Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Quá trình hồi hương của người Do Thái về Palestine và sự thành lập Nhà nước Israel(1930-1948)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 76 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
**************

HOÀNG THỊ LAN

QUÁ TRÌNH HỒI HƢƠNG CỦA NGƢỜI DO
THÁI VỀ PALESTINE VÀ SỰ THÀNH LẬP
NHÀ NƢỚC ISRAEL (1930 – 1948)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG

H À NỘI – 2017

1


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành sâu sắc của mình tới các thầy cô giáo trong
khoa Lịch sử trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 đã cung cấp cho em những kiến
thức trong suốt quá trình học tập tại trƣờng. Đặc biệt là cô Nguyễn Thị Tuyết
Nhung – ngƣời hƣớng dẫn trực tiếp đã giúp đỡ em trong quá trình làm khoa học,
để em hoàn thành đề tài khóa luận của mình.
Bên cạnh đó em xin gửi lời cảm ơn đến bố mẹ, bạn bè và những ngƣời thân của
em đã tạo mọi điều kiện, khích lệ tinh thần và động viên em rất nhiều để vƣợt
qua những khó khăn, rào cản và hoàn thành tốt đề tài này của mình.
Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2017
Sinh viên



Nguyễn Thị Lan

2


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan những nội dung mà em trình bày trong khóa luận này là kết
quả nghiên cứu của bản thân dƣới sự hƣớng dẫn của thầy cô.
Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Lan

3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………………1
1. Lí do chọn đề tài ……………………………………………………………………………… ….5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề……………………………………………………………………..7
3. Đối tƣợng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu……………………………………………9
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ……………………………………………..10
5. Đóng góp của đề tài………………………………………………………………………………10
6. Bố cục của đề tài………………………………………………………………………………….10
Chƣơng 1. QUÁ TRÌNH HỒI HƢƠNG CỦA NGƢỜI DO THÁI VỀ
PALESTINE(1930-1948)………………………………………………………………………...12
1.1. Lí thuyết chung về các cuộc di cƣ trên thế giới…………………………………….12
1.2. Những nhân tố tác động đến quá trình hồi hƣơng của ngƣời Do Thái …….14

1.2.1.Tình hình thế giới…………………………………………….................................14
1.2.2. Chính sách của Đức Quốc xã và Anh quốc…………………………………….17
1.2.3. Sự ủng hộ của Quốc tế …………………………………………… ..................... 27
1.2.4. Quá trình hồi hương của người Do Thái trước năm 1930………………..32
1.3. Quá trình hồi hƣơng của ngƣời Do Thái (1930-1948)…………………………...34
1.3.1. Người Do Thái trở về vùng Palestine……………………………………………..34
1.3.2. Một số nhận xét về quá trình hồi hương của người Do Thái……………..40
Tiểu kết chƣơng 1…………………………………………………………………………………....43
Chƣơng 2. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP NHÀ NƢỚC ISRAEL (1930-1948)…45
4


2.1. Quá trình đấu tranh của ngƣời Do Thái để thành lập một Nhà nƣớc mới…45
2.1.1. Đấu tranh trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao………………………………..45
2.1.2. Các cuộc khởi nghĩa vũ trang, bạo động………………………………………..47
2.2. Sự ra đời Nhà nƣớc Israel……………………………………..................................50
2.2.1. Cơ sở cho sự ra đời Nhà nước Israel……………………………………...........50
2.2.2. Nhà nước Israel được thành lập……………………………………...................52
2.3. Những khó khăn, thách thức đối với nhà nƣớc mới Israel……………………...55
2.3.1. Sự chống đối của các nước Ả Rập…………………………………………….......55
2.3.2. Nội bộ chính trị đất nước chia rẽ……………………………………………........59
2.3.3. Đất nước nghèo tài nguyên…………………………………………….................60
Tiểu kết chƣơng 2………………………………………………………………………………......62
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………....64
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………......67
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………………….......70

5



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Di cƣ là một hiện tƣợng đã diễn ra trong suốt chiều dài của lịch
sử thế giới. Cách đây khoảng 50.000 năm đến 70.000 năm về trƣớc có một làn
sóng di dân nhỏ từ châu Phi đã tìm đến các bờ biển thuộc phía tây châu Á.
Tƣơng tự nhƣ vậy trong thời nguyên thủy, cổ đại trung đại, cận và hiện đại cũng
có những dòng di cƣ khác nhau ở trên khắp các châu lục.
Nguyên nhân của những dòng di dân có thể do nhiều yếu tố tác
động. Có thể là do sự gần gũi về mặt địa lí hoặc nhu cầu tìm kiếm công ăn việc
làm. Cũng có thể do di chuyển từ nơi có trình độ thấp tới nơi có trình độ cao,
hay chiến tranh xung đột giữa các tộc ngƣời, quốc gia.
Trong số các cuộc di cƣ đã diễn ra trên thế giới thì cuộc hồi
hƣơng của ngƣời Do Thái giai đoạn 1930-1948 là một trong những vấn đề nóng
bỏng của thế kỉ XX. Bởi lẽ giai đoạn này lịch sử dân tộc Do Thái cũng nhƣ lịch
sử Đức, các nƣớc châu Âu và ở trên thế giới có nhiều biến động lớn. Các nƣớc
này thực hiện những chính sách khác nhau là một trong những nhân tố tác động
tới quá trình hồi hƣơng của ngƣời Do Thái từ 1930-1948.
Năm 1933, Adolf Hitler trở thành quốc trƣởng Đức và sau đó
quốc gia này nhanh chóng mở rộng chƣơng trình bài Do Thái. Hitler với chủ
nghĩa phân biệt chủng tộc Đức đã khơi dậy đƣợc lòng tự hào và đồng thuận của
ngƣời Đức. Đặc biệt, khi khẳng định rằng nguồn gốc của ngƣời Đức – ngƣời
Aryan – là chủng tộc siêu đẳng còn những chủng tộc khác nhƣ ngƣời Do Thái là hạ đẳng. Giới cầm quyền do Hitler đứng đầu đã ra sức tuyên truyền kích động
chủ nghĩa phục thù, chống cộng sản và phân biệt chủng tộc. Đƣa ra chủ trƣơng
phát xít hóa bộ máy chính quyền và thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai.
6


