn 9-11 khi trẻ đang học cầm nắm, bí mềm bé cắn nhai tốt ( với bé
chưa có răng cũng có thể học nhai dễ dàng ) nước trong bí tiết ra cũng làm trẻ dễ
nuốt hơn.

13. Lý do tại sao bé phải ăn thực phẩm từ lỏng đến đặc từ nát đến thô đó là hệ tiêu
hoá của trẻ đang học cách thích nghi và tiếp nhận thực phẩm bên ngoài sữa mẹ,
giống như bài tập rèn luyện từ dễ đến khó, từ khó đến phức tạp. Nếu ko cho trẻ học
tập rèn luyện cho ăn cháo xay mãi trong thời kì vàng bé có thể tập nhai 7-8 9-11 thì
để qua sẽ tập cho bé rất khó khăn, bé càng lớn sẽ ham khám phá bé sẽ ở giai đoạn
khác khó mà bắt bé trở lại thời kì bé coi nhai và nuốt là thú vị. Khi trẻ bị cho qua
giai đoạn nhai bé sẽ ít khi chịu nuốt khi có thực phẩm thô, hay bị oẹ và ngậm.

14. Cháo cơm của bé có các tỉ lệ như sau 1.10 1.7 1. 5. 1.3 1.2 và 1.1 nghĩa là cơm
hoàn toàn, có mẹ hỏi bé mới 9 tháng ăn cơm đc ko vì bé nhai tốt ko bị oẹ, thực ra
bé nuốt tốt chưa chắc bé đã tiêu hoá được, nên nhớ hệ tiêu hoá của trẻ vẫn đang
còn trong giai đoạn hoàn thiện và dịch vị của dạ dày bé tiết ra sẽ nhiều lên theo
tháng bé trưởng thành, cho bé ăn sớm đôi khi quá nhiều so với lượng dịch vị mà bé
tiết ra sẽ làm cho bé bị táo bón và đi ngoài khó khăn cho nên thời gian cho con tập
ăn vẫn còn dài, kéo thêm vài tháng cũng không sao cả.Khi trẻ đến giai đoạn 1.5-2
bé sẽ ăn cơm được như người lớn còn dưới 1.5 tuổi chỉ nên ăn cơm nhão tỉ lệ 1.2
mà thôi

NGƯỜI SOẠN: CÁO EM – MẸ MICHAN


ĂN DẶM KIỂU NHẬT ĐÚNG CHUẨN


TRẺ ĂN DẶM KIỂU NHẬT CÓ BỊ ĐAU BAO TỬ HAY
KHÔNG?
-----------------------------------Michan ăn dặm đc 2 tháng là mẹ nhận đc rất nhiều câu hỏi của các mẹ inbox nhờ
tư vấn, có 1 câu mà thiết nghĩ cần phải nói lại để làm rõ băn khoăn của nhiều mẹ.
Ăn dặm kiểu nhật ăn thô sớm vậy có đau bao tử ko ?
Câu trả lời là không, bé ăn dặm kiểu nhật giai đoạn 5-6 lúc nào cũng bắt đầu ăn
thức ăn mềm nhuyễn qua rây hoặc giã nát, cháo tỉ lệ 1.10 khi trẻ đã thành thục thì
mẹ bắt đầu tăng độ thô, từ nhỏ như hạt mè đến lớn hơn khi trẻ quen với từng độ thô
khác nhau. Đặc điểm chung của thức ăn cho bé ăn dặm ở bất kì giai đoạn nào cũng
mềm chỉ có độ thô là tăng lên, mẹ thử cho bé bằng cách dùng 2 ngón tay bóp nhẹ,
bóp mềm là bé ăn được ko bị đau bao tử
Trẻ bú mẹ thì làm quen với mút bú nhả nghỉ, trẻ tập ăn thì mẹ đút muỗng để ở môi
dưới theo phản xạ bé mở miệng và đón lấy thức ăn lưỡi nhận và nuốt ( với thức ăn
mềm nhuyễn ) còn sang giai đoạn tăng thô bé sẽ học cách nghiền, từng chút từng
chút 1, độ thô tăng lên nghĩa là khả năng rèn luyện nghiền bằng lợi của bé tăng lên
đến mức độ bé có thể ăn cùng với người lớn chỉ cần cắt nhỏ cho vừa miệng bé đó
là hoàn chỉnh ăn dặm. Bé học nghiền bằng lợi xong khi có răng thì cắn và xé bằng
răng nhai rồi nuốt, thức ăn sau khi bé xử lý xong đã mềm và nhuyễn như ở giai
đoạn đầu tiên mẹ cho bé ăn lúc 5-6 nên bé sẽ nuốt dễ dàng và không có chuyện ăn
vậy đau bao tử
Cần phải nói rõ ở đây ăn dặm có nghĩa là bé cùng mẹ đang trải qua 1 đợt rèn luyện
mẹ phải kiên nhẫn và bé phải cố gắng, bé tập từng chút 1 và không được nôn nóng,
mẹ hãy thử nghĩ về 1 vận động viên cử tạ 100kg chẳng hạn, không ai có thể mới
vào nghề mà có thể thăng hạng lên 100 ngay buổi đầu luyện tập mà phải mang từ
20 mỗi bên rồi khi đã thực sự quen rồi mới tăng lên từng chút từng chút 1, tập cho
cơ thể khả năng quen với môi trường rèn luyện tăng dần sẽ học được kinh nghiệm
khéo léo để hoàn thành tốt mục tiêu đề ra. 1 người chưa bao giờ học bơi khi thả
xuống nước sẽ chìm và có thể bị chết đuối nếu không đc cứu kịp thời, nếu đc học
từ trước mỗi ngày 1 chút không sợ nước thả lỏng thì người sẽ tự nổi, như em bé sơ
sinh bơi trong bụng mẹ.

