Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

BUỔI THẢO LUẬN 3 và 4 QUAN HỆ PHÁP LUẬT GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.95 KB, 19 trang )

BUỔI THẢO LUẬN 3, 4: QUAN HỆ PHÁP LUẬT GIỮA VỢ VÀ CHỒNG.
-----------------------------------I. Nhận định đúng/sai, giải thích dựa trên cơ sở pháp lí.
1. Vợ, chồng đại diện theo pháp luật cho nhau khi một bên bị mất năng lực hành vi
dân sự.
Nhận định trên là sai.
Căn cứ vào Khoản 3, Điều 24, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Căn cứ xác lập đại
diện giữa vợ và chồng:
“3. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên
kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người
đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện
quyền, nghĩa vụ có liên quan”.
Theo quy định của Điều 24, cho dù một bên bị mất năng lực hành vi dân sự nhưng
nếu bên còn lại không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bên còn lại sẽ không là
đại diện theo pháp luật cho bên mất năng lực hành vi dân sự. Mặt khác, vợ, chồng
không chỉ đại diện cho nhau khi một bên bị mất năng lực hành vi dân sự mà còn được
đại diện trong trường hợp một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
2. Vợ chồng đại diện theo pháp luật cho nhau khi một bên bị mất năng lực hành vi
dân sự và người còn lại đủ điều kiện làm người giám hộ.
Nhận định trên là sai.
Theo Khoản 3, Điều 24, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Căn cứ xác lập đại diện
giữa vợ và chồng:
“3. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên
kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người
đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện
quyền, nghĩa vụ có liên quan.
1


Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu


cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự,
Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải
quyết việc ly hôn”.
Trong một số trường hợp thì dù một bên mất năng lực hành vi dân sự và bên còn lại
đủ điều kiện làm người giám hộ nhưng bên còn lại vẫn không là người đại diện theo
pháp luật cho bên bị mất năng lực hành vi dân sự. Đó là các trường hợp theo quy định
của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ có liên quan,
hoặc trường hợp một bên mất năng lực hành vi dân sự, bên còn lại yêu cầu ly hôn thì
Tòa sẽ chỉ định người khác làm đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự.
3. Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định chỉ được áp dụng khi nam nữ không lựa
chọn áp dụng chế độ tài sản theo thoả thuận.
Nhận định trên là sai.
Vì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng trong hai trường hợp:
- Khi nam nữ không lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thoả thuận.
- theo Điều 50, Luật Hôn nhân gia đình 2014.
Như vậy, ngoài trường hợp được áp dụng khi nam nữ không lựa chọn chế độ tài sản
theo thoả thuận thì chế độ tài sản theo luật định còn được áp dụng khi nam nữ đã lựa
chọn áp dụng chế độ tài sản theo thoả thuận nhưng thoả thuận ấy bị vô hiệu.
4. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận phát sinh hiệu lực từ thời điểm nam,
nữ công chứng hoặc chứng thực văn bản thoả thuận về chế độ tài sản.
Nhận định trên là sai.
Căn cứ vào Điều 47, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Thỏa thuận xác lập chế độ tài
sản của vợ chồng:
“Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa
thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng

2


hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ

ngày đăng ký kết hôn”.
Theo quy định của Điều 47 thì chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận được
phát sinh hiệu lực từ ngày nam, nữ đăng kí kết hôn chứ không phải là ngày công
chứng, chứng thực văn bản thoả thuận về chế độ tài sản.
5. Trong chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận, nam nữ được quyền thoả thuận
mọi vấn đề theo ý chí và nguyện vọng của mình.
Nhận định trên là sai.
Căn cứ theo Khoản 3, Điều 29, Luật Hôn nhân gia đình 2014, về Nguyên tắc chung
về chế độ tài sản của vợ chồng:
“3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền,
lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường”.
Quy định trên cho thấy, việc thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng phải không
được xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của người khác và không được vi phạm vào các
trường hợp được nêu tại Khoản 1, Điều 50. Do vậy, chế độ tài sản của vợ chồng theo
thỏa thuận, nam nữ không được quyền thỏa thuận mọi vấn đề theo ý và nguyện vọng
của mình.
6. Thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có nội dung tước bỏ quyền được hưởng
thừa kế của một trong số các thành viên gia đình sẽ bị tuyên bố vô hiệu.
Nhận định trên là đúng.
Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 50, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Thỏa thuận về chế
độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu:
“1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc
một trong các trường hợp sau đây:
c) Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền
được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác
của gia đình”.
3


