Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

BUỔI THẢO LUẬN THỨ 5 - QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.25 KB, 9 trang )

BUỔI THẢO LUẬN THỨ 5: QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI.
------------------------------------I. Nhận định đúng/sai, giải thích trên cơ sở pháp lí:
1. Con có quyền định đoạt mọi loại tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.
Nhận định này là sai.
Căn cứ vào khoản 2, Điều 77, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Định đoạt tài sản riêng
của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự:
“2. Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp
tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài
sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ”.
Theo quy định trên nếu con từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi muốn định đoạt tài sản là bất
động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh
doanh thì phải có sự đồng ý băng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Tức là đối
với các loại tài sản nêu trên con không được tự ý định đoạt mà phải có sự đồng ý của bố,
mẹ hoặc người giám hộ.
2. Cha mẹ luôn là người đại diện theo pháp luật cho con chưa thành niên nếu cha mẹ có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Nhận định này là sai.
Căn cứ vào khoản 1, Điều 73, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Đại diện cho con
“1. Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành
niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc
có người khác đại diện theo pháp luật”.
Theo quy định trên, ngoài cha mẹ là đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên thì
người đại diện theo pháp luật cho con còn là người khác làm giám hộ hoặc có người khác
đại diện theo pháp luật.
3. Cha, mẹ chỉ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi không chung sống cùng với con.
Nhận định này là đúng.
1


Căn cứ vào khoản 24, Điều 3, Luật Hôn nhân gia đình 2014:
“24. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp


ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân,
huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên,
người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình
hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này”.
Nghĩa vụ cấp dưỡng phải được thực hiện khi cha, mẹ (người cấp dưỡng) và con (người
được cấp dưỡng) không sống chung với nhau trong một gia đình. Phần lớn, những người
có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng mà cùng chung sống với nhau thì có nghĩa vụ nuôi
dưỡng nhau. Vì lí do nào đó, họ không sống chung với nhau thì thay vì phải thực hiện
nghĩa vụ nuôi dưỡng họ sẽ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau.
4. Con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ khi không sống chung với cha mẹ, đồng thời
cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản.
Nhận định này là sai.
Căn cứ theo Điều 111, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Nghĩa vụ cấp dưỡng của con
đối với cha, mẹ:
“Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ
trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi
mình”.
Theo quy định trên, con phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng khi có đầy đủ các điều kiện:
con đã thành niên; không cùng chung sống với cha mẹ; cha mẹ không có khả năng lao
động và không có tài sản để tự nuôi mình. Như vậy, nếu con không chung sống với cha
mẹ, đồng thời cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình
nhưng con chưa thành niên thì nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha mẹ cũng không
phát sinh.
5. Cha dượng, mẹ kế với con riêng của một bên phát sinh toàn bộ quyền và nghĩa vụ giữa
cha mẹ, con nếu họ sống chung với nhau.
2


Nhận định này là sai.
Theo khoản 1, Điều 79, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Quyền, nghĩa vụ của cha

dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng:
“1. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72
của Luật này”.
Dựa vào quy định trên thì cha dượng, mẹ kế với con riêng của một bên chỉ phát sinh các
quyền và nghĩa vụ theo Điều 69, Điều 71, Điều 72. Cha dượng, mẹ kế không có nghĩa vụ
làm người đại diện cho con, bồi thường thiệt hại do con gây ra. Và cha dượng, mẹ kế
cũng không có quyền có tài sản riêng của con,… Vì vậy, cha dượng, mẹ kế với con riêng
của một bên chỉ phát sinh một số các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con nếu họ sống
chung với nhau theo Điều 69, Điều 71, Điều 72.
6. Vợ, chồng không thể tiến hành nhận nuôi con nuôi nếu bên còn lại không đồng ý.
Nhận định này là
7. Việc tiến hành nhận nuôi con nuôi có thể chỉ do một bên vợ, chồng thực hiện trong
thời kỳ hôn nhân.
Nhận định này là
8. Người không có khả năng kinh tế, sức khoẻ không được nhận nuôi con nuôi.
Nhận định này là đúng.
Căn cứ vào điểm c, khoản 1 và khoản 3, Điều 14, Luật Nuôi con nuôi 2010 về Điều
kiện đối với người nhận con nuôi:
“1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục con nuôi;”

