Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Phát triển ngôn ngữ sớm cho trẻ 0 – 3 tuổi bằng thẻ flashcard theo phương pháp Glenn Doman

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 71 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

======

VŨ THỊ VÂN

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ SỚM
CHO TRẺ 0 – 3 TUỔI BẰNG THẺ FLASHCARD
THEO PHƢƠNG PHÁP GLENN DOMAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

Th.S. VŨ THỊ TUYẾT

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Th.S Vũ Thị Tuyết đã dành thời gian
và tâm huyết để giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của
Ban giám hiệu cùng các cô giáo, các bậc phụ huynh Trƣờng mầm non Song ngữ
Spring House Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội.
Trong khoảng thời gian có hạn, mặc dù đã cố gắng hết mình song chắc
chắn rằng khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận
đƣợc sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô để bài khóa luận của tôi đƣợc hoàn
thiện hơn.


Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Vũ Thị Vân


MỤC LỤC
Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ..................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................... 4
5. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 5
Phần 2: NỘI DUNG CHÍNH ................................................................................. 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIẾN ...................................... 6
1.1. Đặc điểm tâm lý, sinh lý, ngôn ngữ của trẻ 0 – 3 tuổi ........................................ 6
1.1.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ 0 – 3 tuổi ...................................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm sinh lý của trẻ 0 – 3 tuổi...................................................................... 7
1.1.3. Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 0 – 3 tuổi................................................................. 8
1.1.3.1. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong năm thứ nhất ...................................... 8
1.1.3.2. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong năm thứ hai......................................... 9
1.1.3.3. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong năm thứ ba .......................................... 9
1.2. Phƣơng pháp giáo dục Glenn Doman với thẻ học liệu flashcard ................... 10
1.2.1. Vài nét về nhà giáo dục Glenn Doman............................................................. 10
1.2.2. Phƣơng pháp giáo dục Glenn Doman ............................................................... 12
1.2.3. Thẻ flashcard ......................................................................................................... 18
1.3. Thực trạng sử dụng thẻ flashcard để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 0 – 3 tuổi theo
phƣơng pháp Glenn Doman ........................................................................................... 19

TIỂU KẾT ............................................................................................................ 23
Chƣơng 2: SỬ DỤNG THẺ FLASHCARD ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
SỚM CHO TRẺ 0 – 3 TUỔI THEO PHƢƠNG PHÁP ................................... 25
GLENN DOMAN ............................................................................................... 25


2.1. Sử dụng thẻ FlashCard để phát triển ngôn ngữ sớm cho trẻ 0 – 3 tuổi.......... 25
2.1.1. Công dụng thẻ flashcard ..................................................................................... 25
2.1.2. Tiêu chuẩn thẻ flashcard ..................................................................................... 25
2.1.3. Cách sử dụng thẻ flashcard trong phát triển ngôn ngữ sớm cho trẻ 0 – 3
tuổi theo Phƣơng pháp giáo dục Glenn Doman ......................................................... 27
2.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng thẻ flashcard để phát triển
ngôn ngữ sớmcho trẻ 0 – 3 tuổi theo phƣơng pháp Glenn Doman ........................ 32
2.2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................................ 32
quả và liên quan chặt chẽ đến vấn đề nghiên cứu. ................................................... 32
2.2.2. Một số biện pháp đƣợc đề xuất .......................................................................... 39
TIỂU KẾT ............................................................................................................ 45
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM: ........................................................... 47
SỬ DỤNG THẺ FLASHCARD ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ SỚM CHO
TRẺ 0 – 3 TUỔI TẠI TRƢỜNG MẦM NON .................................................... 47
SPRING HOUSE THÁI THỊNH– HÀ NỘI ........................................................ 47
3.1. Vài nét về trƣờng mầm non Spring House.......................................................... 47
3.2. Nội dung chƣơng trình đào tạo của trƣờng mầm non Spring House ............. 49
3.4. Thực nghiệm sƣ phạm: Sử dụng thẻ flashcard để phát triển ngôn ngữ sớm cho
trẻ 1 - 2 tuổi tại trƣờng mầm non Spring House ........................................................ 54
3.4.1. Thực nghiệm trên cá nhân trẻ............................................................................. 54
3.4.2. Thực nghiệm trên nhóm trẻ ................................................................................ 56
3.6. Phiếu điều tra khả năng ngôn ngữ của trẻ sau thực nghiệm ............................ 58
3.6.1. Phiếu 1 .................................................................................................................... 58



Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là một hiện tƣợng xã hội đặc biệt, tồn tại và phát triển theo sự
tồn tại và phát triển của xã hội loài ngƣời. Ngôn ngữ là phƣơng tiện nhận thức
và giao tiếp hữu hiệu nhất của con ngƣời. Nhờ có ngôn ngữ, con ngƣời mới có
phƣơng tiện để nhận thức và thể hiện sự nhận thức của mình, để giao tiếp và hợp
tác với nhau. Nói đến sự phát triển của xã hội không thể không nói đến vai trò
đặc biệt quan trọng của ngôn ngữ.
Đối với trẻ em, ngôn ngữ cũng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc phát triển tƣ duy, hình thành và phát triển nhân cách, là công cụ để giao
tiếp, học tập, vui chơi. Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ
cho trẻ. Ngôn ngữ là phƣơng tiện để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, là cơ sở
của mọi sự suy nghĩ, công cụ của tƣ duy. Thông qua ngôn ngữ, trẻ nhận thức thế
giới xung quanh chân thực, chính xác, rõ ràng, sâu và rộng. Ngôn ngữ giúp trẻ
tích cực, sáng tạo trong hoạt động trí tuệ, do vậy việc phát triển trí tuệ không thể
tách rời việc phát triển ngôn ngữ. Ngôn ngữ còn có tác dụng to lớn trong việc
hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở trẻ, góp phần không nhỏ vào việc
trang bị cho trẻ những hiểu biết về các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, rèn
luyện những tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với xã hội trẻ đang sống.
Ngôn ngữ cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tác động có mục đích, có
hệ thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp và hiểu biết đúng đắn
cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội và nghệ thuật, giáo dục trẻ lòng yêu
cái đẹp và năng lực tạo ra cái đẹp. Ngoài ra, ngôn ngữ cũng tham gia vào quá
trình chăm sóc, vệ sinh để phát triển thể lực cho trẻ. Tóm lại, có thể khẳng định,
ngôn ngữ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển toàn
diện đức -trí - thể - mĩ cho trẻ.

