Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Dự án trang trại chăn nuôi kết hợp tại sóc sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 111 trang )

Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi kềt hợp Sóc Sơn.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------  ----------

THUYẾT MINH DỰ ÁN

ĐẦU TƯ KHU TRANG TRẠI CHĂN
NUÔI KẾT HỢP HUYỆN SÓC SƠN

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần DOLIA
Địa điểm: huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội

------ Tháng 12/2016 -----CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư Dự Án Việt


Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi kềt hợp Sóc Sơn.

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------  ----------

THUYẾT MINH DỰ ÁN

ĐẦU TƯ KHU TRANG TRẠI CHĂN
NUÔI KẾT HỢP HUYỆN SÓC SƠN
CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN


CÔNG TY CỔ PHẦN DOLIA

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
DỰ ÁN VIỆT

ĐỖ HUY MINH

NGUYỄN VĂN MAI

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư Dự Án Việt


Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi kềt hợp Sóc Sơn.

MỤC LỤC

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư Dự Án Việt


Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi kềt hợp Sóc Sơn.

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
 Chủ đầu tư

: CÔNG TY CỔ PHẦN DOLIA

 Giấy phép ĐKKD số:
 Đại diện pháp luật : Đỗ Huy Minh
 Địa chỉ trụ sở


Chức vụ

: Giám đốc

: 27 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành

phố Hà Nội.
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
 Tên dự án
Sơn.

: Dự án khu trang trại chăn nuôi kết hợp huyện Sóc

 Địa điểm xây dựng: Huyện Sóc Sơn – TP. Hà Nội.
 Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý, điều hành và khai thác
dự án.
 Tổng mức đầu tư: 4.689.245.080.000 đồng.
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
UBND Thành phố vừa phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm
2020, định hướng 2030. Quy hoạch thể hiện phát triển chăn nuôi sẽ tập trung
vào phát triển đàn lợn, bò thịt chất lượng cao, bò sữa và gia cầm theo hướng
tăng dần sản lượng con giống; từng bước đưa sản xuất con giống là sản phẩm
chủ lực của ngành chăn nuôi, đem lại giá trị gia tăng cao cho ngành.
Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất
ngành chăn nuôi giai đoạn 2012 - 2020 đạt khoảng 1,6%/ năm, giai đoạn 2021 2030 đạt 1,4%/ năm. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong toàn ngành
nông nghiệp chiếm khoảng 54% (năm 2020) và 58% (năm 2030). Ngay trong
nội bộ ngành, giá trị sản xuất nhóm chăn nuôi gia súc vẫn chiếm tỷ trọng lớn
nhất nhưng giảm dần (61% vào năm 2020 và 50% vào năm 2030). Nhóm ngành
chăn nuôi gia cầm có tỷ trọng tăng dần (20% năm 2020 lên 25% năm 2030). Cơ

cấu nhóm sản phẩm không qua giết thịt có mức tăng tỷ trọng lớn nhất (từ 18%
năm 2020 đến 24% vào năm 2030).

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư Dự Án Việt


Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi kềt hợp Sóc Sơn.

Sản xuất chăn nuôi được quy hoạch theo 3 tiểu vùng: Vùng gò đồi (Mỹ
Đức, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Sơn Tây, Quốc Oai) định hướng phát triển tập trung
các sản phẩm chăn nuôi chủ lực là bò thịt, bò sữa, lợn thịt, các loại con nuôi đặc
sản. Vùng đồng bằng đối với vùng vàn cao (Chương Mỹ, Gia Lâm, Quốc Oai,
Mê Linh, Thanh Oai, Đông Anh) tập trung phát triển chăn nuôi gà, lợn; các vùng
thấp trũng (ứng Hòa, Phú Xuyên, một phần Mỹ Đức) tập trung nuôi thủy cầm
theo hướng trang trại chăn nuôi kết họp với thủy sản. Vùng bãi ven sông (sông
Hồng, sông Đáy, sông Đuống, sông Đà, sông Tích) phát triển chăn nuôi tập
trung theo hướng trang trại gắn với việc bảo vệ vành đai xanh của Hà Nội, các
loại con nuôi chủ yếu là bò thịt, bò sữa, lợn, gà…
Sóc Sơn là một trong ba tiểu vùng (vùng gò đồi) được thành phố định
hướng phát triển tập trung các sản phẩm chăn nuôi chủ lực bò thịt, bò sữa, lợn
thịt. Xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội là một xã có nhiều lợi thế để phát
triển chăn nuôi bò thịt, lợn thịt. Minh Phú cũng đã xác định phát triển chăn nuôi
là hướng đột phá quan trọng để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nâng cao thu nhập thực tế của nông dân, giảm nghèo và phát triển bền
vững.
Đối với các hợp phần sản xuất khác sẽ được Công ty chúng tôi lựa chọn
các địa điểm phù hợp để triển khai theo quy mô của dự án.
Xuất phát từ các mô hình chăn nuôi theo hình thức hộ gia đình và gia trại
của địa phương có hiệu quả thấp, dự án đặt ra nhằm để khắc phục tình trạng
lãng phí đất đai, xây dựng mô hình chăn nuôi hiện đại có quy mô lớn, là mô hình

liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp tạo ra hiệu quả kinh tế cao, cũng
là mô hình điểm của địa phương nhằm nhân rộng ra các địa phương khác.
IV. Các căn cứ pháp lý.
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;
Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương
khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng;

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư Dự Án Việt


Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi kềt hợp Sóc Sơn.

Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc
công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 của Thủ Tướng Chính phủ
V/v Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Quyết định 17/2012/QĐ-UBND ngày 09/7/2012 Về việc phê duyệt Quy
hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến

năm 2030;
Quyết định số 3914/QĐ-UBND ngày 04/9/2012 của UBND thành phố Hà
Nội Về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Sóc
Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
V. Mục tiêu dự án.
V.1. Mục tiêu chung.
+

Xây dựng thành công mô hình chăn nuôi kết hợp trồng trọt trong nông
nghiệp nhằm đảm bảo tính bền vững, vừa bảo vệ cải tạo khu đất, vừa đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng và hướng đến xuất khẩu;

+

Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương;

+

Góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sống tại địa
phương;

+

Đónggóp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận sản xuất thông qua
các khoản thuế;

+

Đồng thời dự án là mô hình điểm sản xuất nông nghiệp theo quy mô công
nghiệp. Hình thành chuỗi sản phẩm khép kín, gia tăng khả năng cạnh

tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

V.2. Mục tiêu cụ thể.
+ Hợp phần nuôi heo:
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư Dự Án Việt


Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi kềt hợp Sóc Sơn.
− Dự án tiến hành đầu tư xây dựng 6 trại heo nái sinh sản, mỗi trại có

quy mô là 2.500 nái sinh sản, hàng năm cung cấp ra thị trường
khoảng 360.000 – 375.000 con heo giống, cung cấp cho nhu cầu
nuôi heo thịt của thị trường trong nước và trực tiếp cung cấp giống
nuôi heo thịt của dự án.
− Đầu tư 11 trại nuôi heo thịt, với quy mô mỗi trại là 30.000 con heo

thịt, mỗi năm nuôi 2 lứa. Như vậy hàng năm dự án cung cấp ra thị
trường khoảng 6.600 tấn thịt hơi, phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong
nước và xuất khẩu. Đồng thời đây là nguồn thịt cung cấp cho nhà
máy chế biến xúc xích của dự án.
− Để chủ động trong việc thay đàn nái sinh sản, dự án tiến hành đầu

tư xây dựng 1 trại nái hậu bị, với quy mô là 10.000 con.
+ Hợp phần nuôi bò:
− Dự án đầu tư xây dựng 10 trại nuôi bò sữa với quy mô 50.000 con,

hàng năm dự án cung cấp ra thị trường khoảng 15.000 con bê cái
giống và 230 triệu lít sữa. Nguồn sữa thu được của dự án là nguồn
nguyên liệu chính cung cấp cho nhà máy chế biến sữa của dự án.
− Số lượng bò đực do đàn bò sinh sản, sinh ra sẽ được chuyển nuôi


bò thịt, dự án đầu tư xây dựng trại nuôi bò thịt với quy mô khoảng
10.000 con, cung cấp bò thịt cho thị trường.
+ Hợp phần giết mổ gia súc tự động: Dự án tiến hành đầu tư xây dựng hệ

thống giết mổ tự động với quy mô là 1.000 con/ngày.
+ Để chủ động trong quá trình chăn nuôi, dự án đầu tư xây dựng nhà máy

chế biến thức ăn chăn nuôi với công suất là 300.000 tấn/năm.
+ Từ nguồn nguyên liệu là heo nuôi thịt, để tăng giá trị sản phẩm, dự án đầu

tư xây dựng xưởng chế biến thực phẩm (xúc xích), với công suất 10
tấn/ngày, tương đương khoảng 3.000 tấn/năm.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư Dự Án Việt


Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi kềt hợp Sóc Sơn.
+ Từ nguồn nguyên liệu sữa nuôi bò ở hợp phần trên, để chủ động chế biến

dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sữa (chế biến sữa tươi) công suất
400.000 tấn/năm.
+ Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu về rau an toàn,

chất lượng cao. Dự án đầu tư xây dựng vùng trồng rau quả theo tiêu chuẩn
VietGAP (GlobalGAP) với quy mô 300 ha, hàng năm cung cấp cho thị
trường khoảng 24.000 tấn rau chất lượng cao.
+ Xây dựng vùng chuyên canh hoa xuất khẩu với quy mô khoảng 200 ha,

hàng năm cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu khoảng 24 triệu

hoa các loại.
+ Để thuận tiên trong việc cung cấp sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu

dùng nội địa, dự án đầu tư hệ thống cửa hàng tiêu thụ sản phẩm với số
lượng là 50 cửa hàng.
+ Nguồn heo chết, bò chết, cũng như các sản phẩm thải từ lò mổ gia súc. Để

tăng giá trị gia tăng của dự án, chúng tôi đầu tư xây dựng trại nuôi cá sấu
để tận dụng nguồn thải trên làm thức ăn cho cá sấu, với quy mô đàn cá
sấu nuôi lấy da là 4.000 con.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư Dự Án Việt


Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi kềt hợp Sóc Sơn.

Chương II
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN

I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.


Địa hình

- Sóc Sơn là một Huyện trung du, đồi núi, nằm trong vùng chuyển tiếp từ
vùng núi Tam Đảo xuống đồng bằng sông Hồng, có địa hình đa dạng, phức tạp
và có độ dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Toàn Huyện được chia
thành 3 vùng với những đặc trưng khác nhau về địa hình:
+


Vùng đồi gò bao gồm 9 xã: Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ, Minh
Trí, Minh Phú, Phù Linh, Hiền Ninh, Quang Tiến, Tân Dân, có cao
độ địa hình từ 15¸200m. Sườn núi có độ dốc 40¸500.