Vậy hiểu đúng về ăn dặm nghĩa là bé đang tập làm quen dần với thực phẩm ngoài
sữa mẹ, giống như đã nói ở trên bé cần rèn luyện từ ít tới nhiều, từng nhẹ đến nặng,
NGƯỜI SOẠN: CÁO EM – MẸ MICHAN


ĂN DẶM KIỂU NHẬT ĐÚNG CHUẨN
và chính hệ tiêu hoá của bé cũng thế, từ 4 tháng dịch vị mới tiết ra từng chút 1 để
tiêu hoá thức ăn, nên cho bé ăn ngay từ sớm, 1 lượng thức ăn quá nhiều so với
lượng dịch vị ít ỏi, hệ tiêu hoá sẽ phải làm việc cật lực ngay từ buổi đầu nhận việc
và có khả năng sẽ giảm năng suất về lâu về dài như câu nói của bền tại người.
Ra ngoài trời lạnh phải mang áo cũng như bé khi bắt đầu ăn dặm là ra ngoài trời
lạnh, bú sữa mẹ 6 tháng đầu đời sẽ giúp bé có 1 chiếc áo vững chắc để tập thích
nghi với thực phẩm ngoài sữa mẹ, nhưng thời điểm này bé dễ bị bệnh cảm sốt hắt
hơi sổ mũi, đi học thì đc vài hôm là bệnh phải nghỉ ở nhà, mà lạ 1 điều nghỉ ở nhà
thì lại khỏi ốm đi học thì lại bệnh, nhiều người cho rằng dẫu là trẻ bú mẹ có sức đề
kháng tốt vậy sao còn bệnh như thế, đề kháng giảm. Thực ra trẻ ở nhà với mẹ đc
uống sữa mẹ, môi trường mẹ tiếp xúc, vi khuẩn bé đã đc đề kháng thông qua sữa
mẹ, khi bé đi học môi trường lạ bé chưa đc chuẩn bị nên bé bị ốm là đương nhiên,
mẹ có thể đến nơi bé học trước, tiếp xúc với cô giáo và bạn bè thì sẽ tự nhiên tạo
nên miễn dịch trong sữa cho bé, mẹ nên cho bé đi chơi nhiều tiếp xúc nhiều cả mẹ
lẫn con thì bé sẽ càng khoẻ, cho nên vn dân gian có nói trẻ úm trong nhà dễ bệnh là
vậy.
Ra ngoài chơi nhiều, rèn luyện thường xuyên, từ nhỏ đến lớn từ nhẹ đến nặng, học
hỏi không ngừng tự rèn luyện và sự kiên nhẫn của mẹ cha sẽ làm bé trở nên khoẻ
mạnh và tự lập.

NGƯỜI SOẠN: CÁO EM – MẸ MICHAN


ĂN DẶM KIỂU NHẬT ĐÚNG CHUẨN


NGUYÊN TẮC VÀNG KHI CHO TRẺ ĂN DẶM
--------------------------------1. Nguyên tắc trữ đông đồ ăn cho bé là làm chín rồi mới trữ đông để đảm bảo an
toàn

2. Khi bé ăn các món trộn lẫn để bé nhận ra vị quen trong vị trộn lẫn nguyên tắc là
làm chín tất cả các món rồi mới trộn chung và nấu khoảng 5 phút ( không nấu lẫn
khi thức ăn còn sống với nhau, như cháo trứng gà thì luộc chín lòng đỏ tách lấy
phần bột rắc lên cháo, mùi vị vẫn riêng biệt, không cho cả lòng đỏ sống vào cháo
khuấy lên vậy thì vị sẽ bị hoà tan và bé sẽ không biệt đc )

Chưa kể thực phẩm có thức mau mềm có thức lâu chín nấu chung vậy thì cái mềm
nhũn cái thì cứng, nên nấu riêng rồi mới trộn vừa đảm bảo vệ sinh an toàn cho bé
bé lại nhớ vị.

3. Nguyên tắc để nhận biết thời điểm thích hợp tăng thô cho trẻ là khi cho trẻ ăn trẻ
đã nuốt tốt và không nhai nữa, mẹ cần chú ý và tăng thô lên cho bé để bé nhai, độ
thô mới to hơn bắt buộc trẻ phải nhai, nếu trẻ oẹ thì cần làm nhỏ hơn 1 nấc nữa.

4. Nguyên tắc thức ăn cho trẻ ăn dặm là đạt độ mềm 2 ngón tay bóp đc, tăng độ thô
chỉ là bài học giúp bé tập nhai tốt, khi nào bé có răng thì mới tăng độ cứng thức ăn
để bé nghiền và xé bằng răng

5. Sữa chua cho trẻ dùng loại sữa chua không đường dùng cho người lớn ( từ sữa
bò tươi ) và trộn chung với hoa quả đã hấp chín, để nước ngọt dịu trong hoa quả
hoà với sữa chua làm bé dễ chịu. Sữa chua cho trẻ em bán ở thị trường hạn sử dụng
lâu ít nhiều cũng chứa chất bảo quản nên mẹ tự làm sữa chua và cho bé ăn trong
tuần là ổn.
NGƯỜI SOẠN: CÁO EM – MẸ MICHAN



ĂN DẶM KIỂU NHẬT ĐÚNG CHUẨN

6. Khi cho bé ăn thức ăn gì mới luôn cho ăn bằng đầu tăm xem bé phản ứng thế
nào trong 10 phút rồi mới cho ăn tiếp tục áp dụng với thực phẩm nằm trong nhóm
dị ứng ( sữa bò uống trực tiếp, bột mì, trứng cá, tôm cua hải sản các loại, trứng
gà ). Nếu bé có biểu hiện của dị ứng như da mặt sần sùi, đỏ, ngứa, nôn, đi ngoài ra
máu, khó thở thì tạm dừng và đợi trẻ qua 1.5 tuổi mới nên cho ăn lại.

7. Khi bé bị bón bị đi ngoài bị sốt bị mệt mẹ nên bớt lại khẩu phần ăn và tăng sữa
mẹ lên cho trẻ, khi trẻ ốm cũng vậy, trẻ càng uống sữa mẹ nhiều thì bé sẽ có nhiều
sk nhận đc nhiều đề kháng để chống lại bệnh tật hơn.

