Giáo án Tiếng việt 5
Chính tả
Nghe - viết: Dòng kinh quê hương
Luyện tập đánh dấu thanh (ở các tiếng chứa iê / ia)
I. Mục tiêu
1. Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài Dòng kinh quê
hương.
2. Nắm vững quy tắc và làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở tiếng
chứa nguyên âm đôi iê, ia.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng lớp kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần trong Bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc cho hai HS viết trên bảng lớp, cả lớp - HS thực hiện theo yêu cầu của
viết vào giấy nháp các tiếng: cửa, sửa, thừa, GV
bữa, nướng, vướng, được, mượt,...
- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn trên bảng
và nêu quy tắc đánh dấu thanh của các tiếng
đó.
- GV nhận xét và cho điểm.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
- Giờ học Chính tả hôm nay, các em nghe, - HS lắng nghe.
viết một đoạn trong bài Dòng kinh quê hương
và làm các bài tập luyện đánh dấu thanh ở các
tiếng chứa nguyên âm đôi ia, iê.
- GV ghi tên bài lên bảng.
- HS ghi tên bài vào vở.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
2. Hướng dẫn HS nghe - viết
a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- GV yêu cầu HS mở SGK trang 65 theo dõi - Một HS đọc bài, cả lớp lắng nghe
bài và gọi một HS đọc bài.
và theo dõi trong SGK.
- GV giải thích các từ khó trong bài như kinh, - Đoạn văn nói lên tình yêu và nỗi
bàng và hỏi HS: Đoạn văn nói về điều gì?
nhớ tha thiết của tác giả với dòng
kinh quê hương.
b) Hướng dẫn viết từ khó và trình bày chính
tả
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, danh từ riêng, - HS nêu lên những danh từ riêng
dễ lẫn khi viết chính tả.
và những từ khó mà các em dễ
viết sai do ảnh hưởng của phát âm
địa phương.
- GV đọc cho HS viết các từ vừa tìm được và - Ba HS lên bảng viết, HS dưới
cho HS nhận xét rút ra những lưu ý khi viết lớp viết vào vở nháp và nhận xét
những từ này.
theo yêu cầu của GV.
c) Viết chính tả
- GV nhắc tư thế ngồi viết chính tả và những - HS lắng nghe.
lưu ý cách trình bày bài.
- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn - HS lắng nghe và viết bài.
trong câu một cách thong thả rõ ràng cho HS
viết. Mỗi câu hoặc bộ phận câu đọc 2 lượt.
d) Soát lỗi và chấm bài
- GV đọc cho HS soát lỗi và chấm bài.
- HS soát và tự chữa các lỗi sai.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 2
- Gọi một HS đọc to yêu cầu bài tập.
- Một HS đọc to yêu cầu bài tập,
cả lớp theo dõi đọc thầm trong
SGK.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời miệng vần - HS lần lượt trả lời cho đến khi
cần điền.
có câu trả lời đúng: vần cần điền
là vần iêu và các tiếng đó sẽ là
nhiều, diều, chiều.
- Đọc cho một HS viết trên bảng và HS dưới
lớp viết các tiếng: nhiều, diều, chiều và nhận
xét xem cách đánh dấu thanh trong các tiếng
đó như thế nào?
- HS thực hiện theo yêu cầu của
GV và nêu nhận xét: Các tiếng
nhiều, diều, chiều là những tiếng
có âm chính là nguyên âm đôi và
đều có âm cuối vần nên khi đánh
dấu thanh sẽ đặt ở chữ cái thứ hai
của âm chính - chữ cái ê.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn thơ đã hoàn chỉnh - Một HS đọc thành tiếng trước
và hỏi: Nội dung đoạn thơ nói về điều gì?
lớp, . HS dưới lớp theo dõi và
phát biểu: Nội dung đoạn thơ nói
về vẻ đẹp hồn nhiên, vô tư của
bọn trẻ chăn trâu.
Bài tập 3
- Gọi một HS đọc to yêu cầu bài tập.
- Một HS đọc to yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập.
- HS làm bài tập vào vở.
- Gọi HS lần lượt nêu kết quả bài làm của - HS lần lượt đọc kết quả bài làm
mình.
của mình, cả lớp theo dõi nhận
xét.
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng câu các câu thành - Một vài HS đọc thuộc lòng các
ngữ và nêu quy tắc đánh dấu thanh với các câu thành ngữ và nêu:
tiếng kiến, tía, mía.
+ Tiếng kiến phần vần có nguyên
âm đôi iê và có âm cuối vần nên
dấu thanh nằm trên chữ cái thứ
hai của âm chính - chữ ê.
+ Tiếng tía, mía phần vần đều có
nguyên âm đôi ia và không có âm
cuối vần nên dấu thanh nằm trên
cái thứ nhất của âm chính - chữ a.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
4. Củng cố, dặn dò
- Gọi HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh - HS nêu quy tắc:
trong các tiếng có âm chính là nguyên âm + Trong tiếng, dấu thanh nằm ở
đôi.
bộ phận vần, trên hoặc dưới âm
chính.
+ Trong trường hợp âm chính là
nguyên âm đôi, dấu thanh sẽ nằm
tren hoặc dưới chữ cái đầu (nếu
tiếng đó không có âm cuối), dấu
thanh sẽ nằm trên hoặc dưới chữ
cái thứ hai (nếu tiếng đó có âm
cuối).
- GV nhận xét giờ học và dặn HS ghi nhớ quy - HS lắng nghe và về nhà thực
tắc đánh dấu thanh ở tiếng chứa nguyên âm hiện theo yêu cầu của GV.
đôi ia, iê.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí