Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Thế giới nhân vật học trò trong tác phẩm Lá nằm trong lá của Nguyễn Nhật Ánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.28 KB, 61 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
--------------------------------

VŨ THỊ NGỌC

THẾ GIỚI NHÂN VẬT HỌC TRÒ
TRONG TÁC PHẨM LÁ NẰM TRONG LÁ
CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC THIẾU NHI
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THỊ NHÀN

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy, cô giáo
trong khoa Giáo dục Mầm non trong quá trình làm khóa luận này. Đặc biệt tôi
xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô giáo, Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhàn – người
đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi có thể hoàn thành khóa luận.
Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận, dù đã rất cố gắng song do thời
gian và năng lực có hạn nên khóa luận vẫn còn nhiều thiếu sót, hạn chế, tôi rất
mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Vũ Thị Ngọc



LỜI CAM ĐOAN
Đề tài khóa luận: “Thế giới nhân vật học trò trong tác phẩm Lá nằm
trong lá của Nguyễn Nhật Ánh” được tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô
giáo, Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhàn. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng cá nhân tôi, kết quả thu được trong đề tài là hoàn toàn trung
thực và không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Vũ Thị Ngọc


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
7. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 7
8. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 7
NỘI DUNG ....................................................................................................... 8
Chương 1. NHỮNG HOÀN CẢNH VÀ ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH NHÂN
VẬT HỌC TRÒ TRONG TÁC PHẨM “LÁ NẰM TRONG LÁ” .................... 8
1.1. Khái niệm nhân vật .................................................................................... 8
1.2. Thống kê nhân vật học trò trong tác phẩm Lá nằm trong lá ................... 10

1.2.1. Bảng thống kê nhân vật học trò ............................................................ 10
1.2.2. Nhận xét về thế giới nhân vật................................................................ 11
1.3. Nhân vật học trò - những hoàn cảnh khác nhau ......................................... 12
1.4. Nhân vật học trò - những đặc điểm tính cách .......................................... 17
1.4.1. Nhân vật học trò - những tính cách đa dạng ........................................ 17
1.4.2. Nhân vật học trò – những rung động đầu đời....................................... 24
1.4.3. Nhân vật học trò – những mộng mơ hoài bão ...................................... 30
Tiểu kết chương 1: .......................................................................................... 34
Chương 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT HỌC TRÒ TRONG
TÁC PHẨM LÁ NẰM TRONG LÁ ................................................................. 35


2.1. Cách đặt tên nhân vật ............................................................................... 35
2.2. Nghệ thuật sắp xếp, gắn kết thế giới nhân vật trong các mối quan hệ .... 37
2.2.1. Nhân vật học trò trong quan hệ gia đình .............................................. 37
2.2.2. Nhân vật học trò trong quan hệ trường lớp .......................................... 39
2.3. Nghệ thuật miêu tả nhân vật .................................................................... 40
2.3.1. Miêu tả ngoại hình ................................................................................ 40
2.3.2. Miêu tả hành động ................................................................................ 43
2.3.3. Miêu tả nội tâm ..................................................................................... 45
2.4. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ .................................................................. 46
2.4.1. Ngôn ngữ người kể chuyện.................................................................... 46
2.4.2. Ngôn ngữ nhân vật ................................................................................ 49
2.4.2.1. Ngôn ngữ đối thoại………………………………………………….49
2.4.2.2. Ngôn ngữ độc thoại…………………………………………………51
Tiểu kết chương 2: .......................................................................................... 53
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 56



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học thiếu nhi cũng như văn học nói chung, là một loại hình
nghệ thuật độc đáo. Đó là nghệ thuật ngôn từ, đóng vai trò quan trọng, góp
phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Đến với văn học, trẻ được sống trong
thế giới hấp dẫn, mới lạ với những cảm xúc tình cảm trong sáng hồn nhiên.
Văn học không những góp phần mở rộng kiến thức cho trẻ về thế giới, về môi
trường xung quanh mà còn góp phần làm giàu tâm hồn, hướng trẻ đến những
tình cảm đạo đức tốt đẹp theo cách riêng của nghệ thuật văn chương. Tiếp xúc
sớm với văn học, trẻ thơ sẽ học được nhiều điều tốt đẹp trong cách ứng xử
giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người
với vạn vật xung quanh. Từ đó, trẻ có thái độ đúng đắn với cái tốt, cái xấu,
biết những điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Văn học giáo dục cho trẻ em tình
cảm tốt đẹp về gia đình, về thầy cô, về bạn bè và những người xung quanh.
Thực chất, văn học góp phần giáo dục các em trở thành những con người
chân chính có ích cho cuộc sống, cho xã hội.
1.2. Trong nền văn học Việt Nam, mảng văn học viết cho lứa tuổi học
trò chiếm một vị trí không nhỏ và đạt được những thành tựu đáng kể. Nó góp
phần làm phong phú thêm cho nền văn học dân tộc. Vì vậy, việc nghiên cứu
mảng đề tài này là hữu ích và cần thiết.
Tuổi học trò là lứa tuổi hồn nhiên, trong sáng. Những trải nghiệm đầu
đời cùng bao kỉ niệm của lứa tuổi này đã trở thành đề tài quen thuộc đối với
người cầm bút. Nguyễn Nhật Ánh là một trong những nhà văn viết cho lứa
tuổi học trò được bạn đọc yêu thích nhất trong mấy thập kỷ gần đây. Mỗi tác
phẩm của ông khi ra đời đều tạo nên những cơn sốt đối với độc giả và lứa tuổi
học trò. Lựa chọn đề tài “Thế giới nhân vật học trò trong tác phẩm Lá nằm

