Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giáo án Địa lý 6 bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.4 KB, 3 trang )

GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 6

Bài 5: KÍ HIỆU BẢN ĐỒ.
CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS hiểu kí hiệu bản đồ là gì? biết đặc điểm và sự phân loại các kí hiệu trên bản đồ.
- Biết cách đọc kí hiệu trên bản đồ khi đối chiếu với bảng chú giải đặc biệt là kí hiệu về
độ cao của địa hình.
2. Kỹ năng: Đọc và hiểu nội dung bản đồ dựa vào kí hiệu bản đồ.
3. Thái độ: Nắm chắc các kí hiệu bản đồ
II. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, vấn đáp, trình bày trực quan…
III. Chuẩn bị giáo cụ.
GV: - Bản đồ tự nhiên VN
- Bản đồ Nông, Lâm, Thuỷ sản VN
- Mô hình Núi.
HS: Soạn bài trước khi đến lớp
IV. Tiến trình bài dạy::
1. Ổn định tổ chức
6a………………………………………………………………………
6b ……………………………………………………………………..
2. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS lên xác định phương hướng trên bản đồ.
3. Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đề: GV treo bản đồ lên bảng chỉ 1 vài kí hiêu
? Đây là gì? Vậy kí hiệu bản đồ là gì? địa hình được biểu hiện trên bản đồ ntn ...
b. Triển khai bài dạy.
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
Họat động 1

NỘI DUNG


1. Các loại kí hiệu bản đồ:

GV treo 2 bản đồ lên bảng giới thiệu 1 số kí

- Muốn biết được nội dung và ý nghĩa

hiệu

của kí hiệu ta phải đọc bảng chú giải.


GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 6

GV Muốn biết các kí hiệu biểu hiện các đối

- Các kí hiệu dùng cho bản đồ rất đa

tượng ĐL nào ta phải làm gì?

dạng và có tính quy ước.
- Có 3 loại kí hiệu:
+ Kí hiệu điểm.

GV Tại sao ta phải đọc bảng chú giải?

+ Kí hiệu đường.

Quan sát H14 SGK trang 18

+ Kí hiệu diện tích.

- Có 3 dạng kí hiệu:
+ Kí hiệu hình học.

GV Kể tên 1 số đối tượng ĐL được biểu

+ Kí hiệu chữ.

hiện bằng các loại kí hiệu?

+ Kí hiệu tượng hình.

HS quan sát H15 SGK

- Kí hiệu phản ánh vị trí, sự phân bố đối

GV Tầm quan trọng của kí hiệu là gì?

tượng địa lí trong không gian.

Hoạt động 2

2. Cách biểu hiện địa hình trên bản

Quan sát hình 16 và hãy cho biết:

đồ:

GV Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu m ?

- Biểu hiện độ cao của địa hình bằng


GV Dựa vào khoảng cách các đường đồng

thang màu hoặc bằng đường đồng mức.

mức ở 2 sườn phía Đông và phía Tây

- Quy ước trong bản đồ giáo khoa địa lí

GV Hãy cho biết sườn nào có độ dốc lớn

Việt Nam:

hơn?

+ Từ 0 -> 200 m Màu xanh lá cây

HS lần lượt trả lời.

+ Từ 200 -> 500 m Màu vàng hay

GV giới thiệu quy ước dùng thang màu biểu
hiện độ cao.

hồng nhạt
+ Từ 500 ->1000 m Màu đỏ
+ Trên 2000m Màu nâu

4. Củng cố:
Khi quan sát các đường đồng mức ở hình 16

? Tại sao ta lại biết sườn nào dốc hơn?
? Muốn biết đuợc kí hiệu biểu hiện đối tượng ĐL nào ta phải làm công việc gì?
? Người ta biểu hiện các đối tượng ĐL trên bản đồ bằng các loại kí hiệu nào?
5. Dặn dò:


GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 6

- Học bài và làm bài tập cuối bài.
- Xác định lại các phương hướng trên bản đồ
- Chuẩn bị trước bài 6 "Thực hành"
+ Thước dây, địa bàn.
+ Giấy A0, bút chì, màu, thước kẻ....



×