Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Quá trình thực hiện quan điểm CNH – HĐH ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.47 KB, 7 trang )

1. Khái niệm : công nghiệp hoá, hiện đại hoá
-Hiện đại hoá là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tự khoa học với công
nghệ tiên tiến hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vad quảng lý
kinh tế xã hội.
-Công nghệp hoá:là quá trình biến đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ
sử dụng sức lao động thủ công là chính sách sử dụng một cách phổ biến sức lao
động dựa trên sự phát triển của công nghệp cơ khí
-Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi cơ bản toàn diện các hoạt
động kinh tế và quản lí kinh tế-Xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chích sách
sử dụng một cách phổ biến sức alo động cùng với công nghệ, phương tiện, phương
pháp tiên tiến hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
-Công nghiệp hoá :+Mang tính lịch sử
+Có sự thay đổi cùng với phát triển
+Của nền sản xuất xã hội, khoa học-Công nghiệp kế thừa có
chọn lọc tri thức văn minh của nhân loại rút ra những kinh nghiệm
2. Quan điểm của Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá:
Bước vào thời kì đổi mới, trên cơ sở phân tích khoa học các điều kiện trong
nước và quốc tế, đảng ta nêu ra những quan điểm mới chỉ đạo quá trình thực hiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong điều kiện mới
- Một là : Công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá và công nghiệp hoá, hiện đại hoá
gắn với phát triển kinh tế tri thức, bào vệ tài nguyên môi trường
+Từ TK XVII, XVIII, các nước Tây Âu đã tiến hành công nghiệp hoá. Khi đó công
nghiệp hoá được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử
dụng máy móc. Nhưng trong thời đại ngày nay đại hội X của đảng nhận định:
“khoa học và công nghệ sẽ có bước tiếng nhảy vọt và những đột phá lớn ’’
+Nước ta thực hiện công nghệp hoá, hiện đại hoá khi trên thế giới tri thức đã phát
triển đó là lợi thế của các nước đi sau .


+Đại hội X của Đảng chỉ rõ : Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với sự
phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọn của nên kinh tế và


của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
+Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra phổ cập và sử dụng tri thức
giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao
chất lượng cuộc sống .
-Hai là công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển gắn với kinh tế thị trường, xã hội
chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế
+Khác với công nghiệp hoá thời kì trước đổi mới thời kì đổi mới, CNH-HĐH
được tiếng hành trong nề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều
thành phần.
=> CNH-HĐH không phải chỉ là việc của nhà nước mà là sự nghiệp của toàn dân,
của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo.
+ CNH-HĐH nền kinh tế ở nước ta hôm nay diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hoá
kinh tế, tất yếu phải hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.
=>thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại, học hỏi kinh
nghiệp quản lí tiên tiến của thế giới, khai thác thị trường thế giới đi tiêu thụ các sản
phẩm mà nước ta có nhiều lợi thế, có sức cạnh tranh cao => sớm đưa nước ta khỏi
tình trạng kém phát triển bằng việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại để phát triển kinh tế nói chung và CNH-HĐH nói riêng
-Ba là: Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển, nhanh
và bền vững
+Trong các yếu tố tham gia vào quá trình CNH-HĐH, yếu tố con người luôn coi là
yếu tố cơ bản và là yếu tố quyết định.
+ CNH-HĐH là sự nghiệp của toàn dân của mọi thành phần kinh tế, trong lực
lượng cán bộ khoa học và công nghệ, khoa học quản lý cũng như đội ngũ công
nhân lành nghề giữ vai trò quan trọng.
-Bốn là: Khoa học công nghệ là nền tảng và đông lực của công nghiệp hoá hiện
đại hoá.


+Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao động, giảm

chi phí sản xuất nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế.
+Năm là : Phát triển nhanh và bền vững , tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển
văn hoá, thực hiện tiếng bộ và công bằng xã hội
+Xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh dân xã
hội công bằng văn minh.
+Để thực hiện được thì kinh tế phải phát triển nhanh hiệu quả và bền vững.
3. Quá trình thực hiện quan điểm CNH – HĐH ở Việt Nam hiện nay
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết
đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân
Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá
trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện
cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, đưa nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật và
công nghệ sinh học vào sản xuất; nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh
phù hợp với từng vùng, từng địa phương; phát triển các khu nông nghiệp công
nghệ cao, vùng trồng trọt và chăn nuôi tập trung, doanh nghiệp công nghiệp và
dịch vụ gắn với hình thành các ngành nghề, làng nghề, hợp tác xã, trang trại, tạo ra
những sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện chương trình xây
dựng nông thôn mới.
-Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công
nghiệp phần mềm và công nghiệp hỗ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm
xuất khẩu và thu hút nhiều lao động; phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu
kinh tế. Phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và
hàng xuất khẩu, sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng theo hướng hiện đại.
-Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có chất
lượng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh, đưa tốc độ tăng trưởng của ngành
dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP.



-Phát triển kinh tế vùng
Phát triển các vùng trong cả nước và tạo sự liên kết giữa các vùng và nội vùng;
thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực, tác động lan toả đến
các vùng khác; đồng thời tạo điều kiện phát triển nhanh hơn cho các vùng kinh tế
đang còn nhiều khó khăn.
-Phát triển kinh tế biển
Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm,
trọng điểm; sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu
vực, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế.
*NHỮNG TIỀN ĐỀ ĐỂ ĐẨY MẠNH SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA
Tạo vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tích luỹ vốn từ nội bộ nền kinh tế được thực hiện trên cơ sở hiệu quả sản xuất,
nguồn của nó là lao động thặng dư của người lao động thuộc tất cả các thành phần
kinh tế. Con đường cơ bản để giải quyết vấn đề tích luỹ vốn trong nước là tăng
năng suất lao động xã hội trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, hợp
lý hoá sản xuất, khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước, thực
hiện tiết kiệm...
Nguồn vốn bên ngoài được huy động từ các nước trên thế giới dưới nhiều hình
thức khác nhau: vốn viện trợ của các nước, các tổ chức kinh tế - xã hội; vốn vay
ngắn hạn, dài hạn với các mức lãi suất khác nhau của các nước và các tổ chức kinh
tế; vốn đầu tư của nước ngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh, liên doanh liên
kết
Đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp cách mạng của quần chúng,
trong đó lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ, khoa học quản lý và công nhân
lành nghề đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Phải coi việc đầu tư cho giáo dục, đào
tạo là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển; giáo dục và đào tạo phải
thật sự trở thành quốc sách hàng đầu. Phải có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng thường xuyên nguồn nhân lực, đảm bảo cơ cấu, tốc độ và quy mô phát triển



hợp lý, đáp ứng yêu cầu của mỗi thời kỳ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa
Xây dựng tiềm lực khoa học, công nghệ theo yêu cầu của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa
Khoa học và công nghệ được xác định là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát
triển kinh tế nói chung, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng. Tiềm lực khoa học
và công nghệ suy cho cùng là tiềm lực trí tuệ và sáng tạo của cả dân tộc.
Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Việc mở rộng quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước khác trở thành một tất yếu
kinh tế, tạo ra khả năng và điều kiện để các nước chậm phát triển tranh thủ vốn, kỹ
thuật, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý... để đẩy nhanh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Quan hệ kinh tế đối ngoại càng mở rộng và có hiệu quả bao
nhiêu, thì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng thuận lợi và nhanh chóng
bấy nhiêu.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là khả năng. Để khả năng trở thành hiện thực, chúng ta phải
có một đường lối kinh tế đối ngoại đúng đắn vừa đạt hiệu quả kinh tế cao, kết hợp
được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; vừa giữ vững được độc lập, chủ
quyền dân tộc, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước
Đây là tiền đề quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
nước ta. Sự nghiệp đó phải do một Đảng Cộng sản tiên phong, dày dạn kinh
nghiệm, tự đổi mới không ngừng lãnh đạo và một Nhà nước của dân, do dân và vì
dân, trong sạch, vững mạnh và có hiệu lực quản lý, thì công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước mới có thể hoàn thành tốt đẹp.
4. Thành tựu
* Trong 30 năm đổi mới của đất nước chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn
là nhờ có Đảng ta lảnh đoạ sáng suốt và do Đảng ta đã luôn luôn chủ động sáng tạo