3


3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm
con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy
định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này”.
Điều kiện về sức khoẻ và điều kiện về kinh tế là điều kiện bắt buộc đối với người nhận

con nuôi. Tuy nhiên, trong trường hợp theo quy định tại khoản 3, Điều 14 thì con riêng
của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận
cháu làm con nuôi thì không áp dụng điều kiện trên.
9. Khi quan hệ nhận nuôi con nuôi được xác lập, toàn bộ quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ
đẻ và con đẻ sẽ chấm dứt.
Nhận định này là sai.
Căn cứ khoản 4, Điều 24, Luật Nuôi con nuôi 2010 về Hệ quả của việc nuôi con nuôi:
“4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao
nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng,
đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con
đã cho làm con nuôi”.
Về nguyên tắc khi quan hệ nhận nuôi con nuôi được xác lập, quyền và nghĩa vụ của cha
mẹ đẻ và con đẻ sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, trong trường hợp giữa cha mẹ nuôi và cha mẹ
đẻ có thỏa thuận ràng buộc quyền và nghĩa vụ với con thì cha mẹ đẻ vẫn có quyền,nghĩa
vụ nhất định theo thỏa thuận đối với con.
10. Quan hệ nhận nuôi con nuôi chỉ được xác lập khi có sự đồng ý của trẻ được nhận là
con nuôi.
Nhận định này là sai.
Căn cứ khoản 1 Điều 21 của Luật Nuôi con nuôi 2010:
“1. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận
làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự
hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ
đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải
4


được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con
nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó”.
Như vậy, khi nhận nuôi con nuôi đối với trẻ từ đủ 09 tuổi trở lên ngoài các điều kiện về
sự đồng ý của cha mẹ đẻ hoặc của người giám hộ thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em

đó.
Tuy nhiên, đối với trẻ dưới 9 tuổi thì không cần sự đồng ý của trẻ em đó khi xác lập
quan hệ nhận nuôi con nuôi. Do đó, không phải mọi trường hợp, quan hệ nhận nuôi con
nuôi chỉ được xác lập khi có sự đồng ý của trẻ được nhận làm con nuôi.
II. Bài tập tình huống:
Bài tập 1:
Anh Nam và chị Nữ ly hôn vào ngày 10/10/2015. Sau đó, đến ngày 6/12/2015 thì chị
Nữ kết hôn với anh Trung và ngày 11/5/2016 thì chị Nữ sinh một bé trai.
Căn cứ vào khoản 1, Điều 88, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Xác định cha, mẹ:
“1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân
là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi
là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ
chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được
Tòa án xác định”.
Theo quy định tại khoản 1, con do chị Nữ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân giữa chị với
anh Trung nên anh Trung sẽ là cha đứa bé, nhưng nếu anh Trung không thừa nhận đây là
con mình thì có bằng chứng chứng minh và phải được Toà án xác định (khoản 2). Nếu
anh Trung chứng minh được và được Toà án xác định đứa bé không là con mình thì đứa
bé sẽ được xác định là con của anh Nam. Bởi anh Nam và chị Nữ ly hôn ngày 10/10/2015
đến ngày 11/5/2016 thì chị Nữ sinh một bé trai nên đứa bé này được sinh ra trong thời
gian không quá 300 ngày kể từ ngày anh Nam và chị Nữ ly hôn. Vì vậy, đây được xác
5


định là trường hợp mang thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng sinh ra khi hôn nhân chấm
dứt, theo khoản 1, Điều 88 thì anh Nam sẽ là cha của đứa bé.
Bài tập 2:

Q và L sống chung như vợ chồng từ 1/1985, theo khoản 2, Điều 44, NĐ 123/2015/NĐCP nên Q và L được công nhận là vợ chồng hợp pháp.
Năm 2014, L bắt đầu sống chung như vợ chồng với cô A, theo Điểm c, Khoản 1, Điều
5, Luật HNGĐ 2014 thì anh L đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, L và A
không được công nhận là vợ chồng hợp pháp.
L và A có con chung là D nên quyền và nghĩa vụ được xử lí theo Điều 15, Luật HNGĐ
2014.
Theo Khoản 2, Điều 68 và Khoản 1, Điều 71, Luật HNGĐ 2014 thì L và A có nghĩa vụ
ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng cháu D.
Khoản 24, Điều 3 của Luật HNGĐ 2014 quy định:
“Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng
nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết
thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã
thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc
người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này”.
Trong trường hợp của chị D, chị và ông L không có quan hệ hôn nhân, để được hưởng
quyền cấp dưỡng cho bé A, chị D phải chứng minh được quan hệ cha con giữa ông L và
bé D.
Do ông A từ chối, tức là có tranh chấp trong việc xác định cha cho con nên căn cứ quy
định theo Điều 88 và khoản 2 Điều 101 của Luật HNGĐ 2014 chị A có thể yêu cầu Tòa
án xác định ông L là cha của đứa bé.
Qua quá trình thẩm định của Tòa án, nếu ông L là cha đẻ của bé D thì căn cứ vào Điều
110 Về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con, không phân biệt con trong giá thú
hay ngoài giá thú, sống chung hay không sống chung, bé D vẫn được hưởng quyền được
cấp dưỡng khi chưa thành niên.
6


Căn cứ vào khoản 1 Điều 119 Luật HNGĐ 2014 thì chị A là người có quyền yêu cầu
Tòa án buộc ông L là người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện cấp dưỡng cho con
mình.

