Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

nội dung ôn tập ứng dụng tin học trong kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.5 KB, 10 trang )

.

1. Hàm Rank()
Cú pháp
Rank(number, ref, order)
Trong đó
Number là số cần xếp hạng
Ref là một mảng hoặc một tham chiếu đến một danh sách các số
Các giá trị trong ref không thuộc dạng số đều bị bỏ qua
Order chỉ định cách xếp hạng số
Chức năng
Hàm này cho biết hạng của một số trong một danh sách các số. Hạng của một số là
tương quan với kích thước của nó với các giá trị khác trong danh sách
2. Hàm IF
Cú pháp
IF(logical_test, value_if_true, value_if_false)
Trong đó
Logical_test là giá trị hay biểu thức logic (nhận 2 giá trị TRUE hoặc FALSE)
Value_if_true là giá trị của hàm nếu biểu thức logic nhận giá trị TRUE
Value_if_false là giá trị của hàm nếu biểu thức logic nhận giá trị FALSE
Chức năng
Hàm IF cho ra một giá trị nếu điều kiện chỉ định trong hàm đúng và cho ra giá trị
khác nếu điều kiện chỉ định trong hàm sai
3. Hàm AND, hàm OR
Cú pháp
AND (logical1, logical 2,…), OR(logical 1, logical 2,…)
Trong đó
Logical 1, logical 2,… là 1 cho đến 30 điều kiện cần thử nghiệm để có thể được giá
trị TRUE hoặc FALSE
Chức năng
Hàm AND cho ra TRUE nếu tất cả các đối số của nó đều là TRUE, cho ra FALSE


trong các trường hợp còn lại
Hàm OR cho ra FALSE nếu tất cả các đối số của nó đều là FALSE, cho ra TRUE
trong các trường hợp còn lại
4. Hàm NOT
Cú pháp
NOT (logical)
Trong đó
Logical là một giá trị hoặc biểu thức logic
Chức năng
Hàm NOT cho ra giá trị đảo ngược đối số của nó
5. Hàm VLOOKUP
Cú pháp
VLOOKUP(lookup_value, table_array, col_index_num, range_lookup)
Trong đó


Lookup_value là giá trị được tra cứu trong cột tận cùng bên trái của bảng tra cứu
Table_array là bảng tra cứu, qua đó dữ liệu được tìm kiếm. Việc định nghĩa bảng ra
cứu cần theo địa chỉ tuyệt đối
Col_index_num là số thứ tự trong bảng tra cứu (kể từ cột đầu tiên bên trái) mà từ đó
giá trị liên kết phải được cho ra
Range_lookup là giá trị logic dùng để chỉ định nhu cầu tìm một liên kết tương đương
(nếu là True hoặc bỏ qua) hay một liên kết chính xác(nếu là False)
Chức năng
Tìm một giá trị trong cột tận cùng bên trái của một bảng sau đó cho ra một giá trị ở
cùng hàng với giá trị tìm được từ cột được chỉ định
6. Hàm HLOOKUP
Cú pháp
HLOOKUP(lookup_value, table_array, row_index_num, range_lookup)
Trong đó

Lookup_value là giá trị phải được tra cứu trong hàng thứ nhất của bảng ra cứu
Table_array là bảng tra cứu, qua đó dữ liệu được tìm thấy. Việc định nghĩa bảng tra
cứu cần theo các địa chỉ tuyệt đối
Row_index_num là số thứ tự hàng trong bảng ra cứu (kể từ hàng thứ nhất qua đỉnh)
mà từ đó giá trị liên kết phải được cho ra.
Range_lookup là giá trị logic dùng để chỉ định nhu cầu tìm một liên kết tương đương
(nếu là True hoặc bỏ qua) hay một liên kết chính xác (nếu là False)
Chức năng
Tìm kiếm một giá trị tỏng hàng thứ nhất của môt bảng dữ liệu rồi cho ra một giá trị
trong cùng cột tính từ hàng đã xác định trong bảng
7. Hàm ABS, Hàm INT
Cú pháp
ABS(number), INT(number)
Trong đó
Number là số cần lấy giá trị tuyệt đối hay là số cần lấy phần nguyên
Hàm ABS() cho ra giá trị tuyệt đối của một số
Hàm INT() cho ra phần nguyên, cắt đi phần lẻ của một số
8. Hàm SQRT
Cú pháp
SQRT(number)
Trong đó
Number là số cần lấy căn bậc hai.
Chức năng
Hàm SQRT cho ra căn bậc hai của một số
9. Hàm SUM
Cú pháp
SUM(number1,number2,…)
Trong đó
Number1, number2,… là dãy các giá trị muốn tính tổng
Chức năng

