Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

VAI TRÒ CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG – NGŨ HÀNH TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.31 KB, 25 trang )

Đề tài:
VAI TRÒ CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG – NGŨ HÀNH TRONG ĐỜI SỐNG
NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
A. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
2. Đối tượng nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
B. NỘI DUNG
Chương 1 Nội dung cơ bản của thuyết âm dương – ngũ hành
1.1 Nguồn gốc ra đời thuyết âm dương – ngũ hành
1.2 Những tư tưởng chính của thuyết âm dương – ngũ hành
Chương 2 vai trò của thuyết âm dương – ngũ hành đối với đời sống người Việt
Nam
2.1 Đời sống văn hóa, tâm linh của người Việt
2.2 Áp dụng thuyết âm dương ngũ hành vào điều trị bệnh và ẩm thực người Việt
C. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Khi tìm hiểu về triết học, không ít người cảm thấy chán nản, vô vị vì cho
đây là một lĩnh vực xa lạ với những khái niệm, những định nghĩa quá trừu tượng
khó hiểu và không cần thiết trong đời sống thực tế. Nhưng thật sự triết học có phải
là lĩnh vực khó hiểu và xa rời thực tế như các nhận định trên. Thực tế, triết học
được xem như là khoa học của những khoa học, tuy đây là một nhận định còn chưa
chính xác về vai trò của triết học nhưng thực sự nó đã cho ta thấy được tầm quan
trọng của việc nghiên cứu triết học.
Triết học từ khi ra đời, tự nó đã mang trong mình sự thông thái, mênh mông,
tri thức của loài người và nó cũng bắt nguồn từ yêu cầu khách quan của đời sống
con người đó là mong muốn được hiểu về thế giới xung quanh, giải thích được các


hiện tượng thiên nhiên, các mối quan hệ và sự phát triển của sự vật. Triết học
Phương Đông là một trong những nền tảng triết học ra đời sớm và phát triển từ lâu,
nhưng bản thân triết học Phương Đông mang một màu sắc riêng, đóng góp quan
trọng vào triết học nhân loại. Trong đề tài này chúng ta sẽ bàn về một đề tài triết
học quan trọng của Phương Đông là Thuyết âm dương – ngũ hành. Đây là một học
thuyết quan trọng của Phương Đông được ra đời từ rất sớm nhưng với những đóng
góp của nó cho nền triết học nó vẫn đang được nghiên cứu và khám phá với một hệ
thống tri thức đồ sộ mà ảnh hưởng của nó không còn hạn hẹp ở phương đông mà
trên toàn nhân loại.
Việt nam là một nước có nền văn hóa phát triển khá sớm luôn tiếp thu, trắc lọc
những tin hoa của nhân loại. Qua hơn 4000 năm văn hiến, nước ta chịu ảnh hưởng
nặng nề của của bọn ngoại ban xâm lấn đã làm cho nước ta điêu tàn nhưng không
vì thế mà trình độ, văn hóa của nước ta bị tuột hậu. Những tư tưởng lớn như
Thuyết âm dương - ngũ hành đã được các nhà triết học nước ta tiếp thu và phát huy
vào cuộc sống như một phần đời sống văn hóa tin thần. Những tư tưởng lớn của
Thuyết âm dương – ngũ hành còn được tiếp thu, chọn lộc sao cho phù hợp với điều


kiện Việt Nam để đưa vào điều trị bệnh bằng các bài thuốc đơn giản nhưng lại có
hiệu quả cao lại gần gủi dễ tìm. Vì vậy thuyết âm dương – ngũ hành có một vai trò
quan trọng trong đời sống người Việt nam. Để làm rỏ hơn vấn đề này chúng ta
cùng tìm hiểu chủ đề “vai trò của thuyết âm dương – ngũ hành trong đời sống
người việt nam” để có cái nhìn bao quát hơn về tầm ảnh hưởng của học thuyết với
con người việt nam.
2. Đối tượng nghiên cứu
Trong qua trình nghiên cứu đề tài chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu ảnh hưởng của
Thuyết âm dương – ngũ hành đối với văn hóa người Việt Nam, những phương
pháp chữa bệnh bằng đông y và cách thức giữ gìn sức khỏe bằng các món ăn của
người Việt nam đặt biệt là khu vực miền Tây nước ta dựa vào triết lý âm dương
ngũ hành.

3. Phương pháp nghiên cứu.
Để làm rõ nội dung, mục đích của đề tài chúng tôi kết hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu như phân tích và tổng hợp, thống kê và điều tra xã hội học, phương
pháp lịch sử…
B. NỘI DUNG
Chương 1 Nội dung cơ bản của thuyết âm dương – ngũ hành
1.1 Nguồn gốc ra đời thuyết âm dương – ngũ hành
1.1.1 Khởi đầu học Thuyết âm dương - ngũ hành
Trong quá trình phát triển của người Phương đông con người đã biết tích lũy số
liệu, ghi chép thời gian, địa điểm, khí hậu… nhận biết được các biến đổi tốt xấu.
Từ những ghi chép đó con người tiến hành so sánh phân loại đúc kết thành các
kinh nghiệm để hình thành nên nhận thức về sự vật. Họ nhận gọi sự thể hiện của
vạn vật là “Tượng”. Họ nhận thấy vạn vật luôn có sự đối lập nhau và từ đó phân
chia ra làm hai loại “âm” và “dương”. Dương là những tượng có thuộc tính nóng,
sáng, đực…; âm là những tượng có thuộc tính lạnh, tối, cái…
Dần dần nhận thức của con người ngày một hoàn thiện hơn hai mặt đối lập âm và
dương không còn đủ để giải thích thới giới người ta lại tiến hành phân loại sự vật
theo quá trình từ sinh ra đến mất đi của vạn vât theo 5 năm bước gọi là “ngũ hành”.


Mỗi bước có tác động qua lại lẫn nhau người ta gọi chúng là ngũ hành tương sinh,
ngũ hành tương khắc, ngũ hành tương chế, ngũ hành tương hóa.
Tuy đây chỉ là buổi đầu của học thức nhân loại nhưng Thuyết âm dương - ngũ hành
đã là một công cụ sắc bén để nhận thức thới giới từ lúc sự vật sinh ra đến khi mất
đi, từ nhận thức bằng cảm giác đến tư duy. Tuy chưa thật sự hoàn chỉnh nhưng nó
đã tạo ra một tri thức khổng lồ, huyền diệu mà đến ngày nay các nhà triết học
Phương đông và Phương tây vẫn đang nghiên cứu.
1.1.2 sự ra đời của Thuyết âm dương - ngũ hành
cho đến nay nguồn góc chính xác về thời gian và người đã đặc nền tảng cho Thuyết
âm dương - ngũ hành vẫn chưa được xác định, có rất nhiều ý kiến bàn về sự ra đời

