Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm môi trường và sơ đồ xẻ đến một số chỉ tiêu chất lượng thanh cơ sở từ gỗ bạch đàn trắng 15 tuổi (eucalyptus camaldulensis) trong công nghệ sản xuất ván ghép thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.72 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

Vũ Thị Hồng Thắm

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM MÔI TRƯỜNG VÀ SƠ ĐỒ XẺ ĐẾN
MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG THANH CƠ SỞ TỪ GỖ BẠCH ĐÀN TRẮNG
15 TUỔI (EUCALYPTUS CAMALDULENSIS) TRONG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
VÁN GHÉP THANH

Chuyên ngành: Kỹ thuật máy, thiết bị và công nghệ gỗ giấy
Mã số: 60 . 52 . 24

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN VĂN CHỨ

Hà Nội – 2010


1

MỞ ĐẦU
Hiện nay, nhu cầu về gỗ nói chung và gỗ nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến gỗ ở nước ta ngày càng tăng. Năm 2003, cả nước tiêu dùng hết 8,8
triệu mét khối gỗ các loại đến 2010 vào khoảng 14 triệu mét khối, 2015


khoảng 18,6 triệu mét khối và vào năm 2020 khoảng 22,1 triệu mét khối.
Nguồn gỗ rừng tự nhiên khai thác ở mức độ rất hạn chế không đủ cung
cấp cho chế biến, mới chỉ đáp ứng 15-20% nhu cầu nguyên liệu gỗ, thiếu hụt
ước tính xấp xỉ 1 triệu mét khối/năm. Theo quy hoạch trồng rừng, phấn đấu
đến năm 2010, đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu gỗ nguyên liệu từ gỗ rừng
trồng trong nước.
Bạch đàn trắng là một loài cây nhập nội, mọc nhanh, thích hợp với
nhiều địa hình và khí hậu ở Việt Nam là một trong 10 loài được xếp vào diện
được gây trồng rộng rãi, là 1 trong 3 loài quan trọng nhất thuộc 10 loài quan
trọng về mặt tăng trưởng gỗ hàng năm và là một trong số các loài cây trồng
rừng chính của Việt Nam, không chỉ đối với rừng trồng tập trung mà cả với
trồng cây phân tán, trồng cây trong các hộ gia đình. Gỗ Bạch đàn trắng ở
nước được sử dụng làm nguyên liệu giấy sợi, ván dăm, ván sợi, ván ghép
thanh, ván xẻ, đồ mộc dân dụng và xuất khẩu.
Gỗ bạch đàn trắng thuộc loại gỗ bền, dễ cưa xẻ, có khả năng kháng
mối, được sử dụng cho các công trình kiến trúc nặng, lâu năm, làm tà vẹt, sàn
nhà, khung cửa, trang trí nội thất, làm hàng rào, sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, sử
dụng làm củi, sản xuất than. Lá bạch đàn trắng có chứa 0,1 – 0,4 % tinh dầu
thơm. Tinh dầu được dùng trị lỵ mãn tính. Lá còn để nấu nước tắm chữa
bệnh,... Rừng bạch đàn trắng còn là nơi nuôi ong, lấy phấn hoa. Ở nhiều nơi,
bạch đàn trắng còn được trồng làm đai chắn gió, chống cát bay.


2

Bạch đàn trắng từ lâu đã được trồng rộng rãi ở Việt Nam chủ yếu là
xuất xứ Petford. Bạch đàn trắng được trồng với nhiều mục đích khác nhau:
phủ xanh đất trống đồi núi trọc, lấy củi, làm bột giấy, dăm xuất khẩu, gỗ xây
dựng và đồ mộc... Trong nhiều năm qua, loài cây này được gây trồng rộng rãi
trên khắp cả nước ở quy mô rừng trồng tập trung và cây phân tán. Từ năm

1980, rừng trồng bạch đàn đã trở thành đối tượng sản xuất của lâm nghiệp
Việt Nam. Diện tích trồng ngày càng mở rộng, nhanh hơn diện tích trồng các
loài khác như Manglietia glauca, Pinus spp. Styrax tonkinensis, Tectona
grandis,… Tuy nhiên, trồng bạch đàn với mục đích là để phủ xanh đất trống,
đồi núi trọc ở vùng trung du và dọc theo bờ biển. Ngoài ra, diện tích trồng
bạch đàn phân tán cũng rất lớn .
*Nhận xét chung:
a) Bạch đàn trắng Eucalyptus camaldulensis là một trong một số loài bạch đàn
được đưa vào Việt Nam để trồng rừng. Trong những năm 60 của thế kỷ 20,
bạch đàn trắng đã được chọn để trồng rừng với mục đích phủ xanh đất trống
đồi núi trọc, sản xuất củi và sau này làm nguyên liệu cho giấy sợi và ván nhân
tạo. Bạch đàn trắng là loài mọc nhanh, thích hợp với nhiều địa hình và khí hậu
ở Việt Nam, là một trong 10 loài cây gỗ được xếp vào diện được gây trồng
rộng rãi và là một trong 3 loài quan trọng nhất thuộc 10 loài quan trọng về
mặt tăng trưởng gỗ hàng năm. Bạch đàn trắng đã được xếp vào danh sách một
số các loài cây trồng rừng chính của Việt Nam, không chỉ đối với rừng trồng
tập trung mà cả với trồng cây phân tán, trồng cây trong các hộ gia đình. Với
mục tiêu tăng khả năng cung cấp gỗ nguyên liệu cho sản xuất đồ mộc xuất
khẩu của rừng trồng ở nước ta, bạch đàn trắng sẽ là loài cây gỗ đáp ứng được
mục tiêu này.
b)Nghiên cứu về bạch đàn trắng ở nước ta chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
tuyển chọn giống. Một số nghiên cứu về biện pháp lâm sinh. Nghiên cứu về


3

sử dụng gỗ bạch đàn trắng còn ở mức độ rất hạn chế. Nhìn chung, qua nghiên
cứu và thực tế sản xuất, gỗ bạch đàn trắng ở nước ta đã được sử dụng vào
nhiều mục đích: gỗ củi, gỗ nguyên liệu sản xuất giấy, ván nhân tạo. Gỗ bạch
đàn trắng kích thước nhỏ được nghiên cứu sử dụng làm ván ghép thanh.

