Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu sử dụng hạt neem (azadirachta indica ajuss) tạo thuốc bảo quản lâm sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.72 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHẠM THỊ THANH MIỀN

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG HẠT NEEM (Azadirachta indica Ajuss)
TẠO THUỐC BẢO QUẢN LÂM SẢN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Hà Nội, 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHẠM THỊ THANH MIỀN

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG HẠT NEEM (Azadirachta indica Ajuss)
TẠO THUỐC BẢO QUẢN LÂM SẢN

Chuyên ngành: Kỹ thuật máy, Thiết bị và Công nghệ gỗ giấy
Mã số: 60.52.24

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT



Hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Lâm



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gỗ là vật liệu được con người sử dụng lâu đời và rộng rãi nhất, nó đóng
một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Việt Nam nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, rừng của chúng ta vô cùng
phong phú nhưng trong những năm gần đây đã bị khai thác quá mức, dẫn đến
nghèo kiệt về tài nguyên và suy thoái về sinh thái. Để khắc phục tình trạng
này, nước ta đã triển khai nhiều dự án phủ xanh đất trống đồi núi trọc và đặc
biệt là dự án trồng 5 triệu ha rừng làm cơ sở sản xuất 1 triệu m3 ván nhân tạo
vào năm 2010.
Đến nay, từ rừng trồng đã cung cấp lượng gỗ nguyên liệu ngày càng
tăng đáp ứng nhu cầu sử dụng. Cây gỗ mọc nhanh rừng trồng có ưu điểm sinh
trưởng nhanh, cho năng suất cao, thích nghi tốt với nhiều địa hình và khí hậu
nước ta, mau chóng nâng độ che phủ của rừng Việt Nam. Nhưng nhược điểm
của gỗ rừng trồng là có độ bền tự nhiên thấp, rất dễ bị sâu nấm phá hoại, điều
đó hạn chế khả năng và phạm vi sử dụng chúng.
Trước tình hình đó, công tác bảo quản trở thành một nhiệm vụ hết sức
thiết yếu. Bảo quản lâm sản đã và đang mang lại hiệu quả to lớn về phòng
tránh và ngăn ngừa sự phá hại của sinh vật đối với lâm sản, góp phần thay đổi
thói quen sử dụng gỗ của người dân, góp phần giảm diện tích rừng tự nhiên bị
khai thác, bảo vệ môi trường.
Trong công tác bảo quản lâm sản, thuốc bảo quản có hiệu lực phòng
chống sinh vật gây hại là một yếu tố hết sức quan trọng. Cuối thế kỷ 19 đầu
thế kỷ 20 thuốc bảo quản gỗ hóa học đã được nghiên cứu tổng hợp thành công

với nhiều ưu điểm nổi bật là hiệu lực bảo quản cao, có tác dụng phòng trừ
sinh vật hại lâm sản rất tốt. Song việc sử dụng thuốc không đảm bảo kỹ thuật,


2

hoặc thuốc chứa thành phần có độ độc cao đã là nguyên nhân gây ô nhiễm
môi trường, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người và hệ động thực vật.
Trong những thập niên gần đây, do có sự quan ngại về môi trường
trong việc sử dụng các hợp chất hóa học có chứa kim loại. Để đáp ứng tiêu
chí an toàn với môi trường, một hướng đi mới đã được mở ra trong lĩnh vực
bảo quản lâm sản, đó là phát huy nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên đặc biệt là
nguồn thực vật để tạo ra các chế phẩm có hiệu lực tốt chống lại sinh vật gây
hại và ít độc hại đối với con người và môi trường sống.
Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, căn cứ vào nguồn nguyên liệu thực
vật có nhiều triển vọng và sẵn có của Việt Nam, tôi được phép thực hiện đề
tài “Nghiên cứu sử dụng hạt Neem (Azadirachta indica Ajuss) tạo thuốc
bảo quản lâm sản’’.


3

Chương 1:TỔNG QUAN
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về thuốc bảo quản lâm sản có nguồn gốc
sinh học trên thế giới
Sử dụng các chất chiết xuất tự nhiên từ thực vật và nấm đã được tiến
hành từ lâu trong bảo quản gỗ. Thời xưa, gỗ sử dụng để xây lâu đài, chùa
chiền ở các nước Châu Á thường được tẩm bằng các chiết xuất thực vật như
dầu Trẩu. Gỗ có thể được bảo quản hàng trăm năm mà không bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, việc dùng các chất chiết xuất này trong bảo quản gỗ bị hạn chế do

các nguyên nhân về kinh tế. Trong những thế kỷ gần đây, hàng loạt các hợp
chất hóa học rẻ tiền đã đựơc sản xuất và sẵn có cho bảo quản gỗ, nó đã gây
khó khăn cho việc sử dụng hợp chất thiên nhiên trong bảo quản gỗ.
Trong những thập niên gần đây, do có sự lo ngại về môi trường trong
việc sử dụng các hợp chất hóa học có chứa kim loại nặng. Do đó, việc sử
dụng các hợp chất tự nhiên đang trở nên ngày càng được chú trọng.
1.1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu sử dụng nguyên liệu từ thực vật trong bảo
quản gỗ
Từ cuối thế kỷ 19, ở các nước Châu Âu, từ ngành công nghiệp nhiệt
phân gỗ cho thu hồi được sản phẩm phụ là creosote. Do creosote gỗ có màu
tối, mùi hắc và khả năng ăn mòn kim loại cao nên chỉ sử dụng để bảo quản gỗ
làm cột cọc ngoài trời, ít được sử dụng để bảo quản gỗ dùng trong nhà
[8],[13].
Từ thập kỷ 80 người ta đã phát hiện ra trong hoa cúc dại
(Chrysamthemum cineraefolium và Chrysamthemum roseum) có 6 ette độc
với sâu hại cây trồng. Đó là các nhóm pyrethrin I và II (chiếm 73%); cinerin I
và II; jasmolin I và II. Chúng có những đặc điểm:
- Lượng hoạt chất sử dụng thấp
- Có tính chọn lọc cao, ít độc với thiên địch có ích


4

- Tan nhanh trong lipít và Lipoprotein nên có tác dụng gây độc nhanh
và có tác dung xua đuổi côn trùng.
- Có độ độc cấp tính đối với người và động vật máu nóng thấp hơn
nhiều so với hợp chất hữu cơ, thời gian phân hủy nhanh trong cơ thể sống và
môi trường, thuốc rất độc với các loài động vật thủy sinh.
Tuy nhiên, số lượng hoa cúc dại trong tự nhiên rất hạn chế, để đáp ứng
nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với khối lượng lớn, các nhà khoa học

