Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và những giá trị của nó trong đời sống người Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 93 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ HIỀN





TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN VÀ
NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG
NGƢỜI VIỆT HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tôn giáo học



Hà Nội - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ HIỀN






TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN VÀ
NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG
NGƢỜI VIỆT HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành : Tôn giáo học
Mã số : 60 22 03 09

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Trần Đăng Sinh


Hà Nội - 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các tư liệu, nguồn trích dẫn, ví dụ trong luận văn này đảm bảo độ tin cậy,
chính xác và trung thực. Những kết luận trong luận văn dựa trên những cứ
liệu khoa học đã được trình bày và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Hiền



LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm học tập phấn đấu, được các Quý Thầy giáo, Cô giáo nhiệt
tình giúp đỡ tôi đã hoàn thành nhiệm vụ học tập và luận văn của mình. Để có
được kết quả này trước tiên cho phép tôi chân thành cảm ơn trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi học tập, công tác và hoàn thành khóa học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Triết học, các thầy cô giáo,
cùng toàn thể cán bộ nhân viên Khoa đã tạo mọi điều kiện chỉ bảo tận
tình và cổ vũ, động viên tôi học tập cũng như đóng góp những ý kiến quý báu
để hoàn thành luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn Cô giáo chủ nhiệm PGS. TS. Trần Thị Kim
Oanh; cùng tập thể lớp K20 - Triết học, chuyên ngành Tôn giáo học đã giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hướng dẫn PGS. TS.
Trần Đăng Sinh. Thầy đã trực tiếp định hướng nghiên cứu cho luận văn này,
đồng thời chỉ dạy cho tôi ngay từ cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu cho đến khi
luận văn này hoàn thành.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, 19 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Hiền



1
MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 5
3. Mục đích và nhiệm vụ 7
4. Đối tượng và phạm vi 7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 7
6. Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài 8
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 8
8. Cấu trúc của luận văn 8
Chƣơng 1: Tín ngƣỡng và tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt 9
1.1 Một số khái niệm chính được sử dụng trong luận văn 9
1.2 Thờ cúng tổ tiên là tôn giáo hay tập tục 17
1.3 Nguồn gốc, bản chất, các hình thức thờ cúng của tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên 21
1.3.1 Nguồn gốc 21
1.3.2 Bản chất 26
1.3.3 Các hình thức của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 28
1.4. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Mường, Tày với tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt 42
1.4.1 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Mường 42
1.4.2 Thờ cúng tổ tiên của người Tày 45
Tiểu kết chương 1 48

2
Chƣơng 2: Những biểu hiện của giá trị trong tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên
của ngƣời Việt 50
2.1 Những biểu hiện của giá trị tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 50
2.1.1 Thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam 50
2.1.2 Thể hiện đạo đức truyền thống của người Việt 53

2.2 Thực trạng và giải pháp trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
Việt 59
2.2.1 Thực trạng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hiện nay 59
2.2.2 Một số giải pháp để phát huy những giá trị trong tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt trong điều kiện ngày nay 71
Tiểu kết chương 2 76
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 87

3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ xa xưa trong
lịch sử nhân loại và đã tồn tại ở nhiều dân tộc trên thế giới. Ở Việt Nam, loại
hình tín ngưỡng này theo nhiều người phỏng đoán thì nó xuất hiện từ thời
Hùng Vương. Cho đến nay, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn luôn giữ một vai
trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhiều tộc người (đặc biệt là ở khu
vực Á đông). Tuy nhiên, sự nhìn nhận đánh giá vai trò và ý nghĩa của tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn nhiều ý kiến khác nhau. Trước xu hướng toàn
cầu hóa hiện nay, các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng đang ngày càng phát
triển mạnh mẽ. Đặc biệt là sự xâm nhập của các tôn giáo ngoại sinh, đang là
mối lo ngại của nhiều quốc gia trong đó Việt Nam. Trước bối cảnh đó, nhiều
quốc gia, dân tộc đã có những động thái tích cực bằng cách chấn hưng tín
ngưỡng văn hóa dân tộc, khôi phục lại các giá trị truyền thống đã từng bị mai
một hoặc có thời kỳ bị thờ ơ, xem nhẹ. Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc, phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng dân gian trong đó có tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một việc cấp thiết hiện nay, bởi nó góp phần tăng
sức đề kháng cho văn hóa dân tộc.
Một nguyên nhân nữa, trong hai cuộc kháng chiến chống quân Pháp và

chống quân Mỹ xâm lược, nhiều người thân yêu ruột thịt của chúng ta đã
không trở về. Sự mất mát, hi sinh đó không thể nào bù đắp được. Vì vậy
người ta nghĩ nhiều đến vấn đề tâm linh và tìm đến tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên với mong muốn khỏa lấp được sự cô đơn sự trống trải trong lòng, xoa dịu
tâm hồn người đang sống.
Hiện nay, nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập quốc tế, từng bước dân chủ hóa đời sống xã

