Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.11 KB, 2 trang )
TÀI LIỆU CỦA KYS – ÔN THI THPT 2018
NHIỄM SẮC THỂ
I. HÌNH THÁI VÀ CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
1. Hình thái NST
Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ là 1 phân tử axit nucleotit trần dạng vòng nằm trong vùng nhân không có
màng bao quanh
Ở virut và thức thể khuẩn thì NST là phân tử ADN , ở một số loài virut thì vật chất di truyền có thể là
ARN
* Ở sinh vật nhân thực
Nhiễm sắc thể (NST) là phức hợp cấu tạo gồm ADN và protein chủ yếu là histon
Hình thái NST : đặc trưng cho từng loài và nhìn rõ nhất ở kì giữa của nguyên phân và hình thái NST biến
đổi qua các kì phân bào.
Trong quá trình nguyên phân ở kì trung gian mỗi NST có dạng sợi mảnh để chuẩn bị cho quá trình nhân đôi
ADN ở pha S. Vào kì trước, các NST bắt đầu đóng xoắn, sự đóng xoắn đật đến mức tối đa vào kì giữa. Đến
kì sau, các NST tách nhau ở tâm động trở thành NST đơn đi về hai cực của tế bào. Tới kì cuối NST tháo xoắn
trở về trạng thái mảnh
Số lượng NST :
Ở sinh vật nhân sơ chỉ có 1 phân tử ADN dạng trần có bộ NST đơn bội
Ở sinh vật nhân thực , tế bào sinh dưỡng mang bộ NST lưỡng bội 2n , các NST tồn tại thành từng cặp . Mỗi
cặp có 2 chiếc NST giống nhau về kích thước và các cấu trúc đặc trưng trong đó có 1 NST có nguồn gốc từ
bố và 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
Ở các tế bào sinh dục ( trứng , tinh trùng ) số lượng NST chỉ bằng một nửa số NST trong tế bào sinh dưỡng 1
kí hiệu là n và có bộ NST đơn bội n.
Tài Liệu của Kys – Chia sẻ tài liệu & đề thi chất lượng
THPT 2018 | Trang 1
2. Cấu trúc NST