1



Giai đoạn 0 – 3 tuổi là giai đoạn não bộ của trẻ phát triển mạnh nhất, các tế
bào thần kinh đang phát triển rất nhanh về số lƣợng và chất lƣợng nên có khả
năng tiếp nhận thông tin rất tốt, đặc biệt là các thông tin về mặt hình ảnh, âm
thanh, màu sắc, lời nói, từ vựng. Chính bởi vậy, có thể nói đây là thời kì vô cùng
tiềm năng để phát triển ngôn ngữ sớm cho trẻ, tạo nền tảng vững chắc, giúp trẻ
nói đúng, chính xác và có vốn từ phong phú, đa dạng làm cơ sở cho sự phát triển
toàn diện sau này của trẻ.
Phƣơng pháp giáo dục sớm Glenn Doman với chƣơng trình “Dạy trẻ biết
đọc sớm” thông qua các thẻ flashcard đƣợc đánh giá là một trong những phƣơng
pháp giáo dục tiến tiến, hiện đại và khoa học trên toàn thế giới. Flashcard giúp
dạy chữ sớm cho trẻ. Dạy chữ sớm bằng các thẻ flashcard giúp trẻ phát triển não
phải, ngôn ngữ nói, bổ sung vốn từ phong phú. Ngoài ra dạy chữ bằng flashcard
còn giúp trẻ luyện trí nhớ, biết đọc sớm nhằm tạo niềm đam mê đọc sách từ bé,
tiếp cận kho tàng kiến thức khổng lồ của loài ngƣời.
Mặc dù mang lại nhiều hiệu quả, tuy nhiên việc phát triển ngôn ngữ sớm
cho trẻ 0 – 3 tuổi bằng thẻ flashcard theo phƣơng pháp giáo dục Glenn Doman
vẫn chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi do cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn cũng nhƣ
năng lực và trình độ chuyên môn của giáo viên còn nhiều hạn chế.
Chính bởi những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Phát triển ngôn ngữ sớm cho
trẻ 0 – 3 tuổi bằng thẻ flashcard theo phƣơng pháp Glenn Doman” để nghiên
cứu, tìm hiểu nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ đƣợc hiệu quả và toàn diện nhất.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phƣơng pháp Glenn Doman là một phƣơng pháp giáo dục sớm phổ biến
trên thế giới hiện nay, có tác dụng kích thích trí thông minh sớm của trẻ bằng
cách sử dụng các thẻ flashcard hay dotcard (thẻ chữ và thẻ số). Cùng với các
phƣơng pháp giáo dục khác nhƣ Montessori, Shichida,… phƣơng pháp Glenn
Doman là một trong những phƣơng pháp giáo dục sớm giúp phát triển toàn diện

2



cho trẻ trên tất cả các lĩnh vực nói chung và ngôn ngữ nói riêng. Phƣơng pháp
này đƣợc áp dụng ở nhiều nƣớc trên thế giới trong đó cóViệt Nam.
Trên thế giới, phƣơng pháp Glenn Doman với các thẻ flashcard hay dotcard
đƣợc biết đến qua các nghiên cứu về bộ não ngƣời, đặc biệt là não phải. Nhƣ
chúng ta đã biết, bộ não đƣợc chia làm hai phần là não trái và não phải. Nhiều
nghiên cứu cho thấy, một ngƣời có thông minh hay không phần lớn đƣợc quyết
định bởi việc phát huy chức năng của não phải. Nhiều thiên tài nhƣ An – be
Anhxtanh, Lê – ô – na đờ Vanh – xi,… cũng đều sử dụng hầu hết não phải và
chỉ sử dụng 10% não trái. Điều đặc biệt là não phải có khả năng ghi nhớ đƣợc
hình ảnh rất nhanh, chính xác mà không cần ý thức, không cần phân tích. Tuy
nhiên, đến 6 tuổi trở đi não phải nhƣờng chỗ cho não trái phát triển, trong đó 0 –
3 tuổi là thời điểm vàng để kích thích và phát triển não phải, nếu bỏ qua giai
đoạn này trẻ vĩnh viễn không bao giờ có khả năng làm lại. Thẻ flashcard với các
tiêu chuẩn về kích thƣớc, màu sắc, hình ảnh, chất liệu rất phù hợp để giúp não
phải phát triển. Các nghiên cứu về flashcard cũng cho thấy rằng, khi tráo thẻ,
các thông tin hiển thị sẽ vô thức đƣợc thấp thụ bởi bán cầu não phải. Nói cách
khác, đó là một bài tập thể dục đào tạo cho não phải. Học tập trở nên tự động, tự
nhiên và nhanh chóng. Bài tập thể dục có thể kích hoạt bộ nhớ chụp ảnh của não
phải, giúp trẻ ghi nhớ hình ảnh, mặt chữ cùng những âm thanh kèm theo.Chính
bởi những lợi ích của thẻ flashcard, các nghiên cứu về phƣơng pháp Glenn
Doman hiện nay tiếp tục nghiên cứu sâu về chuẩn kích thƣớc, màu sắc, hình
ảnh, chất lƣợng của thẻ flashcard để tác động và kích thích lên não phải sao cho
đạt hiệu quả nhất.
Ở Việt nam, nhìn chung phƣơng pháp Glenn Doman với thẻ flashcard để
phát triển ngôn ngữ sớm cho trẻ mới chỉ đƣợc biết đến trong một vài năm trở lại
đây và chƣa thực sự phổ biến. Hầu hết phƣơng pháp này mới chỉ đƣợc các giáo
viên, bậc cha mẹ phụ huynh ở các thành phố lớn biết đến và dạy tại nhà cho con


3


em của mình mà chƣa đƣợc áp dụng tại rộng rãi tại các trƣờng mầm non. Hơn
nữa, việc hiểu biết đầy đủ và chính xác về cách thức sử dụng thẻ flashcard hay
phƣơng pháp Glenn Doman còn rất hạn chế. Các đề tài nghiên cứu về việc sử
dụng thẻ flashcard theo phƣơng pháp Glenn Doman còn rất hạn hẹp và sơ bộ.
3. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu này, tôi mong muốn các giáo viên, các nhà giáo dục
và các bậc phụ huynhhiểu rõ về phƣơng pháp giáo dục Glenn Doman, thấy đƣợc
hiệu quả và lợi ích từ việc sử dụng thẻ flashcard để phát triển ngôn ngữ sớm cho
trẻ 0 – 3 tuổi cũng nhƣ biết cách sử dụng phƣơng pháp này để phát triển ngôn
ngữ sớm cho trẻ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiến của đề tài.
- Nghiên cứu phƣơng pháp Glenn Doman và các thẻ flashcard trong phát
triển ngôn ngữ cho trẻ 0 – 3 tuổi.
- Đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả việc sử dụng thẻ flashcard
trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ0 - 3 tuổi theo phƣơng pháp Glenn Doman.
- Thực nghiệm sƣ phạm chứng minh tính hiệu quả việc sử dụng thẻ
flashcard để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 0 – 3 tuổi theo phƣơng pháp giáo dục
Glenn Doman.
5. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Phát triển ngôn ngữ sớm cho trẻ0 – 3 tuổi bằng thẻ flashcard theo phƣơng
pháp Glenn Doman.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Trẻ 0 – 3 tuổi.
- Phƣơng pháp Glenn Doman và các thẻ học liệu flashcard ngôn ngữ.


