Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Luận văn thạc sĩ đặc điểm truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
********

PHẠM VĂN DŨNG

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU
SAU 1975
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THI PHÁP
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ : 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS -TS PHẠM THÀNH HƯNG

Hà Nội – 2010


PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài
Đã hai mươi mốt năm nhà văn Nguyễn Minh Châu vĩnh biệt chúng ta, vĩnh biệt
cuộc đời mà ông nặng lòng yêu quý. Nhưng một đời người - một đời văn khắc khoải “
Một niềm tin pha lẫn lo âu ” đối với con người của ông chắc sẽ còn để lại những dấu ấn
khó phai nhạt trong lòng những người yêu văn chương. Sáng tác của ông đã được ghi
nhận như một dấu son chói sáng trên con đường đổi mới và phát triển của văn học Việt
Nam hiện đại.

Trước năm 1975 Nguyễn Minh Châu được biết đến và yêu mến qua
những trang viết về một hiện thực kháng chiến hào hùng, mang đậm chất sử
thi. Tác phẩm của ông được xem như những bước tượng đài ngôn từ tráng lệ
về sức mạnh và vẻ đẹp của dân tộc trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.


Trong các tác phẩm của ông, ý thức cộng đồng bao trùm tất cả, tình yêu Tổ
quốc là hệ quy chiếu duy nhất và cao cả để định giá mọi quan hệ từ gia đình
cho đến xã hội, mọi tình cảm từ riêng chung của con người. Trong hoàn cảnh
chiến tranh lúc này rất cần sự đồng lòng, đồng chí cao độ. Điều đó như một
tất yếu lịch sử. Hoà mình vào dòng chảy mãnh liệt của lịch sử thời đại chống
Mĩ, những trang viết của Nguyễn Minh Châu đã hoàn thành sứ mệnh văn
chương của mình.
Đất nước thống nhất giang sơn thu về một mối, kết thúc cuộc đấu
tranh giành quyền sống của dân tộc chúng ta bước vào một cuộc đấu tranh
cho quyền sống của mỗi con người. Trong cuộc đấu tranh lâu dài giữa đời
thường tưởng như giản đơn ấy, bao vấn đề nhân sinh đã đặt ra cho con người
nói chung, mỗi nhà văn như Nguyễn Minh Châu nói riêng những trăn trở và
buộc họ phải tự đổi mới mình cho phù hợp với yêu cầu của thời đại. Văn học
sử thi dần dần bộc lộ những sơ lược, công thức, khó đáp ứng được với cuộc
sống mới với bao phức tạp, bức xúc bôn bề. Với sự trăn trở của một ngòi bút
có lương tâm và trách nhiệm Nguyễn Minh Châu đã âm thầm lặng lẽ tìm
hướng đi, tự đổi mới chính mình, với những truyện ngắn mang tính luận đề,


và sau đó là một loạt truyện ngắn đậm chất đời tư - thế sự, khám phá con
người và hiện thực ở nhiều chiều đa dạng phong phú, với những đổi mới và
cách tân nghệ thuật. Không nằm ngoài những khai phá khác, những đổi mới
ấy không lập tức được chấp nhận và ghi nhận, đôi lúc trở thành những tranh
luận mang tính diễn đàn. Hàng loạt những bài phê bình xuất hiện, khen có,
chê có về truyện ngắn của ông, thậm chí báo Văn nghệ đã phải tổ chức cả
một cuộc hội thảo để lật các mặt của vấn đề nhằm tìm ra chân lí. Qua nghiên
cứu, đánh giá ở nhiều góc độ, phương diện khác nhau của các nhà nghiên
cứu, phê bình, bạn đọc… đặc biệt qua sức sống mãnh liệt của những truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu trong thời gian cho đến nay ta vẫn thấy rõ giá trị và
vị trí mở đường " tinh anh và tài năng " ( Nguyên Ngọc ) đã được khẳng

định chắc chắn. Đó là những thành tựu không chỉ của nhà văn mà còn là của
cả nền văn học hiện đại Việt Nam trong chặng đường đổi mới văn học. Đánh
giá về các tác phẩm của mình Nguyễn Minh Châu đã từng nhận: " Mình viết
văn suốt đời tràng giang đại hải, có khi chỉ còn lại vài cái truyện ngắn ".
Với hi vọng nhỏ nhoi muốn góp một phần vào sự hoàn thiện trong
nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và sự nghiệp văn học của
ông nói chung, tôi quyết định chọn đề tài " Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp " để nghiên cứu. Đồng thời
qua đó, tôi mong muốn được góp phần tìm hiểu sự vận động của quá trình
văn học trong giai đoạn thời kì đổi mới, tìm hiểu thêm một số vấn đề về nghệ
thuật truyện ngắn nhìn từ góc độ thi pháp học, một vấn đề đang được xem là
trung tâm của tự sự học hiện đại. Thực hiện đề tài này, chúng tôi hy vọng
luận văn của mình có ý nghĩa giúp mình mở rộng kiến văn, từ đó sẽ giảng
dạy có hiệu quả hơn, đáp ứng được một cách tốt hơn những yêu cầu giáo dục
trong thời kỳ mới.


2.Lịch sử vấn đề
Nguyễn Minh Châu là một nhà văn đã để lại nhiều dấu ấn đặc sắc trong lịch sử
văn học nước nhà. Cho đến nay đã có hàng trăm bài viết , hàng chục công trình nghiên
cứu lớn nhỏ đề cập đến nhiều khía cạnh về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn. Theo thư
mục tài liệu nghiên cứu tác giả, tác phẩm Nguyễn Minh Châu do TS Nguyễn Trọng
Hoàng và Nguyễn Đức Khuông biên soạn năm 2002, số lượng bài viết về Nguyễn Minh
Châu đã lên đến con số 150. Đó là chưa kể đến các luận án Tiến sĩ, luận văn thạc sĩ về
Nguyễn Minh Châu của các nghiên cứu sinh, học viên cao học qua nhiều thế hệ. Các bài
viết ấy đã được tập hợp , tuyển chọn và giới thiệu trong các cuốn Kỷ yếu hội thảo 5 năm
ngay mất Nguyễn Minh châu - Hội văn nghệ Nghệ An ,1995; Nguyễn Minh Châu - con
người và tác phẩm [ 3 ]; Nguyễn Minh Châu - về tác giả và tác phẩm [ 21 ].
Trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn nhất là những truyện viết sau
năm 1975 - là mảng sáng tác thu hút được sự chú ý đặc biệt và gây nhiều tranh cãi trong

giới nghiên cứu phê bình và đông đảo công chúng, mà một trong những lý do là bởi sự
cách tân nghệ thuật của nó. Cuộc " Trao đổi về những truyện ngắn những năm gần đây
của Nguyễn Minh Châu " [42 ] đã chứng tỏ sức thu hút rộng rãi ấy. Tuy gây ra nhiều ý
kiến trái chiều , song qua thời gian những tìm tòi mở đường của Nguyễn Minh Châu
nhanh chóng được khẳng định. Truyện ngắn của ông dần dà được mặc nhiên thừa nhận ,
ngày càng có vị trí vững vàng trong công chúng văn học, trở thành đối tượng cho những
sự phân tích kỹ lưỡng , thấu đáo và khoa học. Cùng với sự ra đời của các tập truyện
"Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê"... đặc biệt là tập truyện cuối " Cỏ
Lau" là sự xuất hiện của hàng loạt bài viết phân tích thành công cũng như hạn chế của
Nguyễn Minh Châu trong các tập truyện đó mà chủ yếu là đánh giá cao những thành tựu
thể hiện sự vận động đổi mới trong tư duy nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về con người
, phương thức thể hiện ... Có thể kể đến một số bài viết nổi bật của Lại Nguyên Ân [
3,201-208 ], Ngô Thảo [ 51 ], Huỳnh Như Phương [ 3,164 -170 ],Trần Đình Sử [ 46 ],
Hoàng Ngọc Hiến [ 17 ], Đỗ Đức Hiểu [ 18 ], Lã Nguyên Tùng [ 37 ], Nguyễn Văn Hạnh
[ 14 ], Chu Văn Sơn [45], Lê Văn Tùng [ 57 ]...
Về nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, tuy chưa có một công trình nào
nghiên cứu xem xét một cách toàn diện , trực tiếp đặc điểm truyện ngắn nhìn từ góc độ thi
pháp, song về các yếu tố liên quan đến nghệ thuật truyện ngắn hoặc là những phương diện
của nghệ thuật truyện ngắn như nhân vật, cốt truyện , tình huống, nghệ thuật trần thuật ...
thì đã có một số bài viết và công trình đề cập đến.


