Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số kinh nghiệm của công tác xã hội hóa giáo dục mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.5 KB, 20 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU

Theo Nghị quyết của Chính phủ số: 90/CP ngày 21/8/1997 về phương
hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục (đã được Chính phủ
thông qua tại phiên họp thường kỳ tháng 3 năm 1997) khẳng định:
“Xã hội hóa giáo dục là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của
nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển giáo dục, nhằm từng bước nâng
cao mức hưởng thụ về giáo dục, sự phát triển về thể chất và tinh thần của
nhân dân”.
Thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và toàn xã hội.
Xã hội hóa giáo dục Mầm non là bộ phận của xã hội hóa công tác giáo
dục nói chung, tức là huy động mọi lực lượng xã hội cùng tham gia vào công
tác giáo dục Mầm non dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước. Việc chăm
sóc - giáo dục trẻ Mầm non là nhiệm vụ chung của trường lớp Mầm non, của
gia đình trẻ và cộng đồng; cần huy động và tạo điều kiện cho các gia đình
cùng cộng đồng tham gia vào các hoạt động giáo dục Mầm non, để giáo dục
Mầm non đáp ứng được nhu cầu mới của xã hội hiện nay. Xã hội hóa công tác
giáo dục Mầm non thì mọi người, mọi nhà mới biết và hiểu được bậc học
Mầm non vô cùng quan trọng, cần thiết biết nhường nào. Từ đó thực hiện tốt
mục tiêu của giáo dục Mầm non nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và lao động, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân
cách con người, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp một, một cách vững vàng tự
tin.
Mặt khác làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục Mầm non sẽ tạo được sự
giúp đỡ để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học đề ra như việc huy động trẻ đến
trường, việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, nâng cao đời sống cho giáo
viên và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong suy nghĩ của lãnh đạo địa phương
về xây dựng cơ sở vật chất trường học, gây được lòng tin giữa nhà trường, gia
đình và xã hội.


II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

Nhận thức rõ được điều đó bản thân là Hiệu trưởng quản lý trường
Mầm non, trong tôi có biết bao suy nghĩ, cái tâm đắc nhất vẫn là suy nghĩ
làm thế nào để động viên được mọi người, mọi nhà, cộng đồng, xã hội
trực tiếp tham gia vào giáo dục, đặc biệt là giáo dục Mầm non. Song
để làm tốt công tác này thực trạng ở trường Mầm non thuộc địa
phương Hoằng Thắng còn gặp một số khó
1


khăn: Một số gia đình có con ở độ tuổi từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi, nhận
thức về giáo dục Mầm non còn lệch lạc, hạn chế, họ cho rằng con họ vẫn còn
nhỏ chưa biết gì, đến trường cũng chỉ là để trông giữ trẻ, để vui chơi là
chính ... gia đình họ đã có ông bà trông coi đến khi trẻ lên 4, lên 5 cho trẻ đến
trường vẫn chưa muộn. Bên cạnh đó ở Hoằng Thắng nghề chính vẫn là trồng
trọt, nguồn ngân sách xã eo hẹp, khó khăn, cùng một lúc phải lo nhiều công
trình phúc lợi khác như: Điện, đường, trường, trạm, mương máng ... việc đầu
tư cho giáo dục Mầm non chưa thật sự đúng mức cái khó khăn ở trường là
trình độ chuyên môn, trình độ học vấn của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều,
việc thuyết phục gia đình, cộng đồng tham gia vào giáo dục Mầm non chưa
được chặt chẽ.
Tuy nhiên những khó khăn là vậy song thuận lợi là chủ yếu. Trường có
nhiều kinh nghiệm trong việc chỉ đạo thực hiện các hoạt động của trường. Đã
liên tục 8 năm qua là trường tiên tiến xuất sắc cấp huyện được Ủy ban nhân
dân huyện Hoằng Hóa tặng giấy khen, tập thể Chi bộ 8 năm liền đạt trong
sạch vững mạnh và vững mạnh xuất sắc được Đảng bộ tặng giấy khen. Công
đoàn và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh luôn đạt vững mạnh và vững
mạnh xuất sắc các cấp. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường đoàn
kết, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ khi

được phân công, có ý chí vươn lên để đạt thành tích xuất sắc. Ban giám hiệu
nhà trường có trình độ tổ chức và quản lý, có trình độ chuyên môn vững vàng
đạt trình độ trên chuẩn, có đủ sức thuyết phục mọi người, mọi nhà, cộng
đồng, xã hội tham gia vào hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đảm bảo
công tác xã hội hóa giáo dục. Với đa số các bậc phụ huynh đã nhìn nhận thấu
hiểu, thông cảm và tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường ủng hộ nhân lực, vật lực,
tài lực cùng thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục phát triển vững chắc có
tầm chiến lược lâu dài, bền vững. Trường được Đảng ủy - HĐND - UBND
quan tâm đầy trách nhiệm. Đảng ủy, HĐND hàng tháng có Nghị quyết lãnh
chỉ đạo các đoàn thể huy động trẻ đến trường và trẻ bán trú tại trường. Ủy ban
nhân dân xã thường xuyên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị bàn ghế đúng
quy cách đầy đủ, phòng học kiên cố khang trang, đã có thiết kế xây dựng khu
trường mới đạt chuẩn mức độ 1 và 2 vào năm 2011 - 2012 với trị giá trên 10
tỷ đồng, đồ dùng trang bị đồ chơi tương đối đủ về số lượng, lực lượng đoàn
thể tổ chức chính trị xã hội trong xã thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy tuyên

2


truyền vận động trẻ đến trường và trẻ bán trú tại trường đạt hiệu quả cao hơn
so với những năm học trước.
Cụ thể kết quả sau:
Năm học
2008 - 2009
2009 - 2010
2010 - 2011