4


6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận.
- Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phƣơng pháp xử lý số liệu.

5


Phần 2: NỘI DUNG CHÍNH
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIẾN
1.1. Đặc điểm tâm lý, sinh lý, ngôn ngữ của trẻ 0 – 3 tuổi
1.1.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ 0 – 3 tuổi
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, khi trẻ ở độ tuổi 0 – 3 là giai đoạn
cực kì quan trọng cho sự phát triển, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách
và phát triển não bộ, trong đó có ngôn ngữ. Nắm bắt đƣợc những đặc điểm tâm
lý đó của trẻ chính là chìa khóa đểgiáo dục trẻ tốt nhất.
Hai tháng đầu đời là thời kì cơ thể trẻ hoàn thiện và làm quen với môi
trƣờng bên ngoài. Trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào ngƣời chăm sóc. Từ tháng thứ 3,
trẻ bắt đầu giao tiếp với ngƣời lớn. Những cuộc trò chuyện, tiếp nhận những
cảm xúc tích cực (âu yếm, vuốt ve…) từ những ngƣời chăm sóc sẽ giúp trẻ phát
triển ngôn ngữ và khám phá thế giới.
Từ 15 - 36 tháng tuổi, đây là giai đoạn trẻ bắt đầu phát hiện ra rằng, còn rất
nhiều điều thú vị ở bên ngoài. Và đồ vật trở thành tâm điểm chú ý của trẻ.
Những tấm thẻ flash với hình ảnh, chữ, số, màu sắc, kích thƣớc, chất liệu phù
hợp không chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mà còn cung cấp các kiến thức về
thế giới xung quanh vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, để có thể hiểu về
flashcard hay bất cứ đồ vật nào khác, trẻ nhận ra rằng, mình cần phải tiếp xúc

với ngƣời lớn. Đây đồng thời cũng là cơ sở và động lực để giúp trẻ phát triển
ngôn ngữ. Ở giai đoạn này, câu của trẻ sẽ phát triển dần từ một âm tiết lên hai
hoặc ba âm tiết hoặc các âm tiết sắp xếp không đúng vị trí. Khả năng phát triển
ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc vào cách dạy bảo và trò chuyện của ngƣời lớn với
trẻ.
Từ 3 tuổi cũng là thời kì xuất hiện một mâu thuẫn giữa trẻ với ngƣời lớn.
Trẻ nhỏ bắt đầu phát triển tính độc lập muốn tách mình ra khỏi ngƣời lớn trong
khi ngƣời lớn lại coi trẻ phải phụ thuộc hoàn toàn vào mình, bị mình điều khiển.

6


Điều này cũng ảnh hƣởng không ít đến khả năng ngôn ngữ của trẻ. Trẻ có thể
không thích nói hoặc nói những câu cụt lủn, không đầy đủ thành phần câu. Tuy
nhiên những mâu thuẫn này chứng tỏ sự trƣởng thành của trẻ. Để xóa bỏ những
mâu thuẫn và không gây ra những biến đổi tâm lý tiêu cực, ngay từ khi trẻ còn
nhỏ, cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen tự phục vụ và tự lập, giúp trẻ có thời gian
để chuẩn bị cũng nhƣ không phải đơn độc vƣợt qua cuộc khủng hoảng này.
1.1.2. Đặc điểm sinh lý của trẻ 0 – 3 tuổi
Giai đoạn 0 – 3 tuổi là giai đoạn não bộ của trẻ phát triển mạnh nhất, các tế
bào thần kinh đang phát triển rất nhanh về số lƣợng và chất lƣợng nên có khả
năng tiếp nhận thông tin rất tốt, đặc biệt là các thông tin về mặt hình ảnh, âm
thanh, màu sắc, lời nói, từ vựng. Chính bởi vậy, có thể nói đây là thời kì vô cùng
tiềm năng để phát triển ngôn ngữ sớm cho trẻ, tạo nền tảng vững chắc, giúp trẻ
nói đúng, chính xác và có vốn từ phong phú, đa dạng làm cơ sở cho sự phát triển
toàn diện sau này của trẻ.
Về thị lực, trẻ sinh ra có thị lực rất mờ, bị cận thị và có thể nhìn thấy đối
tƣợng rõ nhất ở khoảng 20cm – 30cm. Đến khoảng tháng thứ 2 trẻ có thể nhìn
thấy rõ đối tƣợng trong khoảng 46cm. Tuy nhiên, từ tháng thứ 4 trở đi, tầm nhìn
của trẻ đã rõ đến khoảng 20/40 và ngày càng đƣợc cải thiện. Trẻ thích các màu

sắc tƣơi sáng và vật có màu sắc đen trắng. Trẻ ở độ tuổi này có thể nhận ra sự
tƣơng phản màu sắc tinh tế. Mắt trẻ cũng di chuyển linh động hơn. Tóm lại, giai
đoạn này mắt trẻ rất nhạy cảm, bị thu hút bởi các đồ vật có màu sắc sặc sỡ, nhìn
các vật thể chuyển động phía trên mình, trẻ sẽ nhìn chuyển động môi của ngƣời
lớn khi đọc, hát và khi nói chuyện với trẻ. Những ấn tƣợng về hình ảnh, màu
sắc, khẩu hình đƣợc lƣu giữ và chuyển đến não bộ nhanh chóng. Khả năng ghi
nhớ và tiếp nhận thông tin, hình ảnh, màu sắc… từ mắt là rất cao.
Về khả năng nghe, mặc dù khả năng nghe chƣa phát triển đầy đủ, trẻ sơ
sinh vẫn có thể nhận ra âm thanh, đặc biệt là tiếng nói của cha mẹ vì chúng đã