Đối với quyền lợi của riêng chị A, do việc chung sống giữa chị và ông L khi ông L đang
có vợ đã vi phạm điểm c khoản 2 Điều 5 Luật HNGĐ 2014 nên không được pháp luật
công nhận → ông L và chị A không phát sinh quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và
chồng.
III. Tìm hiểu bản án:
1. Đọc bản án số (11) và xác định những chủ thể phản đối việc xác định quan hệ mẹ con, những chủ thể này có mối quan hệ gì với người được xác định là mẹ. Từ nội dung
bản án xác định thế nào là tranh chấp trong việc xác định quan hệ cha mẹ - con.
Những chủ thể phán đối việc xác định quan hệ mẹ con là ông Nguyến Văn Minh,
Nguyễn Văn Út và bà Nguyễn Thị Bé. Những chủ thể này là con của người được xác
định là mẹ.
Tranh chấp trong quan hệ xác định cha mẹ con ở đây là việc bà Bông yêu cầu xác định
bà là con của bà Thêm vì bị đơn là ông Minh, ông Út và bà Bé là con của bà Thêm không
thừa nhận.
Tranh chấp trong việc xác định quan hệ cha mẹ - con là: việc người cha, mẹ không chịu
thừa nhận con của mình, hoặc cũng có thể vì một lí do đặc biệt nào đó bị thất lạc nhau,
sau đó họ muốn nhận lại nhau hay do hoàn cảnh mà chưa làm giấy khai sinh nên họ muốn
làm lại, nhưng lại bị sự phản đối của các chủ thể có mối quan hệ với người được xác định
là cha, mẹ như các con của cha, mẹ,…
2. Đọc bản án số (9) và xác định nội dung của vụ việc (tranh chấp xác định cha cho con
hay xác định con cho cha). Việc xác định quan hệ cha – con được thực hiện dựa trên căn
cứ nào?
Nội dung của vụ việc: Tranh chấp xác định con cho cha.
(Vì ông Phu Phát có yêu cầu xác định ông là cha đẻ của trẻ Đoàn Phu Kỳ Duyên).
7


Việc xác định quan hệ cha-con được thực hiện dựa trên các căn cứ:
- Căn cứ kết quả xác minh tại Công văn số 5329/QLXNC-DD4 ngày 15/07/2015 của
Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh – Công an Thành phố Hồ Chí Minh, thì vào khoảng năm
2005 – 2006 ông Phu Phát có nhập cảnh Việt Nam điều này phù hợp với lời khai của ông

Phát, bà Loan vào khoảng năm 2005 hai người có tìm hiểu, quen biết nhau và quyết định
tiến tới hôn nhân. Năm 2006 bà ở cùng ông Phát được một thời gian thì bà biết là có thai.
- Căn cứ kết quả Giám định DNA số 4238-DTHPT-DNA HT ngày 06/02/2015 của Bệnh
viện truyền máu huyết học thì xác xuất ông Phu Phát là cha đẻ của trẻ Đoàn Phu Kỳ
Duyên là 99,9999%.
- Và đồng thời căn cứ Điều 89, Điều 91, Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Hội đồng xét thấy yêu cầu của ông Phu Phát là có cơ sở chắp nhận.
Ông Phu Phát có yêu cầu xác định ông là cha đẻ của trẻ Đoàn Phu Kỳ Duyên là hoàn
toàn được chấp nhận.
3. Đọc bản án số (10), so sánh căn cứ được Toà án sử dụng để xác định quan hệ cha –
con giữa bản án số (9) và bản án số (10). Nhận xét đường lối giải quyết của Toà án trong
bản án số (10).
Căn cứ được Tòa án sử dụng để xác định quan hệ cha-con của bản án số (9):
+ Giấy khai sinh của đứa trẻ được đăng kí tại Uỷ ban nhân dân nơi đứa trẻ cư trú.
+ Kết quả xác minh của phòng Quản lí Xuất nhập cảnh – Công an Thành phố Hồ Chí
Minh về thời gian nhập cảnh của nguyên đơn theo như những lời khai mà 2 bên cung cấp.
+ Kết quả giám định DNA của bệnh viện để xác định huyết thống của nguyên đơn và
đứa trẻ.
Căn cứ được Tòa án sử dụng để xác định quan hệ cha-con của bản án số (10): dựa vào
kết quả xét nghiệm ADN làm căn cứ xác định cha cho con.
Điểm chung của 2 bản án là xác định quan hệ cha – con dựa vào kết quả xét nghiệm
ADN.
Hướng giải quyết trên của Tòa án là hoàn toàn hợp lý.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 88 của Luật HNGĐ 2014:
8


“2.Trong trường hợp cha,mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được
Tòa án xác định”.
Anh Văn không thừa nhận bé Gia Bảo là con chung với chị Hạnh nên buộc anh phải có

căn cứ chứng minh.
Việc Tòa án buộc anh phải đi giám định ADN, nếu anh cố tình không thực hiện thì mặc
nhiên công nhận nhằm tránh trường hợp anh Văn có thể là cha đứa bé nhưng trốn tránh
thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, đảm bảo quyền lợi cho đứa bé.

9



×