Số trẻ đến
trường


Số trẻ bán trú

Số trẻ

%

Số trẻ

%

205
225
251

57
61
72

83
105
215

40
47
86

Công tác xã hội
hóa giáo dục
Đạt yêu cầu
Đạt khá

Đạt tốt

Mọi tầng lớp phụ huynh trong trường nhận thức đúng đắn về việc đưa trẻ
đến trường, hiểu về sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong nhà trường, nhu
cầu cần thiết hoạt động hàng ngày của trẻ đến trường. Từ đó phụ huynh quan
tâm đóng góp các khoản tiền và ủng hộ đồ dùng trang thiết bị phục vụ trẻ
như: Hệ thống giàn máy lọc nước sạch tinh khiết, dàn tăng âm, loa đài (mỗi
lớp 1 bộ ti vi, đầu đĩa, loa thùng), máy xay thịt, đồ dùng vệ sinh, đồ dùng học
tập, đồ chơi theo chủ đề phục vụ trẻ hàng ngày đầy đủ, đáp ứng chuẩn theo
chương trình giáo dục đổi mới...
Đứng trước những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã nhận thức đúng theo
lời dạy của Bác:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Là người Hiệu trưởng trong tôi đã có sẵn tính kiên trì chịu khó, có bản
lĩnh vững vàng và lòng nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, mong muốn mọi trẻ em
đều được đến trường, được học tập, vui chơi đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ.
Với ý chí quyết tâm và lòng không quản ngại tôi đã ngày đêm suy nghĩ để tìm
ra những biện pháp có hiệu quả nhất trong công tác xã hội hóa giáo dục ở
trường Mầm non. Nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả, huy động số lượng trẻ
đến trường và trẻ bán trú, chất lượng cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị dạy học
đầy đủ đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành. Việc huy động toàn xã hội tham
gia vào công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường Mầm non là vấn đề vô
cùng cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ những vấn đề trên, cùng với những
3


kinh nghiệm thực tế công tác tại trường Mầm non, với tư cách là người Hiệu

trưởng luôn giữ vai trò chủ động, nòng cốt trong công tác xã hội giáo dục
Mầm non tôi thấy việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trong các
trường Mầm non là vấn đề quan trọng. Do đó tôi chọn đề tài: “Một số kinh
nghiệm của công tác xã hội hóa giáo dục Mầm non” nhằm đề xuất một số
biện pháp để nâng cao chất lượng hiệu quả của việc thực hiện công tác xã hội
hóa giáo dục nhà trường Mầm non.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục bản thân là người Hiệu trưởng
luôn giữ vai trò nòng cốt, chủ đạo xây dựng kế hoạch tham mưu, huy động
nguồn vật chất (nhân lực, vật lực, tài lực, đồ dùng trang thiết bị, đồ chơi) và
nguồn lực phi vật chất, tạo ra môi trường giáo dục thống nhất, các yếu tố tinh
thần. Sự ủng hộ chủ trương giáo dục, sự vận động người khác ủng hộ, ý thức
trách nhiệm đối với việc tham gia vào các hoạt động giáo dục và quản lý giáo
dục, sự tư vấn, trao đổi thông tin, kinh nghiệm.
Luôn luôn tiếp thu, quán triệt và triển khai thực hiện nội quy số 05/
2005/NQ - CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về “đẩy mạnh xã hội hóa các
hoạt động giáo dục”. Quyết định số 20/2005/QĐ - BGD&ĐT ngày 24/6/2005
của Bộ giáo dục & Đào tạo về việc duyệt đề án “quy hoạch phát triển xã hội
hoá giáo dục giai đoạn 2005 - 2010” Nhằm khuyến khích huy động và tạo
điều kiện để xã hội tham gia phát triển giáo dục. Cần có một số giải pháp sau:
1. Làm tốt công tác tuyên truyền:
Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ,
Đảng viên và mọi thành viên trong xã hội về vị trí, vai trò của nhà trường
Mầm non đối với sự phát triển của ngành, của địa phương, của mỗi dòng họ,
mỗi gia đình, mỗi người dân. Làm cho mọi người hiểu được. “Giáo dục - đào
tạo là quốc sách hàng đầu”. Là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Muốn phát
triển giáo dục phải huy động mọi nguồn lực xã hội. Có sự kết hợp chặt chẽ
giữa giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Từ đó có

động cơ, thái độ đối với sự phát triển giáo dục nói chung, đặc biệt giáo dục
Mầm non.
2. Làm tốt công tác tham mưu, phối kết hợp:
Hiệu trưởng chủ động tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các
ngành, các đoàn thể và phụ huynh để hiểu rõ thực trạng của nhà trường, thấy
rõ sự mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển giáo dục, với điều kiện phát triển giáo
4


dục ở địa phương (nhà trường) Từ đó nâng cao trách nhiệm của Cấp uỷ Đảng,
chính quyền các lực lượng xã hội, của nhân dân xây dựng và phát triển giáo
dục.
Thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa nhà trường - Gia đình - xã hội phát
huy vai trò của Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức, Hội cựu chiến binh, Hội
phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh để tổ chức động viên các lực
lượng xã hội tham gia.
3. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện:
Mọi đoàn thể trong nhà trường đều có trách nhiệm tinh thần cụ thể, thống
nhất xây dựng phát triển các phong trào chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục trẻ
phát triển mạnh mang tính bền vững. Động viên khích lệ trẻ đến trường nhằm
duy trì, phát triển số lượng trẻ đến trường và trẻ bán trú đạt tỷ lệ cao.
4. Tăng cường cơ sở vật chất:
Huy động mọi nguồn lực trong xã hội, nhằm tăng cường xây dựng cơ sở
vật chất, trang thiết bị giáo dục để tạo bước đột phá về cơ sở vật chất theo
hướng chuẩn quốc gia. Hội tụ tất cả các yếu tố tốt nhất của giáo dục (cơ sở
vật chất, phương tiện giáo dục, đội ngũ ngành giáo, môi trường giáo dục, kỷ
cương nề nếp, chất lượng giáo dục...)
5. Thực hiện các cuộc vận động:
Đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động: “Dân chủ - Kỷ cương - Tình
thương - Trách nhiệm” với cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi

cử và bệnh thành tích trong giáo dục” lên tầm cao mới, gắn kết với thực hiện
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Xây
dựng môi trường thân thiện học sinh tích cực” nhằm cũng cố kỷ cương, nề
nếp trong dạy và học, kiểm tra - đánh giá, trong công tác thi đua khen thưởng.
6. Thực hiện tốt chế độ chính sách:
Tích cực tham mưu với Cấp ủy, chính quyền các cấp, với phụ huynh để
có danh sách ưu đãi đối với giáo viên ngoài biên chế, giúp họ cải thiện đời
sống để có điều kiện chăm lo cho hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ được tốt
hơn.
Quá trình toàn xã hội tham gia thực hiện các nội dung trên chắc chắn sẽ
sản sinh những lợi ích do giáo dục nhà trường đem lại. Chính từ hưởng lợi ích
đó sẽ tạo ra những nỗ lực liên tục của mỗi thành viên trong xã hội tham gia
vào các hoạt động của nhà trường, làm cho nhà trường ngày càng phát triển
tốt hơn.
5


Để thực hiện tốt các giải pháp trên cần có các biện pháp như sau:
II. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của công tác xã hội hóa
giáo dục.
Bản thân tôi đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ nhà trường, của ngành học
đề ra để xây dựng kế hoạch, tham mưu cụ thể cho từng tháng, cả năm học
2010 - 2011 được thông qua nhà trường, đã được hội đồng nhà trường ủng hộ
nhất trí cao cụ thể sau:
Tháng

7


8

Nội dung

Biện pháp

Kết quả

- Tham mưu xây dựng
mối quan hệ với các
lãnh đạo Đảng, chính
quyền địa phương để
tạo điều kiện đầu tư cơ
sở vật chất, trang thiết
bị. Đầu tư xây dựng cơ
bản trường Mầm non
mới đảm bảo chuẩn
mức độ 1 và 2 năm
2011 - 2012. Trang bị
đồ dùng thiết bị phục
vụ
trẻ như: Sạp
giường, tủ góc, bàn ghế
đúng quy cách đầy đủ
thay thế toàn bộ cũ, tu
sửa nhỏ một số đồ
dùng trang thiết bị phục
vụ tốt cho năm học
mới.


- Tạo lập uy tín, niềm
tin đối với Đảng, chính
quyền, địa phương
thông qua việc khẳng
định uy tín, chất lượng
của trường: Bằng sự
năng động sáng tạo, tự
thân vận động, phát
huy nội lực của mình,
dựa trên đường lối chủ
trương của Đảng, chính
quyền địa phương tích
cực gặp gỡ, tìm cách
gần gũi, tạo mối quan
hệ mật thiết, hiểu biết
lẫn nhau, chớp thời cơ
thuận lợi và nắm bắt
thông tin nhanh nhạy
tham mưu mọi lúc, mọi
nơi nhằm đạt được các
mục đích tham mưu.

- Đạt kết quả 100%
- Đã có thiết kế và
chuẩn bị thi công
xây dựng trường
Mầm non mới trị
giá trên 10 tỷ đồng.
- Nhà trường đã
được trang bị 11 bộ

ti vi, đầu đĩa, loa
thùng, tăng âm cho
tất cả 11 nhóm lớp,.
200 bộ bàn ghế
đúng quy cách, 11
bảng từ, hệ thống
bếp ga công nghiệp,
2 giàn máy vi tính
và hệ thống bàn ghế
văn phòng Hiệu
trưởng, Hiệu phó
đầy đủ

- Tham mưu với lãnh
đạo đạo Đảng, chính
quyền có các Nghị
quyết lãnh đạo thực
hiện thường xuyên công
tác XHHGD, huy động
trẻ đến trường và trẻ
bán trú tại trường.

- Làm tốt công tác phối kết - Trẻ đến trường tỷ
hợp với các tổ chức Đảng, lệ 72% (tăng 8%)
chính quyền trong xã.
trong đó trẻ 5
Phâng công cán bộ giáo
viên tích cực tuyên truyền tuổi đạt 100%. Trẻ
huy động trẻ mọi lúc, mọi bán trú 215 trẻ đạt
tỷ lệ 85%.

nơi.

6


7


8

- Tham mưu xây dựng
mối quan hệ với các tổ
chức chính trị xã hội,
MTTQ trong xã nhằm
tuyên truyền, vận động
trẻ đến trường và trẻ
ăn bán trú tại trường
đạt và vượt chỉ tiêu.
- Hỗ trợ kinh phí cho
nhà trường từ quỹ ủng
hộ.
+ Với Đoàn thanh
niên: Kết hợp với nhà
trường chăm lo giáo
dục trẻ trên địa bàn,
đóng góp ngày công
giúp trường làm vệ
sinh, kết hợp tuyên
truyền vận động trẻ
đến trường.

+ Với Hội phụ nữ xã:
Tuyên truyền vận động
gia đình cho trẻ đến
trường Mầm Non,
tuyên truyền các kiến
thức chăm sóc giáo dục
trẻ, sinh đẻ có kế
hoạch, tham gia Hội thi
nuôi dạy con tốt.
+ Với Hội đồng giáo
dục xã: Quyết định về
kế hoạch, chính sách
phát triển giáo dục, có
Tiểu ban tham mưu và
chịu trách nhiệm về

- Đề xuất qua các hội
nghị của Đảng ủy mở
rộng các kỳ họp HĐND
xã, Hội đồng giáo dục
qua các Đại hội, Hội
thi, phương tiện thông
tin đại chúng …

- Đạt hiệu quả tốt so
với kế hoạch đề ra
đầu năm: Trẻ đến
trường tăng 2%, trẻ
bán trú tăng 5%.


-Nhà trường đã nhận
được 1.500.000 đ
MTTQ xã hỗ trợ.
+ Đề xuất qua Đại hội,
Hội nghị của Đoàn xã
tổ chức chỉ đạo cho Bí
thư Đoàn trường đề
xuất ý kiến trong các
cuộc họp thường kỳ
của đoàn xã tổ chức.

+ Hiệu trưởng tham
mưu cho Ban thường
vụ Hội phụ nữ xã về
thực hiện tốt công tác
xã hội hóa giáo dục.
Thông qua các Hội
nghị và gặp gỡ trực
tiếp Chủ tịch Hội trao
đổi.
+ Thường xuyên có kế
hoạch tham mưu cho
Hội đồng giáo dục địa
phương về các chủ
trương chính sách, phát
triển giáo dục Mầm

+ Đã ủng hộ nhà
trường tổng vệ sinh
xung quanh trường

lớp
3
ngày
công/năm.

+ Hội phụ nữ xã tích
cực tuyên truyền
đạt hiệu quả cao.
+ Tập thể cán bộ
giáo viên sinh con
đúng kế hoạch
(không sinh dày và
sinh con thứ 3).
- Cán bộ giáo trong
nhà trường đã được
quan tâm kịp thời
các chế độ học tập
nâng cao trình độ
chuyên môn trên

8


8

chế độ chính sách cho non kịp thời trước các
giáo viên Mầm non.
kỳ họp để Hội đồng
xem xét, bàn bạc và ra
quyết định.

+ Với trường phổ
thông: Giúp trẻ mẫu
giáo 5 tuổi làm quen
với trường phổ thông.

+ Gặp gỡ trình kế
hoạch với các nhà
trường mỗi khi chuẩn
bị tham quan.

+ Với Hội khuyến học
địa phương: Có trách
nhiệm huy động nguồn
kinh phí để khen
thưởng, động viên cô
và trẻ đạt thành tích
cao.

+ Hiệu trưởng thường
xuyên gặp gỡ trao đổi
và báo kết quả của cô
và trẻ trong nhà trường
để Hội nắm và khen
thưởng động viên kịp
thời.

+ Với Hội cựu chiến
binh: Giúp nhà trường
chăm sóc vườn cây,
ủng hộ các loại cây

cảnh

+ Hiệu trưởng đặt vấn
đề, đề xuất kế hoạch
cho BCH Hội nắm và
trợ giúp.

+ Với các cơ quan
thông tấn, báo chí địa
phương: Đài phát
thanh giúp nhà trường
tuyên truyền và gây
dựng những hình ảnh
tiếng thơm tốt đẹp cho
nhà trường.