của Thuyết âm dương - ngũ hành nó được đề cập trong nhiều quyển sách cổ như
hoàng đê nội kinh, địa chí chỉ mong, thiên văn chí… một trong những cuốn được
nghiên cứu nhiều nhất về học thuyết này là cuốn kinh dịch.
Tương truyền, Phục Hy (2852 trước CN) nhìn thấy bức đồ bình trên lưng con long
mã trên sông Hoàng Hà mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch
thành nét. Đầu tiên vạch một nét liền (-) tức "vạch lề" để làm phù hiệu cho khí
dương và một nét đứt (--) là vạch chẵn để làm phù hiệu cho khí âm. Hai vạch (-),
(--) là hai phù hiệu cổ xưa nhất của người Trung Quốc, nó bao trùm mọi nguyên lý
của vũ trụ, không vật gì không được tạo thành bởi âm dương, không vật gì không
được chuyển hóa bởi âm dương biến đổi cho nhau. Các học giả từ thời thượng cổ
đã nhận thấy những quy luật vận động của tự nhiên bằng trực quan, cảm tính của
mình và ký thác những nhận thức vào hai vạch (--) (-) và tạo nên sức sống cho hai
vạch đó. Dịch quan niệm vũ trụ, vạn vật luôn vận động và biến hóa không ngừng,
do sự giao cảm của âm dương mà ra, đồng thời coi âm dương là hai mặt đối lập với
nhau nhưng cùng tồn tại trong một thể thống nhất trong mọi sự vật từ vi mô đến vĩ
mô, từ một sự vật cụ thể đến toàn thể vũ trụ. Lúc đầu chỉ có 8 quẻ, mỗi quẻ có 3
vạch liền hoăc đứt, chưa có chữ nghĩa gì hết. Sau đó Chu Văn Dườn đem bát quái
dịch thành 64 quái càng về sau có nhiều nhà triết học phân tích thêm cho thuyết
này nên thuyết này càng phong phú thêm và trở thành bộ sách được nhiều người
nghiên cứu nhất cho Thuyết âm dương - ngũ hành.
Sự ra đời của Thuyết âm dương - ngũ hành đánh dấu một bước tiến trong tri thức
loài người về nhận thức thới giới, thoát khỏi sự khống chế của tư tưởng thần thành
là nguồn gốc sự vật. Có thể coi đây là nguồn cội của quan điểm duy vật biện chứng
của Phương đông vì sự vật được cấu thành từ vật chất có sự biến đổi từ lúc hình
thành đến lúc mất đi thể hiện quy luật mâu thuẩn và sự biến đổi không ngừng của


sự vật. Nghiên cứu Thuyết âm dương - ngũ hành giúp ta nhận thức sâu hơn về
những trí trị tư tưởng triêt học và giá trị tích cưc mà nó mang lại.
1.2 Những tư tưởng chính của thuyết âm dương – ngũ hành

1.2.1 thuyết âm dương
Theo lý thuyết trong Kinh dịch thì bản nguyên của vũ trụ là thái cực, thái cực là
nguyên nhân đầu tiên, là lý của muôn vật
- thái cực sinh lưỡng nghi (hai nữa) là âm và duong
- lưỡng nghi sinh tứ tượng là thái âm, thái dương, thiếu âm, thiếu dương
- tứ tượng sinh bát quái (tám quẻ)


Như vậy, Thuyết đã quan niệm vũ trụ, vạn vật đều có bản thể động. Trong thái
cực, thiếu dương vận động đến thái dương thì trong lòng thái dương lại nảy
sinh thiếu âm, thiếu âm vận động đến thái âm thì trong lòng thái âm lại nảy
sinh thiếu dương. Cứ như thế, âm dương biến hoá liên tục, tạo thành vòng biến
hóa không bao giờ ngừng nghỉ. Vì thế, các nhà làm Dịch mới gọi tác phẩm của
mình là Kinh dịch. Ở Kinh dịch âm dương được quan nệm là những mặt,
những hiện tượng đối lập. Như trong tự nhiên: sáng - tối, trời - đất, đông - tây,
trong xã hội: quân tử - tiểu nhân, chồng - vợ, vua - tôi... Qua các hiện tượng tự
nhiên, xã hội, các tác giả trong Kinh dịch đã bước đầu phát hiện được những
mặt đối lập tồn tại trong các hiện tượng đó và khẳng định vật nào cũng ôm
chứa âm dương trong nó: "vạn vật hữu nhất thái cực" (vạn vật, vật nào cũng có


một thái cực, thái cực là ầm dương). Nhìn chung, toàn bộ Kinh dịch đều lấy âm
dương làm nền tảng cho học thuyết của mình.
Những tư tưởng triết học của thuyết âm dương thể hiện ở những điểm sau:
- nhận thức được các mặt đối lập của vật chất, sự vật được hình thành từ âm
và dương thể hiện hai mặt đối lập nhau vận động theo chiều hướng đi lên.
Bên trong cái dương vẫn tồn tại cái âm và ngược lại thể hiện sự thống nhất
các mặc đối lập của vật chất như con người luôn có tính thiện tính ác, có
người thiện cũng có kẻ dữ nhưng bản thân con người luôn tồn tại chúng
đồng thời.

-

thuyết âm dương nêu ra mọi sự vật đều có thể biến đổi, thể hiện tư tưởng
vận động không ngừng của sự vật như con người phần âm là cái ác, phần
dương là cái thiện nó có thể chiếm nhiều hay ít trong mõi con người nhưng
dù người thiện hay ác họ vẫn tồn tại song song hai đức tính trên như “hổ dữ
không an thịt con” (trong âm có dương), “gần mực thì den gần đèn thì sáng”
(mọi sự vật luôn có sự biến đổi)… các mặc này luôn vận động không ngừng
và luôn biến đổi làm người tốt cũng có thể xấu đi, người xấu được giáo dục,
gần người tốt cũng dần tốt hơn.

- Sự biến hóa của âm dương xuất phát từ năng lực của sự vật khi âm cùng thì
dương khởi, âm tận thì dương sinh. sự vật sinh ra chuyển biến không ngừng
khi đến giai đoạn nhất định thì sinh ra chất mới. Đây là một tư tưởng triết
học tiến thể hiện quy lật về sự tích lũy về lượng dẫn đến chất mới ra đời.
1.2.2 thuyết ngũ hành
khi nhận thức con người tiến bộ hai bộ phận âm – dương không còn đủ để giải
thích thới giới vũ trụ, với nhận thức còn mộc mạc đã hình thành nên thuyết ngũ
hành.
Theo thuyết này thì mọi vật đều được cấu thành từ năm yếu tố khởi thủy là : KIM,
MỘC, THỦY, HỎA, THỔ.
Mọi vận biến đổi vô cùng nhưng đều có thể quy về năm yếu tố trên như:
Kim thì cứng, trắng, khô, phương tây.
Thủy thì tượng trưng đen, mặn, phương bắc.
Mộc thì tượng trưng xám, chua, phía đông.
Hỏa thì tượng trưng đỏ, phía nam.


Thổ thì tượng trưng vàng, chính giữa.
Tinh thần cơ bản của thuyết ngũ hành bao gồm hai phương diện giúp đỡ nhau gọi

là tương sinh và chống lại nhau gọi là tương khắc. Trên cơ sở sinh và khắc lại thêm
hiện tượng chế hoá, tương thừa, tương vũ. Tương sinh, tương khắc, chế hoá, tương
thừa, tương vũ biểu thị mọi sự biến hoá phức tạp của sự vật.
Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để sinh trưởng. Đem ngũ
hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn
nhau.
Theo luật tương sinh thì thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim,
kim sinh thuỷ, thuỷ lại sinh mộc và cứ như vậy tiếp diễn mãi. Thúc đẩy sự phát
triển không bao giờ ngừng. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa
là hành nào cũng có quan hệ vệ hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra,
tức là quan hệ mẫu tử. Ví dụ kim sinh thuỷ thì kim là mẹ của thuỷ, thuỷ lại sinh ra
mộc vậy mộc là con của Thuỷ.
Trong quan hệ tương sinh lại có quan hệ tương khắc để biều hiện cái ý thăng bằng,
giữ gìn lẫn nhau.
Luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là ức chế và thắng nhau. Trong qui luật
tương khắc thì mộc khắc thổ, thổ lại khắc thuỷ, thuỷ lại khắc hoả, hoả lại khắc kim,
kim khắc mộc, và mộc khắc thổ và cứ như vậu lại tiếp diễn mái.