4
hội. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự may rủi trong cơ
chế thị trường, phân hóa giàu nghèo trong xã hội, môi trường sinh thái bị hủy
diệt… đã tạo ra tâm lý bất an. Trước đây, đã có một thời gian dài chúng ta có
biểu hiện tả khuynh có những sai lầm khi đánh đồng tất cả các hoạt động,
nghi lễ trong tín ngưỡng dân gian, các hoạt động tế lễ, lên đồng… đều là mê
tín dị đoan cần phải bài trừ.
Đó là những nguyên nhân tâm lý, xã hội và hiện thực dẫn đến việc các
hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng đều có chiều hướng gia tăng. Hoạt động thờ
cúng tổ tiên trong gia đình, dòng họ diễn ra khá phổ biến ở các địa phương
trong cả nước. Điều đó đã góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp
của văn hóa truyền thống. Nhưng do sự tác động mạnh mẽ của lối sống hiện
đại, đã làm cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có biểu hiện tiêu cực như: phô
trương về tiền tài, danh vong, địa vị gây chia rẽ, bè phái, bày ra những nghi
thức cầu kỳ, tốn kém làm mất đi tính thiêng liêng và giá trị văn hóa của tín
ngưỡng, nặng nề về mê tín.
Vì vậy nhận thức đúng đắn về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
Việt là một vấn đề mang ý nghĩa lý luận về thực tiễn, làm góp phần làm lành
mạnh hóa các hoạt động tín ngưỡng hướng vào các giá trị đạo đức truyền
thống của dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi cuộc vận động toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
Bản thân tác giả ngay từ khi còn bé đã thấy rằng mỗi khi gia đình có

chuyện gì thì ông bà cha mẹ đều thắp hương lên bàn thờ kính báo, cầu xin, đã
khiến cho tác giả tò mò, thắc mắc. Khi lớn lên tác giả đã có cơ hội để tiếp cận
và tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dần dần từng bước đi tìm câu trả
lời cho chính mình.

5
Thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng phổ biến sâu rộng trong cả
nước, tuy nhiên tác giả chỉ tìm hiểu và khảo sát ở phạm vi vùng Bắc Bộ.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn vấn đề “Tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên và những giá trị của nó trong đời sống người Việt hiện nay”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Triết học, chuyên ngành Tôn giáo
học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên đã xuất hiện khá lâu trong lịch sử
nhân loại và tồn tại phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt
Nam. Vì lẽ đó, vấn đề thờ cúng tổ tiên và những giá trị của nó trong đời sống
người Việt là một vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người,
trong đó có các nhà nghiên cứu, đội ngũ cán bộ giảng dạy. Để làm sáng tỏ giá
trị cũng như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã có không ít những công trình
nghiên cứu được công bố trên sách, báo, tạp chí có liên quan đến vấn đề này.
Các tác phẩm như:
- Cuốn “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính, nhà xuất bản Thành
phố Hồ Chí Minh (1995).
- Cuốn “ Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam”, của Toan Ánh,
Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, Hà Nội (1996).
- Cuốn “Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay” của Đặng Nghiêm
Vạn (chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, (1996).
- Cuốn “Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam” của Toan Ánh, nhà xuất bản
Thành Phố Hồ Chí Minh (1997).
- Công trình luận văn Thạc sĩ “Tìm hiểu sự hội nhập nghi lễ công giáo

với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên người Việt ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ”, của
Mai Diệu Anh. Trong công trình này, tác giả đã trình bày cơ sở lí luận tiếp

6
cận sự hòa nhập nghi lễ công giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
Việt ở Đồng Bằng Bắc Bộ.
- Công trình luận văn Thạc sĩ “Phát huy những giá trị tích cực của tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở một số địa phương Hà Nội trong giai đoạn hiện
nay” của Nguyễn Thị Mến. Trong công trình này tác giả đã Làm rõ khái
niệm, nguồn gốc và vai trò của tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên trong đời sống
tinh thần của người dân Việt Nam. Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thực trạng
của Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên ở một số địa phương của Hà Nội hiện nay
(Hà Tây cũ). Đề xuất một số phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm hạn chế
mặt tiêu cực và phát huy mặt tích cực của tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên ở một
số địa phương của Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
- Công trình nghiên cứu của PGS.TS Trần Đăng Sinh “Những khía cạnh
triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc
Bộ hiện nay”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2010. Trong công trình này,
tác giả đã đi sâu, khai thác những khía cạnh triết học của tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, một địa bàn mang tính điển hình
của văn hóa truyền thống Việt Nam.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã đề cập dưới các góc độ
khác nhau về tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
của người Việt nói riêng. Trong bối cạnh hiện nay, khi mà những giá trị đạo
đức, văn hóa có những biểu hiện bị xâm hại dẫn đến tình trạng bị suy thoái thì
việc nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và những giá trị của nó đối với
người Việt là vấn đề lâu dài cần tiếp tục được nghiên cứu để phát huy những
giá trị của nó đối với đối với sự phát triển nền tảng văn hóa, tinh thần của dân
tộc.