+ Hiệu trưởng thường
xuyên liên hệ cung cấp
tin tức về các hoạt
động của nhà trường
để họ đưa tin đài phát
thanh như các Hội thi,
hoạt động chính của
trường. Cung cấp các
tin về chăm sóc, giáo
dục, nuôi dưỡng trẻ để
tuyên truyền rộng rãi
trong toàn xã hội, giúp
các bậc phụ huynh và
toàn xã hội hiểu biết


trên chuẩn. Chế độ
chính sách đã một
phần được quan
tâm.
- 100% số trẻ 5 tuổi
được đến thăm quan
các nhà trường Tiểu
học, THPT.
- Cô trò đạt kết quả
cuối năm học đã
được Hội khuyến
học xã tặng quà và
khen thưởng trị giá
100.000đ/1 cô và
50.000/1 trẻ.
- Trường được Hội
cựu chiến binh xã
trồng cây cảnh tạo
môi trường xanh sạch - đẹp gần gũi
thân thiện với trẻ.
+Đã được mọi tầng
lớp nhân dân thấu
hiểu nổi niềm khó
khăn về các hoạt
động trong nhà
trường. Cũng chính
từ đây các cơ quan
đài truyền thanh
trong xã, huyện đã

tuyên truyền sâu
rộng về ngành học
Mầm non.

9


10


về khoa học nuôi dạy
trẻ, có sự phối kết hợp
tốt hơn.
+Tuyên truyền đường
lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà
nước về giáo dục Mầm
non.
8

9

+ Với Trạm y tế xã:
Khám sức khỏe định
kỳ và theo dõi sức
khỏe của cô và trẻ.
+ Với Hội nông dân và
Hội làm vườn: Tạo
điều kiện hổ trợ về
cung cấp rau sạch phục

vụ trẻ hàng ngày.

+ Hiệu trưởng tham
mưu lập kế hoạch trình
lãnh đạo xã và Trạm y
tế xã thực hiện.
+ Hiệu trưởng tư vấn
và động viên họ trợ
giúp.

- 100% số trẻ đến
trường được khám
sức khoẻ định kỳ 2
lần/năm.
- Được Hội nông
dân hỗ trợ cách làm
rau sạch đảm bảo
VSATTP tốt.

- Tham mưu xây dựng
mối quan hệ với cha
mẹ trẻ về việc đưa đón
trẻ tại trường. Họ hiểu
và nhận thức sâu sắc,
gây lòng tin vào nhà
trường, ủng hộ “nhân
lực, vật lực, tài lực”
giúp nhà trường thực
hiện tốt các hoạt động
“chăm sóc, nuôi dưỡng

và giáo dục trẻ” phát
triển bền vững.
+ Tham mưu xây dựng
mối liên kết gia đình nhà trường - xã hội.
+ Về các hoạt động
khác

- Tận dụng những kinh
nghiệm và tri thức của
cha mẹ trẻ. Thường
xuyên thông tin về con
cái họ, động viên họ
tham gia vào các hoạt
động của nhà trường,
đáp ứng nhu cầu về
chăm sóc, giáo dục trẻ,
tạo dựng cho họ niềm
tin vào nhà trường. Tổ
chức các cuộc họp phụ
huynh đầu năm, thông
qua kế hoạch được hội
nghị cán bộ giáo viên

- Nhà trường đã
được các bậc phụ
huynh tin tưởng
cao, tích cực hưởng
ứng các hoạt động
mỗi khi trường tổ
chức. Hỗ trợ một

phần
kinh
phí
không nhỏ phục vụ
cô và trẻ cụ thể
trong năm học:
Trang bị đồ dùng
dạy học, mô hình sa
bàn, vật thật, đồ
chơi phục vụ trẻ
học tập tốt trị giá
trên 75 triệu đồng.
Hỗ trợ chế độ chính
11


9

- Làm tốt công tác
tham mưu phối kết hợp
các ban ngành, tổ chức
chính trị xã hội trong
xã tại nhà trường.

10
11
12

nhất trí cùng lãnh đạo sách cho giáo viên
xã cho phụ huynh thấu Mầm non ngoài

hiểu.
biên chế và giáo
viên hợp đồng
trường từ 9 đến 12
triệu đồng/cô/năm).
- Hiệu trưởng tổ chức - Trong năm học
các cuộc họp có đủ các 2010 - 2011:100%
thành phần: Lãnh đạo, số trẻ đến trường
trưởng các ban ngành đều được đảm bảo
tổ chức chính trị trong an toàn tuyệt đối.
xã.
Ban chấp hành phụ
huynh,
Hội
đồng
trường bàn thống nhất:
Chú trọng công tác
đảm bảo an toàn cho
trẻ như: Mỗi phụ huynh
có 1 thẻ đón nhận trẻ
và đưa đón trẻ đúng
giờ. Nếu không thực
hiện điều trên phải ký
cam kết với nhà trường,
giáo viên chủ nhiệm
lớp.
- Công tác vệ sinh an - 100% số trẻ được
toàn thực phẩm thường chăm
sóc
nuôi

xuyên theo dõi giám sát dưỡng chu đáo đạt
tổ nuôi, chỉ đạo giáo hiệu quả tốt, không
viên Chủ nhiệm từng xảy ra dịch bệnh,
nhóm lớp chăm sóc, ngộ độc thực phẩm
nuôi dưỡng trẻ đảm bảo
yêu cầu theo nội quy,
quy chế nhà trường.

12


1
2
3

4
5

- Chỉ đạo cán bộ giáo - Thực hiện dân chủ
viên làm tốt công tác công khai trong nhà
xã hội hóa giáo dục.
trường.
- Phát động sưu tầm
nguyên liệu làm đồ
chơi, phổ biến cho mỗi
phụ huynh góp 5 loại
nguyên liệu trở lên và
mua đồ dùng phục vụ
trẻ.
- Giáo viên thường

xuyên tuyên truyền
kiến thức chăm sóc,
giáo dục trẻ qua bản
tin, sổ liên lạc, trao đổi
trực tiếp, qua điều tra
với trẻ mới vào.
- Thực hiện công tác - Hiệu trưởng thành
thanh kiểm tra trong lập Ban kiểm tra đủ 4
từng nhóm lớp về việc thành phần cơ cấu tổ
làm tốt công tác xã hội chức trong nhà trường,
hóa giáo dục.
kiểm tra tại các nhóm
lớp và báo cáo kết quả
sau kiểm tra.
- Hiệu trưởng nắm bắt
tình hình và tự đối
chiếu kiểm tra lại kế
hoạch đề ra.
- Hiệu trưởng thường
xuyên tự bồi dưỡng để
làm tốt vai trò trách
nhiệm
trong
môi
trường xã hội hóa giáo
dục.