Xem xét nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Ngô Thảo có cùng quan
điểm với Nguyễn Thị Minh Thái sau này , cho rằng nhân vật gây được chú ý hơn cả trong
sáng tác của Nguyễn Minh Châu là nhân vật nữ, những người phụ nữ đi qua chiến tranh.
Tác giả đánh giá " Nguyễn Minh Châu đã bộc lộ thế mạnh của một cây bút có khả năng
phân tích và thể hiện được những biến động tâm lý khá phức tạp của một con người
không đơn giản" [ 51 ].
Phạm Vĩnh Cư lại tìm thấy trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu những nhân vật
tiểu thuyết đích thực ( Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát): Một con người nhiều chiều, một

tính cách vừa mâu thuẫn vừa thuần toàn, vừa cá biệt vừa tiêu biểu, vừa là quá khứ của
lịch sử tối tămvừa toả ánh sáng của nhân tính vĩnh hằng của những giá trị đạo đức muôn
đời [ 11 ]
Nguyễn Tri Nguyên nêu lên một kiểu nhân vật mới xuất hiện trong nhiều sáng tác
sau 1975 của Nguyễn Minh Châu: Kiểu nhân vật hướng nội [ 38].
Trong một công trình nghiên cứu khá đầy đủ về Nguyễn Minh Châu, Tôn Phương
Lan đã phân loại nhân vật trong sáng tác Nguyễn Minh Châu thành hai loại nhân vật đặc
trưng nhất thể hiện được phong cách nghệ thuật của nhà văn: nhân vật tư tưởng và nhân
vật tính cách - số phận. Tác giả đã nhận xét: " Nếu trước những năm 80 , Nguyễn Minh
Châu chủ yếu chỉ xây dựng dạng nhân vật loại hình thì càng về sau , ngòi bút của ông đã
vươn tới sự khắc hoạ nên các dạng nhân vật tư tưởng , nhân vật tính cách - những nhân
vật có số phận riêng so với cộng đồng ". Đây là những nhân vật " được xây dựng theo một
quan niệm nghệ thuật nhằm tạo ra khả năng thể hiện đời sống với chiều sâu nhất định,
vừa mang thông điệp của tác giả , lại vừa tồn tại một cách khách quan như những "Con
- người - này"; và hệ thống những nhân vật đó "đa dạng , đông đảo " trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu. Tôn Phương Lan cũng rút ra những thủ pháp trong xây dựng nhân
vật của nhà văn: miêu tả tâm lý, sử dụng đọc thoại nội tâm cùng yếu tố ngoại hình và tên
gọi. Theo tác giả, quá trình tái hiện " Con người trong con người " đó là quá trình đổi mới
tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu và " một trong những phương diện đặc sắc thể
hiện phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu chính là nhân vật " [ 30 ]
Cũng nhận diện về các kiểu loại nhân vật trong truyện ngắn sau năm 1975 của
Nguyễn Minh Châu, Trịnh Thu Tuyết phân chia thành các loại nhân vật: nhân vật tư
tưởng, nhân vật tính cách , nhân vật thế sự, nhân vật số phận [ 58]. Đồng thời tác giả chỉ
ra qúa trình vận động và đổi mới thế giới nhân vật của Nguyễn Minh Châu từ các nhân
vật lí tưởng đến những nhân vật đa chức năng phản ánh cuộc sống đời tư, thế sự như đã


kể trên. Trịnh Thu Tuyết cũng đã khẳng định những đóng góp nghệ thuật của Nguyễn
Minh Châu trong xây dựng nhân vật thể hiện qua các biện pháp dùng độc thoại nội tâm,
chi tiết miêu tả tâm lý xác thực, miêu tả ngoại hình sinh động [ 59 ]...

Nhìn chung các bài viết, công trình nghiên cứu kể trên chủ yếu đi vào tìm hiểu
các kiểu loại nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, song chưa xem xét nghệ
thuật tổ chức nhân vật trong các mối quan hệ cụ thể để kết cấu nên hình tượng nhân vật
trong các tác phẩm của ông nói chung và trong truyện ngắn nói riêng .
Về cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu , Trịnh Thu Tuyết đã nhận
diện và phân tích khá rõ ba kiểu cốt truyện trong truyện ngắn sau 1975 của nhà văn: Cốt
truyện luận đề, cốt truyện sinh hoạt - thế sự, cốt truyện đời tư. Qua đó tác giả đã chỉ ra sự
vận động đổi mới trong phương diện kết cấu tác phẩm của Nguyễn Minh Châu là sự vận
động từ những cốt truyện có hành động bên ngoài chiếm ưu thế đến những cốt truyện chủ
yếu dựa vào sự vận đông tâm lý, cảm xúc bên trong. Từ đó Trịnh Thu Tuyết đã đi đến kết
luận : " Các sáng tác sau năm 1975 cuả Nguyễn Minh Châu đều thuộc kiểu cốt truyện
không biến cố, không có những xung đột khép kín dựa vào diễn biến sự kiện . Cốt truyện
được nới lỏng, chủ yếu dựa trên những xung đột tâm lý chồng chéo không mở đầu, không
có cao trào, cũng không kết thúc , tựa dòng chảy " Tự nhiên, nhi nhiên " của cuộc sống
vốn luôn tồn tại cùng những mâu thuẫn, những xung đột vĩnh cửu"[59,140]. Trịnh Thu
Tuyết cũng khẳng định tuy đó không phải là kiểu cốt truyện mới mẻ trong lịch sử văn học
nhân loại, song những đóng góp của Nguyến Minh Châu trong đổi mới cốt truyện ( mở
rộng khả năng phản ánh hiện thực, làm giảm bớt tính loại biệt ước lệ và sự giản cách của
nội dung nghệ thuật với hiện thực đời sống ) đã góp phần đưa văn học về gần hơn với
cuộc đời, con người [ 59].

Bên cạnh những công trình nghiên cứu của Trịnh

Thu tuyết, còn có một số ý kiến rãi rác đề cập đến cốt truyện trong các bài viết về Nguyễn
Minh Châu của các nhà nghiên cứu phê bình khác. Chẳng hạn như Ngọc Trai có nhận xét
khái quát: " Phần lớn các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu là loại truyện luận đề những luận đề về đạo đức nhân văn, về tâm lý xã hội " [ 55 ].
Công trình nghiên cứu của Trịnh Thu Tuyết và một số ý kiến về cốt truyện nói
trên chủ yếu đã nhận diện, phân chia các kiểu cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu dựa trên những đặc trưng nội dung , đề tài của nó, song chưa đi vào cách tổ chức sự
kiện , các thành phần cốt truyện theo quan điểm nghệ thuật kết cấu. Cùng với nhân vật,

cốt truyện, tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu cũng là một phương diện
nghệ thuật được nhiều nhà nghiên cứu phê bình quan tâm và phân tích, đánh giá.


Bùi Việt Thắng, trên quan điểm loại hình, đã nêu lên ba dạng tình huống cơ bản
trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu: tình huống - tương phản; tình huống - thắt nút;
tình huống - luận đề, từ đó rút ra bài học nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu: mối
quan hệ đời sống - tình huống truyện là mối quan hệ biện chứng [58].
Trịnh Thu Tuyết đã nhận xét về tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu:
trước năm 1975, Nguyễn Minh Châu đã tạo ra những tình huống thử thách bên ngoài để
các nhân vật của ông có điều kiện phát huy những sức mạnh và vẻ đẹp tiềm ẩn vốn có của
họ…Từ sau năm 1975, nhà văn chủ yếu tạo ra những tình huống tâm lý nhằm đưa nhân
vật vào những cuộc đấu tranh nội tâm, những vận động tâm lý với những day dứt, sám hối
hay chiêm nghiệm, nếm trải … Tác giả đã phân tích những dạng tình huống trong truyện
ngắn sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu (tình huống tự nhận thức, tình huống nghịch
lý, tình huống bi kịch ) để làm rõ cho nhận thức trên [58].
Nghiên cứu phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, Tôn Phương Lan đã
nêu rõ quan điểm coi việc tìm ra những dạng tình huống phổ biến trong sáng tác của ông
là một thao tác để tìm hiểu sự “độc đáo , lặp lại và phát triển" trong quá trình tiếp cận đời
sống hiện thực con người [30, 122]. Với quan điểm ấy, tác giả đi vào phân tích ba dạng
tình huống trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu (tình huống nhận thức, tình huống
tương phản và tình huống thắt nút); từ đó đi đến nhận xét: Sự tìm tòi của Nguyễn Minh
Châu trong xây dựng tình huống diễn ra trên cả bề rộng lẫn bề sâu; đó cũng là một trong
những phương diện thể hiện bản sắc riêng của Nguyễn Minh Châu [30].
Ngoài nhân vật, cốt truyện, tình huống, nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu cũng được xem xét ở nhiều yếu tố: điểm nhìn, giọng điệu, nhịp điệu,
ngôn ngữ trần thuật, Trịnh Thu Tuyết [58], Tôn Phương Lan [30] có sự phát hiện thống
nhất về điểm nhìn trần thuật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu: trần thuật từ ngôi thứ
ba (Trần thuật “biết hết”, trần thuật khách thể) và trần thuật từ ngôi thứ nhất. Trịnh Thu
Tuyết có nhận xét chung : “trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975,

tương quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật hay nói khác đi là điểm nhìn trần
thuật được tác giả chọn lựa và xác định rất tinh tế, phù hợp với mỗi kiểu loại nhân vật và
thể tài để mỗi hình thức trần thuật có thể phát huy cao nhất tác dụng nghệ thuật của nó.”
[58,41].
Về giọng điệu trần thuật theo Tôn Phương Lan, giọng chủ âm trong sáng tác của
Nguyễn Minh Châu là giọng thâm trầm, trước 1980, giọng chủ âm này lẫn vào giọng trữ
tình quen thuộc, còn sau 1980, nó được thể hiện dưới nhiều sắc thái cụ thể, với những