Nhiều cơ sở đã sử dụng gỗ bạch đàn trắng để sản xuất gỗ xẻ làm đồ mộc cho
xuất khẩu. Khả năng sử dụng gỗ bạch đàn trắng ở nước ngoài đã khẳng định,
gỗ bạch đàn trắng hoàn toàn có thể sử dụng để sản xuất đồ mộc, kể cả đồ mộc
ngoài trời, trang trí nội thất, sản xuất hàng mộc cao cấp, … Sự hạn chế nghiên
cứu sử dụng gỗ bạch đàn trắng ở nước ta có thể nằm ở chỗ: rừng gỗ có kích
thước lớn hầu như không có. Trong thực tế, gỗ bạch đàn trắng ít được ưa
chuộng do vấn đề nứt gỗ tròn, cong vênh, mo móp ở gỗ xẻ, do vậy khó xử lý,
sấy khô. Hiện nay, thực tế sản xuất đang đòi hỏi giải pháp xử lý gỗ bạch đàn
trắng để giảm nứt vỡ gỗ, cong vênh, mo móp nhằm nâng cao được chất lượng
gỗ và kích thích nhu cầu sử dụng gỗ bạch đàn trắng của các cơ sở sản xuất,
qua đó giảm được áp lực thiếu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ và
giảm áp lực cho rừng tự nhiên.


4

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1 Tổng quan về cây bạch đàn ở Việt Nam và trên thế giới
I.1.1 Cây Bạch đàn ở Việt Nam và trên thế giới
Theo tài liệu của hội nghị khoa học Nam Ninh, Trung Quốc năm 1994,
“Tính chất và sử dụng cây gỗ mọc nhanh” [16] cho biết:
Chi bạch đàn (Eucalyptus L’Herit): gồm trên 500 loài đến 800 loài và
được chia làm nhiều chi phụ khác nhau. Bạch đàn phân bố tự nhiên chủ yếu ở
Ôxtrâylia và chỉ có 2 loài phân bố ngoài Ôxtrâylia (Philipin, Inđônêxia và
New Guinea).
Về phân loại bạch đàn trắng được tổng hợp như sau:
- Tên khoa học: Eucalyptus camaldulensis Dehnh.
- Tên đồng nghĩa: E. camaldulensis var. obtusa, E. longirostris,


E.

rostrata Schlecht.; Eucalyptus camaldulensis var. brevirostris.
- Tên thường gọi (tại Ôxtrâylia): River Red Gum
Mô tả cây Bạch đàn trắng:
- Cây gỗ thường xanh, thân lớn, thường cao 20-30 m, có khi đạt đến 45 50 m, đường kính 1-2 m, đôi khi đến 4 m, tán lá thường rộng và mỏng. Vỏ già
có màu xám nâu, tróc thành mảng. Cành non vuông. Lá đơn, mọc so le, hình
trái xoan hay trứng, đầu lá hơi nhọn, tương đối đối xứng, màu xanh, xanh xám
hoặc xanh lơ, kích thước đến 7 x 1,5 cm. Lá già hình mũi giáo mảnh, cong
lưỡi liềm, thường dầy, phiến rộng 0,7-2 cm, dài 8-30 cm, rộng khoảng 3 cm,
màu xanh hoặc xanh xám hoặc màu hơi mốc, gân bên chéo 40°-50°. Cuống lá
có cạnh, dài 1,5-2cm.


5

Hình 1.1: Hoa bạch đàn trắng
[Nguồn: Đỗ Văn Bản – Viện KHLN]

Hình 1.2: Hình ảnh lá hoa quả và thân bạch đàn trắng
[Nguồn: Đỗ Văn Bản – Viện KHLN]


6

Hoa mọc cụm, mỗi cụm từ 7-11 hoa, màu trắng sữa hoặc vàng, nở vào
đầu mùa hạ. Nụ hình cầu nhỏ, đường kính 3 mm, có chóp cao, cuống dài
1,5cm, hoa nhị nhiều. Quả đấu 4 mảnh hình tam giác, rộng 5-8 mm, hạt nhỏ,
màu vàng.
Phân bố:

Bạch đàn trắng (E. camaldulensis) là loài có phân bố rộng nhất, suốt
dọc lục địa của Ôxtrâylia, ở hầu hết các bang, loại trừ Tasmania, từ vùng khí
hậu dạng ôn đới đến khí hậu dạng nhiệt đới, chủ yếu dọc theo các triền sông
suối và cả trên đồi dốc thoải. Phạm vi phân bố tự nhiên kéo dài từ vĩ độ 15,5

o

Nam đến vĩ độ 38o Nam, kéo dài trên 40 kinh độ, trên độ cao từ 20 m đến 700
m so với mực nước biển.
Đặc điểm sinh thái:
Bạch đàn trắng có khả năng thích ứng cao với nhiều dạng khí hậu khác
nhau, từ khí hậu nhiệt đới đến á nhiệt đới và ôn đới, từ khí hậu nóng, từ nửa
ẩm đến nửa khô hạn.
Bạch đàn trắng thích hợp trồng trên loại đất phù sa, là loài điển hình
mọc ven sông suối nhưng vẫn gặp trồng ở vùng khô chịu ngập và chịu mặn
ngắn ngày. Cây có sức đề kháng lớn, sinh trưởng phát triển nhanh, sinh
trưởng liên tục, có sức đâm chồi mạnh, có khả năng tỉa cành tự nhiên tốt,
không để lại vết sẹo trên thân.
Khả năng gây trồng
Bạch đàn trắng đã được trồng rộng rãi trên thế giới, thường được gây
trồng nhiều nhất ở vùng khô và bán khô, trong vùng nhiệt đới, chủ yếu ở
Đông nam Á, Braxin,...


