Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Đặc điểm truyện ngắn nguyễn quang thân sau 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.94 KB, 126 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH</b>

<b>VÕ THỊ THU HÀ</b>

<b>ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THÂN SAU 1975</b>

<b>CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌCMÃ SỐ: 60.22.32</b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN</b>

<b>Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ HỒ QUANG</b>

<b>NGHỆ AN - 2012</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b> </b>

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH</b>

<b>VÕ THỊ THU HÀ </b>

<b> ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THÂN SAU 1975</b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN</b>

<b>NGHỆ AN - 2012</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>Nhà văn Nguyễn Quang Thân</b>

<b>QUY ƯỚC VIẾT TẮT</b>

Nxb: Nhà xuất bản

<b>Cách chú thích tài liệu trích dẫn: số thứ tự tài liệu đứng trước, số</b>

<i>trang đứng sau. Ví dụ: [57, 14] nghĩa là số thứ tự của tài liệu trong mục Tàiliệu tham khảo là 57, nhận định trích dẫn nằm ở trang 14 của tài liệu này.</i>

<small>MỤC LỤC</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

MỞ ĐẦU...1

1. Lý do chọn đề tài...1

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu...2

3. Phạm vi tư liệu khảo sát...6

4. Nhiệm vụ nghiên cứu...6

5. Phương pháp nghiên cứu...7

6. Đóng góp của luận văn...7

7. Cấu trúc của luận văn...7

Chương 1. TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THÂN <small>TRONG BỐI CẢNH TRUYỆNNGẮN VIỆT NAM SAU 1975...8</small>

1.1. Bối cảnh truyện ngắn Việt Nam sau 1975...8

1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội...8

1.1.2. Đặc điểm truyện ngắn Việt Nam sau 1975...9

1.1.3. Những cây bút truyện ngắn đi đầu trong thời kì Đổi mới...17

1.2. Hành trình sáng tạo của nhà văn Nguyễn Quang Thân...26

1.2.1. Vài nét về tiểu sử...26

1.2.2. Quá trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Quang Thân...26

1.2.3. Đóng góp trên các thể loại văn học của Nguyễn Quang Thân...28

1.3. Nhìn chung về truyện ngắn của Nguyễn Quang Thân...30

1.3.1. Về truyện ngắn của Nguyễn Quang Thân trước 1975...30

1.3.2. Về truyện ngắn của Nguyễn Quang Thân sau 1975...32

Chương 2. CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT VÀ NHỮNG HÌNH TƯỢNG NỔI BẬT TRONG <small>TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THÂN SAU 1975...34</small>

2.1. Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thân sau 1975..34

2.1.1. Cảm hứng chiêm nghiệm lịch sử...34

2.1.2. Cảm hứng thế sự - đời tư...40

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật...75

3.1.1. Xoáy sâu vào đời sống tâm lý của nhân vật...76

3.1.2. Đặt nhân vật trong những tình huống éo le, nghịch lý...80

3.1.3. Thể hiện nhân vật từ nhiều điểm nhìn khác nhau...82

3.1.4. Mơ tả nhân vật trong dịng hồi ức đa chiều...86

3.2. Nghệ thuật mở đầu và kết thúc truyện...91

3.2.1. Sử dụng lời đề từ đầu truyện...92

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài</b>

<b>1.1. Từ khi ra đời cho đến nay, truyện ngắn Việt Nam đã có được</b>

những thành tựu đáng ghi nhận. Nền truyện ngắn ấy thực sự được khởi sắc và được mùa trong khoảng thời gian 1930 - 1945 gắn với tên tuổi và sự đóng góp của các nhà văn: Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng... Nhưng để tạo nên một dòng chảy mạnh mẽ liên tục của truyện ngắn hiện đại Việt Nam, phải chờ đến thời điểm sau 1975, khi chiến tranh kết thúc, hịa bình được lập lại. Từ sau 1975, đặc biệt là từ đại hội Đảng VI - 1986, cùng với những thay đổi lịch sử, nền văn học Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện và sâu sắc. Xu hướng dân chủ hóa và sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã dẫn tới sự phát triển phong phú, đa dạng của nền văn học Việt Nam sau 1975 nói chung cũng như nền truyện ngắn nói riêng. Xuất hiện hàng loạt cây bút truyện ngắn xuất sắc như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Mạnh Tuấn, Lê Minh Khuê, Dương Thu Hương, Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân, Nguyễn Quang Thiều, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Lưu Sơn Minh… Điều này đã làm cho khu vườn văn học ngày nay là một cảnh tượng đa sắc màu, hương vị, dáng vẻ thậm chí có những hiện tượng kỳ dị, lạ lùng.

1.2. Làm nên sự đa dạng phong phú của nền truyện ngắn Việt Nam sau 1975 không thể không nhắc đến nhà văn Nguyễn Quang Thân. Ở cái tuổi 77 hôm nay, Nguyễn Quang Thân đã là tác giả của trên 10 tập truyện ngắn,

<i>truyện viết cho thiếu nhi và 4 cuốn tiểu thuyết. Truyện ngắn Người không đicùng chuyến tàu của ông ra đời năm 1980 là một khởi đầu sớm cho sự nở rộcủa thể loại truyện ngắn thời kỳ đổi mới. Sau đó là Vũ điệu cái bơ, Gió heo</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i>may và gần đây nhất là Giữa những điều bình dị cùng nhiều truyện ngắn khác</i>

đã góp phần khẳng định thành cơng của ơng trong thể loại này. Một số truyện ngắn của ông đã được dịch sang tiếng Anh, Pháp, Nga, Hindu. Truyện của ông cũng đã nhận được nhiều giải thưởng trong nước.

1.3. Hiện nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về tiểu thuyết của Nguyễn Quang Thân. Nhưng ở mảng truyện ngắn thì các cơng trình nghiên cứu chỉ đi vào một vài tác phẩm cụ thể hoặc là những đánh giá mang tính

<i><b>khái qt. Vì vậy với Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Quang Thân sau 1975,</b></i>

chúng tôi hi vọng sẽ đưa đến một cái nhìn tồn diện sâu sắc hơn về truyện ngắn Nguyễn Quang Thân, cũng như đánh giá đúng những đóng góp của ơng cho nền văn học Việt Nam đương đại.

<b>2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu</b>

Nguyễn Quang Thân là nhà văn không chỉ nổi tiếng ở lĩnh vực tiểu thuyết, ơng cịn là một cây bút truyện ngắn xuất sắc trong nền văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tơi, cho đến nay, các cơng trình nghiên cứu về truyện ngắn của ơng vẫn cịn ít, chủ yếu là một số bài viết in trên các báo, tạp chí, chưa thấy cơng trình nghiên cứu khoa học quy mơ nào đặt ra vấn đề tìm hiểu về đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Quang Thân. Sau đây, chúng tôi sẽ điểm qua một số ý kiến tiêu biểu

<i> Nhà nghiên cứu Mai Hương trong bài Nhà văn Nguyễn Quang Thân ,Nghệ Tĩnh “Gương mặt nhà văn hiện đại” nhận thấy sự biến chuyển trongsáng tác của nhà văn Nguyễn Quang Thân được đánh dấu ở cái mốc Ngườikhông đi cùng chuyến tàu: “Hầu hết các nhân vật trong Những người chinhphục, Nếp gấp, Những chùm cúc biển, đều có cốt lõi chung: “Cuộc tìm kiếmtự do của những kẻ bị kiềm chế”… Người không đi cùng chuyến tàu và những</i>

truyện ngắn tiếp theo là sự tiếp nối kiên trì và ở mức độ cao hơn theo xu

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

hướng khẳng định này. Càng ngày ý nghĩa nhân văn của truyện càng được nâng lên” [16].

Khẳng định vị trí của nhà văn Nguyễn Quang Thân trong văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt sau Đổi mới, nhà phê bình Hoàng Sơn, trong bài <i>Nhàvăn Nguyễn Quang Thân, báo Người Hà Nội số 30, ngày 18.7 đến 25.7.1993,</i>

nhận định: “Có một dạo, cái tên Nguyễn Quang Thân bỗng được khá nhiều người nhắc đến kể cả những người xưa nay vốn chẳng mấy khi để mắt đến

<i>văn học. Ấy là vào quãng tháng 3.1980 khi truyện ngắn Người không đi cùngchuyến tàu của anh xuất hiện trên báo Văn nghệ (...), câu chuyện kể về một</i>

người suốt đời mang tiếng gàn dở vì lịng trung thực của mình...”. Đồng thời tác giả này khẳng định: “Bây giờ bình tĩnh nhìn lại thời kỳ đổi mới phải ghi nhận Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Minh Châu, Lưu Quang Vũ, Thạch Quỳ... là những người đi bước tiên phong” [36].

Tiếp tục hướng nghiên cứu đi vào từng tác phẩm cụ thể của Nguyễn Quang Thân. Tác giả Đỗ Phả (Thành viên câu lạc bộ Bạn đọc, Thư viện

<i>Q.Phú Nhuận) trong bài viết Vẻ đẹp tiềm ẩn trong năm hạt cát (Đọc tuyển tậptruyện ngắn song ngữ Việt-Anh “Giữa những điều bình dị” của NguyễnQuang Thân) đã đánh giá rất cao về năm truyện ngắn được hai dịch giảRosemary Nguyễn và Mạnh Chương chọn dịch : “Tôi cứ nghĩ mãi về cái tựa</i>

đề cuộc sống và những điều bình dị mà hai Nhà sách VHSG và FIRST NEWS chọn lựa. Chắc rằng NXB muốn đem đến cho bạn đọc trong và ngoài nước (sách song ngữ Việt - Anh) một góc nhìn soi vào những mảng đời thường, rất đỗi bình thường trong xã hội ta mà lâu nay cái mảng hoành tráng, ngợi ca đã che khuất đi. Nhưng những mảng cuộc sống Nguyễn Quang Thân miêu tả trong năm truyện ngắn này lại hàm chứa nhiều điều lớn lao. Ngịi bút tài hoa Nguyễn Quang Thân lơi cuốn người đọc qua những câu chuyện diễn ra hằng

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

ngày, những nhân vật từng gặp đâu đó, những khung cảnh thân thuộc hằn sâu

<i>trong trí nhớ. Và lay động khơn ngi lịng trắc ẩn” [35].</i>

<i> Cũng đi vào tìm hiểu tập truyện ngắn Giữa những điều bình dị, tác giả</i>

Hải Sự (VTV ngày 16.1.2008) trong bài <i>viết Cảm thức cuộc sống ở “Giữanhững điều bình dị”, nhận xét: “Có thể nói tập truyện ngắn song ngữ của nhà</i>

văn Nguyễn Quang Thân là những mảng sáng tối của cuộc sống đan cài, xen lẫn tạo nên nhịp điệu trầm bổng của một bản trường ca về nhịp điệu của đời thực. Để rồi qua đó người ta sẽ nhận ra cái gì là thật, cái gì là ảo giữa cuộc đời để không ai phải ảo tưởng hay thất vọng quá về những gì đang diễn ra, đang đến với mình và những người xung quanh” [38].