7
3. Mục đích và nhiệm vụ
Mục đích: Nghiên cứu và tìm hiểu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị của thờ cúng tổ tiên trong xã
hội hiện nay.
Để thực hiện mục đích nói trên, đề tài có những nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ khái niệm tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên, nguồn gốc bản chất tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tìm hiểu thêm về thờ cúng tổ tiên của người Mường,
Tày.
- Trình bày những biểu hiện của giá trị tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt. Từ thực trạng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đề xuất một số giải
pháp nhằm định hướng đúng, hiểu rõ và phát huy những giá trị của thờ cúng
tổ tiên.
4. Đối tƣợng và phạm vi
- Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và giá
trị tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
- Phạm vi nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên của người Việt, đánh giá xu hướng biến động của tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận : Đề tài dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư

8
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước ta về tín
ngưỡng, tôn giáo.
- Phương pháp nghiên cứu : Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã
sử dụng các phương pháp như phân tích, tổng hợp, lô gich - lịch sử, so sánh,

quy nạp, diễn dịch.
6. Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài
Đề tài góp phần trình bày một số giá trị tín ngưỡng thờ cúng tổ của
người Việt, từ xu hướng biến động của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã đề xuất
một số giải pháp chủ yếu nhằm từng bước phát huy yếu tố tích cực, hạn chế
tiêu cực của quan niệm về giá trị trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nhằm phù
hợp với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận : Đề tài góp phần nhỏ vào việc giữ gìn và phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đồng thời góp phần định
hướng đúng đắn quan niệm về giá trị tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
Việt ở Bắc Bộ.
Ý nghĩa thực tiễn : Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ
nghiên cứu môn tôn giáo học và các ngành học thuộc khoa học xã hội và nhân
văn.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 6 tiết:
Chương 1: Tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

9
Chương 2: Những biểu hiện của giá trị trong tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên của người Việt.
Chƣơng 1: Tín ngƣỡng và tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt
1.1 Một số khái niệm chính đƣợc sử dụng trong luận văn
* Tín ngưỡng
Tín ngưỡng, vấn đề đã và đang được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và
lý giải. Ở Việt Nam có những hiện tượng tín ngưỡng nếu xét theo các tiêu chí
của tôn giáo thì chúng không đáp ứng đầy đủ. Có nhà nghiên cứu không thừa
nhận thuật ngữ này mà gọi là các tôn giáo nguyên thủy, hay các tôn giáo sơ

khai. Tuy nhiên, sự phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng chỉ có tính chất tương
đối. Trong đời sống xã hội, ngôn ngữ, cả hai thuật ngữ tôn giáo, tín ngưỡng
đều tồn tại. Nói đến tín ngưỡng là nói đến quá trình thiêng hóa một nhân vật,
hiện tượng được con người gửi gắm niềm tin. Quá trình ấy có thể đi kèm theo
là huyền thoại hóa, lịch sử hóa nhân vật phụng thờ.
Ở nước ta hiện nay, thuật ngữ tín ngưỡng có thể hiểu theo hai nghĩa.
Khi nói tự do tín ngưỡng, chúng ta có thể hiểu đó là tự do về ý thức hay tự do
về tín ngưỡng tôn giáo. Nếu hiểu tín ngưỡng là ý thức thì tín ngưỡng bao trùm
trên tôn giáo, là một bộ phận chủ yếu nhất cấu thành tôn giáo. Không có tín
ngưỡng sẽ không có tôn giáo. Trong chỉ thị của Bộ Chính trị về công tác tôn
giáo ở nước ta, cụm từ “tín ngưỡng tôn giáo không phân biệt hai phạm trù tín
ngưỡng và tôn giáo” [60, tr.68].
Tuy nhiên, Từ điển tiếng Việt định nghĩa tín ngưỡng là: “lòng tin và sự
tôn thờ một tôn giáo” [64, tr.1646], tức là tín ngưỡng chỉ tồn tại trong một tôn
giáo.

10
Theo giải thích của Đào Duy Anh, tín ngưỡng là: “lòng ngưỡng mộ, mê
tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa” [1, tr.283].
Ngô Đức Thịnh đưa ra quan điểm rõ ràng hơn: “Tín ngưỡng được hiểu
là niềm tin của con người vào cái gì đó thiêng liêng, cao cả, siêu nhiên, hay
nói gọn lại là niềm tin, ngưỡng vọng vào “cái thiêng”, đối lập với cái “trần
tục”, hiện hữu mà ta có thể sờ mó, quan sát được. Có nhiều loại niềm tin,
nhưng ở đây là niềm tin của tín ngưỡng là niềm tin vào “cái thiêng”. Do vậy,
niềm tin vào cái thiêng thuộc về bản chất của con người, nó là nhân tố cơ bản
tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng như giống đời sống vật chất,
đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm ” [53. tr,16].
Trần Ngọc Thêm cho rằng, tín ngưỡng được đặt trong văn hóa tổ chức
đời sống cá nhân: “Tổ chức đời sống cá nhân là bộ phận thứ hai trong văn hóa
tổ chức cộng đồng. Đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồng được tổ chức theo

những tập tục được lan truyền từ đời này sang đời khác (phong tục). Khi đời
sống và trình độ hiểu biết còn thấp, họ tin tưởng và ngưỡng mộ vào những
thần thánh do họ tưởng tượng ra (tín ngưỡng). Tín ngưỡng cũng là một hình
thức tổ chức đời sống cá nhân rất quan trọng. Từ tự phát lên tự giác theo con
đường quy phạm hóa thành giáo lý, có giáo chủ, thánh đường… tín ngưỡng
trở thành tôn giáo. Ở xã hội Việt Nam cổ truyền, các tín ngưỡng dân gian
chưa chuyển được thành tôn giáo theo đúng nghĩa của nó - mới có những
mầm mống của những tôn giáo như thế - đó là Ông Bà, đạo Mẫu. Phải đợi khi
các tôn giáo thế giới như Phật, Đạo, Kitô giáo… đã được du nhập và đến thời
điểm giao lưu với phương Tây, các tôn giáo dân tộc như: Cao Đài, Hòa Hảo
mới xuất hiện” [50, tr.262].