Dƣới sự thống trị của Hitler, Đức đã chuyển thành một nhà nƣớc phát xít toàn trị
cai quản gần nhƣ mọi mặt của đời sống.
Cũng từ khi Hitler lên nắm chính quyền thì cho thi hành một loạt

các chính sách nhằm giết ngƣời Do Thái vô tội. Những thảm họa Holocaust
đƣợc tạo ra, những phòng giam ngạt hơi, những nhà tù giam ẩm thấp, bẩn thỉu
đƣợc xây dựng nhiều. Mục đích chính và duy nhất là sát hại tất cả những ngƣời
Do Thái ở Đức nói riêng và các nƣớc khác nói chung.
Điều này đã buộc ngƣời Do Thái ở Đức và các quốc gia khác
trên thế giới đặc biệt là ở châu Âu phải hồi hƣơng từ nơi mình đang sinh sống
đến một nơi khác là khu vực Trung Đông. Dƣới ngọn cờ của phong trào phục
quốc Zion thì nhiều làn sóng hồi hƣơng đã về Palestine. Quá trình này diễn ra
mạnh mẽ và chia thành nhiều đợt, đặc biệt là ở giai đoạn 1930-1948. Kể từ năm
1948 trở đi, nơi ngƣời Do Thái tập trung sinh sống đông đảo thì đƣợc thành lập
nên một nhà nƣớc mới đó là: “Nhà nước Israel”.
Nhƣ vậy, quá trình hồi hƣơng của ngƣời Do Thái và sự thành
lập Nhà nƣớc Israel (1930-1948) có nhiều vấn đề phức tạp cần đi sâu nghiên
cứu tìm hiểu. Do đó, thông qua việc tìm hiểu đề tài này góp phần làm rõ thêm
những kiến thức lịch sử trong quá khứ về nguyên nhân tác động tới quá trình hồi
hƣơng của ngƣời Do Thái từ 1930 – 1948. Trong đó chính sách của Đức Quốc
xã đối với ngƣời Do Thái ở châu Âu là một trong những lí do chính dẫn tới quá
trình hồi hƣơng của họ.
Mặt khác, cũng thấy đƣợc quá trình hồi hƣơng và tác động của
quá trình hồi hƣơng đó đến vận mệnh của một dân tộc, sự ra đời của một Nhà
nƣớc mới ở khu vực Trung Đông là: Israel. Từ đây Israel với tƣ cách là một
quốc gia độc lập chính thức xuất hiện trên bản đồ của thế giới, có đƣờng lối đối
ngoại riêng.

7


Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quá trình hồi hương của người
Do Thái về Palestine và sự thành lập Nhà nước Israel(1930-1948)” có ý nghĩa
lí luận và thực tiễn sâu sắc.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài “Quá trình hồi hương của người Do Thái về Palestine và
sự thành lập Nhà nước Israel(1930- 1948)” là một trong những chủ đề nhận
đƣợc sự quan tâm của giới nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, những
công trình nghiên cứu trong nƣớc về đề tài hồi hƣơng của ngƣời Do Thái mới
chỉ đƣợc đề cập một cách khái lƣợc trong một số tác phẩm tiêu biểu nhƣ:
Cuốn sách“Câu chuyện Do Thái - lịch sử thăng trầm của một
dân tộc” của Đặng Hoàng Sa do nhà xuất bản Hồng Đức, xuất bản năm 2016.
Tác giả đã đề cập đến một số vấn đề nhƣ là những đặc trƣng nổi bật về bản sắc
ngƣời Do Thái, dân tộc Do Thái, và những cuộc xung đột giữa ngƣời Do Thái
với ngƣời khác. Nhƣng, do phạm vi đề cập rộng, do vậy tác phẩm chƣa đi sâu
nghiên cứu về những nhân tố tác động đến quá trình hồi hƣơng và quá trình hồi
hƣơng của ngƣời Do Thái trong giai đoạn 1930-1948. Qua đó ngƣời viết sử
dụng tài liệu này để làm tài liệu tham khảo.
Tiếp theo, là cuốn“ Bài học Israel” của Nguyễn Hiến Lê đƣợc
xuất bản bởi nhà Văn hóa năm 1994 đề cập những nội dung nhƣ quá trình hồi
hƣơng của ngƣời Do Thái, công cuộc xây dựng đất nƣớc của ngƣời Do Thái sau
năm 1948.
Cuốn“Nhật kí Anna Frank” là cuốn nhật kí đƣợc tác giả Nguyễn
Văn Quảng dịch xuất bản năm 2005 bởi nhà Thanh niên. Tác phẩm này là
những tâm sự nhật kí hàng ngày một em gái 14 tuổi ngƣời Do Thái ở Hà Lan
viết lên. Mục đích tố cáo tội ác diệt chủng ngƣời Do Thái của Đức Quốc xã
trong Chiến tranh thế giới lần hai, đồng thời là khúc ca ngân lên quyền sống

8


chính đáng và quyền đƣợc hƣởng hạnh phúc của con ngƣời. Qua đó cũng là một
tƣ liệu quan trọng để cho ngƣời viết làm tài liệu tham khảo.
Cuốn sách “Sự trỗi dậy và suy tàn của đế chế thứ ba - Lịch sử

Đức Quốc xã” là một trong những tác phẩm về lịch sử quan trọng nhất của thế
kỉ trƣớc do tác giả Orville Prescott viết trong The NewYork Time. Tác phẩm
này đƣợc dịch ra năm 2007 bởi Diệp Minh Tâm. Nội dung tác phẩm này đƣợc
tác giả Orville Prescott đã trình bày những nội dung về Hitler, về Nazi, về cuộc
thảm sát Do Thái một cách chi tiết.
Tiếp theo là cuốn “Lịch sử Israel” của Albert Martin xuất bản
bởi NewYork Willian Moror and Company năm 2004. Đây là tác phẩm đề cập
về kỷ niệm 60 năm thành lập quốc gia, ông mô tả những khoảnh khắc xác định
trong lịch sử của ngƣời Do Thái. Trong đó có Tuyên bố Balfour năm 1917, Nghị
quyết phân chia của Liên Hợp Quốc năm 1947, và sự ra đời của Nhà nƣớc Israel
vào năm 1948. Sự phát triển tiếp theo của Israel bị chi phối bởi các cuộc xung
đột của Suez, cuộc Chiến Sáu Ngày, chiến tranh tháng Mƣời, chiến tranh Libăng.
Cuốn sách của John W. Toland: “Adoft Hitler - Chân Dung Một
Trùm Phát Xít” xuất bản bởi nhà xuất bản công an nhân dân vào năm 2012 tập
trung khai thác các nguồn thông tin từ các cá nhân có mối quan hệ mật thiết
hoặc có vốn hiểu biết về Hitler cũng nhƣ đã từng chứng kiến con đƣờng vƣơn
tới quyền lực của nhân vật này. Tác phẩm đƣợc đánh giá cao bởi các thông tin
quý giá cùng những nghiên cứu thấu đáo mà sử gia lừng danh ngƣời Mỹ đã dày
công sƣu tập và phân tích.
Ngoài ra, còn có rất nhiều những bài báo, bài viết đăng trên tạp
chí Nghiên cứu Trung Đông và ít nhiều tài liệu của Việt Nam có đề cập đến
những khía cạnh nhất định và ở mức độ khác nhau về quá trình hồi hƣơng của