Hàm SUM() cộng tất cả số trong một dãy các số
10. Hàm SUMIF()


Cú pháp
SUMIF(range, criteria, sum_range)
Trong đó
Range là dãy các ô muốn lượng giá
Criteria là tiêu chuẩn nằm xác định loại ô nào cộng được
Sum_range là các ô thực tế phải tính tổng
Chức năng
Hàm SUMIF() cộng các ô được chỉ định theo tiêu chuẩn cho trước
11. Hàm COUNTIF()
Cú pháp
Countif (range, criteria)
Trong đó
Range : Vùng dữ liệu mà từ đó chúng ta muốn đếm các ô khác trống
Criteria: Điều kiện dưới dạng số, biểu thức, kỳ tự
Chức năng
Đếm số lượng các ô trong một vùng thỏa mãn điều kiện Criteria
12. Hàm MATCH()
Cú pháp
MATCH( lookup_value, lookup_array, match_type)
Trong đó
Lookup_value: giá trị cần tìm trong Lookup_array
Lookup_array: vùng dữ liệu có chứa giá trị cần tìm
Match_type: là các số 1,0.- 1
Nếu match_type = 1 thì nó tìm theo giá trị lớn nhất trong các số đã cho nhỏ hơn hoặc
bằng Lookup_value.
Nếu match_type = 0 thì nó tìm chính xác

Nếu match_type = - 1 thì nó tìm theo giá trị nhỏ nhất trong số các số đã cho lớn hơn
giá trị cần tìm. (các số phải sắp xếp theo giá trị giảm dần)
Chức năng
Cho biết vị trí của Lookup_value trong Lookup_array tùy theo cách tìm.
13. Hàm INDEX
Cú pháp
INDEX(array, row_num, column_num)
Trong đó
Array: vùng chứa các ô cho phép tìm kiếm
Row_num: là một số xác định họ hàng của ô
Column_num: là môt số xác định cột của ô
Chức năng
Tìm giá trị của một phần tử trong một bảng ở ô giao nhau giữa row_num và
colmn_num
14. Hàm LEFT
Cú pháp
LEFT(text, num_chars)
Trong đó
Text : biếu thức ký tự
Num_chars: số lượng ký tự cần lấy ra từ bên trái của Text


Chức năng
Kết quả là biểu thức ký tự được lấy ra từ bên trái của text với số lượng ký tự lấy ra
được xác định bằng num_chars.
LEFT(“ HÀ NỘI”, 2) ra “HÀ”
15. Hàm LOW
Cú pháp
LOW(text)
Chức năng

Biến đổi text thành biểu thức ký tự dạng ký tự thường
16. Hàm MID
Cú pháp
MID(text, start_num, num_chars)
Trong đó
Text : biểu thức ký tự mà chúng ta cần lấy các ký tự ra;
Start_num: một số chỉ vị trí bắt đầu lấy các ký tự
Num_chars: một số chỉ số lượng ký tự cần lấy ra
Chức năng
Kết quả là một biểu thức ký tự đươc lấy ra từ text, bắt đầu từ start_num, số lượng ký
tự lấy ra được xác định bằng num_chars
17. Hàm PROPER
Cú pháp
PROPER(text)
Chức năng
Biến đổi ký tự đầu tiên của các chữ trong text thành chữ hoa
18. Hàm REPLACE
Cú pháp
REPLACE(old_text, start_num, num_chars, new_text)
Trong đó
Old_text : biểu thức ký tự trong đó ta muốn thay thế một số ký tự;
Start_num: một số cho biết bắt đầu từ ký tự thứ mấy ta cần thay thế;
Num_chars: số lượng ký tự trong old_text ta cần thay thế bằng new_text
New_text: biểu thức ký tự mà ta sẽ thay thế trong old_text
Chức năng
Thay thế một phần biểu thức ký tự trong old_text bằng new_text bắt đầu từ vị trí
được xác định bằng start_num, số lượng ký tự sẽ thay thế được xác định bằng
num_chars, biếu thức tự thay thế là new_text
19. Hàm RIGHT
RIGHT(text, num_chars)