1



trong lá của Nguyễn Nhật Ánh”, người viết muốn tìm hiểu để thấy rõ hơn
những tình cảm mà nhà văn dành riêng cho lứa tuổi này, cũng như tài năng
của nhà văn.
1.3. Tác phẩm Lá nằm trong lá là truyện dài, viết về lứa tuổi học trò.
Cuốn sách tái hiện những cung bậc tình cảm khá phong phú của lứa tuổi học
sinh trong quan hệ tình bạn, tình thầy trò. Đây là cuốn sách nhẹ nhàng dành
cho những ai đã và đang đi qua lứa tuổi học trò đáng yêu. Nguyễn Nhật Ánh
đã tái hiện trong tác phẩm những hình ảnh chân thật, gần gũi, những tình cảm
đáng yêu của lứa tuổi ngồi trên ghế nhà trường. Người đọc thấy được một thế
giới tinh thần đầy màu sắc, thấy được tâm lý của tuổi mới lớn, những bài học
đầu đời đầy ý nghĩa. Bên cạnh đó, độc giả còn tìm thấy được những giá trị
văn hóa truyền thống của người Việt Nam, yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên về
những vùng quê yên bình. Nhà văn đã thổi vào nền văn học thiếu nhi Việt Nam
một luồng gió mới vừa đáng yêu, lành mạnh, song cũng rất tinh nghịch, góp
phần đẩy lùi những cám dỗ của cuộc sống thế giới bên ngoài thời đương đại.
1.4. Lâu nay, việc nghiên cứu tác phẩm Lá nằm trong lá, chưa được
quan tâm nhiều. Vì vậy, tìm hiểu tác phẩm sẽ giúp tác giả khóa luận có hiểu
biết sâu hơn về tâm lý lứa tuổi học trò, thấy được cái hay, cái đẹp của tác
phẩm. Ngoài ra, khi tìm hiểu tác phẩm sẽ giúp người viết có thêm vốn kiến
thức văn học. Điều đó hữu ích cho một giáo viên mầm non tương lai. Với
những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Thế giới nhân vật học trò trong
tác phẩm Lá nằm trong lá của Nguyễn Nhật Ánh” để làm đề tài nghiên cứu
cho khóa luận tốt nghiệp đại học của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Từ lâu, cái tên Nguyễn Nhật Ánh đã trở nên quen thuộc với bạn đọc ở
những lứa tuổi khác nhau, nhất là tuổi thiếu niên nhi đồng. Nguyễn Nhật Ánh
là cây bút viết văn, viết truyện tài năng. Trong nhiều năm qua, số lượng các

2



bài viết, các công trình nghiên cứu về con người và sự nghiệp của Nguyễn
Nhật Ánh đã được giới mến mộ quan tâm. Hầu hết, các bài viết và các công
trình nghiên cứu về ông là của các tác giả có tên tuổi, có uy tín trong giới
nghiên cứu.
Những năm gần đây đã có khá nhiều các ý kiến nhận xét, đánh giá về
những sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh. Trong khuôn khổ khóa luận, chúng tôi
xin điểm một số công trình tiêu biểu và những ý kiến liên quan đến thế giới
nhân vật trẻ thơ trong tác phẩm của nhà văn, hẹp hơn là những ý kiến liên
quan đến tác phẩm Lá nằm trong lá.
Tác giả Yến Nhi [Trên trang web https//diêndan.hocmai.vn] trong bài
Đánh giá tác phẩm Lá nằm trong lá của Nguyễn Nhật Ánh, 2013] có viết:
“Mở cuốn sách mới của tác giả Nguyễn Nhật Ánh, bạn sẽ gặp những cái tên
quen thuộc của những người nổi tiếng ngay trang 5, trang trọng đề tặng “các
bạn văn hữu”: nhà thơ Bùi Chí Vinh, Phạm Sỹ Sáu, Lê Minh Quốc, nhà văn
Nguyễn Đông Thức, nhà phê bình Huỳnh Như Phương, nhà báo Nguyễn
Công Khế, Kim Hạnh,… Tuổi niên thiếu của “những thằng quỷ nhỏ” trong
truyện có gắn gì với họ không, có phải là họ không, chỉ họ và tác giả mới biết,
nhưng bạn đọc thì có thể tưởng tượng ra một nhóm “thằng” thân thiết, bắt đầu
lớn, biết thinh thích con gái và ngập mộng văn chương.”
Theo Độc Cô Hề [Trên trang web ] bài dự thi Viết
cảm nhận – số 1/2014: “Tuổi học trò qua trang sách” đã viết những suy nghĩ
của mình về tác phẩm Lá nằm trong lá như sau: “Tôi nghĩ, Nguyễn Nhật Ánh
quả thật rất thành công. Tình cảm tuổi mới lớn trong truyện của ông không
phải là một viên kẹo ngọt ngào hay một dòng suối mát lành, mà là lửa nhiệt
huyết của tuổi trẻ. Cô bé Thỏ Con cắt trụi mái tóc của mình gửi cho người yêu
làm kỉ niệm trước khi đi xa, cậu bé bần hàn ở nhờ trong nhà cô công chúa
kiêu kì nhẫn nhịn và thầm lặng. Có lẽ khi trưởng thành nhớ lại những chuyện

3



đó, bọn họ sẽ thấy buồn cười, nhưng không thể không thừa nhận mối tình đầu
thơ ngây đó làm cho cuộc sống của họ đầy đủ hơn, là nấc thang để họ hiểu
được tình yêu và đuổi theo hạnh phúc. Yêu, là phải cháy hết mình, cho dù bị
đốt chỉ còn là một nắm tro tàn bay đi theo gió, nhưng rồi nắm tro tàn ấy sẽ
vun đắp cho những điều tốt đẹp khác sinh sôi rực rỡ. Tình yêu tuổi học trò
luôn ngọt ngào, tôi nhận ra được điều này qua ngòi bút Nguyễn Nhật Ánh.
Cho dù có đau khổ, rơi lệ, cũng vẫn ngọt ngào. Bởi tình cảm của họ không
nhiễm tạp chất, tinh thuần như trang giấy trắng”.
Nhà nghiên cứu Lã Thị Bắc Lý trong sách Văn học thiếu nhi Việt Nam
thời kỳ hội nhập (2016), đã có những nhận xét về ngòi bút Nguyễn Nhật Ánh,
khi viết về lứa tuổi học trò, tác giả chỉ ra cách tiếp cận thế giới học trò của
nhà văn, những thành công, nét tinh tế khi nhà văn thể hiện các mối quan hệ
trường lớp của họ. Nhà nghiên cứu nhận xét: “Nếu như viết cho tuổi mới lớn,
Nguyễn Nhật Ánh quan tâm tới những rung động đầu đời, những nét tâm lí
thật nhạy cảm và tinh tế, thì khi viết cho tuổi học trò, anh khai thác chủ yếu là
những chuyện trường lớp, bài vở, những mối quan hệ thầy cô, bạn bè và mọi
người xung quanh. Từ điểm nhìn khách quan, tác giả đứng ở vị trí trung gian
giữa câu chuyện và người đọc để miêu tả, ghi chép những biến cố của cuộc
sống thật nhanh nhạy. Anh tiếp cận thế giới trẻ thơ cập nhật như người đi thu
thập và biên tập tin tức một cách cần mẫn. Trong tác phẩm của anh đầy ắp
những thông tin sự kiện của đời sống hiện đại” [8, tr.115].
Tác giả Thụy Anh [Trên trang web báo tuổi trẻ online tuổi trẻ.vn, thứ 2
ngày 17.10.2016] đã có những nhận xét về nhân vật học trò cũng như một số
đặc điểm nghệ thuật được thể hiện trong tác phẩm Lá nằm trong lá. Tác giả
Thụy Anh đề cập đến phong cách quen thuộc của nhà văn viết về chuyện tình
yêu tuổi mới lớn, nhận xét về giọng điệu kể chuyện, về cốt truyện, tình tiết
truyện hấp dẫn. Tác giả nhận xét như sau: “Nguyễn Nhật Ánh vẫn thế, với Lá