9


ngƣời Do Thái giai đoạn 1930 -1948, sự thành lập nhà nƣớc Isarel. Từ đó, ngƣời
viết có thêm những nguồn tƣ liệu đa dạng và phong phú.
Tuy nhiên, các tác phẩm này mới chỉ đề cập một cách khái lƣợc
về nạn thảm sát ngƣời Do Thái, về Hitler, về quá trình hồi hƣơng của ngƣời Do

Thái. Hay tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa của ngƣời Do Thái sau khi thành
lập nhà nƣớc Israel năm 1948. Một số tài liệu còn đề cập đến chung chung sơ
lƣợc và thiếu tính hệ thống chi tiết. Song đây chính là những tài liệu hết sức
quan trọng để cho ngƣời viết thực hiện đề tài này.
3. Đối tƣợng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về quá trình hồi hƣơng của ngƣời
Do Thái và sự thành lập nhà nƣớc mới Israel giai đoạn 1930-1948.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để giải quyết vấn đề đƣợc đặt ra, khóa
luận sẽ tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Phân tích những nhân tố tác động tới quá trình hồi hƣơng của
ngƣời Do Thái trong giai đoạn 1930 - 1948.
- Phân tích quá trình hồi hƣơng của ngƣời Do Thái từ 1930-1948
và sự thành lập nhà nƣớc Israel năm 1948 ở khu vực Trung Đông.
- Phân tích những khó khăn, thách thức đối với Isarel sau khi
đƣợc thành lập.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Đề tài này tập trung nghiên cứu vào khoảng thời
gian từ năm 1930 đến năm 1948.
10


- Về không gian: Đề tài này tập trung nghiên cứu các vấn đề về
quá trình hồi hƣơng của ngƣời Do Thái ở châu Âu, Trung Đông và sự thành lập
nhà nƣớc mới Israel năm 1948.
Sở dĩ lấy mốc trong giai đoạn 1930-1948 là vì trong khoảng thời
gian này quá trình hồi hƣơng của ngƣời Do Thái diễn ra rất phổ biến ở châu Âu
tới khu vực Trung Đông. Năm 1930 là năm bắt đầu quá trình hồi hƣơng diễn ra
đông đảo, ngƣời Do Thái từ rất nhiều nơi nhƣ nƣớc Đức, Hà Lan và một số

nƣớc khác trên khu vực châu Âu tới khu vực này. Nguyên nhân là năm 1930 khi
Hitler lên nắm chính quyền cho thi hành một loạt các cuộc thảm sát và quá trình
hồi hƣơng này nhằm thoát khỏi cuộc thảm sát Holocaust - sự giết ngƣời dã man
của Đức Quốc xã.
Và mốc kết thúc cho đề tài nghiên cứu là năm 1948 do năm 1948
sau khi ngƣời Do Thái hồi hƣơng đông đảo về khu vực Trung Đông thì đã thành
lập một nhà nƣớc mới là “Israel”. Từ đây một nhà nƣớc mới đƣợc xuất hiện
trên bản đồ thế giới.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Nguồn tƣ liệu: Tài liệu tham khảo là các công trình nghiên cứu:
sách, báo cáo khoa học, các bài báo, tạp chí của các nhà nghiên cứu ở trong và
ngoài nƣớc.
Về phƣơng pháp nghiên cứu: sử dụng phƣơng pháp lịch sử ngoài
ra còn sử dụng phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp niên đại, đồng đại để xác
minh đối chiếu giữa các sự kiện, nội dung lịch sử và xác minh tƣ liệu lịch sử.
5. Đóng góp của đề tài
- Dựng lên bức tranh toàn cảnh về quá trình hồi hƣơng của ngƣời
Do Thái và sự thành lập nhà nƣớc Israel.

11


- Là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến lịch sử thế
giới.
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung
khóa luận đƣợc chia làm 2 chƣơng:
Chương 1:Quá trình hồi hương của người Do Thái về Palestine
(1930-1948)
Chương 2 : Quá trình thành lập nhà nước Israel (1930-1948)


12


Chƣơng 1
QUÁ TRÌNH HỒI HƢƠNG CỦA NGƢỜI DO THÁI VỀ
PALESTINE(1930-1948)
1.1. Lí thuyết chung về các cuộc di cƣ trên thế giới
Khái niệm và hình thức về di cƣ
Trong lịch sử xã hội của loài ngƣời, di cƣ là một hiện tƣợng xã
hội diễn ra từ rất sớm ở tất cả các châu lục trên thế giới. Do đó, để có cái nhìn
sâu sắc và thật chính xác về những nguyên nhân, quá trình và hậu quả di cƣ thì
việc làm rõ những khái niệm, hình thức di cƣ là một trong những việc làm quan
trọng. Mặt khác cũng để hiểu rõ hơn về quá trình hồi hƣơng của ngƣời Do Thái
về Palestine (1930-1948).
*Khái niệm “di cư”
“Di cư” có nhiều định nghĩa khác nhau và không thống nhất một
khái niệm chung nào cả. Tùy theo các yếu tố về kinh tế, chính trị và thậm chí là
vị trí địa lí, mục đích di cƣ của con ngƣời thì ngƣời ta có những định nghĩa về di
cƣ khác nhau.
Theo PGS.TS Nguyễn Nam Phƣơng trong cuốn “Giáo trình dân số
và phát triển” năm 2011 đƣa ra định nghĩa về di cƣ: “là hình thức di chuyển
dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác mang đặc trưng
thay đổi nơi cư trú thường xuyên, theo những chuẩn mực không gian và thời
gian nhất định. Chính yếu tố những chuẩn mực không gian và thời gian này có
13


thể linh hoạt thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu nghiên cứu, quan sát, làm nên sự đa
dạng và phong phú của rất nhiều loại di cư”[5; tr.112].