11
Đặng Nghiêm Vạn cho rằng, “Trong tín ngưỡng phải có yếu tố thiêng
liêng liên quan đến một thế giới vô hình, đến những siêu linh, mà chính con
người tưởng tượng và sáng tạo ra nó” [60, tr.82].
Ở phương Tây, phổ biến thuật ngữ tôn giáo bình dân. Thuật ngữ đó có
thể hiểu tôn giáo theo lối bình dân, nghĩa là theo tập quán, theo dư luận hoặc
bị cuốn hút vào các nghi lễ, chứ không theo lối chính thống chủ yếu xuất phát
từ việc nghiên cứu giáo lý, suy tư rồi giác ngộ mà theo. Hoặc cũng có thể hiểu
là các hình thức tôn giáo dân tộc được lưu truyền từ xa xưa, gần gũi với cộng
đồng như các lễ hội, các cuộc hành hương, các ngày lễ, thậm chí các hình
thức bói toán, tướng số… Ở đó cả tầng lớp trí thức, mặc dù ít tin theo nhưng
vẫn tham gia. Ở những lễ hội, đám rước… đó vẫn đa phần lớp bình dân, ở
nông thôn hưởng ứng, theo một truyền thống đã có từ lâu trong dân tộc. Niềm
tin tôn giáo hay tín ngưỡng biểu hiện ở những nền văn hóa khác nhau và rất
đa dạng.
Trong công trình nổi tiếng “Văn hóa nguyên thủy”, E.B Tylor cho rằng:
“Cần đặc biệt chú ý là những tín ngưỡng và tập quán khác nhau đều có những
nền tảng vững chắc trong thuyết vật linh nguyên thủy, như thể chúng đã thực

sự mọc lên từ đó. Trong thuyết vật linh phức tạp, chúng trở thành sản phẩm
của sự ngu dốt hơn là của nhà triết học và tồn tại như những tàn tích của cái
cũ hơn là những sản phẩm của đời sau, khi chuyển từ sức sống đầy đủ sang
trạng thái tàn tích” [58, tr.939].
X.A. Tocarev, nhà nghiên cứu tôn giáo nổi tiếng của Nga cho biết:
“Mặc dù bác bỏ luận thuyết về sự phát triển nội tại của tôn giáo, chúng tôi vẫn
không bao giờ phủ định sự tồn tại của những mối liên hệ nguồn gốc giữa các
tín ngưỡng. Chúng ta đã thấy rõ những tín ngưỡng đó có tính bảo thủ đến mức

12
nào. Bất kỳ một tín ngưỡng nào đã bắt rễ vững chắc cũng đều tồn tại trong
nhân dân rất lâu bền, thậm chí tồn tại ngay cả lúc những điều kiện sản sinh ra
nó đã thay đổi” [57, tr.55]. Theo ông, các hình thức tôn giáo sơ khai là: tô tem
giáo, bùa mã và lễ ám hại, chữa bệnh bằng phù phép, lễ dục tình, ma chay, lễ
thành niên, sự thờ cúng của nghề săn bắt, sự thờ cúng của thị tộc mẫu hệ, sự
thờ cúng tổ tiên, Shaman giáo, Naguan giáo, sùng bái hội kín, thờ cúng thủ
lĩnh, thờ thần bộ lạc, thờ thần nông.
Như vậy, ở phương Tây, các nhà nghiên cứu thường dùng khái niệm
tôn giáo bao hàm cả các tôn giáo có hệ thống và tổ chức, tôn giáo dân gian và
tôn giáo nguyên thủy. Do vậy, theo họ, tín ngưỡng là bộ phận quan trọng của
tôn giáo, nằm trong khái niệm tôn giáo, là cơ sở hình thành tôn giáo. Tuy
nhiên, niềm tin vào cái thiêng đó, cũng theo hoàn cảnh và trình độ phát triển
kinh tế - xã hội của mỗi dân tộc, địa phương, quốc gia mà thể hiện ra dưới các
hình thức tín ngưỡng và tôn giáo cụ thể khác nhau như: tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ mẫu, tín ngưỡng sùng bái
tự nhiên…
Các hình thức tín ngưỡng mang đặc thù theo từng không gian văn hóa,
chủ thể văn hóa cũng như thời gian văn hóa khác nhau nhưng vẫn là biểu hiện
niềm tin vào cái thiêng, sự ngưỡng mộ và sùng bái của con người. Do vậy, tín
ngưỡng là một hiện tượng văn hóa mang tính lịch sử, một phạm trù lịch sử.