4


nằm trong lá: Lá nằm trong lá /Tay nằm trong tay... Đó là câu thơ trích từ bài
thơ tình của một đứa trẻ đang lớn, anh chàng thi sĩ nhí có cái bút danh rất kêu:
Cỏ Phong Sương – thành viên bút nhóm Mặt Trời Khuya, nhân vật của Lá
nằm trong lá – tác phẩm mới nhất của Nguyễn Nhật Ánh. Vẫn những câu
chuyện dễ thương viết cho tuổi học trò, những mối tình non, những tấm lòng
nồng nhiệt thật thà, và vẫn được kể bằng một giọng văn điềm tĩnh không vội
vã, không chạy theo... tốc độ của cuộc sống thời @, lại vẫn luôn luôn khiến
mình hình dung ra miệng cười dí dỏm của người viết, giọng cười hi hi ha ha
của người đọc... để thấy rằng cuộc đời này vẫn có sự hòa hợp giữa người lớn
và con trẻ! Vẫn thế! Nhưng không thể không đọc từ đầu đến cuối. Viết về Lá
nằm trong lá, tôi nghĩ có thể gói gọn trong vài câu như vậy. Còn cốt truyện,
tình tiết... có cần phải kể lể không khi mà mỗi một cuốn sách của nhà văn đều
có một cuộc sống riêng và người đọc nhỏ tuổi không cần nghe kể tóm tắt mà
cần được mở trang sách ra, bắt đầu gặp gỡ với những nhân vật của mình? Chỉ
bấy giờ, họ - người đọc và nhân vật, bắt đầu sống, nghĩ, nói, cười, đau khổ,
nhớ thương, giận hờn... cùng nhau.”
Như vậy, qua tìm hiểu một số bài viết, những ý kiến lời nhận xét đánh
giá của các tác giả, nhà nghiên cứu đã chỉ ra những đóng góp cũng như sự
thành công không thể phủ nhận của Nguyễn Nhật Ánh khi nhà văn viết về đề
tài lứa tuổi học trò. Những nhận xét về thế giới nhân vật học trò trong Lá nằm
trong lá đã nêu ra một số đặc điểm của nhân vật học trò trong tác phẩm, nhấn
mạnh thế giới tình bạn và những rung động đầu đời của các em, một số đặc
điểm nghệ thuật của tác phẩm: cốt truyện, nghệ thuật kể và khắc họa nhân vật.
Đó là những ý kiến quý báu, giúp chúng tôi tiếp tục tìm hiểu tác phẩm Lá
nằm trong lá và nhân vật học trò trong thiên truyện.
Dựa trên cơ sở kế thừa những ý kiến của người đi trước, khóa luận của
chúng tôi sẽ tìm hiểu “Thế giới nhân vật học trò trong Lá nằm trong lá của

Nguyễn Nhật Ánh” một cách chuyên biệt, sâu sắc, đầy đủ hơn.

5


3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu đề tài giúp tác giả khóa luận hiểu sâu hơn về truyện
Nguyễn Nhật Ánh viết cho lứa tuổi học trò nói chung. Đặc biệt hiểu rõ hơn
thế giới nhân vật học trò trong tác phẩm Lá nằm trong lá.
- Khóa luận tìm hiểu, chỉ ra đặc điểm tính cách của thế giới nhân vật học
trò trong tác phẩm Lá nằm trong lá, và những đặc điểm nghệ thuật. Xây dựng
thế giới nhân vật học trò trong tác phẩm khảo sát.
- Tác phẩm đem lại những tình cảm cao đẹp về tình bạn, tình thầy trò,
góp phần giáo dục các em học sinh.
- Thông qua khóa luận này, người viết bồi dưỡng năng lực văn học cho
bản thân. Điều đó hữu ích cho công việc người giáo viên sau này.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu đặc điểm thế giới nhân vật học trò trong tác phẩm Lá nằm
trong lá
- Tìm hiểu nghệ thuật khắc họa thế giới nhân vật học trò trong tác phẩm
Lá nằm trong lá
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Khóa luận tập trung vào việc tìm hiểu thế giới nhân vật học trò trong
tác phẩm Lá nằm trong lá của Nguyễn Nhật Ánh
5.2. Phạm vi tư liệu nghiên cứu
- Truyện dài Lá nằm trong lá, Nhà xuất bản Trẻ, 2011
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích tác phẩm theo thể loại

- Phương pháp so sánh
- Phương pháp bình giảng
- Phương pháp miêu tả

6


7. Giả thuyết khoa học
- Chỉ ra đặc điểm tính cách thế giới nhân vật học trò và nghệ thuật xây
dựng thế giới nhân vật đó trong tác phẩm Lá nằm trong lá một cách sâu sắc
toàn diện, khẳng định tài năng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
- Việc phát hiện ra những nét đặc sắc về thế giới nhân vật học trò
trong Lá nằm trong lá sẽ giúp tác giả khóa luận nâng cao năng lực văn học
của bản thân.
- Giúp ích cho người giáo viên mầm non tương lai khi đứng lớp. Đặc
biệt là dạy tốt hơn phân môn giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
8. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Nội dung khóa luận gồm hai chương:
Chƣơng 1: Những hoàn cảnh và đặc điểm tính cách nhân vật học trò
trong tác phẩm Lá nằm trong lá
Chƣơng 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật học trò trong tác phẩm Lá
nằm trong lá

7


NỘI DUNG
Chƣơng 1
NHỮNG HOÀN CẢNH VÀ ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH NHÂN VẬT
HỌC TRÒ TRONG TÁC PHẨM “LÁ NẰM TRONG LÁ”