Tác giả Nguyễn Thị Thuý Hằng (Tạp chí Nhà văn tháng 4. 2008) đi vào

<i>Cái hài và bi kịch người trí thức trong truyện ngắn Vũ điệu của cái bô. Ở bài</i>

viết này tác giả tơ đậm bi kịch của nhân vật chính là Hảo, người ơm chứa rất nhiều hồi bão và lý tưởng đẹp đẽ nhưng kết cục cũng khơng thốt khỏi cuộc sống mưu sinh hằng ngày, bi kịch ấy của nhân vật thông qua cái hài làm phương tiện nghệ thuật để phản ánh. Và tác giả rất tinh tế khi chỉ ra: “ở phía sau nụ cười ta cũng cảm nhận được dư vị xót xa và nỗi đau mặn đắng, đó là sức mạnh huỷ diệt và tái sinh của tiếng cười có chiều sâu của tình thương và trí tuệ. Để có tiếng cười nhà văn phải biết sáng tạo những tình huống và biết tổ chức ngôn từ… theo quy luật của nghệ thuật trào phúng. Nguyễn Quang Thân đã khá nhuần nhuyễn trong các thủ pháp này” [15].

Báo Lao động số ra ngày 12.4.2003 đăng bài viết của nhà báo Y Trang

<i>về Tập truyện ngắn Người vợ lẽ ở phường Khán Xuân: “Thừa nhận Nguyễn</i>

Quang Thân là một người sống khoẻ và viết khoẻ (…) Tập truyện ngắn

<i>Người vợ lẽ ở phường Khán Xuân cho thấy một bút lực đáng nể, kiến văn khárộng , lại có phần trải đời…” [56]. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Bên cạnh những bài viết đi vào nghiên cứu từng truyện ngắn của ơng, có tác giả cịn hướng ngịi bút của mình vào việc khai thác những phẩm chất

<i>quyết định làm nên phong cách của nhà văn. Hoài Nam trong bài viết Nhàvăn Nguyễn Quang Thân - người khát sống đã cắt nghĩa: Nơi Nguyễn Quang</i>

Thân sinh ra: miệt rừng rú Hương Sơn - Hà Tĩnh; cũng như nơi ông đã từng sinh sống: Hải Phòng đều là miền biên viễn trong nhiều thế kỷ rất khắc nghiệt nên nó đã hình thành nơi ơng tinh thần khát sống. Tinh thần khát sống ấy trước hết được thể hiện ở cái chất erotic hừng hực nơi ơng: “Đọc văn Nguyễn Quang Thân cũng khơng khó để nhận diện chất erotic đặc trưng ấy: Những cảnh “mây mưa, chăn gối” xuất hiện hầu khắp các truyện ngắn, tiểu thuyết của ông, với những chi tiết rất ấn tượng. Tinh thần khát sống ấy còn được thể hiện ở khát vọng về “một cuộc sống tốt đẹp, ở đó xã hội tồn tại và vận hành trên những nguyên tắc tự do - công bằng - dân chủ, ở đó phẩm giá của con người được tơn trọng, ở đó những nhu cầu tự nhiên lành mạnh của con người được công nhận và những năng lực tích cực của con người được giải phóng. Khát cuộc sống như vậy, ơng ráo riết đấu tranh cho nó bằng tất cả sức mạnh của vũ khí mà mình có: ngơn từ”. Bởi thế “Tinh thần phản biện xã hội, sự trăn trở đau đáu của người trí thức trước những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển của đất nước cũng chính là một chủ đề lớn trong văn Nguyễn Quang Thân. Vào thời kỳ cao trào của văn học đổi mới (1986 - 1992), trong hai tiểu

<i>thuyết Một thời hoa mẫu đơn và Ngoài khơi miền đất hứa cũng như trong</i>

hàng loạt truyện ngắn khác, nhân vật chính của Nguyễn Quang Thân ln là người trí thức” [27].

Tiếp đến Phan Thị Thanh Hà trong cơng trình nghiên cứu luận văn thạc

<i>sĩ Đặc trưng nghệ thuật văn xuôi Nguyễn Quang Thân sau 1975, (năm 2009)</i>

đã nói về đặc trưng nghệ thuật văn xuôi Nguyễn Quang Thân trên phương diện cảm hứng sáng tác, đề tài và phương diện nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Tuy nhiên công trình này đi vào nghiên cứu cả mảng tiểu thuyết lẫn truyện ngắn của Nguyễn Quang Thân nên mới chỉ đánh giá một cách khái quát về những đóng góp nghệ thuật văn xuôi của nhà văn chứ chưa thể có được một cái nhìn sâu sắc và tồn diện đối với truyện ngắn của ơng.

Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Quang Thân, cho đến nay, vẫn mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu đơn lẻ từng tác phẩm, cịn ở những cơng trình nghiên cứu có tính hệ thống hơn thì cũng mới chỉ đưa ra được những kết luận mang tính khái qt. Đó là lí do khiến chúng

<i><b>tơi quyết định tìm hiểu sâu hơn về đề tài Đặc điểm truyện ngắn NguyễnQuang Thân sau 1975 .</b></i>

<b>3. Phạm vi tư liệu khảo sát</b>

Chúng tôi tập trung khảo sát các tập truyện ngắn sau đây của Nguyễn Quang Thân:

<i>Tập truyện ngắn Những người chinh phục (Nxb Văn học, 1977)Tập truyện ngắn Nếp gấp (Nxb Thanh niên , 1978)</i>

<i><b>Tập truyện ngắn Những chùm cúc biển (Nxb Lao động, 1979)</b></i>

<i>Tập truyện ngắn Người không cùng chuyến tàu (Nxb Thanh Niên, 1989)Tập truyện ngắn Giao thừa trắng (Nxb Thanh niên, 1996)</i>

<i>Tập truyện ngắn Người vợ lẽ ở phường Khán Xuân (Nxb Hà Nội, 2003)Tập truyện ngắn Giữa những điều bình dị (Nxb Văn hóa Sài Gịn, 2007)</i>

Ngồi ra, chúng tơi cũng khảo sát các tiểu thuyết của Nguyễn Quang Thân để đối chiếu, so sánh.

<b>4. Nhiệm vụ nghiên cứu</b>

- Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Quang Thân trong bối cảnh truyện

<i>ngắn Việt Nam sau 1975</i>

- Tìm hiểu cảm hứng nghệ thuật và những hình tượng nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thân sau 1975

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

- Tìm hiểu phương thức thể hiện trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thân sau 1975

<b>5. Phương pháp nghiên cứu</b>

Trong quá trình thực hiện luân văn, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, đặc biệt là các phương pháp:

- Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp cấu trúc hệ thống - Phương pháp so sánh, đối chiếu

<b>6. Đóng góp của luận văn</b>

Luận văn đem lại một cái nhìn tương đối rõ nét và hệ thống về đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Quang Thân sau 1975.

<b>7. Cấu trúc của luận văn</b>

<i>Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính</i>

của luận văn được triển khai trong 3 chương

<i>Chương 1. Truyện ngắn Nguyễn Quang Thân trong bối cảnh truyệnngắn Việt Nam sau 1975</i>

<i>Chương 2. Cảm hứng nghệ thuật và những hình tượng nổi bật trong</i>

truyện ngắn Nguyễn Quang Thân sau 1975

<i>Chương 3. Phương thức thể hiện trong truyện ngắn Nguyễn Quang</i>

Thân sau 1975

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b> Chương 1</b>

<b>TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THÂN </b>

<b>TRONG BỐI CẢNH TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 19751.1. Bối cảnh truyện ngắn Việt Nam sau 1975</b>

<i><b>1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội</b></i>

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, tổ quốc thống nhất, cả dân tộc bước vào thời kì xây dựng lại đất nước và đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng hiện thực cuộc sống khơng chiến tranh đối với tồn thể nhân dân ta lúc bấy giờ khơng đơn giản chỉ là hịa bình, dựng xây mà cịn phải đối mặt với mn vàn khó khăn, phức tạp của hiện thực thời hậu chiến. Cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp đã làm cho đất nước ta một thời gian dài rơi vào tình trạng trì trệ, ỳ ạch trong phát triển kinh tế, khiến cho đời sống người dân đã khó khăn càng thêm khó khăn. Tình trạng trì trệ kém phát triển kéo dài sau chiến tranh khiến cho cuộc sống khó khăn, lịng người khơng n ổn. Trước tình hình đó, tháng 12/1986, tại đại hội Đảng VI, Đảng ta đã xác định đường lối đổi mới đất nước một cách tồn diện. Trên mặt trận chính trị - xã hội, Đảng ta quyết tâm xây dựng xã hội ổn định, chính trị vững vàng, đổi mới đất nước, kiên định con đường chủ nghĩa xã hội với mục tiêu tự do, dân chủ, công bằng, văn minh. Trên mặt trận kinh tế, Đảng ta chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường, tích cực mở rộng giao lưu hợp tác với bên ngoài để từng bước hòa nhập với nền kinh tế thế giới đang ngày càng phát triển với những biến động bất ngờ. Tuy nhiên nền kinh tế thị trường phát triển kéo theo những mặt trái của nó. Cái xấu, cái ác đang dần dần len lỏi vào từng ngóc ngách trong xã hội, từng gia đình, từng cá nhân con người. Trong sự vận hành nghiệt ngã của cơ chế thị trường, nền văn học được sự chỉ đạo bởi tư tưởng dân chủ của Đảng tại đại

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

hội VI đã thể hiện được sức mạnh của nó ở khả năng khám phá bản chất đời sống cũng như thức tỉnh ý thức, lương tri của con người.

Hiện thực thời hậu chiến đầy rối rắm, ngổn ngang, phức tạp đã tạo ra nguồn cảm hứng bất tận cho nền văn học đương đại, đặc biệt là truyện ngắn -một thể loại năng động, có khả năng đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của cuộc sống hiện đại. Điều đó đã được thể hiện rõ nét ở sự phát triển nở nộ của thể tài truyện ngắn sau 1975, đặc biệt là từ đại hội VI năm 1986 của Đảng cộng sản Việt Nam.

<i><b>1.1.2. Đặc điểm truyện ngắn Việt Nam sau 1975</b></i>

Hiện thực bộn bề, ngổn ngang, phức tạp của đời sống dân tộc sau chiến tranh luôn thôi thúc những người nghệ sĩ cầm bút và đã tạo nên một bức tranh văn học phong phú và đa dạng thời kỳ sau 1975, nhất là ở mảng đề tài truyện ngắn. Bối cảnh hiện thực mới là cơ sở cho nền văn xi sau 1975 có được sự phát triển mạnh mẽ với sự lên ngôi của thể loại truyện ngắn. Hầu hết các nhà nghiên cứu và giới sáng tác đều thống nhất rằng truyện ngắn sau 1975 là thể loại gặt hái được nhiều thành công nhất “được mùa thể loại”. Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng tiếp theo “những vụ được mùa truyện ngắn, đây có thể coi là giai đoạn có nhiều truyện ngắn hay trong văn học Việt Nam” [23,174].

