Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Luận văn thạc sĩ vê nê xu ê la những năm đầu thế kỷ XXI và quan hệ với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ KHÁNH VÂN

VÊ-NÊ-XU-Ê-LA NHỮNG NĂM
ĐẦU THẾ KỶ XXI VÀ QUAN HỆ
VỚI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: Quan hệ quốc tế
MÃ SỐ: 60 31 40

Giáo viên hƣớng dẫn: TS. LÊ THẾ QUẾ

Hà Nội - 2010
1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Vê-nê-xu-ê-la nằm ở khu vực Nam Mỹ (với tổng diện tích hơn 912
nghìn km2 và dân số trên 26 triệu người), có vị trí địa - chính trị quan trọng,
giàu tài nguyên khoáng sản phong phú (dầu khí, than đá, quặng sắt, kim
cương, vàng kẽm), có điều kiện tự nhiên cho trồng trọt và chăn nuôi (rừng
chiếm 39% lãnh thổ). Dầu lửa là ngành kinh tế quan trọng nhất của Vê-nê-xuê-la, đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu dầu lửa, chiếm hơn
80% kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 1/2 thu ngân sách Chính phủ và 1/3
GDP.
Cách đây 200 năm, dưới sự lãnh đạo của người anh hùng dân tộc Ximôn Bô-li-va, nhân dân Vê-nê-xu-ê-la đã anh dũng đứng lên đấu tranh chống
lại ách đô hộ của Chủ nghĩa thực dân, giành lại tự do cho Tổ quốc, mở ra một
trang sử mới cho đất nước Vê-nê-xu-ê-la nói riêng và các nước Mỹ Latinh nói


chung. Ngày nay, tiếp bước truyền thống hào hùng đó, Tổng thống Vê-nê-xuê-la U-gô Cha-vết đã khởi xướng cuộc Cách mạng Bô-li-va mang ý nghĩa xã
hội và nhân văn sâu sắc nhằm biến ước mơ của Bô-li-va trở thành hiện thực.
Nhân dân Vê-nê-xu-ê-la đã đạt được nhiều thành công trong tiến trình xây
dựng một nước Vê-nê-xu-ê-la phồn vinh và phát triển, ngày càng nâng cao vị
thế của mình trên trường quốc tế.
Trong thế kỷ trước, tình hình chính trị tại Vê-nê-xu-ê-la gặp nhiều bất
ổn, các chế độ độc tài quân sự thay nhau cầm quyền. Năm 1998, Tổng thống
U-gô Cha-vết đắc cử, ra sức củng cố bộ máy nhà nước, đẩy mạnh các biện
pháp cải cách kinh tế-xã hội, phê phán mạnh chủ nghĩa tự do mới về kinh tế,
tuyên bố tính chất Xã hội chủ nghĩa của cuộc cách mạng Bô-li-va với mô hình
Chủ nghĩa xã hội mới kiểu Vê-nê-xu-ê-la. Từ năm 2004 đến 2008, nền kinh tế

2


phục hồi và liên tục phát triển. Bằng việc sử dụng nguồn lợi lớn từ dầu khí,
Chính phủ đã đầu tư cho các chương trình xã hội, cải thiện mức sống của các
tầng lớp nhân dân lao động và tăng cường hợp tác, liên kết khu vực. Những
chính sách tiến bộ ấy đã nhận được sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ của nhân
dân lao động và các lực lượng dân chủ, tiến bộ ở khu vực Mỹ La tinh và trên
thế giới.
Dưới chính quyền U-gô Cha-vết, Vê-nê-xu-ê-la thực hiện đường lối đối
ngoại đề cao độc lập và chủ quyền dân tộc, chống cường quyền; đề cao tinh
thần đoàn kết, hợp tác và liên kết Mỹ Latinh - Ca-ri-bê, đặc biệt tăng cường
quan hệ hợp tác chiến lược với Cu-ba; sử dụng nguồn lực dầu khí dồi dào để
tập hợp lực lượng với các nước trong và ngoài khu vực; chủ trương đẩy mạnh
quan hệ với Nga nhằm tạo thế cân bằng với quan hệ chính trị - ngoại giao
căng thẳng với Mỹ, ưu tiên phát triển với các nước xã hội chủ nghĩa như
Trung Quốc, Việt Nam.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Vê-nê-xu-ê-la là nước có phong

trào quần chúng rộng lớn, đoàn kết và ủng hộ Việt Nam. Nhiều nhân vật
trong chính giới hiện nay thuộc thế hệ đã từng tham gia phong trào đó và tiếp
tục giành cho Việt Nam những tình cảm tốt đẹp. Với truyền thống hữu nghị
và đoàn kết vốn có, quan hệ giữa Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam thời gian qua
tiếp tục phát triển tích cực trên tất cả các lĩnh vực: quan hệ chính trị được
tăng cường thông qua trao đổi đoàn gia tăng nhanh ở tất cả các cấp; trao đổi
kinh tế - thương mại tiếp tục tăng trưởng, tuy nhiên còn rất khiêm tốn so với
quan hệ chính trị; hai nước luôn phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong khuôn
khổ đa phương. Việc thúc đẩy phát triển quan hệ các mặt giữa Vê-nê-xu-ê-la
với Việt Nam, nhất là về kinh tế - thương mại và đầu tư là một trong các mục
tiêu đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới. Chính vì vậy, việc nghiên
cứu về Vê-nê-xu-ê-la nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước là cần thiết

3


vì lợi ích chung của cả hai dân tộc. Để có cơ sở khoa học nhằm góp phần thúc
đẩy và phát triển mạnh hơn nữa quan hệ các mặt giữa hai nước, việc nghiên
cứu, đánh giá tình hình Vê-nê-xu-ê-la và xác định các mặt thuận lợi, hạn chế
trong quan hệ hợp tác song phương và từ đó đề xuất một số gợi ý, kiến nghị
là điều hết sức cần thiết.
Do đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Vê-nê-xu-ê-la những năm
đầu thế kỷ XXI và quan hệ với Việt Nam” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hướng nghiên cứu về Vê-nê-xu-ê-la những năm đầu thế kỷ XXI và mối
quan hệ với Việt Nam, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào
mang tính hệ thống, kể cả trong nước và ngoài nước. Có chăng chỉ là những
bài viết nghiên cứu đơn lẻ về Mỹ la tinh, về Vê-nê-xu-ê-la, về mối quan hệ
giữa hai nước như: “Học tập kinh nghiệm Việt Nam và các nước Chủ nghĩa

xã hội thế kỷ XX để phát triển xã hội chủ nghĩa thế kỷ XXI” (Aprender la
Experiencia de Vietnam y los paises socialistas del sifglo XX) của tác giả
Alberto Blanco đăng trên báo Universal ngày 10/8/2010; bài “Chính sách của
Cha-vết hướng tới Châu Á- Thái Bình Dương” (La política de Chavez hacia
Asia- Pacífico) đăng ngày 20/6/2010 trên báo El Mundo của tác giả Leonel
Fernandez; “Mỹ Latinh: Triển vọng sáng sủa hơn thực tế” (America Latina, la
perspective es mas segura que la actualidad) của Victor Thomas đăng trong
Tạp chí Thời báo Tài chính ngày 10/7/2007; bài viết “Sự lựa chọn theo đường
lối xã hội chủ nghĩa (XHCN) hay cái bẫy của chủ nghĩa dân tuý? Các dân tộc
Mỹ La tinh trong phòng thí nghiệm của một sự lựa chọn chính trị”( La
Opción socialista o la trampa populista de los pueblos latinoamericanos en el