Trong tình trạng bình thường, sự tưong khắc có tác dụng duy trì sự thăng bằng,
nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hoá trở lại khác thường.


Trong tương khắc, môĩ hành cũng lại có hai quan hệ:Giữa cái thắng nó và cái nó
thắng. Ví dụ mộc thì nó khắc thổ, nhưng lại bị kim khắc nó.
Hiện tượng tương khắc không tồn tại đơn độc; trong tương khắc đã có ngụ ý tương
sinh, do đó vạn vật tồn tại và phát triển.
Luật chế hóa: Chế hoá là chế ức và sinh hoá phối hợp với nhau. Trong chế hoá bao
gồm cả hiện tượng tương sinh và tương khắc. Hai hiện tượng này gắn liền với
nhau.
Lẽ tạo hoá không thể không có sinh mà cũng không thể không có khắc. Không có

sinh thì không có đâu mà nảy nở; không có khắc thì phát triển quá độ sẽ có hại.
Cần phải có sinh trong khắc, có khắc trong sinh mới vận hành liên tục, tương phản,
tương thành với nhau.
Quy luật chế hoá ngũ hành là:
Mộc khắc thổ, thổ sinh kim, kim khắc mộc.
Hoả khắc kim, kim sinh thuỷ, thuỷ khắc hoả.
Thổ khắc thuỷ, thuỷ sinh mộc, mộckhắc thổ.
Kim khắc mộc, mộc sinh hoả, hoả khắc kim.
Thuỷ khắc hoả, hoả sinh thổ, thổ khắc thuỷ.
Luật chế hoá là một khâu trọng yếu trong thuyết ngũ hành. Nó biểu thị sự cân bằng
tất nhiên phải thấy trong vạn vật. Nếu có hiện tượng sinh khắc thái quá hoặc không
đủ thì sẽ xảy ra sự biến hoá khác thường. Coi bảng dưới đây chúng ta thấy mỗi
hành đều có mối liên hệ bốn mặt. Cái sinh ra nó, cái nó sinh ra, cái khắc nó và cái
bị nó khắc.
=> Học thuyết Âm dương đã nói rõ sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan
với hai mặt đối lập thống nhất đó là Âm và Dương. Âm dương là quy luật chung
của vũ trụ, là kỷ cương của vạn vật, là khởi đầu của sự sinh trưởng biến hoá.
Nhưng nó sẽ gặp khó khăn khi lý giải sự biến hoá, phức tạp của vật chất. Khi đó nó
phải dùng thuyết Ngũ hành để giải thích. Vì vậy, kết hợp học thuyết Âm dương và
Ngũ hành mới có thể giải thích mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội một cách hợp lý.


Chương 2 vai trò của thuyết âm dương – ngũ hành đối với đời sống người Việt
Nam
2.1 Đời sống văn hóa, tâm linh của người Việt
Tuy con người Việt Nam đang sống trong cuộc sống hiện đại với nhiều kỉ thuật tiên
tiến, khoa học tiến bộ nhưng đời sống tâm linh của con người không vì thế mà kém
năng động. Cụ thể là các chùa mộc lên ngày càng nhiều (chúng tôi không nhắc đến
các đạo giáo khác vì giới hạn của đề tài tập chung vào thuyết âm dương – ngũ
hành) quy mô ngày càng lớn, ngay cả những đô thị phát triển thì phần văn hóa tâm

linh của người Việt vẫn được chú trọng. Vào nhừng ngày rằng (14, 15 hàng tháng)
nhất là những rằng lớn như rằm tháng giêng, tháng 5, tháng 12 số lượt người đi
viếng chùa rất lớn chen lấn để có chổ thấp hương cầu an cho gia đình và nguyện
cầu những điều tốt đẹp.
Có thể khẳng định: Xu hướng hiện nay của đời sống văn hóa tâm linh nói chung và
tín ngưỡng tôn giáo phát triển và lan rộng nó ăn sâu vào mọi ngõ ngách đời sống
người dân. Đời sống văn hóa tâm linh của người dân Việt Nam có vẻ ngược dòng
với xu hướng văn hóa tâm linh hiện nay trên phạm vi toàn cầu – ngày càng tăng
“tục hóa đời tu” để hội nhập vào cuộc sống, bớt hẳn những nghi lễ rườm rà, kể cả
giảm đi “ơn kêu gọi” (các nhà tu trống vắng, các linh mục ít cam chịu khổ hạnh,...).
Niềm tin của họ được hình thành trên cơ sở tự nguyện hiến dâng để hữu ích cho xã
hội mang đậm tính nhân bản và có sức thuyết phục hơn. Thì những biểu hiện đời
sống văn hóa tâm linh của nước ta như đã nêu trên lại có vẻ trái ngược.
Thuyết Âm dương - Ngũ hành đã có một ý nghĩa quan trọng, tác động không nhỏ
tới đời sống văn hóa tâm linh con người Việt Nam. Dưới góc độ tư duy khoa học,
chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác xít học thuyết Âm dương - Ngũ hành đã tác
động tới đời sống văn hóa tâm linh Việt Nam
2.1.2 Những tác động tích cực của học thuyết Âm dương - Ngũ hành tới đời
sống văn hóa tâm linh ở Việt Nam
Đời sống tâm linh dường như là một nhu cầu tất yếu đời sống tinh thần của con
người. Nhu cầu này giúp con người xoa dịu nỗi đau trần thế, vượt qua những khó
khăn thử thách nghiệt ngã của cuộc đời về mặt tinh thần. Khi gặp nỗi đau, niềm bất
hạnh, bất kỳ ai cũng có nhu cầu được chia sẻ, vượt qua được những khó khăn, thử
thách và những lúc rơi vào tình huống như vậy, có lẽ rất nhiều người sẽ hướng về
thế giới tâm linh để cầu mong một sự che chở vỗ về, dù họ biết chẳng có một phép


mầu, chẳng có một ông bụt, vị thần nào cả giữ cuộc sống trần thế. Những nỗi đau
quá sức chịu đựng của con người nhỏ bé, yếu đuối và mong manh thường xảy ra
trong cuộc đời. Một người mẹ chứng kiến đứa con của mình gặp khó khăn trong