7


nghe âm thanh từ trong bụng mẹ. Do đó, việc trò chuyện của cha mẹ với trẻ là
vô cùng quan trọng. Càng về sau, thính giác của trẻ càng tiếp tục đƣợc cải thiện.
Trẻ thích nghe những âm thanh của lời nói dịu dàng, trìu mến. Đến 2 – 3 tuổi,
khả năng nghe đƣợc hoàn thiện dần.
Bên cạnh đó, cơ quan phát âm mặc dù chƣa phát triển ở mức tối đa, song
đều ở dạng tiềm năng nên việc dạy trẻ học ngôn ngữ ở giai đoạn này là hoàn
toàn phù hợp.
1.1.3. Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 0 – 3 tuổi
1.1.3.1. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong năm thứ nhất
Từ khi sinh ra cho đến 4 tháng tuổi, trẻ biết mấp máy môi rồi đến bập bẹ.
Đây là những âm thanh chú ý đầu tiên từ trẻ ngoài tiếng khóc chào đời. Tiếp đến
là những âm thanh “ồ, à,..”. Có thể trẻ chƣa thể diễn đạt bằng lời, nhƣng sự gia
tăng kiểm soát ở các cơ thanh âm và một hệ thống gọi là phản hồi thính giác cho
phép trẻ trở nên quen thuộc với âm thanh ngôn ngữ.Đến 3 tháng trẻ có thể phân
biệt giữa giọng mẹ và giọng những ngƣời phụ nữ khác. Sang tháng thứ 4 trẻ có
thể hiểu và phản ứng theo nhịp nói chuyện của ngƣời chăm sóc. Trong giai đoạn
này, trẻ phản ứng lại với giọng nói bằng cách yên lặng, lắng nghe và quay đầu.

Trẻ dễ mở to mắt hoặc tỉnh giấc vì tiếng nói lạ trong phòng yên tĩnh. Từ 5 đến 8
tháng tuổi, có thể phát ra đƣợc 3 hay nhiều âm thanh hơn trong 1 lần hít thở. Trẻ
hƣởng ứng khi đƣợc gọi tên bằng cách nhìn ngó, lắng nghe, mỉm cƣời và yên
lặng. Trẻ cƣời, ríu rít, mấp máy môi với những ngƣời quen, đặc biệt là khi chơi
và bắt đầu tìm kiếm âm thanh mới lạ và biết cách gây sự chú ý bằng tiếng nói.
Từ 9 đến 12 tháng tuổi, bắt chƣớc âm thanh và lắng nghe những từ quen thuộc.
Trẻ biết nói “không” và lắc đầu, có thể nói 2 hoặc 3 từ với bố mẹ trong khi
những ngƣời khác có thể không hiểu. Trẻ sáng tạo những từ ngữ riêng để gọi tên
đồ vật hoặc ai đó, bập bẹ các âm thanh nghe giống nhƣ đang nói chuyện với ngữ
điệu không giống nhau. Trẻ vẫy tay khi nghe những yêu cầu bằng ngôn ngữ và

8


hƣởng ứng những trò chơi tƣơng tác (trò ú tim). Trẻ bắt đầu nhận ra vật/hình ảnh
qua tên gọi và có thể hiểu đƣợc 100 từ.
1.1.3.2. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong năm thứ hai
Giữa 14 và 18 tháng tuổi, trẻ trong giai đoạn này biết nói rõ ràng 4 từ trở
lên và gọi tên một vài đồ vật nếu có ai đó chỉ trỏ đến chúng. Trẻ có thể sử dụng
ít nhất là một từ để diễn đạt ý nhƣ “măm”, “ba”, “mẹ”… Trẻ cũng tự sáng tác ra
những từ ngữ đầy ý nghĩa. Trẻ bập bẹ hoặc nói trong điện thoại đồ chơi và giả
vờ nhƣ đang trò chuyện và nghe một số yêu cầu đơn giản từ ngƣời lớn.Từ 18
đến 20 tháng tuổi, trẻbiết lắng nghe những câu chuyện ngắn hoặc âm nhạc và
nghe theo các chỉ dẫn bằng lời nói. Phân biệt âm thanh và nhại lại các từ, các âm
thanh thƣờng xuyên hơn. Sử dụng 10 - 15 hoặc nhiều từ khác nhau. Trẻ 24 tháng
tuổi, trẻ biết lắng nghe những câu chuyện ngắn và xác định hành động/nhân vật
trong sách và phân biệt ngƣời theo tên riêng. Sử dụng những câu đơn giản biết
phối hợp giữa các từ với nhau tạo nên câu có cả danh từ, động từ. Ví dụ nhƣ “ăn
cơm”, “đi bà ngoại”… Trẻ nhận dạng đƣợc các phần cơ thể, quần áo, các đồ vật,
các hành động thông thƣờng và bắt đầu biết nghe theo những chỉ dẫn 2 bƣớc

đơn giản. Biết nói “không”, điều này báo hiệu sự chuyển biến trong nhận thức
về bản thân và mong muốn độc lập của trẻ và vốn từ giao tiếp lúc này lên đến
300 từ.
1.1.3.3. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong năm thứ ba
Tác giả Nguyễn Công Khanh, chuyên gia cao cấp của Trƣờng mầm non
Hoàng Gia (Hà Nội) từng chia sẻ rằng, khi trẻ lên 3 tuổi, trẻ có vốn từ vựng
khoảng 1000 từ. Một số chuyên gia ngôn ngữ khác cũng cho rằng vốn từ của trẻ
lúc này có thể dao động từ 500 – 900 từ, trẻ biết dùng các cụm từ và câu dài 7 –
8 từ. Bên cạnh đó trẻ hiểu đƣợc đến 50000 từ và hầu hết những kỹ năng giao
tiếp cần thiết cần cho giao tiếp xã hội. Trong giai đoạn này, mỗi tháng trẻ lại tự
bổ sung thêm nhiều từ mới. Trẻ 3 tuổi có thể ngân nga một số giai điệu đơn giản