7

Bạch đàn trắng thích hợp trồng ở nơi đất sâu và ẩm, trên đất bãi bồi, đất
bồi tụ chân đồi, trên các bờ kênh mương vùng đồng bằng…. Đối với vùng
núi, nên trồng Bạch đàn ở đồi thấp, tầng đất dày trên 50 cm, độ dốc dưới 15o.
Bạch đàn có khả năng chịu úng, ngập lụt, lầy, đất mặn, đất nhiều canxi và

phục hồi nhanh sau các nạn lửa rừng.
Các xuất xứ có triển vọng cho trồng rừng ở Việt Nam:
+

Laura River (Qld),

+

Morehead River (Qld)

+

Kenedy River (Qld)

+

Katherin (NT)

Vùng trồng thích hợp ở Việt Nam: Các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ,
có thể trồng ở vùng Bắc Trung Bộ và đồng bằng Bắc Bộ. Năng suất có thể đạt
12 - 15 m3/ha/năm hoặc hơn nữa. Bạch đàn trắng có thể trồng tập trung hoặc
phân tán, bằng cây con có bầu từ hạt và hom.
Điều kiện gây trồng : Ở Việt Nam, bạch đàn trắng thích hợp từ vĩ độ 817o Bắc, trên độ cao dưới 400 mét so với mực nước biển, ở nơi độ dốc không
quá 15o. Lượng mưa trung bình năm: 1300-2000 mm; nhiệt độ trung bình
năm: 24-28oC; nhiệt độ tháng nóng nhất 32-34oC; nhiệt độ tháng lạnh
nhất:14-22 oC.
Giá trị sử dụng
Gỗ giác màu xám trắng, gỗ lõi màu nâu đến đỏ nâu. Tỷ trọng gỗ 0,5 0,7, dễ bị cong vênh, rất thích hợp để làm nguyên liệu giấy, ván dăm và MDF
và gỗ củi, có thể dùng làm gỗ đồ mộc, gỗ xẻ, gỗ trụ mỏ,...
Lá bạch đàn trắng có chứa 0,1 – 0,4 % tinh dầu thơm. Tinh dầu được

dùng trị lỵ mãn tính. Lá còn để nấu nước tắm chữa bệnh.


8

Chất gôm trong thân cây có thể dùng chữa ỉa chảy, họng bị đau, dùng
làm chất săn trong nha khoa và điều trị vết thương.
Vỏ được người thổ dân dùng làm khiên, thùng đựng nước, lều và canô.
Rừng bạch đàn trắng còn là nơi nuôi ong, lấy phấn hoa. Ở nhiều nơi,
bạch đàn trắng còn được trồng làm đai chắn gió, chống cát bay.
Bạch đàn được trồng rộng rãi trên hơn 90 nước. Theo thống kê năm
1990, trên thế giới có hơn 4 triệu ha rừng trồng bạch đàn với sản lượng khai
thác trung bình hàng năm khoảng 60 triệu m3 gỗ. Một số nước có khí hậu
nhiệt đới như Miến Điện, Bắc và Nam Phi, Nam Mỹ và Califonia có diện tích
xấp xỉ 8-12 triệu ha, trong đó có hơn 4 triệu ha ở vùng Brazil.
Ở Việt Nam, những năm 70 Bạch đàn trắng được trồng phục vụ dự án
PAM và 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Do sinh trưởng và tái sinh tốt,
Bạch đàn trắng thích hợp với nhiều địa hình và khí hậu ở Việt Nam. Bạch đàn
trắng được trồng nhiều ở Phú Thọ, Hòa Bình, Quảng Ninh, Thái Nguyên,
Thanh Hóa, Gia Lai, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai và Long An ...[1],[22].
I.1.2 Nghiên cứu và sử dụng gỗ bạch đàn trên thế giới
Trên thế giới, gỗ Bạch đàn trắng được nói nhiều nước trên thế giới
nghiên cứu sử dụng trong nhiều lĩnh vực.
Phần lớn gỗ Bạch đàn được sử dụng trong công nghiệp sản xuất bột
giấy, trong đó có Ôxtrâylia, Brazil, Nam Phi và một số nước không nằm trong
vùng khí hậu nhiệt đới như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Miến Điện, Hoa
Kỳ, Ma Rốc và Nhật Bản.
Ngoài bột giấy, Bạch đàn cũng được sử dụng rộng rãi cho sản xuất ván
sợi ở Ôxtrâylia và Brazil, ván sàn và đồ mộc ở Chilê. Ở mức độ ít hơn là cho
sản xuất ván dán và sau đó là ván dăm.



9

Ở Ôxtrâylia sử dụng gỗ Bạch đàn trắng làm tà vẹt xuất khẩu sang
Niudilan, Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Phi. Nhiều nước khác đã sử dụng loại gỗ
này làm vật liệu xây dựng, làm chất đốt, làm gỗ chống lò, làm đồ mộc thông
dụng, …[23].
Năm 1928, Viện công nghiệp rừng của Ôxtrâylia đã nghiên cứu công
nghệ sản xuất hàng mộc và sử dụng trong xây dựng.
Ở Malaysia (1957) đã nghiên cứu chế biến gỗ Bạch đàn trắng làm đồ
mộc sử dụng trong nhà và ngoài trời, dụng cụ nhà bếp, trang trí nội thất làm
hàng mộc cao cấp [22].
Một số nước như Achentina, Ixraen, Mêhicô và Thái Lan sử dụng gỗ
Bạch đàn trắng làm ván ghép thanh.
Ở các nước Châu Á, tại vùng Kalimantan (Indonesia), Sarawak
(Malaysia) Bạch đàn trắng được trồng trên diện tích lớn, đây là một trong
những nguồn nguyên liệu quan trọng cung cấp cho công nghiệp sản xuất giấy,
ván sợi MDF và ván dăm OSB (Oriented Strand Board).
Một số nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia đã thành
công trong việc sử dụng gỗ Bạch đàn trắng làm nguyên liệu sản xuất giấy và
ván nhân tạo (ván dăm, ván sợi, ván MDF).
Nhiều đề tài trên thế giới đã được chọn lựa và công bố để đưa vào sản
xuất trong công nghệ giấy sợi và chế biến gỗ gồm: Hơn 100 chủ đề nghiên
cứu về sơ sợi, nguyên liệu giấy của các loại gỗ Bạch đàn (E camaldulensis, E
globulus, E grandis, E salina, …). Đặc biệt loài E.camaldulensis được áp dụng
nhiều trên thế giới như ở Italy, Chi lê, Columbia, Nam Mỹ, Nam Phi, Maroco,
India,…. Một số chủ đề nghiên cứu về tính chất vật lý và cơ học, bảo quản,
cách phòng chống cháy, chiết suất tinh dầu của Bạch đàn [7].