<i>Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng trong Truyện ngắn, những vấn đề lý thuyếtvà thể loại cũng khẳng định truyện ngắn sau 1975 “phát triển cả về số lượng</i>

và chất lượng”, “truyện ngắn có bước đột khởi nhờ ngọn gió lành của công cuộc Đổi mới” [40, 201-203].

Trong khoảng mười năm đầu sau khi hịa bình lập lại, các nhà văn vẫn viết theo quán tính, đề tài, cảm hứng và bút pháp về cơ bản chưa có gì thay đổi. Đề tài chiến tranh và khuynh hướng sử thi vẫn nổi trội, tuy vẫn có những bước tìm tịi và phát triển mới. Đây cũng chính là giai đoạn vật vã tìm tịi một phương thức thể hiện mới của các nhà văn mẫn cảm với đòi hỏi

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

của cuộc sống và có ý thức trách nhiệm với ngịi bút của mình như: Nguyễn Kiên, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải... Nguyễn Minh Châu được xem là người “mở đường tinh anh và tài năng” với hai tập

<i>truyện ngắn xuất sắc Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983) và Bếnquê (1985). Báo Văn nghệ đã tổ chức một cuộc thảo luận về truyện ngắn</i>

của ông, ý kiến khen chê phong phú rất trái chiều nhau nhưng thống nhất ở một điểm - khẳng định sự tìm tịi và đóng góp của nhà văn để đổi mới văn học, để tạo ra chất lượng cao của truyện.

Chính nhờ những trăn trở, tìm tịi một hình thức thể hiện mới cho tác phẩm văn học của những nhà văn có tâm huyết như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Quang Thân... đã thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ của nền văn học nước nhà diễn ra từ Đại hội VI năm 1986 khi Đảng đề ra chủ trương cần nói sự thật và đổi mới tư duy cho văn nghệ sĩ. Nhờ ngọn gió lành của cơng cuộc Đổi mới mà truyện ngắn sau 1986 có sự phát triển đột khởi cả về số lượng và chất lượng. Hoàng Minh Tường đã khẳng định: “Chưa bao giờ truyện ngắn lại tung phá và biến ảo như thời kỳ này”. Điều này đã được chứng minh qua một vài con số thống kê như: cuộc thi truyện ngắn của báo Văn nghệ, Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức đã thu hút tới gần 7000 truyện dự thi; cuộc thi truyện ngắn 2001 - 2002 do tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức có gần 2000 tác phẩm dự thi bằng số lượng truyện ngắn của bốn năm 1978 -1879, 1983 - 1984. Với sự xuất hiện của những cây bút “có khả năng làm nóng lên đời sống văn chương” [40, 203] như: Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ cùng một loạt tên tuổi mới xuất hiện như: Nguyễn Quang Thiều, Y Ban, Phạm Ngọc Tiến, Võ Thị Hảo, Lưu Sơn Minh... đã làm cho nền truyện ngắn Việt Nam trở nên đa dạng hơn bao giờ hết. Sở dĩ nền truyện ngắn sau 1975 có được sự phát triển rực rỡ như

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

vậy là bởi nó đã có sự đổi mới mạnh mẽ cả về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật so với nền truyện ngắn trước đó.

Trước hết, sự đổi mới về nội dung của nền truyện ngắn sau 1975 được thể hiện trong việc đổi mới cách nhìn về hiện thực của nhà văn. Trong giai đoạn 1945 - 1975, do hồn cảnh đất nước có chiến tranh, văn học được nhìn nhận như là vũ khí đấu tranh của cách mạng “Văn hóa nghệ thuật cũng là một

<i>mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” (Hồ Chí Minh, Thư gửi cáchọa sĩ nhân triển lãm hội họa tồn quốc năm 1951). Nhiệm vụ của văn</i>

chương khơng tách rời nhiệm vụ chính trị của đất nước. Với vai trò thiêng liêng, cao cả như vậy, văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng thường đi vào phản ánh những vấn đề chính trị rộng lớn của đất nước, những vấn đề trọng đại liên quan đến sự sống cịn của dân tộc. Cảm hứng chính trong văn học giai đoạn này là cảm hứng ngợi ca hào sảng, ngợi ca những chiến công vẻ vang của dân tộc, ngợi ca những người anh hùng xã thân vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Trong hồn cảnh chiến tranh các nhà văn chỉ được nói về những hào quang chiến trận mà khơng được nói về cái bi, nói về những đau thương mất mát mà cuộc chiến tranh đã trút xuống bao người dân vô tội. Đó là một hiện thực xi chiều, một cái nhìn giản đơn về hiện thực trong cảm quan hiện thực của các “nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận” lúc bấy giờ.

Sau năm 1975, hịa bình lập lại, con người được trở về với những quy luật bình thường của cuộc sống thì cảm hứng lãng mạn cách mạng, cảm hứng sử thi phải nhường chỗ cho việc thể hiện những vấn đề nhức nhối của hiện thực thời hậu chiến. Truyện ngắn lúc này đi vào khám phá hiện thực với tất cả những gì là trần trụi nhất, chân thực nhất về nó “nhà văn có thể viết tất cả mọi chuyện: Nỗi cô đơn, sự đau khổ về thể xác và tinh thần của con người, niềm vui và sự đắng cay của cuộc đời, sự trung thành và sự phản bội quay quắt” [40, 202]. Đến đây thì mặt tiêu cực, mặt trái của hiện thực, cái xấu, cái ác, đã

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

được các nhà văn mổ xẻ, được phanh phui đến tận cùng. Từ những truyện

<i>ngắn mang tính thể nghiệm của Nguyễn Minh Châu như Bức tranh, Ngườiđàn bà trên chuyến tàu tốc hành... đến một loạt truyện ngắn xuất hiện sau1986 như Tướng về hưu, Khơng có vua của Nguyễn Huy Thiệp; Thiếu phụchưa chồng của Nguyễn Thị Thu Huệ; Nô tỳ được trang sức của Trần ThịTrường; Người sót lại của Rừng Cười của Võ thị Hảo; Thuế giường, Vũ điệucái bô của Nguyễn Quang Thân... đã phơi bày tất cả những góc khuất, những</i>

mặt tối, những cái xấu xa tồi tệ nhất đang diễn ra trong đời sống hằng ngày của cuộc sống nhân dân thời hậu chiến. Như vậy hiện thực được nhìn nhận đánh giá là hiện thực đa dạng, nhiều chiều, nó khơng chỉ là hiện thực cách mạng với toàn hào quang chiến thắng mà đó cịn là hiện thực của đời sống hàng ngày với các quan hệ thế sự vốn dĩ đa đoan đa sự, phức tạp chằng chịt đan dệt nên những mạch nổi mạch ngầm của cuộc sống. Đó là cách nhìn hiện thực đầy biện chứng mà các nhà văn sau 1975 bằng tư duy hiện thực sắc sảo đã sớm phát hiện ra và đã mang lại thành công cho tác phẩm của họ.

Từ chỗ thay đổi quan niệm về hiện thực thì kiểu nhà văn cũng khác trước. Nhà văn của thời đại ngày nay được tự do thể hiện mình trên những vùng đề tài thế mạnh của mỗi cá nhân. Họ tự do lựa chọn những mảng hiện thực phù hợp với kinh nghiệm của mình từ đó đưa ra những cách đánh giá riêng về hiện thực. Đây là một trong những biểu hiện của tư tưởng dân chủ hóa trong nền văn xi sau 1975. Tư tưởng dân chủ ấy còn biểu hiện ở việc nhà văn xem bạn đọc là người bạn tâm tình, là người “đồng sáng tạo” với tác giả, mối quan hệ giữa họ là mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Nếu như trước đây, nhà văn ln là người giảng giải, áp đặt chân lí đối với người đọc vì họ là người biết tất cả, người nắm chân lí cuối cùng và bạn đọc khơng có quyền hồi nghi hay cãi lại. Thì nay trong khơng khí dân chủ của văn học sau 1975, nhà văn đã chuyển từ độc thoại sang đối thoại với bạn đọc. Tính đối

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

thoại thể hiện khá rõ trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy

<i>Thiệp, Ma Văn Kháng... Chẳng hạn như trong truyện ngắn Bức tranh của</i>

Nguyễn Minh Châu là cuộc đối thoại giữa nhà văn với bạn đọc và với chính mình. Hay như trong các truyện của Nguyễn Huy Thiệp phần nhiều các câu chuyện đều bỏ lửng như là cái hiện thực được diễn tả trong đó vẫn đang trơi chảy, có khi tác giả cịn “rủ rê” bạn đọc cùng sáng tác với mình “tơi xin hiến bạn đọc ba đoạn kết cho câu chuyện này để bạn đọc tùy ý lựa chọn”. Mối quan hệ bình đẳng giữa nhà văn với bạn đọc là một sự đổi mới so với truyện ngắn giai đoạn 1945 - 1975, nó gắn liền với tư tưởng về một hiện thực đa chiều, không thể biết trước, không thể biết hết.

Sự đổi mới về phương diện nội dung của truyện ngắn sau 1975 còn thể hiện ở sự đổi mới cảm hứng sáng tạo của các nhà văn. Nếu như trong giai đoạn 1945 - 1975 cảm hứng chủ đạo là ngợi ca thì truyện ngắn sau 1975 cảm hứng phong phú hơn. Cùng với sự “phục sinh” của cảm hứng phê phán, trào lộng là cảm hứng thân phận cá nhân, cảm hứng chiêm nghiệm nghiệm quá khứ đã làm nên sức hấp dẫn cho truyện ngắn sau 1975. Có thể nói khi trở về với cuộc sống đời thường phồn tạp nhà văn phát hiện ra có rất nhiều điều để nói, để phản ánh, chính vì thế mà cảm hứng sáng tạo của họ sẽ phong phú hơn, đa dạng hơn.

Bên cạnh đó là sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người. Nếu như trong truyện ngắn trước 1975, con người ln được nhìn nhận ở tư cách cơng dân, ln đặt trong mối quan hệ với cộng đồng, đó là quan niệm con người kiểu sử thi đơn trị, dễ hiểu, thì truyện ngắn sau 1975 đã hướng sự quan tâm con người ở tư cách cá nhân, là con người đa trị, phức tạp đầy bí ẩn. Con người trong văn học hơm nay được nhìn ở nhiều vị thế và trong tính đa chiều của mọi mối quan hệ: con người với xã hội, con người với lịch sử, con người với gia đình, gia tộc, với phong tục, thiên nhiên, với người khác và với

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

chính mình... Con người cũng được văn học khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện và tầng bậc: ý thức và vơ thức; đời sống tư tưởng, tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng; khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường; con người cụ thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ quát. Đây mới là quan niệm về con người như nó vốn có, nó đã phá vỡ những quy phạm đã hình thành trong hồn cảnh chiến tranh kéo dài để đạt tới một quan niệm toàn diện, nhiều chiều về con người, mở ra những chiều mới mẻ và thú vị về đời sống đầy bí ẩn, vơ cùng vô tận về những cá thể người sinh động và gần gũi.