NGƯỜI SOẠN: CÁO EM – MẸ MICHAN


ĂN DẶM KIỂU NHẬT ĐÚNG CHUẨN

NHỮNG LƯU Ý KHI CHO TRẺ ĂN DẶM
----------------------------Cần hiểu, bé trong giai đoạn ăn dặm vẫn là nếm và thử các thức ăn, ngoài các
thức ăn phổ biến trong cuộc sống hằng ngày như cơm nát, cháo, rau, và đạm
phổ biến không gây dị ứng cho trẻ như thịt gà, đậu hũ, các loại củ và hoa quả.
Có những nguyên tắc sau đây mà mẹ cần chú ý

1. Những thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ dưới 1.5 tuổi

Trứng gà ( bao gồm tròng đỏ và tròng trắng )
Bột mì ( và các chế phẩm từ bột mì, tỉ lệ trẻ bị dị ứng với bột mì khá ít nhưng
không phải là không có )
Sữa tươi ( sữa uống trực tiếp ) sữa tươi dùng trong chế biến đun nấu vẫn được và

không vấn đề
Trứng cá các loại ( việt nam hay có quan niệm trứng là bổ hay cho trẻ ăn thêm
trứng cá, vậy không đúng, trẻ cần hấp thụ các chất đạm dễ tiêu hoá nhất chứ không
phải thực phẩm riêng biệt )
Tôm cua ( dễ gây dị ứng với bé dưới 9 tháng tốt nhất bé 1 tuổi mới nên cho ăn )
Thịt bò thì heo ( 9 tháng trở lên mới dùng đc )

Khi trẻ ăn thức ăn có chứa thành phần gây dị ứng như kể trên sẽ có biểu hiện theo
thứ tự như sau :

Da trẻ nổi mẩn quanh miệng, da sần sùi thô ráp
Bé nổi mẩn khắp cơ thể
NGƯỜI SOẠN: CÁO EM – MẸ MICHAN


ĂN DẶM KIỂU NHẬT ĐÚNG CHUẨN
Bé buồn nôn
Bé cảm thấy khó thở
Bé đi ngoài ra máu

Khi có những triệu chứng như vậy mẹ phải ngừng cho bé ăn, mang bé đến bv để bs
có biện pháp kịp thời chữa trị, và mẹ có thể giúp niêm mạc ruột của bé lành lại
bằng cách cho bé bú mẹ liên tục trong vòng 1 tuần, và có thể cho ăn lại khi bé khoẻ
và bé có dấu hiệu muốn ăn trở lại
Để phòng tránh dị ứng bằng cách, với những thực phẩm kể trên ví dụ như tròng đỏ
trứng gà mẹ luộc chín lấy lòng đỏ cho bé ăn bằng đầu que tăm rồi theo dõi bé trong
vòng 10-20 phút xem bé có biểu hiện gì khác thường không rồi cho ăn tiếp, lượng
ban đầu không quá 5ml có thể ít hơn không cần quá nhiều, và theo dõi bé đi ngoài
thế nào, có đi dễ dàng không, có máu không ( nếu có máu chứng tỏ thực phẩm gây
dị ứng và tổn thương đường ruột của bé )


Nếu bé đi ngoài vẫn ổn thì cách ngày mẹ cho bé ăn tiếp tục lượng tăng lên, nếu bé
vẫn ổn chứng tỏ cơ thể bé không có phản ứng lại món này, nếu bé dị ứng thì mẹ
nên ngưng cho bé ăn và các sp có chứa thành phần này đến khi bé 1.5 tuổi và bắt
đầu cho ăn lại lượng như trên, nếu bé ổn thì tiếp tục, còn không cần mang bé đi xét
nghiệm máu để biết bé dị ứng với những thức ăn nào nữa để kiêng cho bé đến suốt
đời.

Mẹ cần phải nhớ 1 điều rằng bé ăn được không có nghĩa bé hấp thụ được, còn phải
xem bé đi ngoài ra sao, có biểu hiện gì không, hoặc có gì lạ hay không, tuyệt đối
ngoài mẹ ra không nên để ai cho bé ăn hoặc mút gì lạ mà chưa hỏi qua ý kiến của
mẹ. Thực phẩm không phù hợp hoặc lạ với bé, hoặc không đảm bảo vệ sinh, người
lạ đút khi tay bẩn, hoặc hút thuốc lá vvvv.
2. Thực phẩm công nghiệp chế biến sẵn

NGƯỜI SOẠN: CÁO EM – MẸ MICHAN


ĂN DẶM KIỂU NHẬT ĐÚNG CHUẨN
Các mẹ hay mua thực phẩm chế biến ăn dặm cho con rất ưa chuộng 2 món là ruốc
cá hồi và mì mug ??? và đc người bán quảng cáo là tốt là bổ cho bé thích hợp cho
bé ăn dặm. Thực chất đây là những lời quảng cáo sai sự thật. Ruốc cá hồi bán ở thị
trường đa số là loại cho người lớn và rất mặn, các mẹ có thể mua thử và ăn sẽ nhận
ra điều này. Cũng có loai ruốc cá hồi bán sẵn loại cho em bé nhưng hộp nhỏ và khá
đắt chỉ dùng cho khi mẹ quá bận, hoặc cả nhà đi chơi xa mà bé còn quá nhỏ chưa
thể ăn chung với cha mẹ.