trong đổi mới và trong tư duy về kinh tế nói riêng.


- Về lí luận.
+ Đại hội VI đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đặt biệt nhấn mạnh
đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế. Với phương châm nhìn vào sự thật đánh
giá đúng sự thật, nói rõ sự thật đã tạo ra bước ngoặt trong đổi mới tư duy kinh tế
của đảng ta là từ chỗ chưa thừa nhận sản xuất hàng hoá, cơ chế thị trường, sự tồn
tại khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần, và đây được coi là mô hình kinh
tế tổng quát của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
+ Mô hình CNH-HĐH cũng có sự thây đổi mạnh mẽ, từ chỗ tiến hành theo kiểu
khép kín, hướng nội, thiên hướng nội, thiên về phát triễn công nghiệp nặng, chủ
yếu dựa vào lợi thế lao động, tài nguyên đất đai, nguồn viện trợ từ các nước anh
em => chuyển sang mô hình kinh tế mở.
+Cơ chế kế hoạch hoá tập trung => cơ chế thị trường .
+Lợi ích phát triển kinh tế của đất nước là mục tiêu kiên trì nguyên tắc bảo đảm
độc lập, tự chủ quốc gia trong đó nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng.
+Thực hiện đa phương hoá, đa dạng háo gắn kinh tế nước ta với kinh tế thế giới.
*Về thực tiễn:
+ Đường lối đổi mới đã đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội và tình
trạng kém phát triển trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình và đang
đẩy mạnh CNH-HĐH
-VD: Sau giai đoạn đổi mới(1986-1990) với mức tăng trưởng GDP bình quân
hằng năm chỉ đạt 4,4% sau 20 năm có sự thây đổi rõ rệt.
+ 1991-1995 GDP bình quân tăng 8,2% /năm gấp đôi so với 5 năm trước đó.
+ Năm nay tiếp theo 1996-2000, mặc dù cùng chịu tác động của khủng hoảng tài
chính khu vực ( 1997-1999) GDP vẫn duy trì phát triển 7,6%/năm
+2001-2005 GDP tăng bình quân 7,5%
+2006-2010 do suy giảm kinh tế thế giới Việt Nam vẫn dữ tốc độ tăng trưởng
6,32% /năm

+ Khủng hoảng nợ công 2010.


+ 2011-2015 của Việt Nam tuy đã chậm lại nhưng vẫn đạt 5,75%/năm => cao nhất
thế giới.
+Tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 14,2% cuối năm 2010 còn 9,6% cuối năm 2012, cuối năm
2013 xuống còn 7,8% và năm 2014 còn 5,8%.
+ Thành tựu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội của Việt Nam được cộng đồng
quốc tế đánh giá cao.
+ Tỉ trọng nông nghiêp trong GDP giảm dần :Năm1986 là 46,3%
Năm 2005 là 20,9%
Năm 2014 còn 17,7%
+ Tăng tỉ trọng các sản phẩm có giá trị xuất khẩu .
+ Tỉ trọng nông nghiệp chế biến, chế tạo tăng từ 60,2% năm 2010 lên khoảng 78%
năm 2013.
=> Trong 30 năm đổi mới cũng là một chặn đường hội nhập kinh tế quốc tế sâu
rộng tren nhiều cấp độ, đa dạng hình thức của thị trường toàn cầu Việt Nam thiết
lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế xây dựng cộng đồng ASEAN
2015.



×