Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

TỔNG hợp CHUYỆN kể và bài học từ bác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.69 MB, 36 trang )

Chuyện kể: Chủ tịch nước cũng không có đặc quyền
I. Nội dung câu chuyện:
Đầu năm 1946, cả nước tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội
đầu tiên. Gần đến ngày bầu cử, tại Hà Nội - là nơi Bác Hồ ra ứng cử, có
118 vị Chủ tịch Ủy ban nhân dân và đại biểu các giới hàng xã, đã công bố
một bản đề nghị: “Yêu cầu cụ Hồ Chí Minh không phải ứng cử trong cuộc
tổng tuyển cử sắp tới. Chúng tôi suy tôn và ủng hộ vĩnh viễn cụ Hồ Chí
Minh làm Chủ tịch của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.
Từ nhiều nơi trong cả nước, đồng bào viết thư đề nghị Bác không
cần ra ứng cử ở một tỉnh nào, nhân dân cả nước đồng thanh nhất trí ứng cử
Bác vào Quốc hội.
Trước tình cảm tin yêu đó của nhân dân, Bác viết một bức thư ngắn
cảm tạ đồng bào và đề nghị đồng bào để Bác thực hiện quyền công dân của
mình “Tôi là một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nên tôi
không thể vượt khỏi thể lệ của Tổng tuyển cử đã định. Tôi ra ứng cử ở Hà
Nội nên cũng không thể ra ứng cử ở nơi nào nữa. Xin cảm tạ đồng bào đã
có lòng yêu tôi và yêu cầu toàn thể đồng bào hãy làm tròn nhiệm vụ người
công dân trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới”.
Sau ngày hòa bình lập lại, có lần Bác đi thăm một ngôi chùa cổ, vị
sư chủ trì ra đón và khẩn khoản xin Bác đừng cởi dép khi vào trong chùa.
Bác không đòng ý và lặng lẽ làm đúng những quy định như khách thập
phương đến lễ chùa. Trên đường từ chùa về, khi vào đến thành phố, xe Bác
vừa đến ngã tư thì vừa lúc đèn đỏ bật. Sợ phố đông, xe dừng lâu, đồng chí
bảo vệ định chạy lại đề nghị đồng chí công an giao thông bật đèn xanh để
Bác đi. Bác hiểu ý ngăn lại:
- Các chú không được làm như thế, phải tôn trọng và gương mẫu
chấp hành luật lệ giao thông. Không được bắt luật pháp dành quyền ưu tiên
riêng cho mình..


II. Phát biểu cảm tưởng về câu chuyện:


Qua câu chuyện ta thấy:
Cả cuộc đời của Bác là một tấm gương mẫu mực về dân chủ. Từ công
việc quốc gia đại sự đến những việc làm trong cuộc sống hàng ngày Bác luôn
coi trọng việc thực hành dân chủ.
Bác rất nghiêm khắc đòi hỏi mọi tổ chức Đảng cùng tuân thủ pháp
luật, không ai được đứng trên hay ngoài pháp luật. Sự thi hành pháp luật
còn quan trọng hơn là tạo ra nó, chính vì thế là một lãnh tụ được dân qúy
dân yêu nhưng không bao giờ đòi hỏi cho mình bất cứ một ngoại lệ nào
có tính chất đặc quyền đặc lợi.
Khi bước chân vào ngôi chùa cổ Người đã tuân theo đúng quy định
với khách thập phương: cởi dép vào lễ chùa. Đó là một cử chỉ giản dị mà vô
cùng cao đẹp thể hiện cái tâm trong sáng thành kính của Người trước sự linh
thiêng chốn chùa chiền.
III. Liên hệ thực tế với công việc đang đảm nhận:
Trong cuộc sống và công việc tôi phải luôn chấp hành nghiêm chỉnh
chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, nội quy của cơ
quan. Cho dù ở cương vị nào cũng tuyệt đối không cho mình đặc quyền
hoặc lợi dụng chức vụ để vụ lợi cho bản thân.
+++++++++++++++++++++++++++
Chuyện kể: Thanh niên phải gương mẩu trong đoàn kết và k luật
I. Nội dung câu chuyện:
Lần nào gặp Bác, câu đầu tiên Bác thường hỏi là: “Thế các cháu có
đoàn kết không, có thương yêu nhau không?”, rồi Bác dặn: “Thanh niên
phải gương mẫu trong đoàn kết và kỷ luật”.
Cả chi đoàn đã lấy lời nói đó của Bác làm nội dung tu dưỡng. Mỗi
khi có gì va chạm, kém gắn bó với nhau, anh chị em lại rất ân hận là chưa


xứng đáng với lời Bác dặn, có anh chị em khóc nức nở vì hối hận chưa
thực hiện được theo đúng lời Bác.

Có lần Bác hỏi tôi: “Trong chi đoàn cháu, có đoàn viên nào có tư
tưởng muốn làm “ngôi sao” không?”.
Tôi còn đang lúng túng, Bác đã bảo: “Biểu diễn thật hay để phục vụ
nhân dân được nhiều là tốt. Nhưng nếu có tư tưởng muốn làm “ngôi sao”
thì ngôi sao có khi tỏ, có khi lặn, lúc ngôi sao lặn thì lại buồn. Trong đoàn
cháu có thanh niên nào có tư tưởng muốn làm “ngôi sao” thì cháu phải
giúp đỡ”.
Lần cuối cùng tôi được gặp Bác, sau khi đi diễn ở Pháp, Ý, Angiêri,
Liên Xô, Trung Quốc... về, cả đoàn lại được quây quần quanh Bác. Tôi là
phó trưởng đoàn, nên cũng được đến gặp Bác và báo cáo với Bác là ở
Angiêri cũng như ở Pháp, ở Ý... cứ mỗi lần tiết mục của ta hay, họ vỗ tay
đến vỡ nhà hát và hô: Việt Nam – Hồ Chí Minh, Việt Nam – Điện Biên
Phủ.
Bác vui vẻ bảo: Thế là người ta hoan nghênh các cháu, các cháu có
hếch mũi lên không? (Bác đưa tay đẩy mũi lên).
Cả đoàn cười rộ và ai nấy đều hiểu đó là Bác có ý răn bảo.
Xong Bác bảo: “Người ta hoan hô các cháu, hay hoan hô Bác là
người ta hoan hô cả dân tộc mình, cả dân tộc Việt Nam anh hùng”...
II. Phát biểu cảm tưởng về câu chuyện:
Qua mẩu chuyện trên theo tôi có một số nội dung chúng ta cần quan
tâm học hỏi như sau:
-