Cùng với sự đổi mới về mặt nội dung, truyện ngắn sau 1975 cịn có sự cách tân mạnh mẽ trên phương diện hình thức nghệ thuật với gần như đầy đủ các mặt: cốt truyện , kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu...

Sự đa dạng trong kết cấu, cốt truyện được xem là một điểm cách tân trong truyện ngắn sau 1975. Nếu như trong văn học giai đoạn trước cốt truyện thường được tạo ra bằng hàng loạt các tình tiết nối liền nhau, trật tự câu chuyện thường theo chiều tuyến tính, nhìn chung là giản đơn, sơ lược, dễ hiểu để phù hợp với mục đích tuyên truyền và cổ vũ cách mạng. Cịn cốt truyện trong truyện ngắn hơm nay nghệ thuật xây dựng cốt truyện đa dạng, lối kết cấu độc đáo thể hiện được cá tính, phong cách riêng của từng nhà văn. Đó là dạng thức cốt truyện: truyện trong truyện và truyện liên hoàn. Đây là hình thức kéo dài truyện, chuyện nọ kéo sang chuyện kia hoặc gối lên nhau thành các lớp truyện hoặc chuỗi truyện nhiều khi khá phức tạp, nó rất phù hợp với xu hướng phản ánh cuộc sống đa diện, nhiều chiều của thời hiện đại. Đại diện tiêu biểu cho kiểu cốt truyện này là Nguyễn Huy Thiệp, tiếp theo sau đó là Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh... Cốt truyện luận đề là loại cốt truyện đặc biệt, xuất hiện nhiều trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Hồ Anh Thái, Nguyễn Huy Thiệp... Ngoài ra sự gia tăng của kiểu cốt truyện phân mảnh, lắp ghép xuất hiện trong các tác phẩm Hồ Anh Thái, Nguyễn Huy

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Thiệp, Tạ Duy Anh... đã làm phá vỡ hoàn toàn quan niệm cốt truyện truyền thống. Đặc điểm của kiểu cốt truyện này rất lỏng lẻo thiếu lôgic, với kiểu cốt truyện này nhà văn thể hiện một trạng thái nhân sinh rã rời của quan hệ giữa con người với con người.

Nếu các nhà văn trước đây thường kết cấu tác phẩm theo nguyên tắc lôgic nhân quả, kết thúc có hậu thì nhà văn đương đại thường làm ngược lại. Họ thường gây ấn tượng cho độc giả bằng một kiểu kết thúc dở dang, bỏ lửng khiến người đọc phải suy nghĩ. Tiêu biểu cho kiểu kết cấu này là truyện ngắn của Tạ Duy Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Huy Thiệp, với kiểu kết cấu này các nhà văn đã thể hiện một quan niệm mới về một hiện thực, hiện thực là cái không thể biết trước, không thể biết hết đồng thời vừa thể hiện sự tôn trọng của nhà văn với bạn đọc. Tất cả đều góp phần tạo nên sự đổi mới mạnh mẽ trong nghệ thuật xây dựng truyện ngắn sau 1975.

Đổi mới về hình thức nghệ thuật của truyện ngắn sau 1975 còn thể hiện rất rõ nét ở phương diện giọng điệu, ngôn ngữ.

Trong nền văn học chiến tranh với cảm hứng sử thi các nhà văn đều nhất quán ở giọng điệu ngợi ca, trang trọng với sắc thái hào hùng, tráng lệ hoặc trữ tình ngọt ngào. Cịn trong nền văn học thời hậu chiến với cảm hứng về thế sự, đời thường, cảm hứng bi hài, cảm hứng giải thiêng... lại được thể hiện bằng mọt giọng điệu đa âm sắc hơn. Bên cạnh giọng điệu phê phán, giọng chất vấn, đay đả, chua chát, giọng giễu nhại, là giọng điệu trữ tình, suy tư chiêm nghiệm. Rõ ràng khi văn học hướng tới tinh thần dân chủ thì tính đơn giọng lại nhường chỗ cho tính đa thanh phức điệu, độc thoại sẽ chuyển dần sang đối thoại và nó đã làm nên sự phong phú, đa dạng cho giọng điệu của nền truyện ngắn sau 1975.

Cùng với sự thay đổi về tư tưởng, quan niệm, thi pháp đã kéo theo sự thay đổi trong ngôn ngữ của truyện ngắn sau 1975. Với cảm hứng sử thi bao

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

trùm, nền văn học 1945 - 1975 luôn hướng tới cái cao cả, cái phi thường, do đó phải gắn liền với thứ ngôn ngữ giàu chất thơ, trang trọng, chuẩn mực. Cịn đối với nền văn học thời bình, với mạch cảm hứng thế sự nổi lên thì nó sẽ từ chối thứ ngôn ngữ chuẩn mực, trang trọng chuyển sang thứ ngơn ngữ đời thường, đậm tính khẩu ngữ, thơng tục, giàu tính triết luận. Sự đổi mới về mặt ngôn ngữ được thể hiện ngay từ những truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Minh Châu nhưng được thể hiện rõ nhất là trong sáng tác của các cây bút trẻ xuất hiện từ thời kỳ đổi mới, ít bị chi phối bởi thói quen ngơn ngữ của giai đoạn trước do đó họ tạo ra được sự cách tân mạnh mẽ. Tiêu biểu như: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hồi, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư... Ngơn ngữ trong truyện Nguyễn Huy Thiệp cũng có lúc thấm đẫm chất thơ, lúc lại trần xì thơ tục với lối nói “cộc lốc”, hàm súc và sắc bén, câu văn ngắn gọn, dồn dập, hạn chế tối đa các liên từ, nén năng lượng làm rung chuyển lối văn mực thước, trang trọng hoặc rào đón, đưa đẩy. Đó là một thứ ngôn ngữ biến ảo, nhằm biểu đạt tối đa ý tưởng của nhà văn. Phạm Thị Hoài lại có cách sử dụng ngơn ngữ dày đặc biểu tượng và với một cú pháp rất tự do, một cách nói cố ý khiêu khích với những gì cũ mịn, cơng thức, tẻ nhạt. Bên cạnh lối viết tốc kí, ghi nhanh, lại có lối viết theo dịng ý thức, với những độc thoại nội tâm, hồi tưởng, kí ức triền miên. Có những cây bút trẻ khơng muốn viết theo những trật tự cú pháp thông thường, mang tính sách vở, rất ít dùng dấu chấm câu, thậm chí có cả trang viết liền một mạch khơng có dấu chấm, phẩy. Ngơn ngữ tăng cường tính tốc độ, tính thơng tin và tính triết luận. Bên cạnh đó cịn có thứ ngơn ngữ hài hước, trào lộng nhằm tăng hứng thú, hấp dẫn với bạn đọc.

Có thể nói nền truyện ngắn sau 1975 đã thực hiện được một cuộc cách tân lớn lao về mặt ngơn ngữ nhằm giải phóng nền văn học khỏi thứ ngơn ngữ hành chính khơ khan, thứ ngơn ngữ sáo rỗng phi cá tính một thời. Nhưng

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

đồng thời cuộc cách tân này cũng đang gây xơn xao dư luận bởi có một số nhà văn đã đưa vào văn chương một thứ ngôn ngữ quá dung tục, quá thô thiển, làm phương hại đến mĩ cảm bạn đọc.

Tuy cịn có những hạn chế khơng thể tránh khỏi, nhưng có thể nói nền truyện ngắn Việt Nam sau 1975 đã tạo ra được sự cách tân mạnh mẽ cả trên phương diện nội dung cũng như hình thức nghệ thuật để đưa đến sự khởi sắc, lên ngôi của thể loại truyện ngắn trong nền văn xuôi Việt Nam.

<i><b>1.1.3. Những cây bút truyện ngắn đi đầu trong thời kỳ Đổi mới</b></i>

Làm nên sự thành công của truyện ngắn sau 1975 trước hết là nhờ vào phong trào, đội ngũ chung, nhưng cơng lao lớn nhất thuộc về sự đóng góp của những nhà văn có tài năng và tâm huyết, tiêu biểu như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài.

<i>1.1.3.1. Nguyễn Minh Châu</i>

Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút xuất sắc có công lao rất lớn cho sự nghiệp đổi mới của nền văn học Việt Nam trong những năm cuối của thế kỷ XX. Ông là người đi bước tiên phong cho sự nghiệp đổi mới của

<i>nền văn học nước nhà. Năm 1976 ông viết truyện ngắn Bức tranh nhưng phảiđến năm 1982 mới được in vì nhiều lí do. Bức tranh chưa phải là kiệt tác của</i>

Nguyễn Minh Châu nhưng đó là một truyện ngắn bản lề báo hiệu một bước chuyển mới trong quá trình sáng tạo văn học, dự báo một quan niệm mới, một

<i>bút pháp hoàn toàn mới. Trong Bức tranh khơng có con người lý tưởng hóa,mà đó là con người đa nhân cách: có lẫn cao cả và thấp hèn. Kế liền sau Bứctranh là truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983) - những</i>

vấn đề của thời hậu chiến được Nguyễn Minh Châu suy nghĩ một cách

<i>nghiêm túc. Hình tượng Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành đã gây ám</i>

ảnh cho người đọc. Quỳ là con người cô đơn, suốt đời “lang thang đi tìm cái chân trời của những giá trị tuyệt đối hoàn mỹ”. Nơi cánh rừng Trường Sơn

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

chiến tranh khốc liệt nhất Quỳ đã từng là “nàng công chúa” nhưng khi trở về cuộc sống đời thường người đàn bà này lại mang nặng căn bệnh mộng du. Những suy tư trăn trở bấy lâu, những khát vọng mãnh liệt lại trở thành cứng nhắc, hài hước giữa cuộc sống thường nhật... Quỳ tự hiểu mình, hiểu người, hiểu đời, hiểu tất cả những nỗi đau riêng chung tê dại. Hịa bình đã khơng thể làm lành hết những vết thương trong cơ. Có lẽ vì thế mà cơ ln sống trong cơ đơn, phiêu du cùng hồi niệm. Đó chính là sự khắc nghiệt của chiến tranh.

<i>Sự khắc nghiệt đó đã in dấu lên thân phận con người bé nhỏ. Với Bức tranhvà Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành đã cho thấy sự đổi mới rõ rệt ở</i>

Nguyễn Minh Châu trong cách nhìn hiện thực. Chiến tranh khơng chỉ có hào quang của chiến thắng nó cịn là những đau thương, mất mát khơng gì bù đắp nổi cho dân tộc nói chung cũng như cho mỗi số phận con người.