Trong đó
Text: biểu thức ký tự
Num_chars: số lượng ký tự cần lấy ra từ bên phải của text
Chức năng
Kết quả là biểu thức ký tự được lấy ra từ bên phải của texzxt với số lượng ký tự lấy ra
được xác định bằng num_chars
20. Hàm SEARCH
Cú pháp


SEARCH(find_text, within_text, start_num)
Trong đó
Find_text” biểu thức ký tự cần tìm
Within_text :biểu thức ký tự cho phép tìm find_text
Start_num: một số chỉ thị vị trí bắt đầu tìm, nếu không chỉ thị ngầm định là 1
Chức năng
Cho biết vị trí ký tự đầu tiên của find_text trong within_text
21. Hàm UPPER
Cú pháp
UPPER(text)
Chức năng: biến đổi các ký tự trong text thành các ký tự in hoa
22. Hàm VALUE
Cú pháp
VALUE(text dạng số)
Chức năng: biến đổi text dạng số thành số
23. Hàm MOD
Cú pháp
MOD(number, divisor)
Chức năng
Cho biết số dư của phép chia number cho divisor,

=MOD(13,3)—1
24. Hàm DAVERAGE
Cú pháp
DAEVERAGE(database, field, criteria)
Trong đó
Database: Vùng dữ liệu hoặc cơ sở dữ liệu, field : Tên trường(cột) được tính trung
bình,
Criteria: Vùng tiêu chuẩn
Chức năng
Tính giá trị trung bình của một trường(cột) trong CSDL thỏa mãn điều kiện cho trước
27. Hàm DCOUNT
DCOUNT(database, fiel, criteria)
Trong đó
Database : vùng dữ liệu hoặc cơ sở dữ liệu
Field: Tên trường(cột) được tính trung bình
Criteria: Vùng tiêu chuẩn
Chức năng:
Đếm số các ô chứa giá trị số trong một cột (trường field) của cơ sở dữ liệu database
thỏa mãn các tiêu chuẩn criteria
25. Hàm DMAX
Cú pháp
DMAX(database, fiel, criteria)
Trong đó
Database: Vùng cơ sở dữ liệu
Field: Tên trường (cột) tính trung bình
Criteria: Vùng tiêu chuẩn


Chức năng
Cho biết giá trị lớn nhất trong một cột (trường field) của cơ sở dữ liệu database thỏa

mãn các tiêu chuẩn criteria
26. Hàm DPRODUCT
Cú pháp
DPRODUCT(database, fiel, criteria)
Trong đó
Database: Vùng dữ liệu hoặc cơ sở dữ liệu
Field: tên trường (cột) được tính trung bình
Criteria: vùng tiêu chuẩn
Chức năng: cho biết giá trị tích các số trong một cột (trường field) của cơ sở dữ liệu
database thỏa mãn các tiêu chuẩn criteria
27. Hàm DSUM
Cú pháp
DSUM(database, fiel, criteria)
Trong đó
Database: vùng dữ liệu hoặc cơ sở dữ liệu
Field: tên trường(cột) được tính trung bình
Criteria: Vùng tiêu chuẩn
Chức năng
Cho biết giá trị của tổng các số trong một cột (trường field) của cơ sở dữ liệu database
thỏa mãn các tiêu chuẩn criteria
Hàm tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng (SLN)
 Công thức: SLN(cost, savarge, life)
 Công dụng: Hàm tính khấu hao cho 1 TSCĐ với một tỷ lệ khấu hao đều trong
khoảng thời gian xác định.
 Ví dụ: Công ty A có mua 1 TSCĐ với giá 4200$, TS có thời gian sử dụng 5 năm,
ước tính giá trị thu hồi của TS khi hết hạn sử dụng là 200$. Hãy tính khấu hao của
TS này theo phương pháp khấu hao đường thẳng
Lưu ý: Ngoài sử dụng công thức hàm SLN ta có thể tính khấu hao TSCĐ theo công thức
sau:
SLN() = (Cost – Savage )/ Life


Hàm tính khấu hao giảm dần SYD()
 Công thức: SYD(cost, salvage, life, period)
Cost: giá trị ban đầu của tài sản
Salvage: giá trị còn lại của tài sản tại thời điểm cuối của đời hữu dụng
Life: chu kỳ sử dụng của tài sản (đời của tài sản)
Period: là chu kỳ khấu hao (phải cùng đơn vị với life)
 Công dụng: hàm tính tổng khấu hao theo tổng các năm của tài sản cho một chu
kỳ xác định