+

Vùng đất giữa bao gồm 8 xã: Phù Lỗ, Phú Cường, Phú Minh,
Thanh Xuân,Tiên Dược, Mai Đình, Tân Minh và thị trấn Huyện, có
cao độ địa hình từ 10¸15m.

+

Vùng trũng gồm 9 xã ven các sông Cầu, Cà Lồ: Trung Giã, Tân
Hưng, BắcPhú, Việt Long, Xuân Giang, Đức Hoà, Xuân Thu, Kim
Lũ, Đông Xuân, có cao độ địa hình từ 4- 9m.

- Với đặc điểm địa hình chia làm 3 vùng rõ rệt tạo điều kiện cho việc định
hướng phát triển kinh tế theo đặc điểm và thế mạnh của từng vùng, tạo nên sự
phát triển đa dạng về kinh tế, văn hoá, xã hội của Sóc Sơn. Đồng thời, với địa
hình dốc tự nhiên, sẽ tương đối thuận lợi cho việc thiết kế hệ thống tiêu thoát
nước trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá ở Sóc Sơn.


Khí hậu

Khí hậu của Sóc Sơn mang đầy đủ những nét đặc trưng của khí hậu vùng
đồng bằng sông Hồng là nóng ẩm hoà trộn và chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng
trung du bắc bộ.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 28o-29oC, chế độ mưa gắn liền với

sự thay đổi theo mùa và đạt mức bình quân hàng năm khoảng 1.676 mm, mùa
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư Dự Án Việt


Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi kềt hợp Sóc Sơn.

mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10. Do địa hình phức tạp và sự khác biệt về
chế độ mưa nên thuỷ lợi là yếu tố hết sức quan trọng và thực sự là biện pháp
hàng đầu tác động mạnh đến kết quả sản xuất nông nghiệp của Huyện.
Nhìn chung, Huyện nằm trong vùng khí hậu tương đối thuận lợi, đặc biệt là
cho sản xuất nông nghiệp với khả năng bố trí nhiều vụ gieo trồng trong năm.


Sông ngòi - thuỷ văn.
Huyện Sóc Sơn có 3 tuyến sông chính chảy qua:

- Sông Cà Lồ chảy qua phía Nam Huyện với chiều dài 20 km, cao độ mực
nước tại Phú Cường: Hmax= +8,99m (ứng với tần suất tính toán P= 10%), lưu
lượng: Qmax= 268m3/s, Q min= 4,5m3/s. Cao trình đê 10,5m, mặt đê rộng 6m.
- Sông cầu bao quanh phía Đông của Huyện từ KM 17 đến KM 28 + 828
dài 11.828 mét với điểm đầu ở Trung Giả (sông Công nhập vào) đến điểm cuối ở
Việt Long. Toàn bộ tuyến đê đã được cứng hoá bê tông với mặt rộng 5m.
- Sông Công chảy qua phía Bắc Huyện với chiều dài 11km, nhập với sông
Cầu tại Trung Giã. Cao độ mực nước: Hmax= 9,3m (với tần suất P=10%), lưu
lượng: Qmax = 1880 m3/s, Qmin= 0,32 m3/s. Ngoài ra, Huyện còn có nhiều hồ
ở vùng đồi gò, trong đó có một số hồ lớn như Hàm Lợn, Đồng Đò, Đồng Quan,
Cầu Bãi... Hệ thống sông ngòi tạo điều kiện cho Sóc Sơn có khả năng phát triển
vận tải thuỷ và đáp ứng được một phần nhu cầu nước tưới cho sản xuất nông
nghiệp. Tuy nhiên là huyện có diện tích đồi gò lớn nhất Thành phố, nên hiện
trạng cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.



Địa chất - tài nguyên khoáng sản.

Địa chất công trình
Đối với vùng đồi núi thấp: Đất có cường độ R ³ 2kg/cm3. Nhìn chung, với
nền địa chất ở khu vực này nếu xây dựng nhà 2-5 tầng hầu như không phải gia
cố nền móng.
Đối với vùng đồng bằng gồm 4 lớp từ trên xuống:
+

Lớp 1: Đất hữu cơ có chiều dày 0,6 - 0,8 m.

+

Lớp 2: Lớp sét nhẹ có ở độ sâu từ 0,6 đến 4-5 m có cường độ trung bình
yếu.

+

Lớp 3: Lớp cát pha hạt mịn có lăng kính sét pha dẻo nằm ở độ sâu 4-5m
đến 25m.

+

Lớp 4: Lớp cuội sỏi có mạch nước ngầm ở độ sâu từ 25m trở xuống.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư Dự Án Việt


Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi kềt hợp Sóc Sơn.


Nhìn chung, điều kiện địa chất như trên là tương đối thuận lợi cho việc gia
cố chân móng của các công trình kiến trúc, nhất là trong xu thế chiếm lĩnh
không gian của các công trình nhà ở hiện nay.
Địa chất thuỷ văn.
Vùng đồng bằng: Nước mạch nông có ở độ sâu 0,7 - 1,3m vào mùa mưa và
3,2m vào mùa khô. Mực nước mạch nông ổn định ở độ sâu 3,1 - 3,2m, áp lực
yếu không ảnh hưởng đến xây dựng công trình.
Vùng đồi núi thấp: mực nước ngầm có ở độ sâu từ 30 - 40m, chiều dày tầng
chứa nước khoảng 4 - 20m tuỳ theo các khu vực từ Bắc xuống Nam. Chất lượng
nước tốt thuộc loại nước nhạt từ mềm đến rất mềm. Hàm lượng sắt cao cần phải
xử lý khi sử dụng.
Huyện có khả năng khai thác ở quy mô lớn. Càng lên phía Bắc, Tây Bắc độ
giàu của tầng chứa nước chính càng giảm xuống.