Lần nào gặp Bác, câu đầu tiên Bác thường hỏi là: “Thế các cháu có

đoàn kết không, có thương yêu nhau không?”.Qua đó ta thấy Bác đặc biệt
quan tâm đến vấn đề đoàn kết, yêu thương lẫn nhNau trong nội bộ,thật sự
một tổ chức mà có sự đoàn kết yêu thương lẫn nhau thì dù khó khăn mấy
cũng sẽ lượt qua.Ngược lại môt tổ chức thiếu sự đoàn kết, yêu thương lẫn



nhau thì việc bé xé ra to, nội bộ lục đục,bắt bẻ nhau đủ chuyện thì cho dù
việc dể dàng cũng khó thực hiện.Có lẽ theo Bác có đoàn kết yêu thương
nhau thì sẽ có tất cả những gì tốt đẹp xung quanh nó như không khí sinh
hoạt,hiệu quả công việc,trao dồi học tập.v.v.nên Bác dặn: “Thanh niên phải
gương mẫu trong đoàn kết và kỷ luật”.
-

Cả chi đoàn đã lấy lời nói đó của Bác làm nội dung tu dưỡng. Mỗi

khi có gì va chạm, kém gắn bó với nhau, anh chị em lại rất ân hận là chưa
xứng đáng với lời Bác dặn, có anh chị em khóc nức nở vì hối hận chưa
thực hiện được theo đúng lời Bác.Qua đó ta thấy để có được sự đoàn kết
yêu thương lẫn nhau và có tính kỹ luật thì Thanh niên phải trãi qua quá
trình rèn luyên lấy đó làm nội dung tu dưỡng để tự nhắc nhở,tự kiềm chế
mình hạn chế tối đa những va chạm bởi vì theo tôi sự đoàn kết và kỹ luật
trong một tổ chức được hình thành từ ý thức và tấm lòng vì sự hòa thuận
của mỗi cá nhân, và Bác chính là biểu tượng cao đẹp của đạo đức,là nguồn
động lực tinh thần quý báu của thanh niên để thanh niên học tập và noi
theo.
Bác đã bảo: “Biểu diễn thật hay để phục vụ nhân dân được nhiều là
tốt. Nhưng nếu có tư tưởng muốn làm “ngôi sao” thì ngôi sao có khi tỏ, có
khi lặn, lúc ngôi sao lặn thì lại buồn. Trong đoàn cháu có thanh niên nào có
tư tưởng muốn làm “ngôi sao” thì cháu phải giúp đỡ”.Qua đó ta thấy Bác
rất hiểu và quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của thanh niên, và Bác cũng
đã thể hiện sự lo âu cho tương lai của những bạn thanh niên có tư tưởng
muốn làm “ngôi sao” , mặc dù vậy Bác vẫn ủng hộ và đề nghị giúp đỡ để
những Thanh niên này phát huy hết tài năng của mình Bác chỉ thể hiện sự
lo lắng chứ Bác không hề có một sự đố kỵ,đó là phong cách rất dân chủ, rất
gần gủi và yêu thương con người của Bác.



Bác vui vẻ bảo: Thế là người ta hoan nghênh các cháu, các cháu có
hếch mũi lên không? (Bác đưa tay đẩy mũi lên).Cả đoàn cười rộ và ai nấy
đều hiểu đó là Bác có ý răn bảo.
Qua đó ta thấy Bác rất gần gủi, rất tâm lý trong cách tiếp cận và răng
bảo thanh niên.Một hành động nhỏ vui tươi dí dỏm nhưng có ý nghĩa lớn
răng bảo thanh niên phải có tính khiêm tốn,không tự cao tự đại.
Và cuối cùng Bác bảo: “Người ta hoan hô các cháu, hay hoan hô Bác
là người ta hoan hô cả dân tộc mình, cả dân tộc Việt Nam anh hùng”...Qua
đó ta thấy tinh thần đoàn kết dân tộc rất cao trong tư tưởng của Bác và theo
Bác sự thành công tỏa sáng của mỗi cá nhân người Việt Nam sẽ là niềm tự
hào cho cả dân tộc Việt Nam điều đó đã thể hiện được cái tâm và cái tầm
của một người lãnh đạo hết lòng lo cho dân cho nước.
III. Liên hệ thực tế với công việc đang đảm nhận:
Qua những câu chuyện kể về Người có thể mỗi người sẽ có những
cảm nhận khác nhau nhưng bao trùm lên tất cả là tình cảm trân trọng và
lòng biết ơn.
Riêng bản thân mình là một giáo viên, cán bộ công chức, viên chức
tôi thấy mình cũng cần phải rèn luyện nhiều hơn nữa trong cách ứng xử
hàng ngày đối với đồng nghiệp cũng như với học sinh để góp phần tạo một
môi trường làm việc, học tập hòa đồng, đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn
nhau. Trong giảng dạy, công tác hàng ngày tôi tiếp xúc với nhiều đối tượng
thanh niên khác nhau,tôi thấy mình cần phải nhiệt tình hơn nữa trong việc
nắm bắt hoàn cảnh gia đình cũng như tâm tư nguyện vọng của các em để
có cách răng dạy cho phù hợp, đặc biệt là việc rèn luyện tình đoàn kết và ý
thức kỹ luật cho học sinh.
Lần nào gặp Bác, câu đầu tiên Bác thường hỏi là: “Thế các cháu có
đoàn kết không, có thương yêu nhau không?”, rồi Bác dặn: “Thanh niên
phải gương mẫu trong đoàn kết và kỷ luật”.



Cả chi đoàn đã lấy lời nói đó của Bác làm nội dung tu dưỡng. Mỗi
khi có gì va chạm, kém gắn bó với nhau, anh chị em lại rất ân hận là chưa
xứng đáng với lời Bác dặn, có anh chị em khóc nức nở vì hối hận chưa
thực hiện được theo đúng lời Bác.
Có lần Bác hỏi tôi: “Trong chi đoàn cháu, có đoàn viên nào có tư
tưởng muốn làm “ngôi sao” không?”.
Tôi còn đang lúng túng, Bác đã bảo: “Biểu diễn thật hay để phục vụ
nhân dân được nhiều là tốt. Nhưng nếu có tư tưởng muốn làm “ngôi sao”
thì ngôi sao có khi tỏ, có khi lặn, lúc ngôi sao lặn thì lại buồn. Trong đoàn
cháu có thanh niên nào có tư tưởng muốn làm “ngôi sao” thì cháu phải
giúp đỡ”.
Lần cuối cùng tôi được gặp Bác, sau khi đi diễn ở Pháp, Ý, Angiêri,
Liên Xô, Trung Quốc... về, cả đoàn lại được quây quần quanh Bác. Tôi là
phó trưởng đoàn, nên cũng được đến gặp Bác và báo cáo với Bác là ở
Angiêri cũng như ở Pháp, ở Ý... cứ mỗi lần tiết mục của ta hay, họ vỗ tay
đến vỡ nhà hát và hô: Việt Nam – Hồ Chí Minh, Việt Nam – Điện Biên
Phủ.
Bác vui vẻ bảo: Thế là người ta hoan nghênh các cháu, các cháu có
hếch mũi lên không? (Bác đưa tay đẩy mũi lên).
Cả đoàn cười rộ và ai nấy đều hiểu đó là Bác có ý răn bảo.
Xong Bác bảo: “Người ta hoan hô các cháu, hay hoan hô Bác là
người ta hoan
+++++++++++++++++++
Chuyện kể: C c ch có

o không

I. Nội dung câu chuyện:

Trong mọi công việc, nếu cán bộ, chiến sĩ làm chưa đúng, Bác luôn
ôn tồn nhắc nhở. Với các chiến sĩ, mỗi lời nhắc vô cùng chính xác của Bác
như một bài học quý giá.