4


laboratorio de una alternativa política) của tác giả Sonja Albrecht đăng trong
Tạp chí “Instituto Internacional de Gobernabilidad”, năm 2002 ngày 16/01.
Bài của tác giả Petras, James Forbes “Những làn gió mới đến từ cánh tả hay
luồng không khí nóng đến từ cánh hữu” (Nuevos vientos desde la izquierda o
aire caliente desde una nueva derecha), USA, 28/5/2007 hay các bài viết
“Làn sóng cánh tả Mỹ Latinh: Nguyên nhân và kết quả chủ yếu” của tác giả
Nguyễn Hoàng Giáp đăng trong Tạp chí “Châu Mỹ ngày nay”, năm 2007, số
3; “Lịch sử hình thành và phát triển của nhà nước Vê-nê-xu-ê-la độc lập” của
tác giả Đỗ Minh Tuấn đăng trong Tạp chí “Châu Mỹ ngày nay”, năm 2005, số
5; “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI ở Vê-nê-xu-ê-la: những nhiệm vụ cơ bản và
cấp bách” của tác giả Nguyễn Viết Thảo đăng trong Tạp chí ”Lý luận Chính
trị”, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2008, số 3.
Báo cáo “Vê-nê-xu-ê-la: Những thách thức của cách mạng vẫn còn ở phía
trước” của Uỷ ban Kinh tế Mỹ Latinh – Ca-ri-bê của Liên hiệp quốc đăng
trong “Tạp chí Cộng sản”, số 808 tháng 02/2010. Tham khảo đặc biệt của

Thông tấn xã Việt Nam với nhan đề “U-gô Cha-vết quân đội hoá xã hội Vênê-xu-ê-la” ngày 23/2/2006.
Như vậy, mặc dù ở ta đã có một số công trình nghiên cứu nhưng chỉ
giới hạn trong việc phân tích một số đặc thù, tiềm năng của khu vực và tập
trung vào một số đối tượng cụ thể chứ chưa có công trình nào nghiên cứu về
Vê-nê-xu-ê-la đầu thế kỷ XXI và mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và
quốc gia này. Vì vậy, cả trong nước và ngoài nước, đề tài“Vê-nê-xu-ê-la
những năm đầu thế kỷ XXI và quan hệ với Việt Nam” là đề tài hoàn toàn
mới không trùng lặp với bất kỳ đề tài nghiên cứu nào từ trước đến nay.
3. Đối tƣợng & phạm vi nghiên cứu

5


+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Vê-nê-xu-ê-la đầu thế kỷ XXI và
mối quan hệ của Việt Nam với Vê-nê-xu-ê-la.
+ Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu Vê-nê-xu-ê-la trong những năm đầu
thế kỷ XXI. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu Vê-nê-xu-ê-la lùi xa thời gian từ
sau chiến tranh thế giới lần thứ hai và mối quan hệ, hợp tác giữa Việt Nam và
Vê-nê-xu-ê-la trong giai đoạn hiện nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong luận văn tác giả luận văn sử
dụng các phương pháp lịch sử, phương pháp nghiên cứu quốc tế, phương
pháp thống kê, tổng hợp các tài liệu thu thập được đồng thời tiến hành trao
đổi, tham khảo ý kiến các chuyên gia về khu vực Mỹ Latinh.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1, luận văn nghiên cứu khái quát về tình hình chính trị, xã hội
của Vê-nê-xu-ê-la từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Đặc biệt tập trung phân
tích nội dung cuộc cách mạng Bô-li-va và Chủ nghĩa xã hội Thế kỷ XXI. Cụ

thể, nghiên cứu mục tiêu của cuộc cách mạng Bô-li-va. Các biện pháp của
Chính phủ nhằm xây dựng Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI tại Vê-nê-xu-ê-la và
những khó khăn và thách thức đối với Chính phủ mới khi thực hiện công
cuộc cách mạng.
Chương 2, luận văn đi sâu phân tích tình hình mới ở Vê-nê-xu-ê-la
trong những năm đầu thế kỷ XXI (2000-2010). Trong đó, nghiên cứu bối
cảnh quốc tế và khu vực. Tập trung nghiên cứu và phân tích tình hình Vê-nêxu-ê-la từ năm 2000 đến nay về an ninh - chính trị; về kinh tế - xã hội, về
đường lối đối ngoại, cũng như triển vọng Vê-nê-xu-ê-la trong những năm tới
(triển vọng tình hình chung và triển vọng lực lượng thiên tả và cấp tiến).

6


Chương 3, luận văn nghiên cứu thực trạng mối quan hệ giữa Việt Nam
và Vê-nê-xu-ê-la về chính trị - ngoại giao; về kinh tế - thương mại và về quan
hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác. Lợi ích của hai bên trong phát triển quan hệ
song phương. Đồng thời nghiên cứu triển vọng của quan hệ Việt Nam - Vênê-xu-ê-la và đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy mối quan hệ song
phương giữa hai nước ngày càng hiệu quả và thiết thực.

CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ VÊ-NÊ-XU-Ê-LA
1.1. VÊ-NÊ-XU-Ê-LA TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XX
1.1.1. Về tình hình chính trị - xã hội

7


Thời kỳ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX , đánh dấu một giai đoạn
đầy biến động của lịch sử Vê-nê-xu-ê-la với những cuộc khủng hoảng chính

trị và các chế độ độc tài quân sự thay nhau cầm quyền. Năm 1935, sau khi
nhà độc tài quân sự Hoan Vi -xên-tê Gô -mế t qua đời thì phong trào dân chủ
mới loại bỏ được sự thống trị của quân đội. Năm 1945, chế độ độc tài bị lật
đổ, Hiến pháp mới được thông qua. Đảng hành động dân chủ và Đảng dân
chủ Thiên chúa giáo thay nhau nắm quyền.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, xã hội Vê-nê-xu-ê-la trở nên vô cùng
đa dạng bởi những dòng người nhập cư từ Nam Âu như I-ta-li-a, Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha, cũng như những nước Mỹ La tinh nghèo hơn đã đến đất
nước này.
Năm 1958, Vê-nê-xu-ê-la đã bắt đầu tổ chức bầu cử tự do, nhưng thực
tế vẫn nằm trong thời kỳ dân chủ Pun-tô Phi-hô kéo dài từ những năm đầu
của thập niên 1960 đến tận năm 1999. Đây là cơ chế dân chủ mang tên Hiệp
định Pun-tô Phi-hô mà nội dung là xác định các luật lệ để các đảng phái chính
trị cùng tồn tại sau khi chấm dứt thời kỳ độc tài quân sự. Bảy chính phủ cầm
quyền trong thời kỳ này đều đã thất bại trong điều hành đất nước, đẩy Vê-nêxu-ê-la vào tình trạng bất ổn về chính trị. Tình trạng vi phạm nhân quyền, bất
bình đẳng xã hội diễn ra phổ biến, tham nhũng cửa quyền, đói nghèo đã đến
mức nghiêm trọng khiến người dân mất tin tưởng vào chính quyền, vào chế
độ dân chủ hiện tại.
Nguyên nhân chính là trong thời kỳ này Vê-nê-xu-ê-la đi theo con
đường “chính sách tự do mới” dành cho thị trường vai trò thống soái mà Mỹ
muốn áp đặt cho Tây bán cầu. Tư tưởng chủ đạo của “chủ nghĩa tự do mới” là
xóa bỏ nhà nước phúc lợi; không can thiệp vào kinh tế tài chính; thị trường
dùng quy luật cung cầu để tự điều chỉnh, sắp xếp sản xuất và tiêu dùng, lao
động và tiền lương, xuất khẩu và nhập khẩu; tư hữu hóa toàn bộ hệ thống nền