Ý thức đổi mới của Nguyễn Minh Châu đã thể hiện ngay từ bài tiểu luận

<i>Viết về chiến tranh đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội, số 11- 1978. Trong</i>

khi suy nghĩ việc viết về chiến tranh ơng lờ mờ cảm thấy: “hình như trong ý niệm sâu xa của người Việt Nam chúng ta, hiện thực của văn học có khi khơng phải là cái hiện thực đang tồn tại mà là cái hiện thực mọi người đang hi vọng đang mơ ước”, bởi vậy các nhân vật trong các tác phẩm viết về chiến tranh “thường khi có khuynh hướng được mô tả một chiều là quá tốt, chưa

<i>thực”. Đến năm 1987 với bài viết Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn vănnghệ minh họa thì tư tưởng đổi mới ấy trở nên quyết liệt hơn bao giờ hết.Những tác phẩm như: Bến quê (1985), Chiếc thuyền ngoài xa (1987), Phiênchợ Giát (1988), Cỏ lau (1989) là sự thể hiện sâu sắc tư tưởng đổi mới quyết</i>

liệt ấy ở Nguyễn Minh Châu. Ở các truyện ngắn này Nguyễn Minh Châu tiếp tục viết về thân phận con người cá nhân đã được thể hiên ngay từ đầu thời kỳ

<i>đổi mới với Bức tranh và Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, nhưng nó</i>

đã thể hiện độ chín trong những tìm tịi của nhà văn ở giai đoạn cuối - nghĩa

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

là phát hiện đời sống ở tầng sâu văn hóa triết học và lịch sử của nó. Con người trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu càng ngày càng khao khát chiêm nghiệm đời sống, tự đối thoại và tự nhận thức chính mình trong tương

<i>quan với tự nhiên và xã hội. Chiếc thuyền ngồi xa như một tun ngơn nghệ</i>

thuật mới của nhà văn - dù tuyên ngôn này không là lời phát biểu trực tiếp

<i>như trong truyện ngắn Đời thừa và Trăng sáng của Nam Cao. Trong thiên</i>

truyện này Nguyễn Minh Châu trăn trở với thực trạng văn học của chúng ta đang có lúc nào đó xa rời đời sống, hay nói cách khác là có gần đời sống nhưng chưa chiếm lĩnh được nó. Nghệ thuật là sự phát hiện liên tục đời sống trong quy luật của nó ln ln sinh thành. Các nhà nghiên cứu -phê bình và bạn đọc đều thống nhất nhận định truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980 là một sự tiếp cận các giá trị nhân cách từ góc độ này hay góc độ khác dưới ánh sáng nhân bản.

<i> Trong phiên chợ Giát, lão Khúng - “anh nông dân suốt đời đi sau con bòvạch những luống cày trong đêm tối”- hình ảnh điển hình của người nơng dân</i>

Việt Nam làm ăn cá thể lạc hậu là một khái quát nghệ thuật độc đáo, như là nơi hội tụ sự đổi mới cách tân của Nguyễn Minh Châu. Dường như nỗi lòng ưu thời mẫn thế của Nguyễn Minh Châu về cuộc đời, về thân phận con người cùng hàng loạt những dự cảm sâu sắc và bất an về hiện thực cuộc đời đều được dồn nén ở thiên truyện ngắn cuối cùng này.

<i> Phiên chợ Giát được xem là kiểu “văn bản đa thanh và dân chủ”, một</i>

tâm trạng lớn, truyện ngắn mang mầm mống một tiểu thuyết, một cấu trúc mở góp phần cho mỗi người đọc tiếp nhận tự do.

Nhà văn Nguyên Ngọc quả rất đúng khi cho rằng Nguyễn Minh Châu là “người mở đường tinh anh và tài năng đã đi được xa nhất” ở chặng đầu đổi mới của nền văn học nước nhà. Trong cơn trở dạ nhiều đau đớn ấy Nguyễn Minh Châu đã thể hiện bản lĩnh và tài năng của mình cho một khát vọng

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

mãnh liệt và khẩn thiết: văn chương cần phải khác. Nơi đó cái đẹp là cái “thật”, trong đó con người cần được nhìn nhận ở “bề sâu, bề xa” của nó.

<i>1.1.3.2. Nguyễn Khải</i>

Nguyễn Khải khơng chỉ là một nhà tiểu thuyết tài năng mà ơng cịn là một cây bút truyện ngắn có sức hấp dẫn kỳ lạ, nhất là với những truyện ngắn ông viết trong thời kỳ đổi mới. Nhà văn tự phân chia quá trình sáng tác của mình thành hai thời kỳ: “Từ 1955 đến 1977 tôi sáng tác theo một cách. Từ 1978 đến nay tôi sáng tác theo cách khác”. Sự chuyển biến trong tư tưởng và nghệ thuật này là xu hướng chung của nhiều cây bút lúc bấy giờ chứ khơng riêng gì Nguyễn Khải. Tuy nhiên mức độ chuyển biến ở mỗi nhà văn khác nhau tùy thuộc vào bản lĩnh nghệ thuật cũng như mức độ mẫn cảm trước thời cuộc của mỗi người. Khi đất nước tiến hành sự nghiệp đổi mới, bên cạnh những chuyển biến tốt đẹp nó cũng đã bộc lộ nhiều bất ổn, đời sống kinh tế thị trường đã làm biến dạng hàng loạt những quan hệ xã hội, những quan niệm, tình cảm đẹp đẽ trước đây của con người. Nguyễn Khải đã bắt nhịp nhanh với hơi thở của cuộc sống hiện tại, nhiều truyện ngắn của ông thời kỳ này đã phát hiện ra những vấn đề nhân sinh ẩn dấu phía sau những cuộc đời, những quan niệm về đạo đức truyền thống, lợi ích kinh tế, giá trị đồng

<i>tiền... Cái thời lãng mạn, Hai ông già ở Đồng Tháp Mười, Anh hùng bĩvận, Người kể chuyện thuê, Tiền, Chúng tôi và bọn hắn... So với những</i>

sáng tác thời trẻ, truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ này đằm thắm hơn, bao dung hơn trong cách nhìn đời, nhìn người.

Truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới tập trung vào hai đề tài

<i>chủ yếu: “Một là cuộc sống hôm nay của những người chung quanh, bạn bè</i>

đồng nghiệp quen biết, cùng tuổi tác và tâm sự. Hai là số phận của những người thân trong họ hàng nội ngoại của tác giả, những ông cậu, bà mợ mà tâm tư Nguyễn Khải còn quyến luyến” [51, 116]. Đây là thời kỳ cảm hứng triết lý,

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

tranh biện của tác giả có cơ hội thể hiện. Nó đã hình thành nên phong cách rất riêng của Nguyễn Khải, đó là nhà văn của triết lý, triết luận.

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ này thực sự phong phú: Từ già đến trẻ; từ thông minh, tháo vát đến vụng về; từ lạc thời, thất thế đến gặp thời; từ chân thật đến xảo trá... Mỗi nhân vật một vẻ nhưng

<i>họ đều chứa đựng triết lý nhân sinh của “thì hiện tại”. Trong Chút phấn chođời là niềm tin, là hạnh phúc của sự cho. Trong Hai ông già ở Đồng ThápMười là lẽ sống quý giá nhất của cuộc đời con người: “Một niềm tin, một</i>

niềm vui mà chỉ đến lúc đứng tuổi mới nhận ra ý nghĩa thâm trầm của nó”. Nguyễn Khải đi sâu vào thế giới nội tâm của con người, những con người bé nhỏ, nhưng qua số phận của họ nhà văn nói lên được nhiều điều. Đó là mảnh

<i>đời khốn khổ của chị Vách (Đời khổ), anh Khang (Cái thời lãng mạn)... dù</i>

chịu bao nhiêu tủi hờn khổ đau giữa cuộc sống xô bồ nhưng họ vẫn nhẫn nại chịu đựng và vượt qua. Truyện ngắn của ông cũng rất quan tâm đến thế hệ trẻ rất giỏi giang tính tốn làm ăn trong thời buổi cơ chế thị trường. Đó là Định

<i>(Cái thời lãng mạn), Lộc (Chúng tơi và bọn hắn). Nhưng ơng cũng nhận ra họ</i>

cịn rất nhiều khiếm khuyến, vấn đề đặt ra là cần phải định hướng họ đi đúng hướng để tạo ra những giá trị có ý nghĩa chấn hưng dân tộc. Bên cạnh đó ơng cịn hướng sự cảm thơng chia sẽ đến những con người lạc thời như Hợp

<i>(Người kể chuyện thuê), ông Trắc (Lạc thời), nhân vật nhà văn (Anh hùng bĩvận). Có một kiểu nhân vật nữa rất đáng chú ý trong truyện ngắn của ông là</i>

những người Hà Nội thanh lịch, luôn lấp lánh vẻ đẹp của mảnh đất kinh kỳ

<i>như Hiền, chị Khuê, bà Mặm... (Một người Hà Nội).</i>

Phương hướng đề tài nhằm thẳng vào cuộc sống hiện tại khiến cho tác phẩm của Nguyễn Khải trở thành nơi giao tiếp, đối thoại với bạn đọc cùng thế hệ và cả những thế hệ sau ông: “Đến với truyện ngắn của ông người ta được đến với một thế giới đa dạng hơn, nhiều sắc thái hơn, cái anh hùng xen lẫn cái

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

bình thường, cái đáng căm giận đáng phỉ nhổ không thiếu, nhưng còn bao nhiêu cái đáng cảm động, đáng để tin yêu, nó góp phần làm nên một cuộc sống thú vị có cả tiếng cười lẫn nước mắt” [28, 119].

Là một con người trải đời, từng đi nhiều và viết nhiều, Nguyễn Khải đã nhanh chóng hịa nhập vào dòng chạy văn học thời kỳ đổi mới và khẳng được một tiếng nói riêng trên văn đàn lúc bấy giờ.

<i>1.1.3.3. Nguyễn Huy Thiệp</i>

Nguyễn Huy Thiệp được coi là một hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, ngay từ khi mới xuất hiện trên văn đàn ông đã từng gây xôn xao dư luận và đã làm nóng cả đời sống văn chương nước nhà vào những năm giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX.

<i> Nguyễn Huy thiệp xuất hiện lần đầu với Chút thoáng Xuân Hương rồiHuyền thoại phố phường. Từ những truyện ngắn đầu tay này, những “con mắtxanh” của bạn đọc và giới phê bình đã nhìn thấy một gương mặt về sau trởthành một hiện tượng văn học cuối thế kỷ XX. Tiếp đến khi ơng cho in Tướngvề hưu, Khơng có vua, Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết, Những bài học nơngthơn, Những người thợ xẻ... thì dư luận nhất trí đánh giá đây là một tài năng</i>

văn học thực sự làm cho văn đàn sôi động hẳn lên. Từ 1987 đến 1989 có gần bảy mươi bài viết về sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, hoặc in rải rác trên các

<i>báo, tạp chí, sách và tập trung chủ yếu trong Nguyễn Huy Thiệp - Tác phẩmvà dư luận (Tạp chí Sơng Hương và Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, xuất</i>

bản 1987).