10

Nhìn chung, Bạch đàn trắng được nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác
nhau, nhưng chủ yếu là công nghiệp giấy, ván dăm, ván ghép thanh, ván
mỏng, ván sợi, công nghệ sấy gỗ xẻ, ....
I.1.3 Nghiên cứu và sử dụng gỗ Bạch đàn ở Việt Nam
Hiện nay Việt Nam có diện tích 1.049.000 ha rừng trồng với những loài
Bạch đàn, Keo, Thông, Bồ đề, ... [ 7 ].
Từ những năm 1970, Bạch đàn trắng là một trong số các loài bạch đàn
được trồng phổ biến phục vụ cho hai dự án lớn là PAM và 327 phủ xanh đất
trống đồi núi trọc. Để phục vụ trồng rừng, một số đề tài thuộc lĩnh vực giống
và lâm sinh được tiến hành nghiên cứu.
Về lĩnh vực chọn giống, đề tài “Nghiên cứu chọn giống Bạch Đàn” của
GS.TS Lê Đình Khả [9] chỉ ra giống và vùng phù hợp cho sự phát triển của
bạch đàn ở Việt Nam, chủ yếu thuộc nhóm sinh trưởng nhanh và được trồng
để sản xuất nguyên liệu giấy ở vùng đồng bằng và đồi núi thấp.
Theo Tạp chí khoa học lâm nghiệp, đề tài nghiên cứu “Nhân giống
bạch đàn lai bằng phương pháp nuôi cấy mô” của Nguyễn Ngọc Tân và Trần
Hồ Quang [17] và đề tài nghiên cứu “Khảo nghiệm dòng vô tính loài bạch
đàn trắng” của Nguyễn Sỹ Huống [8] thuộc trung tâm nghiên cứu LN Phù
Ninh đã tìm ra giống Bạch đàn tốt nhất.
Trong lĩnh vực xác định tính chất cơ vật lý gỗ, Nguyễn Quý Nam
(1997) đã tiến hành “Nghiên cứu một số tính chất cơ lý của gỗ bạch đàn trắng
và ứng dụng”, tác giả đã xác định, ở độ tuổi 10 năm, loại gỗ này có thể làm
trụ mỏ, đồ mộc thông dụng và ván ghép thanh [11].
Phạm Minh Thuần (1999) với đề tài “Khảo sát qui trình sấy gỗ bạch
đàn trắng” đã tiến hành nghiên cứu với gỗ xẻ có chiều dày 3cm, đã xác định,



11

các khuyết tật thường gặp khi sấy gỗ bạch đàn là nứt vỡ, cong vênh, mo móp,
vặn xoắn, ... trong đó khuyết tật nứt đầu là đáng kể nhất trong các dạng
khuyết tật [19].
Luận văn Thạc sỹ của Lê Văn Mích (2000) “Nghiên cứu tận dụng phế
liệu sau khai thác gỗ trụ mỏ làm ván dăm” đã kết luận, có thể sản xuất ván
dăm thông dụng từ loại nguyên liệu này [9].
Đề tài của Trần Trọng Bắc (2004) “Nghiên cứu giải pháp công nghệ
khắc phục khuyết tật do sấy gỗ bạch đàn trắng” nghiên cứu biện pháp xử lý
trước khi sấy gỗ xẻ Bạch đàn trắng 10 năm tuổi kích thước (25x70x500) mm
bằng thuốc bảo quản Caxe-03, với thuốc có nồng độ 8% trong vòng 3 ngày
rồi đem sấy với nhiệt độ 40- 500C. Sau đó tiến hành sấy gỗ, kết quả, đã hạn
chế được một số nhược điểm của gỗ xẻ gỗ Bạch đàn trắng [10].
Cùng thời gian này là đề tài của tác giả Euđone Sichaleune (2004)
“Nghiên cứu về phương pháp xẻ thanh cơ sở và tạo ván ghép thanh không
phủ mặt từ gỗ bạch đàn trắng” 8-10 năm tuổi đã đề xuất, khi gỗ có đường
kính D < 20 cm, sử dụng phương pháp xẻ suốt để xẻ thanh cơ sở, khi gỗ có
đường kính D > 20 cm, sử dụng phương pháp xẻ xoay để xẻ thanh cơ sở, kết
quả sẽ thu được hiệu suất xẻ cao khi tạo thanh và giảm được nứt vỡ gỗ [11].
Kết quả nghiên cứu của đề mục “Nghiên cứu công nghệ chế biến gỗ
rừng trồng” thuộc đề tài trọng điểm cấp Bộ của PGS.TS Nguyễn Trọng Nhân
và các cộng tác viên của Phòng nghiên cứu Chế biến lâm sản xác định đặc
điểm cây và gỗ Bạch đàn trắng 3 cấp tuổi (8, 10, 12) ở Xuân Mai, đã tiến
hành nghiên cứu giảm nứt vỡ của gỗ tròn bằng biện pháp xử lý ẩm trong môi
trường không khí khác nhau. Kết quả, đã giảm được đáng kể hiện tượng nứt
vỡ gỗ tròn [13].