Ông cụ bắt tay chúng tôi và hỏi:
- Các chú là tự vệ thôn đây?
- Dạ.
Ông cụ liền chỉ tay vào các đồng chí cùng đi, nói:
- Các chú đây là Giải phóng quân.
Lâu nay ba tiếng Giải phóng quân có sức thu hút mãnh liệt đối với
tôi. Hằng ngày cứ đứng trên đê, hướng về dãy núi Tam Đảo, tôi ao ước sao
có cánh để bay tới chiến khu Tuyên - Thái mà sống cuộc sống chiến đấu và
tự do trên ấy. Tôi đã nhiều lần đề nghị cấp trên cho thoát ly để tham gia
Giải phóng quân, nhưng chưa được. Giờ đây trước mặt tôi là những con
người ấy đang tươi cười bắt tay mình. Tôi không sao nén được cảm động
trước những đồng chí mới gặp lần đầu này, đặc biệt là cụ già trong đoàn.
Sau phút chào hỏi, chúng tôi mời ông cụ về trụ sở tự vệ của chúng
tôi trong thôn. Tới cổng thôn, ông cụ dừng lại xem các khẩu hiệu kẻ trên
bức tường. Chợt nhìn thấy hàng dây cờ căng trước cổng thôn, ông cụ bỗng
nhiên hỏi:
- Sao các chú làm cờ của ta nhỏ hơn cờ của các nước đồng minh?
Chúng tôi cùng nhìn lên, thì ra cờ của ta nhỏ hơn cờ của các nước đồng
minh thật!
Một đồng chí trong chúng tôi thưa với cụ:
- Dạ, giấy đỏ và giấy vàng nhân dân ta mua làm cờ nhiều quá nên thiếu ạ.
Vì muốn cho đủ, nên chúng cháu phải cắt bỏ đi một chút ạ.
- Không nên - ông cụ khẽ lắc đầu và bảo. Các chú phải hiểu là: Cách mạng
đã thành công, nước ta đã giành được độc lập và ngang hàng với các nước
khác, vì vậy cờ của ta phải bằng cờ của các nước. Có thế mới tỏ rõ chí tự

cường, tự trọng của mình.
Chúng tôi đều vâng lời, một đồng chí tự vệ vội trèo lên lấy dây cờ
xuống để sửa lại.


Về tới trụ sở của đội tự vệ (nói là trụ sở, thật ra chỉ là một ngôi miếu
gần đình làng tôi, cả ngôi miếu bấy giờ chỉ có hai cái phản để chúng tôi
nghỉ mỗi khi đi tuần tra, canh gác về; sở dĩ chúng tôi chọn nơi đây là cốt để
yên tĩnh và chờ đến tối sẽ chuyển sang địa điểm khác), tôi vội đi lên trước,
toan trải chiếu, nhưng ông cụ gạt đi và thản nhiên ngồi xuống phản. Hai
đồng chí Giải phóng quân cùng anh em tự vệ chúng tôi gác phía ngoài. Số
còn lại thì vào nghỉ ở chiếc phản kề bên.
Tôi mang bộ đồ trà tới. Quen như tiếp khách ở nhà, tôi toan rót nước
ra chén. Ông cụ bảo:
- Cháu cứ để đấy, ai khát sẽ rót uống, không nên rót sẵn.
Tôi vâng lời. Ông cụ lại hỏi:
- Các chú có báo không?
- Dạ có ạ.
Tôi vội mang tới cho ông cụ tờ báo Cờ giải phóng chúng tôi vừa mua
ban sáng. Ông cụ chỉ đầu bài rồi giao cho một đồng chí Giải phóng quân
đọc, các đồng chí khác cùng ngồi quây quần lắng nghe. Ông cụ vừa nghe,
vừa thỉnh thoảng ghi gì đó vào sổ tay. Có lúc ông cụ dừng lại, nêu câu hỏi
để các đồng chí Giải phóng quân nêu ý kiến, rồi cụ giảng giải thêm, sau đó
mới cho đọc tiếp
II. Phát biểu cảm tưởng về câu chuyện:
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức của Bác, ngày 14 5

11 Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị


số 03-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh. Và từ đây việc học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh trở thành một nội dung mà các tổ chức Đảng, các cán bộ,
đảng viên, hội viên các đoàn thể phải thực hiện thường xuyên


Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm cơ
bản và toàn diện về đạo đức. Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức là gốc của
người cách mạng. Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành
xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ
rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có
mạnh mới gánh được nặng và đi được xa.
Về người cách mạng theo người phải có đạo đức cách mạng làm nền
tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” và “Người cách
mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh
đạo được nhân dân”.Muốn vậy thì trong quá trình học tập và rèn luyện
người cách mạng phải học tập và rèn luyện suốt đời, phải có phong cách
quần chúng, dân chủ, học tập và tính nêu gương
Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời
đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh, là: trung với nước, hiếu với dân; yêu
thương con người, sống có nghĩa có tình; cần, kiệm, liêm chính, chí công
vô tư và tinh thần quốc tế trong sáng
* Qua câu chuyện trên tôi nhận thấy như sau :
1. Về lòng yêu nước nồng nàn:
Đối với người tinh thần thượng tôn dân tộc là trên hết , đối với dân
tộc thì dân tộc Việt Nam đã độc lập, tự do thì phải ngang hàng với các dân
tộc khác trên thế giới, do đó trong việc treo quốc kỳ Việt nam chúng ta
phải chú ý đến kích thước, máu sắc của quốc kỳ để thể hiện ý chí độc lập
tự cường của dân, luôn ngang hàng với quốc kỳ của các nước khác dù nước
đó có lớn hơn ta về diện tích hay hùng mạnh hơn ta về kinh tế, quốc phòng

… Vì đối với người thì “không có gì quí hơn độc lập tự do ”cho dân tộc
cho tổ quốc Việt Nam.
2. Tính quần chúng và phong cách gản dị :