Nếu hiểu theo định nghĩa trên, có thể thấy mỗi hiện tƣợng di cƣ bao
giờ cũng gồm hai mặt: một mặt là rời bỏ chỗ ở cũ (xuất cƣ) và mặt khác là đến
một nơi ở mới khác hẳn so với chỗ trƣớc kia (nhập cƣ) về mặt vị trí địa lí.
Xuất cƣ: là quá trình chuyển đi của cƣ dân từ một vùng, một quốc
gia này sang một vùng hay một quốc gia khác để sinh sống thƣờng xuyên hoặc
tạm thời (trong một khoảng thời gian dài).
Nhập cƣ: là quá trình chuyển đến của dân cƣ từ một vùng, một
quốc gia khác để sinh sống thƣờng xuyên hay tạm thời (trong một khoảng thời
gian dài).
Cả hai quá trình xuất cƣ và nhập cƣ đều có những ảnh hƣởng đến
cơ cấu và động lực tăng dân số của một vùng hay một quốc gia. Nhất là quá
trình nhập cƣ đôi khi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành dân cƣ ở một
số khu vực.
Nhƣ vậy, di cƣ có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Nhƣng có thể
hiểu “di cư” là thuật ngữ mô tả quá trình con ngƣời di chuyển ra khỏi một địa
điểm nào đó và đến một nơi khác để sinh sống hay lập nghiệp trong khoảng thời
gian nhất định.
*Các hình thức di cư
“Di cư” diễn ra với nhiều hình thức và có nhiều cách phân loại
khác nhau. Tùy theo dấu hiệu nhất định để phân loại di cƣ nhƣ: căn cứ vào hình
thức tổ chức, căn cứ vào địa bàn di cƣ,...
Đối với phân loại di cƣ theo hình thức tổ chức có thể phân chia
ra thành di cƣ có tổ chức và di cƣ không có tổ chức.
Di cƣ có tổ chức là sự di chuyển dân cƣ đƣợc thực hiện theo các
chƣơng trình nhằm đáp ứng mục tiêu nhất định do nhà nƣớc vạch ra và đƣợc
nhà nƣớc trực tiếp chỉ đạo, tổ chức.

14



Di cƣ không có tổ chức là ngƣời di cƣ tự ý tổ chức di cƣ. Họ phải
trang trải mọi phí tổn và sự tạo ra công ăn việc làm cho bản thân mình tại nơi cƣ
trú trên cơ sở thực hiện một số thủ tục cần thiết đối với đối với chính quyền địa
phƣơng.
*Nguyên nhân dẫn đến sự di cư
Có rất nhiều nguyên nhân tác động đến sự di cƣ của con ngƣời từ
nơi này đến nơi khác trong đó có các nhân tố về điều kiện tự nhiên, nhân tố điều
kiện kinh tế - xã hội, chính trị, quân sự,...
Các nhân tố về điều kiện tự nhiên: Ảnh hƣởng của điều kiện tự
nhiên đến hiện tƣợng di cƣ thông qua các nhân tố về vị trí địa lí, điều kiện địa
hình, khí hậu, đất đai, tài nguyên. Trong các yếu tố này, vị trí địa lí là yếu tố
quan trọng tác động đến sự di cƣ.
Các nhân tố về điều kiện kinh tế - xã hội: Các nhân tố kinh tế xã hội tác động đến sự di cƣ có nhiều nhƣ: sự phân công lao động theo lãnh thổ,
sự chênh lệch trong trình độ phát triển giữa các vùng, các chính sách phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia hay địa phƣơng. Ngoài ra, còn có yếu tố thu nhập
và khả năng có việc làm. Sự chênh lệch về thu nhập và khả năng có việc làm là
động lực mạnh mẽ trong di cƣ.
Những ngƣời di cƣ thƣờng phải ra đi vì sự thiếu thốn, thấp kém
trong thu nhập hay do không có việc làm. Do đó, họ đến một nơi mới có khả
năng đáp ứng nhu cầu việc làm của họ, tăng thêm thu nhập cho bản thân và gia
đình.
Các nhân tố về chính trị: Ảnh hƣởng của chính trị cũng là yếu tố
quan trọng dẫn tới sự di chuyển của các dòng dân cƣ. Sự biến động của chính trị
khiến cho xã hội bất ổn định, kinh tế không phát triển. Do vậy những ngƣời
sống trong quốc gia đó buộc phải đến một nơi ở mới để đảm bảo tính mạng của
mình.
1.2. Những nhân tố tác động đến quá trình hồi hƣơng của ngƣời Do Thái

15



1.2.1. Tình hình thế giới
Sau khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc vào năm
1918, vấn đề phân chia quyền lợi và phạm vi chiếm đóng thuộc địa đƣợc hoàn
tất. Nhƣng dƣờng nhƣ mọi vấn đề giữa các nƣớc thắng trận và các nƣớc bại trận
vẫn chƣa dừng lại ở đó. Những mâu thuẫn và bất ổn đều đƣợc chứa đựng trong
hòa ƣớc Vécxai-Oasinhtơn. Các nƣớc thua trận này đều tìm cơ hội để có thể xóa
bỏ hòa ƣớc bằng cách tiến hành phát xít hóa bộ máy chính quyền nhà nƣớc và
chờ đợi cơ hội để có thể tiến hành một cuộc chiến tranh mới.
Mặt khác, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) bùng
nổ đã chấm dứt thời kì ổn định của chủ nghĩa tƣ bản cùng với ảo tƣởng về một
kỉ nguyên hòa bình của thế giới. Điều này đã làm cho những mâu thuẫn giữa các
nƣớc trong hệ thống chủ nghĩa đế quốc trở nên cực kì gay gắt.
Trong bối cảnh đó đã hình thành nên những xu hƣớng khác biệt
trong việc tìm kiếm con đƣờng phát triển giữa các nƣớc tƣ bản. Các nƣớc không
có hoặc có ít thuộc địa gặp nhiều khó khăn về vốn, nguyên liệu và thị trƣờng đã
đi theo con đƣờng phát xít hóa chế độ chính trị. Họ thiết lập nền chuyên chính
khủng bố công khai nhằm cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của
mình. Các nƣớc Đức, Italia, Nhật Bản là điển hình cho xu hƣớng này tiến hành
phát xít hóa chính quyền và chuẩn bị cho cuộc chiến tranh đòi phân chia lại thị
trƣờng, thuộc địa.
Quá trình phát xít hóa chính quyền đƣợc tiến hành ở ba nƣớc này
thì đã dẫn tới 3 lò lửa đó là: lò lửa chiến tranh ở Viễn Đông (nƣớc Nhật Bản), lò
lửa chiến tranh nguy hiểm nhất ở châu Âu (nƣớc Đức) và lò lửa chiến tranh thứ
hai ở châu Âu (nƣớc Italia).
Nhật Bản là nƣớc đầu tiên có tham vọng phá vỡ hệ thống
Vécxai-Oasinhtơn bằng sức mạnh quân sự. Từ năm 1927, Thủ tƣớng Nhật
Tanaca đã vạch một chiến lƣợc chiến tranh toàn cầu và đệ trình lên Thiên hoàng
16