Dựa vào quy định trên ta thấy, việc thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có nội

dung tước bỏ quyền được hưởng thừa kế của một trong số các thành viên gia đình sẽ
bị tuyên bố vô hiệu. Đó là trường hợp thỏa thuận về tài sản của vợ chồng vô hiệu theo
Điều 50 Luật HNGĐ 2014.
7. Trong chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, tiền lương mà mỗi bên có được
trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của người đó..
Nhận định trên là sai.
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 33, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về Tài sản
chung của vợ chồng:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao
động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu
nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản
1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho
chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung”.
Tiền lương là khoản thu nhập do mỗi bên tạo ra, thu được do lao động, hoạt động
sản xuất, kinh doanh… trong thời kì hôn nhân nên tiền lương là tài sản chung của vợ
chồng chứ không phải là tài sản riêng của mỗi bên theo quy định trên.
8. Trong chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, một bên được quyền định đoạt tài
sản chung của vợ chồng để phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình.
Nhận định trên là đúng.
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 30, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Quyền, nghĩa vụ của
vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình:
“1. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết
yếu của gia đình”.
Và Khoản 2, Điều 33, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về Tài sản chung của vợ
chồng:

4


“2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo

đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng”.
Theo quy định trên, tài sản chung của vợ chồng thì cả hai có quyền định đoạt sử
dụng để nhằm đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của gia đình, tài sản chung của vợ chồng
thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để đảm bảo nhu cầu của gia đình, thực hiện
nghĩa vụ chung của vợ chồng.
9. Đối với chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài
sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung.
Nhận định trên là sai.
Căn cứ Khoản 1, Điều 33 của Luật Hôn nhân gia đình 2014:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao
động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu
nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản
1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho
chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung”.
Theo quy định tại Điều 33 Luật HNGĐ 2014 thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản
riêng của vợ, chồng là tài sản chung. Tuy nhiên, có trường hợp ngoại lệ là theo khoản
1 Điều 40 của Luật này:
“1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia,
hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài
sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản
còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng”.
Do đó, trong trường hợp khi vợ chồng có thỏa thuận việc chia tài sản chung trong
thời lỳ hôn nhân thì phần chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng mỗi bên sau
khi chia không phải là tài sản chung.
10. Trong chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, tiền trợ cấp mà mỗi bên có
được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.
5


Nhận định trên là sai.

Căn cứ khoản 1 Điều 9 NĐ 126/2014/NĐ-CP Về thu nhập hợp pháp khác của vợ
chồng trong thời kì hôn nhân:
“1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy
định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này”.
Khoản 3 Điều 11 của NĐ 126/2014/NĐ-CP quy định về Tài sản riêng khác của vợ,
chồng theo quy định của pháp luật:
“3. Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về
ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của
vợ, chồng”.
Theo quy định tại Điều 33 Luật HNGĐ 2014 thì thu nhập hợp pháp khác của vợ,
chồng trong thời kì hôn nhân được coi là tài sản chung. Thu nhập hợp pháp khác bao
gồm cả tiền trợ cấp.
Tuy nhiên, trong trường hợp vợ,chồng nhận tiền trợ cấp với tư cách là người có công
với cách mạng, quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng theo quy định
tại khoản 3 Điều 11 NĐ 126/2014/NĐ-CP thì tiền đó thuộc tài sản riêng của vợ,
chồng.
11. Trong chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, tài sản phục vụ nhu cầu thiết
yếu của vợ, chồng được hình thành từ tài sản chung là tài sản chung của vợ chồng.
Nhận định trên là sai.
Căn cứ Khoản 2, Điều 33, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Tài sản chung của vợ
chồng:
“2. Tài sản chung của vợ, chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất được dùng để đảm
bảo nhu cầu gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng”.
Và Khoản 1, Điều 43, về Tài sản riêng của vợ, chồng:
“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài
sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được
chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản
6



phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp
luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng”.
Theo đó, tài sản chung của vợ chồng bao gồm cả tài sản phục vụ cho nhu cầu thiết
yếu của vợ, chồng được hình thành từ tài sản chung. Tuy nhiên, tài sản đó phải thuộc
sở hữu chung hợp nhất được dùng để đảm bảo cho nhu cầu gia đình, thực hiện nghĩa
vụ chung thì mới được coi là tài sản chung. Hơn nữa, theo khoản 1, Điều 43 thì tài sản
riêng của vợ, chồng cũng bao gồm tài sản phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của vợ,
chồng.
II. Bài tập tình huống:
Bài tập 1:
Căn cứ vào Điểm c, Khoản 2, Điều 5, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Bảo vệ chế
độ hôn nhân và gia đình
“2. Cấm các hành vi sau đây:
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người
khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người đang có chồng, có vợ;”
A và B kết hôn theo đúng quy định của pháp luật. Năm 2014, A phát sinh tình cảm
và sống chung với cô C nên theo quy định trên A đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ
một chồng theo quy định của pháp luật. Quan hệ giữa A và C không được pháp luật
công nhận.
Theo quy định của Khoản 1, Điều 16, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Giải quyết
quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng
mà không đăng ký kết hôn:
“1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong
trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và
các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

7



Trong khoảng thời gian sống chung với nhau, A và C làm ra được khối tài sản trị giá
600 triệu đồng. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 16 thì khối tài sản này được chia
theo phần công sức đóng góp của A và C.
Giữa A và B không tồn tại chế độ tài sản theo thoả thuận nên giữa A và B tồn tại chế
độ tài sản theo luật định. Theo Khoản 1, Điều 33, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Tài
sản chung của vợ chồng:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao
động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu
nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản
1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho
chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ
chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc
có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”.
A và B tạo lập được khối tài sản có giá trị 1 tỷ đồng. Như vậy, khối tài sản này là tài
sản chung của A và B.
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 43, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Tài sản riêng của
vợ, chồng
“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài
sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được
chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản
phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp
luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của
vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực
hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này”.
Theo quy định tại Khoản 1, quyền sử dụng đất mà A có được trước thời kỳ hôn nhân
là tài sản tiêng của A. Chiếc xe hơi là tài sản được hình thành từ tài sản riêng của A
nên chiếc xe hơi là tài sản riêng của A.

8


Như vậy, khi B yêu cầu giải quyết li hôn và có mong muốn phân chia tài sản trong
thời kỳ hôn nhân thì bà B được yêu cầu phần tài sản gồm: khối tài sản 1 tỷ đồng, phần
tài sản tương ứng với công sức đóng góp của A trong khối tài sản 600 triệu đồng với
cô C.
Bài tập 2:
Theo Khoản 1, Điều 43, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Tài sản riêng của vợ,
chồng:
“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài
sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được
chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản
phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp
luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng”.
Căn nhà và quyền sử dụng đất trước khi kết hôn anh Quân được thừa kế từ mẹ anh
Quân. Do vậy, đây là tài sản riêng của anh Quân. Tuy nhiên 7 năm sau khi kết hôn anh
Quân và chị Lan cùng đồng ý phá bỏ căn nhà cũ để xây dựng ngôi nhà mới khang
trang hơn. Vậy theo Khoản 1 và Khoản 3, Điều 33, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về
Tài sản chung của vợ chồng:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao
động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu
nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản
1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho
chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ
chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc
có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có
tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.


