Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nguyên phân các dạng bài tập liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.05 KB, 6 trang )

TÀI LIỆU CỦA KYS – ÔN THI THPT 2018
NGUYÊN PHÂN & CÁC DẠNG BÀI TẬP LIÊN QUAN

I. NGUYÊN PHÂN LÀ GÌ ?
Nguyên phân là quá trình phân bào nguyên nhiễm , quá trình tạo ra hai tế bào có có bộ máy di truyền
trong tế bào giống với tế bào mẹ ban đầu. Nguyên phân có thể thấy ở các tế bào sinh dưỡng và tế bào
sinh dục sơ khai ( tế bào sinh tinh và sinh trứng không có khả năng này)

II. DIỄN BIẾN QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN.
Kết thúc kì trung gian hàm lượng ADN tăng lên gấp đôi trong nhân do ADN đã được nhân đôi ở pha S,
tế bào đã tổng hợp đầy đủ các thành phần để chuẩn bị cho quá trình nguyên phân , phân chia tế bào mẹ
ban đầu để tạo ra hai tế bào con có số lượng và thành phần cấu trúc NST giống với tế bào mẹ ban đầu.

Dựa vào đặc tính của vị trí phân chia trong tế bào người ta chia nguyên phân thành hai giai đoạn : phân
chia nhân và phân chia tế bào chất.

Tài Liệu của Kys – Chia sẻ tài liệu & đề thi chất lượng

THPT 2018 | Trang 1


Phân chia nhân tế bào: Là quá trình phân chia vật chất di truyền trong trong nhân tế bào. Trong quá trình
này hình thái của NST bị biến đổi theo từng giai đoạn. Dựa vào tính chất và sự biến đổi hình thái của NST
trong tế bào người ta chia giai đoạn này thành các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.
Diễn biến của từng kì được mô tả bởi các hình vẽ sau :

Tài Liệu của Kys – Chia sẻ tài liệu & đề thi chất lượng

THPT 2018 | Trang 2



Phân chia tế bào chất : Phân chia tế bào chất bắt đầu diễn ở kì sau của quá trình phân bào .
Ở tế bào động vật
Sự phân chia ở một tế bào động vật bình thường bắt đầu bằng sự thành lập của một rãnh phân cắt
(cleavage furrow) chạy vòng quanh tế bào. Rãnh nầy càng ngày càng ăn sâu vào trong cho đến khi nó
cắt ngang qua tế bào, tạo ra hai tế bào mới.
Ở tế bào thực vật
Vì tế bào thực vật có vách cellulozơ tương đối cứng nên không thể tạo các rãnh phân cắt, do đó sự phân
chia tế bào chất xảy ra theo một cách khác.Vách tế bào phát triển vào bên trong tế bào cho đến khi hai
mép gặp nhau và tách biệt hoàn toàn thành hai tế bào con.

III. Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN PHÂN.


Với sinh vật nhân thực đơn bào; nguyên phân là cơ chế sinh sản.



Với sinh vật nhân thực đa bào: làm tăng số lượng TB giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển, giúp cơ thể
tái sinh các mô hay TB bị tổn thương.

ĐĂNG KÍ NHẬN TÀI LIỆU TỰ ĐỘNG CẢ NĂM HỌC
Quý Thầy/Cô cần file word và chia sẻ tài liệu đến học sinh
Liên hệ trực tiếp Fanpage: Tài Liệu của Kys
Group học tập chất lượng cho học sinh: Gia Đình Kyser

Tài Liệu của Kys – Chia sẻ tài liệu & đề thi chất lượng

THPT 2018 | Trang 3



CÁC DẠNG BÀI TẬP NGUYÊN PHÂN
Dạng 1: Xác định số NST, số cromatit, số tâm động trong một tế bào qua các kì của quá trình nguyên
phân.
Kiến thức cần chú ý:
NST nhân đôi ở kì trung gian và tồn tại ở tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau NST kép bị chẻ dọc tại
tâm động và tác thành hai NST đơn và phân li về hai cực của tế bào
Cromatit chỉ tồn tại ở dạng NST kép, mỗi NST kép gồm có hai cromatit
Mỗi NST dù ở dạng kép hay đơn đều có 1 tâm động, trong tế bào có bao nhiêu NST thì có bấy nhiêu
tâm động
Từ đó ta có thể xác đinh được số NST trong tế bào, số cromatit, số tâm động của một tế bảo qua mỗi kì
của quá trình nguyên phân:
Bảng: Xác định số NST, số cromatit, số tâm động trong một tế bào qua các kì của quá trình nguyên
phân
Trung gian

Kì đầu

Kỳ giữa

Kỳ sau

0

0

0

4n

2n


2n

2n

0

4n

4n

4n

0

2n

2n

2n

4n

( Bảng này các em cần ghi nhớ)
Bài 1: Loài cà chua có bộ NST 2n = 24. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu
NST, cromatit, tâm động có trong tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân.
Trung gian