1.1. Khái niệm nhân vật
Văn học là một loại hình nghệ thuật, phản ánh đời sống bằng hình tượng.
Trong tác phẩm văn học, nhân vật đóng vai trò hết sức quan trọng và là thành
phần không thể thiếu để cấu thành tác phẩm. Do đó, nhân vật là phương tiện
để nhà văn khái quát hiện thực. Nhân vật chính là những người đầu tiên dắt
người đọc vào một thế giới riêng.
Nhân vật là một trong những phương diện quan trọng bậc nhất của tác
phẩm văn học, nghiên cứu văn chương từ góc độ này sẽ làm sáng tỏ nhiều
điều về thể loại, trào lưu, quan niệm văn học, phong cách sáng tạo… Bởi xét
đến cùng, văn học không thể thiếu vắng nhân vật. Nhân vật là phương tiện cơ
bản giúp người nghệ sĩ miêu tả đời sống con người. Thông qua những hiện
tượng nghệ thuật, văn học ở bất kì thời đại nào, trong bất kì thể loại nào cũng
đều phản ánh mối quan hệ rất mật thiết của nó đối với đời sống và nhằm tái
hiện cuộc sống. Văn học phải mượn tới nhân vật để mô hình hóa thực tại.
Như thế, việc chiếm lĩnh các mặt giá trị các tác phẩm sẽ khó có thể thực hiện
được nếu không tìm hiểu phương diện nhân vật - thành quả nghệ thuật quan
trọng trong sáng tác của mỗi nhà văn. Thế giới nhân vật được tổ chức tạo
thành một chỉnh thể nghệ thuật. Trong đó, mỗi nhân vật là một yếu tố của
chỉnh thể. Mỗi thế giới nhân vật được quy định bởi cách tổ chức, sắp xếp theo
ý đồ nghệ thuật, sự sáng tạo của nhà văn, làm sao cho các nhân vật trong tác
phẩm liên kết tác động lẫn nhau, soi sáng nhau để cùng phản ánh đời sống,
thể hiện tư tưởng tác giả và điều mà nhà văn muốn gửi tới bạn đọc. Xét về

8


phía độc giả, thế giới nhân vật là sự cảm nhận của người đọc về hình tượng
nhân vật trong tác phẩm từ hình dáng hành động đến nội tâm; các loại quan hệ
chằng chịt của chúng. Từ đó rút ra được những hiểu biết, ý nghĩa của tác
phẩm về nhiều phương diện theo tiêu chuẩn cái đẹp nghệ thuật trong sự vận

động không ngừng của đời sống.
Tính cách nhân vật mang vai trò hết sức quan trọng đối với cả nội dung
và hình thức tác phẩm văn học. Về nội dung, nhân vật mang tính cách của nó
là công cụ, là phương tiện để nhà văn thể hiện tư tưởng của tác phẩm, tức là
thông qua hành động và mối quan hệ giữa các tính cách, người đọc sẽ có khái
quát đầu tiên về tư tưởng. Về hình thức, nhân vật cùng tính cách của nó sẽ
quyết định phần lớn các yếu tố như kết cấu, ngôn ngữ, các biện pháp nghệ
thuật có trong tác phẩm. Có thể khẳng định, nhân vật là yếu tố không thể thiếu
góp phần tạo nên sự hấp dẫn và sức sống lâu bền cho tác phẩm, đồng thời bộc
lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm.
Văn học phản ánh hiện thực qua hình tượng với tác phẩm tự sự, hình
tượng chính là nhân vật, sự kiện. Vậy nhân vật là gì? Vai trò của nó ra sao?
Có nhiều tác giả đã đưa ra các khái niệm khác nhau về nhân vật.
Theo Lại Nguyên Ân [3, tr.249]: “Nhân vật văn học là hình tượng nghệ
thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại, toàn vẹn của con
người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học là
phương thức nghệ thuật nhằm khai thác hết những nét thuộc tính con người,
nhân vật có ý nghĩa trước hết ở loại hình văn học tự sự và kịch. Các thành tố
tạo nên nhân vật gồm: hạt nhân tinh thần của cá nhân, tư tưởng, lợi ích đời
sống, tính xúc cảm, ý chí và các ý thức hành động. Nhân vật văn học là một
đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ không thể bị đồng nhất với con người
thực, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét gần gũi với
nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm trọng tâm để

9


xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, một trường phái hay
phong cách”.
Từ điển thuật ngữ văn học của nhiều tác giả quan niệm: Nhân vật văn

học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn
học có thể có tên riêng như (Tám, Cám, chị Dậu, anh Pha…) cũng có thể
không có tên riêng như “thằng bán tơ”, “ một mụ nào” trong Truyện Kiều.
Từ một số ý kiến trên, tác giả khóa luận hiểu về khái niệm nhân vật như
sau: Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật được tác giả xây dựng trong
tác phẩm. Nhân vật văn học có thể là con người, có thể không phải là con
người mà là thế giới loài vật, thần tiên, ma quỷ… nhưng được nhà văn khắc
họa như phương thức nghệ thuật để khám phá cuộc sống, giúp nhà văn bộc lộ
ý tưởng nghệ thuật.
Cách hiểu về nhân vật như trên giúp người viết triển khai đề tài.
1.2. Thống kê nhân vật học trò trong tác phẩm Lá nằm trong lá
1.2.1. Bảng thống kê nhân vật học trò
STT
1

Tên nhân vật học trò
Nhân vật tôi

Môi trường sống của nhân vật
Là học sinh, nhà ở thị trấn.

(Cỏ Phong Sương)
2

Nhân vật Thọ

Là học sinh, nhà ở Hương An,

(Lãnh Nguyệt Hàn)
3


Nhân vật Sơn

Là học sinh, nhà ở thị trấn.

(Hận Thế Nhân)
4

Nhân vật Hòa

Là học sinh, nhà ở tuốt Chợ Được.

(Trầm Mặc Tử)
5

Nhân vật Lợi

Là học sinh, ở miệt ngoài (Liễu Trì)

(Mã Phú)
6

Thỏ Con

Là học sinh, nhà ở thị trấn

10


(Nguyễn Thị Giàu)

7

Hạt Dưa

Là học sinh,

(Lan Sún)
8

Cúc Tần

Là học sinh, nhà ở cuối rặng tre, ngay ngã ba.