dƣới hình thức bản “Tấu thỉnh”. Trong đó khẳng định phải dùng biện pháp là
chiến tranh để có thể xóa bỏ những “bất công mà Nhật phải chấp nhận” trong
các hiệp ƣớc Oasinhtơn. Hơn nữa, Nhật còn đề ra kế hoạch để mở rộng xâm
lƣợc Trung Quốc và từ đó có thể xâm lƣợc trên toàn thế giới.
Ở Đức, lò lửa chiến tranh thế giới nguy hiểm nhất đã xuất hiện ở
châu Âu với việc Hitler lên cầm quyền vào tháng 01-1933. Có thể nói, ngay sau
Hòa ƣớc Vécxai lực lƣợng quân phiệt Đức đã nuôi chí phục thù, cũng từ đây đã
mở đầu cho một thời kì đen tối trong lịch sử nƣớc Đức. Việc Hitler lên cầm
quyền không chỉ là một sự kiện thuần túy của nƣớc Đức, mà còn đánh dấu một
bƣớc ngoặt quyết định trong lịch sử Quan hệ quốc tế. Từ đây Hitler thực hiện
dần việc thanh toán hệ thống Véc-xai và chuẩn bị chiến tranh thế giới mới nhằm
thiết lập quyền thống trị thế giới.
Việc làm đầu tiên của Hitler sau khi lên nắm quyền là tái vũ
trang nƣớc Đức và thoát khỏi những ràng buộc của Quốc tế để chuẩn bị cho
những hành động xâm lƣợc sau đó.
Mặc dù là nƣớc thắng trận nhƣng Italia không thỏa mãn với việc
phân chia thế giới theo Hòa ƣớc Vécxai. Tham vọng của nƣớc này là muốn mở
rộng ảnh hƣởng ở vùng Bancăng, chiếm đoạt các thuộc địa ở châu Phi, làm có
lợi cho mình và làm chủ vùng biển ở Địa Trung Hải...
Do đó, để xem xét lại Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn thì giới cầm
quyền phát xít ở Italia chủ trƣơng quân sự hóa nền kinh tế, tăng cƣờng chạy đua
vũ trang và thực hiện chính sách bành trƣớng xâm lƣợc ra bên ngoài.
Nhƣ vậy, vào cuối những năm 30 của thế kỉ XX, Quan hệ quốc
tế đã trở nên vô cùng căng thẳng và phức tạp. Sự chuyển hóa mâu thuẫn giữa
các nƣớc đế quốc tƣ bản chủ nghĩa đã dẫn tới sự hình thành hai khối đế quốc thù
địch nhau. Một là khối trục phát xít do Đức, Italia, Nhật Bản cầm đầu, hai là
khối đế quốc do Anh, Pháp, Mĩ cầm đầu. Hai khối đế quốc này mặc dù mâu
17



thuẫn gay gắt với nhau về vấn đề thị trƣờng và thuộc địa nhƣng lại thống nhất
với nhau trong việc chống lại Liên Xô. Những điều này đã khiến cho một cuộc
chiến tranh thế giới ngày càng căng thẳng và trở nên khó tránh khỏi.
Cuộc chiến tranh lan rộng trên khắp toàn cầu và diễn ra trên
nhiều mặt trận: Mặt trận Tây Âu, mặt trận Xô - Đức, mặt trận Bắc Phi, mặt trận
châu Á – Thái Bình Dƣơng. Cuộc chiến tranh diễn ra trong vòng 6 năm từ năm
1939 đến năm 1945 và trải qua 4 giai đoạn phát triển chính. Đây là cuộc chiến
tranh có quy mô lớn nhất trong lịch sử nhân loại, phá hoại nhiều cơ sở vật chất,
gây ra thiệt hại lớn về ngƣời và của của các nƣớc tham chiến.
1.2.2. Chính sách của Đức Quốc xã và Anh quốc
* Chính sách của Đức Quốc xã
Tháng 8 năm 1919, Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa gọi tắt là
Quốc xã đƣợc thành lập bao gồm các phần tử theo chủ nghĩa dân tộc Đức cực
đoan. Các thủ lĩnh Quốc xã đứng đầu là A.Hitler đã ra Cƣơng lĩnh và hô vang
khẩu hiệu phục thù.
Adolf Hitler (1889-1945) là lãnh tụ của lực lƣợng SA năm 1930,
sau đó là Thủ tƣớng Đức từ năm 1933-1945, là Tƣ lệnh tối cao Quân lực kiêm
Bộ trƣởng chiến tranh 1938-1945 của nƣớc Đức. Hitler đã thiết lập chế độ độc
quyền quốc gia xã hội của Đệ tam Đế quốc, cấm chỉ tất cả các đảng đối lập và
giết hại các đối thủ. Cũng chính Hitler đã châm ngòi nổ cho cuộc Chiến tranh
thế giới thứ hai. Trong những hậu quả nhiều mặt và kéo dài của cuộc đại chiến
thế giới lần thứ hai để lại, điều gây nỗi ám ảnh khủng khiếp nhất chính là thảm
họa Holocaust. Nhất là ở châu Âu những con ngƣời đã và đang sẽ còn nhớ mãi
về thảm họa khốc liệt này, cho dù hơn 6 thập niên đã trôi qua.
Một trong những vấn đề gay cấn của lịch sử là chính sách của
Đức Quốc xã đã tác động rất nhiều và nghiêm trọng tới ngƣời Do Thái. Đây là
18