cuộc sống, một người vợ mất chồng, một nhà kinh doanh thất bại... Họ sẽ làm gì
nếu không hướng về đời sống tâm linh để được tiếp thêm nguồn sức mạnh tinh
thần, để được an ủi. Dù khoa học công nghệ có tiến bộ đến đâu đi nữa thì những tai
nạn bất ngờ, những căn bệnh nan y vẫn cứ xẩy ra và cướp đi cuộc sống của nhiều
người vô tội. Chính những lúc như vậy con người tìm đến ông thầy, bà cô, những
vị thần mong giải thoát. Từ tâm lý ấy, trong đời sống tâm linh đã có nhiều hoạt
động trên cơ sở học thuyết Âm dương - Ngũ hành. Đặc biệt học thuyết - Ngũ hành
người Việt Nam đã vận dụng vào xem bói – hình thức cụ thể nhất trong đời sống
tâm linh. Mỗi người tương ứng với một hành gắn với mỗi hành là các quẻ bói. Dựa
vào đó thầy bói sẽ đưa ra những lời tiên đoán số mệnh, tiên đoán hiện tại, tương lai
với mong muốn đưa con người tìm thấy một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, thoát
khỏi tai ương, hoạn nạn.
Đặc biệt đời sống tâm linh còn thể hiện rõ nét ở sự hài hòa giữa vận dụng Âm
- Dương trong ý chí, tinh thần người Việt. Cha ông ta đã dạy: “Có chí thì nên”,
“thất bại là mẹ thành công”,... Do đó, người Việt Nam bên cạnh tính chất thông
minh, tài cao họ còn phải chăm chỉ tu dưỡng đạo đức, học hỏi kiến thức xã hội bởi:
Tu dâu cho bằng tu nhà
Cổng cha kính mẹ hơn là đi tu
Hay
Dù xây chín bậc phù đồ
Không bằng làm phúc cứu cho một người
Hay
Giao nhân nào sẽ gặp quả ấy
Các câu dạy trong phật giáo đã dạy con người lối sống đạo đức dung hòa các mối
quan hệ phải biết tu dưỡng bản thân làm việc thiện để có được một con người tốt
có ích cho xã hội, chính là sự hài hòa các yếu tố quy luật của cuộc sống giữa cái
riêng với cái chung, con người với xã hội phù hợp với các yếu tố tiến bộ của triết


học Mác. Như vậy, chính đời sống tâm linh đã giúp cuộc sống con người trở nên

hài hòa, giúp con người luôn có ý chí vươn lên để hoàn thiện bản thân trở thành
người có ích cho gia đình, xã hội. Những lời khuyên gắn với tâm lí, tình cảm giúp
con người tránh khỏi tai ương, khó khăn cũng như giúp họ xoa dịu nỗi đau trong
cuộc sống. Đó chính là cân bằng Âm - Dương giúp con người thoát khỏi khủng
hoảng, cân bằng hài hòa cuộc sống.
Ở Việt Nam hiện nay, đời sống tâm linh đã đi tới mọi ngõ ngách cuộc sống người
dân nó ăn sâu vào tiềm thức, máu thịt của họ. Nhìn một cách tổng quát người dân
đi lễ chùa, nhà thờ, thờ cúng tổ tiên thậm chỉ trong bói đều mang giá trị “văn hóa”
tâm linh. Chẳng hạn như trong phong tục thờ cúng tổ tiên - biểu hiện cụ thể đời
sống tâm linh người Việt Nam đều thể hiện sự thành kính đối với tổ tiên, cầu mong
tổ tiên phù hộ cho gia đình, con cái hiếu thảo, xa lánh điều ác, hay trong việc đi lễ
chùa, nhà thờ vào các ngày lễ rằm đều cũng vì mục đích hướng thiện. Kinh thánh
đã dạy: “Ai làm việc thiện sẽ sống lại để được sống còn ai làm điều ác sẽ sống lại
để nhận án phạt”. Phật giáo cũng dạy: “Thiện không chỉ là chuẩn mực đạo đức cần
có, mà còn là phương tiện để giải thoát”.
Thêm vào đó, người Việt đặc biệt chú trọng vấn đề “phong thủy”. “Phong” và
“thủy” là hai yếu tố quan trọng nhất tạo thành tạo thành vi khí hậu của một ngôi
nhà. Phong là gió (thuộc dương); thủy là nước, tĩnh hơn, thuộc âm. Trong nhà, nếu
có gió quá nhiều hoặc nước tù quá đọng đều không tốt. Người ta vẫn xây dựng các
bình phong để lái gió hoặc dựng hòn non bộ để điều thủy (âm dương điều hòa) là
vậy. Ngoài ra, tất cả các chi tiết của ngôi nhà được liên kết với nhau bằng “mộng”.
“Mộng” là cách ghép theo nguyên lý âm dương, nghĩa là: Phần lồi ra của bộ phận
này phải khớp với chỗ lõm tương ứng của bộ phận khác. Kỹ thuật này tạo nên sự
liên kết rất chắc chắn mà vẫn linh động giúp tháo dỡ dễ dàng. Khi cần cố định các
chi tiết của ngôi nhà thì dùng đing tre vuông tra vào các lỗ tròn (âm – dương). Khi


lợp nhà, người Việt dùng ngói âm dương: Viên sấp, viên ngửa khác với ngói ống
Trung Hoa. Trong hình thức kiến trúc thường coi trọng bên trái và số lẻ. Tất cả đều
từ triết lý âm dương mà ra.

Phong thủy còn được chú trọng ở rất nhiều lĩnh vực trong đời sống người việt như
tục xong đất đã cho thấy được ảnh hưởng của thuyết ngũ hành là sự vận dụng của
quy luật tương sanh trong ngũ hành, theo tục này kể từ thời điểm giao thừa người
đầu tiên đến nhà gia chủ là người rất quan trọng quyết định sự thịnh vượn, sức
khỏe của gia chủ nên người khách này thường được gia chủ xem tuổi trước, mạng,
tướng, cách ăn mặc để nhờ người hợp với mình tới xong đất. nếu gia chủ mạng
Hỏa nên chọn người mệnh Mộc, Chủ mệnh Thủy nên chọn người mệnh Kim theo
theo luât tương sanh; xem tuổi mạng để cưới vợ, gã chồng theo đó hai người yêu
nhau trước khi cưới gia đình hai bên phải xem tuổi, mạng để xem có hợp không rồi
mới cho phép cưới như mạng hỏa thì khắc thủy không tốt… tuy nhiên phong tục
này ngày càng được xem nhẹ hơn vì quan trọng nhất trong hôn nhân ngày nay là
tình yêu đôi lứa, đạo đức và vẽ đẹp tâm hồn việc xem tuổi chỉ còn mang tính chất
tham khảo để ngày cưới được trọn vẹn hơn.
Có thể khẳng định rằng, những giá trị văn hóa đời sống tâm linh là bền vững và có
những ý nghĩa tích cực. Đó là những giá trị chúng ta phải nhận thức sâu sắc và đầy
đủ để phát huy tính tích cực, đẩy mạnh đời sống tinh thần, phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc của người dân tộc Việt nam.