Dù người là một lãnh tụ của dân tộc nhưng phong cách và tác phong
của người rất gần gủi với nhân dân với quần chúng với tác phong giản dị
hòa đồng với mọi người, người không quan trọng việc phải ngồi như thế
nào để thể hiện vị trí địa vị của mình, mà người lại chọn vị trí nào ngồi để
hòa đồng cùng mọi người khi tiếp xúc và làm việc có hiệu quả nhất.
3. Tinh thần học tập và rèn luyện : Dù là đang đi thực tế kiểm tra,
công tác, nhưng người vẫn tranh thủ thời gian để cập nhậtthông tin , khi
cập nhật thông tin người luôn thể hiện tinh thần học tập và tìm hiểu về tình
hình đất nước nghiêm túc qua việc ghi chép vào sổ tay để ghi lại nội dung
cần biết để làm việc hay xử l ý thông tin cần thiết và cũng qua đó để vận
động mọi người cùng tham gia học tập và tìm hiểu thông tin kiến thức qua
báo đài như bản thân mình .
III. Liên hệ thực tế với công việc đang đảm nhận:
Là một người cán bộ đảng viên khi được học qua câu chuyện kể trên
tôi nhận thấy bản thân cần phải thực hiện tinh thần tự tôn của dân tộc ,
không làm điều gì ảnh hưởng đến uy tín của đất nước, luôn phải phấn đấu
vì độc lập, tự do , vì chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, góp
phần xây dựng đất nước phát triển trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã
hội . Phải giáo dục con em và các thế hệ đi sau về lòng yêu nước, yêu dân
tộc , trung thành với tổ quốc, suốt đời hy sinh và bảo vệ tổ quốc Việt nam
và đóng góp sức mình trong sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa ở tổ
quốc thân yêu của mình.
Phải có sự hòa đồng và gần gũi quần chúng, tạo sự tin tưởng của
quần chúng đối với Đảng qua hành động và việc lảm của bản thân và vận
động mọi người cùng nhau tìm hiểu thông tin của đất nước của thế giới qua

hệ thống thông tin xã hội như báo ,đài , mạng .v.v và cũng phải tạo cho
bản thân tinh thần học tập không ngừng tùy thuộc vào từng điều kiện
không gian phù hợp.


Giáo dục và hướng dẫn cho các em học sinh các học tập và tìm hiểu
kiến thức qua hệ thống thông tin xã hội, qua thực tế cuộc sống, qua sách vở
và kiến thức nhà trường để các em hình thành tinh thần tự học nâng cao
kiến thức cho bản thân mình ./.

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Chuyện kể: B t chè sẻ đôi
I. Nội dung câu chuyện:
Đồng chí liên lạc đi công văn 1 giờ đêm mới đến. Bác gọi mang ra
một bát, một thìa con. Rồi Bác đem bát chè đậu đen, đường phèn, mà anh
em phục vụ vừa mang lên, sẻ một nửa cho đồng chí liên lạc.
- Cháu ăn đi!
Thấy đồng chí liên lạc ngần ngại, lại có tiếng đằng hắng bên ngoài,
Bác giục:
- Ăn đi, Bác cùng ăn...
Cám ơn Bác, đồng chí liên lạc ra về. Ra khỏi nhà sàn, xuống sân,
đồng chí cấp dưỡng bấm vào vai anh lính thông tin:
- Cậu chán quá. Cả ngày Bác có bát chè để bồi dưỡng làm đêm mà cậu lại
ăn mất một nửa.
- Khổ quá, anh ơi! Em có sung sướng gì đâu. Thương Bác, em vừa ăn vừa
rớt nước mắt, nhưng không ăn lại sợ Bác không vui, mà ăn thì biết cái chắc
là các anh mắng mỏ rồi...
II. Phát biểu cảm tưởng về câu chuyện:
Câu chuyện trên là một biểu hiện đời thường của Bác nhưng là một
bài học lớn cho mỗi chúng ta. Bài học về yêu thương quý trọng con người,

về đạo lý làm người, học ở Bác tình yêu thương bao la đối với con người.


Đối với chiến sĩ là những người hy sinh nhiều nhất cho dân tộc, Bác
Hồ thường dành cho anh em sự chăm lo, săn sóc ân tình, chu đáo nhất. Bác
chia đôi bát chè của Bác cho đồng chí liên lạc, đó là tấm lòng, sự sẻ chia,
quan tâm của Bác với đồng chí liên lạc.
Qua câu chuyện cho thấy: cuộc sống là phải biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn
nhau. Đó là phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người.
III. Liên hệ thực tế với công việc đang đảm nhận:
Bản thân là một giáo viên, tôi nghĩ việc làm cụ thể của mình là trau
dồi chuyên môn, để trang bị tốt cho học sinh kiến thức nền tảng về chuyên
môn, đồng thời, quan tâm, chia sẻ, động viên học sinh, đặc biệt là học sinh
cá biệt, góp phần cùng nhà trường, gia đình giáo dục các em trở thành công
dân có ích cho xã hội; sống quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ đồng nghiệp, mọi
người xung quanh; tích cực tham gia các cuộc vận động, ủng hộ vì người
nghèo, vì biển đảo,…
++++++++++++++++++++
Chuyện kể: Dành cho các cháu
I. Nội dung câu chuyện:
Trước khi thiết kế ngôi nhà sàn gỗ của Bác tại Phủ Chủ tịch (tầng
trên có hai phòng, một phòng Bác dùng làm việc, một phòng nghỉ. Còn
tầng dưới là nơi Bác họp và tiếp khách). Bác có ý kiến:
Khách của Bác có nhiều, có lúc Bác phải tiếp đông các cháu, vì vậy
chú thiết kế cho Bác một hàng ghế xi măng bao quanh.
Vâng lời Bác, các đồng chí đã thiết kế hàng ghế đó.
Mỗi lần các cháu đến, các cháu đêu quây quần bên Bác và được Bác
chia bánh kẹo.
Một hôm, Bác nói với đồng chí giúp việc:



Chú xem khách “tí hon” của Bác khá nhiều, để các cháu vui thì phải
có cảnh cho các cháu xem, chú gắng kiếm một chiếc bể về để nuôi cá vàng
làm cảnh cho các cháu.
Vâng lời Bác, đồng chí giúp việc đi tìm mua một cái bể nuôi cá đặt
tại hành lang của tầng dưới ngôi nhà sàn và thả ba con cá vàng rất đẹp.
Hàng ngày, sau giờ làm việc, Bác thường cho cá vàng ăn. Người để
dành những mẩu bánh mì làm thức ăn cho cá. Được Bác chăm sóc, ba con
cá vàng ngày một lớn và phát triển.
Mùa đông trời lạnh, Bác nói:
Cá cũng như người, mùa đông phải giữ nhiệt độ đủ ấm. Chú nên làm
một chiếc nắp đậy bể cá để bảo đảm độ ấm cho cá.
Khách đến thăm nhà Bác, nhất là khách “tí hon” rất thích thú đứng
ngắm bể cá vàng. Những con cá màu sắc thật sặc sỡ, tung tăng, lấp lánh,
bơi lặn trong bể nước.
II. Phát biểu cảm tưởng về câu chuyện:
- Như chúng ta đã biết Bác Hồ là người có tình thương bao la, Bác
yêu thương nhân loại, yêu tổ quốc, yêu đồng bào, yêu thương những cụ
già, những anh bộ đội, các bác nông dân và hơn hết là tình yêu thương đối
với các cháu thiến niên nhi đồng, Bác luôn quan niệm trẻ em là mầm non
của đất nước, muốn đất nước mai này được sánh vai với các cường quốc
năm châu thì phải “vì lợi ích trăm trồng người”, trẻ em cần được quan tâm
chăm sóc cả về sức khỏe, trí tuệ và tinh thần, mà niềm vui của các cháu
không có gì quá cao xa, chỉ là những trò chơi trẻ con, những giây phút
được cùng nhau ngồi trò chuyện với người mà mình yêu quý tôn kính,
những phút giây cùng nhau ngắm nhìn trăng sao hay những con cá tung
tăng bơi lội trong bể nước … - Bác thật sâu sắc, người không con mà có
triệu con, với tình yêu thương trẻ con chân thành nên Bác luôn nghĩ đến
các cháu thiếu nhi và niềm vui của các cháu.