đã tổng hợp ra nhiều dẫn xuất pyrethrin bằng con đường hóa học có hiệu lực
trừ sâu còn cao hơn so với các este tự nhiên gọi là các hợp chất pyrethroit.
Gần đây, trong lĩnh vực Bảo vệ thực vật và Bảo quản lâm sản các hợp chất
Pyrethroit đã được sử dụng một cách rộng rãi để tạo các loại thuốc bảo vệ
thực vật, thuốc bảo quản gỗ và phòng chống mối trong công trình xây dựng.
Song một số vấn đề vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, đó là khả năng bị
phân hủy dưới tác dụng của ánh sáng của các hợp chất pyrethroit sẽ làm giảm
hiệu lực của thuốc theo thời gian. Đây là một ưu điểm đối với các loại thuốc
bảo vệ thực vật vì yêu cầu của các loại thuốc bảo vệ thực vật là có độ độc đối
với sinh vật gây hại nhưng thuốc phải phân hủy nhanh trong điều kiện tự
nhiên để đảm bảo lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm là
nhỏ nhất. Nhưng ngược lại thuốc dùng trong công tác bảo quản lâm sản lại
cần có khả năng ổn định cao của thuốc trong lâm sản khi được ngâm tẩm,
không bị giảm hiệu lực theo thời gian, ít bị rửa trôi. Đáp ứng được yêu cầu
này, thuốc bảo quản lâm sản mới có khả năng kéo dài tuổi thọ cho lâm sản [7].
Trong những năm gần đây, một số nước có nguồn nguyên liệu thực vật
phong phú đã quan tâm nghiên cứu sử dụng nguồn nguyên liệu thực vật để
làm thuốc bảo vệ thực vật nói chung và thuốc bảo quản lâm sản nói riêng.
Từ thế kỷ 19, tanin và axít tanin đã được sử dụng để thay đổi đặc tính
và độ bền của gỗ. Ở châu Âu, tanin chủ yếu được chiết xuất từ vỏ của cây sồi,


5

dẻ trong nước nóng và gỗ được ngâm trong dung dịch chiết xuất trong vài
tuần. Dịch tanin là dạng chất lỏng và rất khó để cố định trong gỗ. Trong thế
kỷ 20, việc cố định tanin trong gỗ trở thành vấn đề mấu chốt trong phát triển
các sản phẩm mang tính công nghiệp cho bảo quản gỗ. Các nhà khoa học mỹ
đã mô tả phương pháp để thấm axit tanin (5% ethanol) trong môi trường Clo
(40% dung môi nước). Sau đó mẫu gỗ được cho tiếp xúc với nước biển trong

9 tháng, tất cả các mẫu đối chứng không dùng chất bảo quản đều bị hà gỗ ăn
hại trong khi đó các mẫu dùng hóa chất đều không bị hại. Những nghiên cứu
sau đó sử dụng tanin với liều lượng khác nhau (từ 1-10%) và bổ sung thêm
phụ gia là muối của các hợp chất có chứa kẽm, đồng, nhôm, crom hoặc sắt (
từ 1-10%) để chống lại sự phá hoại của nấm. Tất cả các mẫu gỗ xử lý có tỷ lệ
phá hoại là rất thấp [27].
Năm 2002, các nhà khoa học Trường đại học Kyushu Nhật Bản và
Trường đại học quốc gia Đài Loan, cũng đã nghiên cứu đánh giá khả năng
phòng chống sinh vật hại lâm sản của hoạt chất tanin được chiết xuất từ thực
vật. Theo kết quả nghiên cứu thì hỗn hợp tanin với Amoniac đồng với lượng
thuốc thấm từ 268 -326 kg/m3 và độ thấm sâu của thuốc đạt từ 2-13mm. Mẫu
gỗ tẩm dung dịch trên được đánh giá hiệu lực phòng mối trong điều kiện
phòng thí nghiệm và tại bãi thử tự nhiên. Kết quả khảo nghiệm cho biết các
hỗn hợp tanin - amoniac - đồng có hiệu lực phòng mối rất tốt [27].
Sử dụng vỏ hoặc các sản phẩm thừa từ gỗ đã được quan tâm nhiều
trong nền công nghiệp gỗ trong thời gian dài. Chiết xuất vỏ, và các sản phẩm
thừa khác của gỗ theo phương pháp nhiệt phân và sử dụng nó đã được nghiên
cứu nhiều trong công nghiệp gỗ. Các sản phẩm dầu sinh học từ nhiệt phân gỗ,
phát triển biến chúng thành các sản phẩm bảo quản gỗ đã được nhiều tổ chức
thực hiện. Những sản phẩm dầu sinh học chiết suất được có tác dụng kìm chế
đối với sinh trưởng của sợi nấm. Trong một nghiên cứu khác, dầu sinh học


6

nhiệt phân được kết hợp với phenol fomaldehyt dùng để xử lý gỗ thông trắng.
Sau đó gỗ được cấy vào 3 loại nấm mục gỗ và được đặt trong đất trong 16
tuần, kết quả cho thấy trọng lượng gỗ bị mất đi là rõ rệt [38].
Sử dụng chất chiết từ những loại gỗ bền để làm tăng độ bền cho các
loại gỗ không bền đã được nghiên cứu rộng rãi. Sử dụng những chiết xuất này

như là những hóa chất bảo quản đã được thực hiện. Thí dụ, chất chiết của gỗ
cedar đỏ và gỗ cedar vàng trong dung môi là nước borax đã được chứng tỏ có
tác dụng đối với việc bảo vệ gỗ tươi chống lại nấm mục và nấm làm mất màu
gỗ [38]. Có được khả năng này là do trong lõi gỗ cedar đỏ và cedar vàng có
hoạt chất thujaplicins, axit thujic, chúng có khả năng kìm chế sinh trưởng của
nấm. Một nghiên cứu khác cho thấy lõi gỗ cedar trắng được tách với dung
môi là nước nóng, sau đó được làm khô lạnh trở thành dạng bột. Gỗ ván cây
Dương được sử lý bằng chiết xuất này kết quả cho thấy ván có khả năng
chống lại nấm mốc nhưng không có tác dụng với nấm mục [38].
Ngoài những loài gỗ có độ bền trên, nghiên cứu cũng đã mở rộng đối
với một số loài gỗ bền nhiệt đới khác ở Nam Phi. Một nghiên cứu được thực
hiện tại Nigeria đối với chiết xuất gỗ cứng từ loài có độ bền cao Milicia
excelsa và Erythrophleum suaveolens. Trong nghiên cứu này, gỗ lõi của các
loài này được chiết xuất với methanol và được tẩm vào gỗ sớm của loài gỗ
kém bền. Các mẫu gỗ được cho thí nghiệm với 2 loại nấm trong môi trường
đất và kết quả cho thấy tỷ lệ hao hụt gỗ là rất nhỏ so với các mẫu đối chứng [38].
Năm 2000 Viện nghiên cứu bảo vệ cây trồng Ai Cập đã xác định khả
năng phòng ngừa mối gỗ khô Crytotermes brevis Walker bằng chất chiết của
hạt tiêu đen. Các hoạt chất chiết suất từ hạt tiêu đen gồm hexame, ethanol, và
dầu. Trong đó hexame tỏ ra có hiệu lực tốt nhất, với nồng độ 0,5% đảm bảo tỷ
lệ mối chết 50%, với nồng độ 5% tất cả các chất chiết suất trên đều có khả
năng diệt mối 100% [32].