9

Xí Muội

Là học sinh, nhà ở trên Vinh Huy

10

Nguyệt

Là học sinh, nhà ở Vinh Huy

11

Duyên

Là học sinh, nhà ở Liễu Trì


1.2.2. Nhận xét về thế giới nhân vật
Số lượng các nhân vật trong truyện chủ yếu là các nhân vật học trò.
Trong đó tác giả chia làm hai nhóm nhân vật, nhân vật là các thi sĩ trong bút
nhóm Mặt Trời khuya. Đó là nhân vật “Tôi”, Thọ, Sơn, Hòa, và nhóm nhân
vật thứ hai là các nàng thơ, đấy là những bạn học sinh nữ là bạn thân của
nhóm thi sĩ: Thỏ Con, Cúc Tần, Xí Muội, Hạt Dưa. Ngoài ra còn có các nhân
vật cũng là học trò nhưng không nằm trong bút nhóm Mặt trời khuya: Nguyệt
và Duyên. Số lượng các nhân vật không quá nhiều nhưng qua đó tác giả đã
cho bạn đọc thấy khá rõ thế giới nhân vật học trò ra sao.
Hoàn cảnh sống của các nhân vật trong Lá nằm trong lá được Nguyễn
Nhật Ánh khắc họa thật chân thực và sống động. Có những học trò có hoàn
cảnh sống rất khá giả như nhân vật “Tôi”, Thọ, Xí Muội. Nhưng có những
học trò lại có cuộc sống nghèo khổ phải chịu lam lũ, mồ côi cả cha lẫn mẹ
như nhân vật Lợi; có hoàn cảnh sống đáng thương khi thiếu đi tình yêu
thương của người mẹ từ nhỏ như cô bé Duyên. Mỗi nhân vật một số phận,
một hoàn cảnh sống khác nhau nhưng tất cả đều là những cô cậu học trò hồn
nhiên và ngây thơ, đều biết vươn lên trước những khó khăn thử thách, có ý
chí phấn đấu để thực hiện ước mơ hoài bão.

11


Bên cạnh số lượng và hoàn cảnh sống, thế giới nhân vật trong tác phẩm
của Nguyễn Nhật Ánh còn được đề cập đến đặc điểm tính cách. Mỗi một nhân
vật là một tính cách khác nhau không ai giống ai. Có những nhân vật rất hiền
lành như Sơn, Lợi; có những nhân vật rất nhanh nhẹn mưu trí như Thọ; nhân
vật thích được khen như nhân vật “Tôi”. Ngoài ra, một số nhân vật còn thể hiện
tính cách “đanh đá” xong cũng đôi chút đáng yêu như các nàng thơ.
Chỉ qua một vài nét phác họa tác giả đã xây dựng nên một thế giới nhân

vật học trò vô cùng đa dạng. Không chỉ phong phú về số lượng, về hoàn cảnh
sống mà còn phong phú cả về tính cách. Tất cả đã được Nguyễn Nhật Ánh tái
hiện qua tác phẩm Lá nằm trong lá.
1.3. Nhân vật học trò - những hoàn cảnh khác nhau
Nhân vật học trò trong tác phẩm Lá nằm trong lá có những hoàn cảnh
sống khác nhau. Hoàn cảnh trực tiếp tác động đến cuộc sống các em chính là
hoàn cảnh gia đình.
Tác phẩm Lá nằm trong lá là một trong những tác phẩm rất thành công
của Nguyễn Nhật Ánh khi viết cho tuổi mới lớn. Cùng với những tình tiết mà
tác giả viết cho thiếu nhi về đề tài học trò, Lá nằm trong lá đã để lại cho văn
học thiếu nhi một thiên sự chân thực và cảm động.
Trước khi có tác phẩm Lá nằm trong lá, Nguyễn Nhật Ánh đã viết
không ít truyện dành cho thiếu nhi như các truyện Tôi là Bê tô (2007), Cho tôi
xin một vé đi tuổi thơ (2008), Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2010)…
Truyện của Nguyễn Nhật Ánh bao giờ cũng đậm tính giáo dục, đôi khi
pha chút dí dỏm, hài hước. Tác giả đưa các em vào một hành trình khám phá,
có không ít hồi hộp, gay cấn, kịch tính. Xuất thân từ những gia đình có hoàn
cảnh khác nhau, nhưng những học trò luôn đoàn kết và chơi thân với nhau,
không phân biệt giàu nghèo. Các cô cậu học trò qua bút pháp của Nguyễn
Nhật Ánh là những học trò với những hoàn cảnh khác nhau. Có những học trò

12


xuất thân từ vùng quê, học trò là người thành phố, học trò mồ côi cha mẹ từ
nhỏ… Tuy chỉ đôi nét phác họa, vẫn nổi lên tính cách hồn nhiên ngây thơ và
trung thực. Trong mọi hoàn cảnh khó khăn nhưng những học trò vẫn giữ được
tinh thần và sự trong sáng của lứa tuổi mới lớn.
Mỗi một học trò là một hoàn cảnh khác nhau nhưng những học trò đều
cùng chung chí hướng là ước mơ trở thành một nhà thơ, nhà văn nổi tiếng.

Tác giả không đặt tên truyện là Lá đi trên lá mà lại đặt là Lá nằm trong lá,
cho thấy rằng, đó là cách nói nhân hóa và dí dỏm của nhà văn. Ở mỗi trang sách,
tác giả đã miêu tả từng hoàn cảnh sống, hoàn cảnh gia đình của mỗi học trò.
Có những học trò xuất thân từ những gia đình khá giả nhưng phải sống
xa nhà. Thọ là học trò có hoàn cảnh sống rất khá giả, nhà có một tiệm tạp lớn
“Nhà thằng Thọ là tiệm tạp hóa lớn ở Hương An” [2, tr.12], tuy nhiên Thọ
phải sống xa nhà và ở nhờ nhà ông chú để tiện cho việc đi học: “Phần lớn thời
gian Thọ ở nhà ông chú, chủ tiệm bánh mì ở bến xe thị trấn, để đi học cho
gần” [2, tr.12]. Nhân vật tôi nhà ở thị trấn, có xe honda và cũng được coi là
gia đình có điều kiện. Vì thời đó để có một cái xe như thế là rất quý, mỗi lần
lấy được xe của bố là các học trò lại rủ nhau đi chơi: “Nhưng hễ chớp được xe
honda của bố, nếu không đi rừng đi suối, bọn tôi lại rủ nhau chạy lên chơi nhà
Xí Muội” [2, tr.55]. Hoàn cảnh nhà Hòa xa trường nên thường viện cớ xin bố
mẹ ở lại thị trấn để đi học cho gần: “Nhà thằng Hòa ở tuốt chợ dưới Chợ
Được, ngày nào nó cũng đạp xe băng qua bãi cát trắng xóa và nóng hừng hực
dài cả chục cây số để đến trường. Nó viện cớ nhà xa, thường xin ba mẹ ban
đêm ở lại nhà tôi để sáng hôm sau đi học sớm” [2, tr.32].
Khác với những hoàn cảnh của các chàng thi sĩ, thì hoàn cảnh của nàng
thơ Xí Muội cũng không kém phần và cũng được coi là một trong những gia
đình khá giả ở vùng quê: “Điều hấp dẫn bốn chàng thi sĩ chính là khu vườn
nhà Xí Muội. Vườn nhà nó rộng mênh mông, lại lắm cây ăn trái…Cách ao cá

13


một quãng, kế hàng rào là vạt mía dày với những thân mía chen chúc trông
như những cô gái mảnh khảnh đứng túm tụm thi nhau xõa tóc” [2, tr.55].
Trước hoàn cảnh gia đình của Xí Muội khiến nhân vật tôi phải đưa ra nhận
xét: “So với các ngôi nhà chật chội trong thị trấn, nhà Xí Muội là một vương
quốc quyến rũ đối với bọn tôi” [2, tr.55].