mức độ khác nhau. Đặc biệt vào thời kỳ đầu những năm 80, truyện ngắn của Nguyễn
Minh Châu có xu hướng đi vào triết lý, xu hướng này chi phối giọng điệu của truyện khá
rõ [30].Từ góc độ nghệ thuật truyện ngắn, Trịnh Thu Tuyết đã nhận định: “ Đổi mới quan
niệm nghệ thuật về con người, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 có sự
thay đổi rõ nét trong giọng điệu trần thuật, tính chất độc thoại tôn kính của sử thi đã
được thay bằng tính chất bình đẳng, đa thanh hết sức mới mẻ.”[58,47]. Tác giả đã phân
tích tính chất này trong sáng tác của nhà văn qua hai thời kỳ trước và sau năm 1975. Sau
này, Trịnh Thu Tuyết đã tổng hợp đầy đủ hơn quá trình vận động và đổi mới trong giọng
điệu trần thuật của Nguyễn Minh Châu: Từ giọng điệu trần thuật tôn kính đậm chất sử thi,
đến giọng điệu trần thuật suồng xã đậm chất đời thường; từ tính đơn giọng độc thoại đến
tính chất phức điệu, đa thanh [59].
Ngoài điểm nhìn, giọng điệu trần thuật, Tôn Phương Lan, Trịnh Thu Tuyết còn đi
vào phân tích ngôn ngữ, nhịp điệu trần thuật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu.Tôn
Phương Lan giới hạn việc xem xét giới hạn ngôn ngữ trong phạm vi hẹp: cách sử dụng
ngôn từ của ông trong việc miêu tả, trong khả năng đưa ngôn ngữ văn chương gần gũi với
ngôn ngữ của đời sống tạo nên tính biểu cảm, biểu trưng nhằm nâng cấp nghệ thuật cho
ngôn ngữ trong tác phẩm của mình. Tôn Phương Lan cho rằng ngôn ngữ trong sáng tác
của Nguyễn Minh Châu là thứ ngôn ngữ “ được tinh lọc “[30]. Còn Trịnh Thu Tuyết chỉ
ra và phân tích nhịp điệu trần thuật phù hợp với mỗi loại thể tài, nhân vật của Nguyễn
Minh Châu, khẳng định hiệu quả nghệ thuật của nó là “tác động vào thế giới nội tâm của
người đọc, buộc người đọc không chỉ “ chứng kiến “ (câu chuyện sảy ra) mà phải “can

thiệp” bằng cách tìm hiểu suy ngẫm những vấn đề đặt ra trong tác phẩm…để cùng tác
giả khám phá những bề sâu bí ẩn của cuộc sống, con người”[58,46].
Nhìn chung các bài viết và công trình nghiên cứu kể trên đã xem xét nhiều
phương diện nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ở nhiều góc độ, bình diện
khác nhau, và dù là phác thảo khái quát hay phân tích cụ thể ít nhiều đều đề cập đến
những khía cạnh, những yếu tố hoặc phương diện nào đó của nghệ thuật truyện ngắn. Tuy
nhiên, xem xét vấn đề này một cách toàn diện, trực tiếp, hệ thống theo quan điểm nghệ
thuật là toàn bộ tổ chức nghệ thuật của tác phẩm thì thật sự chưa có một chuyên luận nào
đi sâu nghiên cứu nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Ở luận văn này, tôi
cố gắng khảo sát nhằm tìm hiểu nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu ở góc độ thi
pháp, từ đó góp phần làm rõ tư tưởng nghệ thuật cũng như tài năng độc đáo của của nhà
văn mở đường “tinh anh và tài năng” này. Và thật sự, những bài viết và các công trình


nghiên cứu kể trên đã là những gợi ý, tham khảo quý báu cho tôi trong quá trình thực
hiện luận văn.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi
pháp để thấy được những đổi mới, nét đặc sắc trong quan niệm nghệ thuật về con người nơi thể hiện tập trung tư tưởng nhân bản sâu sắc của Nguyễn Minh Châu, cũng như tài
năng nghệ thuật của tác giả trong các truyện ngắn.Tiếp cận truyện ngắn của Nguyễn Minh
Châu từ góc độ thi pháp cho thấy sự cách tân nghệ thuật mang tính chất mở đường của
ông - mở ra những khả năng và hướng đi mới cho thể loại truyện ngắn trong nền văn xuôi
đương đại.
Nhìn chung, mục đích chính của luận văn là muốn khám phá những vẻ đẹp đặc
sắc trong phong cách nghệ thuật, những giá trị đích thực của truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu sau năm 1975 và những đóng góp của tác giả cho sự đổi mới của nền văn xuôi Việt
Nam.
4. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là các yếu tố thi pháp trong truyện ngắn

Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 thể hiện qua các phương diện nghệ thuật tổ chức hình
tượng không gian - thời gian, nhân vật; tổ chức cốt truyện, trần thuật. Luận văn khảo sát
toàn bộ truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đặc biệt là các tác phẩm sau năm 1975, vì
đây là những sáng tác có giá trị nghệ thuật cao, thể hiện rõ sự trăn trở tìm tòi đổi mới, sự "
Dũng cảm điềm đạm " của một cây bút tài hoa, giàu lương tâm và trách nhiệm, rất đỗi
nhân hậu và nặng lòng với con người, cuộc sống.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt và kết hợp các
phương pháp sau :
Phương pháp thống kê, phân tích tác phẩm văn học dựa vào những đặc trưng thể
loại.( Truyện ngắn, loại tự sự).
Phương pháp hệ thống: luận văn khảo sát, phân tích các hiện tượng văn học như
những bộ phận của một cấu trúc, những yếu tố của một hệ thống.
Sử dụng các khái niệm công cụ của thi pháp học khi tiếp cận tác phẩm với góc độ
nghiên cứu theo hướng thi pháp.


Sử dụng phương pháp so sánh khi xem xét sự vận động của quá trình văn học, sự
đổi mới trong sáng tác của tác giả thông qua những đặc điểm của truyện ngắn sau 1975.
Sử dụng kết hợp linh hoạt một cách khoa học các phương pháp khác.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung
được trình bày trong ba chương:
Chương I. Quan niệm nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu
Chương II. Nghệ thuật kết cấu và xây dựng tình huống
Chương III. Nghệ thuật tổ chức không gian - thời gian và lựa chọn giọng điệu trần thuật

PHẦN NỘI DUNG
Chương I
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU


1.Nguyễn Minh Châu - người mở đường tinh anh cho một giai đoạn văn
học mới
1.1.Nguyễn Minh Châu - cây bút của mọi miền hậu phương - tiền tuyến
Những người yêu mến văn học thường dành cho nhà văn Nguyễn Minh Châu một
tên gọi vừa giản dị vừa gần gũi dễ thương: nhà văn chiến sĩ. Một người chiến sĩ luôn hào
mình vào mọi hoàn cảnh của đất nước và chọn cho mình một lẽ sống cao đẹp. Chính lí
tưởng cao đẹp là điều mà cây bút dũng cảm của Nguyễn Minh Châu luôn hướng tới và thể


hiện rõ trên từng trang viết. Cả cuộc đời của mình Nguyễn Minh Châu gắn bó với cách
mạng và quần chúng nhân dân, vì vậy hơn ai hết, ông thiếu rõ cuộc sống của nhân dân với
những tâm tư, tình cảm, ngay cả những biến động tinh vi và nhỏ nhất trong tâm hồn họ
cũng được ông thấu hiểu, ông hiểu rõ cuộc sống của những người lính, của chiến tranh và
cách mạng và đây cũng chính là mảnh đất nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn ông.
Sinh ra ở một vùng quê nghèo của miền trung gian khổ: làng Thơi, xã Quỳnh Hải,
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Cuộc đời ông, ngay cả khi ông đã đi khắp mọi miền đất
nước luôn vẫn chịu những ám ảnh bởi cái dữ dội, cái nghèo khó, hoang sơ của đất mẹ.
Nhiều tác phẩm của ông đã thực sự gây xúc động với những trang viết nặng ân tình trong
sự gắn bó máu thịt và am hiểu sâu sắc cho con người và quê hương.
Cuộc đời của Nguyễn Minh Châu luôn gắn liền với nhiều sự kiện của cách mạng
dân tộc và ở đâu, dù trong thời gian nào đi nữa ấn tượng lớn nhất về ông trong lòng người
đọc chính là hình ảnh của một anh bộ đội cầm bút. Đó là những trang viết khi ông khoác
trên mình chiếc ba lô, tham gia các cuộc chiến. Hay những tác phẩm là kết quả của những
ngày đi thực tế, lăn lộn ở chiến trường của nhà văn trong những năm trước 1975. Nguyễn
Minh Châu đã từng tâm sự “ Tôi có kinh nghiệm mỗi chuyến đi thực tế của mình chỉ cần
có được cái may mắn và vinh dự, cuộc đời trao cho mình lấy một hai con người như thế ,
họ đã sáng tác cho mình một nửa, làm hộ cái công việc nặng nhọc, vất vả cho mình một
nửa, họ như cái vạch nối giữa đời sống và nhà văn ” [ 28,96 ].
Năm 1975 sau khi đất nước vừa giải phóng, với cuốn sổ ghi chép trên tay, ông có

mặt ở nhiều nơi. Đất nước tuy hoà bình nhưng phải oằn mình đối mặt với những khó khăn
và phức tạp mới, phải giải quyết những hậu quả của chiến tranh để lại trong đó có sự gắn
liền và thống nhất hai miền. Năm 1977 tiểu thuyết Miền cháy ra đời đó là kết quả của một
hành trình gian khổ của người lính trong thời chiến.
Năm 1983, tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành ra đời. Trong
một cuộc thảo luận với báo văn nghệ Nguyễn Minh Châu đã từng tâm sự: “ Sau chiến
tranh, tôi đã đi thực tế nhiều lần, gặp nhiều đồng chí chỉ huy và chiến sĩ cũ chuẩn bị cho
một cuốn tiểu thuyết mà bối cảnh là cuộc chiến đấu anh hùng ở thành cổ Quảng Trị năm
1972. Nhưng khi bắt tay vào làm thì song song với những vấn đề chiến tranh chống Mỹ,
cái “đời sống của họ hôm nay ” nó bắt tôi phải quan tâm. Chắc các đồng chí cũng thấy
những biểu hiện của lối sống, đạo đức và thậm chí là cả quan niệm sống của những con
người xung quanh ta - nhất là thanh niên - khiến chúng ta không thể không quan tâm và
lo lắng ”.