7

Năm 2001 Trường đại học quốc gia Delta của Nigeria đã nghiên cứu
chiết xuất phenolic từ lá của loài cây Acalypha hispida với hàm lượng 1014mg/ml dung dịch có khả năng hạn chế sự phát triển của loài nấm hại gỗ
Gloephyllum sepiarium và Pleurotus sp. Năm 2002, Viện nghiên cứu lâm
nghiệp Dehra Dun Ấn Độ đã bước đầu thử nghiệm hiệu lực phòng chống mối

gây hại lâm sản của hoạt chất chiết xuất từ lá cây Ipomoea spps cho kết quả
khả quan với tỷ lệ hao hụt khối lượng các mẫu gỗ tẩm hoạt chất là 29,9% so
với 81,5% ở các mẫu đối chứng. Như vậy, khả năng sử dụng các chất chiết
xuất từ lá cây Ipomoea spps làm thuốc bảo quản phòng côn trùng gây hại là
hết sức khả quan [22], [25].
Năm 1989, tại Indonesia, Jain – Narayan và Gazwal đã nghiên cứu
thăm dò khả năng sử dụng dầu vỏ hạt điều làm thuốc bảo quản lâm sản. Các
tác giả so sánh hiệu lực khả năng phòng chống mối đất Odontotermes của dầu
vỏ hạt điều với khả năng phòng mối đất của dầu Creosote thông thường. Kết
quả cho thấy dầu vỏ hạt điều với lượng thuốc thấm 25kg/m3 có hiệu lực chống
lại khả năng xâm hại của mối ở năm thử nghiệm đầu. Khi lượng thuốc thấm
đạt từ 60kg/m3 trở lên có hiệu lực phòng chống mối ở năm thử nghiệm thứ
hai. Trong khi đó, dầu Creosote với lượng thuốc thấm đạt 8 kg/m3 sau hai
năm thử nghiệm vẫn có hiệu lực phòng chống mối. Các tác giả tiếp tục
nghiên cứu nhằm làm tăng hiệu lực phòng chống mối của dầu hạt điều bằng
cách bổ xung thêm lượng Arsenic và Boron. Kết quả thử nghiệm tại thực địa
cho thấy lượng thuốc thấm đạt 40kg/m3 hỗn hợp dầu điều với asenic và boron
đều cho kết quả phòng mối tốt [ 23].
Tiềm năng của việc sử dụng các chiết xuất cây thân thảo, hạt và quả để
bảo vệ gỗ chống lại sự phá hoại của nấm và côn trùng đã được chú trọng
nhiều trên thế giới. Các nhà khoa học Hàn Quốc đã chỉ ra rằng, trong hàng
loạt chất chiết xuất cây thân thảo, chiết xuất quế cho thấy có kết quả khá khả


8

quan chống lại nấm và côn trùng, mối và có tiềm năng cho ngành công nghiệp
chất bảo quản. Hợp chất có hoạt tính cao của lá quế là cinnamaldehyde, và gỗ
được xử lý với chất này có khả năng cao chống lại mục và mối trong điều
kiện phòng thí nghiệm tại Hàn Quốc. Kết quả cho thấy tỷ lệ hao hụt gỗ do

nấm mục nâu và trắng là 31,8% và 18,7% (đối với mẫu đối chứng), trong khi
đó mẫu có xử lý thuốc chỉ mất 0,8% và 1,2%. Đối với khả năng chống mối, tỷ
lệ mất gỗ là 7,28% (đối với mẫu đối chứng) và chỉ là 1,35% (đối với mẫu gỗ
được xử lý) [38].
Dầu hạt Lanh là thành phần trong rất nhiều lọai sơn, vecni... và nó đã
cho thấy có giá trị cao trong bảo vệ bề mặt gỗ nhất là bàn ghế và sản phẩm
dùng dưới biển. Dầu Lanh có tác dụng đối với nấm mốc và nó là hợp chất hay
dùng để phối hợp với các chất chiết xuất khác trong bảo quản gỗ như dầu cam
quýt. Những nghiên cứu gần đây cho thấy sự kết hợp giữa boric axit với dầu
Lanh có tác dụng tốt làm tăng độ duy trì của Bo, tăng khả năng chống lại mối
đối với sản phẩm [38].
Các hợp chất chống nấm cũng được tìm thấy trong vỏ một số loại quả
và có nhiều hứa hẹn như là thành phần mới cho thuốc bảo quản. Chất Volatile
và flavonoids được chiết xuất từ vỏ quả cam, quýt có tác dụng kìm chế sinh
trưởng của nấm và côn trùng [38].
Từ những năm 1980, cây Neem (Azadizachta indica) đã nổi tiếng trên
thế giới do từ cành lá, hạt Neem các nhà hoá học đã trích ly được các hoạt
chất nhóm Limonoid để điều chế một số thuốc có tác dụng tốt trị bệnh cho
người, gia súc, gia cầm và thuốc bảo vệ thực vật. Chất chiết xuất từ các bộ
phận của cây Neem cũng đã được các nhà khoa học nghiên cứu, đánh giá hiệu
lực đối với nấm và côn trùng. Đặc biệt hạt và lá Neem có chứa nhiều hợp chất
có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của một số loại côn trùng. Trong