2.1.3 Những tác động tiêu cực của thuyết Âm dương - Ngũ hành tới đời sống văn
hóa tâm linh ở người Việt Nam.
Trong một thời gian gần đây , một thực tế không thể phủ nhận đó là sự xuất hiện
nhiều hiện tượng văn hóa tâm linh lệch lạc. Một bộ phận người Việt Nam đã tiếp


thu học thuyết Âm dương ngũ hành 1 chiều, phiến diện dẫn đến chỗ đã truyền bá
những tư tưởng sai lầm, làm phức tạp, thần bí hóa một học thuyết vốn có nhiều
điểm tích cực của nó. Một số tín đồ tôn giáo chưa hiểu được giáo lý đã bị các phần
tử xấu lợi dụng để trục lợi, tuyên truyền các quan điểm sai trái, ngày một xa rời các
triết lý tích cực của tôn giáo mình. Đa số các phần tử này tuyên truyền quan điểm
mê tín để kiếm tiền tạo ra mổi trường sùng bái cá nhân tạo qui tính cá nhân sai

khiến người khác làm theo mục đích bất chính của bản than. Hậu quả của những
tín đồ này có thể mất đi tiền bạc, hạnh phúc gia đình thậm chí tính mạng của họ;
bằng chứng là đã có rất nhiều người đã mất mạng khi chữa bệnh bằng bùa, phép
gia đình ly tán, sức khỏe người bệnh thì ngày càng cạn kiệt.
Nguy hiểm hơn, các cá nhân tổ chức lợi dụng sự đời sống tâm linh, tín ngưỡng làm
lệch lạc, chống lại đường lối của Đảng, nhà nước, làm cho con người lãng quên các
mối quan hệ xã hội - đạo đức tôn giáo chỉ chú trọng đến việc hoàn thiện đạo đức cá
nhân mà quên đi lợi ích cộng đồng, rồi khuyên con người nhẫn nhục cuộc sống nô
lệ, sợ hãi thiên nhiên…. Một điều đáng buồn là những nơi linh thiêng nhất lại là
môi trường thuận lợi cho kẻ xấu lợi dụng “làm địa bàn thu lợi nhuận”,là nơi con
người thưc hiện những hành vi thiếu văn hóa. Nhiều ngôi chùa, nhà thờ, miếu mạo
mọc lên phát ra những thông tin hư ảo như thần linh xuất hiện, cứu người này, cứu
người kia rồi ban phát độ trì. Không biết từ đâu mọc ra những ông thầy xem tướng
số, giải nạn những ông “thầy bói xem voi” này đã vận dụng học thuyết Âm dương
- Ngũ hành đưa ra những quẻ bói ứng với mỗi quẻ là tính cách, tướng số, nói
chuyện với người âm…. và cứ thế người dân tuyệt đối tin theo, thậm chí họ có thể
bán hết tài sản trong nhà để đi thầy, theo thầy.
Rõ ràng, nếu nhìn nhận vấn đề tâm linh, tín ngưỡng bằng cặp mắt duy vật tầm
thường bằng lối tư duy siêu hình máy móc thì dẫn đến những sai lầm nguy hiểm có
thể dẫn tới 2 khuynh hướng: Một mặt thổi phồng tuyệt đối hóa vai trò của đời sống


tâm linh. Mặt khác, cũng đáng sợ và nguy hiểm đó là dương cao ngọn cờ duy vật
lại bỏ quên tính biện chứng đã vội vàng quy kết rằng, tất cả những gì thuộc về đời
sống tâm linh đều đồng nghĩa chủ duy tâm, đều gắn với mê tín dị đoan do đó phải
tiết kiệm, phải xóa bỏ. Đã có thời kỳ người ta rầm rộ đập phá đình chùa, miếu mạo
và việc làm đó đồng nghĩa với việc xóa bỏ tàn tích chủ nghĩa duy tân, dị đoan của
phong kiến cổ hủ.

2.2 Áp dụng thuyết âm dương ngũ hành vào điều trị bệnh và ẩm thực người

Việt
2.2.1 các phương pháp trị bệnh áp dụng thuyết âm dương ngũ hành
* Sự quy nạp vào ngũ hành trong thiên nhiên và trong cơ thể con người
rong y học, học thuyết ngũ hành được ứng dụng để quan sát quy nạp và nêu lên sự
tương quan trong hoạt động sinh lý các tạng phủ, để chẩn đoán bệnh tật, để tìm tính
năng và tác dụng thuốc, để tiến hành công tác bào chế thuốc men.
Ngũ hành

Hiện
tượng

Mộc

Hoả

Thổ

Kim

Thuỷ

Vật chất Gỗ, cây

Lửa

Đất

Kim loại

Nước


Màu sắc

Xanh

Đỏ

Vàng

Trắng

Đen

Vị

Chua

Đắng

Ngọt

Cay

Mặn

Mùa

Xuân

Hạ


Cuối hạ

Thu

Đông

Phương

Đông

Nam

Tây

Bắc

Tạng

Can

Tâm

Phế

Thận

Trung
ương
Tỳ



Tiểu

Bàng

trường

quang

Đởm

Ngũ thể

Cân

Mạch

Thịt

Da lông

Ngũ quán

Mắt

Lưỡi

Miệng


Mũi

Tai

Tình chí

Giận

Mừng

Lo

Buồn

Sợ

trưởng

Vị

Đại

Phủ

Xương,
tuỷ

Nếu đem đồ hình Thái cực, áp dụng vào khuôn mặt, nhìn từ sau ra trước, ta thấy:
- Trán thuộc Tâm.
- Cằm thuộc Thận.

- Má bên trái thuộc Can.
- Má bên phải thuộc Phế.
- Mũi thuộc Tỳ (trung ương).
Việc phân chia này giúp ích rất nhiều trong việc chẩn bệnh.
Thí dụ: Nhìn thấy dấu hiệu báo bệnh ở vùng cằm có thể nghĩ đến bệnh lý ở thận,
hoặc vùng trán có dấu hiệu báo bệnh có thể nghĩ đến rối loạn ở tâm...
- Nếu xếp đồ hình dọc theo cơ thể con người ta thấy:
- Từ ngực trở lên thuộc Tâm.
- Từ thắt lưng xuống thuộc Thận.
- Nửa bên trái thuộc Can.
- Nửa bên phải thuộc Phế.
- Bụng thuộc Tỳ.


Sự phân chia này giúp rất nhiều, trong việc chẩn bệnh: Thí dụ:
- Có nhiều người chỉ cảm thấy lạnh nửa bên người hoặc nửa phần cơ thể như: bên
phải lạnh, bên trái nóng hoặc trên nóng dưới lạnh...
- Những người liệt nửa bên trái, thường kèm theo đau nửa đầu, chảy nước mắt
sống... (những biểu hiện của Can)... Liệt nửa phải thường kèm theo nói khó khăn,
khó đi cầu (những biểu hiện của Phế, Đại trường)...
* Ngũ hành và điều trị
Trong việc điều trị, cần nắm vững quy luật Sinh Khắc của Ngũ hành thì việc trị
liệu mới đạt được hiệu quả cao.
-Tương sinh
Cần nhớ nguyên tắc: "Hư bổ mẫu, Thực tả tử".
Hư bổ mẫu: Trong trường hợp Thổ sinh Kim thì Thổ là mẹ (mẫu) và Kim là
con (Tử). Trong trường hợp bệnh mạn tính, hư chứng, Tạng phủ bị bệnh lâu ngày,
không đủ sức tự phục hồi được, cần nhờ 1 nguồn cung cấp khác giúp nó phục hồi.
Muốn thế, cách hay nhất là nhớ ngay chính cái sinh ra nó, tức bổ cho mẹ nó để mẹ
nó giúp cho nó.

Thí dụ: Người bệnh Lao Phổi lâu ngày (Phế hư lao).
Trên nguyên tắc, bệnh ở Phế, Phế suy, sẽ được điều trị ở Phế, tức là bổ Phế, tuy
nhiên vì bệnh lâu ngày, Phế kém chức năng, không đủ sức tự phục hồi, do đó, cần
áp dụng nguyên tắc: "Hư bổ mẫu". Tỳ Thổ sinh Phế Kim, do đó phải bổ Tỳ Thổ.
Thực tế lâm sàng cho thấy, trong việc điều trị lao phổi, ngoài việc dùng thuốc diệt
trùng, ăn uống bồi dưỡng tốt sẽ giúp việc điều trị lao phổi phục hồi nhanh hơn.
Đây là ý nghĩa mà người xưa thường đề cập đến: "Dĩ thổ sinh Kim".


