Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu lựa chọn chế độ ép hợp lý trong công nghệ sản xuất ván dăm hỗn hợp rơm dăm gỗ dùng trong đồ mộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LÊ ĐÌNH THOẠI

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CHẾ ĐỘ ÉP HỢP LÝ
TRONG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÁN DĂM HỖN HỢP
RƠM – DĂM GỖ DÙNG TRONG ĐỒ MỘC

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
.

HÀ NỘI - 2010


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu sử dụng gỗ và các lâm sản khác
ngày càng tăng lên. Trong khi nguồn tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt. Do
đó ngành lâm nghiệp phải có giải pháp trồng và khai thác rừng hợp lý, để giữ
được hệ sinh thái rừng bảo vệ môi trường và cung cấp lâm sản cho nhu cầu sử
dụng lâm sản trong đời sống xã hội. Nhiệm vụ của ngành chế biến lâm sản là
phải chế biến triệt để nguồn nguyên liệu gỗ được khai thác, nâng cao tỷ lệ lợi
dụng gỗ, đồng thời tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới thay thế một phần
nguyên liệu gỗ.
Trong công nghiệp sản xuất ván nhân tạo việc sử dụng nguyên liệu tổng
hợp và sử dụng phế liệu đang được nghiên cứu ứng dựng và sản xuất. Các phế


liệu là cây có sợi của ngành nông nghiệp như: Rơm , bã mía, thân cây đay, xơ
dừa... cũng có thể dùng sản xuất ván nhân tạo được. Sản phẩm ván dăm hỗn
hợp dăm gỗ - rơm đã được nghiến cứu ở một số nước trên thế giới như: Hàn
Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Canada...
Đối với nước ta việc sử dụng rơm làm nguyên liệu cho sản xuất ván nhân
tạo còn là vấn đề mới mẻ cần được đầu tư nghiên cứu trong các lĩnh vực công
nghệ tạo ván, nâng cao chất lượng cho ván... Bản thân rơm là một vật liệu có
sợi, tuy nhiên do rơm nhẹ, xốp... Việc tìm ra chế độ ép hợp lý là nhu cầu cấp
thiết. Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu lựa chọn chế độ ép hợp lý trong công nghệ sản xuất
ván dăm hỗn hợp rơm – dăm gỗ dùng trong đồ mộc".


2

Chương 1
TỔNG QUAN VẾN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Ngay đầu thập niên đầu tiên của thế kỷ 20, phế liệu nông nghiệp đã được
các nhà khoa học nghiên cứu và đưa vào sản xuất ván nhân tạo. Đầu năm 1948
dây chuyền sản xuất ván nhân tạo từ rơm đầu tiên trên thế giới được xây dựng
ở Bỉ, tiếp sau đó là hàng loạt các nhà máy sản xuất ván nhân tạo từ nguyên liệu
ngoài gỗ đã được xây dựng ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ. Năm 1970 tổ
chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc đã tổ chức hội nghị thảo luận
về công nghệ sản xuất ván nhân tạo từ nguyên liệu ngoài gỗ đầu tiên trên thế
giới. Từ đó về sau trên thế giới đã hình thành rất nhiều nhà máy sản xuất ván
dăm, ván sợi cứng, ván MDF, vật liệu Compossit từ rơm của cây lúa mạch.
Trên thế giới hiện nay rất nhiều các quốc gia đã đầu tư những khoản kinh phí
khổng lồ cho nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất ván nhân tạo từ phế

liệu sản xuất nông ngiệp đồng thời cũng xây dựng được những sách lược quan
trọng để thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển [27].
Tại các quốc gia Trung Âu đã lợi dụng được các phế liệu nông nghiệp
như: Bã mía, thây cây đay, gai, thân cây lúa mạch,... làm nguyên liệu cho sản
xuất ván nhân tạo. Hiện nay các nhà máy sản xuất ván nhân tạo từ phế liệu
nông nghiệp của các quốc gia Bắc Mỹ và Châu Âu lại tập trung lợi dụng chủ
yếu là thân cây lúa mạch, các quốc gia Châu Âu đi đầu trên thế giới cả về
thiết bị, kỹ thuật, công nghệ. Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều xưởng sản
xuất ván nhân tạo quy mô lớn từ phế liệu nông nghiệp được xây dựng như:
Công ty Prime Board của Mỹ hay công ty ISO Board của Canada. Công ty PB


3

được thành lập từ tháng 7 năm 1995 tại Mỹ, đã sử dụng công nghệ sản xuất
ván nhân tạo của ICI của Mỹ và keo MDI là keo dán chủ yếu, mỗi năm Công
ty đã sử dụng 50.000 tấn rơm để sản xuất ra 53 nghìn m3 ván nhân tạo có chất
lượng cao, còn Công ty ISO-Board được thành lập năm 1998 tại Canada, công
suất 18 vạn m3 ván, chiều dày ván từ 6-28 mm, năm 1995 tại Úc Công ty
Compak đã đầu tư 02 dây chuyên sản xuất ván nhân tạo từ phế liệu nông
nghiệp có tính tự động hoá cao, đến năm 1997 Công ty này đã đầu tư tiếp 01
dây chuyền tại Bắc Mỹ, sản phẩm có chiều dày tối đa đạt tới 28 mm. Ngoài ra
ở các nước Bắc Mỹ hiện nay còn có thêm hơn 10 nhà máy sản xuất ván nhân
tạo từ phế liệu nông nghiệp đã được xây dựng và đưa vào hoạt động, tổng sản
lượng 6-26 nghìn m3 sản phẩm/năm. Tại Trung Quốc ngành công nghiệp sản
xuất ván nhân tạo từ phế liệu nông nghiệp đã hình thành từ đầu những năm 50
của thế kỷ 20, thông qua hàng chục năm nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm
đã phát triển về kỹ thuật, công nghệ, quy mô sản xuất, chủng loại sản phẩm,
chất lượng sản phẩm,... đến nay có thể nói về công nghệ sản xuất ván nhân
tạo từ phế liệu nông nghiệp của Trung Quốc đã đạt tới trình độ công nghệ cao,