Mì mug của nissin có ghi chỉ dùng cho trẻ em, nghĩa là bé từ 3 tuổi trở lên, khi hệ
tiêu hoá khá hoàn chỉnh có thể ăn đc mọi món ăn, còn bé đang trong thời kì ăn dặm
tuyệt đối không nên ăn mì này, sợi mì là sp công nghiệp sp chiên qua chế biến, sẽ

ngậm nhiều dầu, muối, và chất bảo quản, không tốt cho quả thận còn non của trẻ
khi đang bắt đầu làm việc, cho nên không cho trẻ ăn, trẻ trong thời kì ăn dặm chỉ
nên ăn những thực phẩm tươi non, và tự nhiên nhất organic nhất, giữ nguyên mùi
vị nguyên bản của thực phẩm, ví dụ táo ngọt thế này lê ngon thế kia, cháo thơm thế
này, đó là những phần tinh khiết nhất mà cơ thể trẻ cần nhận.

Cả nhà đi chơi xa, với bé 9-11 tháng bé có thể ăn những thức ăn gần như người lớn
chỉ cần cắt nhỏ, mẹ có thể dặn đầu bếp hoặc nhà hàng làm thật lạt để đút cho bé ăn
cũng tốt, vừa tiện lại vừa đảm bảo. Còn nếu bé nhỏ hơn độ tuổi này, mẹ có thể mua
cháo hoặc thực phẩm ăn liền cho bé, chỉ cần hâm lại, hoặc nếu đi khá gần có thể tự
làm ruốc cá hồi không cần nêm nếm gì ( vì bản thân cá đã rất ngọt mang mùi vị của
biển cả rồi ) phô mai, bánh mì cho bé cầm gặm ăn cũng được
3. Những thực phẩm có chứa hàm lượng đạm cao và trái cây miền nhiệt đới

Những thực phầm riêng biệt mà vn có quan niệm là ngon là bổ người già người
bệnh dùng để mau khoẻ như yến sào, bào ngư, tổ yến, hạt sen, trứng cá, lươn, chim
bồ câu vvvv để cho bé ăn mong bé mau thông minh mau bụ mau lên kg vvvv
nhưng thực chất mẹ hiểu cơ thể bé như cỗ máy mới bắt đầu đi vào hoạt động cần
hấp thụ đạm từ nhẹ đến nặng ăn từ loãng đến đặc nát đến thô bao giờ đạt đến độ
hoàn hảo và linh hoạt hấp thụ được thật nhiều thì mới có thể ăn những thức trên.
Trẻ ăn đạm và những món không phù hợp thì sẽ không hấp thụ đc và bé sẽ bị suy
dinh dưỡng vì thay vì bữa đó trẻ ăn bt sẽ hấp thu được hết đằng này ăn đạm mà cơ
thể ko hấp thụ đc thận sẽ làm việc quá tải, và thải ra mà không nhận đc gì, vừa tốn
NGƯỜI SOẠN: CÁO EM – MẸ MICHAN


ĂN DẶM KIỂU NHẬT ĐÚNG CHUẨN
tiền vừa mệt con mà con lại bị thiếu dinh dưỡng, Do vậy cần phải đổi suy nghĩ về
cơ thể và sự tiếp nhận của con trẻ để chăm sóc con cho đúng


Việt nam là xứ của miền nhiệt đới nắng nóng nên trái cây như xoài, chôm chôm, vú
sữa , sầu riêng, rất nhiều, nhưng trẻ trong thời kì ăn dặm với tiêu chí làm quen mùi
vị từ nhẹ đến nặng từ đơn giản đến phức tạp trong thành phần của cây trái. Ví dụ
như xoài rất ngọt ( không thích hợp cho bé, bé cần hiểu vị ngọt từ ít ngọt nhất và
dễ hấp thụ nhất như quả táo, quả chuối, ) xoài lại còn chứa nhiều vitamin A và C
quá mức bé cần nên mẹ không nên cho bé ăn ngay khi mới ăn dặm mà khi trẻ 1
tuổi, đã làm quen hết các vị ngọt từ nấc ngọt vừa- ngọt- ngọt nhiều thì mới cho ăn.
Cũng như mắm muối cũng vậy, từ 9-11 tháng có thể nêm 1 chút rồi tăng dần không
nên cho ăn mặn ngay từ đầu.

Mẹ sợ bé ăn không có gia vị sẽ thiếu iot này kia kia nọ, nhưng mẹ đừng lo những
thực phẩm từ thiên nhiên cũng đã chứa đầy đủ rồi, ví dụ bó xôi chứa sắt, cải thảo
chứa iot trẻ chỉ cần lượng vậy thôi và ko cần quá mức.

NGƯỜI SOẠN: CÁO EM – MẸ MICHAN


ĂN DẶM KIỂU NHẬT ĐÚNG CHUẨN

LÀM GÌ KHI TRẺ KHÔNG CÓ NHU CẦU ĂN DẶM
-----------------------------------Cho trẻ ăn dặm là đòi hỏi sự hợp tác giữa 2 phía, mẹ nấu thức ăn phù hợp với
giai đoạn phát triển cũng như khả năng nhai nuốt của bé, và ở phía bé chịu hợp
tác tập luyện cùng mẹ ( độ thô và khả năng nuốt giỏi ). Cái quan tâm ở đây
không phải là lượng em bé ăn vì mỗi em bé sẽ có tỏ ý thích thú với các nhóm
thực phẩm khác nhau, có những giai đoạn cơ thể phát triển mạnh em bé đòi hỏi
tinh bột nhiều ví dụ thích ăn quá nhiều cơm thích ăn các món củ có tinh bột
( như bí đỏ, khoai tây ) có em bé thích ăn rau, có bé thích ăn thịt. Cái quan tâm
ở đây là thái độ hợp tác của bé với mẹ, và xử lý ra sao khi em bé từ chối ăn dặm.