Trong sự nghiệp văn học của mình, Nguyễn Minh Châu đã dành nhiều trang viết
của mình cho giải đất Miền Trung gian khổ và khối lửa. Đó là những cuộc sống, con
người cụ thể trong mối quan hệ với làng xóm, quê hương, với vận mệnh đất nước, với
thiên nhiên gần gũi ... một cách sống động. Ta bắt gặp cuộc sống và con người hiện lên
với một nét riêng rất Nguyễn Minh Châu trong ( Mảnh đất tình yêu ) hay ( Phiên chợ
Giát ) - tác phẩm được hoàn thành trên giường bệnh khi nhà văn đang phải chiến đấu với
căn bệnh ung thư quái ác ở viện 108 - tác phẩm được Nguyên Ngọc đánh giá là " một
tuyệt tác của văn học hiện đại ".
Nguyễn Minh Châu đã làm việc, đã viết, đã cống hiến cho đến giây phút cuối
cùng của đời mình. Một con người suốt đời lao động và sáng tạo nghệ thuật. Cho đến
những ngày cuối đời mình trên giường bệnh, nhà văn vẫn kê từng trang giấy trên gối để
viết. Ông đã dốc hết cả hơi thở cuối cùng của mình cho các trang văn.
1.2. Khát vọng đổi mới của Nguyễn Minh Châu trong yêu cầu đổi mới chung của văn
học và thời đại
1.2.1. Đổi mới là một yêu cầu tất yếu của Văn học Việt Nam sau năm 1975

Nếu như Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 tồn tại và phát triển trong hoàn
cảnh chủ yếu là hai cuộc kháng chiến và gặp nhiều khó khăn trở ngại từ khâu sáng tác đến
tiếp nhận, dẫn đến mang đậm tính chất của văn học thời chiến và nặng tính phiến diện
trong việc phản ánh đời sống. Với việc quy các sự đa dạng, phức tạp của hiện thực đời
sống vào những mô hình mang tính đơn giản, quy phạm, vào những hướng giải quyết có
tính công thức, đề cao bút pháp hiện thực, tái hiện đời sống trong trạng thái thức giống
như nó tồn tại, nhiều khi để mục đích phục vụ chính trị chi phối ít nhiều...đáp ứng được
nhu cầu của lịch sử, tạo nên tác dụng to lớn trong việc thức tỉnh, động viên tuyên truyền
thêm sức mạnh và niềm tin cho nhân dân...thì văn học thời kỳ sau năm 1975 lại có những
đổi mới mang tính tất yếu. Trong những điều kiện mới của lịch sử - xã hội: đất nước
thống nhất, cuộc kháng chiến thắng lợi mở ra một thời kỳ mới, thời kì của độc lập và xây
dựng chủ nghĩa xã hội...Văn học cũng đã có những đổi mới thực sự. Gắn với vận mệnh
của đất nước một cách chặt chẽ, văn học dần chuyển sang một thời kì mới với những vận
động và quy luật khác trước.
Ngay sau năm 1975, cả nước đón nhận tinh thần hào hứng phấn khởi của niềm vui
chiến thắng nhưng đời sống còn biết bao khó khăn, gian khổ, thử thách: những di hoạ của
chiến tranh, đạo đức nhân cách của con người, và hàng loạt các vấn đề khác... Văn học
với quan niệm là một hình thái của ý thức xã hội, đã nhanh chóng chuyển mình để phản


ánh những gì đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ của cuộc sống. Tình hình xã hội đã đặt ra
những yêu cầu mới trong đó có văn hoá nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng. Xong
ngay lập tức văn học chưa bắt kịp được những yêu cầu đó một cách thoã mãn.
Năm năm sau, năm 1980 đất nước chúng ta rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm
trọng, và chính nó ảnh hưởng lớn đến mọi lĩnh vực của đời sống, văn hoá xã hội, trong đó
có văn học. Một thời kì đầy biến động đã đẩy không ít văn nghệ sĩ rơi vào sự chao đảo,
không giữ vững lập trường, bối rối trên con đường lựa chọn cho mình một phương hướng
sáng tác đúng đắn. Nguyên Ngọc đã từng nhận xét đây chính là một " khoảng chân không
trong văn học ".
Vượt qua khó khăn của cuộc khủng hoảng, từ năm 1986 nước ta thực sự bước vào

công cuộc đổi mới toàn diện. Đại hội Đảng VI với những quan điểm mới về văn hoá xã
hội và nhất là văn học nghệ thuật đã là nguồn động viên khích lệ và tạo nên sự bứt phá
mạnh mẽ trong văn học.
Xuất phát từ đổi mới mạnh mẽ của văn hoá xã hội, văn học cũng không ngoại lệ,
các sáng tác văn học đã kịp thay đổi để bắt kịp với hiện thực đời sống và nhu cầu của
người đọc. Cuộc sống khác xưa vì thế con người không chỉ quan tâm đến sự kiện lớn của
đất nước, ôn lại lịch sử mà họ quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống thường nhật, đến mỗi cá
nhân và từng số phận con người. Họ chú ý nhiều hơn đến cuộc sống riêng tư. Văn học lúc
này thực sự phải có một sức khái quát lớn, hiện thực cuộc sống phải được khai thác ở cả
bề rộng và chiều sâu để đáp ứng nhu cầu con người. Nhu cầu về thẫm mĩ cũng thay đổi
đáng kể và đi vào thực tế hơn. Hàng loạt các nhà văn đã tự đổi mới mình như: Vũ Tú
Nam, Chu Văn, Nguyễn Khải, Bùi Hiển, Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Bảo Ninh, Chu Lai,
Nguyễn Huy Thiệp ... và Nguyễn Minh Châu cũng không là nhà văn ngoài lệ. Các tác
phẩm trong thời kì này đã mở rộng và đào sâu sự khám phá hiện thực con người trong
tính đa dạng, phức tạp và luôn biến động trong xu thế dân chủ hoá và thức tỉnh ý thức cá
nhân, tinh thần nhân bản. Chính văn học đã đổi mới ngay từ nhận thức, trong phương
thức tiếp cận hiện thực, trong khuynh hướng sáng tác và cả trong thi pháp và thể loại.
1.2.2. Khát vọng đổi mới của nhà văn Nguyễn Minh Châu
Trong các nhà văn Việt Nam từ sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu là một tấm
gương tiêu biểu cho quá trình tự đổi mới. Ông đã tự làm mới mình và góp công lớn vào
sự đổi mới nền văn học nước nhà một cách âm thầm mà vô cùng mạnh mẽ, quyết liệt và
triệt để, không chỉ trong sáng tác mà biểu hiện ngay cả trong tư duy nghệ thuật của mình.
Được xem là ngòi bút tiêu biểu của thời kỳ văn học đổi mới - người mở đường đầy tài


hoa và tinh anh (Nguyên Ngọc). Với một loạt các bài phê bình, tiểu luận… cùng những
tác phẩm không chỉ minh họa xuất sắc cho bước chuyển âm thầm mà quyết liệt trong
quan niệm sáng tác mà còn đạt tới sự hoàn thiện nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu đã tạo
cho mình một vị trí không thể thay thế trong giai đoạn quá độ của văn học trước và sau
1975, trở thành một nhà văn đặt nền móng toàn diện và sâu sắc cho sự đổi mới cả về quan

niệm nghệ thuật lẫn phương thức biểu đạt.
Những đổi mới của Nguyễn Minh Châu không chỉ thể hiện ở những tác phẩm văn
chương mà còn thể hiện rõ qua nhiều tiểu luận phê bình. Hãy đọc lời ai điếu cho một giai
đoạn văn nghệ minh hoạ là một minh chứng cho một nhân cách trung thực và dũng cảm
đi đầu trong sự nghiệp đấu tranh đổi mới văn học với một cảm quan nhạy bén của một
người chiến sĩ đầy ý thức trách nhiệm với những suy tư trăn trở khi nhìn và chỉ ra những
quy luật tất yếu.
Trong suốt chiều dài văn học, Nguyễn Minh Châu là người cảm nhận được sớm
nhất, sâu xa nhất những yêu cầu cấp bách của công cuộc đổi mới toàn diện. Ông đã cùng
đi suốt thời kì ấy bằng sự lặng lẽ, âm thầm, khiêm nhường nhưng rất kiên định và dũng
cảm. Các bước đi của ông chậm rãi nhưng chắc chắn. Nguyễn Minh Châu không ồn ào
mà lặng lẽ đi tiên phong trên con đường đổi mới. Với ông, đổi mới trước hết phải là tự
đổi mới chính mình, cho nên con đường dù chông gai, trắc trở đến đâu ông vẫn nguyện
làm người lính tiên phong trên tuyến đầu đổi mới ngay cả những sáng tác trước và sau
chiến tranh.
Đối với một nền văn học nói chung và với mỗi người nghệ sĩ, mỗi nhà văn nói
riêng bao giờ ý thức nghệ thuật và sáng tác luôn có mối quan hệ khăng khít và tác động
qua lại lẫn nhau. Ý thức nghệ thuật chính là yếu tố căn bản chi phối và thúc đẩy sự vận
động sáng tạo văn học. Với những trang viết phê bình của Nguyễn Minh Châu khi chúng
ta đi sâu tìm hiểu sự vận động và ý thức đổi mới trong ý thức nghệ thuật là ta đã có cơ
một cơ sở vững chắc để lí giải những thành công trong sáng tác của ông. Chính sự vận
động và phát triển của một nền văn học chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố nhưng quan
trọng nhất và tác động trực tiếp có tính chất quyết định chính là ý thức nghệ thuật của nhà
văn. Đó là hệ thống những quan niệm của nhà văn về con người, về nguyên tắc tiếp cận
và phản ánh cuộc sống, về đề tài, chủ đề, cảm hứng, nghệ thuật biểu đạt...
Như vậy, có thể thấy Nguyễn Minh Châu là người mở đường xuất sắc cho văn học
Việt Nam thời kỳ đổi mới. Nói như Nguyễn Khải, sau này đã có người đứng trên vai ông
để mà to lớn hơn nhưng vị trí tiên phong và những cống hiến có tính chất khai phá của