hiện nay đã có 210 nhà máy sản xuất ván nhân tạo từ phế liệu nông nghiệp,
năng suất hàng năm đạt trên 50 vạn m3 sản phẩm . Việc nghiên cứu sử dụng
rơm vì thế cũng đã được nhiều nước quan tâm, đặc biệt là các nước có sản
lượng lúa cao tập trung ở vùng Đông Nam Á như Thái lan, Indonesia. Tại các
nước này, rơm hiện được dùng để sản xuất điện năng và tro của rơm (thường
có hàm lượng SiO2 tới 75% hàm lượng tro) có thể dùng để làm phụ gia bê
tông tại tỉnh Pichit - Thái lan và đảo Bali – Indonesia [27].
Tại Ấn độ, Ibrahim Mutlu (2009) đã nghiên cứu sử dụng tro từ rơm để
thay thế amiăng trong chế tạo má phanh [30].


4

Tại Hàn quốc, Han Seung Yang và các cộng sự (2003) đã tiến hành sản
xuất ván dăm từ hỗn hợp rơm và gỗ sử dụng keo UF để tạo vật liệu cách âm
dùng trong xây dựng từ hỗn hợp rơm lúa và dăm gỗ của Han Seung Yang và
các cộng sự tại Đại học quốc gia Seoul - Hàn Quốc thực hiện năm 2003 (Han
Seung Yang, 2003). Trong nghiên cứu này, ván dăm được tạo ra có khối
lượng thể tích là: 0,4g/cm3 ; 0,6g/cm3 và 0,8 g/cm3 với 3 mức tỷ lệ hỗn hợp
rơm như sau: 10%; 20% và 30% sử dụng keo UF. Kết quả cho thấy, cường độ
uốn tĩnh của ván dăm tăng khi khối lượng thể tích của ván tăng lên [31].
Nghiên cứu ảnh hưởng của thông số công nghệ sản xuất tới các tính chất
vật lý của ván rơm của Greggory S. Karr và các cộng sự tại Trường Đại học
bang Kansas - Mỹ thực hiện năm 2000 (Greggory S. Karr, 2000). Nghiên cứu
khảo sát sự ảnh hưởng của độ ẩm ban đầu của rơm (khảo sát trong khoảng từ
2% đến 12%), lượng keo dùng (khảo sát trong khoảng 2% đến 8%) và nhiệt
độ ép (từ 1350C đến 218 0C) tới tính chất vật lý và cơ học của ván (dày 6
mm). Kết quả cho thấy lượng keo dùng có ảnh hưởng lớn nhất tới tính ổn
định kích thước, khả năng chống ẩm và cường độ của ván. Độ ẩm ban đầu của
rơm ảnh hưởng tới cường độ cơ học của ván nhiều hơn tính ổn định kích

thước của ván [32].
Nghiên cứu ảnh hưởng của loại keo tới tính chất của ván dăm từ rơm lúa
mì có khối lượng thể tích trung bình của Xiaoqun Mo và các cộng sự tại
Trường đại học bang Kansas - Mỹ thực hiện năm 2003. Nghiên cứu sử dụng 4
loại keo là MDI, UF, keo từ protein tách từ đậu nành SPI và bột đậu nành SF
đối với rơm đã qua xử lý hoá chất tẩy là hỗn hợp kiềm và hợp chất oxi hóa.
Kết quả cho thấy, ván rơm từ rơm xử lý có chất lượng cao hơn ván không xử
lý. Keo MDI cho chất lượng cao nhất, với lượng keo dùng khoảng 4%. Ván từ
keo SPI và SF có chất lượng tương tự ván từ keo UF. Riêng đối với keo UF,


5

MOR của ván từ rơm không xử lý là 6,36 MPa và rơm xử lý là 9,34 MPa.
Còn độ bền kéo vuông góc tương ứng là 0,11 MPa đối với rơm không xử lý
và 0,19 MPa đối với ván rơm xử lý hoá chất [37].
Nghiên cứu cải thiện cơ chế dán dính của keo UF sử dụng để sản xuất
ván nhân tạo từ rơm lúa mì và sậy sử dụng tác nhân tạo “nhân” coupling là
silane hoặc xử lý chiết suất của Guangping Han và các cộng sự tại Trường đại
học Kyoto - Nhật Bản thực hiện năm 1999. Kết quả cho thấy, với 2 giải pháp
xử lý này đều cải thiện đáng kể khả năng thấm ướt bề mặt của nguyên liệu,
tạo tiền đề tăng khả năng thấm ướt keo trên bề mặt, nhằm tăng khả năng dán
dính [28].
Nghiên cứu tính chất chịu kéo và chịu nén của ván dăm có khối lượng
thể tích thấp từ rơm sử dụng keo gốc protein của Xiaoqun Mo và các cộng sự
tại Trường đại học bang Kansas - Mỹ thực hiện năm 2001. Rơm được xử lý
hoá chất là H2O2 hoặc NaOH. Kết quả cho thấy, đối với các dạng hoá chất
khác nhau, chất lượng ván thay đổi khác nhau. Cụ thể, với ván đối chứng,
cường độ chịu kéo đứt là: 256 kPa và chịu nén là: 235 kPa. Tuy nhiên, khi xử
lý hỗn hợp NaOH và H2O2 thì cường độ chịu kéo đứt tăng lên tới 2.648 kPa

và chịu nén là 446 kPa [36].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Công nghệ sản xuất ván dăm ở nước ta ra đời muộn hơn nhiều nước trên
thế giới, hầu hết công nghệ sản xuất và thiết bị đều nhập từ nước ngoài.
Năm 1970 nhà máy ván dăm Đồng Nai được xây dựng vơi năng suất
2000 m3 sản phẩm / năm, với công nghệ và thiết bị của Đức, sản xuất ván
Okal (ép đùn), nguyên liệu chính là phế liệu ván bóc. Năm 1976, nhà máy ván
dăm Việt Trì được xây. dựng tại Việt Trì – Phú Thọ với năng xuất 10.000 m3