1. NGAY GIAI ĐOẠN BẮT ĐẦU ĂN DẶM BÉ TỪ CHỐI


Có khoảng hơn 60 % các bé ngay từ giai đoạn đầu bắt đầu ăn dặm từ chối không
chịu hợp tác với mẹ, có rất nhiều bà mẹ căng thẳng ngay từ lần đầu tiên, nấu cháo
đúng tỉ lệ rây và đút cho trẻ em bé mím môi khóc quay mặt đi, đòi ra khỏi ghế. Vấn
đề ở đây không phải là do cháo lạt ( nghĩa là cháo không nêm gia vị vì hệ tiêu hoá
của trẻ vẫn đang ở giai đoạn bắt đầu tiêu hoá thức ăn ngoài sữa mẹ, và chưa hoàn
chỉnh nên tập ăn từ lạt đến vừa và để thận trẻ không phải làm việc quá sức ) và
không phải do cháo không ngon, mà do em bé mới chuyển từ bú mẹ sang ăn bằng
muỗng thì cảm giác lạ chưa quen là chuyện hết sức bình thường, trẻ cần thời gian
cũng như mẹ cần thời gian để làm quen với công việc mới và phải có thời gian làm
quen thì mới trở nên quen và tiến dần tới thành thạo được.
Cách xử lý ở đây là mẹ cần kiên nhẫn tập cho trẻ được ăn đúng thời gian qui định,
đút cho bé đúng như hướng dẫn, và chờ trẻ hợp tác, mẹ có thể tập mẫu bằng cách
mẹ cho em bé thấy mẹ ăn để bé nhìn và có mong muốn được giống như vậy, thời
gian đầu có thể bé sẽ lè cháo ra không chịu nuốt nhưng khi đã cảm nhận sự khác lạ
bé sẽ chịu nuốt, thông thường từ tuần thứ 3 trở đi em bé sẽ biết nuốt ( khoảng này
có thể sớm hoặc lâu hơn tuỳ vào khả năng cảm nhận và hợp tác của từng trẻ )

2. TRẺ ĐANG ĂN DẶM NGOAN BỖNG NHIÊN TỪ CHỐI
NGƯỜI SOẠN: CÁO EM – MẸ MICHAN


ĂN DẶM KIỂU NHẬT ĐÚNG CHUẨN

Có nhiều bà mẹ rất hân hoan khi bắt đầu ăn dặm bé rất hợp tác, há miệng không
kịp đút, chưa đút xong đã khóc đòi, ăn thô tốt, nhưng bỗng nhiên 1 ngày đẹp trời
bé lại lắc đầu không chịu ăn bé làm cho mẹ cảm thấy rất bối rối không hiểu có phải
độ thô không đúng, thức ăn nấu không ngon hay là còn lý do nào khác.

Thật ra chuyện này hết sức bình thường trong giai đoạn phát triển của trẻ dưới 3

tuổi, mỗi giai đoạn phát triển của cơ thể em bé sẽ cần các chất và năng lượng ít
nhiều khác nhau, sự phát triển não là quan trọng ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu bước
vào giai đoạn phát triển não mạnh mẽ thì sẽ ham tìm tòi và hoạt động liên tục
không ngừng nghỉ nghịch cái này phá cái kia la hét và hiếm khi chịu ăn, mẹ cứ
nghĩ về người đang ham mê khám phá thì chuyện chú tâm vào coi ăn uống là phụ
thậm chí ăn cầm chừng để có sức khám phá tiếp là bình thường trong cuộc sống,
huống hồ gì con mình đang trong giai đoạn phát triển não, em bé cữ này không
chịu ăn thì không nên ép trẻ cứ để trẻ được thoải mái, cữ sau em bé sẽ ăn nhiều
hơn, khi hết qua giai đoạn phát triển não em bé sẽ lại ăn uống bình thường để bù lai
khoảng thời gian trước đó.
3. TRẺ BỊ ỐM VÀ KHÔNG ĂN TỐT NHƯ BAN ĐẦU

Em bé sau giai đoạn 6 tháng tiếp nhận thức ăn ngoài sữa mẹ thì hay bị ốm và mắc
các bệnh lặt vặt như ho, sổ mũi, sốt vvvv và sau mỗi lần bệnh như thế thì lại không
ăn uống được như trước khi bé bệnh. Mẹ thì lo lắng không biết trong thời gian con
bệnh thì nên cho con ăn ra sao cho con đầy đủ chất, và bô sung vi chất cho con
khoẻ. Nhiều quan niệm cho trẻ ăn xương ăn thịt ăn đồ bổ ăn bồ câu ăn lươn ăn hạt
sen vvvv. Nhưng thật ra khi trẻ bị ốm chỉ cần ăn thức ăn lỏng và mềm giúp trẻ dễ
nuốt, ăn nhiều rau củ màu vàng đỏ, ăn thực phẩm có đạm thấp như thịt gà thịt cá
trắng, không nên ăn các vật phẩm có đạm cao như thịt bò thịt heo bồ câu lươn hay
tổ yến bào ngư, vật phẩm có đạm cao thì sẽ đòi hỏi cơ thể bé phải vận động nhiều
hơn, hệ tiêu hoá phải làm việc cật lực để tiêu hoá các thức này, làm cho em bé mệt
hơn.

Cho nên nếu được cho em bé bú mẹ thường xuyên bổ sung nước đầy đủ bằng canh
rau súp, bé mới ốm dậy thì cơ thể còn mệt không có khả năng ăn như ban đầu là
NGƯỜI SOẠN: CÁO EM – MẸ MICHAN


ĂN DẶM KIỂU NHẬT ĐÚNG CHUẨN

chuyện dễ hiểu, cần cho em bé tập ăn lại từ ít đến nhiều để em bé quen, để hệ tiêu
hoá khởi động lại, thường khoảng thời gian để bé phục hồi kéo dài từ 2 tuần đến 1
tháng, mẹ nên bình tĩnh và kiên nhẫn giúp bé lam quen trở lại không nên vì áp lực
của gia đình trong khoảng thời gian bé ốm không thể ăn uống mà ép bé.
4. BÉ SANG GIAI ĐOẠN 7-8 THÁNG KHÔNG CHỊU HỢP TÁC VỚI MẸ

Thật ra giai đoạn này là em bé đang rất thích tự khám phá hơn là thụ động để mẹ
đút, bé thường không chịu ăn trèo ra khỏi ghế khóc lóc thậm chí có trẻ đứng lên cả
bàn ăn, mẹ nên cho em bé đổi cách ăn để trẻ hứng thú hơn, bằng những cách như
sau

1. Nếu trẻ ăn riêng chán thì trộn chung lại cho trẻ đỡ chán và cũng làm cho mùi vị
món ăn khác hơn hấp dẫn với trẻ hơn
2. Nếu trẻ không thích mẹ đút thì nên cho bé tự khám phá cho bé bốc thức ăn bằng
cách chế biến hambuger rau củ hình que, bánh mì sandwich mềm cắt que, pizza,
thịt băm viên, cơm nắm
3. Mẹ có thể vừa cho trẻ bốc vừa đút thêm cho em bé, cho em bé ăn xen kẽ và cho
bé húp thêm súp để bé dễ nuốt và ăn tốt hơn.