12


Trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất gỗ xẻ, TS.Trần Tuấn Nghĩa (1996)
đã đề xuất phương pháp xẻ xoay nhằm triệt tiêu ứng suất sinh trưởng trong
các khúc gỗ Bạch đàn rừng trồng, giảm được các khuyết tật nứt vỡ và cong
vênh của các tấm gỗ xẻ [12].
Trong lĩnh vực tạo ván ghép từ gỗ Bạch đàn trắng, kết quả nghiên cứu
của đề mục “Nghiên cứu công nghệ chế biến gỗ rừng trồng” thuộc đề tài
trọng điểm cấp Bộ của PGS.TS Nguyễn Trọng Nhân và các cộng tác viên của
Phòng nghiên cứu Chế biến lâm sản xác định mức độ co ngót mặt cắt ngang
phôi thanh ghép, từ đó xác định độ dư gia công thanh ghép. Đề tài đã xác
định, gỗ Bạch đàn trắng có độ tuổi từ 8-12 năm khi tạo thanh ghép cần để độ
dư gia công theo chiều dầy và chiều rộng tuần tự từ 8-12%, mặt khác, kích
thước chiều rộng của thanh ghép (Y) cần gấp 2 lần chiều dầy (X).
Sau khi tạo phôi thanh ghép, các thanh ghép được xác định chất lượng
theo khuyết tật mắt sống, mắt chết, gỗ bị mốc, bị mục, rỗng ruột, côn trùng
hại gỗ, nứt vỡ, ....
Trên cơ sở chất lượng, xác định tỷ lệ sử dụng gỗ để sản xuất ván ghép
thanh. Sử dụng gỗ làm phôi thanh từ gỗ Bạch đàn trắng, sau khi loại trừ mẫu
gỗ bị nứt vỡ, đề tài đã xác định đạt tỷ lệ trung bình 35% so với gỗ tròn.
Qua một số đề tài nghiên cứu sử dụng gỗ Bạch đàn có thể xác định, gỗ
Bạch đàn có tiềm năng sử dụng lớn trong nhiều lĩnh vực như làm bột giấy,
làm gỗ xẻ, sử dụng làm nguyên liệu sản xuất đồ mộc gia dụng, sản xuất ván
nhân tạo, trong đó có ván ghép thanh.
Các đề tài nghiên cứu khoa học tập trung nghiên cứu khắc phục mức độ
nứt vỡ gỗ tròn, gỗ xẻ bằng các biện pháp khác nhau như cưa xẻ, sấy, xử lý
ẩm, v.v…Về sản phẩm ván ghép thanh, các đề tài đã nghiên cứu công nghệ xẻ
thanh, công nghệ sấy phôi thanh, công nghệ tạo ván ghép v.v…


13


Các đề tài nghiên cứu cũng xác định, gỗ Bạch đàn nói chung có độ co
ngót lớn, tuy nhiên, khi tạo được sản phẩm, trong đó có sản phẩm ván ghép
thanh, chất lượng ván, trong đó mức độ biến dạng tấm ván mới được xác định
tức thời sau khi tạo ván.
Trong quá trình sử dụng, theo nguyên tắc gỗ co ngót lớn có thể dẫn đến
đàn hồi cao, đối với ván ghép thanh, mức độ đàn hồi thanh ghép lớn có thể
dẫn đến tấm ván ghép, đặc biệt tấm ván ghép kích thước lớn bị biến dạng.
Mặt khác, các mối dán bằng keo có thể bị nứt vỡ.
Hiện tượng biến dạng tấm ván và nứt vỡ mối dán bằng keo khi sử dụng
ván ghép thanh gỗ Bạch đàn trong điều kiện độ ẩm không khí biến động trong
một khoảng rộng ở Việt Nam.
Vì vậy thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm và góc
xẻ đến một số chỉ tiêu chất lượng thanh cơ sở từ gỗ Bạch Đàn Trắng 15
tuổi (Eucalyptus camaldulensis) trong công nghệ sản xuất ván ghép thanh”
nhằm bổ sung cho những công trình nghiên cứu trước những hiểu biết đầy đủ
hơn về gỗ Bạch đàn nói chung và gỗ Bạch đàn làm nguyên liệu sản xuất ván
ghép thanh.
I.2 Công nghệ sản xuất ván ghép thanh
I.2.1 Giới thiệu chung về ván ghép thanh
Theo tài liệu của PGS.TS Phạm Văn Chương[4],[5] ván ghép thanh là
một loại sản phẩm ván nhân tạo có nhiều dạng với nhiều tên gọi khác nhau.
Định nghĩa theo tiêu chuẩn BS 6100 -1984, ván ghép thanh được phân
loại thành một số loại chủ yếu sau:
-Ván ghép thanh lõi đặc không phủ bề mặt (Lamenated Board và
Finger Joint sawntimber).


14


- Ván ghép thanh khung rỗng (Veneer Spaced Lumber) .
- Ván ghép thanh có phủ mặt (Core Plywood/Block Board/
Laminboard).
a. Ván ghép thanh lõi đặc không phủ bề mặt
Là loại sản phẩm thu được bằng cách ghép các thanh gỗ có kích thước
nhỏ, ngắn lại với nhau nhờ chất kết dính trong điều kiện nhất định. Loại sản
phẩm này yêu cầu nguyên liệu có chất lượng tương đối cao, màu sắc đồng
đều. Ở Việt Nam hiện nay thường sản xuất từ gỗ Thông, Cao Su, Vạng
Trứng, Pơ Mu. Mục đích sử dụng thường sản xuất ván sàn, các sản phẩm thủ
công mĩ nghệ…
Hiện nay loại hình sản phẩm ván ghép thanh không dán phủ bề mặt sản
xuất ít hơn các loại hình sản phẩm ván ghép thanh khác bởi vì do yêu cầu chất
lượng bề mặt thanh ghép nên tỉ lệ lợi dụng không cao, xu hướng trong những
năm tới ván ghép thanh không dán phủ bề mặt mà chủ yếu là dạng ghép ngón
(Finger joint) sẽ rất được phát triển.
b. Ván ghép thanh khung rỗng
Là loại sản phẩm thu được bằng cách dán ép các tấm ván mỏng hoặc
tấm ván dán có chiều dày nhỏ lên các khung gỗ rỗng, với sự tham gia của chất
kết dính trong những điều kiện nhất định. Do đặc điểm cấu tạo nên sản phẩm
thường có chiều dày lớn, khối lượng thể tích nhỏ, độ bền uốn tĩnh không cao
đặc biệt khi chịu lực ở dạng tấm phẳng. Ở các nước phát triển ván ghép thanh
khung rỗng thường được sử dụng chủ yếu để làm cửa, vách ngăn ở dạng định
hình, vì ngoài ưu điểm khối lượng thể tích nhỏ nó còn có khả năng cách nhiệt
và cách âm tốt. Để tăng khả năng cách nhiệt, cách âm phần rỗng bên trong
ván có thể cho thêm mùn cưa, phoi bào, các vật liệu xốp khác.