8


kinh tế và không cần sản xuất thay thế nhập khẩu. Những “đơn thuốc tự do
mới” nói trên thực chất là thủ đoạn thâm hiểm để chiếm nguồn tài nguyên dầu

lửa lớn lao của quốc gia Nam Mỹ này.
Thâ ̣p kỷ 80, được xem như “Thâ ̣p kỷ bi ̣đánh mấ t” của Mỹ Latinh nói
chung và Vê-nê-xu-ê-la nói riêng. Tình trạng trên kéo dài đến tận những năm
cuố i của thế kỷ XX , tình hình chiń h tri ̣của Vê -nê-xu-ê-la vẫn không ổ n đinh
̣ ,
kinh tế phát triể n trì trê ̣ , thâ ̣m chí GDP biǹ h quân trong những năm này có
mức tăng trư ởng âm, chính vì vậy Vê-nê-xu-ê-la sa lầy trong lạc hậu, đói
nghèo và trở thành một trong những khu vực có tình trạng bất bình đẳng xã
hội và vi phạm nhân quyền nhiều nhất thế giới.
Tình trạng ảm đạm về kinh tế và sự nổi lên của nhiều vấn nạn xã hội
những năm cuối thế kỷ có thể xem như một hồi chuông cảnh báo về những
điểm yếu của khu vực. Cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua đã chứng tỏ sự sụp
đổ của mô hình kinh tế thị trường tự do được áp dụng không hợp lý trong
nhiều năm qua ở Vê-nê-xu-ê-la. Sự áp đặt chủ nghĩa tự do mới đã làm Vê-nêxu-ê-la phụ thuộc ngày càng nặng nề vào tư bản độc quyền nhất là tư bản Mỹ,
khiến lợi ích quốc gia và nền độc lập dân tộc bị phương hại nghiêm trọng.
Tình hình này ở Vê-nê-xu-ê-đã phản ánh sự bất lực của các chính phủ hiện
tại, đòi hỏi phải có những thay đổi sâu sắc đưa đất nước thoát khỏi tình trạng
trì trệ nói trên. Chính vì vậy, đồng thời với sự thức tỉnh ý thức dân tộc, các
phong trào đấu tranh của tầng lớp nhân dân lao động vì mục tiêu dân sinh, dân
chủ và tiến bộ xã hội diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Kết quả là cuối thập niên
90 của thế kỷ XX, các lực lượng cánh tả khu vực Mỹ Latinh nói chung và ở
Vê-nê-xu-ê-la nói riêng đã liên tiếp giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử
tổng thống, đưa đến sự ra đời của hàng loạt chính phủ cánh tả ở nhiều nước.

9


Thực tế trên là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy công cuộc cải
cách ở Vê-nê-xu-ê-la.
Năm 1998, U-gô Cha-vế t thủ lĩnh của Đảng Phong trào nền Cộng hòa V

(MVR) và là ứng cử viên của Liên minh yêu nước đã trúng cử Tổng thống.
Sau khi lên cầm quyền, (2/1999) Tổng thống đã ra sức củng cố bộ máy nhà
nước, tiến hành cải tổ bộ máy lập pháp, tư pháp và hành pháp, có nhiều biện
pháp cải cách mạnh mẽ về kinh tế và xã hội đẩy mạnh chống nghèo đói, tham
nhũng và được sự ủng hộ mạnh mẽ của dân chúng.
Vê-nê-xu-ê-la theo thể chế cộng hòa, trong Cơ quan hành pháp Tổng
thống là người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ. Tổng thống được bầu theo
phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 6 năm có thể tái tranh cử hai nhiệm kỳ liên
tiếp. Tổng thống có quyền bổ nhiệm phó tổng thống và quyết định quy mô và
thành phần của nội các và bổ nhiệm các thành viên với sự phê chuẩn của
Quốc hội. Tổng thống có thể đề nghị Quốc hội sửa đổi các điều luật nhưng
Quốc hội cũng có thế phủ quyết đề nghị của Tổng thống nếu đa số phản đối.
Cơ quan lập pháp của Vê-nê-xu-ê-la là Quốc hội. Quốc hội nhất viện
Vê-nê-xu-ê-la gồm 167 ghế, nhiệm kỳ 5 năm, trong đó 3 ghế dành cho người
thổ dân, số còn lại do bầu cử. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 04/12/2005,
do các lực lượng chính trị đối lập không tham gia, các đảng của Liên minh
cầm quyền hoặc thân Chính phủ giành được toàn bộ 167 ghế. Các đại biểu có
nhiệm kỳ 5 năm và được bầu lại tối đa thêm 2 nhiệm kỳ nữa.
Cơ quan tư pháp của Vê-nê-xu-ê-la là tối cao là tòa án tối cao có 32
thẩm phán do Quốc hội bổ nhiệm, nhiệm kỳ 12 năm.
Vê-nê-xu-ê-la có nhiều đảng chính trị như: Phong trào Cộng hòa thứ
năm (MVR), Phong trào Tiến lên Chủ nghĩa xã hội (MAS), Đảng Hành động
Dân chủ (AD, thành lập 1936), Đảng Dân chủ Xã hội Thiên chúa giáo

10


(COPEI, 1946), Đảng Công lý Tổ quốc cho tất cả (PPT), Chúng ta có thể
(PODEMOS).) vv..
1.1.2. Về tình hình kinh tế