NGƯỜI SOẠN: CÁO EM – MẸ MICHAN


ĂN DẶM KIỂU NHẬT ĐÚNG CHUẨN

TIP GIÚP MẸ VÀ BÉ HỢP TÁC VỚI NHAU HƠN KHI ĂN
DẶM
--------------------------------Mẹ Michan đưa ra tình huống và cách giải quyết khi mẹ cho bé ăn dặm, giúp
việc cho bé ăn dặm trở nên dễ dàng hơn và không khó khăn nữa, giúp bé tiến
được những bước mới trong quá trình ăn dặm.


1. Khi em bé chuyển từ cháo 1.10 thức ăn dạng lỏng sang thức ăn dạng thô cỡ
như hạt mè bé không chịu ăn và có xu hướng nhè hết ra vậy mẹ phải làm thế
nào để bé có thể ăn đc dạng thức ăn bắt đầu của thô ?

Mẹ dùng cháo tỉ lệ 1.10 9 phần, cà rốt thô ở dạng hạt mè 1 phần và trộn chung với
nhau đút cho trẻ ăn, để trẻ làm quen, khi trẻ đã ăn tốt thì bắt đầu giảm lượng cháo
xuống và cà rốt tăng lên, 8.2 7.3 cho đến khi bé ăn thô đc hoàn toàn 1.1 lúc đó mẹ
sẽ chế biến các món khác cùng độ thô như hạt mè cho em bé tập, như rau thịt.

Quy ước ở đây là cứ mỗi lần tăng thô thì mẹ lại trộn chung từng ít 1 để em bé
quen, khi bé quen rồi thì lại để riêng để em bé ăn và cảm nhận độ thô từng món và
ăn 1 bữa đầy đủ có tinh bột ( cơm nát, cháo theo tỉ lệ ) rau ( các loại rau lá mềm )
các loại củ quả.
2. Khi mẹ cho em bé ăn bé không chịu nhai mà lại nuốt chửng ?

Em bé nuốt chửng nghĩa là em bé đã quen với độ thô, mẹ nên tăng độ thô hơn để
bắt em bé phải tập nhai

3. Khi mẹ cho em bé ăn bốc em bé cho hết tất cả vào miệng 1 lúc ăn không hết
lại nhè ra, có cách nào để em bé từ tốn lại không ?
NGƯỜI SOẠN: CÁO EM – MẸ MICHAN


ĂN DẶM KIỂU NHẬT ĐÚNG CHUẨN

Tip ở đây là mẹ nên cho em bé 1 cái dĩa to bằng nhựa ( để tránh em bé nghịch và
cầm dĩa vứt đi thì sẽ không bị vỡ, và khi bé nghịch cầm dĩa lên ngang mặt để ăn,
liếm thức ăn cũng không quá nặng để em bé có thể cầm ) và cho từng ít 1 thức ăn
vào để em bé bốc, khi bé bốc hết phần trong dĩa thì mẹ mới cho thêm thức ăn mới
vào. Và lưu ý khi em bé bốc thức ăn mẹ nên quan sát và để em bé nhai rồi nuốt mẹ

mới đút thêm cơm cho bé tránh tình trạng bé vừa cho thức ăn vào miệng mà mẹ đã
đút cơm, bé ăn nhiều quá 1 lúc thì bé sẽ nhè ra.
4. Em bé bốc thức ăn và cho vào miệng nhưng em bé không chịu nuốt mà chỉ
ngậm, vậy có cách nào để em bé nhai nuốt không ?

Thường đối với các em bé như thế này thì thức ăn làm cho bé nên ở dạng thật mềm
ví dụ như bí hấp, bầu quả su su ( vì những củ này chứa khá nhiều nước, khi bé
ngậm sẽ mềm luôn và tan theo ra nước, cổ họng và miệng bé sẽ trơn giúp bé dễ
nuốt hơn. Tránh những món quá khô và chứa nhiều tinh bột như bí đỏ, cơm, bánh
mì ( vì những thức này cần nhiều nước để có thể nhai và nuốt ). Điều dễ dàng thấy
là với những trẻ ăn cháo quá lâu chuyển sang cơm sẽ ngậm mà không chịu nuốt
cũng là lý do này.

Trái cây thì ở dạng mềm xốp như dưa hấu để bé ngậm và mút, nếu ép nước ra cho
trẻ uống thì nên pha loãng theo tỉ lệ 1.4 để bé tránh bị ăn quá ngọt nhiều đường, em
bé quen dần với món thô mềm có nhiều nước thì sẽ từ từ chịu ăn các món thô khác
và nuốt như đã thực hành với các món mềm.
5. Em bé ăn nhưng không tập trung cứ phải để đồ chơi trên bàn hay mở ti vi để
trẻ chú ý thì em bé mới chịu ngồi yên không thì lại quay lung tung, có cách nào
để bé có thể ăn ngoan mà không cần đồ chơi hay các vật khác hay không ?