ông là không thể phủ nhận. Tìm ra hướng đi mới cho văn học cả trên bình diện nội dung
phản ánh lẫn bút pháp thể hiện nhà văn đã công khai với bạn đọc một cách viết mới: hiện
đại mà vẫn đậm đà truyền thống. Ông đã đi được một chặng đường xa, dù nhọc nhằn
nhưng thật nhiều ý nghĩa. Từ Nguyễn Minh Châu vấn đề con người với số phận riêng
cùng vô vàn trăn trở âu lo đã được văn học quan tâm khai thác ở cách nhìn mới. Hình như
ông tự mình bứt phá và giúp một thế hệ nhà văn dám “bước qua lời nguyền”, từ giã “cái
thời lãng mạn” để đến với một thứ văn chương chân thành hơn. Ở đó con người được
sống thật, không phải cố tỏ ra “trùng khít với chính mình, với bộ áo xã hội của nó một
cách đau đớn, giả dối” (Bakhtin).
1.3. Sáng tác Nguyễn Minh Châu thời kỳ chống Mĩ
Là nhà văn mặc áo lính, Nguyễn Minh Châu ý thức hết sức sâu sắc về sứ mệnh
thiêng liêng của người cầm bút trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến. Đối với các
sáng tác thời kì chống Mĩ, tâm niệm sáng tác trở thành cháy bỏng trong ông lúc này là
hướng đến cuộc “đấu tranh vì quyền sống của cả dân tộc”, do vậy nhà văn đã dành gần
nửa cuộc đời để say sưa ngợi ca, mê mải khám phá vẻ đẹp lung linh, kỳ ảo của cuộc sống
và tâm hồn con người trong chiến tranh vệ quốc. Đó là những con người ngập tràn tình
cảm lãng mạn, trẻ trung tươi tắn như Lãm, Nguyệt (trong Mảnh trăng cuối rừng), cô gái
mang “niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống”, niềm tin ấy “như sợi chỉ xanh óng ánh, bao
nhiêu bom đạn dội xuống, cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi”. Đó là Kinh,
Lữ, Khuê, Cận, Lượng v.v... (trong Dấu chân người lính) - những viên ngọc, sáng đẹp
một cách rực rỡ, không có tỳ vết. Khó có thể tìm thấy một khiếm khuyết trong phẩm chất
của họ. “Từ giã gia đình, trường học, từ giã cuộc sống tương lai đẹp đẽ hết sức bảo đảm
bắt đầu dựng cho họ, từ bỏ trái hạnh phúc đang ửng hồng trong vườn nhà để đi vào cuộc
chiến đấu đầy vất vả, hy sinh khá là vô tư, lạc quan tươi trẻ”, đó là những gì Nguyễn
Minh Châu nói về họ. Đúng như, nhà phê bình N.I.Niculin trong bài viết Nguyễn Minh
Châu và sáng tác của anh nhận xét: niềm tin vào tính bất khả chiến thắng của cái đẹp
tinh thần, cái thiện đã được khúc xạ ở chỗ, anh đã tắm rửa sạch sẽ các nhân vật của mình,
họ giống như được bao bọc trong một bầu không khí vô trùng…”
1.4. Những đột phá quả cảm trên con đường đổi mới tư duy nghệ thuật
1.4.1. Những quan niệm mới về con người

Trong cả cuộc đời sáng tác của mình Nguyễn Minh Châu được xem là một người
lính can trường và tiên phong trong công cuộc tự đổi mới mình và tham gia vào quá trình
đổi mới tư duy nghệ thuật. Có thể nói sau năm 1975, sự đổi mới ấy được bắt nguồn từ


những trăn trở, day dứt, và ông đã dũng cảm đi tới quyết định viết “ai điếu” cho một thời
văn học lãng mạn, lý tưởng hoá và đậm màu sắc minh hoạ tư tưởng. Sự đổi mới tư duy ấy
bắt nguồn từ những quan niệm mới mẻ về con người.
M.Gorki đã từng nói " Văn học là nhân học ", lời nói ấy còn vang vọng mãi như
một mệnh lệnh sáng tạo. Chính con người là trung tâm, là cái đích cho sự khám phá nghệ
thuật. Với văn học Việt Nam, trong suốt quá trình tồn tại và biến đổi vẫn luôn là một sự
vận động, tìm tòi và đổi mới không ngừng. Sự đổi mới ấy được thể hiện ở nhiều bình diện
xong ở trung tâm và chiều sâu của những biến đổi ấy chính là sự thay đổi trong quan niệm
nghệ thuật về con người và sự hình thành những quan niệm nghệ thuật mới về con người.
Nếu như trong nền văn học kháng chiến là sự phát hiện và sáng tạo con người
quần chúng, con người của cộng đồng, con người tập thể. Được phát triển trong điều kiện
hoà bình, nền văn học Việt Nam từ sau năm 1975 vừa được kế thừa từ những nguyên tắc
truyền thống, đồng thời cũng mở ra những bình diện mới trong sự thể hiện, lí giải con
người. Quan niệm về con người trong văn học thời kì đổi mới mang tính thống nhất của
nền văn học dân tộc trong toàn bộ quá trình vận động và phát triển nhưng cũng mang
những nét đặc trưng riêng của thời kì văn học sau năm 1975.
Ở thời kì này con người đã được thể hiện ở nhiều nét mới, được nhìn ở nhiều vị
thế và trong tính đa chiều của mọi mối quan hệ: con người với xã hội, con người với lịch
sử, con người với gia đình, con người với những người khác và với cả chính mình. Con
người được các nhà văn khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện và nhiều tầng bậc: ý thức
và vô thức, đời sống và tư tưởng, tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng, khát vọng cao
cả và dục vọng tầm thường, con người cụ thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại
phổ quát. Con người xuất hiện trong sự đan cài, xen lẫn, giao tranh giữa bóng tối và ánh
sáng, giữa " rồng phượng và rắn rết ", cao cả và thấp hèn. Và cái đích để các nhà văn
hướng đến là để hiểu biết con người hơn và luôn chú ý đến sự thức tỉnh khả năng tự nhận

thức của con người, để hướng con người đến cái thiện, cái đẹp và sự hoàn thiện về nhân
cách.
Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn tiên phong ở sự chuyển biến
trong quan niệm nghệ thuật về con người trong thời kì đổi mới của văn học Việt Nam
hiện đại. Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu luôn gắn liền với quan niệm về
con người. Nhà văn lấy con người làm tâm điểm sáng tác và khẳng định cốt lõi của văn
học là con người. Trong tập tiểu luận phê bình Trang giấy trước đèn ông đã thẳng thật


nói ra điều này: " Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm - mà tâm điểm là con
người " [ 28,111].
Khi tìm đến con người, các nhà văn của mọi thời đại đều tiếp cận giải mã con
người theo những cách riêng khác nhau. Xong đều có chung mục đích là để hiểu rõ con
người hơn, hướng con người đến sự hoàn thiện, nhân bản hơn. Là một nhà văn chân
chính, Nguyễn Minh Châu chủ động đưa văn học về với những quy luật vĩnh hằng của
cuộc sống con người. Ông lấy đời tư và bản chất bên trong của từng cá nhân con người
làm điểm xuất phát và chuẩn mực để đánh giá thế giới. Nhà triết học Nga nổi tiếng
Berdiaep đã từng nói: " Theo bản chất nội tại của nó, mỗi con người cũng là một thế giới
lớn, một vũ trụ vi mô, trong đó phản ánh và tồn tại toàn bộ thế giới hiện thực và tất cả
những thời đại lịch sử lớn...chỉ trong chiều sâu của chính mình, con người mới có thể tìm
thấy một cách thực sự chiều sâu của các thời đại bởi vì chiều sâu của các thời đại là
những tầng lớp bí ẩn thầm kín nhất ở ngay trong con người, những tầng chỉ bị che khuất,
bị đẩy lùi sang bình diện thứ hai, thứ ba do sự hạn hẹp của ý thức ".
Bằng ý thức, lương tâm và trách nhiệm của người cầm bút Nguyễn Minh Châu đã
mạnh dạn chỉ ra những thực trạng của nền văn học chống Mĩ. Bên cạnh những thành công
thì văn học thời kì kháng chiến chủ yếu được viết bằng cảm hứng ngợi ca nên con người
thường được miêu tả phiến diện - con người thường quá " xấu " hoặc quá " tốt ". Trong
các tác phẩm của ông trước năm 1975 con người thường xuất hiện với một chiều tốt đẹp,
có nhân cách cao thượng. Với vẻ đẹp ấy khiến ta ai cũng ước ao, mong muốn được một
lần ngắm nhìn, chiêm ngưỡng. Đó là các nhân vật như Nguyệt, Khuê, Lữ...