Từ thập niên 1950 đến thập niên 1980, Vê-nê-xu-ê-la là một trong
những cường quốc kinh tế tại Mỹ Latinh. Thu nhập bình quân của Vê-nê-xuê-la gia tăng nhanh chóng đã thu hút rất nhiều lao động từ khắp nơi trên thế
giới. Ngành kinh tế đóng góp nhiều nhất cho kinh tế Vê-nê-xu-ê-la là Công
nghiệp dầu mỏ, chiếm tới 1/3 GDP, 80% giá trị xuất khẩu với nguồn thu
ngoại tệ và hơn một nửa ngân sách nhà nước, sản xuất dầu mỏ giữ vị trí chủ
đạo, đứng thứ 5 trên thế giới. Tuy nhiên đến cuối thập niên 1980, giá dầu thế
giới giảm mạnh dẫn đến nền kinh tế Vê-nê-xu-ê-la sa sút nhanh chóng.
Sau các cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1975 và 1980-1982, chịu tác
động và sức ép của Mỹ và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), nhất là sau cuộc khủng
hoảng nợ nước ngoài trầm trọng diễn ra trong thập niên 80 của thế kỷ XX - “
1

thập niên mất mát” , các nước Mỹ Latinh nói chung và Vê-nê-xu-ê-la đã
chuyển từ mô hình phát triển hướng nội khuyến khích sản xuất thay nhập
khẩu sang mô hình kinh tế thị trường tự do mới với các đặc trưng cơ bản là:
giảm tới mức tối thiểu sự can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế; thực
hiện tư nhân hoá tới mức tối đa, tự do hoá thương mại và đầu tư; cắt giảm
phúc lợi xã hội.... Tuy nhiên, mô hình phát triển mới này chỉ có tác dụng
khuyến khích nhất thời. Cuộc khủng hoảng tài chính Mê-hi-cô (1994) và cuộc
khủng hoảng tài chính và tiền tệ Châu Á (1997) khiến kinh tế Vê-nê-xu-ê-la
bị ảnh hưởng mạnh. Sau gần 30 năm áp dụng mô hình này, Vê-nê-xu-ê-la lâm
vào khủng hoảng kinh tế-xã hội sâu sắc, kinh tế tăng trưởng âm. Nợ nước
ngoài rất lớn và tăng nhanh. Đến năm 1999 hơn 80% dân số Vê-nê-xu-ê-la
1

Bộ Ngoại giao (2005), Việt Nam- Châu Mỹ thách thức và cơ hội, Học viện quan hệ quốc tế, Hà Nội, tr. 27.

11



2

sống trong cảnh nghèo đói , hệ thống an sinh xã hội bị phá sản, nhiều trẻ em
bị bỏ rơi, phải sống trong những đường cống ngầm. Lạm phát lên tới 200%,
thất nghiệp 14%. Chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng.
Xuất phát từ tình hình thực tế của Vê-nê-xu-ê-la trong những năm cuối
thế kỷ XX, tiến hành cải cách thực sự là bước đi mang tính tất yếu. Cải cách
là sự lựa chọn hợp lý nhất để đưa Vê-nê-xu-ê-la thoát khỏi tình hình hiện tại.
Hơn nữa thay đổi tình trạng bất công của xã hội hiện tại, xây dựng một xã hội
dân chủ ấm no, quyền con người được tôn trọng luôn là ước mơ ngàn đời của
những người dân nghèo Vê-nê-xu-ê-la, họ ủng hộ ông Cha-vế t - ứng cử viên
Tổng thống vốn xuất thân từ tầng lớp bình dân và đã từng sống trong những
khu phố nghèo vì ông đã cam kết đem lại một tương lai mới cho họ. Họ coi
ông là niềm hy vọng cuối cùng giúp thoát khỏi tình cảnh nghèo khổ, khốn
cùng. Và khi lên nắm quyền, nhà chính trị yêu nước này đã không làm thất
vọng các cử tri của mình.
1.1.3. Về chính sách đối ngoại
Trong suốt thế kỉ XX, đặc biệt từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, mặc
dù còn có một số tranh chấp lãnh thổ với hai nước láng giềng Cô-lôm-bi-a và
Gu-y-a-na song Vê-nê-xu-ê-la vẫn chủ trương duy trì quan hệ hữu hảo với
hầu khắp các nước Mỹ La tinh cũng như các nước phương Tây.
Sau khi đắc cử tổng thống năm 1998, U-gô Cha-vết đã lãnh đạo đất
nước Vê-nê-xu-ê-la theo đường lối cánh tả với học thuyết của chủ nghĩa Bôli-va và Chủ nghĩa xã hội (CNXH) thế kỷ XXI cho châu Mỹ. Vê-nê-xu-ê-la
thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ. Mối quan hệ ngoại giao với
2

Đỗ Minh Tuấn (2005), Lị ch sử hình thành và phát triển của nhà nước Vê-nê-xu-ê-la độc lâp, tạp chí Châu
Mỹ ngày nay, số 5, tr. 60.

12



các nước theo đường lối cánh tả và xã hội chủ nghĩa tại Mỹ Latinh được đẩy
mạnh, nhất là với Bô-li-vi-a và Cu-ba khi cả ba nước thiết lập một hiệp định
thương mại nhằm ngăn cản ảnh hưởng của Mỹ vào khu vực.
Với Mỹ, Vê-nê-xu-ê-la duy trì quan hệ, nhưng cảnh giác và tập hợp
lực lượng nhằm đối phó sức ép của Mỹ. Mặc dù quan hệ ngoại giao giữa Vênê-xu-ê-la và Mỹ có nhiều bất đồng về chính trị, nhưng ít có khả năng đổ vỡ
hoàn toàn vì Vê-nê-xu-ê-la là nước cung cấp dầu lửa lớn thứ hai cho Mỹ,
chiếm 15% nhu cầu nhập khẩu của Mỹ .
Với Cô-lôm-bi-a, nước láng giềng, một đồng minh của Mỹ, Vê-nê-xuê-la thận trọng trong quan hệ.
Với Châu Âu, Vê-nê-xu-ê-la tiếp tục tăng cường quan hệ trên cơ sở
bình đẳng cùng có lợi, đặc biệt với các nước công nghiệp phát triển như Tây
Ban Nha, Pháp, Nga.
Với Châu Á, ưu tiên phát triển với các nước xã hội chủ nghĩa như
Trung Quốc, Việt Nam.
Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày
8/12/1989. Nhƣng ngay trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc,
Vê-nê-xu-ê-la là nƣớc có phong trào quần chúng đoàn kết và ủng hộ Việt
Nam rộng lớn, nhiều ngƣời trong phong trào đó hiện đang đảm nhiệm
những cƣơng vị lãnh đạo đất nƣớc và tiếp tục dành cho Việt Nam những
tình cảm tốt đẹp. Việt Nam đã mở Đại sứ quán tại thủ đô Ca-ra-cát vào
tháng 9/2005 và Vê-nê-xu-ê-la mở Đại sứ quán tại Hà Nội vào tháng
1/2006. Đặc biệt, kể từ sau khi U-gô Cha-vế t đắc cử, với truyền thống hữu
nghị và đoàn kết vốn có, quan hệ giữa Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam tiếp tục
phát triển tích cực trên tất cả các lĩnh vực: quan hệ chính trị, quan hệ

13


kinh tế đƣợc tăng cƣờng thông qua việc gia tăng trao đổi đoàn ở tất cả

các cấp, các hiệp định, hợp đồng, dự án đƣợc nghiên cứu triển khai.