một trong những nhân tố khiến cho ngƣời Do Thái phải hồi hƣơng từ châu Âu
nói chung, nƣớc Đức nói riêng tới một nơi khác là khu vực Trung Đông để tránh
cuộc thảm sát. Chính quyền Đức lúc này, cụ thể là Đức Quốc xã đã đƣa ra
“Thuyết phân biệt chủng tộc” và chủ trƣơng bài Do Thái. Sau này dần hình
thành nên thảm họa Holocaust.
“Thảm họa Holocaust là tên gọi cuộc thảm sát của phát xít Đức
nhằm giết toàn bộ người Do Thái. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với
nhiều kẻ đồng lõa từ các quốc gia khác nhau, phát xít Đức đã giết hơn 6 triệu
người Do Thái trên khắp châu Âu. Phong trào bài trừ Do Thái nổ ra từ khi
Hitler lên nắm chính quyền vào tháng 1 năm 1933 - thời điểm được nhiều nhà
sử học đánh dấu sự mở đầu của kỉ nguyên Holocaust”[12; tr.11].
Trong thuật ngữ của tiếng Hy Lạp, Holocaust đƣợc gọi là
“Shoah” (Thảm họa lớn) và đƣợc sử dụng thông dụng ở một số ngôn ngữ khác.
Nói về chính sách của Đức Quốc xã thì cần tìm hiểu từ nguyên
nhân và điểm xuất phát của chính sách tàn ác này. Đó là từ tƣ tƣởng và lòng thù
hận của Hitler - ngƣời đứng đầu Quốc xã. Hitler cho rằng mình đã tìm ra những
đối tƣợng phải chịu trách nhiệm vì đã khiến nhân dân Đức lạc lối.
Hitler khẳng định nhƣ vậy bởi lẽ ông còn chịu ảnh hƣởng bởi tƣ
tƣởng của Chamberlain (1855-1927) - một nhà khảo luận ngƣời Đức gốc Anh,
biết đến qua những tác phẩm về chủng tộc và chủ nghĩa bài Do Thái tôn vinh
ngƣời Đức. Tƣ tƣởng về sự “thuần chủng” dân tộc của ông gây ảnh hƣởng
mạnh mẽ đến tƣ tƣởng của Hitler về chủng tộc.
Hitler thuở nhỏ làm phụ lễ trong nhà thờ Công giáo, có thể đã
mang thành kiến bài trừ Do Thái từ đó, khi lớn lên ông có một ngƣời bạn gái ở
Munich. Tuy nhiên, cô này bỏ Hitler để chạy theo một anh Do Thái và có bầu
với anh này ở Viên-Áo.

19



Bà nội Hitler là Maria Anna Schickelgruber, bà làm bếp cho một
ông Do Thái giàu có là Frankenburger và bị mang bầu sinh ra Alois là cha của
Hitler, ông Do Thái đó cấp dƣỡng cho mẹ con tới năm Alois 14 tuổi. Nhƣ vậy,
cha thật của Hitler mang huyết thống ½ Do Thái, đến Hitler là ¼ Do Thái.
Cha Hitler rất nóng tính, thƣờng đánh đập cậu bé Adolf này, ngƣợc lại bà mẹ rất
hiền từ, sau này đi đâu Hitler cũng mang ảnh mẹ theo. Năm 13 tuổi cha chết,
năm 18 tuổi mẹ chết vì ung thƣ. Vì vậy, Hitler gán tội cho Bác sĩ Do Thái không
chữa lành cho mẹ.
“Đối với Hitler, quá khứ - với mọi cảnh tồi tàn, cô đơn và thất
chí - đều lui vào bóng tối, dù quá khứ ấy đã định hình tư tưởng và tố chất của
ông ta cho đến trọn đời. Bây giờ, cuộc đại chiến sau ấy đã mang đến cái chết
cho hàng triệu người, nhưng cũng mang đến cho người thanh niên 24 tuổi ấy
bước khởi đầu của một cuộc đời mới” [19; tr.88].
Hitler và nhiều ngƣời Đức còn tin rằng nƣớc Đức bị thua trận
trong Đệ Nhất thế chiến lần thứ I (1914-1918) là do bọn tả phái Cộng sản tự do
quá khích gây ra, điều này càng làm tăng lên lòng hiềm khích vốn có với ngƣời
Do Thái.
Đảng Lao Động Đức khi Hitler gia nhập 1919 chỉ có 40 đảng
viên, không có ngân sách, chủ trƣơng dân tộc cực đoan, chống Do Thái, chống
Cộng sản, chống tƣ bản giầu sụ,...Giống nhƣ nhiều đảng hữu phái mọc lên ở
Đức vào khoảng 1920, họ đổ tội cho chính trị gia đâm sau lƣng chiến sĩ, cho
300 nhà tài phiệt ngân hàng tài chính Do Thái trên thế giới.
Hitler khẳng định rằng mình bắt đầu trở thành ngƣời bài Do Thái
kịch liệt ngay từ lúc ở Vienna khi phát hiện ra rằng ngƣời Do Thái là “một đạo
diễn toan tính, trơ tráo và có trái tim đá” gây ra tệ nạn mại dâm. Rằng trên thế
giới âm nhạc và hội họa ở Vienna là do ngƣời Do Thái quản lý,... Sự căm ghét
bệnh hoạn của Hitler với ngƣời Do Thái cứ âm ỉ nhƣ thế cho đến khi Hitler lên
20