9


Tuy ngôi nhà này là ngồi nhà được xây trên đất thuộc tài sản riêng của anh Quân và
ngôi nhà này được xây sau khi phá bó ngôi nhà cũ thuộc tài sản riêng của anh, nhưng
theo khoản 1, Điều 33, Luật HNGĐ thì do ngôi nhà này được hình thành, xây dựng
nên nhờ tài sản của vợ chồng anh trong thời kỳ hôn nhân nên ngôi nhà này cũng là tài
sản chung của vợ chồng. Bên cạnh đó, anh Quân không có bất kỳ căn cứ nào để chứng
minh căn nhà trên là tài sản riêng của mình nên theo khoản 3, Điều 33 thì ngôi nhà sẽ
là tài sản chung của vợ chồng. Vì ngôi nhà được xây dựng trong thời kỳ hôn nhân,
nhưng quyền sử dụng đất của ngôi nhà vẫn là tài sản riêng của anh Quân. Do vậy, chỉ
có phần giá trị ngôi nhà xây mới hiện tại mới là tài sản chung.
Mặt khác, căn cứ vào Khoản 1, Điều 29, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Nguyên
tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng:
“1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và
lao động có thu nhập”.
Việc anh Quân lấy nguyên nhân là chị Lan góp rất ít trong công việc gia đình và
cũng không có việc làm phát sinh thu nhập để làm cơ sở chỉ chia cho chị Lan một
phần giá trị chênh lệch như trên là không đúng. Vì theo Điều 29 quy định thì không có
sự phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập về quyền và nghĩa
vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, định đoạt tài sản chung, nên dù chị Lan không có
việc làm phát sinh thu nhập nhưng quyền của chị đối với ngôi nhà trên và tài sản
chung khác sẽ ngang bằng với anh Quân. Do vậy, về nguyên tắc thì giá trị căn nhà trên
sẽ được chia đôi nhưng vẫn sẽ có sự xem xét công sức của anh Quân trong việc tạo
lập, duy trì căn nhà trên.
Như vậy, tài sản chung của anh Quân và chị Lan gồm có: căn nhà và tổng tài sản 700
triệu; việc phân chia tài sản sẽ do hai bên thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Bài tập 3:

Căn cứ vào Khoản 2, Điều 48, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Nội dung cơ bản của
thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng:
10


“2. Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa
được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định tại
các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này và quy định tương ứng của chế độ tài sản theo
luật định”.
A có được 2 căn nhà trước thời kỳ hôn nhân nhưng không cho B biết, theo quy định
này thì việc A còn sở hữu hai căn nhà khác trước khi kết hôn là vấn đề phát sinh chưa
được A và B thỏa thuận vậy nên đối với phần tài sản này ta sẽ áp dụng chế độ tài sản
theo Luật định.
Căn cứ Khoản 1, Điều 33, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Tài sản chung của vợ
chồng:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao
động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu
nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản
1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho
chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung”.
Hai căn nhà này là tài sản riêng của A nhưng hiện đang cho thuê với giá 15 triệu
đồng/căn/tháng, như vậy mỗi tháng khoản lợi sinh ra từ 2 căn nhà đó là 30 triệu đồng.
Theo quy định trên, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng không thuộc quy định tại khoản 1
Điều 40 Luật HNGĐ, do vậy khoản lợi này có được trong thời kì hôn nhân với B nên
thuộc tài sản chung của A và B.
Theo Khoản 1, Điều 35, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản chung:
“1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận”.
Vì khoản lợi thu được từ hai căn nhà trên là tài sản chung của vợ chồng nên theo
Khoản 1, Điều 35 thì việc chiếm hữu, sử dụng định đoạt số tiền này phải thông qua sự

thỏa thuận giữa A và B. Do đó, việc A sử dụng số tiền này đề chuyển cho cô C là trái
với quy định của pháp luật.

11


III. Tìm hiểu bản án:
1. Đọc bản án số (3) và cho biết Toà án đã áp dụng Luật Hôn nhân Gia đình nào để
giải quyết (luật đang phát sinh hiệu lực tại thời điểm tranh chấp hay luật có hiệu lực
tại thời điểm quan hệ tài sản diễn ra)? Nhận xét việc áp dụng pháp luật của Toà án,
từ đó rút ra nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp về hôn nhân – gia
đình.
- Hướng giải quyết của Tòa án:
Tòa án xác định về quan hệ tài sản ông Thuận,bà Dương đã xác lập quan hệ tài sản
theo Luật Hôn nhân gia đình 1959. Theo quy định tại Điều 15, Luật Hôn nhân gia
đình 1959 thì tài sản của vợ, chồng có trước và sau khi cưới là tài sản chung của vợ
chồng.
Do đó, phải xác định rõ tài sản ông Thuận được bố mẹ cho trước hay sau bà Nhung
chết. Nếu trước khi bà Nhung chết thì tài sản chung với bà Nhung, ông Thuận chỉ
được hưởng một phần và phần đó được xác định là tài sản chung với bà Dương.
Như vậy, Tòa giải quyết theo hướng áp dụng Luật Hôn nhân gia đình 1959 đang có
hiệu lực tại thời điểm quan hệ tài sản diễn ra giữa ông Thuận, bà Nhung và bà Dương.
- Nhận xét về việc áp dụng pháp luật của Toà án:
Việc áp dụng luật đang có hiệu lực tại thời điểm quan hệ tài sản diễn ra của Tòa án là
thỏa đáng, bảo đảm quyền lợi của các bên khi có tranh chấp tài sản sau li hôn. Bởi lẽ
những người có quan hệ chung sống như vợ chồng vào thời điểm đó sẽ không tính
toán, lường trước được sự thay đổi của Luật Hôn nhân gia đình. Do vậy, sử dụng Luật
đang có hiệu lực tại thời điểm đó đảm bảo quyền lợi của họ.
Bên cạnh đó,việc áp dụng Luật Hôn nhân gia đình như vậy sẽ hạn chế được những
tranh chấp nảy sinh chồng chéo vì sự khác biệt trong quy định giữa các bộ Luật Hôn