1.2. CUỘC CÁCH MẠNG BÔ-LI-VA VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI THẾ
KỶ XXI
Nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của vị Anh hùng dân tộc Xi-môn
Bô-li-va (24/7/1783 - 24/9/1983), một nhóm sĩ quan quân đội Vê-nê-xu-ê-la
3

có tinh thần yêu nước và ngưỡng mộ Bô-li-va đã thành lập tổ chức “EB-200”

với mục tiêu đấu tranh nhằm đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng trầm
trọng. Lúc đó U-gô Cha-vết Phri-át là một sĩ quan trẻ, đã tham gia và sau đó
nhanh chóng trở thành lãnh tụ của phong trào này. Cuộc đời binh nghiệp của
ông đã kết thúc vào ngày 13/02/1992 khi ông đang là trung tá, lữ đoàn trưởng
lữ đoàn dù mang tên Ni-cô-lát Bri-xê-nhô và đã chỉ huy 300 quân dưới quyền
tiến hành đảo chính quân sự nhằm lật đổ chính quyền đương thời. Cuộc đảo
chính thất bại, Cha-vết bị bắt và cầm tù, nhưng tên tuổi ông trở nên nổi tiếng
trong cả nước. Sau hai năm ở tù, ông được ân xá với điều kiện không được trở
lại quân ngũ. Sau khi ra tù, Cha-vết bắt đầu hoạt động chính trị. Ông vận
động các bạn chiến đấu và một số đảng viên các đảng cánh tả lập ra Phong
trào nền Cộng hòa V thông qua đấu tranh nghị trường để nắm chính quyền,
thực hiện mục tiêu cách mạng theo tinh thần Bô-li-va. Trong cuộc bầu cử
Quốc hội tháng 11-1998, MVR giành được 21,3% phiếu bầu, trở thành đảng
lớn thứ hai của đất nước, chỉ đứng sau Đảng Hành động dân chủ (chiếm
21,7% phiếu bầu). Để đảm bảo cho thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống
diễn ra vào ngày 06/12/1998, MVR đã vận động các đảng cánh tả như Đảng
Cộng sản (PCV), Phong trào Tiến lên chủ nghĩa xã hội (MAS), Đảng Tổ quốc
3

Viết tắt cuả 2 từ tiếng Tây Ban Nha Ejército Bolivar-200, có nghĩ a “Quân đội Bô-li-va 200”


14


cho tất cả (PPT)… lập ra Khối Liên minh Yêu nước (PP). Ứng cử viên của
PP, U-gô Cha-vết đã giành được 56,5% phiếu bầu, trở thành Tổng thống cánh
tả đầu tiên không chỉ ở Vê-nê-xu-ê-la mà còn ở cả Mỹ Latinh vào thời điểm
đó.
Ngay từ đầu, U-gô Cha-vết đã xác định tính chất của phong trào này
như sau: “Chúng tôi gọi đây là cuộc Cách mạng Bô-li-va bởi vì mục tiêu mà
chúng tôi theo đuổi là tiến hành một cuộc cách mạng, thực hiện một cuộc cải
cách chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa dựa trên nền tảng tư tưởng của Bôli-va. Tư tưởng này như là một cái cây có ba rễ/cội nguồn: Cội nguồn Bô-liva với tư tưởng đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân Tây Ban Nha, giành
độc lập, tự do, quyền bình đẳng và thống nhất các quốc gia Mỹ La tinh trong
4

một đại liên bang; Cội nguồn Xa-mô-ra với tư tưởng bảo vệ chủ quyền dân
5

tộc, đoàn kết quân đội với nhân dân và Cội nguồn Rô-bin-sơn , chủ trương
đấu tranh mang lại tự do, hạnh phúc và bình đẳng cho mọi công dân. Cái cây
đó chính là hệ tư tưởng của chúng tôi”.
1.2.1. Mục tiêu của cuộc các mạng Bô-li-va
Sau khi đắc cử Tổng thống (nhậm chức tháng 02/1999), Tổng thống Ugô Cha-vết đã cụ thể hoá các mục tiêu của cuộc Cách mạng Bô-li-va là: Đấu
tranh giành lại quyền tự quyết, bảo vệ độc lập dân tộc; đảm bảo sự tham gia
của toàn dân vào quá trình cách mạng, thông qua các cuộc bầu cử, trưng cầu
dân ý và các hình thức dân chủ rộng rãi khác; xây dựng nền kinh tế tự chủ, đề
cao đạo đức phục vụ nhân dân, phân chia lại một cách công bằng nguồn thu
nhập từ dầu lửa (nguồn thu chính của kinh tế Vê-nê-xu-ê-la), đấu tranh chống
4


Ezequiel Zamora, một vị tướng nổi tiếng của phong trào khởi nghĩ a ở Vê-nê-xu-ê-la đầu thế kỷ XIX và
được nhân dân Vê-nê-xu-ê-la tôn thờ với danh hiệu “Vị tướng của Nhân dân”.
5
Simon Rodriguez Robinson, thầy giáo của Simon Bolivar, được tôn vinh là “Người thầy của nền giáo dục
nhân dân, của tinh thần tự do và bình đẳng”.

15


nạn tham nhũng và nghèo đói; gắn việc thực hiện tư tưởng của Bô-li-va với
trường phái chân chính nhất của Thiên chúa giáo, bởi vì “người xã hội chủ
6

nghĩa đầu tiên trong thời đại chúng ta chính là Chúa Giê-xu” .
Tiếp tục phát triển tư tưởng của Bô-li-va lên một bước cao hơn, Tổng
thống U-gô Cha-vết đã chuyển cuộc “Cách mạng Bô-li-va” thành “Chủ nghĩa
xã hội Thế kỷ XXI” và chủ trương áp dụng mô hình này không chỉ ở Vê-nê7

xu-ê-la mà còn ở tất cả các nước Mỹ Latinh . Về mặt lý luận, Chủ nghĩa xã
hội thế kỷ XXI của Vê-nê-xu-ê-la mới ở trong giai đoạn đầu, chưa trở thành
một học thuyết hoàn chỉnh mang tính khoa học, mà chỉ mới là những đường
nét lớn, những luận điểm có tính chủ đạo cho lý luận và thực tiễn, đề cập đến
tư tưởng và những mục tiêu cần đạt được trong quá trình cải tạo xã hội cũ,
xây dựng xã hội mới. Chính Tổng thống Cha-vết đã đề nghị các học giả, các
nhà nghiên cứu trong nước tiếp tục thảo luận vấn đề này.
Theo Hai-xơ Đi-ơ-tơ-ríc Xtê-phan, nhà tư tưởng và cố vấn chính trị
chủ chốt của Tổng thống U. Cha-vết, mục tiêu chính của cuộc “C ách mạng
Bô-li-va” là : thay vì chuyên chính vô sản, sẽ thực hiện việc xây dựng một
nền dân chủ rộng rãi trong đó mọi người dân , được tập hơ ̣p trong các tổ chức
cộng đồng dân cư, đều được quyền tự do tham gia vào quá trình cải tạo xã

hội như Xi-môn Bô-li-va đã từng thực hiện trước đây (dựa trên luận điểm
này, Tổng thống U. Cha-vết đã thành lập hàng vạn Ủy ban Bô-li-va ở mọi
khu phố, làng, xã trong cả nước để ủng hộ và bảo vệ cách mạng). Về kinh tế,
mô hình kinh tế của Chủ nghĩa xã hội của Thế kỷ XXI không dựa trên quy
luật của giá cả thị trường, tức là không dựa trên quy luật của kinh tế thị
trường, mà dựa trên một “nền kinh tế của những giá trị”, nghĩa là nền kinh tế
6

“Revolución Bolivariana”, Wikipedia, la Enciclopedia Libre, 9/2007.