- Đạt hiệu quả tốt.

- Phụ huynh đã

hưởng ứng các
phong trào làm đồ
dùng, đồ chơi và
góp đầy đủ theo kế
hoạch.
- Đạt hiệu quả cao

- Đạt kết quả tốt.
Qua mỗi lần thanh
kiểm tra đều được
đánh giá kết quả
xếp loại khá, tốt từ
75 - 85%.
- Đạt 100% so với
kế hoạch đề ra.

13


2. Thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm huy động số lượng trẻ đến
trường và trẻ bán trú:
Việc huy động trẻ đến trường và trẻ bán trú tại trường Mầm non không
chỉ trách nhiệm của nhà trường, gia đình mà cần phải có sự giúp đỡ của Cấp
ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và cán bộ ở các
thôn, xóm. Phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi nhân tố, mọi lực lượng xã
hội.
Để chuẩn bị cho việc huy động trẻ ra lớp và trẻ bán trú đạt tỷ lệ cao, hàng
năm cứ vào đầu tháng 8, Ban giám hiệu nhà trường phân công giáo viên đến
từng thôn, xóm để điều tra các cháu từ 0 - 72 tháng tuổi và lấy danh sách đăng
ký trẻ ra lớp, trẻ bán trú. Ban giám hiệu tập hợp và lập kế hoạch trình Đảng

ủy, HĐND, UBND về kế hoạch mở lớp, tăng cường trẻ bán trú tại trường.
Được lãnh đạo xã đồng ý phê duyệt từ đầu tháng 8 tổng dọn vệ sinh, trồng
cây hoa, cây cảnh, từ 15/8 trở đi chúng tôi bắt đầu cho trẻ tựu trường nhằm ôn
lại kiến thức đã học, tập kịch bản chuẩn bị cho ngày khai trường nhưng chủ
yếu là nắm bắt được tình hình những cháu đã ra lớp, cháu chưa ra lớp có kế
hoạch huy động tiếp. Tôi lập danh sách những cháu trong độ tuổi mà chưa ra
lớp và lấy danh sách đăng ký bán trú ở từng thôn, ghi rõ cháu đó họ tên gì ?
Con gia đình nào ? độ tuổi bao nhiêu ?, một mặt tôi gửi quay trở lại cho Đảng
ủy - UBND xã để nắm được và tạo điều kiện giúp đỡ. Chỉ sau mấy ngày lãnh
đạo xã phân công đồng chí trưởng ban văn hóa phụ trách mở nhiều cuộc họp
đến từng thôn xóm để cùng bàn bạc, thực hiện, chỉ đạo và tham gia với trường
tuyên truyền cho các bậc cha mẹ hiểu và có trách nhiệm đưa con đến trường.
Mặt khác tôi lại dành thời gian đến tận từng thôn xóm gặp gỡ các đồng chí
trưởng thôn, đồng chí Bí thư Chi bộ và Hội trưởng phụ nữ… đưa danh sách
và đặt vấn đề với họ tạo điều kiện giúp đỡ. Không quản ngại gì “Tất cả vì
tương lai con em chúng ta”, qua các buổi họp thôn, báo phụ nữ, họp câu lạc
bộ, người cao tuổi… các đồng chí ấy đã thông báo động viên các gia đình nên
đưa trẻ đến trường và cho trẻ bán trú tại trường đặt biệt là các cháu độ tuổi
nhà trẻ và mẫu giáo 3 - 5 tuổi, họ thông báo lên hệ thống loa truyền thanh của
thôn vào các buổi sáng và buổi tối hàng ngày.
Ngoài ra Ban giám hiệu chúng tôi còn đến tận từng gia đình để tìm hiểu
nguyên nhân do nhận thức, do kinh tế, hay do sức khỏe, nếu do nhận thức thì
chúng tôi lựa lời khuyên bảo phân tích lợi hại, đúng sai, điều hơn, lẽ thiệt để
14


họ bằng hiểu, tự nguyện đưa trẻ đến đến trường và được ăn ngủ tại trường
đảm bảo, hợp lý.
Từ những việc làm trên đã giúp trường Mầm non Hoằng Thắng chúng tôi
nhiều năm liền huy động được số cháu ra lớp đạt và vượt chỉ tiêu, nhà trẻ huy

động từ 25 % lên 35 %; Mẫu giáo huy động từ 75% lên 94% trẻ ra lớp, trẻ
bán trú đạt từ 130 lên 215 trẻ. Riêng ở năm học này nhà trẻ đã huy động ra
lớp đạt 33%; Mẫu giáo 94% (tăng 11%), trẻ bán trú đạt tỉ lệ 85% (tăng 29%)
so với năm học 2009 - 2010.
3. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục Mầm Non nhằm nâng cao
chất lượng, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Chăm sóc - nuôi dưỡng và giáo dục trẻ là mục tiêu nhiệm vụ của giáo
dục Mầm non. Vậy thì trong nhiệm vụ ấy có phải chỉ riêng trường Mầm non
làm được chăng. Đây là câu hỏi đặt ra cho tôi phải suy nghĩ.
Song song với biện pháp trên tôi nghĩ rằng không phải chỉ riêng nhà
trường mà cần phải có sự giúp đỡ kết hợp, cộng tác giữa nhà trường với gia
đình và các đoàn thể xã hội. Công tác chăm sóc - nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
bao gồm nhiều mặt, nhiều nội dung, nhiều yêu cầu khác nhau cần được nhìn
nhận một cách đúng mức, nhằm tác động tổng thể vào toàn bộ nhân cách trẻ.
Do vậy nếu khoán trắng cho nhà trường, nhất là trong điều kiện xu thế hiện
nay thì chắc chắn kết quả sẽ không cao. Công tác chăm sóc giáo dục trẻ phải
tiến hành từ nhiều phía: Gia đình, cộng đồng và các đoàn thể xã hội như nông
dân, phụ nữ, ủy ban chăm sóc bảo vệ trẻ em, trưởng phó các thôn ....
Lấy nhà trường làm trung tâm, làm hạt nhân liên kết, tập hợp tất cả các
lực lượng để cùng nhau xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, cùng nhau
góp sức, góp công, góp của… đưa trường Mầm non xã nhà sánh vai cùng với
trường trung tâm chất lượng cao của huyện. Tôi đã tiến hành thực hiện như
sau.
Sau khi số lượng trẻ huy động ra lớp đã ổn định tôi đặt nhiệm vụ đầu tiên
là phối hợp với phụ huynh có con đi học. Cuối tháng 8 đầu tháng 9 hàng năm
trường chúng tôi có kế hoạch họp phụ huynh nhằm tuyên truyền kiến thức
nuôi dạy con theo khoa học, phổ biến những yêu cầu khi cho trẻ đến trường
Mầm non và thông báo kế hoạch năm học cho phụ huynh rõ… Chúng tôi tổ
chức họp theo từng lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp chủ trì, Ban giám hiệu phân
công nhau tới dự. Tôi chịu trách nhiệm đến dự lớp; điểm khó khăn nhất để

giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của phụ huynh. Yêu cầu chủ yếu đặt ra
15


trong cuộc họp nhằm động viên tuyên truyền để phụ huynh đóng góp đủ đồ
dùng cho trẻ trước ngày 10/9 và ủng hộ mua sắm, trang thiết bị góp phần vào
việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ như mỗi phụ huynh ủng hộ
150.000đ/năm để mua máy xay thịt, dàn tăng âm các nhóm lớp, hỗ trợ chế độ
chính sách cho giáo viên mầm non ngoài biên chế và giáo viên hợp đồng
trường, trang thiết bị đồ dùng mô hình, vật thật, đồ chơi phong phú, đa dạng
phục vụ các cháu học tập, vui chơi, ăn nghỉ tại trường. Đa số phụ huynh nhất
trí và còn lại một số ít chưa thông tôi đã lựa lời phân tích để họ hiểu đặc thù
của trẻ là như vậy, không phải nhà trường ngại khó khăn gì. Như vậy cứ mỗi
năm chúng tôi lại nghĩ ra một số thứ để động viên phụ huynh quyên góp ủng
hộ. Đến nay trường chúng tôi đã có 210 bộ học toán mới cho trẻ. 200 bộ bàn
ghế đúng quy ách, 1 máy xay thịt, 25 loại cây cảnh khác nhau, xây dựng thêm
một bể lọc nước và một hệ thống vòi nước sạch cùng một giàn máy lọc nước
tinh khiết, dàn máy tăng âm, ti vi, loa thùng cho tất cả các nhóm lớp, 11 bảng
từ, hệ thống bếp ga công nghiệp, 2 dàn máy vi tính, hệ thống bàn ghế văn
phòng, các phòng đầy đủ, mua được xoong nồi bát đĩa, cốc cho trẻ và cô đủ
dùng, đồ dùng học tập hàng năm và đồ chơi của trẻ được mua sắm đủ trước
ngày thực hiện chương trình mới. Đây cũng là một việc làm có ý nghĩa to lớn
đỡ được một phần ngân sách cho xã và góp phần nâng cao chất lượng. Việc
thứ hai tôi cần làm đó là kết hợp với Ủy ban chăm sóc bảo vệ trẻ em để tạo
điều kiện giúp đỡ những cháu có hoàn cảnh khó khăn, chủ yếu là hỗ trợ đồ
dùng học tập. Mỗi năm trường chúng tôi được hỗ trợ cho 5 - 10 cháu, mỗi
cháu từ 50.000 - 100.000 đồng/năm. Đây cũng là một việc làm từ thiện có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và gây được lòng tin đối
với các bậc phụ huynh nghèo.
Việc thứ 3 tôi làm đó là đặt vấn đề trực tiếp với 6 đoàn thể trong xã, mỗi

đoàn thể hỗ trợ một góc thiên nhiên trị giá 500.000 đồng; Hội phụ nữ, Hội
nông dân, Hội cựu giáo chức, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi và
Đoàn thanh niên. Tất cả đều nhất trí và nhanh chóng đi mua tặng vào đúng
dịp ngày khai trường 5/9.
Việc thứ tư tôi cần làm tốt để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ đó là: Hàng năm trường chúng tôi thường tổ chức 3 - 4 hội thi từ
cấp trường, mục đích là để tuyên truyền về chất lượng mặt khác chúng tôi cần
sự hỗ trợ của các Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để động viên kịp thời
cho trẻ gây được sự phấn khởi ở trẻ và phụ huynh như Hội thi “Bé với an toàn
16


giao thông và giáo dục bảo vệ môi trường” “Giáo viên giỏi” “Hội thi kể
chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “ Thi đua xây dựng trường học
thân thiện học sinh tích cực”.
Khi đặt vấn đề với xã tôi có kế hoạch xin chi rõ ràng, đúng mục đích và
nói về tầm quan trọng của Hội thi, do điều kiện kinh phí của trường gặp nhiều
khó khăn… Hội thi nào xã cũng hỗ trợ từ 1.500.000 đ - 2.000.000đ.
Ngoài ra chúng tôi còn huy động được hàng trăm lao động ở Hội phụ nữ,
Hội nông dân, Hội làm vườn và cha mẹ trẻ để làm rau sạch góp phần vào bữa
ăn của trẻ, vì tôi đã xin UBND xã cho 2 sào đất làm rau sạch phục vụ trẻ.
Phối hợp với Trạm y tế để khám sức khỏe cho trẻ hàng năm đều đặn.
Mặt khác tôi đã trực tiếp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc chăm sóc
nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại trường. Lấy được lòng tin ở bậc phụ huynh và
giữ được uy tín của trường. Chính vì vậy số lượng và chất lượng trẻ ngày
càng được nâng lên rõ rệt. Hàng năm có từ 130 - 215 cháu ăn bán trú tại
trường. Số trẻ kênh BT chiếm tỷ lệ cao chiếm 92%; số trẻ kênh - 2 giảm từ
14% xuống 12%. Chất lượng các môn học khá, giỏi đạt 89%, còn lại là trung
bình không có cháu yếu kém. Mỗi năm 100% trẻ đến trường được khám sức
khỏe định kỳ 2 lần/năm. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh giảm.

4. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để nâng cao đời sống cho
giáo viên Mầm non.
Như cha ông ta đã nói “Có thực mới vực được đạo”, chúng tôi đã nhận
thức được rằng chất lượng đội ngũ giáo viên phần lớn phụ thuộc vào sự ổn
định cuộc sống để có niềm tin và trách nhiệm với công việc được giao. Và
điều dĩ nhiên là mức lương đảm bảo phù hợp thì cô không bao giờ nghĩ đến
công việc nào khác kiếm thu nhập thêm mà cô sẽ chăm chút, suy nghĩ đầu tư
để nâng cao chất lượng dạy và học.
Tôi đã biến suy nghĩ trên bằng việc làm cụ thể đó là: Căn cứ vào số cháu
đã huy động ra lớp. Căn cứ vào mức quy định của Nhà trường tôi đã lập tờ
trình, trình UBND xã về lập kế hoạch chi lương cho giáơ viên theo từng
tháng, phần nào là phần chi từ học phí - phần chi từ ngân sách tỉnh và thiếu
bao nhiêu phụ huynh hỗ trợ. Trong phần này tôi có tính theo gợi ý của phòng
Giáo dục: Căn cứ vào trình độ chuyên môn, vào thâm niên công tác. Phụ
huynh thấy lương của các cô, lúc đầu một số phụ huynh không đồng ý và nói:
Tại sao lương các cô lại có thể cao thế. Với quan niệm trên tôi không biết làm
thế nào để cho họ hiểu được và tôi đặt câu hỏi nếu thất bại thì đời sống giáo
17