6

sản phẩm / năm, công nghệ thiết bị của Nam Tư, nguyên liệu chính là gỗ bồ
đề. Những năm gần đây nhà máy sử dụng thêm nguyên liệu là gỗ keo lá tràm
và keo tai tượng. Năm 1980, nhà máy ván dăm Hiệp Hoà – Long An được
xây dựng với năng suất 5000 m3 sản phẩm / năm, nguyên liệu chủ yếu là bã
mía. Năm 2002, nhà máy ván dăm Thái Nguyên được xây dựng với công suất
16500 m3 sản phẩm / năm, công nghệ thiết bị của Trung Quốc, nguyên liệu là
gỗ bạch đàn, mỡ, các loại keo...[11].
Nước ta hiện nay ngành công nghiệp sản xuất ván nhân tạo đang rất phát
triển và đặc biệt được chú trọng trong thời gian gần đây. Tuy là một ngành
mới nhưng nó đang dần khẳng định vị trí của mình trong sinh hoạt và trong
lao động, công tác của con người. Với nhu cầu sử dụng ngày càng cao và quy
mô sử dụng ngày càng rộng. Hiện nay đảng và chính phủ đang đặt mục tiêu
cho ngành sản xuất ván nhân tạo là phải đạt 1 triệu m3 ván nhân tạo trong năm
2010. Do vậy việc nghiên cứu các nguồn nguyên liệu mới đang ngày càng trở
nên cấp bách. Ván dăm với nguồn nguyên liệu là rơm và nguồn phế liệu ván
bóc đang còn là một thuật ngữ khá mới mẻ ở nước ta, chúng ta hầu như chưa
biết sử dụng nguồn nguyên liệu này nhằm mục đích kinh tế, chủ yếu chỉ sử
dụng cho sinh hoạt như: làm chất đốt, bón ruộng....tất cả đều mang tính tự

phát không có quy trình kỹ thuật khi sử dụng [11].
Ở Việt nam, rơm vẫn chưa thực sự được sử dụng có hiệu quả, do đặc
điểm thu gom không tập trung và thói quen của người dân các vùng miền có
khác nhau.
Ở miền Bắc, chủ yếu rơm vẫn được sử dụng làm chất đốt và tạo các vật
dụng trong sinh hoạt hàng ngày: Chăn nuôi, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
Ở các tỉnh phía Nam, do đặc điểm trồng lúa tập trung nên rơm đã bước
đầu được sử dụng khá hiệu quả như làm vật liệu lót thùng để vận chuyển trái


7

cây, dưa hấu, đồ sành sứ với giá bán mỗi xe tải từ: 300.000 đến 600.000 đồng;
Công ty du lịch Vinh Sang (Du lịch Bến Thành, thành phố Hồ Chí Minh) thực
hiện dự án tạo tấm vách từ rơm để xây dựng nhà ở cho người có thu nhập
thấp tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long do tổ chức Development
Marketplace tài trợ bắt đầu từ năm 2008.
KS. Trần Quốc Tế thực hiện đề tài năm 2005 về sử dụng rơm để sản
xuất panel rơm (dạng vách ngăn - tường nhà, kết cấu panel 3 lớp: 2 lớp mặt
phía ngoài dùng ván dăm rơm - xi măng; lõi là tấm polystyren) trong công
trình xây dựng, và đã bước đầu ứng dụng thử nghiệm tại đồng bằng Sông Cửu
Long [13].
Chu Công Nghị (2010), Nghiên cứu giải pháp nâng cao khã năng dán
dính của rơm trong sản xuất ván dăm, luận văn tốt nghiệp, Trường Đại Học
Lâm nghiệp, Hà Nội [12].
Vũ Đình Thanh (2010), Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ kết cấu tới
một số tính chất cơ học chủ yếu của ván dăm 3 lớp dạng lõi rơm và lớp
mặt bằng phế liệu ván bóc, luận văn tốt nghiệp, Trường Đại Học Lâm
nghiệp, Hà Nội [15].
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Xác định được công nghệ sản xuất ván dăm từ rơm rạ, góp phần giải quyết có
hiệu quả nguồn phế thải sau thu hoạch lúa và đa dạng hóa sản phẩm.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Tìm được khoảng giá trị hợp lý của áp suất ép và thời gian ép trong
công nghệ sản xuất ván dăm hỗn hợp rơm - dăm gỗ dùng trong đồ mộc.


8

1.3. Đối tượng và pham vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chế độ ép ván dăm hỗn hợp rơm – dăm gỗ dùng trong đồ mộc.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1) Nguyên liệu
- Rơm được lấy tại khu vực huyện Chương Mỹ - Hà Nội, giống lúa Q5.
- Gỗ Keo lai 6 ÷ 8 năm tuổi, được lấy tại khu vực Núi Luốt - Xuân
Mai- Chương Mỹ - Hà Nội.
2) Sản phẩm: Ván dăm có kích thước: 650 x 650 x 12 (mm). Sản phẩm
yêu cầu chịu lực dùng cho đồ mộc thông dụng. Do đó chúng tôi chọn ván thí
nghiệm là: Ván dăm ba lớp, khối lượng thể tích 0,75g/cm3, chiều dày 12 mm,
tỷ lệ kết cấu 1:3:1, độ ẩm cuối cùng của ván là 10% [2],[5].
3) Tỷ lệ dăm rơm và dăm gỗ
Theo kết quả nghiên cứu của Changtong Mei and Dingguo Zhou
(2001), China [25]. Thì trong công nghệ sản xuất ván dăm hỗn hợp rơm dăm gỗ với tỷ lệ dăm rơm dùng ≤ 30% trong hỗn hợp dăm thì ván sản xuất ra
đáp ứng được yêu cầu ván dùng trong đồ mộc thông thường.
Trong đề tài chúng tôi sử dụng 25% dăm rơm và 75 % dăm gỗ trong
hỗn hợp dăm.
4) Chất kết dính
Theo kết quả nghiên cứu của Changtong Mei and Dingguo Zhou

(2001), China [25]. Nếu sử dụng ≤ 30 rơm trong hỗn hợp dăm thì vẫn có thể
sử dụng chất kết dính là keo UF mà chất lượng của ván dăm tạo thành vẫn
hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn cho sản xuất đồ mộc thông dụng.