9

thập kỷ vừa qua có thể được xem là giai đoạn điều tra tìm kiếm những tác
dụng của Neem trong phòng ngừa tổng hợp côn trùng.
Hoạt tính sinh học của Neem đối với côn trùng cũng đã được nghiên
cứu. Chất chiết từ cây Neem có thể trực tiếp tiêu diệt, kìm chế sinh trưởng

hoặc làm rối loạn vòng đời của côn trùng. Thí nghiệm xử lý ấu trùng của giun
Châu Phi đối với Azadirachtin gây ra hàng loạt tác dụng khác nhau và phụ
thuộc nhiều vào nồng độ áp dụng. Nồng độ cao gây tỷ lệ tử vong 100%, nồng
độ thấp có tác dụng kìm chế hoặc làm rối loạn vòng đời của chúng [37]. Nếu
chiết xuất lá Neem trong môi trường nước hoặc môi trường metan khi sử
dụng sẽ làm giảm tỷ lệ trứng nở và số lượng cá thể trưởng thành của
Callosobruchus maculates và Sitophylus oryzae, loại côn trùng phổ biến ăn
hại ngũ cốc [29], [30].
Chế phẩm của Neem có tên gọi là TN-MP100 và Milbiol kìm chế hoạt
động của mối hại trong nhà ( Dermatophagoides farinae). Chế phẩm này có
tác dụng hạn chế sự sinh trưởng và phát triển số lượng mối từ 200 con xuống
còn 100 con sau 14 tuần thí nghiệm, so với việc tăng lên 3350 con trong công
thức đối chứng [ 33].
Chất chiết xuất từ Neem phối hợp với các chất hóa học khác như lignin,
tanin, đồng sunphát và boric được sử dụng trong bảo quản các vật liệu bằng
gỗ và làm bằng xenlulo có tác dụng phòng chống côn trùng và nấm. Đây là
các hợp chất có thể sử dụng ngoài trời và có thể chịu được nhiệt độ đến 250 0C
[34],[35],[36],[38].
1.1.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu sử dụng chất chiết xuất từ nấm trong bảo
quản gỗ
Việc sử dụng chất chiết xuất từ nấm trong bảo quản gỗ chủ yếu tập trung
vào nhóm nấm kháng sinh, những kháng sinh này là vô hại đối với các sinh vật
khác và môi trường. Từ khi khám phá ra kháng sinh vào đầu thế kỷ 20, có rất


10

nhiều các sản phẩm chống côn trùng, vi khuẩn và nấm đã được phát triển và
ứng dụng vào thực tế nhất là đối với ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, việc phát
triển chất chiết xuất từ nấm cho bảo quản gỗ vẫn còn nhiều hạn chế [38].

Mục và biến màu gỗ là vấn đề nghiêm trọng nhất đối với việc sử dụng
gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Một trong những nghiên cứu tiên phong về việc sử
dụng kháng thể của nấm cho bảo quản gỗ được thực hiện ở những thập niên
60,70 của thế kỷ trước từ loài Scytalidium, kháng thể này được chiết suất bởi
Douglas-fis . Hợp chất chống nấm do Scytalidium sản xuất ra được xác định
là scytalidin và scytalidic acid. Những hợp chất này có thể tách dễ dàng, hầu
hết nấm mục và nấm làm mất màu gỗ đều nhạy cảm với nó.
Tiếp theo những năm 70 có khá nhiều nghiên cứu đã sử dụng
Trichoderma sp, Penicillium và Aspergillus làm tác nhân để bảo quản gỗ
chống lại nấm mục và nấm gây biến màu gỗ. Kết quả của những nghiên cứu
này cho thấy hầu hết các chất chiết xuất đều có tác dụng tuy nhiên ở mức độ
có khác nhau. Các phương pháp nuôi cấy nấm để tách chất hoạt tính đều
không có quan hệ đến khả năng chống nấm của nó [38].
Thí nghiệm về khả năng phòng chống nấm cũng đã được thực hiện đối
với gỗ Thông Pinus radiata tại New Zealand, trong đó hợp chất
massoialactone lấy từ một loài Trichoderma có tác dụng mạnh nhất. Thí
nghiệm được tiến hành trong phòng cho thấy dung dịch 10% massoialactone
kìm hãm hoàn toàn sinh trưởng của nấm trên gỗ Thông. Một thí nghiệm khác
được tiến hành ngoài trời sau 108 ngày gỗ của Thông được ngâm trong dung
dịch 10% massoialactone có tác dụng tốt hơn đối với loại thuốc bảo quản có
tên thương mại NP - 1. Trong nghiên cứu khác thực hiện tại Canada, 2 chất
độc tố đối với nấm được xác định là Trichodermin và Trichodermol
Stachybotrys cylindrospora. Những hợp chất này kìm chế sinh trưởng của
nấm gây màu xanh trên gỗ Ophiostoma crassivaginatum [38]


11

Tóm lại, vào những năm cuối thế kỷ XX trở lại đây, trên thế giới đã có
các công trình nghiên cứu tạo chế phẩm bảo quản lâm sản có nguồn gốc sinh

học. Trên đây mới chỉ là một số dẫn liệu về việc nghiên cứu sử dụng các chất
chiết suất từ thực vật và nấm làm thuốc bảo quản lâm sản và thuốc phòng trừ
côn trùng hại nông, lâm sản trên thế giới. So với các loại thuốc hóa học thì
thuốc bảo quản lâm sản nguồn gốc sinh học mới được chú ý nghiên cứu trong
những năm gần đây nên số lượng còn ít và sản xuất với khối lượng chưa
nhiều.
1.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về thuốc bảo quản lâm sản có nguồn gốc
sinh học tại Việt Nam
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về thuốc bảo quản lâm sản có
nguồn gốc sinh học chưa nhiều. Năm 1998, 2002 Nguyễn Dương Khuê đã
nghiên cứu sử dụng các chủng vi nấm Metarrhizium đã tuyển chọn tạo chế
phẩm diệt mối nhà theo phương pháp lây nhiễm. Chế phẩm đã được đăng ký
sử dụng với tên thương phẩm là Dimez. Chế phẩm diệt mối Dimez đã đáp
ứng được yêu cầu kỹ thuật diệt mối lây nhiễm và đảm bảo an toàn cho môi
trường. Đây là loại chế phẩm bảo quản lâm sản có nguồn gốc sinh học đầu
tiên ở Việt Nam [3], [9].
Việt Nam, với những điều kiện thiên nhiên ưu đãi về thảm thực vật
phong phú, người dân trong quá trình lao động không những đã biết sử dụng
nguồn thực vật làm lương thực, thực phẩm mà còn là nguồn cung cấp thuốc
chữa bệnh và thuốc khống chế những tác nhân gây hại từ thiên nhiên đe doạ
cuộc sống con người. Có rất nhiều loài cây cung cấp những chất có khả năng
sử dụng làm thuốc sát trùng. Trong đó một số có khả năng đáp ứng được yêu
cầu làm thuốc bảo quản lâm sản bao gồm:
- Cây điều (Anacardium occidentale Linn) còn gọi là Đào lộn hột, mới
được nhập nội từ Châu Phi và Ấn Độ vào nước ta khoảng cuối thế kỷ 18.