9


và hát. Trẻ cũng biết kể chuyện, mặc dù cấu trúc có thể chƣa chính xác. Ngoài ra
trẻ có thể đếm nhƣng vẫn chƣa hiểu rõ khái niệm số lƣợng. Trẻ trả lời đƣợc các
câu hỏi (ai, nơi đâu, thế nào) và cũng thƣờng xuyên đặt những câu hỏi cho ngƣời
lớn. Trẻ sử dụng câu có từ 3 - 4 từ trở lên, sử dụng từ để diễn đạt quan sát, ý
nghĩa, ý tƣởng. Trẻ hiểu những khái niệm về thời gian đơn giản (hôm qua, giờ
ăn trƣa, tối nay) và nhận biết màu sắc, tên gọi, địa chỉ.Nhìn chung, đến 3 tuổi là
thời kì phát cảm ngôn ngữ, trẻ nói nhiều và hiểu nhiều. Nếu có phƣơng pháp dạy
trẻ đúng cách, trẻ sẽ trở nên rất hoạt ngôn.
1.2. Phƣơng pháp giáo dục Glenn Doman với thẻ học liệu flashcard
1.2.1. Vài nét về nhà giáo dục Glenn Doman
Giáo sƣ Glenn Doman (1919 – 2013), ông tốt nghiệp chuyên ngành Liệu
pháp tâm lý năm 1940 tại Trƣờng Đại học Pennsylvania, sau là ngƣời sáng lập
nên “Viện nghiên cứu và phát triển tiềm năng con ngƣời” mà chính từ đây các
cha mẹ trên toàn thế giới đã tìm ra phƣơng pháp nuôi dạy con trong hơn nửa thế
kỷ qua. Giáo sƣ và các cộng sự trong Viện nghiên cứu nổi tiếng với những thành

tựu về trẻ bị tổn thƣơng não và cả những thành tựu về việc phát triển sớm cho
trẻ em bình thƣờng.

Giáo sư Glenn Doman (1919 – 2013)

10


Ông đã đƣợc vinh danh vì chủ nghĩa anh hùng hành động xuất chúng trong Thế
chiến thứ 2 và đƣợc chính phủ Braxin vinh danh vào năm 1966 vì sự cống hiến của
ông cho trẻ em trên toàn thế giới. Giáo sƣ Glenn Doman đã sống và cống hiến hết
mình cho sự phát triển của tƣơng lai. Suốt cuộc đời luôn luôn trăn trở với khao khát
hoàn thiện hơn nữa những phƣơng pháp để tất cả những thiên thần trên thế giới đƣợc
phát triển một cách toàn diện nhất, đầy đủ nhất và tự nhiên nhất.

Viện Nghiên cứu và Phát triển Tiềm năng con người (IAHPP)
Viện Nghiên cứu và Phát triển Tiềm năng con ngƣời (IAHPP) là một tổ
chức nghiên cứu phi lợi nhuận đƣợc thành lập bởi giáo sƣ Glenn Doman vào
năm 1955. Viện đƣợc quốc tế biết đến với việc tiên phong trong sự phát triển
não trẻ em và các chƣơng trình giúp đỡ trẻ em bị tổn thƣơng não.
Viện Nghiên cứu và Phát triển Tiềm năng con ngƣời giúp đỡ trẻ em từ khắp
nơi trên thế giới. Trụ sở của viện đặt tại Philadelphia, Pennsylvania, Hoa Kỳ.
Các chi nhánh đặt tại nhiều quốc gia trên thế giới nhƣ Fauglia, Ý; Tokyo &
Kobe ở Nhật Bản, Singapore. Viện có văn phòng ở Aguascalientes, Mexico.
Khi Viện bắt đầu từ hơn một nửa thế kỷ trƣớc, ngƣời ta nghĩ rằng trẻ em
còn quá nhỏ để có thể học bất cứ điều gì. Nhiều ngƣời nghĩ rằng trí thông minh
là do di truyền và không thể thay đổi. Giáo sƣ Glenn Doman và nhóm nghiên
cứu của ông hoàn toàn không đồng ý với nhận định đó. Ông đã chỉ ra rằng bộ

11



não có tiềm năng to lớn và con ngƣời đã không tận dụng đƣợc đầy đủ tiềm năng
này. Nhóm nghiên cứu muốn mang đến cho các em bé trên toàn thế giới cơ hội
trở thành bất cứ điều gì chúng muốn và có đƣợc sự giáo dục tối ƣu nhất.
1.2.2. Phƣơng pháp giáo dục Glenn Doman
Câu nói “Con giỏi hay kém là do cha mẹ” có thể làm nhiều bậc phụ huynh
sửng sốt nhƣng đó là sự thật không thể phủ nhận. Mọi đứa trẻ đều là thiên tàivà
đều sở hữu những năng lực vô hạn dƣới dạng tiềm năng bẩm sinh. Tuy nhiên,
những khả năng đó không thể đơm hoa kết trái khi ta để mặc nó tự thân phát
triển, mà phải cần đến vai trò của cô thầy cô, cha mẹ và ngƣời lớn. Phƣơng pháp
Glenn Doman là phƣơng pháp giáo dục sớm khá phổ biến trên thế giới. Thực
chất của giáo dục sớm là giúp cho não bộ của trẻ đạt đƣợc sự phát triển tốt nhất
trong giai đoạn vàng, từ 0 đến 6 tuổi.
Theo tác giả Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trƣởng Viện nghiên cứu giáo dục
phát triển tiềm năng con ngƣời (IPD) thì thời gian từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn rất
đặc biệt. Tiềm năng của đứa trẻ rất dồi dào, vì các kết nối của hàng tỉ tế bào thần
kinh của trẻ xuất hiện.Ngay từ giai đoạn còn trong bụng mẹ, bào thai đã có thể
tiếp nhận những âm thanh; rồi đến khi ra đời, trẻ đã có một số khả năng bắt
chƣớc (nhƣ há miệng, liếm lƣỡi…). Giai đoạn từ bào thai đến 6 tuổi còn đƣợc
coi là giai đoạn vàng, là giai đoạn não phải phát triển nhanh nên cần đƣợc đầu tƣ
để trẻ phát triển tốt, và cần đƣợc kích thích để phát triển toàn diện. Theo nhà tâm
lý học Liên Xô Ivan Petrovich Pavlov: “Trẻ sơ sinh mà đến ngày thứ 3 mới bắt
đầu dạy dỗ, là đã chậm mất 2 ngày…”. Giáo sƣ Nguyễn Võ Kỳ Anh so sánh
rằng, việc tiếp nhận thông tin và sự phát triển của não bộ trẻ em giai đoạn này
nhƣ một miếng bọt biển thấm nƣớc, có khả năng chụp hình, ghi nhận thông tin
tốc độ cao, nhận thức đƣợc môi trƣờng xung quanh và kích thích các chỉ số phát
triển toàn diện.

12



Glenn Doman là phƣơng pháp giúp tạo hứng khởi và định hƣớng giúp “trẻ
thông minh” vừa học, vừa chơi, vừa khai mở trí thông minh, óc sáng tạo, tài
năng. Trẻ em không bị ép học sớm, không bị nhồi nhét kiến thức mà đƣợc phát
triển hết sức tự nhiên. “Học mà chơi – chơi mà học”.