Với 1 đứa trẻ thì bữa ăn chỉ bốc đút sẽ làm em bé nhàm chán, việc ngồi 1 chỗ
không được nghịch và khám phá cũng làm em bé không thích nên luôn muốn trèo
ra ngoài, hay vứt thức ăn đi. Mẹ có thể áp dụng như sau, thay vì đút hoàn toàn có
thể chia ra 1 phần cho em bé bốc và 1 phần mẹ đút, cứ khoảng 5 hay 6 muỗng cơm
thì nên nghỉ 1 lần cho em bé húp súp để thức ăn dễ trôi em bé sẽ ăn dễ dàng hơn.
NGƯỜI SOẠN: CÁO EM – MẸ MICHAN


ĂN DẶM KIỂU NHẬT ĐÚNG CHUẨN


Nếu em bé có biểu hiện nghịch và đòi ra ngoài mẹ nên chuẩn bị thêm 1 phần thức
ăn dạng bốc nữa, có thể tạo hình lạ mắt để bé chú ý hơn ( có thể dùng khuôn có
bán sẵn tạo hình như bông hoa, trái tim, hình thú vvvv ) nhiều màu sắc cũng làm
cho em bé chú ý hơn và cầm nắm trẻ vừa ăn lại vừa chơi, đồ chơi cũng là thức ăn.

1 bữa ăn với trẻ không quá 20 phút.

Trên nguyên tắc mẹ nên dạy cho bé hiểu khi ngồi ở bàn thì vẫn có thể ăn còn nêú 1
khi đã trèo ra ngoài rồi thì sẽ không ăn nữa, mẹ không nên chạy thêm đút thêm cho
trẻ dù chỉ là 1 chút nhỏ cũng làm cho bé hiểu, ở đâu mà ăn không được, bé sẽ
không hiểu khi ngồi vào bàn là đc ăn còn ra ngoài bàn là đã xong bữa.
6. Trẻ không ăn hết phần ăn như lượng đã ghi cho lứa tuổi của bé ?

Nên hiểu trẻ dưới 3 tuổi là ở giai đoạn khám phá thế giới xung quanh nên chuyện
ăn không hết lượng qui định là điều dễ hiểu và 100 % các bé đều có những giai
đoạn như thế này chứ em bé của mẹ không phải là bé đặc biệt không chịu ăn nên
không cần phải lo lắng và để ý làm gì nhiều. Không nên bỏ đói bé, vẫn dạy cho bé
thời gian biểu sinh hoạt đúng giờ giấc, đến giờ đặt con vào ghế và đút cho ăn để bé
tập bốc, tập cầm muỗng, 1 khi đã ra khỏi ghế thì không ăn nữa, bữa này bé không
ăn nhiều cũng không cần phải lo lắng, bé ăn ít thì đói, đến bữa sau sẽ ăn nhiều hơn
và hiểu là mình cần phải ăn cho đàng hoàng, không ăn thì đói. Dần dần em bé sẽ
theo đúng lịch sinh hoạt và ăn uống tốt lên.

7. Với trẻ không chịu ăn cơm mà chỉ thích ăn các món như bún phở mì nui thì
có nên hay không ?

Thật ra các món bún phở mì nui cũng là chế phẩm từ gạo mà thành, em bé thích thì
có thể cho em bé ăn mà không hại gì, tuy nhiên nhớ xen lẫn cho em bé ăn cơm nát,


NGƯỜI SOẠN: CÁO EM – MẸ MICHAN


ĂN DẶM KIỂU NHẬT ĐÚNG CHUẨN
cháo để em bé quen, nên nhớ không để em bé quá thích 1 thứ gì đó mà nhiệm vụ
của mẹ là phải giới thiệu tất cả các món và chế biến sao cho em bé có thể ăn đc tất
cả mọi thứ.

NGƯỜI SOẠN: CÁO EM – MẸ MICHAN


ĂN DẶM KIỂU NHẬT ĐÚNG CHUẨN

CẤP ĐÔNG VÀ RÃ ĐÔNG THỨC ĂN DẶM CHO TRẺ
------------------------------------Hôm nay mẹ Michan sẽ viết về 1 vấn đề các mẹ thường hay quan tâm khi cho bé
ăn dặm đó là vấn đề cấp đông thức ăn ra sao, rã đông thế nào, thời gian bảo
quản là bao lâu, liệu cho bé ăn đồ ăn đã cấp đông có bị mất chất như lời đồn
hay không ?

1. LỢI ĐIỂM CỦA CẤP ĐÔNG

Lợi điểm của việc cấp đông này là giảm bớt gánh nặng và mất thời gian cho việc
chế biến thức ăn cho bé mỗi ngày, vì bé ăn lượng rất ít, nấu ít sẽ rất khó để canh
thời gian và lượng, có khi nấu cháo chỉ chút là bay hết nước, cháo bị đặc quá, lại
nảy sinh ra mua bát nấu cháo ( trong khi thời gian ăn dặm của bé chỉ gói gọn trong
6 tháng, vật dụng mua đắt chỉ sử dụng trong thời gian ngắn thì không dùng hết hiệu
suất sẽ phí )

Hầu hết các mẹ đều quay trở lại công việc sau 6 tháng thai sản nên phương pháp
này giúp đỡ các mẹ rất nhiều bằng cách mẹ nấu 1 lượng lớn vào cuối tuần và chia

nhỏ vào từng hộp từng khay và trữ đông, mỗi khi cho trẻ ăn rã đông bằng cách sử
dụng ( lò vi sóng, hấp cách thuỷ ) để đưa thực phẩm trở về trạng thái ban đầu, và
người ở nhà cũng có thể cho bé ăn tiện lợi đảm bảo bé vẫn ăn đúng lộ trình mẹ
không ở nhà vẫn có thể lo đc cho bé.

Nếu bé phải đi nhà trẻ thì mẹ có thể bàn với cô giữ trẻ làm thức ăn gửi cho cô và
nhờ cô cho trẻ ăn, mẹ cũng không nên đặt nặng chuyện bé phải ăn hết để người giữ
trẻ ép bé ăn và làm bé sợ.