12

Song đến nay cây Điều đã trở thành cây có hiệu quả kinh tế ở những vùng đất

khô cằn, kém màu mỡ. Cây Điều được trồng ở một số tỉnh Miền Nam như:
Đồng Nai, Sông Bé, Bình Phước, Ninh Thuận, Bình Thuận và các tỉnh Tây
Nguyên.Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn đã triển khai Chương trình
trồng Điều ở 17 tỉnh Miền Nam và Miền Trung với diện tích 500.000 ha, sản
lượng dự kiến đạt 320.000tấn/năm.
Năm 2002, Bùi Văn Ái đã nghiên cứu đánh giá hiệu lực phòng chống
sinh vật hại lâm sản của dầu vỏ hạt điều (sản phẩm phụ thu được trong quá
trình chế biến hạt điều). Tác giả cho biết dầu vỏ hạt điều có hiệu lực khả quan
với côn trùng gây hại lâm sản. Với tỷ lệ sử dụng dầu vỏ hạt điều từ 15% trở
lên, chế phẩm có hiệu lực phòng chống mối gây hại lâm sản tốt. Để nâng cao
hiệu lực phòng chống mối gây hại lâm sản của dầu vỏ hạt điều, tác giả đã tiếp
tục nghiên cứu tác động vào dầu vỏ hạt điều bằng cách xục khí Clo trong tháp
có đệm trơ và thời gian xục khí là 10 phút đồng thời phối hợp với một số hóa
chất có tính sát trùng khác. Kết quả đã tạo được 2 loại chế phẩm bảo quản
mới:
+ Chế phẩm dạng dầu lỏng: Dùng để ngâm tẩm vào tre, gỗ nhằm chống
lại sự xâm nhập và phá hoại của côn trùng gây hại lâm sản.
+ Chế phẩm dạng bột: Dùng để xử lý nền móng cho công trình xây
dựng nhằm phòng mối xâm nhập vào công trình phá hoại lâm sản [2].
- Cây Thanh hao hoa vàng (Artemisia annua.L). Cây thanh hao hoa
vàng rất dễ trồng, sinh trưởng nhanh. Từ khi nảy mầm đến khi ra hoa và quả
từ 8 đến 10 tháng đối với các tỉnh Miền Bắc còn các tỉnh miền Nam thì thời
hạn ngắn hơn. Sản lượng lá khô đạt được từ 1 tấn đến 2,5 tấn /1ha với hình
thức canh tác và được chăm bón, còn cây mọc hoang dại cho năng suất thấp
hơn khoảng từ 0,6 – 0,8tấn. Ở nước ta, cây mọc hoang dại thành cụm ở ven
sông, suối, chân đồi hoặc nơi ẩm thấp, độ ẩm cao và có nhiều ánh sang. Đã có


13


nhiều địa phương trồng với diện tích lớn như Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội,
Nghệ An và Ninh Bình, sản lượng lên tới 500 – 600tấn lá khô[5]. Đây là
nguồn thực vật có nhiều hứa hẹn tốt để nghiên cứu làm thuốc bảo quản lâm
sản.
- Cây thàn mát có tên khoa học là Milletia ichthyochtona hoặc
Melletia ichthyochtona Drake tuỳ theo màu hoa trắng hoặc tím. Thàn mát có
phân bố rộng khắp trên nhiều tỉnh của nước ta, đây là loài cây dễ trồng có khả
năng tái sinh tự nhiên tốt, thích nghi với nhiều loại địa hình và khí hậu khác
nhau ở các tỉnh phía Bắc. Thàn mát tập trung nhiều hơn tại các tỉnh miền núi
như Hoà Bình, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Nghệ An…
Thàn mát được trồng tập trung thành rừng hoặc vườn rừng, gần nơi dân
cư, ven khu đồi, trong vườn nhà, xung quanh diện tích đất ở của người dân
địa phương, dọc theo đường quốc lộ... Là cây thân gỗ to cao từ 10 -15m, thân
nhẵn màu trắng, vỏ mọng, nứt đều đặn. Cây có khả năng chịu được gió bão
lớn. Với nhiều tác dụng gần gũi phục vụ đời sống của ngườidân địa phương
nên đã được chịn là một trong những cây trồng phổ biến.
Thàn mát ra hoa kết quả vào tháng 3 dương lịch, thu hái quả vào tháng
12 dương lịch trong năm. Ngoài mục đích trồng lấy gỗ, chống xói lở người
dân các địa phương thường dùng hạt thàn mát giã nhỏ trộn với tro bếp làm
nguyên liệu duốc cá rất hiệu quả. Theo kinh nghiệm của người làm nguyên
liệu duốc cá thì hạt thàn mát có độ độc cao hơn so với lá cây cơi [5]. Vì vậy,
đây cũng là một nguồn nguyên liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu tạo thuốc
bảo quản lâm sản từ thực vật.
- Cây dây mật tên khoa học Derrs spp, trong rễ cây dây mật có chứa
hợp chất Rotenon và các chất tương tự gọi chung là Rotenonit. Rotenon và
Rotenonit rất độc khi tiếp xúc và trừ được nhiều loại sâu hại cây trồng.


14


Rotenon ít độc với người và động vật máu nóng, tuy nhiên nếu để thuốc ngấm
vào máu qua vết da xây xước thì độ độc tăng lên rất nhiều.
- Cây thuốc lá, thuốc lào. Trong lá và vỏ cây thuốc lá, thuốc lào có
chứa nhiều thành phần Nicotin và Nornicotin. Khả năng diệt trừ côn trùng của
hợp chất này khi côn trùng tiếp xúc qua da, đường ruột hoặc xông hơi. Nhưng
khi nhiệt độ giảm dưới 200C thì hiệu lực của chúng sẽ giảm. Nicotin có độ
độc cấp tính đối với người và động vật máu nóng. VÌ vậy, Nicotin đã được sử
dụng để làm thuốc bảo vệ thực vật, tuy nhiên với khối lượng chưa nhiều.
- Cây cơi tên khoa học Pterocarya stenoptera C.DC var. Cơi là loài
cây sinh trưởng, phát triển nhanh có tỷ lệ tái sinh tự nhiên cũng như tái sinh
chồi cao. Cơi có hầu hết ở các tỉnh miền Bắc, nhưng tập trung nhiều ở các
tỉnh Hoà Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Lạng Sơn.... Đặc điểm cơ
bản của cây cơi là cây sống được nơi có độ ẩm cao, không thích nghi cũng
như không chịu được khô hạn vì vậy cây cơi chỉ xuất hiện và tồn tại ở các
vùng đất màu mỡ ven hai bờ sông ngòi hồ ao.
Cơi ra hoa, kết quả vào tháng 3 dương lịch và thu hái quả vào tháng 7
dương lịch hàng năm. Cây cơi có một đặc điểm là lá nhiều, xanh quanh năm.
Người dân địa phương thường lấy lá cơi làm nguồn nguyên liệu để đánh bắt
cá hoặc lấy lá cơi băm nhỏ ủ với phân chuồng làm phân bón cho đồng ruộng,
phân được ủ với lá cơi thời gian phân huỷ nhanh, bón phân ủ có lá cơi sẽ làm
cho đất tơi xốp, có tác dụng vệ sinh đồng ruộng phòng chống được một số
sinh vật hại, cải thiện môi trường của đất canh tác.
- Củ Nâu tên khoa học là Dioscorea cimhosa, có phân bố ở vùng nhiệt
đới, cận nhiệt đới, trong các kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm ở độ cao 300
– 700m so với mặt nước biển. Ở Việt Nam, củ nâu thường gặp nhiều ở Lào
Cai, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Nghệ An... Củ có
đường kính khoảng 10cm, vỏ ngoài sần sùi màu nâu xám, phần thịt màu nâu