Trẻ vận động theo phương pháp Glenn Doman
Phƣơng pháp Glenn Doman giúp trẻ phát triển toàn diện: thể chất, trí thông
minh, trí tuệ xúc cảm và năng lực vƣợt qua nghịch cảnh – những hành trang vô
cùng cần thiết cho sự thành công và hạnh phúc trong suốt cuộc đời mỗi ngƣời.
Sau đây là từng lĩnh vực của phƣơng pháp Glenn Doman:
* Bài tập vận động:
Chƣơng trình cung cấp các bài tập vận động cho bé trong từng giai đoạn
phát triển của bé: từ khi bé mới chào đời đến khi bé 6 tuổi.Thƣờng thì chúng ta
không đánh giá đúng tầm quan trọng của vận động. Ai cũng biết vận động giúp

13


cơ bắp chắc khỏe, cơ thể mạnh mẽ. Có bố mẹ nào không biết vận động nhiều
giúp chúng ta và đặc biệt là con trẻ trở nên thông thái và nhanh nhẹn hơn. Vận
động nhiều giúp chúng ta nhìn rõ hơn, nghe tinh hơn, cảm nhận tốt hơn, khéo
léo cơ thể hơn. Vận động nhiều còn giúp chúng ta tập trung hơn, phát hiện và xử
lí vấn đề thông minh hơn. Vận động nhiều cũng giúp chúng ta định hƣớng
không gian tốt hơn, giúp hình thành năng lực cố gắng, vƣợt qua nghịch cảnh.
Phƣơng pháp Glenn Doman sẽ hƣớng dẫn các bố mẹ và bé yêu vận động cùng
nhau. Vận động đúng cách làm bé khỏe – bố mẹ khỏe, bé thông minh – bố mẹ
nhanh nhạy hơn và còn nhiều hơn thế.
* Bài học ngôn ngữ, lƣợng – số và thế giới xung quanh:

Sự thông minh của mỗi chúng ta đƣợc quyết định bởi số lƣợng các tế bào
thần kinh và số lƣợng các kết nối thần kinh giữa các nơ - ron thần kinh. Trong
khi các tế bào thần kinh liên tục giảm thì các kết nối giữa chúng tăng lên từng
ngày nếu có các kích thích đúng từ môi trƣờng sống. Phƣơng pháp Glenn
Doman sẽ tập trung vào việc tác động nhằm làm tăng kết nối giữa các tế bào
thần kinh vào đúng giai đoạn sinh trƣởng mạnh nhất của não.Các bố mẹ sẽ đƣợc
hƣớng dẫn cách dạy con ngôn ngữ, lƣợng – số và nhận biết về thế giới xung
quanh. Với cách thức đúng, các bố mẹ sẽ nhận ra rất nhiều sự thật bất ngờ. Bé
thích học vô cùng. Bé thích học hơn là ăn. Bé thích học hơn là ngủ. Bé học cũng
nhƣ là chơi. Và càng học bé càng hứng thú. Bé yêu ba, yêu mẹ hơn trong lúc
học. Bé học cách làm chủ cảm xúc trong khi học. Chúng ta sẽ vô cùng ngạc
nhiên về bé yêu của mình. Việc dạy bé học không chỉ giúp bé thông minh –
khỏe mạnh – vui vẻ mà còn giúp bé có đƣợc kỹ năng tự học suốt đời, trẻ có kỹ
năng tự học sẽ dễ dàng thích nghi, phát triển một cách tích cực và nổi trội, đặc
biệt còn giúp bé gắn bó hơn với cha mẹ.

14


* Những nguyên tắc khi áp dụng phƣơng pháp Glenn Doman cho trẻ:
- Bắt đầu càng sớm càng tốt, phù hợp với mức độ phát triển
Trẻ càng nhỏ thì phát triển càng nhanh, có những tố chất nếu bỏ qua giai
đoạn phát triển thì sẽ không bao giờ bù đắp đƣợc. Vì thế, cần bắt đầu càng sớm
càng tốt, tốt nhất là từ trong thai kỳ. Nhƣng không phải hoạt động nào cũng thực
hiện sớm, phải chờ trẻ phát triển đến giai đoạn phù hợp mới có thể tiến hành.
Thời gian và cƣờng độ các hoạt động cũng phải phù hợp với khả năng của trẻ,
không nhất thiết phải đúng độ tuổi. Nếu trẻ nhỏ mà đã thực hiện đƣợc các hoạt
động của trẻ lớn hơn thì vẫn tạo điều kiện cho trẻ thực hiện, ngƣợc lại trẻ lớn mà
chƣa làm đƣợc các hoạt động cơ bản thì cần phải tập nhƣ trẻ nhỏ.
- Khơi dậy đam mê, học mà chơi, chơi mà học


15


Trẻ dƣới 6 tuổi phải chơi mà học, học mà chơi. Với trẻ nhỏ, chơi có ích
nghĩa là học, mà học một cách hứng thú nghĩa là chơi. Chẳng hạn, trẻ thấy mẹ
quét nhà, trẻ cũng bắt chƣớc đòi quét nhà, và trẻ quét một cách vui vẻ, đó là học
mà chơi, chơi mà học. Hoặc nhƣ trẻ chơi thể thao, chơi nhảy lò cò, chơi nhảy
dây, chơi đồ, tập làm bác sĩ, tập nấu cơm, chơi đố vui, đọc truyện, làm toán…
bất kỳ hoạt động nào, miễn là trẻ có hứng thú, có đam mê. Trẻ có một bản năng
bắt chƣớc, trẻ bắt chƣớc rất giỏi và rất thích bắt chƣớc. Nếu cho trẻ nhìn thấy ai
đó làm một việc gì đó một cách say mê, nhiều khả năng trẻ cũng sẽ bắt chƣớc và
dần dần tạo nên hứng thú. Đó là cách thông dụng nhất để khơi dậy đam mê trong
trẻ.
- Ngầm khích lệ động viên, tích cực khen ngợi, tuyệt đối cấm trách mắng,
phải tạo cho trẻ những ám thị tích cực
Trẻ nhỏ là tờ giấy trắng, chính môi trƣờng và các yếu tố bên ngoài sẽ nhào
nặn chúng. Vì thế, ngƣời lớn phải kiên trì tận dụng hoàn cảnh, hành vi và ngôn
ngữ để ngầm cổ vũ khích lệ trẻ, khen ngợi trẻ nhờ đó trẻ sẽ nảy sinh cảm giác
đồng tình, vui vẻ, tự tin và không ngừng nỗ lực vƣơn lên. Ngƣợc lại, những lời
chỉ trích, trách mắng, đòn roi chỉ làm trẻ sợ hãi, buồn bực, mặc cảm, ảnh hƣởng
rất lớn tới xu hƣớng hành vi của trẻ sau này.
- Biến khó thành dễ: cái gì khó học trƣớc
Với trẻ nhỏ không có khái niệm dễ và khó, chỉ có khái niệm thích và không
thích. Cái gì trẻ thích thì đƣợc coi là dễ, và cái gì không thích thì đƣợc coi là
khó. Quan niệm trẻ nhỏ chỉ làm những việc đơn giản thực sự là sai lầm.Những
sự việc càng khó thì càng phải học từ sớm, đầu tiên cho trẻ tiếp xúc để hình
thành những ấn tƣợng ban đầu (mẫn cảm) và đem lòng yêu thích chúng, sau đó
dần dần tiếp cận và học. Trẻ không biết phân biệt khó hay dễ, sợ hay không sợ,
trong suy nghĩ của chúng chỉ có hứng thú và không hứng thú, yêu thích và cự

tuyệt.