III. Liên hệ thực tế với công việc đang đảm nhận:
- Là người từng tham gia công tác đoàn thanh niên, công đoàn tôi
nhận thấy cần phải xây dựng các hoạt động phong trào nhằm trơi dậy tình
đoàn kết, lòng yêu thương đối với học sinh hoặc xây dựng các hoạt động
nhằm chăm lo cho các em một các thiết thực nhất để các em có được sự
- Là một giáo viên, cán bộ công chức, viên chức, giảng dạy, công tác
tại trường nghề với đa phần học sinh ở lứa tuổi vị thành niên có nhiều xáo
trộn về tâm sinh lý, cũng như có nhiều em có đời sống tinh thần gặp khó
khăn do hoàn cảnh gia đình cha mẹ lo làm ăn nên ít quan tân đến các em
hoặc có những em ở tỉnh phải sống xa gia đình nên thiếu thốn tình yêu
thương và sự quan tâm chăm sóc, do đó việc học hành đôi khi cũng sao
nhãng, thiếu tích cực, do đó tôi thiết nghĩ để làm tốt công việc giảng dạy,
công tác, giáo viên, cán bộ công chức, viên chức cần tìm hiểu về các học
sinh của mình, gần gũi, chia sẽ tâm tư tình cảm với các em để từ đó có thể
hiểu các em hơn và có thể đề ra phương pháp dạy học hiệu quả hơn.
+++++++++++++++++++++
Chuyện kể: B c

t ng gia rau cải

I. Nội dung câu chuyện:
Mùa đông năm 195 , lúc đó tôi đang công tác ở Văn phòng Trung
ương Đảng. Trụ sở cơ quan đóng tại đèo Re (núi Rồng). Cơ quan Phủ Chủ
tịch cũng ở sát ngay cạnh đó. Sau Hội nghị chính quyền lần thứ 5 (tháng 3195 ), Chính phủ đã phát động phong trào tăng gia, sản xuất, tiết kiệm
trong toàn quốc.
Ở Trung ương, cơ quan này thi đua tăng gia với cơ quan khác. Vì hai
cơ quan gần nhau, tôi được công đoàn cử ra thi đua với cơ quan bên Phủ
Chủ tịch. Bên Văn phòng Phủ Chủ tịch lại cử Bác là đại diện cá nhân thi
đua tăng gia với cơ quan Văn phòng Trung ương.



Buổi lễ phát động thi đua diễn ra thật sôi nổi. Tôi đang sức trẻ nên
thay mặt anh em đứng lên thách thức thi đua: cùng một khoảng đất như
nhau 36m2, trong một thời gian nhất định, tôi xin trồng rau ăn với sản
lượng cao nhất. Bác cũng đứng lên: Bác nhận thách thức thi đua tăng gia
với chú Thông, với mảnh đất 36m2 trong một thời gian bằng nhau, đạt sản
lượng rau nhiều hơn chú Thông. Mọi người vỗ tay hoan hô. Một số đồng
chí xì xào: một cuộc thi đua không cân sức. Bác vừa già, vừa bận nhiều
việc, địch sao được với cậu Thông khỏe như voi, trồng rau đã quen. Có
người nêu: “Giải thưởng thi đua là một con gà trống

kg”. Mọi người lại

hoan hô tán thưởng. Mấy đồng chí ở Văn phòng Trung ương nói to: “Nhất
định chuyến này chúng ta được ăn thịt gà của Phủ Chủ tịch”. Bác nói vui:
“Các chú muốn ăn gà của Chủ tịch thì phải tích cực tăng gia để có nhiều
rau xanh cung cấp cho nhà bếp cơ quan”.
Tôi về suy nghĩ: để chắc ăn và có năng suất cao thì trồng cải củ, vì
cải củ ở vùng này củ rất to, rất nặng. Tôi trao đổi với anh em công đoàn,
mọi người ủng hộ, cho là sáng kiến.
Sau một tuần, tôi đã làm đất và trồng xong 36m2 cải củ. Ngay sát
mảnh đất của tôi, Bác và anh em bên Phủ Chủ tịch làm rất kỹ, đất nhỏ, mịn
và sạch cỏ. Hơn một tuần thì Bác gieo hạt cải mào gà (cải xanh lá xoan).
Anh em Văn phòng Phủ Chủ tịch làm chỗ đi tiểu gần nhà và mua một nồi
hông lớn để hứng nước tiểu. Phía Văn phòng Trung ương tôi cũng huy
động anh em làm nhà tiêu để lấy phân bón.
Sau một tuần các cây cải mọc đều và đẹp. Bác lấy nước tiểu pha
loãng tưới. Còn tôi lấy phân bắc tươi hòa ra tưới. Mỗi lần tưới cả cơ quan
bịt mũi.

Sau một tháng, hai vạt rau tốt ngang nhau. Nhiều người ủng hộ tôi
cho rằng tôi sẽ thắng vì củ cải lớn rất nhanh.


Một hôm Bác nhổ rau bán cho nhà bếp chỉ được 15kg. Bác để lại
những cây to, khỏe, mỗi cây cách nhau chừng hai gang. Một số anh em lo
lắng vì thấy vườn rau Bác nhổ đi xơ xác mà chỉ được có 15kg rau cải con.
Ba buổi chiều liền, sau giờ làm việc Bác đều ra vườn dùng chiếc dầm xới
đất cho cải và tưới nước giải đều.
Sau hai tháng 1 ngày thì củ cải của tôi đã to bằng bắp tay và có cây
đã có nụ. Tôi nhổ và cân cho nhà bếp được 6 kg. Tôi vui mừng vì thắng
lợi. Nhưng cũng lúc đó, cây cải mào gà của Bác đã to bằng cái nơm, cứ 5
ngày một lần Bác tỉa tàu cân cho nhà bếp khoảng 1 kg. Kỳ lạ thay cải mào
gà càng tỉa cây càng lớn, tàu càng to và càng trẻ lâu. Sau

tháng rưỡi cải

mới có ngồng. Lúc đó Bác nhổ cả cây cho nhà bếp muối dưa. Bác còn đem
biếu cụ già dân tộc gần đó

cây rất to làm giống. Cụ già sung sướng khoe

với mọi người: “Rau cải Cụ Hồ tốt thật”.
Mở sổ nhà bếp ra cộng
- Cải con: 15kg
- Tàu cải canh: 14 lần x 1 kg = 14 kg
- Cây cải làm dưa nén:

kg


Cộng: 175kg
Vậy tôi thua đã rõ ràng. Công đoàn Văn phòng Trung ương phải nộp
con gà trống nuôi được cho công đoàn Văn phòng Phủ Chủ tịch. Nhờ có
rau tăng gia mà cả mùa đông nhà bếp đủ rau nấu, không phải ra dân mua.
Buổi tổng kết thật vui vẻ. Tôi đứng dậy xin nhận thua. Bác nói chuyện với
anh em: khi tăng gia, các cô, các chú phải lưu ý bốn điều kiện: giống, cần,
phân, nước. Giống: nên chọn loại rau trồng một lần, ăn nhiều lần, củ cải dễ
trồng, năng suất cao, nhưng chỉ được ăn một lần thì không bằng cải mào
gà, trẻ lâu, tỉa ăn được nhiều lần. Cần: người trồng rau phải chăm chỉ, chọn
đúng thời vụ trồng loại rau cho hợp khí hậu, rau mới tốt. Vun xới phải
đúng cách. Cải mào gà khi tốt cứ 1 ngày xới một lần cho rễ con đứt,


chúng ra nhiều nhánh rễ hơn và hút được nhiều phân bón, muối khoáng
trong đất. Phân: phải chọn loại phân bón thích hợp. Cải canh rất hợp nước
tiểu pha loãng. Thứ phân tươi chú Thông bón cũng tốt đấy nhưng mất vệ
sinh lắm. Nước: phải tưới đều và tưới đủ độ ẩm rau mới trẻ lâu và xanh tốt.
Lần ấy thua Bác, tôi hết chủ quan và rút được bài học mới về tăng
gia.
II. Phát biểu cảm tưởng về câu chuyện:
Nội dung câu chuyện kể về cuộc thi đua tăng gia của phủ Chủ tịch
và văn phòng TW Đảng.
Qua câu chuyện kể đã thể hiện tính gần gũi, bình đẳng của Bác đối
với tất cả mọi người thông qua việc tham gia thi đua với văn phòng TW
đảng.
Từ 1 cuộc thi đua nhỏ nhưng nhờ biết cách sử dụng được các điều
kiện phù hợp: giống, cần, phân, nước mà Bác đã chiến thắng cuộc thi.
Cuộc thi ở đây không phải là thắng hay thua mà cuộc thỉ sẽ giúp cho chúng
ta rút ra bài học cho chính bản thân mình.
Trước khi làm một việc gì cũng cần tính toán cân nhắc để mang đến

hiệu quả, kết quả lâu dài, đừng nôn nóng chiến thắng, bệnh thành tích chỉ
mang đến hiệu quả tức thời.
III. Liên hệ thực tế với công việc đang đảm nhận:
Trong công việc của Tôi hiện nay, khi đảm nhận công việc trước hết
cần phải có tính trung thực, cần cù, nhẫn nại, biết phối hợp tốt với các bộ
phận.
Cần tính toán, cân nhắc chi tiêu hợp lý đảm bảo nguồn tăng thu nhập
cho Nhà trường.
Phải luôn cố gắng và không ngừng trau dồi kiến thức, nghiệp vụ
chuyên môn cũng như cây cải có bón phân tưới nước thì cây cải mới xanh
tươi giúp tăng năng suất gieo trồng.


Trong công việc hiện nay, tôi sẽ gặp không ít khó khăn hơn các bạn
trẻ nhưng tôi tin rằng sự cần mẫn, rèn luyện, luôn trau dồi kiến thức trong
công việc, biết lắng nghe học hỏi từ mọi người và có lòng nhiệt tình và tâm
huyết với môi trường. Tôi sẽ đạt được thành công trong công việc. Cũng
như Bác đã từng dạy: “…khi tăng gia, các cô, các chú phải lưu ý bốn điều
kiện: giống, cần, phân, nước”
Giống: nên chọn loại rau trồng một lần, ăn nhiều lần, củ cải dễ trồng,
năng suất cao, nhưng chỉ ăn được một lần thì không bằng cải mào gà, trẻ
lâu, tỉa ăn được nhiều lần. Cần: người trồng rau phải chăm chỉ, chọn đúng
thời vụ trồng loại rau cho hợp khí hậu, rau mới tốt. Vun xới phải đúng
cách. Cải mào gà khi tốt cứ 1 ngày xới một lần cho rễ con đứt, chúng ra
nhiều nhánh rễ hơn và hút được nhiều phân bón, muối khoáng trong đất.
Phân: phải chọn loại phân bón thích hợp. Cải canh rất hợp nước tiểu pha
loãng. Thứ phân tươi chú Thông bón cũng tốt đấy nhưng mất vệ sinh lắm.
Nước: phải tưới đều và tưởi đủ đổ ẩm rau mới trẻ lâu và xanh tốt.
++++++++++++++++++++++++
Chuyện kể: hế thì ch ng ta đ gặp nhau r i

I. Nội dung câu chuyện:
Chuyện xảy ra vào một buổi tối cuối năm tại một thung lũng thuộc
núi rừng Việt Bắc trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Hôm ấy, khi đồng chí Tường đang ngâm mình dưới nước để đóng
chân cầu thì bỗng một cụ già đi ngang qua. Dưới ánh đuốc sáng, biết mọi
người đang khẩn trương hoàn thành chiếc cầu phục vụ chiến dịch sắp tới,
ông Cụ dừng lại chăm chú quan sát và hướng về đồng chí Tường, đang
ngâm mình dưới nước lạnh.
Khi Tường lên bờ nghỉ cho đỡ rét, Cụ lại gần, nhìn bộ quần áo ướt
anh đang mặc, hỏi:
- Đồng chí có quần áo thay chưa?


Tường thật thà đáp chưa. Thấy vậy, Cụ liền lấy một chiếc áo trong
gói đem theo, đưa cho Tường và nói:
- Đồng chí cầm lấy.
Từ chối không được, Tường ôm chầm lấy Cụ và cảm ơn. Ông cụ
chống gậy, theo con đường nhỏ khuất trong buổi tối mờ sương.
Sau đó ít lâu, Tường được đi dự Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc
và được nghe Hồ Chủ tịch nói chuyện…
Trong bản báo cáo thành tích, Tường đã kể lại câu chuyện gặp ông
cụ già và được ông cụ tặng chiếc áo trong ngày lạnh giá ấy.
Lần đó, Bác Hồ thưởng huy hiệu cho nhiều đại biểu đến dự hoạt
động. Đến lượt gắn huy hiệu cho Tường, Bác mỉm cười hỏi:
- Thế đồng chí không nhớ tên cụ nông dân mà đồng chí vừa kể à?
- Cháu rất tiếc là đã quên không hỏi, nhưng hi vọng sẽ còn ngày
cháu gặp lại cụ ấy! Tường thưa với Bác.
Hồ Chủ tịch mỉm cười, xiết chặt tay anh và nói:
- Thế thì chúng ta đã gặp nhau rồi.
II. Phát biểu cảm tưởng về câu chuyện:

Có rất nhiều bài thơ, câu chuyện ca ngợi về tấm gương đạo đức của
Hồ Chí Minh. Trong đó, mẫu chuyện “Thế thì chúng ta đã gặp nhau rồi” đã
ca ngợi tình yêu thương con người vô hạn, vô cùng giản dị và gần gũi với
tất cả mọi người.
Bác là một lãnh tụ nhưng khi hòa mình với nhân dân, không chỉ là
những lời giáo huấn đơn điệu mà là sự kết hợp hài hòa giữa tác phong quần
chúng và những lời bình dị, dễ hiểu tự nhiên. “Ông Cụ” ấy dành tất cả tình
thương của mình cho tất cả mọi người không trừ một ai.
Bác thương đồng chí Tường đã ngâm mình trong dòng nước lạnh giá
để sớm mong hoàn thành chiếc cầu phục vụ cho chiến dịch. Người sẵn
lòng lấy chiếc áo mang theo mình để trao cho đồng chí Tường.