2. CẤP ĐÔNG THỰC PHẨM RA SAO, HẠN DÙNG VÀ BẢO QUẢN
NGƯỜI SOẠN: CÁO EM – MẸ MICHAN


ĂN DẶM KIỂU NHẬT ĐÚNG CHUẨN

Thực phẩm mẹ sau khi đã chế biến để nguội lần lượt cho vào khay trữ, ( không nên
cho vào lúc còn nóng ) và cho vào ngăn đông, không để lẫn lộn thức ăn của bé với
thức ăn sống chín trữ đông của gia đình. Nếu nhà không có điều kiện mua tủ lạnh
lớn, có thể dùng 1 hộp to chỉ dành riêng đựng các khay thực phẩm của bé và có
nắp đậy.

Với tủ lạnh quá nhỏ không thể để nhiều khay mà mẹ muốn trữ nhiều món cho bé,
có thể cho thức ăn vào khay để đông rồi lấy ra các viên bỏ vào túi zip ( túi zip nhỏ
gọn có thể chứa đc nhiều tiết kiệm không gian hơn là khay )

Đối với thực phẩm baby bán trên thị trường thì hạn sử dụng là 2 tuần sau khi đã
mở nắp, vì đây là thực phẩm công nghiệp chứa chất bảo quản nên thời gian lâu
hơn. Còn đối với thực phẩm ở nhà thì thời hạn trữ đông là 1 tuần.

Các mẹ nhớ dùng bút lông hoặc miếng dán hạn sử dụng lên túi lên khay để đảm

bảo rằng thực phẩm của bé được sử dụng trong thời hạn an toàn.

3. THỰC PHẨM NÀO NÊN TRỮ ĐÔNG VÀ KHÔNG NÊN TRỮ ĐÔNG

Thực phẩm nên trữ đông là thực phẩm cơ bản đóng vai trò chính trong bữa
ăn của bé như :

A. Cháo ( tỉ lệ 1.10, tỉ lệ 1.7, tỉ lệ 1.5 )
B Cơm nát ( tỉ lệ 1.3, tỉ lệ 1.2 và cháo nguyên )
C Các loại như udon, bánh mì cũng có thể trữ đông

NGƯỜI SOẠN: CÁO EM – MẸ MICHAN


ĂN DẶM KIỂU NHẬT ĐÚNG CHUẨN
D Các loại củ ( cà rốt, khoai tây, bí đỏ, củ cải )
E Hầu hết các loại rau có màu xanh lá ( tiêu biểu là cải bó xôi, bông cải )
F Các loại đạm ( Thịt gà, Thịt bò, Thịt heo, Thịt cá trắng, Tôm, Mực, Bạch tuộc )
D Các loại nước dùng để chế biến ( dashi, súp rau củ )

Note ở đây 1 chút, đã từng có mẹ nói lại với mẹ Michan là ở báo nào trang nào đó
nói bí đỏ không nên trữ đông vì ra màu thâm vvvvv, nói chung là không nên trữ.
Mẹ Michan nói lại bí đỏ vẫn trữ bình thường và không vấn đề gì cả, mẹ nào từng
nấu và từng trữ cho con sẽ thấy bí không bị thâm như bài viết, và mẹ Michan đi
học lớp dinh dưỡng ăn dặm cho trẻ nhỏ cũng vậy, hướng dẫn trữ đông không có
lưu ý về phần này không nên. Thiết nghĩ văn hoá ẩm thực của người Nhật rất tinh
tế, và quan tâm đến sức khoẻ hàng đầu, thì trẻ nhỏ càng đc quan tâm hơn các mẹ
yên tâm.

Thực phẩm không nên trữ đông bao gồm các loại sau đây


A. Sữa bò
B. Đậu hũ
C. Cà chua
E. Các loại rau ăn sống như ( dưa leo, rau sống, rau thơm, hành ngò )
F. Trái cây
Vì các loại này chứa nhiều nước khi trữ đông thì nước sẽ mất dần và khó trở lại
trạng thái tươi ngon như ban đầu nên không khuyến khích trữ đông )

4. RÃ ĐÔNG THỰC PHẨM RA SAO

NGƯỜI SOẠN: CÁO EM – MẸ MICHAN


ĂN DẶM KIỂU NHẬT ĐÚNG CHUẨN

Các mẹ có thể dùng các biện pháp sau đây :

1. Nếu nhà có lò vi sóng thì cho thức ăn vào chén sành hoặc chén thuỷ tinh hoặc
chén nhựa dùng đc trong lò vi sóng cho thêm 1 chút nước chừng 10ml vào và làm
nóng thức ăn.

2. Hấp cách thuỷ trong nồi nấu cơm hoặc trong nước sôi. Cách này tiện đối với ở
nhà khi cơm gần sắp chín cho chén thực phẩm của bé vào nồi, hơi nước trong nồi
sẽ làm thực phẩm uống đủ nước và trở lại trạng thái tươi mềm như ban đầu.

NGƯỜI SOẠN: CÁO EM – MẸ MICHAN


ĂN DẶM KIỂU NHẬT ĐÚNG CHUẨN


THỰC PHẨM TRONG GIAI ĐOẠN 5-6 THÁNG

Nhóm cung cấp năng lượng
cháo
khoai tây
khoai lang
chuối
NGƯỜI SOẠN: CÁO EM – MẸ MICHAN


ĂN DẶM KIỂU NHẬT ĐÚNG CHUẨN
bánh mì mềm
bánh mì pháp
Nhóm thực phẩm cung cấp vitamin khoáng chất
cà chua
củ cải
cà tím
ớt đà lạt
cải bó xôi
bí đỏ
cà rốt
bông cải
hành tây
bắp cải
Trái cây bao gồm
táo
dưa gang
đào
dâu

cam
quýt
dưa hấu

Nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm
đậu hũ
thịt cá trắng
cá shirasu
yourt cho bé 5-6 tháng
sữa tươi ( chỉ dùng khi chế biến )
phô mai viên cho bé 5-6 tháng
bột đậu xanh rang vàng

NGƯỜI SOẠN: CÁO EM – MẸ MICHAN


×