Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

POLIMER Tự phân hủy sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.44 KB, 5 trang )

POLYMER TỰ PHÂN HỦY SINH HỌC
1.KHÁI NIỆM
-Polymer tự phân hủy sinh học là một Polimer được chuyển đổi hoàn toàn thành , ,
khoáng vô cơ và sinh khối do vi sinh vật hoặc trong trường hợp giảm cấp sinh học yếm
khí thì Polimer sẽ chuyển đổi thành , và mùn mà không tạo ra chất độc hại.
-Vật liệu polyme phân hủy sinh học được chế tạo từ một số nhựa chính như LDPE
(polyethylene tỷ trọng thấp) và tinh bột, đặc biệt là tinh bột sắn. Ngoài ra, còn có sự tham
gia của nhiều chất khác như chất trợ phân tán, trợ tương hợp, chất phụ gia phân hủy (gồm
phụ gia quang hóa và phụ gia ôxy hóa). Tất cả những chất đó cấu thành nhựa hạt phân
hủy hay còn gọi là mầm phân hủy.
Các hướng nghiên cứu:
+Tổng hợp polymer phân hủy sinh học trên cơ sở tinh bột.
+Tổng hợp vật liệu phân hủy trên nền nhựa nhiệt dẻo/tinh bột.
+Vật liệu composite phân hủy sinh học trên cơ sở tinh bột và sợi tre.

2.LỊCH SỰ PHÁT TRIỂN
-Các sản phẩm Polymer tự nhiên như hổ phách,
sen-lac (nhực cây ở dạng những tờ hoặc mảnh
mỏng dùng để làm vecni),… đả được con
người khai thác và sử dụng rất lâu trong lịch sử
phát triển loài người thời la mã và trung cổ.
Sau này thổ dân châu Mỹ đã cải tiến kĩ thuật để
làm môi để múc và muỗng từ sừng động vật
trước khi có những sản phẩm hiện đại.
-Sự thương mại hóa Polymer chỉ bắt đầu vào
giữa thế kỉ 19. Các nhà phát minh người Mỹ đã
tìm kiếm 1 vật liệu thay thế ngà voi trong sản
xuất banh billiard và năm 1969 đã tìm ra 1 dẫn xuất xenllulozo.
-Ngày nay, nhu cầu về vật liệu Polymer ngày càng tăng. Với tình hình ô nhiễm môi
trường như hiện nay thì vật liệu Polimer tự phân hủy sinh học sẽ là 1 lựa chọn tốt để bảo



vệ môi trường.
3.SỰ KHÁC NHAU GIỮA POLYMER TRUYỀN THỐNG VÀ POLYMER TỰ PHÂN
HỦY:
-Polymer phân hủy sinh học được sản xuất chử yếu từ nguồn tài nguyên tái tạo được, có
thành phần chính là các polimer tự nhiên nên rất dễ để các vi sinh vật phân hủy.
- Polymer phân hủy sinh học có các thuộc tính:
+Phân hủy được
+Được làm từ nguyên liệu tái tạo
+Thân thiện với môi trường.
-Polymer truyền thống không đáp ứng được các điều trên. Chúng rất khó phân hủy và rất
có hại với môi trường sống vì chúng góp phần làm tăng lượng chất thải rắn và gây ô
nhiễm môi trường.
-Ví dụ về thực trạng việc sử dụng túi nilon ở nước ta:
Túi nilon được làm từ những chất khó phân hủy, khi thải ra môi trường phải mất từ hàng
chục năm cho tới một vài thế kỷ mới được phân hủy hoàn toàn trong tự nhiên. Sự tồn tại
của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước bởi túi nilon lẫn
vào đất sẽ ngăn cản ôxy đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước,
dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng. Nghiêm trọng hơn, môi trường
đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con
người. Trong thực tế, nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi ngấm vào
nguồn nước sẽ xâm nhập vào cơ thể người gây rối loạn chức năng và dị tật bẩm sinh ở trẻ
nhỏ. Túi nilon làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây ứ đọng nước thải và ngập úng
dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, túi nilon còn gây mất mỹ quan và
cảnh quan. Ô nhiễm môi trường do chất thải túi nilon hiện được các nhà môi trường gọi
là “ô nhiễm trắng”.


Theo một khảo sát của cơ quan môi trường, trung bình một người Việt Nam trong 1 năm
sử dụng ít nhất 30 kg các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa. Từ 2005 đến nay, con số này là

35 kg/người/năm. Năm 2000, trung bình một ngày, Việt Nam xả khoảng 800 tấn rác nhựa
ra môi trường. Đến nay, con số đó là 2.500 tấn /ngày và có thể còn hơn. Với tình trạng
này nếu không sớm có giải pháp thì sẽ tới lúc con người sống chung với rác.
Một trong những biện pháp góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường là sản xuất và
sử dụng túi nilon thân thiện môi trường. Cần tăng cường cung cấp cho thị trường loại túi
nilon thân thiện môi trường đồng thời hạn chế sản xuất và cung ứng loại túi nilon khó
phân hủy. Năng lực sản xuất loại túi nilon thân thiện môi trường ở nước ta được đánh giá
là có khả năng với công nghệ trong nước. Ưu điểm của loại túi này có thể thấy rõ ràng là
Thời gian để một túi nilon thân thiện môi trường phân hủy là từ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm,
2 năm hoặc lâu hơn tùy theo yêu cầu của khách hàng. Sau thời gian trên, túi nilon thân
thiện môi trường rã ra thành một loại bột mịn. Trong môi trường như bãi rác, bao bì nhựa
tự hủy càng phân hủy nhanh hơn. Quá trình tự hủy của bao bì nhựa tự hủy ALTA trải qua
hai giai đoạn: Đầu tiên, các phân tử của màng nhựa được giãn ra, trở nên cứng và phân rã
ra thành các mảnh vụn siêu nhỏ do tác động của tự nhiên như ánh sáng mặt trời, ôxy,
nhiệt độ, sau đó chuyển hóa thành carbon dioxide, nước và khối sinh học do các vi sinh
vật hấp thụ nên và tất cả các thành phần này sẽ hòa nhập vào môi trường theo quy trình
sinh học tự nhiên. Sau khi phân hủy sẽ lẫn với rác, đất,… không gây tác hại cho môi
trường, thuận tiện cho việc xử lý rác. Tuy nhiên. do giá thành của bao bì nhựa tự hủy cao
hơn bao bì nhựa thường từ 15 - 20% nên chưa được nhiều khách hàng trong nước lựa
chọn.
4.ỨNG DỤNG
-Trong nông nghiệp:
+ Sản phẩm màng phủ nông dụng, bầu ươm câ

y


+ Bao bì túi đựng tự hủy.

.

Túi phân hủy sinh học

Túi thông thường

-Trong y học:
+Chỉ khâu
+ Thiết bị nha khoa
+ Các thiết bị cố định chỉnh hình
+ Mạch máu phân hủy sinh học
Tài liệu tham khảo:
- />%A3c?p=6#.UZmIa7XKFSs
- />- />%A3it%C3%BAinilonkh%C3%B3ph%C3%A2nh%E1%BB%A7y%E1%BB%9FVi
%E1%BB%87tNamv%E1%BA%A5n%C4%91%E1%BB%81v%C3%A0g%E1%BB
%A3i%C3%BDgi%E1%BA%A3iph%C3%A1pnh%C3%ACnt%E1%BB%ABgi
%C3%A1c%C4%91%E1%BB%99kinht%E1%BA%BF.aspx


/>option=com_content&view=article&id=33&Itemid=17



×