Sau năm 1975, những con người thật trong cuộc sống của chúng ta không hề đơn
giản chút nào. Nguyễn Minh Châu đã sớm nhận ra rằng, cần phải thay đổi cách nhìn một
chiều, giản đơn về con người. Thay vì lí tưởng hoá con người, nhà văn đã nhìn nhận con
người trong tính toàn diện, đa dạng, phức tạp của nó. Ông đã đi vào các số phận, các tính
cách, tìm đến những nỗi niềm riêng tư, sâu kín trong mỗi tâm hồn con người. Ông hiểu
rằng trong bản chất mỗi con người có cả tốt lẫn xấu, cả " rồng phượng lẫn rắn rết ".
Chính từ đó ông đã làm một cuộc chuyển đổi lớn lao trong quan niệm về con người. Ông
đã đi từ hướng ngoại đến hướng nội, từ số phận cộng đồng đến số phận cá nhân và đi sâu
vào bản chất sâu kín của mỗi con người. Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình nhà văn
đã cố gắng để " khám phá ra tất cả những cái gì khó nắm bắt nhất, xảy ra nơi cái thế giới
bên trong con người " [ 28,108 ], " phải có sự khám phá mới về con người và xã hội,
khám phá ấy trong cái tiêu cực, cái xa đoạ một vấn đề gì đó mới ".


Để viết lên những tác phẩm có giá trị có ý nghĩa về con người, phải xuất phát từ
tấm lòng, trái tim yêu thương dành cho con người. Chính Nguyễn Minh Châu đã từng tâm
sự: " Người viết nào cũng có thể có tính xấu nhưng tôi không thể nào tưởng tượng nổi nhà
văn lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và tình yêu thương con người.
Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau
đớn, khắc khoải, một mối quan tâm thường trực về số phận, hạnh phúc của những người
chung quanh mình. Cần giữ cái tình yêu lớn ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm
thông sâu sắc với những nổi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ có thể vượt qua
những khủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc sống "[ 28,111 ]. Hơn bao
giờ hết trong sâu thẳm tấm lòng đôn hậu của Nguyễn Minh Châu luôn cháy lên một niềm
tin thiết tha, mãnh liệt vào con người và mong muốn làm sao cho con người và cuộc đời
của con người ngày càng tốt đẹp hơn.
1.4.2. Từ ý thức về con người cộng đồng tới ý thức về con người cá nhân thế sự
Có thể thấy những cách tân và đổi mới đặc sắc nhất của Nguyễn Minh Châu là ý
thức, cách nhìn và phản ánh con người ở một góc nhìn mới khác hẳn với cách nhìn trong
các sáng tác trước năm 1975. Nếu như trước năm 1975 là sự tiếp cận con người cộng

đồng thì bây giờ ông lại chú trọng vào tiếp cận con người cá nhân thế sự và vì thế
Nguyễn Minh Châu đã tạo nên bước xoay thần kì cho mình đó là cách thể hiện từ ý thức
về con người cộng đồng tới ý thức về con người cá nhân.
Nhà văn Lê Lựu đã từng nói: " Từ xưa đến nay, tôi vẫn thấy là một Nguyễn Minh
Châu. Trước đây có một Nguyễn Minh Châu tài hoa, tinh tế làm sáng lên cái chi tiết bình
thường hàng ngày. Vẫn cái tài hoa ấy, hôm nay nó không bột phát tự nhiên mà sâu xa
hơn ". Và " Anh nhìn đâu cũng ra truyện ngắn ". Theo PGS. TS Tôn Phương Lan thì khả
năng " nhìn đâu cũng ra truyện ngắn " ấy chính là khả năng tiếp cận con người đời
thường của nhà văn. " Từ những câu chuyện không hề mang tính điển hình nhà văn
Nguyễn Minh Châu đã tìm ra các khía cạnh khác nhau của thế thái nhân tình một thứ
triết học nhân sinh " [ 27 ]. Ông đã thực sự quan tâm đến những vấn đề tác động tác động
cụ thể đến cuộc sống hàng ngày của con người. Từ cuộc sống mưu sinh, miếng cơm manh
áo, đến tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu lứa đôi... Ông nhìn con người
trong vẻ đẹp cuộc sống thường nhật với những nỗi niềm trong đời sống tinh thần, trong
cuộc mưu sinh, trong các mối quan hệ giữa người với người.
Nét nổi bật và sắc cạnh, mới mẻ nhất của Nguyễn Minh Châu khi thể hiện con
người đời tư thế sự, con người cá nhân là khi ông thể hiện ý thức bản năng làm mẹ của


người đàn bà và ham muốn dục vọng của con người. Quì trong Người đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành đã nói thay cho cả thế giới " ...trong một lúc, tôi hiểu được như thế
nào là những người đàn bà. Tôi hiểu được chính tôi bấy lâu nay. Tôi đã trông thấy, trong
một phút, tất cả cái phần sâu thẳm như một thiên phú riêng của tâm hồn những người đàn
bà chúng tôi: đó là bản năng chăm lo, bảo vệ lấy sự sống của con người - do chính chúng
tôi mang nặng đẻ đau sinh ra. Đó là tình thương người bẩm sinh của nữ tính - sợi dây
thần kinh đặc biệt nhạy cảm của nữ giới chúng tôi ". Trong truyện ngắn Mẹ con chị
Hằng cho đến lúc làm mẹ chị mới ý thức được người mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với
cuộc đời mình." Rồi chị bỗng thấy trong bụng đau quằn lên. Cái thai lại đạp. Cũng chỉ
còn hơn một tháng nữa chị đã sinh. Chẳng biết là lần này là con trai hay con gái. Chị ao
ước một đứa con gái. Chợt chị nghĩ đến bà mẹ trong Thanh sắp ra ở với mình, bà mẹ hiền

lành và cũ kĩ của chị. Chao ôi, đến bây giờ chị Hằng mới sực nhớ ra mình vẫn có một bà
mẹ. Hình như trong những lúc quạnh vắng lại sắp sinh nở như thế này, mới sực nghĩ đến
mẹ, bà mẹ của chị đang ở trong nhà quê..." Bà cố Huân cũng luôn ý thức được thiên chức
làm mẹ của mình. Bà nghĩ rằng " Đời con người ta vay của cha mẹ rồi trả cho con cái ".
Chính vì suy nghĩ đó mà suốt cuộc đời bà đều dành chăm lo cho con. Khi bà ở trong Vinh
chăm lo cho người con út bị sẩy thai, khi ra Hà Nội chăm con gái sinh, rồi lại chuẩn bị để
ra Hồng Quảng với con gái thứ hai mới đánh điện khẩn bà ra gấp... không một lời trách
móc, than thở. Những người đàn bà như người đàn bà trong Chiếc thuyền ngoài xa, Huệ
trong Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát, người mẹ trong Mùa trái cóc ở miền Nam... đều
là những người phụ nữ ý thức sâu sắc về thiên chức làm mẹ của mình.
Con người ta bao giờ cũng vậy, luôn muốn được thoã mãn nhu cầu của mình, như
lại không dám nhìn thẳng vào bản thân và đối diện với chính mình. Do không thể vượt
qua được những luân lí đạo đức xã hội mà con người luôn tìm cách che dấu dục vọng của
mình. Nhưng có lẽ chính cái lúc gạt bỏ luân lí dể sống cho bản năng, cho dục vọng thì là
lúc con người mới thực sự là người theo đúng nghĩa.
Sau năm 1975, văn học có điều kiện đi sâu vào những gì thuộc về cá nhân đời tư
con người. Đặc biệt từ năm 1986, trong tinh thần đổi mới, cùng sự thay đổi quan niệm về
con người, những yếu tố của đời sống các nhân được các nhà văn quan tâm nhiều hơn. Là
nhà văn luôn quan tâm và giành nhiều tình yêu thương cho con người, Nguyễn Minh
Châu đã hướng ngòi bút của mình khai thác những vấn đề thuộc về con người, những gì
người nhất. Ông đã mạnh dạn đi vào khai thác những nhu cầu của đời sống cá nhân riêng
tư con người. Đây là một điều dũng cảm, tuy trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu


không nhiều và mức độ thể hiện của nó cũng không mãnh liệt như một số cây bút sau này
như: Chu Lai, Đỗ Hoàng Diệu...xong đã gây được ấn tượng mạnh trong lòng người đọc
khi ông viết về tình yêu gắn với những ham muốn dục vọng bản năng của con người.
Trong Cỏ lau tuy nói về lòng chung thuỷ của người phụ nữ, đó là Thai - "một thứ
đàn bà cổ. Những người đàn bà chờ chồng có thể hoá đá ". Nhưng chuyện không dừng
lại ở đấy mà tình yêu có thêm màu sắc mới lạ. Cũng nói về tình yêu nhưng ông đã tiến xa