15


đỏ chứa nhiều tanin (khoảng 6,5 -14%). Tanin là các hợp chất phenolic có tác
dụng kết tủa protein. Tác dụng của tanin trong thực vật là cơ chế phòng vệ
của thực vật chống lại các loại bệnh cây, động vật ăn thực vật và các yếu tố
bất lợi khác từ môi trường. Đối với vi sinh vật, cơ chế gây độc của tanin được
xác định như sau [25]:
+ Ức chế hoạt động của enzim
+ Tác động lên lớp màng của vi sinh vật
+ Làm mất tác dụng của các ion kim loại trong vi sinh vật
Từ những khả năng trên, tanin được dùng nhiều để nhuộm lưới đánh cá,
vải quần áo, thuộc da. Tanin còn có tác dụng là thành phần trong thuốc diệt
chuột, sát khuẩn, chữa mụn nhọt....
- Cây Xoan ta tên khoa học Melia azedarach L., xoan được trồng và
mọc rải rác trên nhiều loại địa hình khác nhau. Xoan ta ra hoa, kết quả vào
tháng 3 dương lịch, thu hái quả vào trung tuần tháng 12 dương lịch trong
năm, chùm quả có ít nhất là một quả, nhiều từ 100-200quả, mỗi quả có một
hạt, năng xuất quả phụ thuộc vào tuổi cây, điều kiện sống và khí hậu thời tiết
trong năm.
Ngoài mục đích gây trồng lấy gỗ, cây xoan còn được khai thác lấy lá và
quả làm phân bón cho đồng ruộng. Phân bón được ủ với lá và quả xoan khi
bón cho đồng ruộng có khả năng phòng chống một số loài nấm, côn trùng gây
hại. Tất cả cả các bộ phận của cây xoan đều có độc tính đối với con người nếu
ăn phải. Yếu tố gây độc là các chất

gây ngộ độc thần kinh chứa

tetraanortriterpen và các loại nhựa chưa xác định, hàm lượng cao nhất chứa
trong quả, chỉ cần 15g hạt xoan đã là liều gây chết cho một con lợn nặng
22kg. Các triệu chứng ngộ độc đầu tiên xuất hiện chỉ vài giờ sau khi ăn phải,
triệu chứng bao gồm mất vị giác, nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy, phân có

máu, tổn thương dạ dày, sung huyết phổi, truỵ tim... [5].


16

Trên đây là một số loài cây đã được người dân sử dụng theo kinh nghiệm và
nghiên cứu tạo thuốc trừ sâu trong nông nghiệp. Đây là một tiền đề quan
trọng để tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu sử dụng nguồn nguyên liệu
thực vật để làm thuốc bảo quản lâm sản.
Qua các công trình nghiên cứu sử dụng nguyên liệu thực vật làm thuốc
bảo quản lâm sản trên thế giới cũng như ở Việt nam đều thể hiện một vấn đề
chung là hoạt chất sinh học có đặc tính ít độc với người và gia súc, ít ảnh hưởng tới môi trường hơn so với các thuốc hóa học. Song nhiều hoạt chất tách
từ thực vật có hiệu lực phòng chống sinh vật gây hại mới đạt ở một mức độ
nhất định và độ ổn định hiệu lực trong môi trường kém hơn so với các hợp
chất tổng hợp. Chính vì vậy, trong các nghiên cứu để tạo chế phẩm bảo vệ
thực vật nói chung và thuốc bảo quản lâm sản nói riêng thường phải sử dụng
ở dạng hỗn hợp một số hợp chất, không sử dụng ở dạng đơn chất nhằm tăng
cường và giữ ổn định hiệu lực cho chế phẩm.
1.3. Cây Neem và khả năng sử dụng làm thuốc bảo quản lâm sản ở Việt
Nam
1.3.1.Tình hình phát triển cây Neem ở Việt Nam, các sản phẩm thu được từ
cây Neem
Cây Neem (Azadirachta indica) thuộc họ Xoan, mọc tự nhiên ở Ấn Độ,
Miến Điện, Tây Phi, Nam Mỹ và Úc. Neem là cây thường xanh, lớn nhanh và
có khả năng phát triển được ở các vùng đất khô cằn. Tuổi tự nhiên của chúng
khoảng 200năm, cao chừng 30m, vòng thân cây đến 2,5m.Cây thường có trái
sau khi trồng từ 3- 5năm, cho trái nhiều nhất lúc khoảng 10năm và từ đó có
thể cho mỗi năm từ 20kg đến 50kg trái phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và
thổ nhưỡng. Cây Neem có thể mọc lên tại bất cứ chỗ nào ở đồng bằng, các xứ
nhiệt đới không màu mỡ, đất pha cát, thích hợp với thời tiết nóng, nhiệt độ có