7

Phát biểu nhân dị p thăm Cu-ba tháng 10/2007, Tổng thống U-gô Cha-vết nêu ý tưởng thành lập một
“Liên bang các nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩ a châu Mỹ dựa trên tư tưởng Bolivar”, Prensa Latina,
15/10/2007.

16


phải dựa vào giá trị lao động được sử dụng để làm ra sản phẩm hàng hoá hay
dịch vụ chứ không phải dựa vào quy luật cung - cầu. Theo ông, việc áp dụng
lý thuyết này sẽ chấ m dứt chế độ người bóc lột người, loại bỏ quyền lực và
ảnh hưởng của các nhà tư bản và cho phép thực hiện một nền dân chủ thực sự
về mặt kinh tế và xã hội, trong đó lợi ích của các công ty lớn không còn khả
năng lấn át lợi ích chung của xã hội, điều mà bất cứ xã hội dân chủ nào cũng
8

cần phải có .
Không chỉ chịu ảnh hưởng của tư tưởng tiến bộ của Bô-li-va và của
những vị anh hùng dân tộc trong thời kỳ đấu tranh chống thực dân Tây Ban

Nha giành độc lập, U-gô Cha-vết còn là người ngưỡng mộ và chịu nhiều ảnh
hưởng của các lãnh tụ cánh tả theo đường lối mác-xít nổi tiếng ở Mỹ Latinh
như Chủ tịch Cu-ba Phi-đen Ca-xtơ-rô, cố Tư lệnh Chê Ghê-va-ra và cố Tổng
thống Chi-lê Xan-va-đo A-gien-đê cũng như tư tưởng nhân đạo của Thiên
chúa giáo. Ông định nghĩa: “Chủ nghĩa xã hội của Thế kỷ XXI phải dựa trên
các nguyên tắc của tình đoàn kết, bác ái, yêu thương, tự do và bình đẳng
nhằm cải tạo một cách triệt để toàn bộ cơ cấu chính trị, kinh tế và xã hội của
đất nước” và ông cho rằng “Chủ nghĩa xã hội Thế kỷ XXI ở Vê-nê-xu-ê-la
còn có nguồn gốc từ Chủ nghĩa Mác và Kinh Thánh”. Tại cuộc gặp gỡ với
các linh mục và giáo chủ Thiên chúa giáo ở Thủ đô Ca-ra-cát (01/2007), Tổng
thống U. Cha-vết nói: “Tôi khuyên các vị hãy đọc Mác, Lê-nin và tìm lại
trong Kinh Thánh để thấy rằng chủ nghĩa xã hội đã có sẵn trong các tác
9

phẩm đó rồi” .

8
9

Socialismo del siglo XXI, La Enciclopedia Libre, 9/2007
Phát biểu của Tổng thống U-gô Cha-vết, 2007

17


Với đường lối chung của cuộc cách mạng Bô-li-va là Nhà nước có
trách nhiệm, vai trò trung tâm, hướng dẫn và đồng hành cùng nhân dân trong
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quốc sách của Cha-vết là phải xây dựng một mô hình kinh tế mới theo
hướng XHCN. Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI, Nhà

nước phải nắm vai trò quản lý ngành khai thác dầu khí, kiểm soát chặt tài
chính, tiền tệ và thực hiện chương trình phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục; điều
phối lại ruộng đất cho người cày; xóa nạn mù chữ, cung cấp lương thực, thực
phẩm miễn phí và dịch vụ y tế cho người nghèo.
Tổng thống U-gô Cha-vết cho rằng những giải pháp nhằm thúc đẩy
kinh tế ở nước này không phải là hướng theo chủ nghĩa tư bản (CNTB). Ông
khẳng định, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải quyết được tình trạng nghèo khổ
của người dân và bất bình đẳng trong xã hội, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn
cho nhân dân. Ông tuyên bố ủng hộ việc xây dựng một nền dân chủ XHCN
mang tính nhân đạo, lấy con người chứ không phải máy móc làm trung tâm
phát triển trên mọi mặt của đời sống.
U-gô Cha-vết khẳng định, mô hình “Chủ nghĩa xã hội của thế kỷ XXI”
mà Vê-nê-xu-ê-la muốn xây dựng sẽ “không bác bỏ mà trái lại sẽ cần đến khu
vực kinh tế tư nhân, chừng nào nó còn phục vụ cho đất nước và cho sự phát
triển” của Vê-nê-xu-ê-la.
Mô hình kinh tế XHCN của Vê-nê-xu-ê-la sẽ duy trì các doanh nghiệp
quốc doanh và tư nhân hiện nay nhưng Chính phủ sẽ hỗ trợ thiết lập các
doanh nghiệp sản xuất xã hội chuyên sản xuất các hàng hóa và dịch vụ phục
vụ nhân dân, không phân biệt đối xử và không có đặc quyền theo đẳng cấp.
Các doanh nghiệp này sẽ là tài sản liên doanh của Nhà nước và người lao
động và sẽ dựa trên kế hoạch hóa có sự tham gia ý kiến của tập thể doanh

18


nghiệp. Nhà nước cũng sẽ có các biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp tư
nhân muốn trở thành doanh nghiệp xã hội theo hình thức quản lý và phân chia
lợi nhuận với người lao động, nhưng quá trình tập thể hóa các doanh nghiệp
tư nhân này là hoàn toàn tự nguyện.
Các doanh nghiệp nhà nước phải là mũi nhọn trong sản xuất xã hội và

được thiết lập trên cơ sở các ủy ban ruộng đất, thủy lợi, hội đồng địa phương
và các hình thức tổ chức xã hội hiện có. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tư
nhân nào ký thỏa thuận tín dụng hoặc các hợp đồng với Tổng công ty dầu mỏ
quốc doanh Vê-nê-xu-ê-la cũng phải ký các thỏa thuận thúc đẩy các dự án xã
hội để chia sẻ lợi nhuận với người lao động và đóng góp một phần thu nhập
của họ nhằm giúp đỡ thành lập các doanh nghiệp tập thể.
1.2.2. Các biện pháp của chính phủ nhằm xây dựng Chủ nghĩa xã hội Thế
kỷ XXI
Trong diễn văn tại Lễ nhậm chức, Tổng thống U-gô Cha-vết đã tuyên
bố: “Cách mạng Vê-nê-xu-ê-la đang bước vào một giai đoạn mới với Dự án
quốc gia Xi-môn Bô-li-va 2007 - 2021 hướng tới mục tiêu xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở đất nước này.”
Dự án có 5 nội dung chủ yếu, được xem như 5 động lực của công cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Vê-nê-xu-ê-la: 1) Luật quyền hạn đặc biệt; 2)
Cải cách hiến pháp; 3) Giáo dục nhân dân; 4) Cải tổ các cơ quan quyền lực; 5)
Tăng cường quyền lực công xã.
Để những động lực trên được khởi động và phát huy vai trò của nó, nhằm
xây dựng Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI, cách mạng Vê-nê-xu-ê-la đã và đang
nỗ lực thực hiện một số biện pháp như sau:

19


- Một là tháo dỡ bộ máy nhà nước tư sản bằng biện pháp hiến định. Để
hệ thống quyền lực nhân dân phải được thay thế hệ thống quyền lực nhà
nước tư sản.
Nguyên lý của Chủ nghĩa mác-xít về nhu cầu đập tan bộ máy nhà nước
tư sản vẫn giữ nguyên giá trị thực tiễn đối với cách mạng Vê-nê-xu-ê-la. Bởi
vì cho đến nay, bộ máy nhà nước ở Vê-nê-xu-ê-la, về cơ bản, vẫn là bộ máy
nhà nước tư sản cũ nhưng lại hoạt động trong bối cảnh cách mạng. Chính vì

vậy, bộ máy đó không thể là công cụ để giai cấp tư sản áp đặt sự thống trị của
mình đối với xã hội. Mặt khác, bộ máy ấy cũng chưa trở thành công cụ để
chính phủ của tổng thống U-gô Cha-vết thiết lập chính quyền thật sự của nhân
dân; thậm chí còn là không gian cho các thế lực quan liêu, đối lập phá hoại sự
nghiệp cách mạng. Như vậy, hệ thống quyền lực nhân dân là đối trọng với hệ
thống quyền lực nhà nước do các chính quyền tư sản trước kia thiết lập trên
phạm vi toàn quốc. Chỉ khi nào hệ thống quyền lực nhân dân thay thế được hệ
thống quyền lực nhà nước tư sản thì Vê-nê-xu-ê-la mới có một hệ thống
quyền lực của cách mạng - nhân tố không thể thiếu cho công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI.
Chính vì vậy, cần phải tháo dỡ bộ máy nhà nước tư sản bằng biện pháp
hiến định. Để cải tạo và thay thế bộ máy nhà nước đó, các lực lượng cách
mạng Vê-nê-xu-ê-la trước hết cần tiến hành cải cách, điều chỉnh, thay đổi
Hiến pháp hiện hành nhằm đưa tư tưởng của Xi-môn Bô-li-va vào trong Hiến
pháp, đồng thời đổi quốc hiệu từ Cộng hoà Vê-nê-xu-ê-la thành Cộng hoà
Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la.
Trong hiến pháp cần phải nêu rõ nhiệm vụ của chính quyền mới là
chống đế quốc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, quyền tự quyết, tôn trọng nhân
quyền; nêu nguyên tắc xây dựng một Nhà nước của nhân dân, vì nhân dân;
thành lập chính quyền nhân dân ở tất cả các cấp, từ trung ương đến địa

20


phương; xác định quyền lực của đất nước thuộc về người lao động. Để thực
hiện điều đó, tiến hành thành lập các “Uỷ ban Bô-li-va” ở mọi đơn vị cơ sở
của cộng đồng dân cư với chức năng tham gia quản lý xã hội và bảo vệ cách
mạng. Bác bỏ con đường phát triển tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa tự do mới,
xây dựng Chủ nghĩa xã hội Thế kỷ XXI.
Cụ thể trong bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp của chính quyền cách mạng,

tại Điều 136 đã xác định: "Nhân dân là chủ nhân của chủ quyền quốc gia và
thực hiện chủ quyền đó một cách trực tiếp bằng chính quyền nhân dân. Chính
quyền này sinh ra từ những nhóm xã hội cơ sở có tổ chức của toàn dân.
Chính quyền nhân dân thực thi quyền lực của mình bằng cách xây dựng
những cộng đồng, công xã và cơ quan tự quản của các đô thị; thành lập các
hội đồng công xã, hội đồng công nhân, hội đồng nông dân, hội đồng sinh viên
và các thiết chế cần thiết khác". Như vậy, đất nước sẽ có hai hệ thống quyền
lực quản lý: một là Hệ thống quyền lực nhân dân hoạt động ở cơ sở; hai là Hệ
thống quyền lực nhà nước từ liên bang đến quận, huyện.
Chính quyền Vê-nê-xu-ê-la chủ trương cải tổ hệ thống phân chia hành
chính quốc gia theo hướng xác lập hệ thống các thành phố, đô thị toàn quốc.
Nghĩa là lấy thành phố, đô thị làm trung tâm cho mỗi đơn vị hành chính mới.
Đây cũng là cơ sở để xây dựng hệ thống quyền lực nhân dân các cấp.
Hệ thống quyền lực nhân dân được tổ chức như sau: trên hết là Đại hội
công dân của Chính quyền nhân dân; Đại hội bầu ra (và có quyền bãi nhiệm)
Chính quyền công xã; Chính quyền hoạt động ở các cấp công xã, cộng đồng
và các không gian khác thuộc một thành phố. Mỗi thành phố được xác định là
một đơn vị hành chính cơ bản, bao gồm lãnh thổ của một quận (huyện). Trong
thành phố, có các công xã, được xác định là các tế bào địa - xã hội; mỗi công

21


xã có các cộng đồng. Mỗi cộng đồng là một hạt nhân địa lý cơ sở không thể
chia nhỏ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Vê-nê-xu-ê-la.
Mục đích của hệ thống quyền lực nhân dân là bảo đảm cho nhân dân là
chủ nhân tối thượng của quyền lực; nhân dân tham gia trực tiếp vào tổ chức,
quản lý các quá trình kinh tế - xã hội; trực tiếp quyết định sự phát triển của
địa phương và quốc gia.
Để hệ thống quyền lực nhân dân thực sự có vai trò quan trọng trong hệ

thống quyền lực Nhà nước, không trở thành "đồ trang sức chính trị", dự thảo
Hiến pháp sửa đổi ghi rõ sẽ ban hành đạo luật quy định hệ thống quyền lực
nhà nước phải được phi tập trung hóa, chuyển cho hệ thống quyền lực nhân
dân chức năng tổ chức và quản lý các hoạt động dịch vụ sau đây:
1. Nhà, đất, thể thao, văn hóa, các chương trình xã hội, môi trường,
quản lý các khu công nghiệp, quản lý đô thị, chăm sóc y tế, xây dựng và khai
thác các công trình công cộng.
2. Tham gia, thậm chí trực tiếp quản lý các doanh nghiệp nhà nước ở
địa bàn.
3. Tham gia các quá trình kinh tế, ủng hộ mọi biểu hiện của một nền
kinh tế mang tính xã hội và sự phát triển bền vững thông qua quá trình xây
dựng các hợp tác xã, quỹ tín dụng, doanh nghiệp thuộc sở hữu toàn dân, sở
hữu tập thể và sở hữu hỗn hợp hướng tới sự ra đời của nền kinh tế xã hội chủ
nghĩa.
4. Xúc tiến sự tham gia của người lao động vào quản lý các doanh
nghiệp công cộng.
5. Thành lập các tổ chức, hợp tác xã và doanh nghiệp dịch vụ cộng
đồng nhằm vừa tạo việc làm vừa tăng phúc lợi xã hội cho người dân.