15

Với việc sản xuất đơn giản không kén chọn về nhiên liệu, sản phẩm

thường được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng. Ván ghép thanh khung rỗng
đang được sản xuất với khối lượng lớn ở các nước phát triển và sẽ là loại hình
sản phẩm phổ biến ở các nước đang phát triển cũng như ở Việt Nam trong
tương lai không xa.
c. Ván ghép thanh lõi đặc có phủ bề mặt
Ván ghép thanh lõi đặc có phủ bề mặt là loại sản phẩm thu được bằng
cách dán ép các tấm ván mỏng lên cả hai mặt của tấm gỗ ghép (ván lõi) với sự
tham gia của chất kết dính trong những điều kiện nhất định.
Ván ghép thanh lõi đặc được chia thành hai loại “Block board” và
“Lamin board”, hai loại này khác nhau chủ yếu về kích thước chiều rộng của
các thanh thành phần để tạo nên ván lõi.
“Block board” là sản phẩm thu được bằng cách phủ một hoặc hai lớp
ván mỏng lên hai bề mặt ván lõi. Ván lõi được làm từ các thanh gỗ xẻ có kích
thước nhỏ, ngắn, các cạnh được gia công nhẵn và được liên kết với nhau theo
chiều rộng và chiều dài thanh. Các thành lõi là các thanh gỗ xẻ có chiều rộng
từ 7 – 30 mm, chiều dày phụ thuộc vào chiều dày sản phẩm, thông thường
chiều dài sản phẩm: 16; 19; 22; 25; 30 mm. Loại sản phẩm của “Block board”
hiện đang được sản xuất rất nhiều nó phù hợp với nguyên liệu gỗ rừng trồng,
tỉ lệ lợi dụng gỗ tương đối cao và giá thành hợp lí.
Loại sản phẩm của “Lamin board” là sản phẩm có dạng tương tự như
“Block board” nhưng kích thước thanh lõi của “Lamin board” cao hơn so với
“Block board”. Chính vì vậy mà loại hình sản phẩm này sản xuất rất ít, nó
biến động từ 1.5-1.7mm [4]. Giá thành chế tạo “Lamin board” cao hơn so với
“Block board”. Chính vì vậy mà loại hình sản phẩm này sản xuất rất ít, nó chỉ


16

được sản xuất cho các công trình sử dụng tấm phẳng, có khả năng sử dụng
lớn, sự co rút là rất nhỏ.

Hiện nay, ở các nước Bắc Âu người ta thường sản xuất ván ghép thanh
lõi đặc có phủ bề mặt từ các thanh lõi với chiều rộng nhỏ hơn 25mm. Cấu trúc
của “Block board” có thể làm khác nhau nó phụ thuộc vào số lớp ván mỏng
dán mặt và chiều thớ của các lớp ván mỏng so với lớp lõi. Theo kết quả
nghiên cứu của Kotka of Forestry and wood Technology, Finland hiện nay
sản phẩm dạng “Block board” có 4 loại sau:
- Loại A : 5 lớp AA – lõi – AA
- Loại B : 5 lớp AB – lõi – BA
- Loại C : 5 lớp BA – lõi – AB
- Loại D : 3 lớp D – lõi – D
Các loại ván mỏng A và B thường có chiều dày từ 1.4 – 1.5 mm, ván
mỏng D có chiều dày từ 2.2 - 2.4 mm. Ván A, D có chiều thớ trùng với chiều
rộng của gỗ, ván B có chiều thớ trùng với chiều dài sản phẩm.
Đặc điểm chung của các loại ván này là đa dạng về kích thước, không
kén chọn nguyên liệu, công nghệ sản xuất đơn giản, phạm vi sử dụng rộng.
Một số ưu điểm chủ yếu của ván ghép thanh là:
- Nguyên liệu sản xuất là gỗ có kích thước nhỏ, độ bền cơ học thấp.
- Dễ nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ.
- Sản phẩm đồng đều về độ ẩm, đa dạng và ổn định về kích thước.
- Linh động khi liên kết và lắp ghép.
- Giá thành (tính theo m3 sản phẩm) khi sản xuất ván ghép thanh nhỏ
hơn các loại ván nhân tạo khác như ván dán, ván dăm, ván sợi, …


17

Ván ghép thanh lõi đặc không phủ bề mặt là sản phẩm thu được bằng
cách ghép các thanh gỗ có kích thước nhỏ và ngắn với nhau bằng chất kết
dính. Loại sản phẩm này yêu cầu nguyên liệu có chất lượng tương đối cao,
mầu sắc đồng đều.

Để ghép các thanh ghép với nhau, người ta sử dụng nhiều phương
pháp. Trước tiên, các thanh ghép được nối theo chiều dài, thanh gỗ được tạo
ngón, tiếp theo các thanh đã nối dài được ghép theo chiều ngang. Khi ghép
ngang, cạnh các thanh ghép thành phần thường được gắn kết bằng keo.
Chiều dầy của các thanh thành phần phụ thuộc vào chiều dầy của sản
phẩm.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, trong quy trình sản xuất có một số
yêu cầu bắt buộc như sau:
- Các thanh thành phần phải gia công đúng quy cách.
- Phải đảm bảo độ kín khít khi xếp các thanh ghép.
- Độ ẩm của thanh ghép W = 82%.
- Xếp các thanh ghép kế tiếp nhau theo phương pháp đối xứng nhau
theo vòng năm.
- Lượng keo tráng khi ghép ngang từ 150 đến 250 g/m2.
- Áp suất ép của các cạnh với nhau phụ thuộc vào chất lượng bề mặt
thanh ghép khi gia công, song khoảng nhỏ hơn 1 MPa.
Trong sản xuất thực tế, người ta đưa ra nhiều yêu cầu tùy theo khách hàng
Dưới đây là tiêu chuẩn về sản xuất ván ghép thanh của Nhà máy sản
xuất nội thất xuất khẩu Shinec.
Địa chỉ: Khu công nghiệp Lai Vu – Kim Thành – Hải Dương


18

TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG TINH CHẾ TULLERO - 2009
1. Quy cách kích thước
2. Tiêu chuẩn chất lượng gỗ
a. Chủng loại gỗ:
b. Mắt gỗ: Mắt có đường kính ≤ 2 mm không tính là mắt
+ Mắt chết (mắt long khỏi gỗ, mắt có chất gỗ thối mục, )

- Đường kính mắt lớn nhất trên bề mặt ≤ 10 mm
- Mắt chết cạnh ≤ 7 mm;
+ Mắt sống:
-