viên ngoài biên chế, giáo viên hợp đồng trường sẽ ra sao. Tôi quyết tâm
thuyết phục Chủ tịch Hội phụ huynh và Ban chấp hành Hội đến lúc họ hiểu
việc làm của giáo viên Mầm non. Tổ chức dự giờ kiểm tra tôi đều mời Ban
chấp hành Hội phụ huynh dự, chứng kiến mọi việc làm của giáo viên sau đó
tôi tổ chức họp phụ huynh lần 2 thông qua kế hoạch. Từ đấy mưa phùn đã
thấm ướt, họ đã biết nỗi vất vả khó nhọc, sự tận tụy với nghề của các cô nên
hàng tháng phụ huynh hổ trợ thêm cho mỗi giáo viên 600.000đ/cô/tháng.
Giáo viên hợp đồng trường được hổ trợ 1.200.00 đ/tháng. Tổng số tiền hỗ trợ
lương cho giáo viên ngoài biên chế trong năm là 106 triệu đồng.
Phấn khởi được phụ huynh hỗ trợ nhưng lòng còn lo âu bởi việc thu ở

các cháu liệu có thu đủ và đúng kỳ được hay không, phụ thuộc hoàn toàn ở
các bậc phụ huynh. Nếu phần này mà không thu đủ được thì lấy đâu để trả
lương cho giáo viên theo đúng kế hoạch đã định. Tôi lại bắt tay vào công việc
phối kết hợp để tạo sự giúp đỡ. Đầu năm chúng tôi họp phụ huynh, mỗi lớp
bầu ra một phụ huynh trưởng. Hàng tháng giáo viên báo cáo tiến độ thu. Lập
danh sách báo cáo những cháu chưa thu được gửi về trường. Tôi đến cùng
phụ huynh trưởng, cán bộ thôn, Hội trưởng phụ nữ thôn để tranh thủ sự giúp
đỡ. Có những lần tôi đã chỉ đạo Phó hiệu trưởng cùng với Chủ tịch Hội đến
tận nhà phụ huynh để động viên họ, họ cứ khất lần nhưng tôi đã tìm mọi cách
để thuyết phục, nhất là cuối năm học trường chúng tôi còn sót lại khoảng 3 - 4
cháu việc thu lại càng vất vả hơn. Giữa trưa hè nắng nóng, lúa rơm bề bộn,
gia đình họ lúa thì có nhưng tiền thì hiếm, họ đòi gạt lúa, tôi cũng đành phải
chấp nhận thu và bán đổi sang tiền. Từ sự kiên trì chịu khó trên, hàng năm
trường chúng tôi thu được 100% các khoản tiền học theo quy định và thoả
thuận, không thất thu đồng nào.
Từ nguồn học phí thu được chúng tôi đã trích ra 90% chi lương cho giáo
viên, còn lại 10% chi vào các hoạt động của trường, trong năm thiếu đâu lập
kế hoạch xin Ủy ban nhân dân xã.
Như vậy lương của giáo viên Mầm non ngoài biên chế ở xã tôi được chi
từ 3 nguồn như hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh. Từ trợ cấp ngân sách
tỉnh, từ nguồn thu (hổ trợ phụ huynh) và hỗ trợ từ ngân sách xã. Đảm bảo
lương cho giáo viên thấp nhất là 1.580.000đ/tháng/cô và cao nhất bằng
1.720.000đ/tháng/cô trong cả 12 tháng/năm. Đời sống giáo viên được ổn định,
các công việc trong trường đều trôi chảy, 100% giáo viên hoàn thành tốt và
xuất sắc nhiệm vụ trong năm, không còn giáo viên nào đi muộn về sớm nữa;
18


100% giáo viên đều yên tâm công tác - chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và
giáo dục trẻ được nâng lên rõ rệt đặc biệt là thông qua các Hội thi và đánh giá

kết quả trên trẻ.
5. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để thực hiện các cuộc vận
động:
Hiệu trưởng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá
việc thực hiện các cuộc vận động: “Xây dựng môi trường thân thiện, học sinh
tích cực”; “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “dân chủ,
kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”; “nói không với tiêu cực trong thi cử và
bệnh thành tích trong giáo dục”...100% cán bộ giáo viên trong nhà trường
hàng tháng/năm đều được hưởng ứng và thực hiện, thực sự nghiêm túc, đạt
hiệu quả tốt.
6. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng cơ ở vật chất
trường học và mua sắm rang thiết bị.
Cơ ở vật chất trường học là một yêu cầu cần thiết để đảm bảo cho việc
dạy và học, nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục. Hoằng Thắng là một
xã thuần nông, nghề chính ở đây là trồng trọt, thu nhập ngân sách thấp. Quan
niệm của xã từ những năm trước đây là xây dựng nhà văn hóa thôn để các
đoàn thể trong thôn và lớp nhà trẻ mẫu giáo học ở đó thuận lợi cho việc đi lại
của trẻ nhưng sự vất vả của cô giáo và ảnh hưởng lớn đến chất lượng của trẻ
vô cùng.
Đứng trước xu thế mới của đất nước, theo con đường công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, tôi cảm thấy rất lo lắng. Mặt khác mấy năm trở lại đây xã đã đầu
tư hàng tỷ đồng để xây dựng Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, đầu tư vào
điện, đường, nhà văn hóa và Trạm y tế chuẩn quốc gia… lấy đâu ra ngân sách
để đầu tư cho Mầm non, mà mong muốn lớn nhất của tôi là sớm xây dựng
được trường Mầm non chuẩn quốc gia giai đoạn 2010 - 2015.
Để mong muốn và ước mơ đó thành sự thật tôi đã tiến hành từng bước
như sau: Kết thúc năm học 2008 - 2009 sau khi được nghe đánh giá của
phòng giáo dục về công tác giáo dục Mầm non ở các huyện bạn và các xã
trong huyện. Tiếp đó tôi lại cùng Bí thư, Chủ tịch xã đến thăm quan các
trường Mầm non trong huyện Hoằng Hóa, thành phố Thanh Hóa. Trong tôi đã

bừng lên suy nghĩ tham mưu thế nào để có một ngôi trường khang trang
hướng tới chuẩn quốc gia. Lập tức tôi đã làm tờ trình gửi ngay đến Đảng uỷ,
Ủy ban nhân dân xã. Nhìn thấy số tiền lớn trên 10 tỷ đồng để xây dựng
19