Bằng cảm quan hiện thực sắc sảo, Nguyễn Huy Thiệp đã đào xới lên nhiều vấn đề thuộc về bản chất văn học, tạo nên sức bật khỏi ảnh hưởng của văn học trước 1975, từ đó đưa văn học Việt Nam tiến xa hơn trong sự nghiệp đổi mới nền văn học dân tộc và hòa nhập cùng nền văn học của toàn nhân loại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Đến truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thì hiện thực cuộc sống được phơi bày một các trần trụi nhất với tất cả sự phức tạp, hỗn loạn, với một trạng thái

<i>nhân sinh rã rời trong mối quan hệ giữa con người với con người. Khi Tướngvề hưu xuất hiện (1987) độc giả thực sự cảm thấy “sốc” trước ngòi bút phơi</i>

bày thực trạng nhân sinh thời đổi mới đầy tỉnh táo, sắc lạnh của nhà văn.

<i>Những Khơng có vua, Những người thợ xẻ, Huyền thoại phố phường... dồn</i>

nén trong cốt truyện giản dị, gọn và chặt, biết bao sự kiện, bao mặt người. Nó tái hiện một sân khấu cuộc đời với đầy đủ trạng thái “hỉ, nộ, ái ố”, với những đắng cay âm thầm chua chát đến những mảnh vỡ hiện thực sắc lạnh đến ghê người. Truyện của ông đã phơi bày tất cả cái bát nháo, điên đảo của cuộc đời với sự băng hoại của những giá trị đạo đức khơng gì cứu vãn nổi. Nó là sự rạn vỡ niềm tin truyền thống về một hiện thực hài hịa, xi chiều và lạc quan. Truyện Nguyễn Huy Thiệp hấp dẫn bạn đọc bởi phong cách biến ảo, tung hồnh, lơi cuốn người đọc khiến họ cùng thăng hoa với người sáng tác. Các nhà phê bình đã chỉ ra bốn đặc điểm phong cách Nguyễn Huy Thiệp: tính hiện đại (hiểu là chất liệu đời sống hôm nay); cảm hứng huyền thoại; hệ thống mở trong cấu trúc tác phẩm và tính đa nghĩa của hình tượng văn học.

Khai thác những chủ đề như cái phi lý, sự cơ đơn, tha hóa... Nguyễn Huy Thiệp đang rung lên hồi chuông cảnh tỉnh tới độc giả về một thực trạng xã hội phi lý, đầy bất cập thời hậu chiến, với cơ chế thị trường thực dụng làm tha hóa con người, với trạng thái cơ độc, lạc loài của cá nhân trong một cộng đồng xã hội đã đứt tung mối dây liên hệ với truyền thống. Tuy nhiên bên cạnh cái cảm quan hiện đại ấy chúng ta cần nói đến chất lãng mạn, trữ tình như một

<i>mạch văn quan trọng trong sáng tác của ơng. Chùm truyện ngắn Chút thốngXn Hương, Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần, Thương nhớ đồng quê, Hạcvừa kêu vừa bay thảng thốt... Thể hiện rất rõ phẩm chất trên của truyện ngắn</i>

Nguyễn Huy Thiệp. Đồng thời nói đến tính chất trữ tình trong truyện ngắn

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Nguyễn Huy Thiệp là nói đến những biểu tượng “mẫu tính” hay nói như Hồng Ngọc Hiến là những vẻ đẹp mang “thiên tính nữ” như một nguyên tắc sáng tác của nhà văn này. (Nàng Bua, Sinh, chị Thắm, con gái thủy thần, Xuân Hương). Thiên tính nữ là tinh thần của cái đẹp vì thế nhân vật nữ dù trong hoàn cảnh nào cũng đẹp. Dường như Nguyễn Huy Thiệp muốn bằng trái tim dịu dàng, giàu tình u thương của những người phụ nữ có thể tái tạo tâm hồn con người, đánh thức nhân tính ở những con người đã bị tha hóa. Truyện ngắn Nguyễn Huy thiệp có sức mạnh của các chi tiết, nói như Pauxtopxki “chi tiết hay ngang với một hình tượng”. Chi tiết “các mẩu thai

<i>nhi” trong Tướng về hưu gợi một khơng khí vừa ảm đạm vừa rùng rợn về một</i>

đời sống trong bước khốn khó, con người có thể làm bất cứ việc gì. Trong đời

<i>sống kinh tế thị trường con người sẵn sàng “ăn thịt nhau” để tồn tại. Con</i>

người hơn động vật ở phần nhân tính, khi con người đã đánh mất nhân tính thì cũng chỉ là một động vật bình đẳng trước đồng loại. Đó là nỗi đau, là niềm nhức nhối của lương tri mà Nguyễn Huy Thiệp muốn gióng lên hồi chng cảnh báo.

Trong nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng đã tạo ra những các tân mạnh mẽ. Đó là việc xây dựng được những kiểu cốt truyện mới như :

<i>truyện trong truyện và truyện liên hoàn (Con gái thủy thần, Tướng về hưu),truyện giả thể loại (truyện ngắn - giả cổ tích, Những ngọn gió Hua Tát),truyện ngắn luận đề (Tội ác và trừng phạt). Nguyễn Huy Thiêp cũng đã phá</i>

vỡ kiểu kết cấu truyền thống bằng việc tạo ra một loạt truyện với kết thúc khơng có hậu. Đó cịn là kiểu kết cấu mở thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ với độc giả, để cho độc giả cùng suy ngẫm.

Nguyễn Huy Thiệp trong quá trình sáng tác nhiều lúc đã rơi vào tinh thần “vô chính phủ” hay tự nhiên chủ nghĩa khiến nhiều người khó chịu. Nhưng những hạn chế ấy đã không lấn át nổi những thành công của nhà văn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<i>Nguyễn Huy Thiệp vừa được yêu vừa được ghét song những người ghét ông</i>

vẫn thừa nhận tài năng của ông. Nguyễn Huy Thiệp quả là cây bút độc đáo đã đưa đến những bước đột khởi xa nhất cho nền văn học nước nhà vào những năm cuối của thế kỷ XX.

<i>1.1.3.4. Phạm Thị Hoài </i>

Sau Nguyễn Huy Thiệp thì sự xuất hiện của Phạm Thị Hồi cũng đã làm

<i>nóng lên đời sống văn chương khi chị cho trình làng cuốn tiểu thuyết Thiênsứ vào năm 1988. Sau thành công của cuốn tiểu thuyết này chị tiếp tục gâyđược sự chú ý của người đọc ở lĩnh vực truyện ngắn, đó là hai tập truyện: Mêlộ (1989), Man nương (1995). Ngồi ra cịn một số truyện ngắn khác nhưMarie Sến (1996), Tiệm may Sài Gòn, Ám thị, Cam Tâm...</i>

Là nhà văn thuộc thế hệ trẻ, không chịu sự ảnh hưởng của quan niệm văn chương truyền thống, lại được tiếp thu tinh thần dân chủ của Đảng đề ra từ Đại hội VI (1986), Phạm Thị Hoài đã tạo ra được những cách tân mạnh mẽ trong sáng tác của mình. Trước hết, đó là một quan niệm hoàn toàn mới về hiện thực. Trong hầu hết sáng tác của Phạm Thị Hoài, hiện thực mang tính bịa đặt khơng che dấu, nhà văn khơng đặt mục đích ở việc phản ánh chân thực các chi tiết của đời sống mà trình bày tư tưởng của mình về văn hóa, văn

<i>minh. Chẳng hạn, Tiệm may Sài Gịn mặc dù có những chi tiết sinh động</i>

nhưng không phải để cho người đọc tin rằng có một tiệm may như thế mà để cảnh báo họ về một lối sống tầm thường vô nghĩa ẩn đằng sau sự “bịa đặt”

<i>kiểu như: “cả bọn hai mươi mốt đứa đều tên dấu sắc”, “cái tiệm may SàiGịn là một toa tàu đen chật ních ước mơ, tôi đang mua vé đi suốt vào mộttương lai treo đầy sơ mi hàng chợ và áo gió đóng mác Nam Triều Tiên...” là</i>

sự phê phán quyết liệt về một thứ văn minh học đòi và những ảo tưởng hạnh phúc. Phạm Thị Hồi cịn được xem là một trong những nhà văn có sự cách tân lớn về mặt ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong truyện ngắn của chị là một thứ ngôn

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

ngữ đa phong cách. Chị đưa nhiều ngoại ngữ vào tác phẩm của mình như một sự thách thức đối với người đọc, buộc người đọc phải có một trình độ ngoại ngữ nhất định khi tiếp nhận tác phẩm. Có người cho rằng Phạm Thị Hồi đã “đại náo” ngơn ngữ văn học bằng cách đưa rất nhiều ngoại ngữ (Anh, Pháp, Đức) thuộc các lĩnh vực khác nhau (từ văn học đến điện ảnh, từ âm nhạc đến kịch, từ triết học đến ngôn ngữ đường phố...) vào trang viết mà không thèm một lời chú thích. Ngoại ngữ xen lẫn Việt ngữ khiến cho nhiều người đọc bực mình khó hiểu, cho đó là thứ ngơn ngữ tạp phí lù. Nhưng kiểu sử dụng ngôn ngữ này khiến người đọc phải từ bỏ thói quen ăn sẵn lâu nay, độc giả phải lao động thực sự, phải nâng cao khả năng ngoại ngữ và tầm văn hóa của mình.

Tuy nhiên cách viết của Phạm Thị Hoài là quá mới mẽ với phần lớn độc giả Việt Nam. Nhưng cần phải thừa nhận rằng cùng với nhiều cây bút có tư tưởng đổi mới quyết liệt đầu thời kỳ đổi mới, chị đã góp phần đưa nền văn xi Việt Nam sau 1975 thốt ra những lối mịn quen thuộc, phá vỡ những quy phạm hình thành trong hồn cảnh chiến tranh kéo dài để hướng tới một

<i>nền văn xuôi hiện đại hòa nhập vào nền văn học nhân loại. </i>

<b>1.2. Hành trình sáng tạo của nhà văn Nguyễn Quang Thân</b>

<i><b>1.2.1. Vài nét về tiểu sử</b></i>

Nhà văn Nguyễn Quang Thân (cịn có bút danh khác là Song Ân, Hồng Nga) sinh ngày 15.4.1936 tại xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông từng sinh sống ở Hải Phòng trong thời gian dài, sống tại Hà nội từ năm 1996 và đã cùng gia đình chuyển vào sống tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 5 năm 2008. Nguyễn Quang Thân viết văn từ năm 1957, là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1997.

<i><b>1.2.2. Quá trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Quang Thân</b></i>

Để trở thành nhà văn, Nguyễn Quang Thân đã tự học trong tất cả các kiến thức mà ông cho là cần và làm những nghề ơng cho là có ích cho nghiệp

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

viết. Trong tâm niệm của ông muốn trở thành nhà văn khơng có con đường nào khác là phải tự học: “Tôi nghĩ với một nhà văn, tốt nhất là nên tự học, việc học của anh ta không được phép giới hạn trong bất cứ một môn học nào. Anh ta cần một kiến thức không phải để đi dạy, để làm quan mà để trở thành

<i><b>nhà văn” (dẫn theo http// thannguyenquang.googlepage.com - Tôi đã trở</b></i>

<i>thành nhà văn như thế nào). Bằng cả cuộc đời lao động nghệ thuật khổ luyện</i>

không biết mệt mỏi, cho đến nay ơng đã có trong tay hàng chục truyện ngắn và tiểu thuyết và thực sự đã tạo được chỗ đứng trên văn đàn Việt Nam.