16


- Cuộc sống là một trƣờng học, không cần giáo trình, không cần thứ tự
Cuộc sống phong phú và các hoạt động trò chơi là trƣờng học tốt nhất để
thực thi giáo dục sớm và là trƣờng học duy nhất trong giai đoạn trƣớc 6 tuổi. Trẻ
nhỏ đang ở giai đoạn sinh trƣởng và phát triển nhanh nhất, bản năng của chúng
cần tới sự hoạt động của hệ thần kinh, cơ bắp, gân cốt, trẻ không thể ngồi một
chỗ trong thời gian quá lâu. Sự chú ý vô thức chiếm đại đa số, nên phải thƣờng
xuyên thay đổi sự chú ý của chúng, không thể bắt trẻ lên lớp và cƣỡng chế để
dạy theo các tiết học trong một giáo trình. Trẻ quan tâm tới cái gì, cha mẹ lập
tức dạy trẻ cái đó, thay đổi theo hứng thú của trẻ. Nội dung học trong cuộc sống
rất phong phú, nơi nào cũng có thông tin, niềm vui và sự hứng thú. Trẻ sẽ tự
mình liên kết các thông tin và tổng kết thành các quy luật. Chúng rất giỏi việc
này.
- Tạo cho trẻ không gian học tập thật tốt
Phƣơng pháp giáo dục Glenn Doman cũng giống nhƣ bất kì các phƣơng
pháp giáo dục khác, khi tiến hành giảng dạy cho trẻ chúng ta cần phải chú ý đến
không gian, địa điểm giảng dạy. Không gian địa điểm giảng dạy là một trong
những yếu tố vô cùng quan trọng. Trẻ cần phải đƣợc học tập trong một không
gian thoáng đãng, đủ yên tĩnh, trong lành. Thông thƣờng, với phƣơng pháp này,
trẻ sẽ đƣợc học tại nhà cùng với cha mẹ của mình. Không gian quen thuộc ở nhà
là nơi giúp trẻ cảm thấy thoải mái, yên bình nhất vì trẻ đã đƣợc sống ở đây ngay
từ khi vừa mới lọt lòng. Những bài học nhanh với thẻ cùng với cha mẹ ngay tại
nhà là điều kiện tuyệt vời giúp trẻ học tập tốt nhất. Tuy nhiên, khi trẻ đƣợc học
tập tại trƣờng mầm non, điều cần lƣu ý đối với giáo viên đó là, hãy tạo cho trẻ
sự thoải mái, không gian lớp học chắc chắn sẽ có nhiều khác biệt với không gian
ở nhà của trẻ song vẫn cần phải đƣợc bài trí phù hợp để tạo cho trẻ cảm giác

thaoỉ mái và quen thuộc nhất.
- Quan tâm đến đặc điểm tâm lý của trẻ

17


Chúng ta cần phải đặc biệt chú ý đến đặc điểm tâm lý của trẻ. Cũng giống
nhƣ bất cứ phƣơng pháp giáo dục khác, phƣơng pháp giáo dục glenn Doman rất
chú trọng đến cảm xúc của trẻ. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu đóng góp vào
sự thành công trong việc học tập của trẻ. Trẻ chỉ bắt đầu học tập khi thực sự cảm
thấy thoải mái, vui vẻ và lôi cuốn. Không thể ép buộc trẻ vào bài học khi trẻ
không có niềm vui vẻ, say mê và sự yêu thích. Dạy trẻ đúng lúc, đúng chỗ, đúng
thời điểm để tạo cho trẻ có niềm say mê, hứng thú và tích cực tham gia tƣơng
tác cùng với cha mẹ, thầy cô, nhờ đó mà hiệu quả học tập cũng đƣợc nâng cao,
trẻ ghi nhớ tốt hơn, nhanh hơn và lâu hơn.
1.2.3. Thẻ flashcard
Một trong những điểm đặc biệt của phƣơng pháp Glenn Doman là thẻ
flashcard. Flashcard (hay còn gọi là thẻ flash) là thẻ với hình ảnh, chữ viết, con
số, khái niệm hoặc hình minh họa đƣợc sử dụng cho việc học tập. Thẻ flash đơn
giản, linh hoạt, kích thích và hấp dẫn hầu hết trẻ em. Cho trẻ xem một số lƣợng
những tấm thẻ với tốc độ cao, nhƣ ánh đèn flash. Tính hữu hiệu của phƣơng
pháp này cũng đã đƣợc nhiều chuyên gia các nƣớc công nhận. Giáo sƣ Win
Wenger – một học giả rất có uy tín trong giới khoa học phát triển não bộ, trong
một cuốn sách cũng đã từng phát biểu: “Dạy chữ và phát âm cho trẻ 1, 2 tuổi là
một việc bất khả thi. Nếu muốn thì cha mẹ phải luyện tập bằng cách cho trẻ xem
thật nhanh những từ đơn trên những tấm thẻ và đồng thời đọc nhanh”.