Tài nguyên.

Khoáng sản
+ Ngoài nguồn tài nguyên nước ngầm, Sóc Sơn còn có nguồn nước mặt của
sông Công, sông Cầu, sông Cà Lồ và nguồn vật liệu xây dựng như: cát vàng, sỏi
và cao lanh với trữ lượng lớn, chất lượng cao. Nổi bật là tiềm năng về cao lanh ở
khu vực xã Minh Phú, Phù Linh, với trữ lượng khá lớn có thể khai thác để phát
triển công nghiệp sứ dân dụng cho địa phương. Ngoài ra, còn có cát vàng, sỏi
khai thác tại sông Công, sông Cầu phục vụ công tác xây dựng cơ bản trên địa
bàn Huyện.
+ Vùng đồi gò Sóc Sơn sẽ càng đóng vai trò quan trọng đối với Thủ đô Hà
Nội trong tương lai. Vai trò đó trước hết thể hiện ở chức năng cải thiện môi
trường sinh thái cho Thủ Đô và ở khả năng đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi cuối tuần
cho người lao động tại các quận nội thành khi Huyện có nhiều khu công nghiệp,

khu chế xuất, các trung tâm thương mại, dịch vụ phát triển mạnh...
Đất đai
Sóc Sơn hiện chiếm tới 30% quỹ đất nông nghiệp của thành phố. Đặc biệt,
trên địa bàn của huyện có cảng hàng không quốc tế Nội Bài và nhiều khu công
nghiệp đã và sẽ là những trung tâm quan tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi
cho phát triển kinh tế xã hội của Sóc Sơn và của Hà Nội trong tương lai, Sóc
Sơn cũng là hướng quan trọng để phát triển và mở rộng thủ đô Hà Nội lên phía
Bắc.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư Dự Án Việt


Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi kềt hợp Sóc Sơn.


Hiện trạng sử dụng đất.

Nhìn chung, trong 5 loại đất của Huyện, nhiều nhất là đất sản xuất nông
nghiệp (chiếm 44,36%), trong đó chủ yếu là đất trồng cây hàng năm. Quỹ đất
nông nghiệp lớn là một thuận lợi cho phát triển nông nghiệp của Sóc Sơn. Đất
lâm nghiệp cũng chiếm một diện tích tương đối lớn (khoảng 14,86% tổng số).
Sóc Sơn vẫn còn có một diện tích khá lớn đất chưa đưa vào khai thác sử
dụng, đó là 1.075,61 ha đất đồi núi và sông suối. Trong đó có một bộ phận diện
tích đất có thể đưa vào khai thác phát triển kinh tế, đặc biệt là loại hình kinh tế
trang trại tại Sóc Sơn.
Nhìn chung, quỹ đất phong phú, đa dạng là một tiềm năng lớn cho phát
triển kinh tế - xã hội của Sóc Sơn.
I.2. Điều kiện xã hội, hạ tầng vùng dự án.


Dân cư – lao động


Đến ngày 31/12/2010, tổng dân số trung bình trên địa bàn Huyện là 293.200
người. Lực lượng lao động của Huyện chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng dân số.
Năm 2009, toàn Huyện có 192.264 lao động, chiếm 67,7%dân số, trong đó chủ yếu là
thuần nông.
Bảng dự báo quy mô dân số Huyện Sóc Sơn đến 2020

Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của huyện Sóc Sơn.


Hiện trạng cơ sở hạ tầng

Giao thông
- Là huyện ngoại thành phía Bắc thủ đô Hà Nội với diện tích là 306. 512.
400 và dân số 266.000 người hệ thống giao thông huyện Sóc Sơn khá đa dạng
bao gồm đường bộ đường sắt đường thủy nội địa và đường hàng không.
- Mạng lưới giao thông đường bộ tổng chiều dài 522km; Đường quốc lộ do
trung ương quản lý 50,18 km. Các tuyến đường Tỉnh lộ do Thành phố quản lý,
tổng chiều dài 43,85km chủ yếu là từ cấp IV đến cấp V với mặt bê tông hoặc
láng nhựa. Các tuyến đường do huyện quản lý gồm 30 tuyến đi liên xã dài
172km.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư Dự Án Việt


Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi kềt hợp Sóc Sơn.

- Quy hoạch chung huyện Sóc Sơn là xác định các chỉ tiêu quy mô và
phương hướng phát triển các khu đô thị các khu công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật
tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nâng cao đời sống theo

hướng ổn định và phát triển bền vững
Thủy lợi
Hệ thống sông ngòi của huyện khá dày đặc , quan trọng nhất là Sông Cầu
sông Công và sông Cà Lồ có ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của huyện. Bên
cạnh đó là hệ thống các suối và nhiều đầm, hồ tự nhiên là nguồn giữ nước quan
trọng vào mùa khô. Đối với vùng gò đồi Sóc Sơn là một phần của nguồn sinh
thủy với mạng lưới suối và sông khá dày từ 1,2-1,5 km/km2.


Cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo vùng của huyện Sóc Sơn.