Trong đời sống thường ngày, khi đề cập đến tín ngưỡng người ta
thường liên tưởng đến những hiện tượng xã hội có tính chất linh thiêng, thần
bí, thể hiện niềm tin về một thế giới vô hình, về cuộc sống sau khi chết, về sự
tồn tại của linh hồn người chết và sự tác động của lực lượng này đối với cuộc
sống hiện tại của con người. Hiện tượng này gắn liền với các phong tục, tập

13
quán, thói quen, truyền thống của một cộng đồng người hay một dân tộc, nó
phản ánh nếp sống, cung cách ứng xử của con người cũng như phản ánh lịch
sử phát triển văn hoá của cộng đồng dân tộc đó.
Một vấn đề được đặt ra, vậy tôn giáo và tín ngưỡng là đồng nhất hay
khác nhau? Trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, Ănghen viết: “Tất cả mọi tôn
giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc con người - của
những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự
phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực
lượng siêu trần thế” [39, tr.437].
Dưới góc độ văn hoá học, Nguyễn Hồng Dương trong tác phẩm “Tôn
giáo trong mối quan hệ văn hoá và phát triển” đã từng định nghĩa: Tôn giáo
thuộc lĩnh vực tinh thần của văn hoá được hình thành trong lịch sử. Một mặt
nó phản ánh quan niệm và cách ứng xử về chuẩn mực luân lý, đạo đức, lối
sống theo cung cách của nền văn hoá mà nó chịu sự tác động. Như vậy, tác
giả cho rằng, tôn giáo là một hiện tượng văn hoá tinh thần phản ánh sự nhận
thức của con người về thế giới xung quanh, về cuộc sống xã hội biểu hiện
thông qua những hành vi ứng xử của họ. Nhận thức và hành vi của cộng đồng
tôn giáo luôn được thể hiện ở hai mặt: tâm linh và xã hội. Về mặt tâm linh,
thông qua các nghi lễ thực hành tôn giáo con người bày tỏ niềm tin và tình
cảm sâu sắc của mình đối với lực lượng siêu nhiên vô hình, cũng qua đó con
người thoả mãn những nhu cầu và khát vọng của họ trong cuộc sống trần tục.
Về mặt xã hội, những chuẩn mực đạo đức được quy định trong giáo lý, giáo
luật có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử của các tín đồ trong cuộc sống.

Như vậy, về bản chất, cả tôn giáo và tín ngưỡng đều là những hiện
tượng tâm lý xã hội phản ánh hiện thực một cách sai lầm, hư ảo; niềm tin của
con người đối với lực lượng siêu nhiên, thế giới vô hình và cuộc sống sau khi

14
chết là cơ sở của mọi tôn giáo và tín ngưỡng. Bởi vậy, một số tác giả đã đồng
nhất tín ngưỡng với tôn giáo, như: X.A. Tocaret. Hoặc các công trình nghiên
cứu của Đặng Nghiêm Vạn thường sử dụng thuật ngữ tôn giáo để chỉ các hiện
tượng biểu thị niềm tin đối với lực lượng siêu nhiên, kể cả niềm tin vào linh
hồn người chết. Đặng Nghiêm Vạn đã coi hiện tượng thờ cúng tổ tiên ở Việt
Nam là tôn giáo dân tộc. Đây là quan điểm khá phổ biến của các học giả hiện
nay khi nghiên cứu về thờ cúng tổ tiên của người Việt. Bên cạnh đó, họ cũng
chỉ ra sự khác nhau giữa tôn giáo với tín ngưỡng về hình thức biểu hiện và
trình độ tổ chức còn về bản chất thì không có sự khác biệt đáng kể.
Hiện nay, có cách hiểu về tín ngưỡng, họ cho rằng: tín ngưỡng có trình
độ phát triển thấp hơn so với tôn giáo về mặt tổ chức, thiết chế, giáo chủ…
Bên cạnh đó, có những cách suy nghĩ cho rằng tôn giáo và tín ngưỡng đồng
nhất và gọi chung là tôn giáo, đồng thời có sự phân biệt giữa tôn giáo dân tộc,
tôn giáo quốc tế, tôn giáo vùng miền. Tác giả không đi sâu vào sự khác biệt
giữa tín ngưỡng và tôn giáo, mà chủ yếu kế thừa các quan điểm nghiên cứu về
tín ngưỡng của các nhà khoa học đi trước để tìm kiếm một định nghĩa về tín
ngưỡng chung. “Dù hiểu trên góc độ nào, tín ngưỡng - tôn giáo vẫn là một
hình thái ý thức xã hội, cũng là một nhu cầu của xã hội. Và một khi những
nhu cầu ấy chưa được những hình thái khác của ý thức xã hội hoàn toàn thỏa
mãn thì đối với một số tầng lớp xã hội, tín ngưỡng - tôn giáo vẫn là nguồn gốc
của giá trị đạo đức, niềm an ủi, sự nâng đỡ về tâm lý” [49, tr.12]. Theo quan
điểm của người viết, thì tín ngưỡng được hiểu như sau: Tín ngưỡng là hệ
thống những niềm tin và cách thức biểu lộ đức tin của con người đối với
những hiện tượng tự nhiên hay xã hội; nhân vật lịch sử hay huyền thoại có
liên quan đến cuộc sống của họ nhằm cầu mong sự che chở, giúp đỡ từ những

đối tượng siêu hình mà người ta thờ phụng.