Trước 1975, Nguyễn Quang Thân đã viết một số tập truyện ngắn và

<i>truyện vừa như: Nước về (1957), Đêm phương Tây (in chung cùng HoàngTuấn Nhã, 1960), Những chùm cúc biển (1962), Hương đất (1964), Cô gáiTriều Dương (1967), Ba người bạn (1970)... Sau 1975, ơng có những tậptruyện như Người không đi cùng chuyến tàu (1989), Vũ điệu cái bô (1991),Hoa cho một đời (1996), Giao thừa trắng (1996), Người vợ lẽ ở phườngKhán Xuân (2003), tập truyện ngắn song ngữ: Giữa những điều bình dị(2007) và một số tiểu thuyết như Lựa chọn (1977), Chú bé có tài mở khóa(1983), Một thời hoa mẫu đơn (1988), Ngoài khơi miền đất hứa (1990), Conngựa Mãn Châu (1998- 2000), Hội thề (2009).</i>

Năm 1963, Nguyễn Quang Thân được giải ba của báo Văn học với

<i>truyện ngắn Cơn bão H. Sau đó được sự cổ vũ động viên của bạn bè, đặc biệt</i>

là sự kèm cặp của nhà văn Nguyên Hồng, ông viết được thêm nhiều truyện ngắn nữa và đến 1975 Nguyễn Quang Thân đã in được nhiều truyện ngắn, bút ký và nhiều bài báo viết trong cuộc chiến tranh chống Mỹ.

<i> Đến 1977, Lựa chọn (Nxb Phụ nữ) cuốn tiểu thuyết đầu tay của Nguyễn</i>

Quang Thân được in.

<i> Truyện ngắn Người không đi cùng chuyến tàu (1980) đánh dấu một sự</i>

đổi mới trong cách viết của nhà văn Nguyễn Quang Thân so với trước đó.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

“Nhờ truyện ngắn đó tơi đã tìm được lối trở lại văn học cho mình và có thêm nhiều bạn bè và độc giả tâm đắc. Tơi thấy mình khơng thể viết như trước, không thể nửa vời như trước”(vannghe.blogspot.com/2010/07/nguyen-quang-than-da-ngan.html). Ngay sau sự đổi mới trong tư tưởng về nghề văn đó đã đưa đến thành công cho Nguyễn Quang Thân ở cuốn tiểu thuyết viết cho thiếu

<i>nhi Chú bé có tài mở khóa nhận được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Namvào năm 1985 và nay đã được in lại 6 lần. Rồi đến cuốn tiểu thuyết Một thờihoa mẫu đơn (1988), Ngoài khơi miền đất hứa (1990). Đặc biệt là sự xuấthiện của các truyện ngắn rất được bạn đọc yêu thích như Vũ điệu cái bô,Chân dung, Thuế giường và một số truyện khác. Cả ba truyện ngắn trên đềuđược dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp và in ở nước ngoài, riêng Vũ điệu cáibơ cịn nhận được giải nhì của báo Văn nghệ vào năm 1991. Gần đây nhất lànăm 2005, kịch bản Hội thề của nhà văn nguyễn Quang Thân đoạt giải nhất</i>

cuộc thi sáng tác kịch bản phim truyện lịch sử Thăng Long. Rồi đến Giải A

<i>cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam với cuốn tiểu thuyết Hội thề. Thành quả trên quả là sự đền đáp xứng đáng cho sự khổ luyện của một</i>

nhà văn tài năng và tâm huyết như Nguyễn Quang Thân.

<i><b>1.2.3. Đóng góp trên các thể loại văn học của Nguyễn Quang Thân</b></i>

Nguyễn Quang Thân là một nhà văn hiện đại Việt Nam, chuyên về truyện ngắn và tiểu thuyết, ơng cịn là một người viết kịch bản điện ảnh.

Về lĩnh vực tiểu thuyết, cho đến nay ông đã là tác giả của 6 cuốn tiểu thuyết và chúng đã khẳng định chỗ đứng của ông trong làng tiểu thuyết Việt

<i>Nam hiện đại. Trước hết với cuốn tiểu thuyết viết cho thiếu nhi Chú bé có tàimở khóa đã mang đến cho ơng giải chính thức văn học cho thiếu nhi củaHội Nhà văn Việt Nam vào năm 1985. Còn hai cuốn tiểu thuyết Một thờihoa mẫu đơn và Ngồi khơi miền đất hứa ơng được xem là “Nốt trầm của</i>

tiểu thuyết thời đổi mới” [26]. Đây là hai cuốn tiểu thuyết nằm gọn trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

thời gian vẫn được coi là cao trào của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 - 1992), là giai đoạn mà tiểu thuyết có sự tập trung đáng ngạc nhiên (hay đơn điệu) của các tiểu thuyết gia với hai mảng đề tài chiến tranh và nơng thơn. Những cuốn có tiếng vang xa khơng nằm ngoài hai mảng đề tài

<i>“truyền thống” này như Nỗi buồn chiến tranh Bảo Ninh, Thời xa vắng -Lê Lựu, Mảnh đất lắm người nhiều ma - Nguyễn Khắc Trường... Trong khiđó thì Một thời hoa mẫu đơn và Ngồi khơi miền đất hứa là hai trong số ít</i>

tiểu thuyết đã trực diện khai phá mảng đề tài cuộc sống dân sự ở thành thị sau khi đất nước đã trải qua hơn mười năm hậu chiến. Đó là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái tốt và cái xấu, cái thiện và cái ác trong một thực trạng xã hội đầy biến động bởi quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý xã hội đang

<i>dang dở. Có thể nói với Một thời hoa mẫu đơn và Ngồi khơi miền đất hứa</i>

đã cho thấy sự dấn thân của tác giả vào đời sống ở thì hiện tại tiếp diễn, ở

<i>chính “mắt bão” của đời sống ấy. Đặc biệt, với cuốn tiểu thuyết lịch sử Hộithề ông đã đoạt giải A duy nhất trong cuộc thi tiểu thuyết lần 3 (2006 -2009) của Hội Nhà văn Việt Nam. Tiểu thuyết Hội thề là sự đóng góp lớn</i>

nhất của Nguyễn Quang Thân cho nền văn học nước nhà về đề tài lịch sử. Trong thực trạng nền văn học nước ta đang thiếu vắng mảng văn học viết

<i>về đề tài lịch sử, nếu tính từ Hồng Lê nhất thống chí trở đi thì những tác</i>

phẩm viết thành cơng về đề tài lịch sử là rất ít ỏi (trong khi đó những bộ phim viết nói về các triều đại trong lịch sử Trung Quốc đang tràn ngập thị

<i>trường phim ảnh Việt). Sự thành cơng của Hội thề </i>sẽ góp phần khỏa lấp những khoảng trống ấy và hi vọng sẽ tạo được hứng thú cho thế hệ các nhà văn trẻ say mê đề tài lịch sử và viết được nhiều tác phẩm thành công; nhằm đưa lại bức tranh hoàn chỉnh của lịch sử mà người đọc hiện nay và tương lai đang đòi hỏi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Về lĩnh vực truyện ngắn, tính cả trước và sau 1975 ông đã viết được trên dưới 10 tập truyện ngắn. Trước đó Nguyễn Quang Thân đã nhận được

<i>nhiều giải cao: giải nhì (khơng có giải nhất) cho truyện ngắn Bức thư trongrừng trên báo Thống Nhất(1960); giải ba với truyện ngắn Cơn bão H củabáo Văn học (1963). Đến truyện ngắn Người không đi cùng chuyến tàu</i>

(1980), Nguyễn Quang Thân cùng với Nguyễn Minh Châu được xem là những người đi bước tiên phong trong công cuộc Đổi mới của nền văn học nước nhà diễn ra từ Đại hội VI - 1986. Năm 1991 ông nhận được giải nhì

<i>của báo Văn nghệ cho truyện ngắn Vũ điệu cái bơ. Sau đó ơng cịn viết</i>

nhiều truyện ngắn khác rất được bạn đọc yêu thích và được dịch ra tiếng

<i>Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Hin đu... như tập truyện ngắn Người vợlẽ ở phường Khán Xuân, tập truyện ngắn song ngữ Giữa những điều bìnhdị...</i>

Bên cạnh sự thành công về tiểu thuyết và truyện ngắn, Nguyễn Quang

<i>thân còn là một nhà viết kịch bản phim. Năm 1994 với Cây bạch đàn vôdanh ông nhận được giải ba kịch bản phim của báo Văn nghệ. Năm 2005,kịch bản Hội thề của ông đoạt giải nhất trong cuộc thi sáng tác kịch bản phim</i>

truyện lịch sử Thăng Long nhằm tìm ra kịch bản cho dự án phim kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.

Nhà văn Nguyễn Quang thân quả là con người đa tài, ông luôn miệt mài trên lộ trình văn học của mình để cống hiến cho độc giả những tác phẩm văn học thực sự có giá trị.

<b>1.3. Nhìn chung về truyện ngắn của Nguyễn Quang Thân</b>

<i><b>1.3.1. Về truyện ngắn của Nguyễn Quang Thân trước 1975 </b></i>

Truyện ngắn Nguyễn Quang Thân được chia làm hai thời kỳ trước và sau

<i>1975. Trước 1975 ông đã viết một số tập truyện như Nước về (1957), Nhữngchùm cúc biển (1962), Hương đất (1963), Cô gái Triều Dương (1967), Ba</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<i>người bạn (1971). Ở giai đoạn này, những truyện ngắn của ông chủ yếu đi sâu</i>

vào những vấn đề con người thời kỳ mới và phát triển kinh tế. Đề tài chủ yếu của ông ở giai đoạn này là viết về người trí thức hăng say lao động và cống hiến hết mình cho cơng cuộc đổi mới kinh tế.

Con người trong tác phẩm trước 1975 của Nguyễn Quang Thân đa phần là những người trí thức tâm huyết, giàu hồi bão ln gắn mình và hết lịng vì nhiệm vụ. Họ đều là những người trí thức được đặt trong những công việc đang được sẵn sàng để làm, và trăn trở tìm ra cách tốt nhất để làm tốt phần việc đó. Họ ít có những suy tư trăn trở về cuộc đời, về số phận. Cuộc sống của họ bình lặng và cảm giác như êm phẳng, ít có hồi tưởng. Và kết cấu trong tác phẩm vì thế là kết cấu đơn tuyến, các khoảng cách không gian cứ tiếp tục được nối tiếp, khơng bị xóa nhịa ranh giới trong ý thức con người.