- Tiểu vùng vùng gò đồi (gọi là tiểu vùng 1): Đất nông nghiệp chiếm 25%
so với toàn Huyện, bình quân đất nông nghiệp là 703 m2/khẩu nông nghiệp, ở
mức cao nhất Huyện. Địa hình gò, đồi cao, thấp chia cắt biến động mạnh, loại
đất chính của tiểu vùng là đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét và đất dốc tụ. Đặc
điểm của tiểu vùng này là sản xuất nông nghiệp trên đất gò đồi dốc. Hạn chế đối
với sản xuất cây ngắn ngày, thế mạnh là trồng rừng, chè, cây ăn quả, theo mô
hình nông - lâm kết hợp.
- Tiểu vùng giữa (gọi là tiểu vùng 2): Mật độ dân cư 889 người/km2. Đất
nông nghiệp chiếm tỷ lệ 26,3% so với toàn Huyện, bình quân đất nông nghiệp
565 m2/khẩu nông nghiệp. Các loại đất chính của tiểu vùng là đất phù sa của
sông Hồng, sông khác có được bồi và không được bồi, đất phù sa có tầng loang
lổ. Đặc trưng về địa hình của tiểu vùng là có các khu vực đất bằng và các khu
cực ruộng bậc thang. Đặc điểm của vùng đất bằng là đất đai tương đối tốt, cơ sở
hạ tầng khá, có điều kiện thâm canh cây lương thực và cây rau màu; có thế mạnh
chăn nuôi lợn nạc, gà công nghiệp và bò sữa, chăn nuôi thuỷ sản; có ngành nghề
và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển.
- Tiểu vùng ven sông và vùng thấp (gọi là tiểu vùng 3). Mật độ dân cư 1164
người/km2. Đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 48,3% so với diện tích toàn Huyện
thuộc loại cao nhất trong 3 vùng. Bình quân đất nông nghiệp là 572 m 2/khẩu

nông nghiệp. Các loại đất chính của tiểu vùng là đất phù sa bị úng ngập. Địa
hình cao thấp không đồng đều, nhiều diện tích thấp trũng. Đặc điểm địa hình của
vùng thấp tập trung ven sông Cầu và hạ lưu sông Cà Lồ, có cốt từ 3,5 - 5 m. Có
gần 1000 ha đất trũng (1vụ) thường hay bị ngập úng ở cuối vụ Xuân, đến giữa
vụ mùa. Sản xuất bấp bênh, có thể áp dụng mô hình sản xuất lúa + cá + vịt và
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư Dự Án Việt


Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi kềt hợp Sóc Sơn.

trên là cây ăn quả. Đặc điểm của vùng bãi ven sông thường bị ngập nặng 1 tháng
vào nước lũ tiểu mãn đầu mùa và một phần vào giữa mùa lũ lớn. Thế mạnh của
vùng là trồng cây màu: ngô, đậu đỗ, dâu tằm, có thể bố trí ở các khu vực đất cao
trồng nhãn, hồng. Vùng này có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản, không thể
trồng cây ăn quả với quy mô lớn.
II. Quy mô sản xuất của dự án.
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường.
1. Dự báo ngành thịt Việt Nam.
a. Tổng quan ngành thịt Việt Nam
Những báo cáo thị trường trong những năm gần đây cho thấy sự gia tăng
mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ các loại thịt tại Việt Nam; dự báo đến năm 2019,
tổng sản lượng tiêu thụ thịt tại Việt Nam sẽ vượt mốc 4 triệu tấn. Chiếm gần
65% tổng sản lượng tiêu thụ, thịt heo vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bữa
ăn của người Việt; tuy nhiên mức tăng trưởng đáng kể ước tính đạt 3-5%/năm
dự kiến sẽ mở ra những triển vọng khả quan cho lượng tiêu thụ thịt gia cầm và
thịt bò trong thời gian tới.
Trái ngược với sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ, tăng trưởng trong
nguồn cung các loại thịt được giữ ở mức ổn định, dao động trong khoảng 13%/năm, dự kiến tổng sản lượng thịt vượt mốc 4.1 triệu tấn vào năm 2019. Mức
tăng trưởng này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường và trong khi nguồn cung
cho thịt heo ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu nội địa, nguồn cung cho thịt bò và

thịt gia cầm lại rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng.
Có nhiều nguyên nhân để lý giải cho sự thiếu hụt trong nguồn cung các loại
thịt tại Việt Nam. Đầu tiên phải kể đến diện tích chăn nuôi và đồng cỏ hạn chế
tại Việt Nam; trong khi nước ta có 4.5 vạn hecta diện tích đồng cỏ để chăn nuôi
bò phát triển, nước Úc có đến 760 vạn hecta diện tích đồng cỏ phục vụ chăn
nuôi bò. Thứ hai, sự thiếu đầu tư của doanh nghiệp nội địa trong những ngành
liên quan đến chuỗi giá trị chăn nuôi gia súc và gia cầm như thức ăn chăn nuôi
hay giống vật nuôi dẫn dến sự lệ thuộc vào nguồn thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
vốn rất đắt đỏ. Lý do cuối cùng được đề cập đến là mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ tại
Việt Nam. 85% gia súc ở nước ta được nuôi ở quy mô nhỏ hoặc hộ gia đình,
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư Dự Án Việt


Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi kềt hợp Sóc Sơn.