trường và các phòng đa chức năng khác, xã cũng thật ngờ ngàng. Nhưng tôi
lựa lời nói “em trình như vậy các anh cứ làm dần từng bước, làm đến đâu
chuẩn đến đó”. Các đồng chí lãnh đạo xã đã nói dứt khoát rằng xã đang tập
trung đầu tư cho trường THCS. Trước những khó khăn đó tôi lại tìm đến ông
Chủ tịch Mặt trận tổ quốc để đặt vấn đề giúp đỡ, ông đã nhận lời. Sau đó tôi
tiếp tục làm văn bản gửi tới ông trưởng ban văn hóa. Đến ngày khai giảng
năm học 2009 - 2010 tôi mời tất cả cán bộ xã, trưởng đầu ngành và cán bộ các
thôn đến dự để cùng nghe kế hoạch của năm học mới. Tôi tiếp tục chờ đến dịp
tổng kết năm và bàn kế hoạch cho năm sau. Trong cuộc họp có rất nhiều ý
kiến đề xuất cho trường Mầm non cần được xây dựng mới khu trường khang
trang sạch đẹp hơn. Xã đã đưa vào kế hoạch nhưng chờ mãi vẫn im lặng.
Hàng tháng qua các buổi dự họp Ủy ban nhân dân xã tôi thường xuyên tham
gia ý kiến chọn lọc ngắn gọn đủ sức thuyết phục. Đặc biệt là kỳ họp HĐND
mặc dù bận rất nhiều công việc song tôi vẫn sắp xếp để đến dự họp đầy đủ
đúng giờ, lắng nghe dự kiến cho trường Mầm non được xây dựng khu trường
mới hay không. Rất may là trong kế hoạch đã có. Tôi vô cùng phấn khởi, thế
rồi tháng 4 năm 2010 xã bắt đầu đưa ra Nghị quyết thực hiện. Ngôi trường
xây dựng mới đến nay đã được thiết kế đầy đủ các phòng học và phòng chức
năng chuẩn bị thi công dành cho trường Mầm non với trị giá trên 10 tỷ đồng.
Chính từ đó mà mọi hoạt động trong nhà trường đều tích cực thực sự, đạt hiệu
quả cao hơn so với những năm học trước.
C. KẾT LUẬN:
I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:


Sau nhiều năm, đặc biệt năm học 2010 - 2011 làm công tác xã hội hóa
giáo dục tôi đã thu hái được nhiều kết quả đáng phấn khởi là: Các đồng chí
cán bộ xã, trưởng các ban ngành đoàn thể, cán bộ ở các thôn xóm, các bậc
phụ huynh đã hiểu và chăm lo đến giáo dục Mầm non, vận động thu hút các
lực lượng trong toàn xã ủng hộ và tham gia đóng góp xây dựng cho giáo dục
Mầm Non. Do vậy bộ mặt của nhà trường đã có chuyển biến rõ rệt, chất
lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là sự đầu tư xây dựng
CSVC trường học. Việc chuyển biến đó lại tác động trở lại, tuyên truyền nhận
thức cho mọi người hiểu hơn nữa về vai trò giáo dục của trường Mầm non,
cha mẹ các cháu thì phấn khởi hơn cả vì con em của họ được toàn xã hội quan
tâm, được cô giáo chăm sóc tận tình, được học và chơi trong ngôi trường sạch
đẹp, khang trang. Họ đã hiểu rằng muốn cho con cái khỏe mạnh, ngoan
20


ngoãn, muốn làng quê Hoằng Thắng được thay da, đổi sắc phải bắt đầu từ
giáo dục Mầm non, phải ưu tiên cho giáo dục Mầm non về mọi mặt và được
đặt lên hàng đầu.
Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục sẽ thu hút được số cháu đến trường
ngày càng cao, mà càng đông cháu thì thu được nhiều học phí đời sống của
giáo viên đỡ vất vả và được nâng lên, cái cơ bản là làm tốt công tác xã hội
hóa giáo dục sẽ xóa đi được ám ảnh những suy nghĩ lệch lạc trước đây của
một số đồng chí cán bộ xã và một bộ phận phụ huynh có con em ở độ tuổi nhà
trẻ và 3 tuổi. Đến nay số cháu 3 tuổi đến trường đạt 85%, số cháu nhà trẻ đến
trường đạt 33%. Riêng độ tuổi 4 và 5 tuổi đạt 100% cháu đã ra lớp.
Mặt khác làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục thu được sự ủng hộ về vật
chất, tinh thần của các đoàn thể trong xã và các bậc phụ huynh ước tính
khoảng trên 100 triệu đồng và xin được vốn đầu tư cấp trên xuống gần 80
triệu đồng, đặc biệt chuẩn bị được đón nhận một khu trường Mầm non mới
chuẩn quốc gia trị giá trên 10 tỷ đồng.

Muốn làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục Mầm non trước hết người
hiệu trưởng phải chịu khó, kiên trì và kiên nhẫn chờ đợi. Phải có kế hoạch rõ
ràng, có sức thuyết phục mạnh mẽ nhưng có lúc phải mềm mại nhưng “tránh
tình trạng xin, cho”. Người hiệu trưởng phải biết cách chỉ đạo và chỉ đạo có
hiệu quả nhất để gây được lòng tin của các bậc phụ huynh và có uy tín đối với
giáo viên. Biết huy động mọi lực lượng trong toàn xã hội để đầu tư cho giáo
dục Mầm non và biết chi tiêu hợp lý để dành phần nhiều cho việc chi lương
hàng tháng cho giáo viên ngoài biên chế. Hàng tháng phải kiểm tra - đánh giá
giáo viên đúng mức để giáo viên có chí tiến thủ vươn lên, đặc biệt là nâng cao
nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng với nhu cầu hiện đại.
Người hiệu trưởng phải biết nhìn nhận và nắm bắt được cái mới của thời
đại để áp dụng cái mới đó vào việc làm cụ thể của mình.
Người Hiệu trưởng phải biết đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá
nhân, dám nghĩ, dám làm, biết vượt qua khó khăn để hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao luôn gần gủi với phụ huynh nắm bắt được hoàn cảnh của
từng gia đình để thông cảm, chia sẽ cùng họ.
Luôn quan tâm đến mọi trẻ, đặc biệt là trẻ ốm đau, hoạn nạn.
Trên đây là kinh nghiệm của công tác xã hội hóa giáo dục Mầm non có
hiệu quả nhất trong những năm gần đây. Đặc biệt năm học 2010 - 2011 mà
21


bản thân đã làm đạt hiệu quả. Rất mong được sự đóng góp xây dựng của cấp
trên và đồng nghiệp để lần sau tôi viết được hay hơn, chất lượng hơn.
Hoằng Thắng, ngày 01 tháng 5 năm 2011
NGƯỜI VIẾT

Ngô Thị Đào

22




×