9

Trong luận văn chúng tôi sử dụng 25% rơm trong hỗn hợp dăm. Vì
vậy chất kết dính chúng tôi chọn là keo U-F của hãng DYNO. Dựa vào đặc
điểm của nguyên liệu liệu, hình dạng, kích thước dăm, dựa vào một số tài liệu
có liên quan [18], [19], chúng tôi chọn tỷ lệ dùng cho lớp mặt 12%, lớp lõi
10% so với lượng dăm khô kiệt.
5) Máy và thiết bị: Sử dụng các máy và thiết bị của Trung tâm nghiên
cứu thực nghiệm và chuyển giao công nghiệp rừng và phòng thí nghiệm khoa
Chế Biến Lâm Sản – Đại học Lâm Nghiệp.
6 ) Nhiệt độ ép: Xu hướng hiện nay trong ngành công nghiệp sản xuất
ván dăm là tăng nhiệt độ ép và giảm thời gian ép nhằm nâng cao năng suất,
hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Theo kết quả nghiên cứu của Fei Yao
(2004), Research on Manufactory Technique of Rice- Straw/Wood - fiber
composites, Nanjing China [27]. Thì trong công nghệ sản xuất ván dăm hỗn
hợp rơm - dăm gỗ nhiệt độ phù hợp nhất là: T = 160 0C.
7) Cơ sở lựa chọn miền khảo sát của áp suất ép và thời gian ép: Để
lựa chọn được các khoảng thông số áp suất ép và thời gian duy trì áp suất ép
max (τ4) hợp lý để nghiên cứu chúng tôi tiến hành làm thực nghiệm thăm dò.
a) Việc tiến hành thực nghiệm thăm dò trong các khoảng sau
- Áp suất ép: (0,5 ÷ 2,0) MPa; (2,0 ÷ 4,0) MPa ; (4,0 ÷ 5,0) MPa.
- Thời gian duy trì áp suất max: τ4=(0,3 ÷ 0,5) phút/mm chiều dày, τ4=
(0,5 ÷ 0,7) phút/mm chiều dày, τ4= (0,7 ÷ 0,9) phút/mm chiều dày.
b. Kết quả thực nghiệm thăm dò
Sau khi tiến hành thực nghiệm thăm dò thấy rằng với với khoảng khảo

sát về áp suất và thời gian ép cho chất lượng ván tốt nhất nằm trong khoảng:


10

Thời gian duy trì áp suất max τ4 (0,5 ÷ 0,7) phút/mm chiều dày, Áp suất ép
(2,0÷ 4,0) MPa.
Căn cứ vào độ chính xác của các thiết bị, điều kiện thực nghiệm và yêu
cầu độ chính xác của kết quả chúng tôi thực nghiệm theo 03 mức áp suất và
thời gian như sau:
+ Áp suất ép: P = ( 2,0; 3,0; 4,0) Mpa.
+ Thời gian duy trì áp suất ép max: τ4 = ( 0,5; 0,6; 0,7) phút/mm chiều dày.
8) Quy hoạch thực nghiệm
Theo T.s. Nguyễn Văn Bỉ ( 2005),

Phương pháp nghiên cứu thực

nghiệm, Trường Đại Học Lâm Nghiệp Việt Nam [10].
Y= F ( áp suất ép, thời gian ép).
- Áp suất ép: P(-) = 2,0 MPa, P(o) = 3,0 MPa, P(+) = 4,0 MPa.
- Thời gian ép: τ(-) = 0,5 phút/mm, τ(0) = 0,6 phút/mm, τ(+) = 0,7 phút/mm.
- Sơ đồ ma trận thực nghiệm
TT

P(MPa)

τ (phút/mm)

1


-

-

2

0

0

3

+

+

4

+

0

5

-

+

6


0

-

7

0

+

8

+

-

9

-

0


11

Số thí nghiệm cần thực hiện: N = 2n + 2n + 1 = 9.
Số lần lặp lại của thí nghiệm , được tính theo công thức:
k ≥

v 2 2


2

.

+ k là số lần lặp lại.
+ α - Chỉ số chính xác (mực độ sai số cho phép)
+ λ - Độ tin cậy của một lần đo số với giá trị thực.
+ v - Hệ số biến động của phép đo đại lượng nghiên cứu.
Qua tính toán ta có k =1,73, lấy tròn số lần lặp cho mỗi thí nghiệm k=2.
Vậy tổng số thí nghiệm cần thực hiện là: Nx k = 9 x 2 =18 thí nghiệm.
9) Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Theo tiêu chuẩn: TCVN 7754: 2007 ; Yêu cầu riêng đối với ván dăm
chịu tải sử dụng ở điều kiện khô, với các chỉ tiêu sau :
- Trương nở chiều dày Dn ≤ 16%.
- Mô đun đan hồi khi uốn Em ≥ 2.300 Mpa.
- Độ bền uốn tĩnh u ≥ 16 MPa.
- Độ bền kéo vuông góc v ≥ 0,4 Mpa.
1.4. Nội dung nghiến cứu
1. Tìm hiểu, điều tra, đánh giá nguyên liệu (rơm , dăm gỗ) và thiết bị.
2. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của công nghệ sản xuất ván dăm.
3. Nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất ép tới chất lượng ván.


12

4. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian ép tới chất lượng ván.
5. Xác định các thông số chế độ ép hợp lý (P, τ) cho ván dăm sản xuất
từ hỗn hợp rơm - dăm gỗ dùng trong đồ mộc.
1.5. Phương pháp nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu, điều tra, đánh giá
nguyên liệu (rơm, dăm gỗ) và
thiết bị.

-Nghiên cứu cơ sở lý thuyết
của công nghệ sản xuất ván
dăm.

Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lý thuyết: thu thập, biên
dịch và phân tích tài liệu.
- Phương pháp kế thừa một số kết quả
nghiên cứu trong nước và nước ngoài.
- Phương pháp lý thuyết: thu thập, biên
dịch và phân tích tài liệu
- Phương pháp kế thừa một số kết quả
nghiên cứu trong nước và nước ngoài.
- Phương pháp thực nghiệm.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của áp - Sử dụng các tiêu chuẩn để kiểm tra chất
lượng sản phẩm TCVN 7756-2007.
suất ép tới chất lượng ván
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê
toán học.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của - Sử dụng các tiêu chuẩn để kiểm tra chất
thời gian ép tới chất lượng ván. lượng sản phẩm TCVN 7756-2007.
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê
toán học.

- Phương pháp thực nghiệm.
- Xác định các thông số chế độ
- Sử dụng các tiêu chuẩn để kiểm tra chất
ép hợp lý (P, τ) cho ván dăm
lượng sản phẩm TCVN 7756-2007.
sản xuất từ hỗn hợp rơm - dăm
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê
gỗ dùng trong đồ mộc
toán học.


13

1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Nghiên cứu sử dụng rơm kết hợp với gỗ để sản xuất ván dăm hỗn
hợp rơm - dăm gỗ dùng trong sản xuất đồ mộc dân dụng, để đánh giá được
mức độ ảnh hưởng của chế độ ép đến chất lượng sản phẩm, từ đó lựa chọn
được chế độ ép hợp lý và đề xuất được các giải pháp để nâng cao chất lượng
ván, nhằm góp phần đa dạng hoá nguồn nguyên liệu trong sản xuất ván dăm,
hạ giá thành sản phẩm, tận dụng nguồn phế liệu trong sản xuất nông nghiệp,
tăng thu nhập cho người nông dân, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Từ những kết quả đạt được, đề xuất những hướng nghiên cứu tiếp
theo.


14

Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Cơ sở lý luận của chế độ ép ván dăm hỗn hợp rơm - dăm gỗ

2.1.1. Ảnh hưởng của chế độ ép trong quá trình sản xuất ván dăm hỗn
hợp rơm - dăm gỗ
2.1.1.1. Ảnh hưởng của áp suất ép trong công nghệ sản xuất ván dăm hỗn
hợp rơm - dăm gỗ, có sử dụng thanh cữ
- Trong công nghiệp sản xuất ván dăm nói chung và sản xuất ván dăm
hỗn hợp rơm - dăm gỗ, có sử dụng thanh cữ, thì áp suất ép là một thông số rất
quan trọng. Trong giai đoạn đầu của quá trình ép thì áp suất nhằm tạo ra chiều
dầy ván, tạo ra sự tiếp xúc giữa các dăm được chặt chẽ để thực hiện mối liên
kết, làm cho phôi ván đạt đến chiều dày nhất định. Ngoài ra áp suất ép đóng
vai trò là tác nhân thúc đẩy quá trình truyền nhiệt từ mặt bàn ép vào ván. Khi
mặt bàn ép chạm thanh cữ thì lực ép không tác dụng lên ván mà tác dụng lên
thanh cữ [18].
- Mặt khác áp suất làm tăng khả năng dàn trải của màng keo trong ván.
Theo lý thuyết dán dính thì chiều dày màng keo tốt nhất là một phân tử, áp
suất ép là một nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thấm keo lớp mặt dăm nguyên liệu
và cường độ dán dính của sản phẩm. Khi ép với áp suất nhỏ, các sợi dăm liên
kết không tốt, các điểm dán ít nên hiện tượng thấm keo cũng ít. Áp suất ép
lớn làm tăng quá trình thẩm thấu và tăng khả năng thấm keo lớp mặt [5].
- Áp suất ép chịu ảnh hưởng của một số nhân tố sau: loại gỗ, độ ẩm
phôi ván; lượng keo dùng, khối lượng thể tích ván dăm, chiều dày ván dăm,


15

nhiệt độ bàn ép nhiệt, tốc độ đóng bàn ép nhiệt. Ván dăm có khối lượng thể
tích thấp thì áp suất ép thấp và khối lượng thể tích lớn thì áp suất ép lớn [18].
- Trong quá trình ép thì áp suất ép max có vai trò rất lớn trong quá trình
hình thành ván: Có tác dụng làm cho phôi ván nhanh chóng đạt tới chiều dày
mong muốn, hạn chế được hiện tượng keo đóng rắn sớm ở bề mặt tấm ván
cũng như tạo ra tấm ván có phân bố mật độ theo phương chiều dày hợp lý. Áp

suất dán ép luôn thuận lợi cho quá trình truyền nhiệt nhưng lại trở ngại cho
quá trình thoát ẩm và khí trong ván, đặc biệt là ván dăm hỗn hợp rơm - dăm
gỗ, dăm rơm có dạng sợi vì vậy không khí trong thảm rất lớn. Trong quá trình
ép ván cần có bước giảm áp để nhằm từng bước thoát ẩm cho mối dán, để áp
suất túi khí trong thảm cân bằng với áp suất bên ngoài, nhằm giảm sự chênh
lệch áp suất trong và ngoài ván là ít nhất [2].
2.1.1.2. Ảnh hưởng của thời gian ép đến chất lượng ván dăm hỗn hợp
rơm - dăm gỗ
Thời gian ép là khoảng thời gian để cho keo đóng rắn và thoát ẩm trong
quá trình hình thành ván, thời gian ép có vai trò quan trong trong quá trình tạo
ván. Thời gian ép tạo ra quá trình truyền nhiệt trong thảm dăm, thoát hơi ẩm
và đóng rắn kéo. Thời gian ép còn ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản
phẩm [5].
Biểu đồ ép ván dăm hỗn hợp rơm - dăm gỗ, ép có sử dụng thanh cữ.
Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước [2], [18], [27];
căn cứ đặc điểm nguyên liệu rơm ; kết hợp với quá trình thực hiện khảo sát
thăm dò chúng tôi chọn biểu đồ ép ván dăm hỗn hợp rơm - dăm gỗ như sau:


16

Hình 2.1. Biểu đồ ép ván dăm hỗn hợp rơm - dăm gỗ.
Trong đó:
+ τ3 là thời gian tăng áp, tính từ khi bàn ép bắt đầu ép cho đến lức đạt
áp lực Pmax.
+ τ4 là thời duy trì áp suất ép max, thời gian phôi ép chặt, keo đóng
rắn, và đây là thời gian quan trong nhất ảnh hưởng nhiều đến chất lượng ván.
+ τ51 ,τ52 là thời giảm áp lần 1, lần 2. Trong quá trình ép ván thì áp suất
luôn có lợi cho quá trình truyền nhiệt, song gây cản trở cho quá trình thoát
ẩm, đặc biệt là lượng khí trong thảm dăm. Do đó quá trình ép ván dăm phải có

thời gian giảm áp, để từng bước thoát ẩm cho mối dán, giảm sự chênh lệch áp
suất túi khí trong ván và áp suất bên ngoài là ít nhất. Việc lựa chọn τ51,τ52 1


17

căn cứ vào độ ẩm thảm, nhiệt độ ép, khối lượng riêng của ván, khả năng đàn
hồi của dăm...[27].
- Phải lựa chọn được thời gian ép hợp lý: Nếu thời gian ép quá ngắn,
lượng ẩm trong ván khó thoát ra ngoài ván, liên kết dăm – dăm, keo – dăm
chưa kịp đóng rắn dẫn đến nổ ván. Nếu thời gian ép quá dài, làm cho màng
keo bị phá hủy, dăm bị phân hủy dẫn đến chất lượng ván giảm.
Vì vậy thời gian ép nhiệt đủ mới có thể đảm bảo cho phôi ván dăm hoàn
toàn đóng rắn và làm cho nước trong phôi ván bốc hơi hết mức, thoát ra từ
cạnh ván [2].
-

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian ép
+ Thời gian ép chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố như: loại cây;

loại keo; nhiệt độ ép; chất đóng rắn; độ ẩm phôi ván; phương thức gia nhiệt
trước (nếu có); thời gian đóng bàn ép; khối lượng thể tích ván dăm [2].
+ Loại keo: Thời gian đóng rắn của các loại keo khác nhau cũng rất khác
nhau. Thường thời gian ép của keo UF dài hơn PF. Nhưng hiện nay thời gian ép
nhiệt của keo PF biến tính đã dần tiếp cận với thời gian đóng rắn của keo UF
[19].
+ Ảnh hưởng của độ ẩm phôi ván: Trong tình huống độ ẩm trung bình
bằng nhau, phôi ván dăm có độ ẩm lớp mặt cao cần thời gian ép tương đối
ngắn. Phun nước phù hợp bề mặt (phương pháp xung kích) cũng có thể rút
ngắn thời gian ép. Thời gian ép nhiệt của phôi ván có độ ẩm cao dài hơn phôi

ván có độ ẩm thấp.


18

+ Khối lượng thể tích ván: Ván dăm có khối lượng thể tích càng cao
thì thời gian ép càng lớn.
-

Thời gian trong một chu kỳ ép là tổng các khoảng thời gian tính từ

khi ván được đưa vào mặt bàn ép đến khi lấy ra khỏi mặt bàn ép. Dựa vào
thiết bị, nhiệt độ và áp suất ta có thể chia thời gian ép trong một chu kỳ ép
thành nhiều giai đoạn khác nhau.
+ Trong đó thời gian duy trì áp suất max là thời gian chủ yếu. Đây là
khoảng thời gian cần quan tâm khi ép ván. Qua thực tế quá trình ép ván cho
thấy nếu thời gian ép ngắn thì không đảm bảo cho keo ở lớp giữa đóng rắn
triệt để làm giảm cường độ dán dính giữa keo và dăm làm cho độ bền kéo
vuông góc của ván cũng bị giảm xuống. Nhưng khi nhiệt độ cao mà thời gian
ép lại dài nó sẽ làm cho màng keo bị giòn, ván dẽ bị phá huỷ [19].
+ Thời gian duy trì áp suất Pmax phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Loại gỗ,
loại dăm, độ ẩm thảm dăm, loại keo, nhiệt độ ép, chiều dầy thảm dăm. Vì vậy
chúng tôi tiến hành nghiên cứu thời gian duy trì áp áp suất max (τ4) [2].
2.1.1.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ ép
Nhiệt độ ép ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm bởi nó liên quan đến
quá trình truyền nhiệt vào trong thảm dăm, tốc độ đóng rắn màng keo, làm
giảm độ ẩm của ván sau khi ép. Nhiệt độ còn có tác dụng làm dẻo dăm, tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp xúc dăm – dăm, quá trình dàn trải keo
và cuối cùng là làm cho keo đóng rắn, thường nhiệt độ cao keo đóng rắn
nhanh [5].