Với những gì đơn giản nhất, dường như nó quá mộc mạc, bình dị,
nhưng trong hoàn cảnh này, những điều đó là tất cả những gì ấm áp nhất,
xua tan đi cái lạnh lẽo mà đồng chí Tường đang cảm nhận lúc này.
Tình thương ấy cao cả biết bao, làm rung động trái tim người biết
bao. Cho đến khi, một lần nữa đồng chí Tường đã được ông cụ ấy, mà
dường như anh không hề biết gì cho đến khi Bác nói câu “Thế thì chúng ta
đã gặp nhau rồi”.
III. Liên hệ thực tế với công việc đang đảm nhận:
Là lãnh đạo cần phải quan tâm đến mọi công việc của cơ quan dù
việc lớn hay việc nhỏ, quan tâm đến mọi thành viên trong cơ quan để từ đó
nhìn thấy được sự vất vả của mọi người. Qua đó, có biện pháp quan tâm,
giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để mọi người hoàn thành nhiệm vụ chung
của cơ quan.
++++++++++++++++++++++++++++
Chuyện kể: iệc chi ti u của B c
I. Nội dung câu chuyện:
Như chúng ta đã biết, những cống hiến của Bác Hồ muôn vàng kính

yêu đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta là vô bờ bến. Dù năm
tháng có qua đi trên mảnh đất Việt Nam thân yêu, chúng ta cũng không thể
nào quên hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc – lãnh tụ Hồ Chí Minh,
đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cả cuộc đời mình cho sự nghiệp
cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại tài sản vô giá đó là
tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp của Người;
đó là kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và của
thời đại. Có thể nói những phẩm chất đạo đức cơ bản của người Việt Nam
trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là tấm gương của một vỹ
nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, nhưng cũng là một tấm gương đạo
đức hết sức giản dị, ai cũng có thể học và làm theo để trở thành một người


cách mạng, người công dân tốt. Trong những đức tính cao cả đó bản thân
tôi thấy bài học về sự tiết kiệm cần phải tập trung nghiên cứu để vận dụng
một cách linh hoạt vào cuộc sống kể cả trong công tác cũng như trong
cuộc sống đời thường.
Trong số vô vàn những câu chuyện về Bác đó, có rất nhiều mẩu
chuyện khiến chúng ta không khỏi xúc động vì đức độ và nhân cách của
Người. hôm nay tôi xin kể cho các đồng chí một mẫu chuyện “Việc chi tiêu
của Bác Hồ” (trích theo Nguyễn Việt Hồng - Một số lời dạy và mẫu
chuyện về TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH–
NXBCTQG)
CÂU CHUYỆN BẮT ĐẦU NHƯ SAU:
Các đồng chí ở gần Bác đều cho biết Bác rất tiết kiệm. Có đôi tất rách
đã vá đi, vá lại mấy lần Bác cũng không dùng tất mới. Bác nói:
- Cái gì còn dùng được nên dùng. Bỏ đi không nên. Khi tất rách chưa kịp
vá, anh em đưa đôi mới để Bác dùng, Bác xoay chỗ rách vào bên trong rồi
cười




xóa:

- Đấy, có trông thấy rách nữa đâu... Có quả chuối hơi nẫu, anh cán bộ chê
không ăn, Bác lấy dao gọt phần nẫu đi, bóc ăn ngon lành, rồi nói:
- Ở chiến khu có được quả chuối này cũng đã quý...
Câu nói và việc làm của Bác làm đồng chí cán bộ hối hận mãi.
Dù cho đã làm đến Chủ tịch nước, suốt trong những năm ở Việt Bắc,
ở Hà Nội, Bác chưa bao giờ “có tiền” (như anh em cán bộ, chiến sĩ, công
tác quanh Bác thường nhận xét).
Thực tế lịch sử cho thấy rằng: suốt thời gian hoạt động của Bác ở
nước ngoài, Bác gặp rất nhiều khó khăn về tài chính do những nguyên
nhân khác nhau. Được đồng nào, chủ yếu do lao động tự thân mà có, Bác
dành cho công tác cách mạng. Bác chi tiêu rất dè xẻn, cân nhắc từng xu.
Liên hoan mừng thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh,


đĩa cá. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc, người đã mua
chiếc máy chữ từ Hải Phòng về tặng Người (năm 1939), Bác cũng chỉ
“khao một món canh và

đĩa thức ăn, thêm hai lạng rượu, tổng cộng chưa

hết một đồng bạc”.
Tự thết đãi mình “khi nghe tin Hồng quân bắt sống 33 vạn quân Hít
le ở Xtalingrát năm 1943”, tại nhà tù, trong túi chỉ còn vẻn vẹn một đồng
bạc, Bác đã “nhờ người lính gác mua giùm cho ít kẹo và dầu chả quẩy”.
Sau khi phấn khởi hô mấy khẩu hiệu hoan nghênh thắng lợi của Liên Xô,
Bác “ngồi một mình, chén tạc, chén thù rất đàng hoàng vui vẻ”...

Năm 1957, Bác về thăm Nghệ Tĩnh, khi ăn cơm chung với đồng chí
Nguyễn Sĩ Quế, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Diệm, Bác đã để bớt ra
ngoài mâm mấy món ăn, rồi nói: “Ăn hết lấy thêm, không ăn hết để người
khác ăn, đừng để người ta ăn thừa của mình”.
Có thể dẫn ra nhiều nữa những ví dụ về cách chi tiêu sử dụng tiền
bạc, cơ sở vật chất của Bác, rất “mâu thuẫn thống nhất”: chắt chiu, tằn tiện
nhưng vẫn rộng rãi, không hoang phí mà cũng không keo kiệt, “ki bo”.
Thế giới, loài người tự hào về Bác. Là người Việt Nam,chúng ta
càng tự hào biết bao! Cách ứng xử của Bác với tiền tài, với cái ăn, cái mặc,
với cơ sở vật chất nói chung đâu có phải là cao quá mà chúng ta không học
tập được, đâu có phải là một tòa thánh cấm uy nghiêm mà chúng ta không
đặt chân lên được thềm bậc, dù là bậc thềm thứ nhất?
II. Phát biểu cảm tưởng về câu chuyện:
Qua câu chuyện trên, dù là những mẩu chuyện rất nhỏ trong số vô
vàn những câu chuyện cảm động khác về đức tính giản dị và tiết kiệm của
Bác như đôi dép cao su làm từ lốp ôtô Bác mang suốt 15 năm đến nỗi tụt
quai phải dùng đinh đóng lại, chiếc ô tô cũ hỏng máy Bác cho sửa chữa lại
dùng tiếp chứ nhất định không đổi xe mới; những lúc đi thăm hoặc công