Trong truyện Lá nằm trong lá, Nguyễn Nhật Ánh xây dựng nhân vật
học trò Lợi với hoàn cảnh đặc biệt. Lợi là một cậu học trò nghèo khổ nhưng
tài năng, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Lợi có hoàn cảnh
khó khăn và chịu nhiều vất vả nhất. So với những đứa bạn cùng trang lứa như
nhân vật “Tôi”, Thọ, Hòa, Xí Muội… thì Lợi thiếu đi tình yêu thương của cha
mẹ. Lợi mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Ba anh em Lợi mất cha mẹ, chúng đều bơ vơ.
Mỗi đứa đều đi ăn nhờ ở đậu nhà người. Riêng Lợi được một người bạn của
cha mẹ nó đem về nuôi. Ngay cả điều đó nó cũng không rõ và cứ ngỡ người
nuôi mình là cậu họ: “Lợi ở miệt hoài, ba mẹ nó sống bằng nghề đào vàng
trên núi, nửa đêm hầm bất ngờ bị sập ba mẹ nó bị chôn vùi trong đất đá cùng
hàng chục người khác, đào bới mấy ngày mới moi được xác. Sau đêm ba anh
em nó đột ngột mồ côi cha mẹ chẳng biết bấu víu vào đâu. Bà con thương tình
cưu mang, bác nó đem đứa bé kề nó về bao bọc, đứa út được bà cô dắt về nhà.
Riêng nó cả tuần lễ sau mới có ông cậu họ ở xa tới xin nó về nhận nuôi” [2,
tr.43]. Không giống như bè bạn, Lợi còn phải làm lụng cực nhọc ngoài đồng.
Ngoài việc chăn bò nó còn phải vớt bùn, đẩy xe, vét giếng. Chính vì những
công việc đó mà nó không có thời gian vui chơi cùng bè bạn: “Cứ trống tan
học vang lên là nó ôm cặp lủi tuốt”. [2, tr.140]. Lao động còn nguy hiểm đến
cả tính mạng Lợi. Chính vì thế, nó đã bị gầu rơi vào chân khi đang ở dưới
giếng. Tuổi thơ của Lợi thật cực nhọc vô cùng!
Đối với hoàn cảnh của Duyên, so với Lợi có khá hơn vì nó còn cha,
nhưng lại mồ côi mẹ từ nhỏ, nó phải sống lầm lũi cô đơn.

14


Hoàn cảnh sống của nàng thơ Cúc Tần lại luôn phải chịu sự quản lí khắt
khe của người cha. Người cha của Cúc Tần sợ con mình sẽ vấp vào tình yêu
học trò từ sớm nên đã theo sát khi Hòa và Cúc Tần có ý định “hẹn hò”. Sự
quản lí chặt chẽ không phải vì ông khó tính mà ông lo lắng giữ gìn cho đứa

con gái của mình. Khi Hòa đến nhà Cúc Tần bố của cô bạn đã “cấm cửa”
không cho nó đi ra khỏi nhà: “Lần này, khi tín hiệu hắc ám của thằng Hòa vừa
lọt vào mắt, ông liền đứng bật lên khỏi chiếc đòn kê chạy lại nắm tay con gái
kéo sềnh sệch vào nhà trước khi nó kịp mon men lại chỗ hàng rào” [2, tr.97].
Hoàn cảnh của các học trò nơi đây đã được tác giả tái hiện khá cụ thể. Từ
những học trò có cuộc sống sung túc cho đến những học trò có hoàn cảnh khó
khăn. Nhưng, những học trò chưa bao giờ phân biệt đối xử, mà thay vào đó là
sự cảm thông trước những hoàn cảnh của bạn. Họ cố gắng vươn lên phấn đấu
và giúp đỡ bạn. Sự quan tâm đó được thể hiện qua việc lo lắng và buồn bã khi
biết được hoàn cảnh của Lợi “So với nó, bọn tôi giống như những ông hoàng
con, rảnh lúc nào là đi chơi rừng chơi suối… Đã mấy lần tôi tính mở miệng nói
với Sơn về thằng Lợi, rằng thằng Lợi khổ quá mày há, rằng tội nó ghê mày há,
đại loại những câu như vậy, nhưng cuối cùng tôi cố nén những lời thương cảm
đó lại vì càng nói thì càng giống như tôi đang trố mắt nhìn vào số phận của
thằng lợi mà như vậy thì thiệt là sót ruột” [2, tr.158].
Tác phẩm Lá nằm trong lá là tác phẩm nằm trong loạt các sáng tác mới
nhất của nhà văn được viết theo phong cách dí dỏm, gắn kết những hồi ức
tươi đẹp hồn nhiên của tuổi thơ với cuộc sống thực tế của người lớn. Nhân vật
học trò thu hút được nhiều sự quan tâm của giới chuyên môn. Nguyễn Nhật
Ánh đã được đánh giá cao không chỉ bởi viết được nhiều, viết hay về văn học
thiếu nhi, đả động tới những mảng đề tài còn ít và khó viết như đề tài trường
học, việc học của trẻ em mà quan trọng hơn thông qua tất cả những trang viết

