Tải bản đầy đủ (.ppt) (6 trang)

Luật kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.61 KB, 6 trang )

Luật Kinh Tế
Pháp luật về các loại hình Doanh
nghiệp


Doanh Nghiệp Tư Nhân
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân (DNTN)có quyền trực tiếp rút vốn
khỏi doanh nghiệp hay không?tại sao?

Vốn đầu tư vào doanh nghiệp do chủ DNTN quyết định(Khoản
1-Điều142-luật DN 2005 ).Chính vì vậy ,việc sử dụng vốn này
vào các hoạt động của doanh nghiệp cũng do chủ DN điều
hành.Chủ DNTN có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình
vào doanh nghiệp,kể cả rút vốn khỏi doanh nghiệp.

Chủ DNTN có quyền trực tiếp rút vốn khỏi doanh ngiệp.Nhưng
chủ DNTN chỉ có thể rút vốn sau khi đã đăng kí với cơ quan
kinh doanh.(Khoản 3 -Điều 142-Luật DN 2005).


Doanh Nghiệp Tư Nhân
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân (DNTN)có quyền chuyển nhượng vốn
đầu tư cho tổ chức cá nhân khác hay không?Tại sao?

Chuyển nhượng vốn đầu tư là việc chủ DNTN thực hiện chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn của mình đã đầu tư vào
doanh nghiệp cho một hoặc nhiều tổ chức cá nhân khác(bao
gồm cả trường hợp bán toàn bộ doanh nghiệp) .

Chủ DNTN có quyền chuyển nhượng vốn đầu tư cho tổ chức cá
nhân khác.


Vốn đầu tư của chủ DNTN do chủ doanh nghiệp tự đăng kí và có
quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.Chủ DNTN có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của
mình vào doanh nghiệp(Điều 142, 143 -Luật DN 2005).Hơn nữa
chủ DNTN còn được bán doanh nghiệp(điều145-luật DN)(Thực
hiện kèm theo 1 số quy định của pháp luật).Chính vì thế,chủ
DNTN hoàn toàn có thể chuyển nhượng vốn đầu tư cho tổ
chức,cá nhân khác.


Doanh Nghiệp Tư Nhân
3. Ưu,nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân(DNTN):

Ưu điểm:

Chủ DNTN có thể quản lý DNTN theo những cách thức đơn giản
và chủ DNTN có thể dùng khả năng tài chính của chính mình để
bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của DNTN.

DNTN là một hình thức doanh nghiệp được khá nhiều nhà đầu
tư cá nhân trong nước lựa chọn bởi sự gần gũi của nó đối với
tập quán kinh doanh của người Việt cũng như tính đơn giản, tự
chủ cao trong tổ chức và điều hành doanh nghiệp.

Chủ DNTN có thể dễ dàng tăng hoặc giảm vốn đầu tư.

Với DNTN ,Luật Doanh nghiệp 2005 cũng có những quy định về
cho thuê và bán doanh nghiệp. Tuy nhiên, những quyền này
vẫn có những giới hạn nhất định mà chủ DNTN cần phải cân
nhắc trước khi thực hiện.



Doanh Nghiệp Tư Nhân





Nhược điểm:
DNTN có thể được xem là doanh nghiệp không có tư cách
pháp nhân.
DNTN có hạn chế là chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ sở hữu
đối với các nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Với bản chất chịu trách nhiệm vô hạn cho chủ sở hữu như vậy,
DNTN chứa đựng nhiều rủi ro cho chính sở hữu chủ doanh
nghiệp khi mà họ phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tại
cùng một thời điểm thì mỗi nhà đầu tư cá nhân chỉ được thành
lập và duy trì một DNTN mà thôi (cũng như không phải là thành
viên hợp danh của bất kỳ một công ty hợp danh nào khác).


Doanh Nghiệp Tư Nhân




Tuy chủ DNTN có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của
mình nhưng trong thời hạn cho thuê, chủ DNTN vẫn phải chịu
trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của DNTN và trước các

bên đối với các tranh chấp của DNTN.
Như vậy, nếu người được thuê quản lý có hành vi sai trái gây
thiệt hại cho DNTN trước bên thứ ba thì chủ DNTN vẫn phải
chịu trách nhiệm giải quyết và xử lý trách nhiệm của người
được thuê này theo cách thức khởi kiện dân sự.
Luật không chỉ quy định trách nhiệm vô hạn cho chủ DNTN đối
với nghĩa vụ của DNTN mà còn quy định cả trách nhiệm quản lý
không hạn chế của họ trong trường hợp thuê người quản lý.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×