Kì đầu


Kỳ giữa

Kỳ sau

Hướng dẫn: Vận dụng bảng xác định số lượng NST trong tế bào, số cromatit, số tâm động của mỗi tế bào
qua các kì của quá trình nguyên phân

Tài Liệu của Kys – Chia sẻ tài liệu & đề thi chất lượng

THPT 2018 | Trang 4


Bài 2: Quá trình nguyên phân từ 1 hợp tử ruồi giấm(2n = 8) tạo ra đc 8 tế bào mới.
a) Xác định số đợt phân bào của hợp tử.
b ) Hãy tính tổng số NST, số cromatit,số tâm động có trong 8 tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân
Kì đầu

Trung gian

Kỳ giữa

Kỳ sau

(Gợi ý là phần b các em chú ý ở đây là xác định xác định số lượng NST trong tế bào, số cromatit, số tâm
động trong 8 tế bào)
Bài 3: Ở ruồi giấm 2n = 8. 1 tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng
bao nhiêu trong các trường hợp sau?
A. 4;

B. 8


C. 16

D. 32.

Bài 4: Nếu trong kì đầu của quá trình nguyên phân, một tế bào có 60 crômatit thì sau khi chu kì tế bào kết
thúc, các tế bào con của nó sẽ có số NST là
A. 15

B. 30

C.45

D.6

Bài 5: Ở một loài thực vật, cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong các hợp tử này
nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào
con có 336 crômatit. Số nhiễm sắc thể có trong hợp tử này là
A.14

B.21

C.15

D. 28

Dạng 2: Xác định số tế bào con được sinh ra, số NST môi trường cần cung cấp cho quá trình nhân đôi
Kiến thức cần chú ý:
Số tế bào được tạo ra qua nguyên phân:
Với 1 tế bào:



1 tế bào nhân đôi 1 lần → 2 tế bào →2 1 tế bào



1 tế bài nhân đôi 2 lần → 2×2 tế bào →2 2 tế bào



1 tế bài nhân đôi 3 lần → 2×22 tế bào →2 3 tế bào



------------------------------------------------------------------



Một tế bào trải qua k lần nguyên phân thì sẽ tạo ra 2k tế bào.

Với x tế bào:
x tế bào nguyên phân liên tiếp k lần thì số TB con được tạo thành = 2k.x
Số NST đơn môi trường cần cung cấp cho quá trình phân bào là:
Tài Liệu của Kys – Chia sẻ tài liệu & đề thi chất lượng

THPT 2018 | Trang 5


1 tế bào nguyên phân liên tiếp k lần thì số NST đơn môi trường cần cho quá trình nguyên phân là


2n.( 2k – 1)
x tế bào nguyên phân liên tiếp k lần thì số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình phân bào là:

2n.( 2k – 1) x
Bài tập vận dụng
Bài 1: Một tế bào sinh dưỡng có 2n = 24 tiến hành 5 lần nguyên phân liên tiếp. Tính
a) Số tế bào con được tạo ra khi kết thúc quá trình là ?
b) Số NST môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi ?
Hướng dẫn giải : Áp dụng công thức ta có:
Số tế bào con được tạo ra sau 5 lần nhân đôi là: 2 5 = 32 tế bào
Số NST môi trường cần cung cấp cho quá trình nhân đôi là: (2 5 - 1) × 24 = 744 ( NST)
Bài 2: Có 5 tế bào nguyên phân liên tiếp 5 lần. Số tế bào con được tạo ra là bao nhiêu ?
Hướng dẫn: Áp dụng công thức ta có
Số tế bào con được tạo ra từ 5 tế bào trải qua 5 lần nhân đôi là: 5 x 2 5 = 160 tế bào
Bài 3: Có 7 hợp tử cùng loài cùng tiến hành nguyên phân 3 lần.Trong các tế bào con có chứa tổng số 448
nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Xác định:
a) Tính số tế bào con được tạo ra ?
b) Xác định bộ NST của loài nói trên ?
c) Tính số NST môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi.
Hướng dẫn giải:
a) Số tế bào con được tạo ra là: 7×23 = 56
b)Số NST có trong các TB con là 448 ở trạng thái chưa nhân đôi nên ta có: 56.2n = 448=> 2n = 8
c) Số lượng NST môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi là: 8 x 7 x ( 23 – 1 ) = 392 NST
Bài 4*: Một loài có 2n = 18 NST. Có 10 tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần như nhau tạo ra các tế bào
con, trong nhân của các tế bào con này thấy có 5400 mạch pôlinuclêôtit mới. Số lần nguyên phân của các tế
bào này là
A. 6 lần

B. 5 lần


C. 8 lần

D. 4 lần

Chú ý: 1 NST tương ứng với 1 phân tử ADN = 2 chuỗi polipepetit.

Tài Liệu của Kys – Chia sẻ tài liệu & đề thi chất lượng

THPT 2018 | Trang 6



×