15


ấy Nguyễn Nhật Ánh còn đóng vai trò là một người thầy, một nhà giáo dục
giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ.
Bên cạnh những hoàn cảnh gia đình, các học trò còn có những hoàn cảnh
xã hội và nhà trường. Đó là môi trường với làng quê và ngôi trường với bè

bạn nơi các học trò theo học. Đầu tiên phải kể đến hoàn cảnh nơi xóm làng
mà các học trò đã cùng nhau vui chơi nô đùa. Là trường làng, vì thế không
gian làng quê gắn liền với đời sống của học trò. Chúng được sống với không
gian sông nước, những con đường làng, những cánh đồng… Môi trường đó
khiến lũ học trò được đi chơi, được trốn nhà đi tụ tập đó đây. Đó là môi
trường thiên nhiên gần gũi, thanh bình, mơ mộng và nó còn là kỉ niệm xuất
hiện ngay cả trong những giấc mơ của nhân vật “Tôi”: “Đôi khi tôi nằm mơ,
những giấc mơ mùa hè với rất nhiều gió thổi qua cành dương liễu chạy hàng
rào ngôi trường thời trung học” [2, tr.7].
Không gian tuổi thơ đó đi theo họ suốt đời. Nó trở về qua kí ức đầy ắp
những câu chuyện thú vị. Đó là những lần rủ nhau đi tắm sông bị mẹ tịch thu
quần áo: “Bà giận dữ gom hết quần áo của tôi và ba thằng bạn cột thành núi
trên yên xe sau, định bỏ về” [2, tr.9]. Mặc cho các học trò năn nỉ dưới sông van
xin: “Bốn đứa chúng tôi đứng dưới sông, trông thấy mồn một cảnh mẹ tôi hăm
hở tịch thu quần áo nhưng với chiếc quấn đùi mỏng teng dính bết vào đùi,
chẳng đứa nào dám bước lên bờ” [2, tr.9]. Đó là những lúc rủ hai cô giáo trẻ đi
dạo chơi: “Hôm đó, bọn tôi mời hai cô giáo đi dạo. Hai cô giáo và bốn học trò
sóng bước bên nhau dưới ánh trăng, xuôi chợ Hà Lam rồi theo con đường cuối
chợ chạy dọc ruộng lúa rẽ ra bàu sen” [2, tr.25].
Ngoài ra, các học trò còn được nhà trường tin tưởng tuyệt đối giao cho
viết đặc san và báo: “Thầy hiệu trưởng vốn thích văn chương, thi sĩ Lãnh
Nguyệt Hàn tha hồ thao túng”, “Thế là ban báo chí gần như chuồn học quanh
năm” [2, tr.20]. Ở ngôi trường mà các thi sĩ đang theo học các học sinh và

16


thầy cô nơi đây luôn đoàn kết và yêu quý nhau. Có các cô giáo hơn trò vài
tuổi; thầy hiệu trưởng rất tâm lí, coi các trò của mình như con. Các cô cùng
chơi và đi hóng mát với các trò “Trong suốt một tuần, hầu như tối nào bọn tôi

cũng ghé tiệm Xuân Lan Đường rủ cô Hiền và cô Mười đi dạo” [2, tr.26].
Tình cảm giữa các học trò thân thiết giống như tình chị em “Tới ngày thứ bảy,
tình thầy trò giữa hai cô giáo và các học trò không cách xa lắm về tuổi tác đã
bắt đầu phảng phất tình chị em lẫn tình bạn bè” [2, tr.27]. Tình cảm giữa các
cô giáo dành cho học trò của mình khiến cho nhân vật tôi khi nên cấp ba, đại
học vẫn không thể nào quên “Sau này, khi lên cấp ba và đại hoc… nhưng mãi
tôi vẫn không bắt gặp lại cảm giác êm ái và thi vị lúc tôi và ba thằng bạn
trong bút nhóm Mặt Trời Khuya cùng hai cô giáo trẻ dạo bước dọc các cánh
đồng” [2, tr.27]
Không gian làng quê hiện lên như một bức tranh sống động qua cách
miêu tả độc đáo của tác giả với ánh trăng, cây cầu, khóm trúc xào xạc xung
quanh được điểm vào đó là con người mà không phải ai khác chính là các cô
giáo và học trò đang ngồi ngắm trăng xung quanh là những đóa sen với mùi
hương ngào ngạt: “Sáu người ngồi trên thành cầu trò chuyện vừa đưa mắt
ngắm mặt nước loáng ánh trăng bạc,thỉnh thoảng vài đóa sen bị đánh thức bởi
chú cá đớp mồi, giật mình bung cánh và ngơ ngác tỏa ra thứ hương thơm kín
đáo cứ thoang thoảng chập chờn trong gió như gần như xa” [2, tr.26].
1.4. Nhân vật học trò - những đặc điểm tính cách
1.4.1. Nhân vật học trò - những tính cách đa dạng
Bên cạnh những hoàn cảnh, số phận khác nhau, ở mỗi học trò lại toát lên
những tính cách khác nhau. Tính cách đó được tác giả khắc họa thật đa dạng
qua những câu chuyện, qua cuộc sống và cách ứng xử của nhân vật học trò
hàng ngày.

17


Nhóm Mặt Trời Khuya với những nhân vật học trò khác nhau, nhưng
nhìn chung, nét hồn nhiên vui tươi hóm hỉnh, thích tụ tập để “chém gió” tung
hoành là đặc điểm của họ. Chỉ với cốc cà phê mà họ buôn bán hết hàng trăm

câu chuyện, xoay quanh các chủ đề. Tuy vậy, chủ yếu là việc thành lập nhóm
sáng tác thơ. Rồi cả lũ tụ tập hút thuốc thể hiện cái tính thích làm người lớn,
thích giống các nhà văn. Theo như Thọ, hút thuốc mới có cảm hứng sáng tác
thơ và thơ hay như thơ Hồ Dếch: “Hồ Dzếnh làm thơ hay ghê” [2, tr.35]. Các
bao biện lập luận cho việc hút thuốc được Thọ đưa ra nghe có vẻ hợp lí khiến
nhân vật Tôi và Hòa, Sơn không thể từ chối. Từ đó, mỗi khi vào quán, các thi
sĩ lại tìm những chỗ khuất ngồi tập hút thuốc để không ai nhìn thấy. Đó là
những cái trò học đòi, bắt chước người lớn nghịch ngợm mỗi khi tan trường
“Giờ ra chơi, Thọ triệu tập tôi, Hòa và Sơn trong quán cà phê trước cổng
trường, chui vào xó xỉnh kín đáo quen thuộc để không đứa nào nhìn thấy cả
bọn đang ti toe bập thuốc” [2, tr.44] .
Tính cách của các cậu học trò trong nhóm Mặt Trời Khuya được tác giả
miêu tả một cách khá cụ thể. Mỗi một tính cách là một con người và tính cách
đó được thể hiện ở ngay trong đời sống sinh hoạt, hoàn cảnh sống của chính
các nhân vật.
Nhân vật học trò “Tôi” rất thích ra oai, tự kiêu. Mỗi khi được Thọ (Lãnh
Nguyệt Hàn) nâng cao lên một tí, là nhân vật tôi lại thích và làm theo ý của
Thọ ngay: “Được Thọ xếp vào hạng tinh hoa, tôi sướng rơn và dễ dãi” [2,
tr.14]. Đặc biệt, nhân vật “Tôi” có những nét hồn nhiên rất riêng, lần nào bị cô
Hiền dạy sinh vật gọi lên bảng cũng chỉ thuộc đúng có một bài “Rễ và Cây”.
Nhận ra sự ưu ái của cô Hiền, nhân vật “Tôi” có vẻ tự kiêu khoe khoang với
hội bạn. Khi được cô Hiền tiết lộ về đề kiểm tra, nhân vật “Tôi” vô cùng thích
thú, đi khoe ngay với bọn Cúc Tần, Xí Muội, Hòa để thể hiện mình được ưu ái
như thế nào: “Cô Hiền trêu tôi nhưng sắp đến ngày thi cô dấm dúi đề thi cho