17

thể lên đến 500C. Neem không chịu được mưa nhiều và gập nước, khí hậu quá
lạnh kéo dài....[ 35].
Ở nước ta, cây Neem mới được đưa về trồng ở một số tỉnh duyên hải
Nam Trung Bộ, tập trung nhiều nhất ở tỉnh Ninh Thuận. Theo báo cáo của Sở
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận cho biết, trong các loài
cây trồng rừng hiện nay ở tỉnh Ninh Thuận, cây neem được coi là loại cây
trồng chủ lực, là cây đa mục đích và có giá trị kinh tế cao, có chu kỳ kinh
doanh ngắn, dễ trồng trên vùng đất nghèo dinh dưỡng… đặc biệt đối với các
vùng đất có chế độ khí hậu khô hạn.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Thuận, năm
2007 diện tích trồng Neem tại tỉnh là 2000ha, nhưng tỉnh có chủ trương phát
triển rừng Neem đến năm 2010 sẽ là 6000ha, tỉnh Bình Thuận cũng có kế
hoạch tăng diện tích trồng Neem từ 350ha năm 2007 lên 600ha vào năm
2010. Theo tính toán của các nhà khoa học thì cây Neem Ninh Thuận có hàm
lượng Azadirachtin đạt chuẩn và năng suất cao. Với việc phát triển diện tích
trồng Neem như trên là điều kiện thuận lợi cho nguồn nguyên liệu dồi dào đối
với ngành chế biến thuốc bảo vệ thực vật và thuốc bảo quản lâm sản của nước ta.
Theo tính toán từ 50kg quả sẽ cho 30kg hạt Neem, sẽ ép được 6 lít dầu
và 24kg bánh hạt (đã tách dầu). Trong thân, lá, vỏ, quả của cây Neem các nhà
khoa học đã xác định được có chứa tới hơn 100 hợp chất sinh học có khả năng
áp dụng trong một số ngành như thuốc trừ sâu, phân bón, sử dụng trong ngành
dược phẩm, mỹ phẩm ....
1.3.2. Thành phần hoá học chính của dầu Neem
Trong khuôn khổ thực hiện của đề tài, việc nghiên cứu xác định thành
phần và cấu trúc các hợp chất hữu cơ có mặt trong hỗn hợp chất chiết xuất từ
hạt Neem đối tượng nghiên cứu của đề tài sẽ rất khó khăn. Vì vậy, đề tài đã kế



18

thừa các kết quả nghiên cứu khoa học đã có về thành phần hoá học của dầu
hạt Neem.
Từ hạt Neem có thể tách được dầu Neem bằng phương pháp ép lạnh
hoặc phương pháp chiết suất bằng dung môi thích hợp. Lượng dầu Neem đạt
tỷ lệ từ 25 % - 45% khối lượng nhân hạt Neem. Dầu Neem có màu từ nâu
sáng đến nâu sẫm. Dầu bao gồm phần chính các hợp chất triglyceride (là các
este xuất hiện tự nhiên của các axit béo thông thường và glyxerol) và một
lượng lớn các hợp chất triterpenoid, các hợp chất sunphur, hợp chất nitrogen,
các este,...
Tỷ lệ thành phần các axit béo trong dầu Neem là: axit linoleic từ 616%; axit oleic 25-54%; axit hexadecanoic 16-33% và axit octadecanoic 924%. Tổng lượng axit béo trong dầu Neem chiếm khoảng 52,6% [26].
Trong các hợp chất triterpenoid của dầu Neem có thành phần
Azadirachtin đã được nghiên cứu và xác định có hiệu lực với côn trùng gây
hại. Azadirachtin là sản phẩm trao đổi chất thứ cấp trong hạt Neem. Công
thức phân tử của nó là C35H44O16. Trong dầu hạt Neem, Azadirachtin có hàm
lượng dao động từ 0,2 % - 0,8% phụ thuộc vào chất lượng dầu Neem được
tách ra [26].
Azadirachtin đã được nghiên cứu, xác định cơ chế tác động đến côn trùng
gây hại trong nông nghiệp với hai cách thức sau:
- Có tác dụng gây ngán ăn đối với hơn 200 loài côn trùng
- Có tác dụng gây ức chế sinh trưởng đối với côn trùng
Với đặc tính không bền vững trong điều kiện tự nhiên, có độ độc thấp đối với
động vật máu nóng, chúng gần như không độc với người và gia súc, vì vậy
chúng không gây tác hại lớn tới môi trường.


19


Ngoài Azadirachtin, trong dầu Neem cũng còn chứa nhiều hợp chất là
dẫn xuất của Azadirachtin và cũng thể hiện được hoạt tính sinh học tốt đối với
sinh vật gây hại.
1.3.3. Một số sản phẩm được tạo ra từ Neem và hướng sử dụng dầu hạt
neem làm thuốc bảo quản lâm sản
Cây Neem ở Việt nam có xuất xứ từ Ấn Độ được trồng nhiều ở các tỉnh
Ninh Thuận và Bình Thuận.Từ lâu người dân Ấn Độ đã dùng cây Neem chiết
xuất ra một số hoạt chất dùng làm thuốc bảo vệ thực vật. Tại Việt nam cũng
đã có nhiều nghiên cứu sử dụng dầu chiết xuất từ cây Neem để làm thuốc bảo
vệ thực vật và một số thuốc chữa bệnh.
GS-TS Trần Kim Qui, thuộc Trung tâm Nghiên cứu hóa sinh ứng dụng
TPHCM đã nghiên cứu thành công chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật có tên là
Limo. Sản phẩm Limo đã được đưa vào ứng dụng thử nghiệm hiệu lực diệt
trừ mối mọt trong kho thực phẩm. Kết quả ghi nhận là rất khả quan: ở liều rải
từ 0,4 - 0,5g/m2 hiệu lực diệt mọt ngũ cốc loại Tribolium casteneum đạt 7090%; diệt mọt gạo Sitophilus oryzae đạt từ 75 -85% sau 21 ngày. Trong khi
thuốc diệt mối mọt Phostoxin nhập của ấn Độ chỉ có hiệu lực vào khoảng 50 60% [17].
Năm 2007 công ty Thuốc Sát trùng Việt nam đã sản xuất thành công 2
loại thuốc bảo vệ thực vật Vineem1500EC và Vineem 5000EC có tác dụng
diệt trừ các loại sâu xanh, sâu cuốn lá nhỏ, nấm và vi khuẩn gây bệnh cho lúa
và các loại cây trồng khác. Qua thử nghiệm, hai chế phẩm này rất thích hợp
sử dụng cho công tác phòng trừ dịch hại tổng hợp cây trồng.
Năm 2006, UBND tỉnh Ninh Thuận đã đồng ý cho Trung tâm nghiên
cứu hóa sinh ứng dụng Hóa sinh TP. HCM tiến hành nghiên cứu chiết suất
nhóm Limonoil trong lá, cành và quả hạt Neem thu hái được từ rừng Neem