hơn, tình yêu gắn với thứ tình yêu xác thịt. Tuy nhiên Nguyễn Minh Châu chỉ mới chạm
tới, điều đó được thể hiện qua lời của Quảng - chồng mới của Thai: " ngày trước ông và
Thai sống với nhau được ít quá. Hình như hai người mới bén nhau thôi. Rồi xa nhau suốt
tám năm. Ông ra đi biền biệt. Thương nhớ, chờ đợi đằng đẵng, thế rồi ông trở về...chỉ
còn là cái xác trôi ngoài sông. Khi phải lén lút chôn ông, Thai đau đớn lắm. Vì thế mà
chẳng bao giờ nguôi đi cho ( ...) Giá ngày đó, ông và Thai cưới nhau xong, ông để lại cho
cô ấy một đứa con, trước khi ông ra miền Bắc. Thì Thai cũng được thoã mãn một phần.
Một đứa con... dù sao về mặt tâm lí, người đàn bà cũng đỡ ẩn ức..."
Trong Khách ở quê ra khi miêu tả Huệ nhà văn cũng đã gợi một cái gì đó rất bản
năng: " Sau một lứa đẻ, hai bầu vú để thỗn thễn, bây giờ " eo " người lại trở nên gọn
gàng, và chiếc nịt vú của người đàn bà cũng may bằng thứ mặt hàng quân phục. Đêm
nằm bên vợ, bây giờ hắn thấy trên khuôn ngực trắng như ngó sen tự nhiên úp vào hai cái
vung chắm bằng thứ vải tô châu mới xanh biếc, như hai con cánh cam to tổ bố, nom đến
tức mắt ".
Nói về những ham muốn dục vọng bản năng của con người tuy Nguyễn Minh
Châu chưa thể hiện nó ở một sự vồ vập đến mãnh liệt. Ông không đưa ngòi bút của mình
vào những câu chuyện phòng the mùi mẫn, nhưng những điều mà ông đã phản ánh, và
hướng người đọc đến thì cũng đủ để người đọc khó quên và đó cũng là một nét mới trong
những sáng tác sau năm 1975 của ông. Đây là bước khởi đầu để các nhà văn sau này tiếp
bước trên con đường sáng tạo nghệ thuật.
Các nhân vật trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 đều có sự
chuyển đổi rõ rệt trong việc chuyển đổi ý thức từ con người cộng đồng trở về với con
người cá nhân và thế sự. Các nhân vật trong truyện ngắn không còn là những con người
tiêu biểu cho cả một lớp người hay dân tộc mà là những con người cụ thể với những tính
cách, mảng đời, số phận rất riêng của mình. Mỗi nhân vật là một nét riêng không hề trùng
lặp trong cuộc sống vốn đa chiều và đầy phức tạp.


1.4.3. Con người chủ thể lịch sử hay nạn nhân của lịch sử cùng với những khát vọng sống
và mưu cầu hạnh phúc

Nguyễn Minh Châu là cây bút luôn đi tìm cái đẹp, hướng cái đẹp để khẳng định
cái đẹp, cái thơ của cuộc sống tuy ông không hề thi vị hoá cuộc sống, không dễ dãi nhìn
cuộc sống một chiều. Với ông cuộc sống không bao giờ cũng tốt đẹp, là thảm hồng trên
đường đi, mà cuộc sống luôn có những phần lộ ra bên ngoài và cả những phần còn ẩn
khuất. Cuộc sống có cả bóng tối và ánh sáng, có cả âm dương và cả những biến đổi thăng
trầm. Cuộc sống vốn phức tạp và con người trong cuộc sống phải đấu tranh để tồn tại, để
sống, để giành lấy cái thiện và ánh sáng. Trong cuộc đấu tranh ấy, bản chất con người
được hiện rõ với nhiều điều, tốt, xấu, thiện, ác. Trong sự lo toan bộn bề của cuộc sống,
những mặt trái của xã hội lại được bọc lộ rõ nét hơn.
Là nhà văn rất gần với cuộc sống, Nguyễn Minh Châu hiểu hơn ai hết những gì
đang diễn ra của đời sống xã hội con người. Ông đã mạnh dạn hướng ngòi bút của mình
vào sự tha hoá biến chất về đạo đức và nhân cách con người. Từ đó, nhà văn lôi ra những
mặt trái của xã hội, để cảnh tỉnh và thức tỉnh lương tâm ở mỗi con người. Bằng sự từng
trãi trong cuộc sống Nguyễn Minh Châu đã chiêm nghiệm được rằng:" Những biểu hiện
của lối sống đạo đức và thậm chí là cả quan niệm sống của những người xung quanh ta nhất là thanh niên - khiến chúng ta không thể không quan tâm và lo lắng. Tôi nghiệm thấy
mỗi lần đất nước chuyển từ chiến tranh sang hoà bình, chúng ta lại phải đạt ra vấn đề
chống chủ nghĩa cá nhân. Song so với lần hoà bình năm 1954 thì cái lần hoà bình sau
năm 1975 này, diện mạo của chủ nghĩa cá nhân nó to hơn. Tôi nghĩ rằng chúng ta đang
sống trong một thời kỳ mà con người Việt Nam chưa bao giừo đạt đến tầm vóc lớn lao
như vậy. Nhưng bên cạnh đó, cũng thấy những gì nằm trong tính cách và tâm lí con
người hiện nay đã tạo nên cái mà chúng ta thường gọi chúng là tiêu cực xã hội " [ 28,100
]. Nhà văn đã quyết tâm dùng ngòi bút của mình "tham gia trợ lực vào cuộc giao tranh
giữa cái tốt và cái xấu bên trong mỗi con người, mỗi cuộc giao tranh không có gì ồn ào
nhưng xảy ra từng ngày và khắp mọi lĩnh vực đời sống " [ 28, 100 ].
Những tiêu cực xã hội có thể len lỏi vào cuộc sống của bất cứ ai, bất cứ lúc nào
và ở đâu. Nó đặt ra cho mọi người những điều cần phải quan tâm và những vấn đề cấp
bách cần được giải quyết. Đi sâu vào tìm hiểu những phẩm chất bên trong của con người,
Nguyễn Minh Châu quan niệm rằng: " Mỗi truyện ngắn tôi nêu ra một trường hợp cụ thể
và xen vào mạch kể chuyện, tôi bàn bạc về quan niệm sống hoặc báo động một điều gì " [
28, 100 ]. Xong đối với chính bản thân nhà văn, đó không hề là công việc dễ dàng, không



thể ngày một ngày hai. Cuộc chiến tranh chống quân xâm lược khó khăn, gian khổ, khốc
liệt nhưng cuộc chiến trên mặt trận đạo đức còn gian khổ hơn nhiều. Nhưng làm được
điều gì đó cho xã hội tốt đẹp hơn cũng là niềm hạnh phúc của nhà văn. Với Nguyễn Minh
Châu " niềm hạnh phúc lớn nhất và cũng đồng thời là cái điều khổ ải nhất trần đời của
một anh cầm bút xưa nay vẫn là công việc khám phá ra tất cả những cái gì khó nắm bắt
nhất xảy ra nơi cái thế giới bên trong con người " [28,108 ].
Trong Mùa trái cóc ở miền Nam xuất hiện nhân vật Toàn - một cán bộ đã hoàn
toàn thoái hoá, biến chất trở thành con người ích kỉ, tàn nhẫn không có tình người, không
còn khả năng xúc động ngay cả khi gặp lại mẹ mình sau hơn hai mươi năm xa cách. Bản
chất đó không chỉ được thể hiện ở lời nói, hành động mà ngay cả ở thái độ của anh đối
với mọi người, với bạn cũng rất lạnh lùng. Tác giả đã miêu tả thật tỉ mỉ các chi tiết để
người đọc chứng kiến thật rõ nét cụ thể tâm hồn khô cứng, vô cảm đến tàn nhẫn của
Toàn. Chính Nguyễn Minh Châu đã đau đớn và thốt lên rằng: " Hỡi trời đất, đã có ai trên
đời này nhìn thấy đứa con đang ngửi giọt nước mắt của người mẹ ". Ta xót thương cho
người mẹ tội nghiệp và trách đứa con tàn nhẫn. Trong khi đứa con ấy luôn nhắc đến
những khuôn mẫu, phép tắc trong quân ngũ như lại đánh rơi mất đạo lí làm người. Dù
rằng Toàn có lí do trách mẹ vì mẹ đã bỏ anh đi với người đàn ông khác, nhưng thật tàn
nhẫn với một người đã sinh thành và suốt đời mang nặng trong lòng tình yêu thương con
vô hạn và luôn như mang một tội lỗi to lớn đối với con. Chính sự hiểu biết hạn hẹp của
Toàn về cuộc sống, về tình người, cái điều mà khi bước ra khỏi cuộc chiến nhiều người
chưa ý thức được để kịp trang bị cho bản thân mình, hay đó cũng chính là những mặt
chưa hoàn thiện của mỗi con người. Xây dựng nhân vật Toàn Nguyễn Minh Châu đã báo
động cho cả xã hội một vấn đề lớn lao về đạo đức, nhân cách, về sự tha hoá biến chất của
con người. Điều đó giúp những người có lương tâm, có trách nhiệm với cuộc sống, với xã
hội không thể không quan tâm, ở ngoài cuộc đứng nhìn mà phải hành động ngay lập tức.
Sự tha hoá biến chất về đạo đức nhân cách, lối sống của con người có nguồn gốc
từ đâu? Lí do nào đã tạo điều kiện cho tính cách ấy tồn tại, phát triển và gây tội ác? Phải
chăng nó xuất phát từ chỗ coi thường lương tâm, lương tri của mỗi con người, con người

không biết cảnh giác với ngay chính sự hiểu biết còn hạn hẹp của mình về cuộc sống, tình
người. Hay trong mỗi con người còn có mặt chưa hoàn thiện và mặt chưa hoàn thiện đó
lấn át, chi phối mọi hành động suy nghĩ của con người. Phải chăng câu nói của nhà hiền
triết xưa luôn nhắc ta "hãy tự biết mình " đã bị chúng ta lãng quên. Đó quả là nguy hại, nó
sẽ từng buớc dẫn con người ta đến sự cằn cỗi trống rỗng của tâm hồn mà hậu quả của nó