<i>Chúng ta dễ nhận thấy điều này trong các truyện ngắn như: Nước về,Những chùm cúc biển, Hương đất, Cô gái Triều Dương, Ba người bạn. Nhânvật cô giáo trong Những chùm cúc biển là một con người sớm phải chịu nỗi</i>

đau mất chồng, nhưng ở đây câu chuyện không đi theo hướng thể hiện nỗi bất hạnh của cuộc đời cô mà tác giả lại hướng ngịi bút của mình vào việc thể hiện những suy tư, trăn trở của một cô giáo trong việc uốn nắn, dạy dỗ những

<i>đứa học trò hư hỏng nơi vùng biển đầy gió cát: “cuối cùng là những đứa họctrị hư hỏng, rồi đến sự tỉ mỉ và kiên nhẫn để gần gũi, uốn nắn và khêu gợinăng khiếu các em, đấy là phần quan trọng nhất của đời tôi”. Câu chuyện</i>

diễn ra ở thì hiện tại, trước hết đó là việc đối phó của trị Tý với những bài tập hóc búa mà cơ giáo đưa ra. Sau đó là việc Tý sợ cơ mắng vì cái trị tinh qi của mình. Sau đó bằng sự kiên trì nhẫn nại của cô giáo đã đưa Tý trở lại với trường học. Đây chính là kiểu con người đơn giản, dễ hiểu rất phổ biến trong nền văn xuôi 1975. Phải chờ đến ngọn gió mạnh của cơng cuộc Đổi mới, các

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

nhà văn mới có cơ hội mổ xẻ đời sống bên trong của con người với tất cả sự phức tạp nhất, mới có được một cách nhìn đa chiều hơn về con người.

<i><b>1.3.2. Về truyện ngắn của Nguyễn Quang Thân sau 1975 </b></i>

Sau 1975, hịa bình lập lại, đất nước thống nhất và bước vào thời kỳ xây dựng xã hội mới, đời sống mới với nhiều biến động phức tạp. Khi xã hội Việt Nam lật sang trang mới, Nguyễn Quang Thân cũng như nhiều nhà văn khác đã tự đổi mới mình để làm trịn thiên chức của người cầm bút. Trước hiện thực bộn bề, phức tạp của thời hậu chiến cảm hứng sáng tạo của nhà văn cũng phải thay đổi. Khơng cịn cái cảm hứng ngợi ca một chiều trước đó, truyện ngắn của ơng lúc này đi vào thể hiện những cảm hứng mới nhằm phơi bày cái hiện thực đó như: cảm hứng thế sự - đời tư, cảm hứng chiêm nghiệm lịch sử, cảm hứng trào lộng. Cùng với sự thay đổi về cảm hứng sáng tạo thì cách thể hiện con người cũng khác trước. Các tác phẩm của Nguyễn Quang Thân sau 1975 đã đào sâu vào những bí ẩn bên trong tâm hồn cá nhân, ở đó con người đã được soi chiếu từ nhiều góc độ, khơng chỉ là niềm hạnh phúc, là niềm vui mà còn là những đau khổ, những bi kịch của con người trong cuộc sống hiện tại. Đó là bi kịch của con người cá nhân trong bối cảnh phức tạp của nền kinh

<i>tế thị trường, tiêu biểu là bi kịch của những trí thức như Hảo trong Vũ điệucủa cái bô, của Đán trong Thuế giường hay là sự vỡ mộng của Kiểm trongThanh minh. Hay đó cịn là thân phận đáng thương của những con người trởvề sau chiến tranh như lão Hạ trong Người làm ra động đất. Là thân phận của</i>

những người nơng dân ln phải sống vì lợi ích của tập thể như chị Bình Dân, chú Bạch Vân... Bên cạnh đó tác giả cịn đề cập đến con người trong tình u, một nội dung hồn tồn bị chìm lấp trong cảm hứng sử thi các mạng. Bút pháp nghệ thuật của nhà văn vì thế cũng có sự thay đổi để chuyển tải nội dung một cách tốt nhất. Nếu như trước đây các nhân vật trong truyện ngắn của ơng đều có cuộc sống bình lặng, ít hồi tưởng, đó là con người đơn trị, dễ hiểu. Đến sau

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

1975 nhân vật được thể hiện với những diễn biến tâm lý hết sức phức tạp. Nhà văn đã thể hiện nhân vật từ nhiều điểm nhìn khác nhau, trao lời cho những nhân vật khác nhau trong tác phẩm nhằm diễn tả sự phức tạp trong đời sống nội tâm nhân vật một cách khách quan nhất. Trong nghệ thuật xây dựng kết cấu cũng có những thay đổi rõ rệt. Đó là việc tạo ra những kết thúc bất ngờ, đột ngột nó thể hiện một cách nhìn hiện thực mới của Nguyễn Quang Thân cũng như nhiều nhà văn khác sau 1975, hiện thực khơng phải là cái có thể biết trước, biết hết, nó đã tạo cho người đọc nhiều suy tư, bất ngờ về cuộc sống. Chẳng

<i>hạn trong Người làm ra động đất lại kết thúc bằng cái chết nằm cạnh nhau của</i>

lão Hạ và bà Chắt, một cái chết làm lay động lịng người. Họ chết nhưng họ ln có nhau và sẽ mãi mãi hạnh phúc bên nhau.

Về phương diện ngôn ngữ, giọng điệu; ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thân khơng nằm ngồi dịng chảy của ngơn ngữ văn xi sau 1975. Đó là một thứ ngơn ngữ đa thanh giàu phức điệu, rất đậm chất đời thường. Về giọng điệu cũng rất phong phú, vừa có giọng trữ tình ngọt ngào; vừa có giọng châm biếm hài hước, giọng chua chát sắc lạnh; lại có giọng triết lý chiêm nghiệm.

Trên đây mới chỉ là một cách nhìn khái quát về truyện ngắn Nguyễn Quang Thân. Để hiểu một cách cụ thể, sâu sắc hơn sự đổi mới của truyện ngắn Nguyễn Quang Thân sau 1975 sẽ được chúng tôi làm rõ ở những chương tiếp theo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b> Chương 2</b>

<b>CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT VÀ NHỮNG HÌNH TƯỢNG NỔI BẬTTRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THÂN SAU 19752.1. Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thânsau 1975</b>

<i><b>2.1.1. Cảm hứng chiêm nghiệm lịch sử</b></i>

Chiêm nghiệm lịch sử là một cảm hứng khá rõ trong tryện ngắn sau 1975. Viết về các vấn đề lịch sử lắng đọng những suy tư, trăn trở, quan tâm đến những nhân vật lịch sử với những đánh giá nghiền ngẫm riêng mang dấu ấn cá nhân của từng nhà văn, biến nhân vật thành hình tượng nghệ thuật, thành phương tiện nghệ thuật tư tưởng của người viết đã cho người đọc thấy một thái độ hoàn toàn tự do đối với lịch sử của chúng ta. Chúng ta tìm thấy nguồn

<i>cảm hứng này trong Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết, Mưa Nhã Nam, NguyễnThị Lộ của Nguyễn Huy Thiệp; Ngày cuối cùng của dâm phụ, Sóng nhồi vàosóng, Sóng vỗ mạn thuyền của Trần Thị Trường; Người vợ lẽ ở phường KhánXuân, Chàng thi nhân đầu bạc của Nguyễn Quang Thân... </i>

Cùng chiêm nghiệm về lịch sử nhưng mỗi nhà văn có những cách đánh giá nghiền ngẫm riêng, tùy thuộc vào cá tính của từng người. Với nhà văn Nguyễn Quang Thân tìm về với cảm hứng lịch sử là bởi sự thơi thúc của lịng tự hào với lịch sử anh hùng của đất nước, sự ngưỡng mộ với những con người đã làm nên lịch sử vẻ vang của dân tộc.

Với đề tài lịch sử, Nguyễn Quang Thân đã rất thành công ở thể loại tiểu

<i>thuyết như Ngoài khơi miền đất hứa, Con ngựa Mãn Châu, Hội thề. Nhất làvới tiểu thuyết Hội Thề đã đem đến cho ông giải A duy nhất trong cuộc thi</i>

tiểu thuyết 2006 - 2009 do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Ở thể loại truyện ngắn ông cũng đã phát huy được sở trường ấy của mình

<i>với một số truyện ngắn như Đêm Cổ Nguyệt đường, Người vợ lẽ ở phườngKhán Xuân, Chàng thi nhân đầu bạc, Phường săn, Đi đêm. Trong truyện</i>

ngắn của Nguyễn Quang Thân đó là sự xuất hiện của những con người có tính chất đánh dấu có một thời kỳ lịch sử văn học như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du. Ngồi ra cịn có sự thấp thống bóng dáng của vị danh y Hải Thượng Lãn Ơng, về dịng họ Nguyễn Tiên Điền đã từng lưu danh trong sử sách.

<i> Trong Đêm Cổ Nguyệt đường, đó là sự khắc họa rõ nét về bà chúa thơNôm Việt Nam. Mở đầu tác giả viết :“Tôi chưa đọc thấy ở đâu viết rằng XnHương đẹp. Thậm chí cịn có người cho rằng nàng khơng có nhan sắc. Nhưngtơi tin, nàng đẹp. Tài năng có bộ mặt riêng, vẻ đẹp riêng, dù thế nào, ít gì sánhđược”. Cái nhận định “tài năng có bộ mặt riêng, vẻ đẹp riêng, ít gì sánhđược” đã được cụ thể ngay ở phần sau, đúng như những tính cách vốn có của</i>

nàng đã được truyền tụng bấy lâu. Nhân vật người kể chuyện tiếp tục trao điểm nhìn cho những nhân vật khác để làm nổi rõ dần nhân vật Xuân Hương một cách khách quan nhất. Trong mắt của những kẻ bất tài mà nàng khinh bỉ thì

<i>nàng là một người phụ nữ đanh đá, ghê gớm: “Ở làng Quỳnh không ai ưa côgái ấy, bọn trai làng thì cơ ta coi như củ khoai. Các vị bơ lão tự cho mình cáiquyền chê bai người khác thì khơng chịu nổi con bé mới nứt mắt kia lại dámbáng bổ, lẳng lơ, trêu chọc cả sư”. Sắc đẹp và tài năng của Xuân Hương duy</i>

chỉ có U Nghĩa - người vú ni của nàng là thừa nhận và kiêu hãnh về nàng:

<i>“Nàng biết trên đời này chỉ có u là kiêu hãnh vì tính nết khác người cũng nhưsắc đẹp và tài thơ của nàng”. Và cả cậu ấm Du con quan quận Tiên Điền nữalà thừa nhận sắc đẹp của nàng “nhưng liệu trong số người đẹp Thăng Long bọctrong lụa là gấm vóc và được tưới bằng rượu ngon trong lầu son gác tía ấy aicó được một thân hình và đơi mắt trong biếc, giọng nói vừa êm dịu vừa lanhlảnh và chứa một nội lực làm say đắm lòng người như cô gái hái sen đứng</i>

</div>

×