20

Ninh Phước để chế biến thành 3 loại sản phẩm theo tiêu chuẩn dược phẩm của

Ấn Độ.
Tóm lại, do có khả năng diệt và ức chế sự kháng thuốc của nhiều loại
sâu hại, hoạt chất tách chiết từ cây Neem ở Việt Nam mới chủ yếu được
nghiên cứu để sử dụng làm thuốc bảo vệ thực vật. Đối với thuốc bảo quản lâm
sản năm 2006 TS Nguyễn Thị Bích Ngọc, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam cũng đã tiến hành nghiên cứu sử dụng nguồn nguyên liệu có nguồn gốc
thực vật trong đó có cây Neem để làm thuốc bảo quản lâm sản. Kết quả cho
thấy Neem là một trong số các loại nguyên liệu thực vật có triển vọng trong
việc tạo thuốc bảo quản phòng chống côn trùng hại lâm sản.
Như vậy, tuy đã có một số nghiên cứu về hiệu lực của dầu Neem đối
với côn trùng hại lâm sản trên thế giới và ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu đã
khẳng định khả năng sử dụng dầu Neem làm thuốc bảo quản lâm sản, song
một số vấn đề vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu đó là khả năng ổn định của
thuốc trong gỗ khi tẩm, không bị giảm hiệu lực theo thời gian và ít bị rửa trôi.
Đáp ứng được yêu cầu này thuốc bảo quản lâm sản mới có khả năng kéo dài
tuổi thọ cho lâm sản. Bên cạnh đó việc nghiên cứu kết hợp giữa dầu neem với
các hóa chất khác nhằm nâng cao hiệu lực cho dầu neem cũng là một vấn đề
cần tiếp tục nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu sử dụng dầu Neem làm thuốc bảo
quản lâm sản thành công sẽ có ý nghĩa khoa học và kinh tế khi tạo ra các loại
thuốc bảo quản mới từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên ít gây tác hại cho người
và môi trường.


21

1.4. Cơ sở lý luận về bảo quản lâm sản
1.4.1 Sinh vật hại lâm sản
Các loại lâm sản sau khai thác bị rất nhiều sinh vật phá hại, phương
thức xâm nhập và gây hại rất đa dạng, chủng loại rất phong phú. Có thể chia
sinh vật hại lâm sản làm ba nhóm như sau:

- Nấm hại lâm sản
- Côn trùng hại lâm sản
- Hà hại gỗ
1.4.1.1 Nấm hại lâm sản
Nấm hại gỗ và các lâm sản như tre, nứa rất đa dạng và phong phú
chúng thuộc nhiều giống, nhiều họ, nhiều lớp khác nhau. Việc điều tra xác
định các loài nấm ở nước ta chưa làm được là bao, nhưng theo tài liệu điều tra
khảo sát ban đầu về nấm hại gỗ của Viện điều tra quy hoạch lâm nghiệp
(1970) thì trong rừng các tỉnh phía Bắc Việt Nam đã phát hiện chừng 100 loài
thuộc các họ Polyraceae, Hydraceae, trong đó có khoảng 25-30 loài có tán
nấm. Theo tài liệu của Nguyễn Văn Thống (1982) thu thập trên gỗ mới chặt
hạ để ở bãi và gỗ đang sử dụng bước đầu đã phát hiện được 55 loài thuộc 21
chi 11 họ, 7 bộ của 3 lớp, ngoài ra còn nhiều loài chưa xác định. Điều đó cho
thấy nấm hại gỗ và lâm sản ở nước ta cũng rất đa dạng [ 13], [15].
Nấm xâm nhập vào gỗ và lâm sản bằng 1 trong 2 phương thức hoặc đồng thời
cả hai phương thức sau:
- Sợi nấm từ gỗ bị mục lây lan sang gỗ lành
- Bào tử rơi trên mặt gỗ, mặt vật thể khác rồi nẩy mầm phát triển thành
sợi, sợi này xâm nhập vào gỗ. Khi đã vào được gỗ chúng phát triển duy trì
mọi hoạt động sống, chính quá trình này dẫn đến việc biến màu và phân huỷ
gỗ, tre, nứa. Các công trình nghiên cứu về độc lý học và hoá sinh học, sinh lý


22

học đã cho biết nấm có khả năng tiết ra enzim làm thủng vách tế bào mà
không cần có áp lực cơ học nào. Trong quá trình sợi nấm xâm nhập vào gỗ,
không có sự phân huỷ gỗ, do đó chưa làm thay đổi các tính chất cơ học của
gỗ. Giai đoạn tiếp theo, gỗ chớm bị mục, màu sắc của gỗ sẽ bị thay đổi nhưng
rất khó nhận biết và rất dễ bị lẫn với trường hợp gỗ bị biến màu do phản ứng

của một số hợp chất hoá học trong gỗ gây ra. Theo thời gian, sự biến màu trên
bề mặt gỗ ngày càng rõ hơn, vách tế bào gỗ bắt đầu bị phân huỷ, gỗ có sự
thay đổi đáng kết về màu sắc, cấu trúc và độ bền cơ học. Các loài nấm có sức
phá hoại yếu thường xâm nhập trước vào đối tượng gỗ còn tương đối ẩm. Các
loại nấm này một mặt sử dụng các chất chứa trong tế bào, một mặt phá vách
tế bào nhưng ở mức độ yếu. Chúng không có khả năng phá hại hoàn toàn
vách tế bào gỗ, do vậy trong gỗ ngoài sự biến màu còn có hiện tượng mục
nhẹ. Khi độ ẩm của gỗ giảm nhiều trong tế bào có nhiều khoảng trống do
nước bốc hơi và không khí thay thế, lượng ôxy trong gỗ ngày càng lớn. Đây
là điều kiện thuận lợi cho nhóm nấm có khả năng phá hoại xenluloza và
linhin, chúng làm mất hoàn toàn tính chất cơ học của lâm sản. Các loài nấm
phân huỷ cả linhin, xenlulo và Hemixenlulo gây ra mục trắng. Các loài nấm
phân huỷ xenlulo gây ra mục nâu. Mỗi một loài nấm có một ngưỡng độ ẩm
thích hợp cho quá trình phát triển. Thông thường độ ẩm gỗ trên điểm bão hoà
thớ gỗ là phù hợp nhất cho các loài nấm mục. Khi độ ẩm gỗ trong khoảng 2530%, sự phát triển của nấm chậm lại và dưới 20% nấm sẽ bị ức chế hoàn toàn.
Tuy nhiên, cũng có một số loài nấm mục có nhu cầu về độ ẩm rất thấp còn gọi
là nấm mục khô, thường phát hiện thấy tại các nơi có điều kiện kho ráo như
nhà máy chế biến gỗ, gỗ trong công trình xây dựng...Những loài nấm này cần
rất ít hoặc không cần độ ẩm trong quá trình phát triển. Những loài nấm này
đầu tiên phát triển trong các đống gỗ hoặc trong đất, nơi mà độ ẩm thường
cao, sau đó lan rộng ra tới nguồn gỗ khô là đối tượng phá hoại của nấm.


×