ta không hề lường trước được. Cuộc sống hãy biết phê phán những thái độ bàng quan,
dửng dưng trước sự đau khổ của người khác, phải cảnh giác với sự xa đoạ đo thói ham mê
quyền lực gây nên.
Một trong những đổi mới trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu đó là khả năng tự
nhận thức của con người. Không chỉ thể hiện những vi phạm của chuẩn mực đạo đức,
Nguyễn Minh Châu còn phát hiện ra những mặt tốt đẹp của con người, đó là lòng vị tha,
khát vọng sống hoàn hảo, khát vọng được " làm lại " mình. Cái mà trước đây thường
được hiểu như là những truyền thống, mĩ tục của nhân dân thì bây giờ nó gắn với ý thức
của mỗi con người về nhân cách.
Đất nước giải phóng hoàn toàn, Nguyễn Minh Châu lại đưa người đọc vào một "
cuộc chiến " mới không hề kém phần gay go ác liệt. Đó là cuộc sống ở bên trong mỗi con
người để giữ gìn và và hoàn thành nhân cách của mình. Một cuộc chiến không có sự
khoan nhượng để giành lấy phần tốt đẹp, để tiêu diệt phần xấu xa u tối trong mỗi con
người và trong cả xẫ hội. Chính vì vậy mà " nhà văn rất cần thiết phải có mặt trên đời, để
làm công việc cảnh tỉnh nhân loại và báo hiệu trước những tai hoạ " [ 28, 164 ] và " để
làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái
ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường, những con người cả tâm hồn
và thể xác bị hắt hủi và đoạ đầy đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và
cuộc đời. Nhà văn tồn tại trên đời để bênh vực cho những con người không còn có ai để
bênh vực " [ 28, 165 ].
Khả năng tự nhận thức là " khả năng tự phanh phui mổ xẻ ý thức mình, lối sống
của mình" [ 2 ]. Đó chính là khả năng mà con người chứng kiến những gì xảy ra với họ và
họ ý thức về mình và từ đó thay đổi cách nghĩ, cách nhìn và cách sống của mình. Đó là

điều ta có thể gặp trong một số truyện ngắn viết sau năm 1975: Bến quê, Người đàn bà
trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau…
Trong truyện ngắn Bức tranh, từ chỗ tính kiêu hãnh và tự ái nghề nghiệp khi từ
chối vẽ tranh của người hoạ sĩ ta thấy xuất hiện một loạt các trạng thái tự bạch tự nhận
thức. Sau khi người lính trở thành ân nhân anh đã vẽ bức chân dung " như thần " nhưng
rồi lại quên mất lời hứa. Sau nhiều năm kể từ khi bức tranh đoạt giải cao ở cuộc thi quốc
tế, anh vô tình gặp lại người lính năm xưa. Chính cuộc gặp gỡ tình cờ, ngắn ngủi ấy đã để
lại trong lòng người hoạ sĩ những dằn vặt, cắn rứt, với những dằng xé lương tâm bởi sự
vô tâm, thất hứa của mình. Bao câu hỏi bật ra bao quanh lấy tâm hồn người hoạ sĩ. Mỗi


câu hỏi vang lên là một lần quặn thắt, đau đớn khi chính người hoạ sĩ còn nhớ y nguyên
lời hứa của mình. Đau xót vì tội lỗi của mình gây ra, người hoạ sĩ đã lặng lẽ đi tìm con
người thực của mình bằng việc tự ý thức lại, tự làm sáng tỏ bản chất con người mình. Từ
chỗ biện hộ cho hành vi của mình anh đã nhận ra sai lầm từ sự vô ơn của mình. Xong sự
phán xử của lương tâm mới là toà án nghiêm minh cao nhất của con người. Người hoạ sĩ
đã tự vấn lương tâm, tự thú tội với chính mình để mong tìm được sự thanh thản trong tâm
hồn. Quá trình đấu tranh nội tâm dai dẳng, quyết liệt nhất chính là quá trình dẫn đến sự ra
đời bức chân dung tự hoạ của người hoạ sĩ. Anh ta đã đi tìm lại chính mình để đối mặt với
cái chính mình trong mỗi đường nét không khoan nhượng của bức tranh. Điều quan trọng
ở đây Nguyễn Minh Châu đã để cho nhân vật của ông tự nghiêm khắc với mình. Không
phải tự thú với một ai khác, không phải là sự phán quyết từ bên ngoài mà chính là sự phán
quyết từ bên trong con người anh ta. Chính tác giả đã nêu lên mục đích duy nhất là hướng
con người tới sự hoàn thiện nhân cách và vẻ đẹp nhân văn trong tâm hồn mỗi con người.
Khác với Bức tranh, trong truyện ngắn Bến quê Nguyễn Minh Châu đã để cho
Nhĩ tự nhận thức lại về mình và về cái bến sông quê trong sự ân hận và nuối tiếc. Nhưng
có lẽ đó cũng là lời nhắn nhủ với mỗi người chúng ta: những ai đang xa quê hương hãy
một lần trở về để nhìn lại quê hương, để tìm lại chính bản thân mình. Ngay cả những ai
đang sống trên quê hương hãy giang rộng vòng tay, mở hết cánh cửa lòng mình, để
thưởng thức và ôm hết những vẻ đẹp bình dị mà không kém phần quyến rũ của quê

hương.
Khả năng tự nhận thức của con người là vấn đề mà Nguyễn Minh Châu rất tâm
đắc, và thể hiện thành công trong nhiều tác phẩm. Tác giả đã khuyên mỗi người hãy tự
biết ý thức lại về những công việc mình đã làm để từ đó thay đổi cách suy nghĩ cũng như
lựa chọn được những hành động đúng đắn. Cuộc sống vốn phức tạp, bận rộn, bản thân
con người cũng không hề đơn giản và bị lôi cuốn hết việc này qua việc khác, có khi cả
những việc sai trái, xấu xa, có hại đến người khác mà bản thân mình chẳng hề hay biết.
Nếu con người không biết nhìn lại chính mình thì xã hội sẽ như thế nào? Việc tự nhận
thức lại mình là một việc làm cần thiết đối với mỗi con người, với mọi người và toàn xã
hội. Nguyễn Minh Châu đã để cho con người tự ý thức, tự nhìn lại mình nhưng không hề
cô lập con người. Ông khám phá con người bằng tính cách cá nhân, qua đạo đức, bằng
ứng xử và hành động, trong mối quan hệ với người khác, với xã hội, với quê hương xứ sở.
Nguyễn Minh Châu đã thực sự gửi tới mọi người ngày ấy và tương lai thông điệp hãy "
tạm ngừng một chút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn, để tự suy nghĩ về chính mình "


Trong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu viết từ sau năm 1975 có một điều
đặc biệt trong phản ánh con người đó là hình ảnh những con người cô đơn tìm về với thế
giới tâm linh. Tiếp cận và giải mã con người, ông tập trung vào mọi biến đổi trong đời
sống nội tâm con người. Ông cảm nhận đuợc nỗi buồn đau, sự cô đơn trong mỗi cuộc đời,
số phận. Trong hiện thực cuộc sống, con người đang phải gắng nén chịu một cách âm
thầm những phong ba bão táp của cuộc đời. Cuộc sống xô bồ đôi khi không có chỗ cho ta
san sẻ bớt những nổi đau. Một lúc nào đó con người sẽ tìm đến một thế giới khác, khác
với hiện thực mà mình đang sống - thế giới tâm linh. Với Ngyễn Minh Châu ông đã đi
đúng hướng với sự phát triển tâm lí con người. Ông " Thích trình bày những vấn đề đạo
đức xã hội dưới dạng tâm lí, tập trung sự chú ý vào những diễn biến sâu kín mang tính
chất quy luật bên trong của tâm lí con người " [ 28, 112 ].Nguyễn Minh Châu đã thành
công trong việc để con người cô đơn tìm về với thế giới tâm linh. Trong truyện ngắn
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, nhân vật Quì trở thành người đàn bà mộng du
sau khi người trung đoàn trưởng mất, lang thang trên những chuyến tàu tốc hành, trò

chuyện với vong linh những người đã từng yêu chị. Trong truyện ngắn Mùa trái cóc ở
miền Nam, nhà thờ Tin lành chính là nơi duy nhất để người mẹ lúc về nhà nương tựa.
Cũng như các trang viết của các nhà văn hiện đại: Nguyễn Trí Huân ( Chim én bay ), Chu
Lai (Ăn mày dĩ vãng ), Bảo ninh ( Nỗi buồn chiến tranh ), Nguyễn Khắc Trường ( Mảnh
đất lắm người nhiều ma ), Nguyễn Anh Thái ( Mảnh vỡ của đàn ông )…Nguyễn Minh
Châu đã dũng cảm hướng ngòi bút của mình vào một đề tài mới và đạt được những thành
công nhất định.
Hướng vào thế giới tâm linh, không phải các nhà văn đưa chúng ta vào cõi vô
thức, mà ngược lại, ở đó con người được thanh thản hơn. Ngày nay chưa có lí giải khoa
học một cách chính xác về thế giới tâm linh, xong những điều mà chúng ta biết chính là
con người hướng tới tâm linh để thanh lọc tâm hồn. Ở đó con người được quyền suy nghĩ
những gì mà họ cho là thiêng liêng nhất. Khám phá đời sống tâm linh của con người
chính là đi vào khám phá thể hiện đời sống tinh thần phong phú và phức tạp của con
người.
Khi đất nước vừa thống nhất, tâm linh vẫn là vấn đề cấm kị của văn học nghệ
thuật nhưng Nguyễn Minh Châu đã dũng cảm hướng ngòi bút của mình vào khai thác thế
giới tâm linh trong đời sống taam hồn con người. Điều đó không có nghĩa là ông đi trái
với quy luật của xã hội. Có lẽ Nguyễn Minh Châu đã sớm nhận ra, khi đất nước độc lập
thì nhu cầu tâm linh cũng là một nhu cầu chính đáng của con người. Điều quan trong hơn


×