15
*Tổ tiên
Theo quan niệm của nhiều người, “Tổ tiên” là những người đã qua đời
trong một dòng họ. Với tác giả Trần Đăng Sinh thì: “Tổ tiên là khái niệm
dùng để chỉ những người có cùng huyết thống nhưng đã mất như cụ, kị, ông
bà, cha mẹ… những người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng, có ảnh
hưởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần tới thế hệ con cháu” [42,
tr.25]. Còn tổ tiên trong xã hội nguyên thủy là tổ tiên tô tem giáo của thị tộc.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tô tem giáo ra đời khá sớm. Ở thời kỳ thị tộc mẫu
hệ, tổ tiên tô tem là những vật trong thiên nhiên được thần thánh hóa hoặc là
các vị thần. Thời kỳ thị tộc phụ hệ, tổ tiên lại là những người đứng đầu thị tộc
đầy quyền uy, khi mất họ trở thành thần che chở cho gia đình thị tộc.
Tổ tiên trong xã hội có giai cấp được thể hiện đầy đủ hơn. Họ thường là
những người giữ địa vị chủ gia đình, gia tộc nhưng đã mất, có quyền thừa kế
và di chúc tài sản được luật pháp và xã hội thừa nhận.
Trong quá trình phát triển của lịch sử khái niệm tổ tiên cũng có sự biến
đổi phát triển. Nó không còn chỉ bó hẹp trong phạm vi huyết thống gia đình,
họ tộc… mà đã mở rộng ra phạm vi cộng đồng, xã hội. Sự hình thành và phát
triển của các quốc gia, dân tộc thường gắn liền với tên tuổi của những người
có công tạo dựng, giữ gìn cuộc sống của cộng đồng. Họ là những anh hùng,
danh nhân mà khi sống được tôn sùng, kính nể, khi mất được tưởng nhớ, thờ
phụng trong các không gian tôn giáo. Ở Việt Nam, họ là những tổ sư, tổ nghề,
thành hoàng làng, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa…
*Thờ cúng tổ tiên
Thờ cúng tổ tiên là hình thức tín ngưỡng mà thông qua nghi lễ thờ cúng
nhằm xác lập “mối liên hệ” giữa người sống với người chết, giữa người ở thế
giới hiện tại và thế giới tâm linh.


16
Các nghi thức thờ cúng tổ tiên ở nước ta tuy phần lớn phỏng theo nghi
lễ Nho giáo, nhưng lại có những yếu tố rất gần gũi với Phật giáo hay Đạo
giáo. Mặt khác, với tính chất một tín ngưỡng dân dã, các hành vi lễ thức
thường được thực hiện theo tâm thức dân gian và cũng không hoàn toàn thống
nhất ở các gia đình, các địa phương.
Thờ cúng là hoạt động có ý thức của con người, là tổng thể phức hợp
những yếu tố: ý thức về tổ tiên, biểu tượng về tổ tiên và lễ nghi thờ cúng tổ
tiên trong không gian thờ cúng.
“Thờ” có ý bao hàm một hành động biểu hiện sự sùng kính một
đấng siêu nhiên như thần thánh, tổ tiên, đồng thời cũng có nghĩa là cách ứng
xử với bề trên cho phải đạo như thờ cha mẹ, thờ thần hay một người có ơn với
mình. “Thờ” trong thờ cúng tổ tiên là yếu tố thuộc ý thức về tổ tiên, là tâm
linh, tình cảm của con cháu hướng về cội nguồn. Thờ tổ tiên là thể hiện sự
thành kính, biết ơn và tưởng nhớ đến tổ tiên, thể hiện niềm tin vào sự bảo hộ
che chở của tổ tiên.
“Cúng” là yếu tố mang tính lễ nghi, là dâng lễ vật cho tổ tiên, những
người đã khuất, là sự thực hành một loại động tác (cúng, vái, lạy…) của
người được quyền thờ cúng. Đó là hoạt động dưới dạng hành lễ và được quy
định bởi quan niệm, phong tục, tập quán của mỗi cộng đồng dân tộc.
“Thờ” và “cúng” là hai yếu tố có tác động qua lại và tạo nên chỉnh thể
riêng biệt – đó là sự phụng thờ tổ tiên.
Sự “thờ”, “tôn thờ” là nội dung, còn hoạt động “cúng” là hình thức biểu
đạt của nội dung thờ cúng. Ý thức tôn thờ, thành kính, biết ơn, tưởng nhớ, hi
vọng sự trợ giúp của tổ tiên là nội dung cốt lõi, là cái chủ yếu khiến sự thờ
phụng thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Nếu không có “thờ” mà chỉ có
“cúng” thì tự bản thân tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không có phần thiêng,

17
không có sự hấp dẫn nội tại và dễ thành nhạt nhẽo, vô vị, mai một. Sự “cúng”,

tuy chỉ là hình thức biểu đạt, song nó tôn vẻ linh thiêng, huyền bí, mờ ảo, tạo
nên sức hấp dẫn, nó chính là hương vị, màu sắc, chất keo dính thỏa mãn niềm
tin tôn giáo, đáp ứng nhu cầu của chủ thể thờ cúng.
Tóm lại, qua việc tìm hiểu trên chúng ta có thể rút ra kết luận: Tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một phận của ý thức xã hội, là một loại hình tín
ngưỡng dân gian, được hình thành từ thời nguyên thủy trong chế độ thị tộc
phụ quyền. Đó là sự biết ơn, tưởng nhớ và tôn thờ những người có công sinh
thành, tạo dựng, bảo vệ cuộc sống như: cha mẹ, ông bà, cụ, kỵ, tổ sư tổ nghề,
thành hoàng, tổ nước…
1.2 Thờ cúng tổ tiên là tôn giáo hay tập tục
Vấn đề thờ cúng tổ tiên là tôn giáo, một tín ngưỡng dân gian hay tập
tục, là truyền thống của dân tộc, hay là quốc đạo thì vẫn chưa có sự thống
nhất, còn nhiều ý kiến tranh luận khác nhau. Thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam là
một tín ngưỡng có sức sống lâu bền, có gốc rễ sâu xa trong cộng đồng người
Việt. Do đó, Thờ cúng tổ tiên là hiện tượng xã hội có tính phổ biến. Một thời
gian dài, tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên chưa được hiểu đầy đủ, nên người ta
ứng xử với loại hình tín ngưỡng này chưa thật thỏa đáng. Cho dù có thời kỳ
lịch sử, ai đó đã từng phê phán, thậm chí còn liệt thờ cúng tổ tiên vào loại
“mê tín dị đoan” đi nữa thì cho đến đầu thế kỷ XXI thờ cúng tổ tiên lại trỗi
dậy. Điều đó nói lên sức sống trường tồn của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
trong lòng dân tộc.
Khái niệm tôn giáo bao gồm toàn bộ quan niệm, ý thức tôn giáo, tình
cảm tôn giáo, hành vi hoạt động và tổ chức tôn giáo. Tín ngưỡng chỉ mang
hình thức tôn giáo khi ý thức con người phát triển đến trình độ tư duy trừu
tượng, có thể hình thành các biểu tượng như “đấng sáng thế”, “thế giới tâm