nhân gia đình theo thời gian.
- Hiện nay, nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp về hôn nhân gia
đình vẫn là áp dụng các quy định có hiệu lực tại thời điểm xác lập quan hệ tài sản,
quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng để giải quyết chứ không áp dụng pháp luật tại
thời điểm xảy ra tranh chấp.
12


2. Đọc bản án số (4) và liên hệ nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân khi có tranh chấp theo Luật Hôn nhân Gia đình 2000 và pháp
luật Hôn nhân gia đình hiện hành.
Về nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, theo
pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành tại Khoản 3, Điều 38 về Chia tài sản chung
trong thời kỳ hôn nhân:
“3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản
chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này”.
Theo đó, nếu là chế độ tài sản theo Luật định thì Tòa án sẽ để các bên thỏa thuận,
nêu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ và chồng hoặc cả hai vợ chồng thì
Tòa xem xét giả quyết theo các quy định được nêu trong khoản này. Tức là, khi vợ
chồng không thỏa thuận thì Tòa sẽ dựa theo yêu cầu của một bên, ở đây trong bản án
chỉ có một bên yêu cầu chia thì Tòa sẽ dựa theo yêu cầu của bên đó từ đó xác đinh tài
sản cần chia mà áp dụng các quy định của pháp luật để chia tài sản trên.
Ngoài ra theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Hôn nhân gia đình 2014:
“1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn
bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa
thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết”.
Theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì không nhất thiết phải chia toàn
bộ tài sản chung mà có thể chia một phần. Còn đối với Luật Hôn nhân gia đình năm
2000 tại Điều 29 về Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân:
“1. Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực

hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa
thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không
thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài
sản không được pháp luật công nhận”.

13


Khi quy định về điều này thì Điều 29 chỉ quy định là chia tài sản chung nhưng
không xác định là có thể chia một phần tài sản trong số tài sản chung hay bắt buộc
phải chi toàn bộ, và điều này cũng chỉ quy định nếu hai bên không thỏa thuận được thì
yêu cầu Tòa án giải quyết nhưng lại không đưa ra bất kỳ căn cứ nào để Tòa án có thể
dựa vào để chia Tài sản này. Điều đó dẫn đến, trong bản án này thì Toàn sơ thẩm,
phúc thẩm, giám đốc thẩm lại có các hướng giải quyết khác nhau.
3. Đọc bản án số (5), xác định thời điểm hình thành tài sản hoặc giao dịch liên quan
đến tài sản là nhà đất toạ lạc tại số 2, đường 5A, khu phố 7, phường Bình Trị Đông B,
Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh và căn nhà lô C5 – 06. Nêu căn cứ xác định quyền sở hữu
của vợ, chồng liên quan đến những tài sản này theo pháp luật HNGĐ hiện hành.
Bà Trâm và Trâm Đạt kết hôn vào năm 1997.
Thời điểm hình thành tài sản hoặc giao dịch liên quan đến tài sản:
- Thời điểm hình thành nhà, đất toạn lạc tại số 2, đường 5A, khu phố 7, phường Bình
Trị Đông B, Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh là vào ngày 25/12/1998, tức trong thời kỳ
hôn nhân.
Bà Trâm được thừa kế từ gia đình 200 lượng vàng, đây là tài sản được thừa kế
riêng nên theo Khoản 1, Điều 43, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Tài sản riêng của
vợ chồng thì đây là sản riêng của bà Trâm.
Theo Khoản 2, Điều 43 có quy định:
“2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng
của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được

thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này”.
Nhà và đất trên là bà Trâm mua được nhờ được thừa kế 200 lượng vàng từ gia
đình, đây là tài sản được hình thành từ tài sản riêng của bà Trâm nên theo quy định
trên thì nhà và đất này cũng là tài sản riêng của bà Trâm.
- Thời điểm hình thành căn nhà lô C5 – 06 là vào ngày 27/12/2007, tức trong thời kỳ
hôn nhân.

14


Theo Khoản 3, Điều 33, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Tài sản chung của vợ
chồng:
“3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có
tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.
Bà Trâm đều không đưa ra được chứng cứ để chứng minh căn nhà C5 – 06 là tài sản
riêng của bà và ông Đạt cũng không đưa ra được chứng minh việc mình đã góp vốn
mua nhà. Do vậy, theo Khoản 3, Điều 33, đây được xác định là tài sản chung.
Để xác lập quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của vợ, chồng đối với nhà đất
trên thì theo Điều 33, Luật Hôn nhân gia đình 2014 có các căn cứ sau:
- Thời điểm phát sinh tài sản: tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân.
- Nguồn gốc của tài sản: do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản
xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác
trong thời kỳ hôn nhân (trừ trường hợp phần tài sản sau khi vợ chồng đã chia tài sản
chung); do vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung.
- Ý chí của hai bên vợ chồng: do hai bên thoả thuận từ tài sản riêng chuyển thành tài
sản chung.
- Cách suy đoán pháp lí (theo Khoản 3, Điều 33): khi một trong hai bên không
chứng minh được đó là tài sản riêng của mình thì tài sản đó trở thành tài sản chung.

4. Đọc bản án số (6), liên hệ với pháp luật hiện hành để xác định điều kiện về ý chí và

hình thức đối với giao dịch định đoạt tài sản chung của vợ chồng là nhà ở; hậu quả
pháp lí khi một bên tự mình định đoạt tài sản này mà không có sự đồng ý của người
còn lại? Nhận xét đường lối giải quyết của Toà án.
Theo Điều 31, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở
duy nhất của vợ chồng:
“Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất
của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở
15


hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt
giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng”.
Điều kiện về ý chí đối với giao dịch định đoạt tài sản chung của vợ chồng là nhà ở
theo quy định trên là phải có sự thoả thuận của vợ chồng.
Theo Khoản 2, Điều 35 Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản chung:
“2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng
trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình”.
Tài sản chung của vợ chồng là nhà ở, đây là bất động sản, do vậy, theo Điểm a,
Khoản 2, Điều 35, điều kiện hình thức đối với việc định đoạt tài sản này bắt buộc phải
có sự thoả thuận bằng văn bản của vợ chồng.
Hậu quả pháp lý khi một bên tự mình định đoạt tài sản chung của vợ chồng mà
không có sự đồng ý của người còn lại thì theo Khoản 2, Điều 13, Nghị định số
126/2014/NĐ-CP:
“2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định tại
Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án
tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu”.

Theo Điều 137, BLDS 2005 về Hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu:
“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn
trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn
trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu
theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”.
Trong bản án số (6), việc anh Giang thực hiện giao dịch với anh Tâm về chuyển
nhượng căn nhà là tài sản chung của vợ chồng mà không được chị Rồi đồng ý. Chị
16