Một ví dụ khác nữa. Trong ung thư phổi, có tới một nửa số bệnh nhân thuộc thể
bệnh "Tỳ hư đàm thấp". Thể bệnh này thường biểu hiện bởi những triệu chứng,
như tinh thần mệt mỏi, ngực ngột ngạt, kém ăn, bụng trướng, đại tiện lỏng, sắc mặt
trắng nhợt, ho nhiều đờm, đờm loãng có màu trắng, động một chút là mồ hôi vã ra
như tắm, thở gấp, lưỡi bệu có vết răng, hoặc chất lưỡi nhợt rêu lưỡi trắng mỏng,
mạch hoãn hoặc nhu. Đông y cho rằng, nguyên nhân là do "Tỳ khí hư nhược",
chức năng vận hóa bị trục trặc, "Thổ không sinh Kim", khiến cho Phế Kim bị hư
tổn mà sinh bệnh. Để chữa trị Đông y thường dùng các vị thuốc có tác dụng kiện
Tỳ hóa đàm thấp, kết hợp với một số vị thuốc có tác dụng kiềm chế ung thư phổi.
Một số những vị thuốc thông dụng là đảng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, phục linh,
trạch tả, ý dĩ nhân, trần bì, bạch hoa xà thiệt thảo, ngư tinh thảo, huyết dụ.
Trong châm cứu có 2 cách áp dụng nguyên tắc Hư bổ mẫu:
- Có thể dùng ngay 1 đường kinh để bổ. Thí dụ, Phế Kim suy, có thể bổ huyệt Thái
uyên vì Thái uyên là Thổ huyệt của Phế Kinh.
- Nếu dùng huyệt khác kinh thì Phế kinh suy, bổ ở kinh Tỳ vì Tỳ Thổ sinh Phế
Kim.
Theo báo cáo nước ngoài, Dược sĩ Carlos Miyares Cao đại học tổng hợp La
Habana (Cuba) từ năm 1971 đã chiết xuất từ Nhau thai nhi 1 chất có khả năng kích
thích sự phát triển các tế bào sinh sắc tố của da tên là Melagenia để trị bệnh Bạch
biến (vitiligo) còn gọi là Lang ben rất có hiệu quả. (Nhau thai nhi, thuộc thổ, bệnh
ở da liên hệ đến Phế Kim, ở đây áp dụng nguyên tắc Thổ sinh Kim).

Thực Tả Tử: Theo nguyên tắc này, thay vì tả trực tiếp Tạng phủ hoặc kinh
bệnh, thì lại điều trị ở Tạng phủ hoặc Kinh được nó sinh. Mộc sinh hỏa thì thay vì
tả Mộc lại tả Hỏa.
Thí dụ: Chứng Cao Huyết Áp do Can Dương vượng.


Theo ngũ hành, Can Mộc sinh Tâm hỏa, khi điều trị, điều chỉnh ở Tâm (an thần).
Trong châm cứu, thay vì Tả Huyệt Đại Đôn (Mộc huyệt của can) lại Tả huyệt Hành
gian (Hỏa huyệt của Can).
- Tương khắc
Dùng quy luật tương khắc để điều chỉnh rối loạn giữa các hành.
Thí dụ: Người bệnh xuất huyết.
Huyết màu đỏ thuộc Hỏa, có thể dùng những vị thuốc màu đen (hoặc sao cháy
thành than) như Cỏ mực, Trắc bá... để chữa, vì màu đen thuộc Thủy, Thủy khắc
Hỏa.
Với những kinh nghiệm từ xưa, thêm vào tiến bộ khoa học kỉ thuật ngày nay y học
cổ truyền Đông Y dựa vào thuyết âm dương ngũ hành đã trở nên một bộ phận quan
trọng trong hệ thống y dược Việt nam. Hầu hết các trạm y tế huyện đều có một
phòng khám bênh Đông y chuyên cấp phát thuốc cho bệnh nhân, một số bệnh phổ
biến như đau nhức xương, dạ dày, nhức đầu kinh niên… các bệnh này thường là
bệnh dễ gặp ở người cao tuổi họ thấy rằng nếu uống thuốc Tây chỉ giảm được
trong một thời gian ngắn lại tiếp tục tái phát, lại có nhiều tác dụng phụ như làm
vàng da, lờn thuốc, nóng bức… nên họ thường chuyển sang dùng đông dược vì các
loại thuốc này ngoài tác dụng chữa bệnh thâm niên nó ít gây tác dụng phụ rẻ tiền,
dễ kiếm rất phù hợp với thể trạng của nhiều người.
Các bác sĩ Đông y ngày nay cũng qua trường lớp, cách bắt mạch kê đơn cũng khoa
học hơn. Sự kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại làm cho các trung tâm
Đông y ngày càng có huy tính lớn đối với người dân Việt nam. Nếu các bệnh cấp
bách như cấp cứu, tai biến, ngộ độc… thì các bệnh viện là lựa chọn hàng đầu của
người dân thì các bệnh người lớn tuổi bệnh khó trị dai dẵn thì Đông y chiếm ưu thế



hơn hẳn. Thêm vào đó, các thầy thuốc Đông y thường xuyên mở các đợt cấp phát
thuốc và khám bệnh miễn phí cho người dân, các thầy thuốc dựa vào tâm sinh lý,
điều kiện của từng địa phương mà đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả cộng
thêm các dược liệu của đông y có thể tìm thấy từ các thảo mộc trong địa phương
hoặc có thể trồng tại nhà nên dược liệu khá phong phú cho các bài thuốc.
Tuy thuyết âm dương - ngũ hành hình thành từ thời gian rất lâu trước đây nhưng
trước các triết lý phù hợp, có tính khoa học nên khi đưa vào điều trị bệnh nó đã
mang lại hiệu quả cao phù hợp với điều kiện của người Việt nam về tâm sinh lý,
các thảo dược cũng dễ tìm đã tạo nên ưu thế, tin tưởng của người dân so với các
phương pháp điều trị hiện đại ngày nay.
2.2.2 thuyết âm dương - ngũ hành trong ẩm thực người việt
Mang màu sắc văn hóa nông nghiệp lúa nước, cư dân người Việt có nền ẩm thực
vô cùng phong phú không chỉ ở số lượng các món ăn mà cả ở sắc thái văn hóa giao
tiếp ứng xử qua ẩm thực. Từ bao đời nay, người Việt đã biết kết hợp hài hòa các
nguyên liệu để tạo ra các món ăn có lợi tốt nhất cho sực khỏe. Đó chính là triết lý
âm dương ngũ hành trong văn hóa ẩm thực.
Người xưa thường nói “có thực mới vực được đạo”. Trong các nhu cầu của con
người: thực, y, cư, hành, khang, lạc,… thì Thực (ăn) đứng đầu. Mọi hành vi của
con người đều được ghép với ăn: ăn uống, ăn mặc, ăn học, ăn nói, ăn ở, ăn chơi, ăn
ngủ, ăn nằm,…Đặc biệt người Việt Nam đặc biệt chú trọng đến quan hệ biện
chứng âm dương trong ẩm thực, bao gồm 3 mặt quan hệ hết sức mật thiết với nhau,
đó là: bảo đảm hài hòa âm dương của thức ăn; bảo đảm sự quân bình âm dương
trong cơ thể và bảo đảm sự cân bằng âm dương giữa con người với môi trường tự
nhiên.
Thứ nhất, bảo đảm hài hòa Âm Dương của thức ăn. Để tạo nên các món ăn có sự
cân bằng Âm Dương , người Việt phân biệt năm mức Âm Dương của thức ăn theo
Ngũ Hành, bao gồm: Hàn (lạnh, âm nhiều, hành thủy), Nhiệt (nóng, dương nhiều,
hành hỏa), Ôn (ấm, dương ít, hành mộc), Lương (mát, âm ít, hành kim), Bình