18
linh” xuất hiện tầng lớp người chuyên làm nghề tôn giáo, xuất hiện hệ thống
giáo lý, giáo luật, giáo lễ, hệ thống các nơi thờ cúng được tổ chức chặt chẽ.
Tôn giáo, tín ngưỡng là chỗ dựa tinh thần, là phần sâu lắng nhất, nó thuộc về

đời sống tâm linh của con người, cho nên nó là một bộ phận cực kỳ quan
trọng trong văn hoá tộc người. Mỗi khi gặp nhiều điều rủi ro bất hạnh trong
cuộc sống, muốn thoát khỏi mọi điều đau khổ trên trần gian, thì con người lại
gửi gắm niềm tin vào lực lượng siêu nhiên hư ảo và cầu xin ở nơi thờ cúng
các vị thánh thần. Cũng vì lẽ đó mà tín ngưỡng tồn tại trong nhân dân rất
vững chắc và lâu bền, ngay cả khi những điều kiện sản sinh ra nó đã thay đổi.
Các học giả như Toan Ánh, Hoàng Quốc Hải… đã khẳng định, thờ
cúng tổ tiên không phải là tôn giáo mà thực chất đó là một phong tục, một tín
ngưỡng. Trong tác phẩm “Phong tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt
Nam” tác giả Toan Ánh đã cho rằng “Thờ phụng tổ tiên không phải là một thứ
tôn giáo, do đó không thể gọi là đạo giáo, vì một đạo giáo phải có giáo chủ và
giáo điều và việc thi hành đạo phải qua trung gian tu sĩ. Thờ cúng tổ tiên do
lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ đã
khuất mà thôi” [3, tr.4]. Còn tác giả Hoàng Quốc Hải trong cuốn “Văn hóa
phong tục” viết: “ Phải khẳng định rằng, thờ cúng tổ tiên ở nước ta chỉ là một
tín ngưỡng mang tính đạo lý, chứ không phải là một tôn giáo” [24, tr.14].
GS. Phan Đại Doãn quan niệm thờ cúng tổ tiên như một tín ngưỡng gắn
liền với sự củng cố quan hệ họ hàng, gia đình. Không ít người cho rằng thờ
cúng tổ tiên không phải là tôn giáo mà là một loại hình tín ngưỡng, hay tín
ngưỡng dân gian. Tác giả Hà Văn Tăng – Trương Thìn lý giải: “Từ xa xưa
thờ cúng tổ tiên rõ ràng là một tín ngưỡng sâu sắc của người Việt… nhưng từ
đó, chưa thể nói rằng thờ cúng tổ tiên là một thứ tôn giáo của người Việt.
Thoạt nhìn, có thể coi đó là tôn giáo, vì hầu hết các nhà đều có bàn thờ, đều

19
làm những nghi thức thờ cúng trang trọng và thành kính, nghĩa là có những
dấu hiệu của tôn giáo, nhưng đó chưa phải là tôn giáo hiểu theo nghĩa chặt
chẽ của khái niệm này. Thờ cúng tổ tiên không có những giáo lý thống nhất,
cũng không có giáo hội với những phép tắc nghiêm ngặt như thường thấy các
tôn giáo xưa và nay” [45, tr.149 – 150]. Tín ngưỡng này mọi niềm tin đều

mang tính nguyên thuỷ, chất phác không thông qua các giáo chủ, giáo lý và
giáo hội nào.
Trong khi các học giả trên không thừa nhận tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
là một tôn giáo, thì cố giáo sư Nguyễn Đổng Chi lại cho rằng nó gần như là
một thứ tôn giáo. Còn giáo sư Đặng Nghiêm Vạn thì khẳng định thờ cúng tổ
tiên là tôn giáo và nằm trong “hệ thống tôn giáo dân tộc”. Tác giả viết: “Cũng
cần lưu ý rằng, ta không thấy ghép từ giáo sau các tôn giáo mới phát sinh như
Cao Đài, Hòa Hảo… hay các tôn giáo truyền thống như đạo tổ tiên, đạo thờ
thành hoàng làng… Gần đây bản thân tác giả muốn gọi là hệ thống tôn giáo
dân tộc” [60, tr.24].
Nhà nghiên cứu Phan Kế Bính thì xem thờ cúng tổ tiên như là một tập
tục truyền thống mang giá trị đạo đức, thể hiện lòng thành kính nghĩa cử của
con cháu: “Xét cái tục phụng sự tổ tiên của ta rất là thành kính, ấy cũng là
một bất vong bản, cũng là một việc nghĩa vụ của người” [6, tr.20 - 21].
Ở miền Bắc nước ta, nhiều người gọi thờ cúng tổ tiên hay là đạo thờ tổ
tiên. Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu cho rằng, dân chúng quan niệm
“đạo” ở đây không có nghĩa là một tôn giáo, như đạo Công giáo, đạo Phật,
đạo Hồi mà phải hiểu nó như là đạo lý làm người, đạo làm con, đạo hiếu
nghĩa. Trong tác phẩm “Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam”, tác
giả Ngô Đức Thịnh nêu lý do ông gọi Thờ cúng tổ tiên là đạo vì: “Khái niệm