Rồi chị Rồi đề nghị hủy một phần hợp đồng (đối với phần quyền của chị) và trả lại
cho chị ½ diện tích đất trên để mẹ con chị làm nhà ở vì chị không có nhà đất khác. Toà
án đã giải quyết theo hướng xác định lỗi của các đương sự làm cho hợp đồng vô hiệu
và xác định hợp đồng giữa anh Giang và anh Tâm vô hiệu một phần, giao lại cho chị
Rồi ½ diện tích đất nêu trên.
Cách giải quyết của Tòa án theo bản án số (6) là phù hợp với quy định của pháp
luật. Vì bản chất của hợp đồng dân sự vô hiệu là 2 bên hoàn trả cho nhau những gì đã
nhận. Hướng giải quyết của Tòa án đã đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chị Rồi,
anh Giang và anh Tâm trong giao dịch trên.
5. Đọc bản án số (7) và (8), liên hệ pháp luật HNGĐ hiện hành để xác định cơ sở làm
phát sinh trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện.
Hướng giải quyết của Tòa án trong Bản án số (7): Phải xác định rõ ràng khoản vay
đó được sử dụng nhằm mục đích gì? Thực tế chi phí sinh hoạt bao nhiêu? Việc kinh
doanh bà Nầy thua hay lời?... Nếu được phục vụ cho nhu cầu, lợi ích chung của gia
đình thì dù không biết hay không, ông Mai cũng phải liên đới trả nợ.
Hướng giải quyết của Tòa án trong Bản án số (8): Cần làm rõ các chứng cứ của chị
Mộng, xem xét thu nhập của vợ chồng có đủ điều trị và sinh hoạt hay không. Do đó,
Tòa sơ thẩm và phúc thẩm buộc chị Mộng phải giao cho anh Sang là chưa đủ căn cứ,

phải xem xét lại giải quyết.
Trong hai bản án nói trên, Tòa án đều giải quyết theo hướng căn cứ vào mục đích
của giao dịch do một bên thực hiện để xác định trách nhiệm liên đới của vợ chồng.
Trong trường hợp giao dịch đó được thực hiện vì lợi ích chung, đảm bảo nhu cầu
sinh hoạt trong gia đình thì dù biết hay không biết về giao dịch của một bên thì bên
kia vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới.
Tại Điều 27 của Luật Hôn nhân gia đình hiện hành cũng quy định về Trách nhiệm
liên đới của vợ, chồng:

17


“1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy
định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại
các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của
Luật này”.
Theo đó, cơ sở để xác định trách nhiệm liên đới của vợ, chồng là những giao dịch
mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình như sinh hoạt, ăn, mặc, ở…
Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm.
Khi vợ chồng đồng thuận cùng nhau thực hiện giao dịch dân sự như liên quan đến tài
sản chung, vay tiền, thế chấp tài sản… thì vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối
với các giao dịch đó.
- Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia
đình; Gia đình là tế bào cần được chăm nom, nuôi dưỡng, việc chi tiêu cho cuộc sống
gia đình là cần thiết, hơn hết hôn nhân được xây dựng dựa trên mong muốn từ hai phía
để tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi một bên thực hiện nghĩa vụ nhằm đáp ứng
nhu cầu thiết yếu của gia đình như sửa nhà, ăn uống, chăm con… thì người còn lại
cũng phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đó.

- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản
chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự
thì cha mẹ phải bồi thường; Ví dụ như trường hợp con chưa thành niên mà không có
tài sản riêng gây thiệt hại và phải bồi thường thì cha mẹ cùng phải chịu trách nhiệm vì
trong trường hợp này cha mẹ là người giám hộ của con.
- Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

18


6. Đọc án lệ số (4) và so sánh về đường lối giải quyết của Toà án với quy định của
pháp luật HNGĐ hiện hành (về vấn đề: Giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ
chồng là bất động sản).
Về giao dịch của vợ chồng liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là bất động sản
thì ở quy định của pháp luật HNGĐ hiện hành, theo Khoản 2, Điều 35 về Chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt tài sản chung:
“2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng
trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình”.
Việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng là bất động sản thì phải có sự thỏa thuận
bằng văn bản giữa vợ và chồng. Trong án lệ số (4), Tòa án đã giải quyết theo hướng
tuy không có bất kỳ văn bản nào thể hiện sự thỏa thuận giữa vợ chồng về việc chuyển
nhượng nhà đất (và cũng chỉ có một người đứng tên ký hợp đồng chuyển nhượng nhà
đất đó) nhưng Tòa vẫn xác định là người còn lại đã đồng ý với việc chuyển nhượng
trên vì người này tuy không ký tên trong hợp đồng nhưng vẫn biết về sự tồn tại của
hợp đồng chuyển nhượng này và không có ý kiến phản đối.


19



×