(trung
tính,
hành
thổ).
Khi chế biến thức ăn, phải tuân thủ nghiêm ngặt luật Âm Dương bù trừ và chuyển
hóa khi kết hợp các loại lương thực, thực phẩm, gia vị với nhau tạo thành các món
ăn có sự cân bằng âm – dương, thủy – hỏa. Có như vậy, thức ăn mới có lợi cho sức


khỏe và ngon miệng. Chẳng hạn: rau răm là nhiệt (dương) được ăn với trứng lộn là
hàn (âm) thì ngon miệng, dễ tiêu hóa. Hoặc gừng là thứ gia vị nhiệt (dương) có tác
dụng thanh hàn, giải cảm, khi nấu kèm với các loại thực phẩm như: cá, rau cải (kho
cá, canh rau cải) là thực phẩm có tính hàn thì ăn rất thơm, ngon.
Thứ hai, bảo đảm sự quân bình Âm Dương trong cơ thể. Người Việt Nam sử dụng
thức ăn như là các vị thuốc để trị bệnh. Theo quan niệm của người Việt Nam thì
mọi bệnh tật sinh ra là do cơ thể bị mất quân bình Âm Dương , thức ăn chính là vị
thuốc để điều chỉnh sự mất quân bình Âm Dương ấy, giúp cơ thể khỏi bệnh. Vì
vậy, nếu người bệnh ốm do quá âm cần phải ăn đồ ăn dương (đau bụng lạnh, uống
nước gừng sẽ khỏi); ngược lại nếu người bệnh ốm do quá dương thì cần phải ăn đồ
ăn âm (bệnh kiết lị, ăn trứng gà rang với lá mơ)…
Thứ ba, bảo đảm sự quân bình Âm Dương giữa con người và môi trường. Người
Việt Nam có tập quán ăn uống theo vùng khí hậu và theo mùa. Chẳng hạn, mùa hè
nóng (nhiệt – hành hỏa) nên ăn các loại thức ăn hàn, lương (mát), có nước (âm –
hành Thủy), có vị chua (âm) thì vừa dễ ăn, vừa dễ tiêu hóa, vừa giải nhiệt. Mùa
đông lạnh (hàn – âm) thì nên ăn các loại thức ăn khô, nhiều mỡ (dương), như các
món
xào,
rán,
kho…
Ví dụ: trong đám cưới, vợ chồng trẻ thường tặng cho nhau một nắm đất và một

nắm muối, như lời thề nguyền gắn bó với nhau và câu ca dao: “Gừng cay muối
mặn xin đừng quên nhau”. Để cho tình cảm vợ chồng gắn bó, ăn đời ở kiếp với
nhau, ngày cưới người ta còn làm bánh phu thê : hình tròn, bọc trong khuôn hình
vuông (dương trong âm). Bánh có ruột dừa trắng, nhân đậu vàng, rắc vừng đen,
khuôn lá xanh, buộc lạt đỏ – đó là biểu tượng của triết lý Âm Dương – Ngũ Hành,
biểu tượng cho sự vẹn toàn, hòa hợp của đất trời và con người.
Các món ăn còn thể hiện được vị : mặn, ngọt, chua, cay, đắng; Ngũ sắc: Trắng,
đen, xanh, đỏ, vàng. Để thỏa mãn 5 giác quan khi ăn: mũi ngửi mùi thơm, mắt thấy
được màu sắc, tai thấy được tiếng nhai, lưỡi nếm được mùi vị, và tay cầm và cảm
nhận. Nó liên quan tới hoạt động của ngũ tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận), điều hòa
lục phủ ngũ tạng.
Các món ăn ngày tết của mỗi miền dù khác nhau đến đâu cũng không thoát khỏi
mô hình canh - rau - mặn. Miền Bắc ăn nhiều chất béo để giữ ấm. Tết rất lạnh, nên
mới có món thịt đông. Sự khác biệt của món ăn các vùng chịu ảnh hưởng của
phong thổ, vị trí địa lý. Chịu ảnh hưởng của gió biển, gió núi, khí hậu khắc nghiệt,
các sản vật miền Trung không thể phong phú bằng hai miền Bắc, Nam. Vì vậy, các
món ăn có nhiều vị cay, mặn (ăn mặn có thể do tính tằn tiện, còn ăn cay để chống


lại cái lạnh cũng như kháng lại mùi tanh của cá). Trong khi đó, món ăn ngày tết của
miền Nam nhiều cá, thịt, cây trái. Khi chế biến, món gì cũng được cắt to, thái dày.
Chẳng hạn, món thịt kho ngày tết bao giờ cũng thái vuông lớn thay vì thái lát mỏng
như ngày thường. Từ mâm ngũ quả của miền Bắc vào đến miền Nam đã trở thành
"mũ quả", với hoa tươi, trái ngọt phương Nam. Người Nam còn sắp trái cây theo
kiểu chơi chữ, như cầu vừa đủ xài với quả mãng cầu, dừa (vừa), đu đủ, xoài (xài).
"Văn hóa cuốn" cũng là đặc trưng của món ăn ngày Tết Nam Bộ.
Bánh chưng là sản phẩm lâu đời của nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Bánh
chưng vừa bình dị, thân thiết với người Việt Nam, vừa thể hiện tính tư duy sâu sắc
của người xưa và thấm đượm triết lý âm dương, tam tài và ngũ hành. Bánh chưng
được làm từ sản phẩm nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi đó là: gạo nếp, đậu