điều này dẫn đến sự thiếu bền vững trong năng suất, giá bán, cũng như chất
lượng gia súc.

b. Tiềm năng, thách thức và tầm nhìn cho ngành thịt.
Dựa trên các báo cáo phân tích, Ipsos Business Consulting nhận định triển
vọng phát triển của ngành thịt Việt Nam là rất khả quan dựa trên một nền kinh tế
có tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất châu Á, một cơ cấu dăn số trẻ và
gia tăng trong chi tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt nguồn cung trong thịt
gia cầm và thịt bò tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa phát triển một mô
hình kinh doanh bền vững.
Tuy nhiên, để thành công trên chính sân nhà của mình, các doanh nghiệp
Việt Nam cũng nên cân nhắc những thách thức tiềm ẩn trong ngành; điển hình
như những rào cản thuế quan bị dỡ bỏ sau khi các hiệp định thương mại được kí
kết gây biến động về giá bán trên thị trường, hay thói quen chuộng hàng nhập
khẩu, hàng có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài của một bộ phận người tiêu

dùng Việt Nam.
Một vài chiến lược và hướng phát triển dành cho các doanh nghiệp nội địa
trong ngành thịt như:
+ Phát triển ngang: thiết kể quy mô doanh nghiệp lớn, chịu trách nhiệm

nhiều khâu trong chuỗi giá trị với các hộ chăn nuôi gia đình là những đối
tác vệ tinh.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư Dự Án Việt


Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi kềt hợp Sóc Sơn.
+ Phát triển dọc: mô hình chăn nuôi và phân phối kín nhằm giảm mức độ

cạnh tranh về giá.
+ Tập trung phát triển mô hình kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhằm làm

giảm mức độ lệ thuộc vào các sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.
+ Chăn nuôi theo vùng dựa trên lợi thế địa lý của từng khu vực.

2. Thị trường sữa.
Ngành sản xuất sữa toàn cầu đang đối mặt với thách thức của việc nhu cầu
sữa đang tăng với tốc độ hiện tại trong thập kỷ tới. Trong thập kỷ qua việc buôn
bán sữa bột trên toàn cầu khá ổn định, nhưng kể từ 2006 đã tăng tốc với mức 8%
mỗi năm tính về khối lượng, do điều kiện thắt chặt hơn trên thị trường vốn đã
được thắt chặt. Thương mại trong năm 2011 và dự kiến cả năm 2012 tăng trưởng
10% mỗi năm.
Tăng trưởng thương mại đã được đáp ứng bằng việc sản xuất sữa mạnh hơn
và tăng trưởng xuất khẩu bởi các nhà xuất khẩu lớn, và việc đáp ứng cho giá cả
đang cải thiện để trả cho người sản xuất.


Ghi chú: Infant Powder (Bột sữa trẻ con), Whey Powder (Bột váng sữa), SMP = Skim milk
Powder (Bột sữa nghèo bơ); WMP - Whole milk powder - (Bột sữa toàn phần)
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư Dự Án Việt


Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi kềt hợp Sóc Sơn.

Tăng nhập khẩu sữa bột (ngàn tấn, 2001-2012)

Nhu cầu toàn cầu sẽ vượt quá nguồn cung:
Theo OECD - FAO cho đến năm 2020 sản lượng sữa dự kiến của toàn cầu
sẽ tăng ở mức 2% mỗi năm, trong khi đó nhu cầu về thương mại dành cho các
thị trường đang phát triển sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn nhiều so với năng lực của
các nhà xuất khẩu có thể cung cấp.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư Dự Án Việt


Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi kềt hợp Sóc Sơn.

(Tăng trưởng kinh tế đã qua và kế hoạch ở các thị trường sữa Châu Á đang phát triển)

Cơ hội cho sự tăng trưởng nhu cầu về sữa ở phần thế giới đang phát triển là
đáng kể và sẽ tiếp tục như thế với GDP tăng lên tạo nên tăng thu nhập của các
gia đình. Tại đô thị do tăng di cư sẽ đẩy tăng trưởng nhu cầu sữa nhanh hơn ở
một số vùng khác, vì dân chúng làm việc tại thành phối sẽ kiếm được nhiều tiền
hơn và vì thế sẽ tìm kiếm một chế độ dinh dưỡng tốt hơn và đa dạng trong bữa
ăn của họ.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ dự kiến trong nền kinh tế châu Á và các nước
Đông Bắc Phi (MENA) sẽ tạo cơ hội lớn nhất cho việc mở rộng thị trường sữa.

Ngành sữa cũng sẽ được hình thành như là một yếu tố quan trọng trong việc tạo
nên bữa ăn giàu protein ở các khu vực này.
3. Thị trường rau – quả.
Với những kết quả đạt được trong năm 2015 vừa qua, trong đó nổi bật là
khoảng 2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, cùng với việc thâm nhập được một số
thị trường “khó tính” trên thế giới, ngành rau quả Việt Nam đang được nhiều
chuyên gia dự báo là sẽ có cơ hội và tiềm năng để vươn lên xuất khẩu ấn tượng
trong năm 2016.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư Dự Án Việt


Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi kềt hợp Sóc Sơn.