nắm quyền Quốc trƣởng của nƣớc Đức và bùng nổ cùng với chủ nghĩa dân tộc
hẹp hòi và tƣ tƣởng phục thù của Đức Quốc xã.
Phân biệt chủng tộc và chính sách bài Do Thái là những giáo lý
cơ bản của chế độ Đức Quốc xã dựa trên niềm tin của họ về sự hiện hữu của
một chủng tộc thƣợng đẳng ƣu việt.
Triết lí của Hitler là chủng tộc nào thông minh hơn, khoẻ mạnh
hơn, thích nghi với môi trƣờng tốt hơn sẽ là chủng tộc có quyền tồn tại. Chủng
tộc nào dốt nát, ốm yếu và kém thích nghi với môi trƣờng sẽ bị đào thải. Hậu
quả của triết lý bệnh hoạn này là sáu triệu ngƣời Do Thái trên khắp châu Âu đã
bị cƣớp đi mạng sống chỉ trong giai đoạn ngắn ngủi từ 1939-1945. Tại thời điểm
này dân tộc Do Thái tƣởng nhƣ đã bị xóa xổ trên thế giới.
Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, khái niệm
“người Aryan” dần dần đã bị những ngƣời theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan của
châu Âu biến tƣớng thành khái niệm “chủng tộc Aryan”. Các văn bản lịch sử đã
cố gắng mô tả ngƣời Aryan là những ngƣời có những “ưu điểm vượt trội”: Đó
là những “người quí phái” hoặc “chúa đất”. Trong thực tế, ngƣời Aryan đã
chinh phục một dải đất vô cùng rộng lớn từ Á sang Âu. “Thành tích vượt trội”
này của ngƣời Aryan đã làm nức lòng những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc ở châu
Âu cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Đến những năm 1920, Chủ nghĩa Quốc Xã Đức đã nâng lý
thuyết “chủng tộc Aryan” lên đến tầm mức cực kỳ bệnh hoạn: Chủng tộc Aryan
là chủng tộc thƣợng đẳng có quyền thống trị thế giới. Từ đó dẫn tới những hậu
quả chính trị xã hội vô cùng tệ hại cho đến ngày nay, và đỉnh cao là thảm họa
Holocaust.
Những ngƣời trong Đức Quốc xã mặc nhiên công nhận sự tồn tại
của cuộc xung đột giữa chủng tộc Aryan thƣợng đẳng (bao gồm dân tộc Đức và
các dân tộc gần gũi) đƣợc giao nhiệm vụ cao cả. Đó là nô dịch những chủng tộc
21



hạ đẳng, hỗn tạp nhƣ ngƣời Pháp, đặc biệt là ngƣời dân Do Thái - giống suy tàn.
Trên phƣơng diện lịch sử ngƣời Do Thái cũng nhƣ tất cả các dân tộc khác, có
nền văn hóa rực rỡ và lâu đời, họ cũng có bản sắc dân tộc và tƣ tƣởng riêng.
Ngoài ra, việc đƣa ra thuyết chủng tộc bài trừ ngƣời Do Thái
còn nhằm mục đích chính trị. Đó là tập hợp đông đảo ngƣời Đức đi theo Đức
Quốc xã để làm tay sai cho họ, đề cao tinh thần dân tộc Đức và theo đuổi tƣ
tƣởng bài ngoại đối với những ngƣời Do Thái.
Hitler ra một loạt các đạo luật để đối phó với ngƣời Do Thái ví
dụ một đạo luật tên là luật Nuyrembe đƣợc ban hành năm 1935. Theo đó, ngƣời
Do Thái (The Jews) bị bài trừ nhƣ: trẻ em Do Thái không đƣợc học trong trƣờng
học của ngƣời Đức, việc buôn bán và các hoạt động dịch vụ của họ bị tẩy chay.
Trên các đƣờng phố không hiếm cảnh thanh niên ngƣời Đức đã tiến hành đốt
những cuốn sách của tác giả Do Thái.
Một trong những chính sách thâm độc khác của Đức Quốc xã đó
là thành lập một trại tập trung để giam cầm và đày đọa ngƣời Do Thái. Tính đến
thời điểm tháng 3 năm 1935, đã có 7 trại tập trung đƣợc dựng lên để nhốt những
ngƣời Do Thái. Họ bị giết bằng hơi ngạt Zyklon B, khoảng 2,5 triệu ngƣời bị
giam cầm mà Hitler cho là thuộc chủng hạ đẳng “cỏ dại và dịch hạch”[1; tr.20].
Hầu hết những ngƣời không bị giết trong các phòng hơi ngạt thì cũng bị chết vì
đói, lao động quá sức, bệnh tật, hành quyết đơn lẻ, và các thí nghiệm y khoa.
Khi nói đến phòng hơi ngạt thì đài phát thanh của Anh đã nói
đến đây là cách tốt nhất để giết ngƣời thật nhanh và mau gọn. Bọn Đức Quốc xã
bắt ngƣời Do Thái phải đeo sao để phân biệt, buộc phải nhƣợng xe đạp. Có
những ngƣời bị cấm đi tàu điện và lái xe, họ phải mua bán trong những cửa
hàng riêng ghi rõ: “Cửa hàng Do Thái” mà chỉ đƣợc phép mua bán từ 15 đến
17 giờ.

22



Sau 8 giờ tối họ bị cấm ra khỏi nhà, cũng không đƣợc ở nhà
ngƣời thân quen. Hơn nữa, họ còn bị cấm đi xem hát, xem phim hay lui tới
những nơi giải trí. Cấm chơi bất kỳ môn thể thao công cộng nào. Cấm đến bể
bơi, sân chơi tennit, bãi chơi hốc cây hay một địa điểm luyện tập.
Những điều luật khắc nghiệt mà Đức Quốc xã thực thi đối với
ngƣời Do Thái đƣợc ghi chép lại rất nhiều. Trong cuốn nhật kí của Anna Frank,
cô cũng đã kể lại trong đó có đoạn:
“Ngày 20 tháng 6, các người Do Thái bị bắt buộc phải nộp các
xe đạp. Họ không được dùng xe điện, đi xe hơi ngay cả ngồi trên xe của họ.
Người Do Thái bị cấm ra đường trong khoảng thời gian từ 8 giờ tối tới 6 giờ
sáng, bị cấm không được ngồi trong vườn của họ sau 8 giờ tối”[6; tr.10].
Họ bị đối xử thật thậm tệ và họ thƣờng xuyên bị la mắng. Những
tù nhân sống trong các trại tập trung bị chửi mắng là “lũ Do Thái khốn kiếp”,
“đần độn”, “loài sâu bọ, côn trùng”,... Phụ nữ bị ép buộc phục vụ những tên
lính S.S. Họ mặc những bộ quần áo rách, nếu may mắn thì đƣợc mặc những bộ
quần áo sọc đen trắng. Họ sống trong những gian gỗ xà lim dài, không đƣợc sơn
bằng gỗ sồi xù xì, vô cùng bẩn thỉu và nếu trời mƣa thì bị dột nhƣ ở ngoài trời.
Chỗ ở không gian sinh hoạt quá tồi tệ và bữa ăn cũng không khá khẩm gì với
họ. Bữa sáng và bữa trƣa thƣờng là cà phê, củ cải trắng, khoai tây, thi thoảng
nấu với cá khô ƣơn. Những tù nhân may mắn đƣợc làm công việc thu dọn bắp
cải ở kho thì có thể kiếm đƣợc ít vụn bắp cải để thêm vào bữa ăn của họ.
Đức Quốc xã ra luật quy định ngƣời Do Thái sống trên đất nƣớc
Đức, có quốc tịch Đức cũng sẽ bị loại trừ khỏi đời sống chính trị ở Đức. Họ
không đƣợc công nhận là công dân Đức, không có quyền bầu cử, không đƣợc
làm việc tại các công sở. Họ bị cấm nhiều điều khoản khác nhƣ: cấm hôn nhân
và quan hệ ngoài hôn nhân giữa hai chủng tộc Do Thái và Aryan, cấm ngƣời Do
Thái thuê ngƣời làm Aryan dƣới 35 tuổi.
23