Đường kính ≤ 20 mm (Áp dụng đối với mắt không bị xiên ngang, đập

không gãy).
+ Mắt đen:
- Đường kính ≤ 15 mm
+ Số lượng mắt: (mắt sống+ chết)
-

Tổng số mắt ≤ 7 mắt nằm rải đều trên thanh đối với nan dài ≥ 990 mm và

≤ 4 mắt đối với nan < 990 mm.
c. Ruột
+ Mặt C (Áp dụng cho mặt xấu hơn)
- Chi tiết < 990 mm, ruột bản rộng 4 mm cho phép 1 đoạn dài ≤ 150mm
- Chi tiết ≥ 990 mm ruột bản rộng 4 mm cho phép tổng chiều dài các
đoạn ≤ 400 mm, chiều dài mỗi đoạn ≤ 200 mm.
- Ruột có bản rộng ≤ 2 mm và không ôm tâm không hạn chế chiều dài
đều không tính là ruột.
* Lưu ý: Vị trí ruột không trùng với vị trí lỗ khoan và mộng
+ Đối với mặt A và B (Áp dụng cho một mặt đẹp)
- Ruột có bản rộng ≤ 2 mm cho phép tổng chiều dài các đoạn ≤ 100 mm
chiều dài mỗi đoạn ≤ 50 mm, được xử lý bằng Keo 502, và bột gỗ


19


d. Độ cong: Chỉ được phép cong theo một cung vào giữa nan
+ Loại dài ≥ 990 mm cong bụng cho phép ≤ 10 mm, cong cạnh ≤ 2 mm.
+ Loại dài < 990 mm cong bụng cho phép ≤ 2 mm, cong cạnh ≤ 1 mm.
đ. Gỗ bị mục ải:
- Không sử dụng gỗ bị ải, mục không có khả năng chịu lực
e. Gỗ mốc:
- Cho phép 1/5 bản rộng mặt C nhưng không chạy dài suốt thanh
- Không đưa vào sản xuất gỗ mốc đen và mốc chứng quốc (không có khả
năng chịu lực).
f. Độ ẩm gỗ:
Wg = 14 ± 2 %
g. Qui cách kích thước, chất lượng bề mặt gia công
- Bề mặt phẳng nhẵn, không bị gằn xước, lõm, non phôi, đớp đầu hay cạnh,
nứt đầu……..
- Cho phép non phôi, đớp đầu mặt C đoạn dài ≤ 2 mm, nứt dăm đầu ≤ 10
mm không nằm trùng vị trí lỗ khoan và phải được xử lý phẳng bằng Keo 502 +
bột gỗ.
- Các cạnh chi tiết bo R2 mm theo bản vẽ
+ Lắp ráp:
- Dung sai lắp ráp cụm chi tiết: = ± 0.1 mm
-

Mối lắp ráp kín khít, kết cấu chắc chắn, đảm bảo keo bôi đều mộng (+) và

lỗ mộng (-).
- Lỗ bắt vít sâu đồng đều, không lồi vít,
* Lưu ý:
+ Chọn mặt khi lắp ráp (Mắt, giác, mốc phải được trải đều trên bề mặt
cụm chi tiết),

+ Đầu các nan/cụm chi tiết phải được bo đều R2


20

+ Lau keo sạch sẽ
Như vậy, trong quá trình sản xuất ván ghép thanh lõi đặc không phủ mặt
thì yêu cầu chất lượng thanh cơ sở là tương đối khắt khe.
Công nghệ sản xuất ván lõi bao gồm các quá trình cơ bản như sau:
Nguyên liệu và yêu cầu kỹ thuật: Nguyên liệu dùng để sản xuất ván lõi
rất đa dạng, có thể sử dụng các loại gỗ rừng trồng, gỗ tỉa thưa, gỗ cành, ngọn,
bìa bắp, phế liệu sản xuất đồ mộc, lõi gỗ bóc,… Nguyên liệu cần còn tươi
(chặt hạ xong cần tiến hành ghép ván ngay, khi đó, gỗ không bị mốc mục, độ
ẩm gỗ tròn khi đó đang còn ở mức W 50-60%).
Chất kết dính: Hàm lượng khô  50%, Độ nhớt 1000mPs, Geltime: 60100s.
Xử lý nguyên liệu: Bóc vỏ để loại bỏ vỏ cây là một công đoạn cần được
thực hiện trong công nghệ sản xuất ván lõi, vỏ cây làm hao mòn lưỡi cưa khi
xẻ, loại bỏ vỏ cây còn để loại trừ cát bẩn, sỏi đá, kim loại.
Cắt khúc: Gỗ để sản xuất ván lõi chủ yếu là các loại gỗ có chất lượng
không cao, nhiều cây có khuyết tật hình dạng như cong, thót ngọn,… để nâng
cao tỷ lệ lợi dụng nguyên liệu, tuỳ các trường hợp cụ thể, cắt ngắn nguyên
liệu cũng để giảm độ cong và độ thót ngọn của nguyên liệu.
Xẻ ván: Để nâng cao tính ổn định của ván lõi, thông thường xẻ ván
theo chiều rộng theo phương pháp xẻ xuốt.
Sấy ván: Quá trình sấy ván thông thường được sấy trong các lò sấy tuần
hoàn cưỡng bức, quy trình sấy và thông số chế độ sấy phụ thuộc chủ yếu loại
gỗ, vào chiều dầy ván, … Yêu cầu độ ẩm của ván sau khi sấy W = 8 - 12%.
Xẻ thanh và gia công thanh ghép: Sau khi sấy, gỗ xẻ được chuyển tới
công đoạn xẻ thanh theo sơ đồ xẻ. Quá trình gia công thanh bao gồm các công