19

Song nhiệt độ ép phụ thuộc vào loại keo, loại dăm, chất đóng rắn, chiều
dầy thảm dăm. Với loại gỗ mềm, xốp, nhẹ nhiệt độ ép thường cao hơn gỗ
nặng và cứng vì gỗ mềm, xốp khả năng truyền nhiệt kém hơn, Chiều dày
thảm dăm lớn thì ép với nhiệt độ thấp hơn. Theo kết quả nghiên cứu của Fei
Yao (2004), Research on Manufactory Technique of Rice- Straw/Wood fiber composites, Nanjing China [27] thì nhiệt độ ép ván dăm hỗn hợp rơm –
dăm gỗ thấp hơn ván dăm sử dụng nguyên liệu gỗ và nhiệt độ ép phù hợp
nhất là 160 0C.
Trong quá trình ép nhiệt, lựa chọn nhiệt độ ép không phù hợp, sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng ván. Nếu nhiệt độ ép quá thấp làm cho keo
chậm đóng rắn, dăm chậm mềm hóa, dẫn đến thời gian ép kéo dài, chất lượng
bề mặt ván thấp. Nhiệt độ ép quá cao làm cho màng keo lớp mặt bị dòn, các
bon hóa bề mặt ván, ảnh hưởng tới tính chất cơ - vật lý của ván [18].
vật lý của ván [18].
2.1.2. Các nghiên cứu về chế độ ép của ván dăm hỗn hợp rơm – dăm gỗ
- Theo Theo kết quả nghiên cứu của Changtong Mei and Dingguo Zhou
(2001) Effect of Straw Substitution Level on Propertier of Wood-straw
Hybrid Particleboard, Nanjing Forestry University, nanjing 21037, China[25].
Trong sản xuất ván dăm hỗn hợp rơm - dăm gỗ, chất kết dính kéo UF. Kết
quả nghiên cứu cho thấy khi tỷ lệ rơm tăng từ 0% đến 100% trong hỗn hợp
dăm rơm-dăm gỗ thì các tính chất của ván thay đổi như sau
+ Trương nở chiều dày của ván tăng từ 0% ÷100%.
+ Độ bền uốn tỉnh của ván giảm từ 25 MPa ÷ 6,0 MPa.


20


+ Độ bền kéo vuông góc giảm từ 0,8 MPa ÷ 1,15 MPa.
Kết quả nghiến cứu cho thấy trong công nghệ sản xuất ván dăm hỗn
hợp rơm - dăm gỗ, sử dụng keo UF. Thì với tỷ lệ dăm rơm dùng ≤ 30% dăm
trong hỗn hợp dăm thì ván sản xuất ra đáp ứng được yêu cầu ván dùng trong
đồ mộc thông thường theo tiêu chuẩn GB/T 19367. 1- 2004.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thông số công nghệ sản xuất tới các tính
chất vật lý của ván rơm của Greggory S. Karr và các cộng sự tại Trường Đại
học bang Kansas - Mỹ thực hiện năm 2000 (Greggory S. Karr, 2000) [32].
Nghiên cứu khảo sát sự ảnh hưởng của độ ẩm ban đầu của rơm (khảo sát
trong khoảng từ 2% đến 12%), lượng keo dùng (khảo sát trong khoảng 2%
đến 8%) và nhiệt độ ép (từ 1350C đến 218 0C) tới tính chất vật lý và cơ học
của ván (dày 6 mm). Kết quả cho thấy lượng keo dùng có ảnh hưởng lớn nhất
tới tính ổn định kích thước, khả năng chống ẩm và cường độ của ván. Độ ẩm
ban đầu của rơm ảnh hưởng tới cường độ cơ học của ván nhiều hơn tính ổn
định kích thước của ván. Nhiệt độ ép ảnh hưởng tính chất cơ học của ván.
Cường độ uốn tĩnh của ván thay đổi trong khoảng từ 15 MPa đến 28,7 MPa.
- Chu Công Nghị (2010), Nghiên cứu giải pháp nâng cao khã năng dán
dính của rơm trong sản xuất ván dăm, luận văn tốt nghiệp, Trường Đại Học
Lâm nghiệp, Hà Nội [12]. Đã sử dụng chế độ ép như sau:
+ Áp suất ép 2,7 MPa.
+ Thời gian ép 14 phút.
+ Nhiệt độ ép 140 0C.


21

Kết quả nghiên cứu cho thấy các tính chất của ván đạt rất thấp, đặc biệt là
độ bền kéo vuông góc của ván. Trong đề tài đã kiến nghị nên mở rộng nghiên
cứu ảnh hưởng của chế độ ép tới chất lượng của ván.
- Vũ Đình Thanh (2010), Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ kết cấu tới

một số tính chất cơ học chủ yếu của ván dăm 3 lớp dạng lõi rơm và lớp mặt
bằng phế liệu ván bóc, luận văn tốt nghiệp, Trường Đại Học Lâm nghiệp, Hà
Nội [15]. Đã sử dụng chế độ ép như sau:
+ Áp suất ép 2,4 MPa.
+ Thời gian ép 12 phút.
+ Nhiệt độ ép 140 0C.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các tính chất của ván đạt rất thấp, đặc biệt là
độ bền kéo vuông góc của ván. Trong đề tài đã kiến nghị nên mở rộng nghiên
cứu ảnh hưởng của chế độ ép tới chất lượng của ván.
2.1.3. Phân tích đánh giá, dự báo lựa chọn chế độ ép của ván dăm hỗn
hợp rơm – dăm gỗ
2.1.3.1. Phân tích đánh giá, dự báo lựa chọn áp suất ép của ván dăm hỗn
hợp rơm –dăm gỗ
- Trong công nghệ sản xuất ván dăm hỗn hợp rơm - dăm gỗ, vì dăm rơm
có dạng mỏng, dẹt, dăm rơm có khã năng đàn hồi lớn hơn dăm gỗ, khối lượng
thể tích của rơm lớn hơn gỗ. Vì vậy áp suất ép của ván dăm hỗn hợp rơm –
dăm gỗ lớn hơn áp suất ép của ván dăm sử dụng nguyên liệu gỗ .
- Khi áp suất ép tăng


22

+ Khi áp suất ép tăng thì độ trương nở của ván hỗn hợp rơm - dăm gỗ
giảm. Vì khi áp suất ép tăng thì bàn ép nhanh chạm thanh cữ, tạo sự tiếp xúc
giữa các dăm - dăm được tốt hơn, tăng khả năng truyền nhiệt từ mặt bàn ép
vào trong lớp lõi được tăng lên, làm cho dăm lớp lõi được dẻo hóa hơn, giúp
dăm lớp lõi tiếp xúc chặt chẽ với nhau hơn để thực hiện mối liên kết, làm cho
màng keo lớp lõi đóng rắn tốt hơn, loại bỏ không khí trong thảm, làm cho các
lỗ hổng trong ván giảm. Vì vậy ngăn cản được sự xâm nhập của nước vào
trong ván làm cho độ trương nở của ván giảm.