22


6. Tham gia quản lý và kiểm soát mọi dịch vụ công cộng hiện hành của
nhà nước liên bang hoặc chính quyền địa phương theo nguyên tắc đồng trách
nhiệm.
7. Tham gia tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, thể thao...; ưu tiên
các hoạt động văn hóa quần chúng và văn hóa dân gian.
Như vậy, để tháo dỡ bộ máy Nhà nước tư sản, Chính phủ của Tổng thống
Cha-vết đã không và không thể dùng bạo lực cách mạng để đập tan, mà đã
nghiên cứu, sáng tạo ra cách thức tháo dỡ bộ máy nhà nước tư sản bằng các

biện pháp hiến định.
- Hai là xây dựng các lực lượng vũ trang
Để củng cố quyền lực Nhà nước, một trong những nhiệm vụ nữa mà
cách mạng Vê-nê-xu-ê-la cần khẩn trương thực hiện là củng cố, xây dựng và
phát triển các lực lượng vũ trang.
Mặc dù cuộc cách mạng Bô-li-va giành thắng lợi bằng con đường hòa
bình, nhưng thực tiễn lịch sử đã chứng minh đấu tranh giai cấp, đấu tranh
chính trị: cách mạng cần được trang bị đầy đủ lực lượng vũ trang như công cụ
bạo lực chống lại mọi âm mưu của bạo lực phản cách mạng và chủ nghĩa đế
quốc. Chính vì vậy, Chính phủ Tổng thống Cha-vết đã chủ trương tăng quân
dự bị lên đến 2 triệu người; thành lập lực lượng quân địa phương, vũ trang
toàn dân; biến quân đội thành công cụ chính trị - quân sự của Đảng cầm
quyền. Tổng thống Cha-vết khẳng định mạnh mẽ rằng đây là những giải pháp
tất yếu nhằm phòng chống sự can thiệp của chủ nghĩa đế quốc.
- Ba là thực hiện kế hoạch hóa nền kinh tế, chú trọng chính sách xã
hội.
Chính phủ của Tổng thống Cha-vết cho rằng: Cần phải tiến hành kế
hoạch hoá nền kinh tế trên cơ sở phát huy sức mạnh sự tham gia trực tiếp của
quần chúng. Vấn đề này được xem như vấn đề có tính nguyên tắc của chủ

23


nghĩa xã hội. Có như vậy mới bảo đảm đáp ứng các nhu cầu của nhân dân ở
mọi vùng miền. Thiếu kế hoạch hóa kinh tế thì không thể có chủ nghĩa xã hội
và thiếu dân chủ hóa thì không thể có kế hoạch hóa kinh tế. Việc thực hiện kế
hoạch hóa nền kinh tế quốc gia trên cơ sở phát huy sự tham gia trực tiếp của
quần chúng là một trong những chức năng đặc trưng của mô hình nhà nước
XHCN ở Vê-nê-xu-ê-la .
Để thực hiện kế hoạch hóa nền kinh tế đạt hiệu quả, Điều 112 dự thảo

Hiến pháp sửa đổi xác định: “Nhà nước xúc tiến phát triển mô hình kinh tế
sản xuất trung gian, đa dạng dựa trên nền tảng của những giá trị hợp tác và
đặt các lợi ích chung lên trên các lợi ích riêng; sẽ hỗ trợ phát triển nhiều hình
thức doanh nghiệp và đơn vị kinh tế thuộc sở hữu xã hội; sẽ xúc tiến thành
lập các doanh nghiệp và đơn vị kinh tế thuộc sở hữu hỗn hợp giữa nhà nước,
khu vực tư nhân và tập thể; tạo điều kiện tiến tới quá trình hợp tác xây dựng
một nền kinh tế - xã hội chủ nghĩa”. Dự thảo Hiến pháp cũng khẳng định
không cho phép các hoạt động làm tổn hại đến nền sản xuất xã hội mang tính
tập thể, đến chế độ sở hữu toàn dân và tập thể, đến quá trình phân phối công
bằng mọi của cải xã hội.
Về chế độ và các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, dự thảo Hiến pháp
khẳng định: Nhà nước Vê-nê-xu-ê-la bảo đảm tôn trọng tính đa dạng sở hữu.
Sở hữu công cộng là sở hữu của nhà nước, do các thiết chế nhà nước nắm giữ.
Sở hữu xã hội là sở hữu thuộc toàn dân và được thể hiện dưới hai hình thức:
sở hữu gián tiếp và sở hữu trực tiếp. Sở hữu gián tiếp là khi Nhà nước, với tư
cách đại diện cho toàn dân, đứng ra làm chủ sở hữu. Sở hữu trực tiếp là khi
từng cộng đồng, hoặc vài cộng đồng đứng ra nhận trách nhiệm trước Nhà
nước sở hữu các tư liệu sản xuất được giao. Sở hữu tập thể là sở hữu của một
nhóm xã hội gồm nhiều người cùng góp tư liệu sản xuất vào khai thác chung.

24


Sở hữu hỗn hợp là sự kết hợp giữa các loại sở hữu nêu trên nhằm khai thác tối
ưu các nguồn lực kinh tế. Sở hữu tư nhân là sở hữu của cá nhân, thể nhân đối
với tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt.
Với chính sách kinh tế mới, Nhà nước nắm những ngành kinh tế chiến
lược; chấm dứt quy chế hoạt động độc lập của Ngân hàng Trung ương, Chính
phủ tiến hành Quốc hữu hoá ngành dầu lửa - trụ cột của nền kinh tế- và một
số ngành kinh tế then chốt khác như viễn thông nằm trong tay tư bản nước

ngoài. Trưng thu ruộng đất bỏ hoang (có đền bù) của các chủ đồn điền chia
cho nông dân. Đóng cửa một số cơ quan truyền thông tư nhân chống Chính
phủ (Đài truyền hình và phát thanh Vê-nê-xu-ê-la; Kênh truyền hình toàn cầu
và Kênh truyền hình Vê-nê-xu-ê-la).
Trong nội dung của Kế hoạch hóa kinh tế xã hội chủ nghĩa của Vê-nêxu-ê-la đã chú trọng đến vấn đề giảm giờ làm cho người lao động theo chuẩn
mới là: giờ làm việc ban ngày của mỗi lao động không quá 6 giờ/ ngày và
không quá 36 giờ/tuần; giờ làm việc ban đêm của mỗi lao động không quá 6
giờ/ngày và không quá 34 giờ/tuần; so với mức chung hiện nay là 8 giờ/ngày
và 44 giờ/tuần trên phạm vi cả nước. Những người làm việc tự do để tự nuôi
sống mình và nuôi gia đình cũng sẽ được hưởng các quyền của người lao
động như: quyền đóng bảo hiểm xã hội, có lương hưu, trợ cấp, chế độ nghỉ
hè, nghỉ đẻ... Giải quyết vấn đề nhà ở cho những người nghèo...
- Bốn là thành lập Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Vê-nê-xu-ê-la
(PSUV)
Việc nhanh chóng cần phải thành lập Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất
Vê-nê-xu-ê-la như đội tiền phong thống nhất và duy nhất trở thành yêu cầu
sống còn của cách mạng Vê-nê-xu-ê-la.

25


×