tác nước ngoài, Bác vẫn mặc bộ quần áo kaki giản đơn chứ không com-lê,
cà vạt, giày da bóng lộn; hay ngay cả trong bữa ăn hàng ngày cũng chỉ đạm
bạc dưa cà chứ không cao lương mỹ vị; mùa hè nóng nực, Bác vẫn từ chối
không cho lắp máy điều hoà tại phòng làm việc của mình… và còn vô số
những minh chứng khác về đức tính giản dị, tiết kiệm của Bác. Chúng ta
hãy thử đặt câu hỏi, với địa vị của Bác lúc bấy giờ, Bác có quyền được
hưởng thụ những điều kiện tốt hơn nhưng vì sao Bác lại từ chối những điều
đó, lại chọn lối sống giản dị và tiết kiệm đến vậy. Chúng ta sẽ không ngạc
nhiên mà sẽ hiểu được điều đó qua lời Bác nói: "Đất nước còn nghèo, Chủ
tịch nước cũng phải tiết kiệm". Vâng, Bác tiết kiệm là để làm gương cho

mọi người noi theo. Bác nói: “Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm
trước đã” (Bài nói chuyện trong buổi bế mạc Hội nghị cán bộ của Đảng lần
thứ sáu, ngày 18 1 1949). Hoàn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ vô cùng khó
khăn, nhân dân đang ra sức giành độc lập cho nên mọi người đều phải tiết
kiệm thì mới có đủ cơ sở vật chất để phục vụ chiến đấu. Qua câu chuyện
này, chúng ta có thể cảm nhận được một số ý nghĩa rất sâu sắc, đó là:
- Thứ nhất, muốn mọi người đều có ý thức tiết kiệm thì lãnh đạo phải làm
gương trước, phải bằng hành động cụ thể chứ không phải chỉ nói suông, hô
hào chung chung; muốn người dân tiết kiệm thì cán bộ, công chức phải tiết
kiệm trước đã.
- Thứ hai, không phải lúc khó khăn, gian khổ thì mới tiết kiệm còn lúc đầy
đủ, sung sướng thì không cần, mà phải biến ý thức tiết kiệm thành bản tính
của mỗi người, cho dù ở bất kỳ hoàn cảnh, địa vị nào cũng phải biết tiết
kiệm.
- Thứ ba, mỗi hạt gạo chúng ta ăn, mỗi vật dụng chúng ta dùng, mỗi đồng
tiền chúng ta chi tiêu đều là do mồ hôi, công sức, trí tuệ, sự vất vả, mệt
nhọc của nhân dân và chính chúng ta mà có được, do đó phải biết tiết kiệm
và không nên hoang phí của cải của xã hội. Bác khuyên chúng ta tiết kiệm


và Bác cũng dạy “... Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu
xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích
lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của,
cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm.” (Cần kiệm liêm chính, tháng 61949). Đối với bản thân mình, Bác chi tiêu rất tiết kiệm nhưng đối với
đồng bào, chiến sĩ Bác lại rất rộng rãi. Trong những ngày tháng chiến tranh
vệ quốc ác liệt nhất, các chiến sỹ phòng không túc trực trên mâm pháo
dưới cái nắng gay gắt của mùa hè, Bác đã dùng tất cả số tiền tiết kiệm của
mình mua nước cho họ uống; Bác cho bán cái áo lụa được tặng để lấy tiền
mua áo ấm cho cán bộ, chiến sỹ đang chiến đấu nơi tiền phương. Việc làm
của Bác, tình thương của Bác dành cho chúng ta mênh mông quá, cao đẹp

quá, đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Bác để tình thương cho chúng
con. Một đời thanh bạch chẳng vàng son Mong manh áo vải hồn muôn
trượng Hơn tượng đồng phơi những lối mòn” (Bác ơi!)
III. Liên hệ thực tế với công việc đang đảm nhận:
Qua câu chuyện về việc chi tiêu của Bác, tôi tự cảm thấy mình thật
nhỏ bé. Đột nhiên tôi liên tưởng, có những lúc mình đã hoang phí biết
chừng nào. (Chiếc áo chỉ hơi sờn vai, mình chê không mặc; cái xe
HONDA 84 cũ, mình ngại không đi; chiếc điện thoại còn sử dụng được
mình lại MUA thêm cái mới iphone... ) Có những lúc mình còn xài lãng
phí điện, nước, giấy, mực của cơ quan, đôi khi còn tổ chức liên hoan, nhậu
nhẹt hoang phí tiền bạc và sức khỏe của mình. Câu chuyện đã giúp cho bản
thân tôi cảm thấy rất thấm thía và tâm đắc với những lời dạy của Bác, đồng
thời từ đó tôi cũng rút ra được những bài học cho riêng mình:
- Thứ nhất, trong việc chi tiêu của gia đình và bản thân phải hết sức tiết
kiệm, có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, cụ thể, phải biết “liệu cơm, gắp mắm”,
không được “chém to, kho mặn”, “vung tay quá trán”.


- Thứ hai, trong việc sử dụng tài sản công phải biết tiết kiệm, chống lãng
phí như tiết kiệm điện, nước, giấy, mực, xăng dầu, điện thoại... của cơ
quan.
- Thứ ba, trong công việc phải toàn tâm, toàn ý không được lãng phí thời
gian và sức khỏe của mình cho những việc vô bổ.
- Thứ tư, tiết kiệm nhưng không phải là ki bo, bủn xỉn mà việc gì đáng chi
thì phải chi, việc không đáng chi thì một xu cũng không được chi. Từ
những bài học mà bản thân tự chiêm nghiệm và rút ra cho mình qua câu
chuyện Việc chi tiêu của Bác Hồ, càng kính yêu Bác bao nhiêu, tôi lại càng
khắc sâu hơn những lời dạy của Bác bấy nhiêu. Bản thân tôi sẽ luôn
nguyện với lòng học và làm theo tấm gương đạo đức của Người, bắt đầu từ
những việc đời thường nhất như tính giản dị, tiết kiệm, chân thành, trung

thực và yêu thương con người.
- Là giáo viên, cán bộ công chức, viên chức của một trườngnghề, tôi phải
không ngừng học tập, nghiên cứu, dành nhiều thời gian cho công tác
chuyên môn để cung cấp cho học viên những kiến thức mới, những thông
tin bổ ích đúng với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, một lòng “tận tâm với nghề”.
- Trong cuộc sống gia đình phải chi tiêu tiết kiệm, có chừng mực, trong
công việc của cơ quan phải sử dụng tiết kiệm, không được lãng phí tài sản
của Nhà nước, của nhân dân. Để thiết thực hưởng ứng cuộc vận động “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thông qua những việc
làm cụ thể của mình, tôi chân thành đề nghị các đồng chí trong cơ quan
chúng ta phải có ý thức tiết kiệm nhiều hơn nữa.
++++++++++++++++++++++++++++++
Chuyện kể:

i ch tuy n truyền gì

I. Nội dung câu chuyện:


×