Dự báo được đưa ra không chỉ dựa trên cơ sở những kết quả đạt được trong
năm qua của ngành rau quả Việt Nam, mà cả từ nhu cầu tiêu thụ của không ít thị
trường vốn được coi là khó tính, như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Liên minh Châu
Âu (EU).
Tính chung đến năm 2015, các mặt hàng rau, quả của Việt Nam đã được
xuất khẩu đến trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó có 10 thị trường chủ
lực, gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc,
Indonesia, Hà Lan, Thái Lan và Singapore. Đây là một trong số không nhiều các
mặt hàng nông sản của Việt Nam đạt được con số ấn tượng trong xuất khẩu, với
khoảng 2 tỷ USD trong năm 2015.
Dù số lượng và kim ngạch xuất khẩu chưa lớn nhưng theo các chuyên gia,
trong bối cảnh các mặt hàng nông sản khác sụt giảm mạnh về kim ngạch xuất
khẩu trong năm qua, thì đây là tín hiệu vui, mang lại tiềm năng và cơ hội cho
ngành rau quả Việt Nam vươn lên, đạt kết quả ấn tượng trong năm 2016.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, hiện các nước nhập khẩu
chỉ còn sử dụng 2 hàng rào kỹ thuật là an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật.
Nếu đáp ứng được 2 hàng rào này thì Việt Nam có khả năng cạnh tranh để xuất

khẩu đi các nước.
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, đặc biệt trong năm 2016, với
việc Việt Nam trở thành thành viên Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP),
thành viên cộng đồng kinh tế ASEAN, càng tạo cơ hội và tiềm năng cho ngành
rau quả vươn lên.
Theo ước tính, tổng dung lượng của thị trường rau quả thế giới hàng năm
khoảng 240 tỷ USD. Riêng 11 quốc gia thành viên Đối tác xuyên Thái Bình
Dương hàng năm nhập khẩu tới hơn 50 tỷ USD hàng rau, củ quả.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mặc dù có nhiều cơ hội và tiềm năng
nhưng ngành rau quả Việt Nam đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách
thức. Trong đó, rào cản lớn nhất hiện nay là tình trạng không đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích tăng trưởng
trên rau, quả vẫn còn phổ biến như: ruồi đục quả, dư lượng thuốc sâu, hàm
lượng kim loại nặng, chất lượng bao bì… còn hạn chế.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư Dự Án Việt


Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi kềt hợp Sóc Sơn.

Để nâng cao kim ngạch xuất khẩu rau quả, giải pháp quan trọng là cần tổ
chức lại sản xuất theo hướng áp dụng công nghệ cao, quy mô lớn, đảm bảo an
toàn thực phẩm.
“Đối với lĩnh vực rau, hoa quả quan trọng nhất là chất lượng vệ sinh an
toàn thực phẩm. Muốn hội nhập sâu, rõ ràng chất lượng phải được nâng lên.
Muốn chiếm được thị trường trong nước cũng phải nâng cao chất lượng. Cho
nên, nhiệm vụ hàng đầu đối với ngành rau quả đó là chất lượng, trong đó là chất
lượng an toàn thực phẩm để tạo ra chuỗi giá trị gia tăng trên nền tảng của chất
lượng an toàn thực phẩm.
a. Những thuận lợi.

Theo Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau trên
thế giới tăng bình quân 3,6%/năm, nhưng mức cung chỉ tăng 2,8%/năm. Mức độ
chênh lệch này phản ánh sự thiếu hụt, mất cân đối giữa cung và cầu về rau trên
thị trường thế giới. Đây cũng là một cơ hội rất tốt nếu chúng ta tìm hiểu và đầu
tư khai thác vào thị trường này.
Trong những năm gần đây, xuất khẩu rau sang thị trường Nga, Trung Quốc
và Indonesia tăng khá mạnh.
Về thị trường xuất khẩu: Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu hàng rau của
nước ta đều tăng ổn định. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang hầu hết các thị
trường chủ lực đều tăng khá mạnh. Năm thị trường đứng đầu về kim ngạch xuất
khẩu hàng rau quả nói chung của nước ta trong những năm gần đây là Nga,
Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Indonesia.
b. Những khó khăn.
Ở nước ta rau là một trong những ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn
nhưng hiện trạng xuất khẩu rau của Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn. Nguyên
nhân là do chi phí vận chuyển tăng cao, phương tiện vận chuyển và bảo quản
còn nhiều yếu kém gây ảnh hưởng đến chất lượng và tiêu chuẩn, giá thành
không có tính cạnh tranh, không đủ khối lượng cung ứng theo yêu cầu, không có
thương hiệu, chất lượng không cao và không đồng đều, phương thức thanh toán
không linh hoạt…
Việc Trung Quốc và Thái Lan vừa ký hợp đồng hợp tác thương mại, thực
hiện thuế xuất nhập khẩu bằng 0 cho rau quả Thái Lan, đã gây khó khăn lớn cho
ngành rau quả Việt Nam vì không thể cạnh tranh bằng giá cả và chất lượng.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư Dự Án Việt


Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi kềt hợp Sóc Sơn.

Để khắc phục khó khăn trên các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này đang
tăng cường và mở rộng các thị trường tiềm năng như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật

Bản, Nga, Pháp, Mỹ, Đức, nhằm giúp hạn chế phụ thuộc vào thị trường Trung
Quốc và gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
II.2. Quy mô đầu tư của dự án.
+ Hợp phần nuôi heo:
− Dự án tiến hành đầu tư xây dựng 6 trại heo nái sinh sản, mỗi trại có

quy mô là 2.500 nái sinh sản.
− Đầu tư 11 trại nuôi heo thịt, với quy mô mỗi trại là 30.000 con heo

thịt.
− Dự án tiến hành đầu tư xây dựng 1 trại nái hậu bị, với quy mô là

10.000 con.
+ Hợp phần nuôi bò:
− Dự án đầu tư xây dựng 10 trại nuôi bò sữa với quy mô 50.000 con.
− Trại nuôi bò thịt với quy mô khoảng 10.000 con.
+ Dự án tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống giết mổ tự động với quy mô là