+ Khi áp suất ép tăng cường độ uốn tĩnh và mô đun đàn hồi của ván tăng.
Vì khi áp suất ép tăng làm cho bàn ép nhanh chạm thanh cữ, tạo sự tiếp xúc
giữa các dăm - dăm được tốt hơn, tăng khả năng truyền nhiệt từ mặt bàn ép
vào ván, tăng khả năng dàn trải của màng keo, loại bỏ không khí trong thảm,
làm khối lượng thể tích lớp mặt ván cao hơn so với lớp lõi.
+ Khi áp suất ép tăng thì độ bền kéo vuông góc của ván tăng. Vì khi áp
suất ép tăng thì bàn ép nhanh chạm thanh cữ hơn, tạo sự tiếp xúc giữa các
dăm dăm được tốt hơn, tăng khả năng truyền nhiệt từ mặt bàn ép vào trong
lớp lõi được tăng lên, làm cho dăm lớp lõi được dẻo hóa hơn, giúp dăm lớp
lõi tiếp xúc chặt chẽ với nhau hơn, làm cho màng keo lớp lõi đóng rắn tốt
hơn, loại bỏ không khí trong thảm.
- Khi áp suất ép tăng quá lớn
+ Khi áp suất ép quá lớn: Thì độ trương nở chiều dày của ván tăng.
Nguyên nhân khi áp suất ép tăng sẽ gây vỡ thảm, thảm dăm không kịp đàn
hồi, dăm bị gãy gục, bị vỡ, chất lượng mối dán giảm, khối lượng thể tích của


23

lớp lõi nhỏ đi rất nhiều so với lớp mặt, do đó lỗ hổng trong ván tăng, tổng
diện tích dăm tăng. Vì vậy nước dễ dàng xâm nhập vào dăm.
+ Khi áp suất ép tăng quá lớn thì cường độ uốn tĩnh và mô đun đàn hồi
của ván giảm. Vì khi áp suất tăng quá cao sẽ gây vỡ thảm, thảm dăm không
kịp đàn hồi, dăm bị gãy gục, bị vỡ dăm, chất lượng mối dán kém.
+ Khi ép lực quá lớn thì độ bền kéo vuông góc của ván lại giảm. Vì khi
áp suất ép tăng quá cao sẽ gây vỡ thảm, thảm dăm không kịp đàn hồi, dăm bị
gãy gục, bị vỡ, làm ảnh hưởng tới chất lượng mối dán lớp lõi, ngoài ra làm
khối lượng thể tích của lớp lõi và lớp mặt chênh lệch nhau lớn, do đó chất
lượng của ván lõi kém đi rất nhiều.
2.1.3.2. Phân tích đánh giá, dự báo lựa chọn thời gian ép của ván dăm

hỗn hợp rơm –dăm gỗ
- Trong công nghệ sản xuất ván dăm hỗn hợp rơm - dăm gỗ. Do đặc
điểm của dăm rơm có dạng mỏng, dẹt, có dạng sợi, dễ bị phân hủy. Vì vậy
thời gian ép của ván dăm hỗn hợp rơm – dăm gỗ nhỏ hơn thời gian ép của ván
dăm sử dụng nguyên liệu gỗ .
- Khi thời gian ép tăng
+ Khi thời gian ép tăng thì độ trương nở chiều dày của ván giảm. Vì
thời gian ép tăng làm cho dăm được dẻo hóa hơn, giúp dăm tiếp xúc chặt chẽ
với nhau hơn, làm cho màng keo đóng rắn hoàn toàn, đặc biệt đối với lớp lõi
thì khả năng truyền nhiệt từ mặt bàn ép vào trong lớp lõi tăng lên, làm cho
dăm lớp lõi được dẻo hóa hơn, giúp dăm tiếp xúc chặt chẽ với nhau hơn để
thực hiện mối liên kết, làm cho màng keo lớp lõi đóng rắn triệt để, các lỗ


24

hổng trong ván giảm. Vì vậy ngăn cản được sự xâm nhập của nước vào ván
làm cho độ trương nở của ván giảm.
+ Khi áp suất ép tăng cường độ uốn tĩnh và mô đun đàn hồi của ván
tăng. Khi áp suất ép tăng làm cho bàn ép nhanh chạm thanh cữ, tạo sự tiếp
xúc giữa các dăm - dăm được tốt hơn, tăng khả năng truyền nhiệt từ mặt bàn
ép vào ván, tăng khả năng dàn trải của màng keo, loại bỏ không khí trong
thảm, làm khối lượng thể tích lớp mặt ván cao hơn so với lớp lõi.
+ Khi thời gian ép tăng thì độ bền kéo vuông góc của ván tăng. Vì khi
thời gian ép tăng làm cho dăm được dẻo hóa hơn, giúp dăm tiếp xúc chặt chẽ
với nhau hơn, làm cho màng keo đóng rắn hoàn toàn. Đặc biệt đối với lớp lõi
thì khả năng truyền nhiệt từ mặt bàn ép vào trong lớp lõi tăng lên, làm cho
dăm lớp lõi được dẻo hóa hơn, giúp dăm tiếp xúc chặt chẽ với nhau hơn để
thực hiện mối liên kết, làm cho màng keo lớp lõi đóng rắn triệt để hơn, hơi
nước trong lớp lõi bay hơi ra ngoài nhiều hơn, cân bằng áp suất giữa bên

trong và bên ngoài ván.
- Song nếu thời gian ép quá dài
+ Khi thời gian ép quá dài thì độ trương nở của ván lại tăng lên
chậm. Vì khi thời gian ép quá dài làm cho màng keo bị giòn, các bon hóa bề
mặt ván làm cho màng keo bị phá hủy, dăm bị phân hủy, làm cho sự xâm
nhập của nước vào ván tốt hơn. Nhưng trong giai này chủ yếu ảnh hưởng đến
lớp mặt của ván, lớp lõi chưa bị ảnh hưởng. Do đó dẫn đến độ trương nở
chiều dày của ván tăng chậm.


×