Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án dự thi giáo viên dạy giỏi vòng trường Mẫu giáo Đề tài Thơ Hoa kết trái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.13 KB, 3 trang )

GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI VÒNG TRƯỜNG
Chủ đề: Thế giới thực vật
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Đề tài: Thơ “Hoa kết trái”
Thời gian: 30 – 35 phút
MTĐG: 32
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả bài thơ.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ nói về nhiều loại hoa với những màu sắc và đặc điểm
khác nhau, mỗi loại hoa lại kết thành một loại quả.
2. Kỹ năng
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của một số loài hoa.
- Rèn cho trẻ kỹ năng nói tròn câu, rõ ràng.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết cảm nhận cái đẹp, yêu thiên nhiên.
- Có ý thức chăm sóc, không ngắt hoa, bẻ cành.
- Trẻ thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc (MT 32)
II. CHUẨN BỊ
1. Phương pháp theo dõi
- Phương pháp dùng lời
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp quan sát.
2. Phương tiện thực hiện
* Đồ dùng của cô
- Giáo án điện tử.
- Trống lắc, que chỉ.
- Bài thơ “Hoa kết trái” trên giấy.
* Đồ dùng của trẻ
- Tranh A3 có những loại hoa (3 tranh)
- 3 bút màu.


III. TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định, gây hứng thú
- Cô cùng trẻ hát bài hát “Màu hoa”
- Trẻ hát cùng cô
- Đàm thoại
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Màu hoa
+ Bài hát nói về những màu hoa gì?
+ Màu hoa tím, hoa đỏ, hoa vàng
- Có một bài thơ nói về vẻ đẹp của các loài - Dạ
hoa kết thành quả, đó là bài thơ “Hoa kết trái”
của tác giả Thu Hà. Các con hãy lắng nghe cô
đọc bài thơ nhé!
* Đọc thơ cho trẻ nghe


- Cô đọc lần 1: Kết hợp cử chỉ, điệu bộ
Giảng nội dung: Bài thơ “Hoa kết trái” nói về
các loại hoa với hình dáng, màu sắc khác nhau.
Hoa cà có màu tím, hoa mướp có màu vàng,
hoa lựu có màu đỏ chói chang, hoa vừng thì nhỏ
nhắn đáng yêu, hoa đỗ thì rất xinh xắn, còn hoa
mận lại có màu trắng tinh, ... mỗi loại hoa lại
kết thành một loại quả.
- Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh minh họa bài
thơ trên máy tính.
Đàm thoại
- Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?

- Bài thơ “Hoa kết trái” của tác giả nào?
Giải thích từ “Hoa kết trái” có nghĩa là từ
bông hoa sẽ kết thành quả.
- Trong bài thơ có những loại hoa gì?

- Trẻ lắng nghe và quan sát cử chỉ,
điệu bộ của cô

- Trẻ lắng nghe và quan sát tranh
- Hoa kết trái
- Thu Hà

- Hoa cà, hoa mướp, hoa lựu, hoa
mận, hoa đỗ, hoa vừng
- Hoa cà và hoa mướp ở trong bài thơ có màu - Hoa cà tim tím, hoa mướp vàng
sắc như thế nào?
vàng
Giải thích từ “tim tím” có nghĩa là màu tím
nhạt, “vàng vàng” có nghĩa là vàng nhạt.
- Hoa cà sẽ kết thành quả gì?
- Quả cà
Cô cho trẻ xem tranh quả cà. Con thấy quả
cà như thế nào?
Tác giả Thu Hà đã dùng từ vàng vàng để nói
lên vẻ đẹp dịu dàng của hoa mướp.
- Hoa mướp sẽ phát triển thành quả gì?
- Quả mướp
- Con hãy kể tên những món ăn được chế - Cà nướng, canh mướp...
biến từ cà, mướp?
- Hoa lựu trong bài thơ như thế nào?

- Hoa lựu chói chang
Giải thích từ “chói chang” có nghĩa là màu
tươi sáng như ánh nắng mặt trời.
- Hoa vừng và hoa đỗ ở trong bài thơ như thế - Hoa vừng nho nhỏ, hoa đỗ xinh xinh
nào?
Giải thích từ “nho nhỏ” có nghĩa là không
quá nhỏ, “xinh xinh” có nghĩa là vừa nhỏ vừa
đẹp xinh.
- Còn hoa mận ở trong bài thơ thì như thế - Hoa mận trắng tinh
nào?
Giải thích từ “rung rinh” nghĩa là khi có
gió nhẹ thổi làm cho cành hoa khẽ rung.
- Trong bài thơ tác giả đã khuyên các bạn nhỏ - Đừng hái hoa tươi
điều gì? Tại sao tác giả Thu Hà lại khuyên bạn


nhỏ như vậy?
- Các loại hoa ở trong bài thơ thể hiện tình
yêu với con người như thế nào?
- Ngoài những loại hoa có trong bài thơ, các
con còn biết những loại hoa gì kết trái?
Ở nhà các con có trồng hoa không?
- Muốn cho hoa được tươi tốt các con phải
làm gì?
=> Giáo dục trẻ: Trong thiên nhiên có nhiều
loài hoa nhưng không phải loại hoa nào cũng
kết trái, có những loại hoa kết quả như hoa
mận, hoa lê..., tuy nhiên cũng có những loại hoa
chỉ để làm đẹp như hoa hồng, hoa cúc, hoa
đồng tiền... Các con phải biết chăm sóc, tưới

nước, không được ngắt là, bẻ cành.
* Dạy trẻ đọc thơ
- Cô nhắc trẻ đọc đúng âm điệu và thể hiện
cử chỉ điệu bộ để thể hiện tình yêu qua bài thơ.
- Cô cho cả lớp đọc thơ cùng cô 1- 2 lần. Cô
chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô cho tổ/ nhóm đọc thơ cùng cô.
- Cô gọi cá nhân đọc thơ (1 - 2 trẻ)
- Cô hướng dẫn trẻ đọc bài thơ trên giấy, đọc
từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Cô đọc
cho trẻ nghe. Sau đó cả lớp đọc thơ
* Trò chơi “Bé làm họa sĩ”
- Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Luật chơi: Không được nhìn sang đội bạn.
- Cách chơi: Cô phát cho mỗi đội 1 tờ giấy
A3 có hình ảnh các loại hoa kết trái và các loại
hoa không kết trái. Trong vòng 1 đoạn nhạc các
đội tìm và khoanh tròn các loại hoa kết trái, khi
kết thúc đoạn nhạc đội nào khoanh tròn đúng và
nhiều loại hoa thì đội đó thắng cuộc.
- Cô cho trẻ chơi 1 lần, cô nhận xét tuyên
dương sau chơi.
* Kết thúc
- Cô bật nhạc cho trẻ vận động bài hát “Hoa
kết trái”.

- Hoa yêu mọi người nên hoa kết trái
- Hoa bí, hoa bầu, hoa xoài...
- Chăm sóc: Tưới nước, bắt sâu…
- Trẻ lắng nghe


- Cả lớp đọc thơ cùng cô
- Tổ/ nhóm đọc thơ
- Cá nhân đọc thơ
- Trẻ nghe cô hướng dẫn và đọc thơ

- Trẻ lắng nghe và quan sát

- Trẻ chơi
- Trẻ vận động



×