1.000 con/ngày.
+ Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi với công suất là 300.000

tấn/năm.
+ Xây dựng xưởng chế biến thực phẩm (xúc xích), với công suất 10

tấn/ngày, tương đương khoảng 3.000 tấn/năm.
+ Xây dựng nhà máy chế biến sữa (chế biến sữa tươi) công suất 400.000

tấn/năm.
+ Xây dựng vùng trồng rau quả theo tiêu chuẩn VietGAP (GlobalGAP) với


quy mô 300 ha.
+ Xây dựng vùng chuyên canh hoa xuất khẩu với quy mô khoảng 200 ha.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư Dự Án Việt


Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi kềt hợp Sóc Sơn.
+ Đầu tư hệ thống cửa hàng tiêu thụ sản phẩm với số lượng là 50 cửa hàng.
+ Xây dựng trại nuôi cá sấu để tận dụng nguồn thải trên làm thức ăn cho cá

sấu, với quy mô đàn cá sấu nuôi lấy da là 4.000 con.
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.
III.1. Địa điểm xây dựng.
Huyện Sóc Sơn – TP. Hà Nội
III.2. Hình thức đầu tư.
Dự án tiến hành đầu tư mới.
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.
Bảng nhu cầu sử dụng đất của dự án
STT

Danh mục

ĐVT

Diện tích

1

Hợp phần nuôi heo


ha

29,20

1.1

Trại nái 2.500 con

"

4,72

Chuồng trại

"

0,98

Công trình phụ trợ và HT
ao xử lý thải

"

1,77

Giao thông và cây xanh
cách ly

"


1,97

Trại heo hậu bị 10.000 con

"

7,20

Chuồng trại

"

1,50

Công trình phụ trợ và HT
ao xử lý thải

"

2,70

Giao thông và cây xanh
cách ly

"

3,00

Trại heo thịt 30.000 con


"

17,28

Chuồng trại

"

3,60

1.2

1.3

Số
lượng

Tổng
diện tích
225,59

6

28,31

1

7,20

11


190,08

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư Dự Án Việt


Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi kềt hợp Sóc Sơn.

STT

Danh mục

ĐVT

Diện tích

Số
lượng

Tổng
diện tích

Công trình phụ trợ và HT
ao xử lý thải

"

6,48

Giao thông và cây xanh

cách ly

"

7,20

2

Hợp phần nuôi bò

"

215,25

-

Chuồng trại

"

8,91

-

Công trình phụ trợ và HT
ao xử lý thải

"

16,03


-

Giao thông và cây xanh
cách ly

"

17,81

-

Đồng cỏ

"

150,00

-

Giao thông khu đồng cỏ

"

22,50

3

Hợp phần giết mổ gia súc
tự động


"

0,50

1

0,50

4

Nhà máy sản xuất thức ăn
chăn nuôi

"

1,51

1

1,51

5

Xưởng chế biến thực phẩm
(xúc xích)

"

0,30


1

0,30

6

Nhà máy chế biến sữa tươi

"

1,44

1

1,44

7

Xây dựng đồng ruộng trồng
rau, hoa

"

500,00

1

500,00


8

Cửa hàng tiêu thụ sản phẩm

Ha

0,05

50

2,50

9

Khu điều hành chung

Ha

4,00

1

4,00

Tổng cộng

752,25

10 2.152,48


2.888,32

Như vậy, để đáp ứng mục tiêu đề ra của dự án, nhu cầu về quỹ đất để thực
hiện là 2.889 ha.
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư Dự Án Việt


Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi kềt hợp Sóc Sơn.

Các vật tư đầu vào như: cây giống, vật tư nông nghiệp và xây dựng đều có
bán tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào phục
vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này, dự
kiến sử dụng nguồn lao động dồi dào tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho
quá trình thực hiện dự án.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư Dự Án Việt


Dự án đầu tư khu trang trại chăn nuôi kềt hợp Sóc Sơn.

Chương III
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.
Bảng danh mục quy mô diện tích xây dựng các công trình của dự án
TT
I

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
II
1
-

Danh mục
Hợp phần nuôi heo
Chi phí cho 6 trại nái
Hệ thống chuồng sinh sản 2.500 nái
Nhà mang thai
Nhà nái đẻ
Nhà cách ly
Chuồng nuôi heo hậu bị
Chuồng nuôi heo thịt

Kho cám
Nhà nghỉ trưa công nhân - nhà sát trùng
Nhà vệ sinh công nhân
Nhà đặt máy phát điện
Cổng - tường rào
Tháp nước 12m3
Phòng làm việc kỹ thuật
Bể rửa đan
Sân đường - bãi quay xe
Hệ thống cấp điện
Hệ thống cấp nước
Hệ thống thoát nước
Giếng khoan - trạm bơm
Hầm Biogas - ao nước thải
Hợp phần nuôi bò
Bò sữa sinh sản
Chuồng nuôi bò cái sinh sản
Chuồng nuôi bò đẻ
Chuồng nuôi bê từ 0-12 tháng tuổi
Chuồng nuôi bê cái từ 12-24 tháng tuổi

ĐVT

Số lượng

Trại

6











md
HT



HT
HT
HT
HT
HT

4.692
4.834
305
15.000
396.000
240
110
50
25
2.400
18

120
6
4.500
1
1
1
1
1






400.000
800
160.000
80.000

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư Dự Án Việt


×