Ví dụ: năm 2000 anh Minh mua 1 máy bào giá 6 800 000, sau 5 năm sử dụng bán
lại được 1200000, hãy tính khấu hao cho tháng thứ 1,năm thứ 1 , năm thứ 2?
SYD(6800000,1200000,5*12,1)
SYD(6800000,1200000,5,1)
SYD(6800000,1200000,5,2)

Chú ý: Có thể sử dụng công thức để tính khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần:
(Cost – Savage) * (life – per + 1) * 2
SYD() =
(life +1)*life

Hàm DB
Công thức: DB(cost, savage, life, per, [month])
Công dụng: Hàm tính khấu hao cho 1 TS theo phương pháp khấu hao giảm dần

với 1 tỷ lệ khấu hao cố định trong 1 khoảng thời gian xác định
 Ví dụ 1: Tháng 3 công ty An Phát mua một TS mới 100% với nguyên giá
200.000.000 VNĐ, thời gian sử dụng của TS là 6 năm. Giá trị thu hồi ước tính của
TS này là 2.000.000 VNĐ. Hãy tính khấu hao của TS này cho năm thứ nhất ( là 1
đó, nếu không nói thì bỏ qua)
DB(200.000.000,2 000.000,6,1,10)



Hàm tính khấu hao giảm dần kép DDB
Công thức: DDB( cost, savage, life, per, [factor])
Công dụng: tính khấu hao một tài sản cho một chu kỳ xác định bằng phương
pháp kết toán giảm nhanh kép hoặc giảm nhanh theo tỷ lệ xác định
Hàm DDB tính theo công thức
DDB=((cost-salvage)-tổng khấu hao từ các chu kỳ trước)*(factor/life)
 Ví dụ: Công ty A mua một thiết bị, có nguyên giá 300.000.000 VNĐ, thời gian sử
dụng 6 năm, giá trị thu hồi ước tính 2.000.000 VNĐ. Tính khấu hao TSCĐ theo
phương pháp số dư giảm dần kép cho năm đầu tiên, tháng đầu tiên, ngày đầu tiên.
 DDB(300 000 000,2000 000,6,1)
 DDB(300 000 000,2000 000,6*12,1)
 DDB(300 000 000,2000 000,6*365,1)
 Nếu có tỷ lệ factor thì để ở cuối
 Lưu ý:
- Nếu bỏ qua factor hàm Excel mặc định factor =2
- Life và per phải cùng đơn vị thời gian, per không được vượt quá life.



Hàm giá trị hiện tại PV() ( prensent value)



Công thức: PV( rate, nper, pmt, [fv], [type])
Rate: Lãi suất khoản đầu tư






Lưu ý:





Nper: Tổng số kỳ tính lãi
pmt: Khoản tiền phải trả đều đặn hàng kỳ
fv: Giá trị tương lai của khoản đầu tư
type: Hình thức thanh toán
Công dụng: Hàm tính giá trị hiện tại của khoản đầu tư
Rate và nper phải qui đổi về cùng đơn vị thời gian với pmt.
Nếu hàm bỏ qua fv thì hàm mặc định fv = 0
Nếu hàm bỏ qua giá trị type thì hàm mặc định type = 0 (tức thanh toán cuối kỳ).
Kết quả của pv có thể là giá trị âm hoặc dương tùy thuộc vào đó là khoản đi vay
hay khoản cho vay.

Hàm giá trị hiện tại thuần NPV() (network present value)





-

Công thức: NPV ( rate, value1, value 2,…, valuen)
NPV: Giá trị hiện tại thuần
rate: Lãi suất của khoản đầu tư
value 1: Khoản tiền đầu tư ban đầu
value 2 … valuen: Thu nhập hàng kỳ của khoản đầu tư
Công dụng: Hàm tính giá trị hiện tại thuần của khoản đầu tư
Ví dụ : Công ty A muốn đầu tư vào một dự án VAC với số vốn bỏ ra ban đầu là
300.000 $, thu nhập mà dự án đem lại trong 5 năm như sau: 20.000$, 120.000$,
70.000$, 250.000$, 100.000$. Hãy đưa ra lời khuyên cho công ty A biết chi phí sử
dụng vốn vay của khoản đầu tư này là 16%/năm