18


tôi, không quên dặn tôi kín miệng. Tôi mừng quýnh vâng dạ rối rít, sau đó lập
tức chạy đi khoe với tụi thằng Hòa xúm lại tíu tít” [2, tr. 107]. Tuy vậy, nhân

vật “Tôi” là người biết chia sẻ và cảm thông trước hoàn cảnh khó khăn của bạn.
Khi biết rõ thực cảnh của Lợi, nhân vật “Tôi” lo lắng và quan tâm đến bạn của
mình. Cậu thấy buồn cho số phận của thi sĩ Mã Phú “Tự nhiên tôi nhận ra tôi
đang rất buồn. Tôi không ngờ, văn sĩ Mã Phú tài hoa lại có một cuộc sống
thương tâm đến vậy” [2, tr. 79].
Nguyễn Nhật Ánh khắc họa các nhân vật học trò với những tính cách vô
cùng hồn nhiên nhưng cũng chân thực. Nhân vật Hòa dưới góc kể của nhân
vật “Tôi” lại vô cùng hài hước: “Tối nó ngủ chung giường với tôi và thằng em
tôi, sáng ra bao giờ người ngợm ba đứa cũng ướt nhèm, khai rình” [2, tr. 38].
Nhân vật “Tôi” cũng biết nắm điểm yếu của bạn để bắt nạt. Cậu ta nắm được
thóp của Hòa nên đã bắt hối lộ cho bát bún giò, nếu không sẽ nói “chuyện
này” cho Xí Muội, Cúc Tần biết. Và thế là nhân vật “Tôi” cũng hay bắt nạt
Hòa ra trò. Dù sao thì nhân vật Hòa cũng hiện lên nét ngây ngô đáng yêu như
nhận xét của Thọ: “Thằng Hòa là chuyên nói ngu”. Hòa còn hiện lên là một
cậu học trò “nhút nhát”. Nó sợ hút thuốc sẽ bị ho lao. Nhất là khi ba nói nhắc
nhở: “Ba tao bảo ai hút thuốc sớm muộn gì cũng bị ho lao” [2, tr. 34]. “Nhưng
ba tao bảo bệnh ho lao…” [2, tr. 35].
Nếu nói về Sơn, mặc dù được coi là người hiền nhất nhóm nhưng khi bị
cả nhóm hùa vào nói, Sơn cũng mạnh mẽ đứng lên để phản kháng lại: “Trong
bọn, Sơn là đứa hiền lành nhất lại ít mồm mép nhưng bữa nay có vẻ cơn nóng
giận đã chiếm lấy cái miệng nó và giành quyền phát ngôn. Nó nói câu nào câu
ấy chua như giấm, đanh đá chẳng kém gì Thằng Thọ” [2, tr.122]. Cậu học trò
này cũng rất sợ ba của mình, khi Thọ rủ rê hút thuốc. Sơn không muốn hút vì
sợ ba đuổi ra khỏi nhà: “Thấy tao cầm điếu thuốc, ba tao sẽ đuổi tao ra khỏi
nhà ngay tức khắc” [2, tr.34]. Không chỉ có những cá tính trên, Sơn còn được

19


nhân vật “Tôi” nhận xét là một người cộc tính và cũng có lúc quyết đoán. Sơn

đã nói là cậu ta sẽ làm. Điều này thể hiện qua những lời nói dứt khoát. Ví như
Sơn hay nói: “Mày không đi tao đi một mình”… Vì vậy, “Biết không cản nó
được, tôi đành xuôi theo. Có tôi bên cạnh, nhỡ nó lên cơn điên còn có người
can gián. Để “thằng cộc tính” này đi một mình, tôi chẳng yên tâm chút nào”.
Sơn cũng là người luôn biết cảm thông cho số phận của Lợi. Trước hoàn cảnh
khó khăn của bạn, Sơn đã bày tỏ cảm xúc của mình. Chàng thi sĩ buồn và
không nói gì suốt dọc đường đi về khi gặp Lợi: “Bữa đó, trên đường về tôi và
thằng Sơn buồn thỉu buồn thiu” [2, tr. 157]. “Lần này Sơn lên tiếng đáp thay
tôi… Phận mồ côi khổ lắm tụi mày ạ. Thằng Lợi không sung sướng như tụi
mình đâu” [2, tr. 159]!
Còn khi nói về Thọ, nhân vật này có cách nói và phong cách rất đàn anh.
Trước bất cứ mọi tình huống nào nó cũng cố lý sự cho lẽ phải về mình. Nó
cũng là người hay bày ra tất cả mọi trò: từ việc thành lập nhóm cho đến việc
hút thuốc, viết tập san: “Việc thành lập bút nhóm do Thọ bày ra” [2, tr. 16].
Nếu nói trong chuyện này, mọi người sẽ ấn tượng với cách ăn nói của Thọ và
cử chỉ của nhân vật: “Nó rít một hơi nhắm mắt ngửa cổ nhả khói lên trần nhà
với phong cách rất ư là nghệ sĩ rồi gật gù” [2, tr. 44]. Một cậu học trò học sinh
trung học lại có một cách lập luộn vô cùng logic, thông minh lối suy luận sắc
bén xứng đáng là thủ lĩnh của nhóm Mặt Trời Khuya. Tuy nhiên, Thọ vẫn
không mất đi nét hồn nhiên của lứa tuổi học trò. “Mỗi khi Thọ nói, tất cả bọn
tôi chỉ gật gù đồng ý”. Luôn cho mình là đúng và mặc nhiên quát mắng mọi
người, Thọ tự cho mình là người giỏi nhất, mọi ý kiến của mọi người là sai:
“Đầu óc tụi mày kém quá! Nghe đây nè! Bút nhóm của mình là bút nhóm Mặt
Trời Khuya” [2, tr.17]. Mỗi khi nhóm xảy ra chuyện gì, Thọ luôn là người
đứng ra giải quyết mọi chuyện. Thọ cũng hay lập kế giúp các bạn làm lành
với các nàng thơ: “Thi sĩ không bao giờ nói nói những lời chanh chua, đanh

20



×