xanh, thịt heo, gia vị (thảo quả, hạt tiêu, muối). Tất cả những thứ ấy được gói lại
bằng lá dong hay lá chuối vuông vức và được cột bằng dây lạt mềm mại buộc chặt.
Bánh chưng trong ngày tết tuy đơn giản như thế nhưng thể hiện tính tư duy sâu sắc
của người xưa. Khi cắt bánh chưng ra, một tổng thể 5 màu sắc thật hấp dẫn: Màu
vàng ngà của nhân đậu bùi thoảng hương thơm, màu đỏ hồng của thịt heo chín,
màu trắng ngần của nếp dẻo thơm, màu xanh biếc của lá dong hay lá chuối và
chấm đen của thảo quả, hạt tiêu. Từ trong ra ngoài của chiếc bánh thể hiện triết lý
âm dương, tam tài, ngũ hành. Năm màu sắc ấy tượng trưng cho ngũ hành trong
triết lý phương Đông. Thủy (màu đen), hỏa (màu đỏ), mộc (màu xanh), kim (màu
trắng), thổ (màu vàng). Ngũ hành tương sinh tương khắc hài hòa bổ trợ cho nhau
trong tổng thể vuông vức ấy.
Màu vàng ứng với hành thổ trong thế đất vuông nằm ở trung tâm, tượng trưng cho
con người. Trong chiếc bánh, hạt đậu vàng được đặt ở giữa làm nhân, bên cạnh thịt
lợn đỏ hồng. Đây là hai cặp phạm trù âm dương hòa quyện vào nhau (hạt đậu: là
sản phẩm từ thực vật, thể hiện văn hóa trọng tình, là âm; thịt heo: sản phẩm từ
động vật, thể hiện văn hóa trọng động, là dương), chúng bổ trợ cho nhau trong quá
trình phát triển. Ngay trong đời sống thực vật và động vật đã có sự nương dựa vào
nhau và chuyển hóa cho nhau. Thực vật là nguồn sống của động vật và ngược lại,
chất thải của động vật lại là nguồn dinh dưỡng cho thực vật hấp thụ phát triển.
Bánh chưng còn thể hiện triết lý âm dương trong cách bố trí hình thể và nhân chiếc
bánh. Bánh chưng hình vuông (là âm), bên trong nhân bánh hình tròn (là dương).
Cùng bao bọc của nhân đậu, thịt heo (âm – dương) là màu trắng của nếp. Nếp –
đậu – thịt heo (âm – dương – âm, thực vật – động vật – thực vật) tạo thành tam tài.
Tam tài với 3 cặp phạm trù âm – dương: nếp – thịt heo (âm – dương), đậu – thịt


heo (âm – dương), nếp – đậu (âm – dương, nếp được trồng dưới nước là âm, đậu
trồng trên cạn là dương).
Trong ăn uống, không chỉ biết ăn hợp thời tiết, đúng mùa, người Việt sành ăn còn
phải biết chọn đúng bộ phận có giá trị nhất để ăn “đầu cá chép, mép cá trôi, môi cá

mè, lườn cá trắm”; phải chọn đúng trạng thái thực phẩm có giá trị “tôm nấu sống,
bống để ươn”; đúng thời điểm có giá trị “cơm chín tới, cải vồng non, gà ghẹ ổ” thì
ăn
mới
ngon.
Ngoài ra, còn phải chọn thức ăn đang ở dạng âm dương cân bằng, là thức ăn ngon,
giàu chất dinh dưỡng như: trứng lộn, giá, nhộng, đuông, cốm,… Người xưa cho
rằng: “Cốm hóa vàng, chim cu ra ràng, cà cuống trứng” là ngon nhất…
Triết lý Âm Dương – Ngũ Hành còn được thể hiện cả trong đồ uống, hút. Trong
bữa ăn, người Việt Nam xưa không uống bia, cũng không uống “rượu Tây”, “rượu
Tây” là phù hợp với người xứ lạnh. Thức ăn Việt Nam phải dùng chung với rượu
Việt Nam nấu từ gạo nếp mới ngon. Khi uống rượu, các cụ đốt lên một bình hương
trầm thơm, mặc áo the, khăn đóng ngồi trên sập gụ, trước mặt là một đĩa thức ăn
ngon, rượu được rót ra chén hạt mít hay chén mắt trâu, vừa ăn vừa bàn chuyện văn
thơ, thế sự… một cách ăn uống thật tao nhã.
Trong chế biến thức ăn, người Việt đều chú ý đến mối quan hệ Âm Dương, Ngũ
Hành và ngay cả việc sắp xếp không gian cho bữa ăn, thời gian cũng đều được chú
ý, tùy thuộc vào điều kiện khí hậu mỗi vùng, tính chất của thực phẩm…Tuy nhiên
như đã nói quy luật Âm Dương hay Ngũ Hành không phải là một phép toán cố
định, một vật có thể vừa âm vừa dương, vừa sinh vừa khắc. Vì vậy việc áp dụng
cho bất kỳ một hiện tượng nào cũng chỉ mang tính chất cơ sở tương đối. Bởi còn
phụ thuộc rất nhiều yếu tố, đặc biệt là việc am hiểu những đặc trưng, quy luật vận
hành của Âm Dương, Ngũ Hành.
Bữa ăn truyền thống của người Việt Nam là sản phẩm của truyền thống nông
nghiệp lúa nước, nó chứa đựng những tư duy, triết lý sâu sắc trong việc nhận thức
về vũ trụ. Người Việt Nam đã biết vận dụng những nguyên lý ấy để làm cho bữa ăn
của mình đa dạng, giàu dinh dưỡng, có ích đối với sức khỏe. Tùy vào con người
(chủ thể), không gian và cả thời gian mà họ có cách chế biến khác nhau phù hợp,
trong đó yếu tố Âm Dương, Ngũ Hành được đảm bảo. Ngày nay, khi khoa học
công nghệ hiện đại phát triển, song bữa ăn của người Việt vẫn lưu giữ được những

nét truyền thống và được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Việc vận dụng những
nguyên lý của Âm Dương, Ngũ Hành trong việc chế biến thức ăn là điều cần thiết,
để đảm bảo cho sức khỏe.


C. KẾT LUẬN
Nhận thức sâu sắc giá trị học thuyết Âm dương - Ngũ hành đến đời sống con người
trên tất cả mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa đến đời sống tâm linh, chúng
tôi nghiên cứu đề tài này với mong muốn phát huy giá trị của học thuyết trên quan
điểm chủ nghĩa duy vật, khoa học.
Từ những giá trị biện chứng khoa học của thuyết âm dương – ngũ hành mà các
nhà y học đã khái quái thành y học cổ truyền để áp dụng vào chữa bênh cho người
dân. Ở việt nam Đông y đã thành một phần quan trọng để điều trị bênh cho người
dân. Ngay cả những người chưa học qua y học cũng có thể tự mình bóc cho mình
một phương thuốc điều trị bệnh như bệnh cảm mạo thương hàn là do khí hàn xâm
nhập cơ thể vì vậy cần nấu cháu rừng, uống trà rừng mang tính hỏa để dung hòa
tính hàn sẽ mau khỏi bệnh. Tất cả các triết lý khoa học của âm dương ngũ hành đã
ăn sau vào người việt nam trong cả bữa ăn, mâm trái cây, ngày cưới, xây nhà… tất
cả những yếu tố đó được người dân ta tích lũy từ ngàn xưa tạo nên một bản sắc văn
hóa vô cùng độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc việt nam.
Để đảm bảo giữ gìn và phát huy giá trị học thuyết Âm dương - Ngũ hành cũng như
hạn chế mặt tiêu cực của nó trong đời sống văn hóa tâm linh chúng tôi đã đề cập
một số phương hướng, giải pháp theo cách nghĩ chủ quan cá nhân. Những vấn đề
này phải triển khai đồng bộ, phối hợp chặt chẽ có sự lãnh đạo thống nhất đặc biệt
là ý thức thực hiện của mỗi người dân. Có như vậy mục tiêu đặt ra mới thực hiện
được một cách đầy đủ và toàn diện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê văn sửu, học thuyết âm dương ngũ hành, nhà xuất bản văn hóa thông tin
1998
Ngô thị hiền, ảnh hưởng của thuyết âm dương – ngũ hành trong đối với đời

sống văn hóa tâm linh người việt nam hiện nay, nhà xuất bản đại học vinh
2011
Phan chí hiếu, Bệnh học và điều trị đông y, nhà xuất bản y học 2007
Nguyễn thượng dong, nghiên cứu phát triển dược liệu và đông dược ở việt
nam, nhà xuất bản khoa học và kỉ thuật 2006



×