Trong vài năm kế tiếp, khoản 13 nghị định bổ sung cho Luật
Nuyrembe đã đặt ngƣời Do Thái hoàn toàn ngoài vòng pháp luật. Các trƣờng
học Do Thái kể cả những nhà bác học, trí thức, văn nghệ sĩ,... đều phải trốn đến
các quốc gia lân cận. Theo đó quyền công dân chỉ đƣợc trao cho những ngƣời
mang dòng máu Đức. Luật quy định những ai trong vòng ba đời huyết thống có
ngƣời thân là ngƣời Do Thái (dù chỉ có một ngƣời) sẽ bị tính là ngƣời Do Thái.
Từ đó, những cuộc thảm sát ngƣời Do Thái đƣợc đẩy lên đỉnh điểm thành “Đại
diệt chủng Do Thái”.
Tại các vùng mà Đức quốc xã chiếm đƣợc, Hitler đều cho xây
dựng các trại tập trung, nơi họ nhốt giam những ngƣời mà họ cho là thù địch của
Đế chế, tức là những ngƣời theo chủ nghĩa Cộng sản. Bao gồm những lực lƣợng
chống đối Hitler, ngƣời Do Thái, và tất cả những ngƣời bị cho là đe dọa Đế chế
phát xít. Các trại này đƣợc lập ra để đàn áp sự nổi dậy, gây ra sự sợ hãi trong
dân chúng và ngăn chặn những cuộc nổi dậy trong tƣơng lai. Trại đầu tiên đƣợc
thành lập tại Daucha vào ngày 23/03/1933, chỉ hai tháng sau khi Hitler lên làm
Quốc trƣởng của Đức Quốc xã thì Daucha đã trở thành nơi huấn luyện lính của
S.S, và trở thành hình mẫu cho các trại khác học theo.
Theo quyết định của “Phương án cuối cùng” thì đã có 6 trại
hành quyết đƣợc xây dựng năm 1942 khắp Ba Lan với mục đích giết hại tù nhân
Do Thái một cách bài bản và có hệ thống. Hệ thống các trại đƣợc mở rộng trong
quá trình Đức chiếm đóng Ba Lan và mục đích của họ là đa dạng, một số từng là
trại trung chuyển, một số là trại lao động cƣỡng bức và một số trại nhƣ tử thần.
Những khu này đƣợc cách li hoàn toàn ra một khu vực riêng,
xung quanh đều có những hàng rào sắt và bức tƣờng vây kín, cổng cao tƣờng.
Thậm chí nhiều khu còn cho xây dựng có dây điện bao bọc xung quanh hàng
rào, cùng với những mảnh thủy tinh vỡ đƣợc găm trong xi măng, xung quanh có
điện sáng vào ban đêm và những tên lính đi lại tuần tra liên tục.

24



Cuộc sống của những ngƣời Do Thái trong các Holocaust vô
cùng cực khổ, thƣờng xuyên phải đối mặt với cái chết cận kề. Hơn 70 năm qua
kể từ thảm cảnh Holocaust, nhƣng lò thiêu vẫn là nỗi ám ảnh của nền văn minh
nhân loại. Đa phần những ngƣời sống sót mang trong mình suốt đời vết thƣơng
âm ỉ cả về thể xác lẫn tinh thần của họ, nỗi kinh hoàng thƣờng trực và dai dẳng
trong những năm tháng ấy đã khiến cho cuộc đời họ là một “vết nhơ” không thể
nào có thể xóa bỏ đƣợc. Đó là việc làm có tính hệ thống và thật chi tiết rõ ràng,
đƣợc lên kế hoạch một cách tỉ mỉ sẵn có từ trƣớc.
“Trước kia người ta thù oán, căm hận nổi đóa lên mà chém giết
cho hả, lần này tụi Đức Quốc xã của Hitler tàn sát Do Thái một cách bình tĩnh,
có kế hoạch, có tổ chức đúng theo tinh thần khoa học, cho nên ghê gớm, rùng
rợn vô cùng, không tiền khoáng hậu trong lịch sử nhân loại” [3; tr.37]
Nhƣ vậy, chính sách của Đức Quốc xã là một trong những
nguyên nhân quan trọng dẫn đến phong trào hồi hƣơng của ngƣời Do Thái. Việc
tàn sát ngƣời Do Thái của Đức quốc xã đã buộc hàng triệu ngƣời Do Thái phải
đi tìm cách rời bỏ châu Âu trở về quê hƣơng khi mà châu Âu đã bị Đức quốc xã
chiếm. Do vậy, các tổ chức trên thế giới hiện nay nhƣ Liên Hợp Quốc đã đƣa ra
những biện pháp đề phòng nhằm tránh những hành động tƣơng tự có thể xảy ra.
*Chính sách của Anh quốc
Năm 1917, khi Chiến tranh thế giới thứ nhất sắp bƣớc vào giai
đoạn kết thúc thì Ngoại trƣởng Anh Arthur Balfour tích cực xúc tiến thành lập
Palestine cho ngƣời Do Thái. Ông đã gửi bức thƣ vạch kế hoạch trên cho lãnh
đạo phong trào phục quốc Do Thái Rothschild và viết thƣ cho Chiam Weizmann
- ngƣời đứng đầu phong trào Zion lúc bấy giờ.
Trong thƣ, Ngoại trƣởng Arthur Balfour cam kết chính phủ Anh
sẽ thành lập một nhà nƣớc cho dân tộc Do Thái ngay trên mảnh đất Palestine.
Tại Palestine, Anh đề xuất vấn đề hòa giải giữa các cộng đồng Ả Rập và Do
25



×