21

đoạn cắt ngắn, bào để tạo kích thước, xử lý bảo quản cho thanh lõi. Thanh lõi
cần đáp ứng yêu cầu như sau: Độ ẩm các thanh lõi: W = 8-12%, thanh không
nứt vỡ đầu, không cho phép mục, mọt, không có chất dầu, nhựa thấm lên bề
mặt. Tùy thuộc yêu cầu của người sử dụng cho phép số lượng, chủng loại,
kích thước các loại mắt trên đơn vị thanh ghép thành phần hay trên đơn vị
chiều dài sản phẩm. Độ lẹm cạnh nhỏ hơn 1%, độ nhẵn bề mặt thanh ghép lớn
hơn hoặc bằng G8.
Tráng keo cho thanh lõi: tùy thuộc vào loại gỗ, lượng keo tráng từ 150
– 250 g/m2.
Yêu cầu khi ghép ván lõi: Tổng số thanh phụ thuộc vào kích thước ván,
loại gỗ. Các thanh ghép thành phần phải cùng một loại cây có tính chất gần
giống nhau. Không cho phép lẫn gỗ mềm với gỗ cứng. Khe hở giữa các thanh
lõi trên mặt chính nhỏ hơn hoặc bằng 1,0 mm, mặt cạnh nhỏ hơn hoặc bằng
3,0 mm.
Thông số chế độ ép: Nhiệt độ phụ thuộc loại keo sử dụng, áp suất phụ
thuộc vào loại gỗ, độ ẩm thanh, chất lượng bề mặt thanh, thông thường áp
suất ép cạnh 0,8-1,0 MPa. Thời gian ép phụ thuộc vào loại keo, nhiệt độ ép,
chiều dầy ván lõi.
Xử lý ván lõi: Ván lõi sau khi ép xong tạo thành ván, do nhiều nguyên
nhân khác nhau, bề mặt thường bị lồi lõm, do đó cần phải xử lý bề mặt trước
khi ép phủ, công đoạn này gồm các bước bào nhẵn, xử lý các vết keo tràn trên
bề mặt, đánh nhám.
Trong quá trình tạo ván ghép thanh, để nối dài các thanh ghép thành
phần, sử dụng thiết bị phay ngón hai đầu thanh ghép thành phần, sau đó các
thanh ghép thành phần được nối lại với nhau, để liên kết chặt chẽ các thanh



22

ghép, sử dụng các loại chất kết dính. Sơ đồ công nghệ sản xuất ván ghép
thanh dạng nối ngón bao gồm các bước như sau:
Gỗ tròn

C¾t khúc

Xẻ thanh

XÎ ván

Tráng keo

Phay ngón

Cắt ngắn

Ðp dọc

Bào bề mặt

Tráng keo

Xử lý sản phẩm

Sấy thanh

Gia công thanh


Xếp thanh

Ðp ngang

Khi tạo ngón ghép, thông số ngón ghép bao gồm l - chiều dài ngón,
mm; p - bước ngón, mm; c - khe hở đáy, mm;  - độ ngiêng ngón ghép.
Để thuận lợi cho sản xuất, người ta sử dụng tỷ lệ kích thước ngón ghép
(R) và hệ số vùng ghép nối (A) làm cơ sở để tính toán và lựa chọn trị số của
thông số ngón ghép.

Tỷ lệ kích thước ngón ghép được tính theo công thức:
R= (100 t/p)x100
Hệ số vùng ghép nối được xác định theo công thức:
A= 1+(2l/p)2
Một số trị số của các thông số ngón ghép trong sản xuất ván ghép thanh
dạng nối ngón được ghi ở các bảng dưới đây:


23

Bảng 1.1 : Thông số hình học của nối ngón theo TC: BSEN 385-1995
l, mm

p, mm

t, mm

A

R, %


60

15,0

2,7

8,06

18

55

12,5

1,5

8,85

12

40

9,0

1,0

8,94

11


30

6,5

1,5

9,28

23

30

11,0

2,7

5,54

24

25

5,0

1,5

10,04

30


Bảng 1.2: Thông số hình học của nối ngón theo TC: DIN 68140
l, mm

p, mm

t, mm

A

R, %

7,5

2,5

0,2

6,1

8,6

10

3,7

0,6

5,5


16,2

20

6,2

1,0

6,5

16,1

50

12,0

2,0

8,4

16,7

60

15,0

2,7

8,1


18,0

Bảng 1.3: Thông số hình học của nối ngón theo TC: Grandinavian grades
l, mm

p, mm

t, mm

A

R, %

40

9,0

1,0

8,9

11,0

32

6,2

0,5

10,4


8,1

29

6,2

0,6

9,4

9,7

20

6,2

1,0

6,5

16,1

15

3,8

0,3

8,0


7,9

10

3,8

0,6

5,4

15,8

7,7

2,5

0,2

6,1

8,0


24

Trị số của áp xuất ghép dọc có ảnh hưởng lớn đến chất lượng mối ghép,
trị số này phụ thuộc vào thông số hình học của mối ghép (chủ yếu là chiều dài
ngón), loại gỗ, độ ẩm thanh ghép và nhiệt độ ép.
Theo tiêu chuẩn BSEN 385:1995, khuyến nghị, trị số áp suất ghép dọc

như sau:
- Chiều dài ngón ghép lớn hơn 25 mm, áp suất ghép dọc 2-5 N/mm2.
- Chiều dài ngón ghép nhỏ hơn 25 mm, áp suất ghép dọc 5-10 N/mm2.
Khi tạo xong tấm ván ghép, cần xác định kích thước, ngoại hình, sai số
cưa cắt, cong vênh của tấm ván. Các chỉ tiêu đánh giá tuân thủ theo tiêu chuẩn
GB 5849-862.
Theo tiêu chuẩn GB 5849-862, khi xác định các thông số của tấm ván,
sử dụng các dụng cụ và thiết bị như sau:
1.Thước cuộn kim loại 3.000 mm, độ chính xác 1 mm.
2.Thước kẹp, độ chính xác 0,1 mm.
3.Thước chuẩn cạnh 1000 mm, độ cong nhỏ hơn 0,1 0/00.
4.Thước chuẩn cạnh 300 mm, độ cong nhỏ hơn 0,1 0/00.
5.Thước chuẩn cạnh 500 mm, độ cong nhỏ hơn 0,1 0/00.
6.Thước lá 0,05-10 mm.
Khi mẫu vật là các sản phẩm có kích thước theo tiêu chuẩn GB 585086, tiến hành xác định theo phương pháp như sau:
1.Xác định chiều dài và chiều rộng sản phẩm: Dùng thước 3.000 mm
đo tại phần giữa ván, lấy chính xác đến 1,0 mm.
2.Xác định chiều dầy sản phẩm: Dùng thước kẹp xác định tại 4 điểm
các mép ván 20 mm, lấy giá trị bình quân, chính xác đến 0,1 mm.


×