18



Trẻ được tiếp xúc với thẻ flashcard từ khi còn nhỏ
Nhƣng lƣu ý rằng “Flashcard không phải là Glenn Doman”. Có thể hiểu
đơn giản nhƣ thế này: flashcard là công cụ, Glenn Doman là phƣơng pháp.
Không có flashcard bố mẹ vẫn có thể dạy con theo phƣơng pháp Glenn Doman
nhƣng nếu không có phƣơng pháp, flashcard chỉ đơn thuần là một đồ chơi nhƣ ô
tô, hay máy bay mà bé vẫn chơi đùa hàng ngày. Vậy nên để có thể dạy con tốt,
trƣớc hết bố mẹ cần hiểu thật rõ về phƣơng pháp sau đó lựa chọn những bộ
flashcard chuẩn, phù hợp với độ tuổi của con cũng điều kiện của gia đình.
1.3. Thực trạng sử dụng thẻ flashcard để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 0 – 3
tuổi theo phƣơng pháp Glenn Doman
Hiện nay trên thế giới nói chung, cùng với các phƣơng pháp giáo dục sớm
nhƣ Montessori, Shichida, hay “Phƣơng án 0 tuổi” của Giáo sƣ Phùng Đức
Toàn…, phƣơng pháp Glenn Doman với các thẻ flashcard đã trở thành những
phƣơng pháp giáo dục hết sức phổ biến, đặc biệt là ở các thành phố lớn, các
quốc gia phát triển và hiện đại, có nền giáo dục tiên tiến nhƣ Anh, Mỹ, Ý, Nhật
Bản, Trung Quốc… Không những vậy, phƣơng pháp này còn đƣợc nghiên cứu
sâu hơn để đƣa ra những bộ flashcard tốt nhất dành cho trẻ, giúp trẻ phát triển
vƣợt trội hơn nữa.

19


Ở Việt Nam, nhìn chung, khái niệm giáo dục sớm vẫn còn rất xa lạ và khá
mới mẻ đối với nhiều bậc phụ huynh và các nhà trƣờng, những vùng còn khó
khăn, các bậc cha mẹ, thầy cô chƣa có nhiều đièu kiện để tiếp xúc với nền giáo
dục hiện đại. Hiện nay, hầu hết các nhà trƣờng mầm non, đặc biệt là các trƣờng
mầm non công lập, việc dạy và học ngôn ngữ cho trẻ vẫn còn rất nhiều thụ động
và chỉ dừng lại ở những phƣơng pháp cũ, nhƣ qua các câu chuyện quá đỗi quen
thuộc, các chủ đề học tập mang tính khô khan và bó buộc, các tiết học mang tính
gò bó đôi khi mang lại sự nhàm chán cho trẻ. Việc áp dụng các phƣơng pháp

giáo dục mới nói chung và phƣơng pháp Glenn Doman với các thẻ flashcard nói
riêng còn rất hạn chế. Hầu hết, tại các trƣờng mầm non công lập vẫn chƣa áp
dụng phƣơng pháp này vào trong giảng dạy và giáo dục trẻ. Việc tìm hiểu và
nghiên cứu về phƣơng pháp này vẫn chƣa đƣợc chú trọng. Có nhiều lý do dẫn
đến tình trạng này, song chủ yếu là do cơ sở vật chất tại các trƣờng mầm non
công lập còn nhiều thiếu thốn, không có kinh phí đầu tƣ dẫn đến việc thay đổi
khung chƣơng trình đào tạo cho trẻ là vô cùng khó khăn vì để áp dụng đƣợc
những phƣơng pháp giáo dục mới nói chung và phƣơng pháp Glenn Domn nói
riêng thì yếu tố về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dung học tập cho trẻ là yếu tố
cực kì quan trọng. Bên cạnh đó, cần phải có một chƣơng trình đào tạo dành cho
đội ngũ giáo viên để có kiến thức nền tảng và có phƣơng pháp dạy đúng chuẩn
thì mới có thể mang lại hiệu quả đƣợc. Hầu hết các trƣờng mầm non chƣa làm
đƣợc điều này.
Mặc dù vậy, vẫn có những trƣờng mầm non đã từng bƣớc nâng cao hiệu
quả giảng dạy vào trong nhà trƣờng bằng cách áp dụng các phƣơng pháp mới
nói chung và phƣơng pháp Glenn Doman nói riêng. Tỷ lệ các trƣờng mầm
nonsử dụng phƣơng pháp này vào trong giảng dạy chủ yếu là các trƣờng mầm
non quốc tế tƣ thục ở các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng… Ngoài ra tại các trung tâm lớn ở các tỉnh cũng rải rác các trƣờng

20


mầm non tƣ thục có áp dụng phƣơng pháp giáo dục mới này. Tuy nhiên các
trƣờng mầm non này lại có chi phí học tập khá cao. Đồng thời việc áp dụng các
phƣơng pháp giáo dục mới đều còn rất nhiều bất cập, chƣa thực sự áp xát với
phƣơng pháp giáo dục chuẩn.
Tôi có đến khảo sát tại Trƣờng Mầm non Song ngữ Spring House Thái
Thịnh – Đống Đa – Hà Nội. Đây là trƣờng mầm non tƣ thục khá nổi tiếng tại Hà
Nội đƣợc rất nhiều các bậc phụ huynh tin tƣởng gửi gắm com em mình. Theo

khảo sát, trƣờng có cơ sở vật chất đầy đủ. Nhà trƣờng áp dụng các phƣơng pháp
giáo dục mới với hai phƣơng pháp chính đó là phƣơng pháp Montessori và
phƣơng pháp Glenn Doman trong đó phƣơng pháp Glenn Doman với các thẻ
học liệu flashcard đƣợc áp dụng khá hiệu quả và mang lại những kết quả rất tích
cực đối với sự phát triển của trẻ trong cả trí tuệ và thể chất. Nhà trƣờng có
phòng tập vận động để phát triển thể chất cho trẻ theo phƣơng pháp Glenn
Doman, có đầy đủ các bộ thẻ flashcard để dạy trẻ học toán, phát triển ngôn ngữ,
thế giới xung quanh… Ngoài ra, nhà trƣờng có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình,
tâm huyết, đƣợc đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn trong mỗi tháng.
Chính bởi những lý do đó mà việc dạy trẻ theo pƣơng pháp Glenn Doman tại
Mầm non Spring House luôn đƣợc chú trọng, đầu tƣ và không ngừng đƣợc nâng
cao mang lại nhiều hiệu quả.
Trên đây là thực trạng việc sử dụng phƣơng pháp Glenn Doman trong giáo
dục trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ sớm nói riêng tại các trƣờng mầm non
công lập, tƣ thục và quốc tế. Qua thực trạng, có thể thấy đƣợc rằng, việc sử dụng
thẻ flashcard để phát triển ngôn ngữ sớm cho trẻ là vô cùng cần thiết nhƣng lại
chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi. Hầu nhƣ mới chỉ đƣợc sử dụng tại các
trƣờng mầm non tƣ thục và quốc tế hoặc tại các hộ gia đình có điều kiện về kinh
tế và thời gian tại các thành phố lớn. Bởi vậy, có thể khẳng định, việc sử dụng
các thẻ flashcard để phát triển ngôn ngữ cho trẻ là vô cùng cần thiết.

21


×