20
đạo ở đây, theo ý nghĩa là “con đường”, “cách thức” đưa con người đạt tới
niềm tin vào cái thiêng liêng, siêu nhiên. Như vậy, đạo theo nghĩa rộng nó có
thể bao gồm cả một số hình thức tín ngưỡng và tôn giáo, còn đạo theo nghĩa
hẹp hơn là chỉ một số hình thức tín ngưỡng phát triển có xu hướng trở thành
tôn giáo sơ khai hay là tôn giáo dân gian” [53, tr.17 – 21].
Còn ở miền Nam nước ta, thờ cúng tổ tiên lại được nhân dân gọi là đạo
ông bà. Nguyễn Đình Chiểu viết: “Thà đui mà giữ đạo nhà, còn hơn có mắt
ông cha không thờ”. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, có thể gọi là đạo thờ

cúng tổ tiên cũng được, nhưng đạo ở đây không có nghĩa như: đạo Kitô, đạo
Hồi, đạo Phật… mà phải hiểu như đạo làm người, làm con,… và những đạo
ấy không thể là một tôn giáo vì đã là một tôn giáo thì phải có người sáng lập,
giáo lý, giáo luật, giáo hội, lễ nghi…
Như vậy, thờ cúng tổ tiên là phong tục, truyền thống, tín ngưỡng hay
tôn giáo thì vẫn đang còn nhiều ý kiến khác nhau, bởi theo tiêu chí truyền
thống về tôn giáo, các yếu tố cần có như người sáng lập, giáo lý, giáo luật,
giáo hội, lễ nghi là những tiêu chí rất quan trọng. Nếu theo những tiêu chí
này thì chỉ có thể kể tới các tôn giáo có tính chất quốc tế như Phật giáo, Kitô
giáo, hay những tôn giáo khu vực như Ấn Độ giáo còn hầu hết các hình
thức thờ cúng, tế lễ khác được coi là tín ngưỡng.
Bản thân tác giả đồng tình với việc coi thờ cúng tổ tiên là một tín
ngưỡng, tập tục truyền thống vì thờ cúng tổ tiên được hình thành trực tiếp từ
cuộc sống phong phú, đa dạng, có kết cấu đơn giản, mang tính dân dã đời
thường; Thờ cúng tổ tiên thiếu những căn cứ cơ bản của một tôn giáo như
người sáng lập, hệ thống tổ chức, giáo lý, giáo luật,…; Trong thờ cúng tổ tiên

21
yếu tố hàng đầu không phải là niềm tin tôn giáo mà là đạo lý, đó là việc làm
để tưởng nhớ tổ tiên, hướng về cuội nguồn.
Tóm lại, qua việc tìm hiểu trên chúng ta có thể rút ra kết luận: Tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một phận của ý thức xã hội, là một loại hình tín
ngưỡng dân gian, được hình thành từ thời nguyên thủy trong chế độ thị tộc
phụ quyền. Với niềm tin thiêng liêng rằng, tổ tiên tuy đã chết nhưng linh hồn
vẫn còn tồn tại, có khả năng che chở, phù giúp con cháu, được thể hiện thông
qua nghi lễ thờ phụng. Đó là sự biết ơn, tưởng nhớ và tôn thờ những người có
công sinh thành, tạo dựng, bảo vệ cuộc sống như: cha mẹ, ông bà, cụ, kỵ, tổ
sư tổ nghề, thành hoàng, tổ nước…
1.3 Nguồn gốc, bản chất, các hình thức thờ cúng của tín ngƣỡng thờ cúng
tổ tiên

1.3.1 Nguồn gốc
- Nguồn gốc kinh tế - xã hội của thờ cúng tổ tiên
Thờ cúng tổ tiên là một bộ phận của ý thức xã hội, nảy sinh trên cơ sở
kinh tế xã hội và chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Do đó, tìm nguồn gốc
của nó không phải trong ý thức mà phải trong điều kiện lịch sử xã hội, lịch sử
hoạt động thực tiễn của con người.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, thì sự bất lực của con
người trong đấu tranh với tự nhiên là một trong những nguồn gốc xã hội của
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Lịch sử xã hội loài người là lịch sử phát triển kế tiếp nhau của các hình
thái kinh tế - xã hội. Cơ sở kinh tế của xã hội nguyên thủy là nền kinh tế tự
nhiên lấy săn bắt, hái lượm là chính. Vì thế cuộc sống lệ thuộc rất nhiều vào

×