Lưu ý:
Số tiền bỏ ra ban đầu (value1) phải mang giá trị âm.
Có thể sử dùng vùng giá trị để thay thế cho value2… valuen

Hàm giá trị tương lai FV() (Future value)




-

Công thức: FV(rate, nper, pmt, pv, [type])
Rate: lãi suất mỗi kỳ

nper: tổng số kỳ thanh toán
pmt: Số tiền trả đều đặn hàng kỳ
pv: giá trị hiện tại của khoản đầu tư.
Công dụng: Hàm tính giá trị tương lai của khoản đầu tư có lãi suất cố định
Ví dụ 1: Một người có một khoản tiền hiện tại 150.000.000 VNĐ, muốn gửi ngân
hàng Agribank với lãi suất tiền gửi là 16%/năm. Hỏi sau 5 năm người này nhận
được bao nhiêu tiền?
Có 2 trường hợp là cuối kỳ và đầu kỳ
FV(16%,5,-150 000 000,0) or (…..,1)


Lưu ý:
 Phải nhập giá trị PV và PMT là giá trị âm nếu là khoản cho vay hoặc nhập giá trị
PV và PMT là giá trị dương nếu là khoản đi vay

Hàm FVschedule( principal, schedule)
Principal: là vốn chính của khoản đầu tư
Schedule: là một dãy tỷ lệ lãi suất được áp dụng
Chức năng: tính FV khi lãi suất thay đổi
Vd: FVschedule(1000,{0.03,0.04.0.05})
Hàm EFFECT(nominal_rate, npery)
Nominal_rate: là lãi suất danh nghĩa
Npery: là số lần tính lãi trong năm
Chức năng tính lãi suất thực
Vd: lãi suất thực tế hàng năm cho 1 khoản đầu tư với lãi suất danh nghĩa là 6.25%. số lần
tính lãi là 4
EFFECT(6.25%,4)

Hàm tính lãi suất RATE












Công thức: Rate(nper, pmt, pv, fv, type, [guess])
nper: số kỳ thanh toán
pmt: số tiền thanh toán đều đặn mỗi kỳ
pv: Giá trị hiện tại
fv: giá trị tương lai
type: hình thức thanh toán
guess: chi phí sử dụng vốn ước tính ( lãi suất dự đoán)
Công dụng: Hàm tính lãi suất mỗi kỳ cho khoản đầu tư
Lưu ý:
Đối với khoản đi vay thì pmt phải được nhập với giá trị âm
Đối với khoản cho vay thì pmt phải được nhạp với giá trị dương
nếu bỏ qua guess hàm mặc định guess là 10%
Trong trường hợp kết quả báo lỗi #Value thì cần phải thay đổi giá trị ước tính lãi
suất (guess) khác.
- Ví dụ 1: Tính lãi suất năm cho khoản tiền vay là 8000$ trong 5 năm, hàng năm
người này phải trả một khoản tiền là 1800$
= RATE( nper, pmt, pv, fv, type, guess)
= Rate(5,-1800,8000) = 22%/năm

Hàm tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)



-

Công thức: IRR(values, [guess])
Values: giá trị ban đầu và chuỗi các khoản đầu tư của dự án
Guess: tỷ lệ kỳ vọng (lãi suất dự báo)
Chức năng: tính tỷ lệ hoàn vốn nội bộ cho một chuỗi các thu chi tài chính


-

Ví dụ: một dự án mở ảnh viện cần đầu tư một khoản tiền ban đầu để kinh doanh
là 70.000$, mong muốn thu về một khoản lợi tức trong vòng 5 năm lần lượt là
12.000$, 15.000$, 18.000$, 21.000$, 26.000$
- Tính tỷ lệ hoàn vốn nội bộ của dự án trong trường hợp sau 4 năm và sau 5 năm?
IRR(-70000,12 000,15 000,180000,21000,26000)

Các hàm tài chính khác





Hàm PMT(rate, Nper, pmt, fv, type)
Hàm IPMT(rate,per, Nper, pv, fv, type)
Hàm PPMT(rate,Per, Nper, pv, fv, type)
Hàm Nper(rate, pmt, pv, fv, type)

Các hàm chứng khoán






Hàm ACCRINTM(issue,maturity,rate,par,basic)
Hàm INTRATE(settlement, maturity, investment, redemption, basic)
Hàm RECEIVED(settlement, maturity, investment, discount, basic)
Hàm DISC(settlement, maturity,pr, redemption, basic)



×